Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN 4

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 4

1.1. Khái niệm về sản xuất 4

1.2. Khái niệm về nông nghiệp sạch và rau an toàn Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm về nông nghiệp sạch Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Khái niệm về rau an toàn và những quy định về sản xuất rau an toàn 5

1.3.Vai trò và đặc điểm của sản xuất rau an toàn 6

1.3.1.Vai trò của sản xuất rau và rau an toàn 6

1.3.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của sản xuất RAT 8

1.3.2.1. Đặc điểm sản xuất rau 8

1.3.2.2. Đặc điểm riêng cho sản xuất rau an toàn 9

1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau và quy trình sản xuất RAT 10

1.4.1.Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau 10

1.4.1.1. Hàm lượng nitrat (NO) quá ngưỡng cho phép 10

1.4.1.2. Tồn dư thuốc hoá học trong sản phẩm 11

1.4.1.3. Sử dụng nước tưới không sạch 11

1.4.2.Quy trình sản xuất rau an toàn 12

1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất RAT 14

1.5.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên 14

1.5.2. Nhân tố về kinh tế kỹ thuật 14

2.KHÁI NIỆM, VAI TRÒ TIÊU THỤ RAT 15

2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm rau 15

2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 15

2.3. Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp 17

3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT – TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở VIỆT NAM 20

4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở HÀ NỘI 23

4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau, RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội 23

