MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục những chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Những đóng góp của đề tài
Bố cục của luận văn
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CHO NGưỜI LAO ĐỘNG
VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở khoa học của việc nghiên việc làm cho người lao động
Việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm
Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động
Các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm của người lao động nông thôn
Cơ sở thực tiễn cho vấn đề tạo việc làm
Phương pháp nghiên cứu về việc làm cho người lao động
Chọn địa điểm nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu
Chương II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGưỜI LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Đặc điểm chung của thành phố Thái Nguyên
Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên
Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên
Đánh giá thuận lợi và khó khăn về việc làm của người lao động
nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên
Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên
Thực trạng phát triển kinh tế của người lao động nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên
Đánh giá thực trạng việc làm của người lao động nông thôn
thành phố Thái Nguyên
Đánh giá chung
Những mặt đạt được
Những mặt hạn chế
Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc làm của người lao động
nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
Chương III: ĐỊNH HưỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM
CHO NGưỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Các quan điểm cơ bản về vấn đề tạo việc làm cho người lao
động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
Những căn cứ, định hướng và mục tiêu chủ yếu để tạo việc làm cho
người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới
Những căn cứ chủ yếu để tạo việc làm cho người lao động
nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới
Định hướng chủ yếu tạo việc làm cho người lao động nông thôn
ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới
Mục tiêu tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên trong thời gian tới
Một số giải pháp nhằm tạo tạo việc làm cho người lao động
nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới
Phát triển kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho
người lao động ở thành phố Thái Nguyên
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả nhằm tạo
việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả
Thực hiện hiệu quả chương trình quốc gia về việc làm
Tăng cường xuất khẩu lao động
Hoạt động gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm cho người lao động
nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117
1. Kết luận 117
2. Kiến nghị 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 124
188 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn Thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,
1
47
,2
2
25
,4
5
20
,2
4
7,
09
45
,0
3
25
,7
7
22
,0
7
7,
14
0
10
20
30
40
50
60
2004 2005 2006
Chưa qua đào tạo Đã qua đào tạo nghề và tương đương
Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ lao động nông thôn chia theo trình độ chuyên môn ở
thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bộ phận, bán thất
nghiệp là đặc trưng phổ biến của lao động nông thôn. Khu vực nông thôn
chiếm gần 30% lực lượng lao động toàn thành phố, trong đó thường xuyên có
gần 20% lao động thiếu việc làm, phổ biến nhất là thiếu việc làm mang tính
thời vụ của lao động NLN.
Năm 2004 - 2006, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của hộ gia đình nông
dân còn chưa hợp lý. Phần lớn mới chỉ sử dụng từ 75 – 79% thời gian lao
động trong năm (Biểu đồ 2.8). Tính trung bình một lao động nông nghiệp ở
thành phố Thái Nguyên chỉ sử dụng từ 18 – 20 ngày trong tháng để thực hiện
toàn bộ công việc trên diện tích một sào đất nông nghiệp được giao trong một
vụ. Tỷ lệ thời gian lao động chưa sử dụng còn khá cao, cá biệt có địa phương
(vùng Tây thành phố) tỷ lệ thời gian nông nhàn còn khoảng 20 – 25% thời
gian làm việc trong năm.
75,00
78,00
79,00
73,00
74,00
75,0
76,00
77,00
78,00
79,00
80,00
Tû lÖ sö dông thêi gian lao ®éng n«ng th«n
2004
2005
2006
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006
Năm 2006, khu vực nông thôn ở thành phố Thái Nguyên vẫn còn 1.829
người thường xuyên thiếu việc làm, chiếm 5,33% lực lượng lao động nông
thôn, đó là chưa kể đến số lao động trên và dưới tuổi lao động có khả năng lao
động và mong muốn được lao động. Số lao động thiếu việc làm chủ yếu là nữ,
chiếm 26,2% và lao động trẻ ở độ tuổi 15 – 24 tuổi là 34,03%, từ 25 – 34 tuổi
là 37,78%, các địa phương có tỷ lệ người lao động nông thôn thiếu việc làm ở
mức cao như: xã Quyết Thắng, xã Lương Sơn, phường Tân Lập, đây là những
địa phương phải chuyển đổi mục đích sử dụng một số lượng lớn đất nông
nghiệp cho phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Những năm gần đây, tình trạng lao động nông thôn thiếu việc làm và tỷ
lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn chưa cao đã trở thành vấn đề được
thành phố Thái Nguyên quan tâm vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn
đến di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để tìm kiếm thêm việc
làm và tăng thu nhập.
