Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1 1
CHƯƠNG I:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN.
I. Vị trí và vai trò của xuất khẩu hàng Mây tre đan trong điều kiện hội nhập hiệnnay.3
1. - Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa.3
2. - Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế.3
II. Một số loại hình hoạt động xuất khẩu.4
1. -Nghiên cứu thị trường xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan.4
2. -Tạo nguồn hàng xuất khẩu.4
3. -Lùa chọn thị trường.5
4. - Các phương thức thâm nhập thị trường.5
a.- Xuất khẩu trực tiếp.
b.- Xuất khẩu gián tiếp.
c.- Hợp tác xuất khẩu.
d.- Tổ chức đại lý và trung gian ở nước ngoài.
e.- Tổ chức cơ quan đại diện Công ty ở nước ngoài.
5. - Hoạt động hậu cần phục vụ cho xuất khẩu.6
a.- Nghiệp vụ thu mua hàng xuất khẩu.
b.- Bao gói hàng hóa.
c.- Dịch vụ khách hàng.
d.- Vận chuyển và bảo quản hàng hóa.
III. Một số nguyên tắc và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan của Công ty XNK Hà Tây.7
1. - Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả.7
2. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở UNIMEX - HA TAY.9
I. Khái quát về Công ty UNIMEX - HATAY 9
1. - Quá trình hình thành và phát triển.9
2. -Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty.10
3. - Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.13
II. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.15
1. -Tình hình xuất khẩu ở Unimex Hà Tây.15
2. -Tình hình xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan.16
3. -Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan.18
4. -Cơ cấu mặt hàng Mây tre đan xuất khẩu.19
5. -Thị trường xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan.20
6. -Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.22
a.- Thuận lợi.
b.- Khó khăn.
c.- Nguyên nhân của những khó khăn.
CHƯƠNG III: MÉT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở UNIMEX - HATAY.25
I. Chiến lược Marketing xuất khẩu hàng Mây tre đan.25
1. -Giá xuất khẩu.25
2. -Sản phẩm xuất khẩu.26
3. -Phân phối xuất khẩu.26
4. -Xúc tiến thương mại Quốc tế.26
II. Triển vọng xuất khẩu hàng Mây tre đan ở Việt Nam và trên thế giới.26
1. -Triển vọng xuất khẩu hàng Mây tre đan trên thế giới.26
2. -Triển vọng xuất khẩu hàng Mây tre đan ở Việt Nam.27
III. Phương hướng xuất khẩu hàng Mây tre đan ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.28
1. -Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty.28
2. -Phương hướng xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan của Công ty.29
IV. Một số giải pháp vĩ mô nhằm tạo khả năng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan ở Unimex – Ha Tay.31
1. -Giải pháp của Công ty.31
a.- Nâng cao chất lượng sản phẩm
b.- Mở rộng thị trường
c.- Các hình thức xuất khẩu
d.- Mét số giải pháp khác
2. -Đề xuất của Nhà nước.33
a.- Nhà nước nên có chính sách tỷ giá hối đoái
b.- Nhà nước thực hiện trợ cấp xuất khẩu
c.- Hoàn thiện thủ tục xuất nhập khẩu và chính sách thuế
KẾT LUẬN.33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây ( Unimex - Hatay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương diện.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước có phạm vi hoạt động tương đối rộng, có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, còn có những vấn đề khó khăn về tình hình biến động của thị trường trong mấy năm qua, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường dẫn tới hiện tượng tranh mua – tranh bán hay phá giá hàng xuất khẩu. Do sự khủng hoảng của tiền tệ, chính trị ở một số nước trên thế giới làm cho tỷ giá hối đoái luôn thay đổi bấp bênh, một số thị trường truyền thống cũng bị khủng hoảng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây như sau:
Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
Doanh thu
VNĐ
366.835,427
422.816,818
55.979,391 115,26
- Kim ngạch XNK
USD
24.455.695,15
26.322.735,77
1.867.040,62 107,63
Kim ngạch XK
USD
20.942.090,52
21.785.195,42
843.104,9 104,03
Kim ngạch NK
USD
3.513.604,63
2.837.540,35
676.064,28 80,76
- Nép ngân sách TW
VNĐ
4.830
5.040
210 104,35
- Nép ns địa phương
VNĐ
830
970
140 116,87
- Kinh doanh nội địa
VNĐ
16.000
19.000
3.000 118,75
- Lợi nhuận
VNĐ
160
180
20 112,5
- Thu nhập đầu người
VNĐ
700.000
726.000
26.000 103,71
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty) (Nguån: B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh C«ng ty)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của Công ty năm 2002 cao hơn so với năm 2001 là 55.979,391 triệu đồng với tỷ lệ tăng 115,26% kim ngạch xuất nhập khẩu của năm sau còng cao hơn năm trước, tăng cao hơn so với năm kế hoạch cụ thể đã đề ra, cụ thể kim ngạch xuất khẩu tăng 104,03%, tương ứng với 843.104,9 USD. Kim ngạch nhập khẩu tăng không đáng kể.