4.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau và RAT 24

4.3. Tiêu thụ rau, RAT 26

4.4. Tình hình quản lý nhà nước về rau, RAT 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 29

1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI 29

1.1. Đặc điểm tự nhiên 29

1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính 29

1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 30

1.1.3. Quỹ đất đai của huyện 31

1.1.4. Nguồn tài nguyên nước 33

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm 33

1.2.1. Dân số và nguồn lao động 33

1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng 35

1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huỵên Gia Lâm 35

2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHỮNG NĂM QUA 37

2.1. Về công tác chỉ đạo 37

2.2. Về diện tích sản xuất, năng suất, sản lượng, bố trí vùng sản xuất 39

2.3. Cơ cấu giống, thời vụ và chủng loại rau 42

2.4. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng 42

2.5. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 43

2.6. Tình hình tổ chức thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn 44

3.THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TẠI HUYỆN GIA LÂM 49

3.1. Thị trường tiêu thụ rau an toàn 49

3.2. Giá bán một số loại RAT năm 2008 50

3.3. Giá bán một số loại RAT theo phẩm cấp 51

3.4. Hình thức tiêu thụ sản phẩm RAT ở huyện Gia Lâm 53

4. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAT 55

4.1. Những mặt đạt được 55

4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của nó 55

4.2.1. Những tồn tại 55

4.2.2. Những nguyên nhân 57

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 59

1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN 59

1.1. Mục tiêu 59

1.2. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 60

2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN 62

2.1. Những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất RAT 62

2.1.1. Mở rộng quy mô và quy hoạch nội bộ các vùng sản xuất 62

2.1.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật trong trồng RAT 63

2.1.3. Hoàn thiện về cơ chế chính sách cho phát triển RAT 65

2.1.4. Giải pháp luân canh cây trồng 66

2.1.5. Giải pháp đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất RAT 67

2.1.6. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh rau an toàn 70

2.1.7. Giải pháp tuyên truyền 72

2.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ RAT 73

2.2.1. Giải pháp về thi trường, tổ chức tiêu thụ RAT 73

2.2.2. Liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ RAT 75

2.2.2.1 Giải pháp đối với người sản xuất 76

2.2.2.2. Giải pháp đối với người thu gom 77

2.2.2.3. Giải pháp đối với người bán lẻ 77

2.2.3. Giải pháp xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn 78

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 4818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn chính để hình thành trữ lượng nước khai thác là nước sông Hồng và sông Đuống. Nước ngầm của Gia Lâm gồm 3 tầng. Tầng chứa nước không áp có chiều dày chứa nước thay đổi từ 7,5m-19,5m và trung bình 12,5m. Nguồn chủ yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá cao từ 5-10mg/l. Có nhiều thành phần hữu cơ và khả năng nhiễm khuẩn cao. Tầng nước không áp hoặc áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa hai tầng qh và qp1 có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc Bộ thuộc lưu vực sông Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5-22,5m thường gặp ở độ sâu 15-20m. Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực. Đây là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho Huyện và Hà Nội nói chung. Tầng có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m-84,6m, trung bình 42,2m. Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không có nhiễm khuẩn. Về chất lượng nước ngầm: qua số liệu thống kê về các thành phần lý hoá học của các cơ sở khai thác nước ở Gia Lâm cho thấy chất lượng nước thô của Gia Lâm có hai chỉ tiêu Fe và Mn không cao đạt tiêu chuẩn vệ sinh quy định đáp ứng yêu cầu nước sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu phát triển các ngành kinh tế. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm 1.2.1. Dân số và nguồn lao động - Dân số: Dân số trung bình của Gia Lâm khi chưa điều chỉnh địa giới hành chính năm 2003 là 365,17 ngàn người, mật độ trung bình là 2,137 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,38% năm 2006 dân số trung bình của Huyện là 206.404 người và đến hết năm 2007 là 212,0 ngàn người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của năm 2006 là 1,26% và năm 2007 là 1,25%. Dân số thành thị năm 2006 là 12.147 người chiếm 5,88% và dân số nông thôn là 194.090 người chiếm 94,12% dân số toàn Huyện. Năm 2007 dân số thành thị là 14.311 người chiếm 5,85%, dân số nông thôn là 198.032 người chiếm 94,15% so với dân số toàn Huyện. - Lao động: Nguồn lao động của Gia Lâm năm 2006 là 119.823 người chiếm 58,1% dân số và năm 2007 là 124.102 người chiếm 59% so với dân số. Lao động trong độ tuổi có việc làm năm 2006 là 82% năm 2007 là 85%. Lao động chưa có việc làm năm 2006 là 8.620 người, năm 2007 là 8.400 người. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm năm 2006 là 7,2% , năm 2007 là 6,7% . Tỷ lệ lao động chưa có việc làm là tương đối cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo là khá cao: Năm 2006 là 35.372 người, chiếm 36% nguồn lao động. Đó là nhân tố qua trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Huyện. Biểu số 2.3: Số lượng và tỷ trọng lao động có việc làm của Gia Lâm năm 2006-2007 2006 2007 Tổng số lao động có việc làm (người) 98.254 104.245 + Lao động công nghiệp và xây dựng 53.057 56.813 % so với tổng số 53,9 54,49 + Lao động nông lâm thuỷ sản 28.593 30.326 % so với tổng số 29,21 29,1 +Lao động khu vực dịch vụ 16.604 17.106 % so với tổng số 16,89 16,41 Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Gia Lâm Cơ cấu lao động của Huyện thể hiện rõ nét cơ cấu kinh tế hiện tại là: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động công nghiệp và xây dựng năm 2006 là 53,9% năm 2007 là 54,49%. Tỷ lệ lao động nông lâm thuỷ sản năm 2006 chiếm 29,21%, năm 2007 chiếm 29,1% tổng số lao động có việc làm. Tỷ lệ lao động khu vực dịch vụ còn nhỏ mới chiếm 16,8% năm 2006 và 16,41% năm 2007 trong tổng số lao động có việc làm. 1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng Huyện Gia Lâm có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tương đối tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Huyện hiện tại và trong tương lai gần, đặc biệt là phục vụ phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ công tác phổ cập giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. Tuy nhiên ở các khu nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa thật hoàn chỉnh và đồng bộ. Hơn nữa, tốc độ đô thị hoá nhanh đã phần nào phá vỡ tính đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông. 1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huỵên Gia Lâm Biểu 2.4: Tình hình phát triển kinh tế huyện Gia Lâm qua 3 năm 2006-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 07/06 08/07 BQ * GTSX (giá cố định năm 1994 1054.98 100.00 1198.06 100 1373 100.00 113.56 114.56 114.06 CN - XD 594.8 56.38 663.2 55.36 782.5 57.01 111.50 117.99 114.70 TM - DV 225.48 21.37 292.1 24.38 338 24.63 129.55 115.71 122.43 Nông, lâm, thủy sản 234.7 22.25 242.76 20.26 252 18.36 103.43 103.81 103.62 * GT SX (giá hiện hành) 1732.17 100.00 1980.7 100.00 2309 100.00 114.35 116.60 115.47 CN - XD 987.43 57.01 1075.5 54.30 1255 54.34 108.92 116.68 112.73 TM -DV 398.76 23.02 463.5 23.40 540.7 23.41 116.24 116.66 116.45 Nông, lâm, thủy sản 345.98 19.97 441.7 22.30 513.8 22.25 127.67 116.33 121.87 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá nhanh đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội của huyện Gia Lâm. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt trong những năm gần đây việc khai thác những tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành đang trên đà đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh đã thu hút các nguồn vốn đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, các khu thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện. Những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tốc độ phát triển kinh tế với nhịp độ ổn định. Qua bảng ta thấy năm 2008 giá trị sản xuất toàn huyện đạt 1373 tỷ đồng. Huyện có cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 57,01%; thương mại dịch vụ chiếm 24,63% còn nông lâm thuỷ sản chỉ chiếm 18,36%. Qua 3 năm ta thấy cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản luôn tăng và ngành nông lâm thuỷ sản lại giảm. Song ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển ấy. Với chủ trương hiện nay về nông nghiệp là sản xuất hàng hoá tập trung, và có tính bền vững. Tóm lại, kinh tế huyện Gia Lâm trên con đường thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đã ngày càng phát triển toàn diện. Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển mạnh theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ-thương mại. Đánh giá các điều kiện ảnh hưởng đối với sản xuất RAT Những tiềm năng và thuận lợi - Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Gia Lâm có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế; là vùng phát triển nhanh và năng động trong tương lai - So sánh với các huyện khác của Hà Nội, hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển, đang tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hơn, sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế xã hội của Huyện Gia Lâm có thể tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. - Trên địa bàn huyện Gia Lâm có nhiều đơn vị của trung ương về nông nghiệp như: Viện rau quả Trung ương, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội. Do vậy địa phương luôn gặp thuận lợi trong quá trình chuyển giao khoa học công nghệ vè sản xuất rau. - Người dân có truyền thống cũng như kinh nghiệm trong sản xuất và canh tác sản xuất rau. - Tiềm năng về thị trường tiêu thụ rau của huyện ổn định và ở mức cao. Những khó khăn, thách thức Mặc dù có nhiều lợi thế và trong đó có nhiều lợi thế rất cơ bản, song huyện Gia Lâm cũng gặp phải không ít những khó khăn và thách thức có ảnh hưởng sâu sắc tới ngành trồng rau - Quá trình phát triển kinh tế đi liền với tốc độ đô thị hoá nhanh làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp thu hẹp rất nhanh chóng, lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn thiếu và không có việc làm ngày càng gia tăng. Tốc độ tăng dân số cơ học cũng có xu hướng tăng cao sẽ tạo nên sức ép nhiều mặt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện nói chung, và ngành sản xuất trồng rau nói riêng. - Tập quán canh tác của người dân vẫn còn bảo thủ và chậm thay đổi tư duy. Đồng thời diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp nên khó thu hút, cũng như khuyên khích được người nông dân làm giàu. - Hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất hàng hoá, nhất là hàng hóa có chất lượng cao. - Là Huyện mới được chia tách và điều chỉnh lại ranh giới hành chính, vì thế gây nên những khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế xã hội của Huyện. - Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh làm cho môi trường tự nhiên đặc biệt là nguồn nước có xu hướng bị ô nhiễm nặng gây nên những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với việc phát triển bền vững nền kinh tế của Huyện nói chung và đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn tới ngành trồng RAT 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1. Về công tác chỉ đạo Phát triển rau an toàn là hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên canh, sản xuất rau phải thực sự trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh rau. Hướng tới xây dựng nghề trồng rau trở thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế khá góp phần cải thiện đời sống cho người lao động, đồng thời tích cực vào phong trào bảo vệ môi trường, môi sinh. Thực hiện quyết định số 130/2004/QĐ-UB ngày 20/8/2004 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành " Quy định tạm thời về quản lý sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội", căn