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế của ngƣời lao động nông thôn
ở thành phố Thái Nguyên
2.2.3.1. Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp của người lao động
nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
Mặc dù thành phố Thái Nguyên là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên
nhưng diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm 49,1% diện tích đất tự nhiên. Sản
xuất nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng,
sản xuất hàng hóa phát triển, tập quán canh tác, kỹ thuật, năng suất, sản lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
đã được nâng dần qua các năm. Tuy nhiên, một bộ phận dân sống ở các xã của
thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là những xã phải chuyển đổi mục đích sử dụng
đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa của thành phố còn gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế đó, thành phố Thái Nguyên đã đề ra chương trình phát triển
kinh tế nông thôn, chỉ đạo các ngành các cấp tập trung đẩy mạnh phát triển
sản xuất nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đào tạo nghề nhằm giải quyết việc
làm cho người lao động nông thôn.
Bảng 2.10: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế nông nghiệp TP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Với mục tiêu phát triển chung của thành phố, Đảng bộ thành phố Thái
Nguyên đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng hệ số
sử dụng đất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất… Vì vậy kết quả sản xuất nông nghiệp trong những năm qua năm sau
cao hơn năm trước. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 đạt 744.990
triệu đồng tăng 6,67% so với năm 2005, bình quân năm 2004 – 2006 tăng
6,18%. Trong đó ngành nông nghiệp là 512.002 triệu đồng chiếm 95,69%
tổng giá trị sản xuất NLN tăng bình quân 3,24%/năm (Bảng 2.10).
Do thành phố Thái Nguyên đang trong quá trình đô thị hóa và thời tiết
trong những năm gần đây không thuận lợi để phát triển cây trồng vật nuôi nên
phần nào đó cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất cây
lúa có tốc độ tăng trưởng không đồng đều năm 2005 giảm 1,29% so với năm
2004 nhưng sang đến năm 2006 lại tăng 0,85% so với năm 2005, bình quân 3
năm giảm đi 0,22% (Bảng 2.11). Giá trị sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày
cũng tương tự như vậy. Giá trị sản xuất cây thực phẩm, cây chè và cây ăn quả
có xu thế tăng trưởng mạnh hơn do những năm gần đây kinh tế vườn đồi của
thành phố có hướng phát triển, bước đầu hình thành các trang trại nhỏ, tập
trung vào các loại cây có giá trị hàng hóa như: Nhãn, Vải ở xã Lương Sơn, xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Tích Lương; chè ở xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, xã Thịnh Đức. Giá trị sản
xuất cây công nghiệp bình quân hàng năm tăng 1,95% trong đó chủ yếu là giá
trị sản xuất của chè búp tươi tăng bình quân 3,29%/năm.
Trong sản xuất nông nghiệp của thành phố thì ngành trồng trọt là ngành
sản xuất chính, có vai trò quan trọng trong đời sống của người nông dân. Năm
2006 giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 61,83% nhưng mức tăng bình
quân chỉ đạt 1,67%/năm, ngành chăn nuôi tuy chiếm 24,44% nhưng lại có
mức tăng bình quân 2,06%/năm còn ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng thấp
hơn 13,73% nhưng mức tăng bình quân 14,46%/năm (Biểu đồ 2.9). Để thấy
rõ hơn phát triển sản xuất nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên ta đi
nghiên cứu từng ngành cụ thể.
Bảng 2.11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
61,83
24,44
13,73
Trång trät Ch¨n nu«i DÞch vô
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
thành phố Thái Nguyên năm 2006
* Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng năm 2006 là 9.491 ha tăng 120 ha so với năm
2004, trong đó tăng chủ yếu là diện tích cây chè và cây thực phẩm (Bảng 2.12).
Điểm nổi bật nhất là diện tích cây chè tăng khá cao 209 ha, tiếp đó là đến
cây thực phẩm tăng 206 ha và cây thực phẩm tăng 79 ha so với năm 2004,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
trong khi đó điều cần chú ý là hầu hết diện tích cây lương thực giảm 374 ha.