Năm 2002, nép cho ngân sách Nhà nước đạt 5.040 triệu đồng, đạt 104,35% so với năm trước, năm 2001. Đó là do kim ngạch xuất khẩu của Công ty cao, các mặt hàng như xuất khẩu lại là thế mạnh của Công ty.
Lợi nhuận của Công ty cũng tăng nên đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty được cải thiện và phần lợi nhuận tăng này cũng góp phần làm tăng thêm vốn kinh doanh của Công ty.
Với kết quả hoạt động của Công ty ngày càng tăng như vậy đã đẩy mạnh được quá trình tích tụ và tập trung đầu tư sản xuát kinh doanh, chế biến nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Ii. phân tích Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở công ty xuất nhập khẩu hà tây.
Tình hình xuất khẩu ở Unimex - Hà Tây.
Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Công ty trong mấy năm gần đây:
Hình 3: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty.
4
Năm 2000
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Năm 2001
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Năm 2002
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Mây tre đan
305.830,26 2,04
424.087,06 2,03
874.587 4,01
May mặc
2.400.000 16,00
9.084.291 43,38
9.537.072,2 43,78
Tơ tằm
980.000 6,53
2.144.510 10,24
2.112.373,72 9,69
Hoa quả
6.300.000 42,00
1.672,437 0,079
350.000 1,61
Dệt kim
2.800.000 18,67
3.531.411 16,87
2.615.552 12,01
Chè
350.600 2,33
428.772 2,05
283.000 1,3
Hàng hóa khác
1.864.170 12,43
5.327.309,02 25,351
6.012.610,5 27,6
( Nguồn: Báo cáo kết quả xuất khẩu của Công ty )
Nhìn chung, kết quả xuất khẩu các mặt hàng năm sau đều cao hơn năm trước, các kế hoạch xuất khẩu đề ra thực tế đều vượt mức. Nhưng cụ thể thì từng mặt hàng có sự thay đổi. Theo các kết quả báo cáo vài năm trước đây, hàng mây tre đan tăng cao về giá trị và tỷ trọng, như năm 1997 Công ty đạt 1.356.000 USD, năm 1998 đạt 1.480.000 USD. Nhưng mấy năm gần đây, mặt hàng này lại giảm đi đáng kể cả về giá trị và tỷ trọng, mặc dù lượng xuất khẩu năm sau có cao hơn năm trước do mặt hàng khác tăng nhiều hơn. Cụ thể năm 2000, kim ngạch XK hàng mây tre đan chỉ đạt có 305.820,26 USD, năm 2001 đạt 424.087,06 USD, với tỷ trọng tăng 2,03% và năm 2002 kikm ngạch xuất khẩu đạt 874.584 USD, chiếm tỷ trọng là 4,01% của năm 2002, tăng 206,23% so với năm 2001.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, mặt hàng mây tre đan nói riêng vẫn luôn được coi là mặt hàng đầy tiềm năng của Công ty trong những năm vừa qua. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp (4,01%) trong năm 2002 so với các mặt hàng như vậy, nhưng việc sản xuất mây tre đan rất có ưu thế. Đó là:
Nguyên liệu dùng cho sản xuất hàng mây tre đan không đòi hỏi tìm hiểu phải khai thác như các mặt hàng khác. Các nguồn nguyên vật liệu như cói. song mây, tre nứa... có rất nhiều và rất dễ khai thác.