cứ vào hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Về chủ trương: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thành phố, UBND huyện đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất rau, đặc biệt các vùng trọng điểm sản xuất rau tập trung của huyện tại các xã Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi, Đông Dư . Chính sách hỗ trợ được thể hiện qua các dự án phát triển rau an toàn được UBND huyện phê duyệt. Các dự án đầu tư mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn từng bước được hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, dự kiến phấn đấu đến năm 2010 toàn bộ diện tích rau trên địa bàn huyện được sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn, có sự kiểm soát chặt chẽ. Công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện : có 3 đơn vị quản lý nhà nước tham gia tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện. Phòng Kế hoạch -Kinh tế & PTNT được UBND huyện giao tham mưu trong công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất rau, Trạm Bảo vệ thực vật huyện tham gia tập huấn chuyển giao và giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, Hội nông dân huyện phối hợp cùng các Hội nông dân cơ sở tổ chức tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn tới người nông dân. Công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất tại các xã: công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn được UBND xã giao cho các HTXDVNN quản lý và trực tiếp chỉ đạo sản xuất. Tại một số HTX có truyền thống sản xuất rau như Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư, Đa Tốn, Lệ Chi, Dương Hà... hình thành các nhóm sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Hàng năm UBND huyện giao cho các phòng ban, các ngành, các cơ quan của Thành phố hoạt động trên địa bàn huyện như trạm khuyến nông, trạm BVTV phối hợp tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao TBKT, các lớp về phòng trừ dịch hại tổng hợp, các lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm tới các hộ nông dân hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2.2. Về diện tích sản xuất, năng suất, sản lượng, bố trí vùng sản xuất Hiện nay tổng diện tích đất canh tác chuyên sản xuất rau khoảng 350 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư, Đa Tốn, Lệ Chi, Dương Hà. Diện tích sản xuất rau an toàn của huyện ngày càng được phát triển mở rộng, quy mô sản xuất ngày càng lớn, chủng loại rau ngày càng phong phú đa dạng: Năm 2004 diện tích gieo trồng rau 1330 ha đạt 111,7% kế hoạch, năng suất 165 tạ/ha, sản lượng 21945 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn 597 ha chiếm 44,9% diện tích. Diện tích gieo trồng năm 2005 đạt 1190 ha, năng suất 171 tạ/ha, sản lượng 20.349 tấn, trong đó có 708 ha rau an toàn chiếm 60 % diện tích, sản lượng 12.107 tấn. Diện tích gieo trồng năm 2006 là 1189 ha đạt 97,1% kế hoạch, năng suất đạt 179 tạ/ha, sản lượng rau 21.356 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn là 734 ha chiếm 61,7%, tăng 26 ha so với năm 2005. Năm 2007 huyện Gia Lâm có khoảng 400 ha đất canh tác chuyên rau trong đó có 282 ha chuyên sản xuất rau an toàn. Diện tích gieo trồng rau các loại năm 2007 đạt 1269 ha đạt 94% kế hoạch, trong đó diện tích sản xuất rau an toàn 830 ha ( đạt 98,1% KH) chiếm 65,4% diện tích sản xuất rau các loại; năng suất đạt 185 tạ/ha, sản lượng rau 23.476,5 tấn. Năm 2008 Toàn huyện có trên 300 ha đất canh tác chuyên sản xuất rau; Đến 15/3/2008 toàn huyện đã gieo trồng được 350 ha rau các loại đạt 90% kế hoạch, trong đó diện tích rau sản xuất theo quy trình kỹ thuật rau an toàn 230 ha chiếm 65,7% diện tích, tập trung chủ yếu tại vùng sản xuất rau tập trung: Văn Đức 120 ha, Đông Dư 35 ha, Đặng Xá 40 ha, Lệ Chi 25 ha, Đa Tốn 10 ha. Biểu 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn của huyện Đơn vị: ha STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng DT gieo trồng ha 1565 1.330 1190 1189 1269 2 Diện tích rau an toàn ha 422 597 708 734 830 3 Tỷ lệ diện tích trồng RAT/ tổng DT rau % 27,0 44,8 60,0 61,7 65,4 4 Năng