Điều này là do năm 2006 thực hiện chủ trương của tỉnh, thành phố đã tập
trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ cho việc
mở rộng đô thị và xây dựng các khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn. Bên cạnh
đó, thành phố cũng luôn chú trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
đến nay bước đầu đã khẳng định đạt được hiệu quả cao (cây ngô, lúa mùa,
rau, đậu…). Năng suất lúa mùa ngày một tăng, năm 2006 tăng 3tạ/ha so với
năm 2004. Diện tích giảm, năng suất tăng không đồng đều nhưng về cơ bản
năm sau cao hơn năm trước đã đưa sản lượng lương thực năm 2006 đạt
32.038,8 tấn giảm 1.184,1 tấn so với năm 2004 nhưng lại tăng 1.257,4 tấn so
với năm 2005, do vậy đã làm cho sản lượng lương thực bình quân đầu người
giảm năm 2006 là 133,96 kg giảm 7,78 kg so với năm 2004.
Bảng 2.12.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
Bảng 2.13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
Cây thực phẩm tăng liên tục qua các năm, năm 2006 diện tích tăng 206
ha so với năm 2004, nguyên nhân là do thành phố có chủ trương phát triển rau
xanh, bà con nông dân đã hưởng ứng và tích cực tham gia thực hiện.
Diện tích cây công nghiệp có xu hướng ngày một gia tăng, chủ yếu tập
trung vào cây đậu tương và cây lạc.
Ngoài ra, cây ăn quả cũng đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp
nông thôn một phần đáng kể, năm 2006 giá trị sản xuất cây ăn quả đạt
47.165,82 triệu đồng chiếm 14,9% trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng
trọt và chiếm 9,2% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nông thôn
thành phố Thái Nguyên (Bảng 2.13).
Trong ngành trồng trọt của thành phố Thái Nguyên thì diện tích cây
lương thực vẫn chiếm ưu thế tới gần 83%, còn cây thực phẩm và cây công
nghiệp ngắn ngày chiếm một tỷ lệ vừa phải, cây chè tuy diện tích có tăng
nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp (Biểu đồ 2.10), điều đó chứng tỏ việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng là một việc làm không phải dễ dàng trong thời gian ngắn, mà
thành phố Thái Nguyên cần phải xây dựng quy hoạch cụ thể, dài hạn trong
quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố.
* Chăn nuôi
Trong năm 2004 – 2006 đàn gia súc gia cầm trên địa bàn toàn thành phố
có xu hướng phát triển tương đối khá, tuy có xuất hiện một số ổ dịch lở mồm
long móng, dịch gia cầm 2006 nhưng đã được chỉ đạo dập dịch kịp thời không
gây thiệt hại lớn. Năm 2006 thành phố tiếp tục có chính sách phát triển chăn
nuôi, cho người nghèo vay vốn để chăn nuôi, nên đến nay tổng đàn bò lên tới
820 con tăng 138 con so với năm 2004, bình quân tăng 9,66%; số lượng gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
cầm cũng tăng khá, bình quân tăng 16,58%; đàn trâu có 1.586 con tăng 66 con
không đáng kể so với năm 2004, bình quân tăng 2,15% (Bảng 2.14).
7
8
,8
1
7
4
,9
1
7
3
,8
7
5
,9
4
6
,3
0
8
,0
4
5
,4
3
6
,0
4
6
,2
09
,8
2 1
2
,7
5
1
1
,9
0
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
80,00
90,00
2004 2005 2006
Cây lương thực (%) Cây thực phẩm (%)
Cây công nghiệp ngắn ngày (%) Cây công nghiệp dài ngày (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Biểu đồ 2.10: Diện tích gieo trồng ở thành phố Thái Nguyên
năm 2004 – 2006
Bảng 2.14: Kết quả sản xuất chăn nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Ngành chăn nuôi của thành phố Thái Nguyên ngày một phát triển, năm
sau cao hơn năm trước, thành phố đã quan tâm đến chuyển đổi cơ cấu ngành
nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong nông
nghiệp. Năm 2006 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 125.111,39 triệu đồng
tăng 2,84% so với năm 2004 và bình quân 3 năm tăng 2,06% (Biểu đồ 2.11).