Đầu tư cho việc sản xuất thấp, không đòi hỏi phải đầu tư quá nhiều vốn, lại tận dụng được các trang thiết bị thô sơ nhỏ nhẹ, tập trung được các nguồn nguyen liệu sẵn có
Nguồn lao động dồi dào nông nhàn và đối với người già, trẻ em đều có thể tham
gia sản xuất với đôi bàn tay khéo léo của họ. Trên cơ sở đó tăng thu nhập quốc dân và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Tình hình xuất khẩu Mây tre đan ở Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu hàng Mây tre đan ở Việt Nam ngày càng tăng. Hàng năm, kim ngạch thu được từ sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó mặt hàng Mây tre đan chiếm từ 1,2 – 1,5 % tổng kim ngạch XK cả nước. Hầu như, mặt hàng này có mặt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là một số thị trường chính như EU, các nước Đông Âu, Mỹ và dần dần bắt đầu thâm nhập vào thị trường Châu Mỹ...,song thị phần chiếm lĩnh được vẫn nhỏ. Trong thời gian tới, khả năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng Mây tre đan ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng nhưng không lớn nắm, tăng khoảng 2,5 – 3%/năm.
Đảng và Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ XK và khuyến khích các làng nghề truyền thống phát triển. Song do sản xuất chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công, trình độ kỹ thuật xử lý nguyên liệu còn thấp vì giá thành sản phẩm chưa có sức cạnh tranh... nên khối lượng sản phẩm sản xuất ra còn thấp.
Hiện nay, trong tỉnh có rất nhiều làng nghề truyền thống, nhiều cơ sở sản xuất loại mặt hàng này tập trung ở nhiều xã, huyện của tỉnh Hà Tây như: Chương Mỹ, Thường Tín, Mỹ Đức, Ba Vì, Thanh Oai, Phú Xuyên...nên các cơ sở này luôn bảo đảm cho Công ty trong việc thu gom hàng để xuất khẩu. Ngoài ra Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đang xuất khẩu mặt hàng này có nhiều Công ty xuất nhập khẩu khác như: UNIMEX – HANOI, BAROTEX, INTIMEX...cùng xuất khẩu sản phẩm tương tự. Vì thế, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau, sản phẩm phải luôn được năng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, màu sắc, kích cỡ...Có như vậy, sản phẩm của Việt Nam mới đứng vững được trên thị trường quốc tế như hiện nay.
Kim ngạch xuất khẩu hàng Mây tre đan của Công ty.
Hình 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng Mây tre đan của Công ty.
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
1. Kim ngạch XK mây tre đan
1.480.000
595.000
305.803,26
424.087,06
8.774.587
2. Tổng kim ngạch XK
8.071.000
9.739.000
15.393.595
20.942.090,52
21.785.195,52
Tỷ lệ tăng
( giảm) kim ngạch XK MTĐ so với năm trước (%)
5,2
- 59,8
- 48,6
39,3
106,23
(Nguồn: Báo cáo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của Công ty)
Qua bảng trên ta thấy xuất khẩu mặt hàng mây tre đan giảm sút quá lớn. Năm 1999 so với năm 1998 giảm 59,8%, đến năm 2000 lại giảm 48,6% so với năm 1999. Mặc dù vài năm gần đây, tỷ lệ là khá cao, nhưng năm 2002 tăng thêm 106,23% so với năm 2001, nhưng nếu so với năm 1998 thì tỷ lệ giảm 40,9%.
Nguyên nhân của sự giảm sút như vậy trong một vài năm qua có lẽ là do nhiều yếu tố ảnh hưởng:
Trong những năm qua, sức mua của thị trường trong khu vực và thế giới giảm sút nhiều.
Sự biến động của một số thị trường mặt hàng này như nền kinh tế Nhật Bản và Đài Loan bị suy thoái...
Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một đơn vị trung gian, cơ sở sản xuất Ýt, không có mặt hàng chủ lực, mặt hàng truyền thống là mây tre đan có tính cạnh tranh lớn nhưng hiệu quả không cao. Sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty lớn trong nước như: ARTEPORT, TOCONTAP, BAROTEX...và đặc biệt gần đây hơn khi Trung Quốc thâm nhập nhiều với giá cả rẻ hơn nên đã làm giảm đơn đặt hàng.
Cũng không tránh khỏi tình trạng các mặt hàng có chất lượng kém, không đạt các tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu, khách hàng nghi ngờ sản phẩm của Công ty nên đã hạn chế việc nhập khẩu.