suất Tạ/ha 149,8 165 171 179 185 5 Sản lượng Tấn 23.443,7 21945 20.349 21.356 23.476,5 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm Bảng 2.6: Bố trí sản xuất rau, rau an toàn tại các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2006 – 2008 (Đơn vị: ha) TT Tên xã Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng DT rau DT rau an toàn Tổng DT rau DT rau an toàn Tổng DT rau DT rau an toàn DT canh tác DT gieo trồng DT canh tác DT gieo trồng DT canh tác DT gieo trồng 1 Văn Đức 190 120 300 185 100 300 190 140 420 2 Đặng Xá 185 80 180 143 60 180 140 80 240 3 Đông Dư 120 40 120 110 40 120 100 40 120 4 Lệ Chi 136 40 120 123,3 40 120 110 60 180 5 Đa Tốn 50 16 48 53 16 48 52 16 48 6 Dương Hà 30 3 9 15,9 5 15 15,9 10 30 7 Yên Viên 48 6 18 45,6 6 18 45,6 15 45 8 Cổ Bi 35 0 0 26,6 10 30 25 10 30 9 Kim Sơn 59 4,5 13 65 5 15 65 8 24 *Tổng số 853 309,5 808 767,4 282 846 743,5 379 1.137 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm 2.3. Cơ cấu giống, thời vụ và chủng loại rau - Cơ cấu giống, thời vụ: một năm sản xuất rau được chia làm 3 vụ chính đó là vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông: Vụ xuân : cơ cấu giống gồm rau ăn lá chiếm khoảng 80%; rau ăn củ, quả chiếm 15%; rau gia vị chiếm khoảng 5% . Vụ Hè thu : cơ cấu giống chủ yếu là rau ăn lá, diện tích khoảng 85%; rau ăn củ, quả chiếm 10%; rau gia vị : chiếm khoảng 5% . Vụ Đông : cơ cấu giống gồm rau ăn lá chiếm khoảng 75%; rau ăn củ, quả chiếm 20%; rau gia vị : chiếm khoảng 5% . - Chủng loại rau: hiện rất phong phú và đa dạng, về rau ăn lá chủ yếu là các loại rau họ hoa thập tự như cải bắp, xu hào, các loại cải ăn lá, rau muống..., các loại bầu bí, rau gia vị như mùi tàu, húng, tía tô... ; Rau ăn củ : cải củ, khoai tây, hành tỏi...; Rau ăn quả như cà bát, cà tím, cà chua, đậu rau các loại. 2.4. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng Trong những năm qua các cấp chính quyền cơ sở luôn quan tâm tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất rau, đặc biệt là các vùng trọng điểm sản xuất rau an toàn của huyện tập trung tại các xã Đông Dư, Lệ Chi, Văn Đức, Đặng Xá Bảng 2.7 Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau an toàn ĐV: Triệu đồng Năm Tổng số vốn đầu tư Vốn ngân sách Vốn huy động 2001 274,1 274,1 0 2002 240 240 0 2003 1017,9 843,9 174 2004 697,26 491 206,26 2005 650 530 120 2006 810 670 140 2007 2424 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm Các dự án đầu tư mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Một số hạng mục công trình như: kiến cố hoá được 3.886 m kênh mương; xây dựng 2 trạm bơm và 12.000m2 nhà lưới tại các xã Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi, Đông Dư, 2 nhà sơ chế chế biến phục vụ cho sản xuất rau an toàn đã hoàn thiện và đi vào sử dụng. - Trong năm 2007 Huyện đã triển khai hỗ trợ hạ tầng sản xuất các vùng sản xuất rau an toàn với tổng kinh phí đầu tư: 2 tỷ 424 triệu đồng; trong đó: vùng rau an toàn xã Đa Tốn: 1 tỷ 433 triệu đồng, vùng rau an toàn xã Đặng Xá: 991 triệu đồng. Chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu rau an toàn 2 xã Đặng Xá, Văn Đức với tổng kinh phí Hỗ trợ 20,6 triệu đồng,đưa số đơn vị xây dựng được thương hiệu RAT trên địa bàn huyện năm 2007 lên 3 đơn vị ( Đông Dư, Văn Đức, Đặng Xá). - Ngày 25/9/2007, UBND thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt dự án tổng thể vùng sản xuất RAT xã Văn Đức với quy mô 170 ha, kinh phí 51,8 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong năm 2008-2009. 2.5. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Hàng năm phòng Kế hoạch – kinh tế và PTNT, Hội nông dân, các cơ quan của Thành phố đóng trên địa bàn huyện như trạm khuyến nông, trạm BVTV thường xuyên phối hợp tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao TBKT, các lớp về phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn tới các hộ nông dân. Phối hợp cùng với các đơn vị của Thành phố, Viện rau quả Trung ương triển khai một số mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Đặng Xá, Văn Đức. Sản xuất rau an toàn đã được các cấp chính quyền hết sức quan tâm tuy nhiên việc triển khai các dự án đầu tư còn chậm, thiếu đồng bộ, tập trung, chưa tạo được sự thay đổi để người nông dân vùng rau gắn bó với nghề. Trên địa bàn huyện hiện nay có 4 đơn vị quản lý nhà nước chính tham gia tổ chức, quản lý và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất rau an toàn là - Phòng Kế hoạch -Kinh tế & PTNT thuộc UBND huyện Gia Lâm. - Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gia Lâm. - Hội nông dân huyện Gia Lâm. - Trạm khuyến nông huyện. Ngoài ra còn có một số đơn vị của trung ương đóng trên địa bàn huyện như: Viện rau quả Trung ương, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội. Trong 5 năm gần đây (2003-2008) các đơn vị trên đã chuyển giao cho bà con nông dân trồng rau huỵên Gia Lâm nhiều tiến bộ kỹ thuật đặc biệt trong đó là: - Tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, giới thiệu những giống cây rau mới có năng suất, chất lượng cao; - Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau; - Kỹ thuật sử dụng phân bón để sản xuất rau an toàn. - Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch. - Kỹ thuật chế biến rau an toàn ( xã Đông Dư) Với các hình thức tập huấn kỹ thuật như: Tổ chức hội nghị, hội thảo về quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau; sử dụng phân bón để sản xuất rau an toàn; Tổ chức các lớp IPM trên rau, xây dựng các nhóm, liên nhóm sản xuất rau an toàn trong các vùng sản xuất rau tập trung. Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tập trung, mô hình sản xuất rau an toàn trong vùng sản xuất rau tập trung: tại các xã: Văn Đức, Đặng Xá đã giúp bà con có dễ dàng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới. 2.6. Tình hình tổ chức thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn Sản xuất RAT là thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt do đó việc tìm hiểu tình hình thực hiện quy trình sản xuất RAT của các hộ nông dân là vấn đề quan trọng và thông qua đó chúng ta có thể đánh gía đúng về chất lượng RAT của huyện. * Về môi trường sản xuất RAT bao gồm: đất, nước, không khí thì các hộ sản xuất RAT trong các xã Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư, Đa Tốn, Lệ Chi, Dương Hà đều đạt được tiêu chuẩn, vì khu sản xuất RAT của các xã này không gần các khu công nghiệp, bệnh viện, nghiã trang, đường quốc lộ hay là các nguồn nước thải,... nên không bị nhiễm bẩn, nhiễm kim loại nặng, ion Nitrat, các vi khuẩn vi sinh vật. Đất đai của các xã này cũng rất thích hợp với sản xuất RAT vì đất cao, tơi xốp, có thành phần dinh dưỡng không bị nhiễm độc. * Về nước tưới, ở các xã trên số hộ có giếng khoan để phục vụ sản xuất rau còn rất ít, bình quân diện tích được tưới bằng nước giếng khoan mới đạt 0,7 sào/hộ, trong khi đó số hộ sử dụng nước ao hồ còn cao, chiếm 70% số hộ và với 2,27 sào/hộ. Với thực trạng sử dụng nước tưới cho rau như ở các hộ, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm rau. Bởi theo quy trình sản xuất RAT thì cần phải sử dụng nước sạch để tưới cho rau. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, nếu không có giếng cần dùng nước sông, nước ao, hồ trong, không bị ô nhiễm. Nước sông hộ sử dụng đã đảm bảo sạch, nhưng nước ao, hồ ở xã Văn Đức do bị đổ rác thải từ rau nên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy mà có đến 70% số hộ sử dụng. * Về sử dụng giống của hộ Giống là một trong những yếu tố quyết đinh chất lượng sản phẩm rau. Biểu 2.9 cho thấy, giống rau được mua chủ yếu từ tư nhân, chiếm 65% lượng giống ở nhóm RAT và 72% giống ở RT; giống do hộ tự để chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là giống cà chua, khoai tây, một số loại đậu rau; lượng giống qua kiểm dịch được sử dụng còn ít chỉ có 20% lượng giống ở nhóm RAT, còn ở nhóm RT là 10%, nguồn giống qua kiểm dịch chủ yếu là do hộ mua từ HTX. Hạt, cây giống được sử lý trước khi gieo trồng có tác dụng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, diệt các mầm bệnh trên hạt giống và kích thích hạt giống nảy mầm, chóng mọc. Tuy nhiên thực tế cho thấy chỉ có 5% lượng hạt giống được xử lý ở nhóm RAT và 3% ở nhóm