1.520
682
7.526
1.564
754
7.614
1.586
820
7.725
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
8.000
N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006
Tæng ®µn tr©u (con) Tæng ®µn bß (con)
Tæng ®µn lîn (con)
Biểu đồ 2.11: Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên
năm 2004 – 2006
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
Trong những năm qua, quán triệt tinh thần mà Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ thành phố đưa ra là chú trọng quan tâm phát triển sản xuất công nghiệp,
dịch vụ nhưng sản xuất nông nghiệp cần phải được đẩy mạnh tạo nền tảng
vững chắc cho phát triển kinh tế của thành phố, đã tạo ra mọi điều kiện thuận
lợi về vốn, vật tư kỹ thuật, giống, phân bón… áp dụng một loạt các biện pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
như chuyển đổi mùa vụ, các chương trình tập huấn, hội thảo; thực hiện nhiều
dự án như: Ổn định sản xuất phát triển ngành nghề, hỗ trợ chăn nuôi… từ đó
đã đưa nông nghiệp của thành phố ngày một phát triển. Nhiều cây trồng có
giá trị kinh tế cao đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường ngoài tỉnh như: Vải,
nhãn, chè… Sản phẩm sản xuất ra được một số doanh nghiệp trên địa bàn của
thành phố Thái Nguyên hỗ trợ tiêu thụ một phần, do đó đã giải quyết bớt thị
trường đầu ra cho người nông dân, kích thích sản xuất phát triển, tạo công ăn
việc làm cho người lao động nông thôn. Tuy nhiên việc bảo quản nông sản
chưa được tốt nên hay bị mất giá khi tiêu thụ. Vấn đề này trong thời gian tới
cần phải có biện pháp khắc phục như: Bảo quản sau thu hoạch, bao tiêu sản
phẩm cho người nông dân để họ yên tâm phát triển sản xuất, ổn định việc làm.
Năm 2006 diện tích đất lâm nghiệp chiếm 16,93% so với tổng diện tích
đất tự nhiên của thành phố Thái Nguyên, qua các năm diện tích đất lâm
nghiệp ngày càng giảm, trung bình giảm 0,14%/năm trong đó diện tích rừng
phòng hộ giảm 0,37%, nguyên nhân là do công tác bảo vệ chăm sóc rừng
chưa tốt, một bộ phận người dân chưa có ý thức nên đã xảy ra việc khai thác
rừng bừa bãi và đã ảnh hưởng phần nào đến quá trình phát triển của ngành
nông lâm nghiệp. Mặc dù diện tích rừng sản xuất có tăng chút ít nhưng thành
phố Thái Nguyên không có lợi thế về phát triển rừng nên giá trị sản xuất của
ngành này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn 4,31% trong tổng giá trị
sản xuất ngành nông lâm nghiệp của thành phố.
2.2.2.2. Thực trạng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
xây dựng cơ bản của người la
o động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
* Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
Thành phố Thái Nguyên xác định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp là bước chuẩn bị thực hiện CNH, HĐH đất nước đồng thời còn là một
trong những nội dung quan trọng, lâu dài trong phát triển kinh tế – xã hội.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo ra việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động nông thôn, thu hút lực lượng lao động đang tập trung
trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhận thức được công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp có vị trí rất quan trọng trong phát kinh tế nói chung và kinh tế nông
thôn nói riêng của thành phố, nên trong những năm vừa qua thành phố đã chú
trọng quan tâm phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu
vực nông thôn, có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh
tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương,
do vậy mà giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tăng bình quân
17,92%/năm, tiểu thủ công nghiệp nông thôn tăng bình quân 13,85%/năm
(Bảng 2.15).
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn ở thành phố chủ yếu là
công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Một số sản phẩm có giá trị
sản xuất cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp nông thôn ở thành phố Thái Nguyên như: Khai thác than,
khai thác đá và các loại mỏ khác, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy.
Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn có mặt ở hầu hết ở các xã
trong thành phố như sản xuất vôi, cát sỏi, gia công chế biến gỗ, chế biến
lương thực thực phẩm. Một số cơ sở đã cơ khí hóa một số khâu trong chế biến
gỗ, chế biến thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh, địa phương đã sản
xuất được một số mặt hàng đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng tại chỗ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp đối với ngân sách địa
phương. Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn
thấp, công nghệ còn lạc hậu, sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ, không tập
trung, năng suất thấp, kém hiệu quả.
Bảng 2.15: Giá trị sản xuất CN – TTCN – XDCB
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
Trong thời gian tới thành phố cần xây dựng chiến lược huy động vốn đầu
tư phát triển công nghiệp nông thôn, trên cơ sở mở rộng các hình thức hợp tác
liên doanh liên kết. Có các cơ chế khuyến khích nhằm huy động mạnh các
nguồn vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp
*nông thôn.
* Tình hình xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian
vừa qua tập trung chủ yếu vào các công trình hạ tầng thiết yếu như: Điện,
nước, trạm… nhiều nguồn vốn đã được đầu tư vào địa bàn nông thôn ở thành
phố, các nguồn vốn đầu tư được quản lý tốt, các công trình đưa vào sử dụng
phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh. Giá trị xây dựng cơ bản năm sau cao hơn
năm trước, bình quân tăng 10,21%/năm. Tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng khiêm
tốn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố, năm 2006 chỉ
chiếm 8,66%. Trong năm 2004 – 2006 thành phố đã đầu tư nâng cấp, cải tạo,
xây dựng các trục đường giao thông liên xã, kiên cố hóa kênh mương, đến
nay đã có 25/26 xã phường có trường tiểu học và trung học cơ sở.