4. Cơ cấu mặt hàng Mây tre đan xuất khẩu.
Sản xuất và xuất khẩu hàng Mây tre đan có ý nghĩa to lớn về văn hóa, chính trị. Về văn hóa, nó khẳng định nền văn hóa Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân téc. Về xã hội nó góp phần giải quết công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động ở khu vực nông thôn góp phần nâng cao thu nhập. Về kinh tế , nã sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, dồi dào góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, nhất là ở khu vực nông thôn, góp phần công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Với sù phong phú đa dạng của nguyên vật liệu, mềm dẻo, dai song lại rất cứng cáp, chắc bền, mặt hàng mây tre đan đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã và hình thức. Hiện nay, sản phẩm Mây tre đan của Công ty được phần thành 3 nhóm hàng chính:
Nhóm 1: các sản phẩm nội thất gồm: bàn, ghế, giường, tủ... chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan.
Nhóm 2: các loại đồ trang trí thủ công gồm: lãng hoa, làn, giỏ...chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu mây tre đan.
Nhóm 3: các sản phẩm gia đình khác như: mành tre, mành trúc... chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu mây tre đan của Công ty.
Để thấy rõ hơn, chúng ta xem xét về cơ cấu tỷ trọng và giá trị xuất khẩu hàng mây tre đan theo tùng nhón hàng:
Hình 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng Mây tre đan theo nhóm hàng.
Nhóm hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Nhóm 1
48.583
15,88
61.492,1
14,50
127.689,7
14,6
Nhóm 2
226.666,4
74,12
320.609,81
75,6
661.625
75,65
Nhóm 3
30.583,06
10
41.984,65
9,9
85.272,3
9,75
( Nguồn: Báo cáo theo nhóm hàng xuất khẩu của Công ty )
Nhìn bảng trên ta thấy tỷ trọng của nhóm hàng 2 là cao nhất, các mặt hàng này chủ yếu làm từ các loại mây, giang vì nó Ýt bị mối, mọt hay mốc. Còn nếu các sản phẩm của nhóm 2 được làm từ cói thì Công ty luôn có sự kiểm tra kỹ lưỡng, không để xảy ra tình trạng mốc nên nhóm hàng này luôn có được tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi nhuận.
5. Thị trường xuất khẩu hàng Mây tre đan.
Hàng mây tre đan được sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường nuớc ngoài, còn thị trường trong nước thì tiêu thụ rất Ýt. ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây thì khách hàng nội địa chiếm khoảng 20% còn đâu trong mối quan hệ với hơn 20 nước song tỷ trọng xuất khẩu hàng mây tre đan sang các nước vẫn chiếm tỷ trọng chưa lớn. Tuy các nước Nga và Đông Âu có trải qua nhiều biến động về chính trị trong những năm qua, song đến nay thì các thị trường này đang dần ổn định và phát triển. Bảng dưới đây sẽ cho ta rã hơn về tỷ trọng xuất khẩu mây tre đan của Công ty sang một số nước:
Hình 6: Kim ngạch xuất khẩu mây tre đan sang một số nước.
Thị trường
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Kim ngạch
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
Tỷ trọng
(%)
Ba lan
94.100
15,82
106.724
26,29
101.141
24,80
217.772,2
24,9
Đài Loan
110.670
18,60
78.680
19,39
80.692,01
19,03
164.422,3
18,8
Nga
116.025
19,50
88.000
21,68
78.000
18,39
161.973,5
18,52
Đức
8.930
1,50
7.600
1,87
8.500,05
2,00
19.240,9
2,2
Nhật
102.840
17,28
60.400
14,88
65.000
15,33
151.303,6
17,3
Mỹ
833
0,14
720
0,18
800
0,19
9.707,9
1,11
Rumani
45.915
7,70
19.300
4,76
18.540
4,37
28.861,4
3,3
Các nước khác
26.537
4,46
( Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu các năm 1999 – 2002 )
Đến nay hàng mây tre đan của Công ty Unimex – Hà Tây đã thâm nhập được vào thị truờng Mỹ, đây là một thị trường hứa hẹn và đầy tiềm năng. Yêu cầu thẩm mỹ của thị trường này đòi hỏi rất khắt khe và một phần nào, Công ty đã đáp ứng được. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã tăng dần qua các năm. Năm 2000 đạt 720 USD chiếm tỷ trọng 0,18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mây tre đan. Năm 2001, kim ngạch đạt 800 USD với tỷ trọng 0,19% và năm 2002, kim ngạch đạt 9.709,9 USD, chiếm tỷ trọng xuất khẩu 1,11%. Như vậy, Công ty cần cố gắng hơn nữa để đưa sản phẩm của mình tiếp tục thâm nhập vào thị trường Mỹ. Từ đó có thể nâng cao uy tín, tăng thêm được kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường khác.
6. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh XK mặt hàng Mây tre đan ở Công ty XNK Hà Tây.
a.Thuận lợi: ThuËn lîi:
Thông qua thực trạng XK hàng mây tre đan của Công ty trong thời gian qua, ta thấy Công ty XNK Hà Tây đã đạt được một số thành tựu sau:
Về sản phẩm: được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, kích thước tương đối phong phú, sản phẩm có tính thẩm mĩ cao. Bên cạnh đó, Công ty cũng thường xuyên cải tiến mẫu mã, kích cỡ, màu sắc sản phẩm để luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Về uy tín của Công ty: Do quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài và để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đó của Công ty luôn thông suốt và thuận lợi Công ty đã luôn đặt chữ tín lên đầu và trước tiên trong mọi quan hệ làm ăn với bạn hàng kể cả trong nước và bạn hàng nước ngoài. Do đó, Công ty luôn được các cơ sở sản xuất trong nước nơi Công ty đến thu gom hàng rất tin tưởng và luôn đáp ứng tốt yêu cầu của Công ty. Còn đối với bạn hàng nước ngoài, Công ty luôn bảo đảm giao hàng đúng hẹn, đúng thời gian, đúng số lượng và chất lượng do đó Công ty đạt được các bạn hàng cả truyền thống trước đây và các bạn hàng mới rất tin tưởng.
Về hậu cần xuất khẩu: Công ty đã đạt được một số thành công đáng kể ở khâu này thể hiện ở chỗ Công ty có một đội xe chuyên chở rất năng động và kịp thời luôn đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá của Công ty. Công ty có kho chứa hàng ở ngay trong Công ty khá rộng và có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Công ty cũng có quan hệ với nguồn cung ứng nguyên liệu và cung ứng sản phẩm khá chặt chẽ do đó luôn đảm bảo Công ty có nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, đáp ứng được yều cầu về số lượng trong xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài.
Với sự lãnh đạo sáng suốt và năng động của Ban lãnh đạo Công ty nhất là trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đã góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển.
b.Khó khăn: Khã kh¨n:
Bên cạnh những thuận lợi mà Công ty đạt được trong thời gian vừa qua thì bên cạnh đó, Công ty vẫn còn gặp những khó khăn vướng mắc như:
Giá sản phẩm: Từ thực tế khách quan mà đánh giá thì sản phẩm của Công ty vẫn
có giá cả khá cao so với các sản phẩm cạnh tranh của Trung Quốc và Inđônêxia...
Khả năng tài chính của Công ty là một vấn đề cần xem xét. Mặc dù nguồn vốn của Công ty được huy động từ vốn ngân sách cấp, vốn tự có của Công ty do bổ sung từ lợi nhuận, vốn vay ngân hàng, vốn vay cán bộ công nhân viên trong Công ty và từ nhiều nguồn khác song Công ty vẫn luôn ở tình trạng thiếu vốn, khiến Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác nghiên cứu thị trường ở Công ty cũng còn là vấn đề hạn chế khiến Công ty chưa thực sự ký được những hợp đồng lớn với bạn hàng nước ngoài.
Kinh nghiệm kinh doanh ở Công ty cũng là vấn đề hạn chế khiến Công ty cũngnhư sản phẩm của Công ty chưa khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Hơn nữa, trong công tác khảo sát tìm kiếm thị trường các nhân viên trong Công ty đa số càn trẻ lại không được sang tận các thị trường quốc tế để xem xét và đánh giá về khả năng tiêu thụ của khách hàng.
Việc tổ chức và thực thi các hoạt động Marketing ở công ty cũng là một hạn chế
khiến Công ty chưa thực sự thành công.
c.Nguyên nhân của những khó khăn. Nguyªn nh©n cña nh÷ng khã kh¨n.