RT, các hộ chỉ xử lý hạt giống đối với các loại cây bắt buộc như hạt cà rốt... Các hộ thường sử dụng các hình thức thủ công như dùng nước nóng, tro bếp, nước phân chuồng, nước giải để xử lý giống, chỉ có một số hộ sử dụng thuốc để xử lý ( thuốc thường dùng của hộ là Sherpa 0,1%). Biểu 2.8: Sử dụng giống của hộ năm 2008 Diễn giải RAT RT % giống Số hộ % giống Số hộ Giống mua từ HTX 30 25 20 20 Giống mua từ tư nhân 65 30 72 30 Giống do hộ tự để 5 3 8 5 Giống qua kiểm dịch 20 25 10 20 Giống được xử lý 5 26 3 22 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra * Sử dụng phân bón Phân chuồng và phân vi sinh Phân chuồng và phân vi sinh được dụng để bón lót cho cây. Đây là hai loại phân có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, là nguồn phân bón đa dạng gồm đủ các chất đa lượng lẫn vi lượng. Tuy với số lượng không lớn nhưng là những thành phần dinh dưỡng hết sức cần thiết cho đất để nuôi cây. Biểu2.9: Sử dụng phân chuồng và phân vi sinh của hộ năm 2008 ( tính trên 1 sào) Diễn giải RAT RT Số hộ % Số hộ % Sử dụng phân chuồng hoai mục 10 33,33 8 26,67 Sử dụng phân chuồng tươi 1 3,33 3 10 Sử dụng phân vi sinh 15 50 10 33,33 Không sử dụng PC và VS 8 26,67 11 36,67 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Biểu 2.9 cho thấy các hộ sử dụng phân chuồng và phân vi sinh rất hạn chế. Đối với phân chuồng hoai mục, ở nhóm RAT có 10 hộ sử dụng, nhóm RT có 8 hộ sử dụng; đối với phân vi sinh có 15 hộ sử dụng ở nhóm RAT và 10 hộ ở nhóm RT. Trong quy trình sản xuất RAT đã khuyến cáo là tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để bón cho rau, nhưng ở nhóm RAT vẫn còn 1 hộ sử dụng, nhóm RT có 3 hộ sử dụng. Đặc biệt có 8 hộ trong nhóm RAT và 11 hộ trong nhóm RT không sử dụng cả hại loại phân bón trên. Sử dụng phân bón hoá học Qua tình hình sử dụng phân bón và phân vi sinh rất hạn chế vì vậy để bù lại chất dinh dưỡng cho đất, các hộ đã không ngừng tăng cường sử dụng phân bón hoá học cho rau. Tình hình sử dụng phân hoá học được thể hiện qua biểu 24. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, người sản xuất hầu như không quan tâm nhiều đến những khuyến cáo về quy cách bón phân hoá học, thể hiện ở chỗ các hộ đã sử dụng một cách lạm dụng phân hoá học vào sản xuất, nhất là phân đạm. Cụ thể, ở bắp cải phân đạm bón thực tế là 14,9 kg/sào, trong khi quy trình khuyến cáo là nên bón từ 8 -10 kg/sào; cải ngọt mức bón thực tế vượt quy trình từ 2,5-3 kg/sào; ở su hào mức chênh lệch này từ 3,5- 4,5 kg/sào. Trong khi đạm được hộ nông dân bón với số lượng lớn như vậy thì phân lân và kali các hộ sử dụng tương đối ít, hầt như ít hơn quy trình khuyến cáo, như là lượng bón lân thực tế ở bắp cải thấp hơn quy trình là 10 kg/sào; kali thực bón là 2 kg/sào, trong quy trình khuyến cáo bón từ 5-5,5 kg/sào... Riêng cây su hào và đậu Hà Lan các hộ sử dụng rất nhiều phân hoá học, cả 3 loại phân đạm, lân, kali đều vượt xa so với quy trình khuyến cáo. Qua tình hình sử dụng phân hoá học như vậy sẽ dẫn đến tồn dư NO3 trong sản phẩm rau còn quá cao và làm tăng khả năng mắc sâu, bệnh thành dịch ở cây. ảnh hưởng của NO3 còn được quyết định bởi thời gian cách ly, nhưng đáng tiếc điều này chưa được đảm bảm đúng thời cách ly, nhưng đáng tiếc điều này chưa được quan tâm đúng mức. ở bắp cải có 66,67% số hộ chưa đảm bảo đúng thời gian cách ly theo quy trình, còn ở cải ngọt có 46,67%, su hào là 73,33%, tỷ lệ này cao vọt ở đậu Hà Lan với 80% số hộ. * Về sử dụng BVTV Đại bộ phận người dân đã ý thức được không thu sản phẩm ngay sau khi phun thuốc, nhưng thời gian cách ly bao lâu còn tuỳ thuộc nhiều vào thị trường, như thị trường đang sốt rau, giá rau đang tăng cao, hay nhu cầu của thị trường thích mẫu mã đẹp. Trong trường hợp đó một số người dân đã chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến thời gian phun thuốc, họ có thể thu hoạch sản phẩm ngay sau khi phun từ 1- 3 ngày. Mặc dù được quy hoạch trong vùng sản xuất RAT, song việc sử dụng thuốc BVTV củ một số hộ vẫn không theo đúng quy định, như là ở bắp cải vẫn còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2642.doc
Tài liệu liên quan