2.2.2.3. Thực trạng ngành dịch vụ của người lao động nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên
Các ngành thuộc khối dịch vụ giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nông thôn ở thành phố trong những giai
đoạn tiếp theo. Phát triển sản xuất nông nghiệp đòi hỏi dịch vụ nông thôn ở
thành phố phải phát triển theo và ngược lại, dịch vụ phát triển nhanh cũng
kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất. Các ngành
sản xuất và dịch vụ nông thôn ở thành phố Thái Nguyên có mối quan hệ hữu
cơ với nhau. Giá trị sản xuất khối dịch vụ nông thôn có xu hướng ngày một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
tăng, năm 2005 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 31.271 triệu đồng tăng
15,48% so với năm 2004, năm 2006 đạt 41.842 triệu đồng tăng 33,8% so với
năm 2005 và tăng 54,51% so với năm 2004, bình quân năm 2004 – 2006 tăng
24,64% (Biểu đồ 2.12). Tuy nhiên, năm 2006 giá trị sản xuất ngành dịch vụ
nông thôn ở thành phố chỉ chiếm 5,62% so với tổng giá trị sản xuất nông thôn
của toàn thành phố.
27.080
31.271
41.842
0
5. 00
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
45.000
Gi¸ trÞ s¶n xuÊt (Tr.®ång)
N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006
Biểu đồ 2.12: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006
2.2.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế hộ của người lao động nông thôn
ở thành phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Kinh tế hộ nông thôn ở thành phố Thái Nguyên có vị trí, vai trò quan
trọng, tác động và ảnh hưởng lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn
ở thành phố. Kinh tế hộ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của gia
đình và xã hội, sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động, vốn và tư liệu sản xuất,
phát huy mọi khả năng để sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần, tăng
tích luỹ, làm giàu cho gia đình và cho xã hội. Phát triển kinh tế hộ nông thôn
là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình vận động và phát triển kinh tế
nông thôn ở thành phố Thái Nguyên vì kinh tế hộ là hình thức tổ chức kinh tế
cơ sở nông thôn ở thành phố Thái Nguyên. Thông qua các hoạt động sản xuất
kinh doanh kinh tế nông hộ đã thể hiện rõ vai trò là một bộ phận kinh tế quan
trọng trong nông thôn. Quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên là sự phát triển giữa các ngành và các thành phần kinh tế, trong
đó kinh tế hộ nông thôn là nhân tố đắc lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát
triển, kinh tế hộ quyết định sự tồn tại và phát triển kinh tế nông thôn ở thành
phố Thái Nguyên. Kinh tế hộ ở thành phố Thái Nguyên đã và đang vận động
để phát triển ngày càng hoàn thiện về hình thức, quy mô, phương thức hoạt
động nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nữa.
Thực trạng kinh tế hộ ở thành phố Thái Nguyên các năm qua: Mức sống
của người dân và thu nhập của hộ đều tăng lên, năm 2006 thu nhập bình quân
một người là 5 triệu đồng, tăng bình quân năm 2004 – 2006 là 11,89%/năm.
Năm 2006 số hộ nghèo theo chuẩn mới quốc gia ở thành phố Thái
Nguyên là 3.675 hộ gia đình chiếm 6,52% tổng số hộ toàn thành phố, trong đó
tập trung chủ yếu ở nông thôn với 2.603 hộ chiếm 20,67% tổng số hộ nông
thôn, bình quân số hộ nghèo giảm 21,17%/năm (Bảng 2.16), những hộ này
thu nhập bình quân chỉ từ 200.000 đồng – 220.000 đồng/người/tháng. Số hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
nông thôn giàu ở thành phố đã chiếm tỷ lệ tương đối khá, năm 2006 chiếm
33,11% trong tổng số hộ nông thôn bình quân tăng 12,68%/năm. Các hộ giàu
chủ yếu là những hộ biết tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, sản xuất
những loại cây con có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất ngành nghề và
dịch vụ. Hộ nghèo nông thôn ở thành phố chủ yếu do thiếu kinh nghiệm làm
ăn, thiếu vốn, thiếu đất sản xuất và trình độ văn hoá thấp. Vì vậy thành phố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
Bảng 2.16: Tình hình giàu nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Thái Nguyên cần phải có giải pháp và tạo điều kiện để giúp các hộ xoá nghèo,
khuyến khích làm giàu hợp pháp.
* Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc làm và thu nhập của hộ
Hộ nông dân là các đơn vị kinh tế cơ bản nhất trong nông thôn ở thành
phố Thái Nguyên. Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động nông thôn là góp
phần nâng cao thu nhập cho hộ, thực hiện tái sản xuất mở rộng nông nghiệp,
nông thôn và cải thiện đời sống người nông dân. Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới việc làm của người lao động trong hộ, từ đó tìm ra các giải pháp tạo
thêm việc làm, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động, tăng thu nhập cho
hộ là vấn đề rất cần thiết.
2.3. Đánh giá thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên
2.3.1. Đánh giá chung
Năm 2004 – 2006 thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XV của
thành phố Thái Nguyên, nhân dân các dân tộc trong thành phố đã đoàn kết
phát huy những lợi thế, khắc phục những khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn
thành các chỉ tiêu mà đại hội đề ra. Sản xuất nông nghiệp có bước tăng trưởng
khá, năng suất, sản lượng của nhiều loại cây trồng vật nuôi ngày một tăng
cao, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng và có giá trị hàng hoá. Công
nghiệp nông thôn từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Khu vực
dịch vụ có mức tăng trưởng khá, ngày một đa dạng ngành nghề. Xây dựng cơ
bản tập trung kiến thiết các công trình hạ tầng thiết yếu, cải thiện đáng kể bộ
mặt nông thôn, các nguồn vốn được quản lý tốt, các công trình đưa vào sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
dụng phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh, thúc đẩy kinh tế nông thôn ở thành
phố Thái Nguyên phát triển, góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nông
thôn, đảm bảo cuộc sống và mức sống ngày một nâng cao.
Tuy vậy, trong quá trình giải quyết việc làm cho người lao động nông
thôn ở thành phố Thái Nguyên còn gặp không ít khó khăn, trở ngại làm cho
tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất còn thấp. Chuyển đổi cơ cấu lao động còn
chậm, nhất là trong lao động công nghiệp, lao động tiểu thủ công nghiệp, hạn
chế mở rộng ngành nghề để tạo việc làm cho người lao động nông thôn, diện
tích đất canh tác một phần phải chuyển đổi mục đích sử dụng. Thị trường
hàng hoá phát triển không đều, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, các
ngành nghề không đa dạng nên thiếu các nguồn có số thu lớn và ổn định. Xây
dựng cơ bản còn một số vướng mắc trong tổ chức giải phóng mặt bằng và
chậm tiến độ giải ngân các nguồn vốn. Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, chưa có
các giải pháp thật cụ thể để tạo việc làm cho người lao động nông thôn, nâng
cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.
Từ quá trình phân tích những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm nguồn lao
động nông thôn, thực trạng việc làm của người lao động nông thôn cũng như
thực trạng phát triển kinh tế của người lao động nông thôn ở thành phố Thái
Nguyên, có thể đánh giá kết quả tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 thông qua những mặt đạt được và
những vấn đề hạn chế để tìm ra những nguyên nhân cần khắc phục trong quá
trình tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong thời gian tiếp theo
(Bảng 2.17).
2.3.2. Những mặt đạt đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Xác định rõ giải quyết việc làm là việc cần thiết, giải quyết tỷ lệ người
trong độ tuổi lao động không có việc làm, thiếu việc làm xuống mức thấp
nhất, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động nhàn dỗi ở nông thôn góp phần tạo
ra nguồn thu nhập cho xã hội và người lao động vào mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh”[11], trong những năm qua các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ
chức chính trị – xã hội từ thành phố đến xã (phường) đã tập trung lãnh đạo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
Bảng 2.17: Kết quả hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
chỉ đạo hoàn thành những mục tiêu chương trình giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn trong giai đoạn 2004 – 2006 đã đề ra như: Hàng năm bình
quân giải quyết việc làm mới cho gần 1.000 lao động nông thôn; giảm tỷ lệ
thất nghiệp xuống còn 6,5%; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông
thôn lên 79%; dạy nghề và tư vấn việc làm cho gần 1.000 lao động. Có được
những kết quả trên trong quá trình giải quyết việc làm cho người lao động
nông thôn là do thành phố đã chú trọng đầu tư phát triển kinh tế nông thôn:
- Kinh tế bước đầu phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,
ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên.pdf