Công ty chưa thành lập một phòng Marketing riêng chuyên đảm nhận việc thực thi các hoạt động Marketing ở trong nước cũng như ở thị trường ngoài nước chủ yếu là các trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tự đi liên hệ và tìm kiếm thị trường nên công tác Marketing ở Công ty còn chưa hiệu quả.
Công ty vẫn chưa sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn mà Công ty hiện có dẫn đến tình trạng Công ty luôn thiếu vốn để kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty cũng chưa có chính sách huy động vốn có hiệu quả từ bên ngoài cũng như bên trong của Công ty để khắc phục tình trạng thiếu vốn này.
Công ty chưa có biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm Mây tre đan
cũng như chưa đưa ra được cách định giá thích hợp cho từng sản phẩm ở từng thị trường để khắc phục tình trạng giá sản phẩm còn cao ở htị trường nước ngoài.
Các cán bộ lãnh đạo trong Công ty chưa thực sự sáng tạo và dám mạo hiểm trong kinh doanh thể hiện qua việc Công ty chưa đẩy mạnh công tác xâm nhập sản phẩm vào thi trường mới.
Công ty chưa cập nhật được những thông tin cần thiết, quan trọng và kịp thời
trên thị trường, chưa có phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở UNIMEX – HA TAY.
CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN.
Để thực hiện tốt công việc xuất khẩu hàng hóa hay nói cách khác sau khi đã xác định được đoạn thị trường trọng điểm cũng như cách thức để đáp ứng sao cho hiệu quả nhất, Công ty kinh doanh cần quan tâm sử dụng phương thức tiếp thị có thể kiểm soát được của Công ty gồm có 4 P sau đây:
- Sản phẩm( Product ) ( Product )
- Giá( Price ) ( Price )
- Phân phối( Place ) ( Place )
- Xóc tiến bán hàng( Promotion ) ( Promotion )
4 Công cụ của Marketing được thể hiện qua 4P và có thể được mô hình hóa như:
S¶n phÈm xuÊt khÈu
Marketing
Ph©n phèi xuÊt khÈu
Gi¸ xuÊt khÈu
Xóc tiÕn th¬ng m¹i QT
Hình 7: Mô hình 4 công cụ của Marketing
Giá xuất khẩu.
Là một phần cấu thành lên sản phẩm. Giá cả là số tiền khách hàng phải bỏ ra
để có được sản phẩm. Giá cả chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài Công ty. Các mục tiêu định giá bao gồm việc tăng doanh số, thị phần, tối đa hoá lợi nhuận và đảm bảo sự tồn tại của Công ty.
Sản phẩm xuất khẩu.
Là tất cả những gì có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi Ých cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục tiêu thu hót sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
Phân phối xuất khẩu.
Phân phối là các hoạt động khác của Công ty nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng mà Công ty đang muốn hướng đến. Mỗi Công ty phải xác định và xây dựng phương án phân phối để vươn tới thị trường. Họ có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau để phân phối sản phẩm. Việc thiết lập kênh đòi hỏi sự xác định những lùa chọn kênh chủ yếu theo các loại trung gian, số lượng các trung gian, các điều khoản và trách nhiệm trong kênh. Mỗi lùa chọn kênh cần được đánh giá theo các tiêu chuẩn kỹ thuật thích nghi và kiểm soát được.
Xúc tiến thương mại Quốc tế.
Xúc tiến thương mại xuất khẩu bao gồm các hoạt động như quảng cáo, khuyến mại, chào hàng và quan hệ với khách hàng nhằm cung cấp các thông tin có tính thuyết phục với mục đích kích thích khách hàng mục tiêu mua sản phẩm của Công ty
II. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI.
1.Triển vọng xuất khẩu hàng Mây tre đan trên thế giới.
Như chóng ta đã biết, mây tre đan là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống có tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao mà không phải quốc gia nào cũng có thể sản xuất được sản phẩm này. Chỉ có một số nước ở Châu Á sản xuất và xuất khẩu sản phẩm này như ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia..., do đó sản phẩm này được đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa quốc tế diễn ra nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia nên sản phẩm này đang và sẽ có mặt ở khắp nơi, khắp các quốc gia. Hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu đang được nới lỏng và tiến tới sẽ xóa bỏ, giúp cho hàng hóa được lưu thông nhanh chóng, tiện lợi ở tất cả các quốc gia.
Từ khi WTO thành lập, tốc độ phát triển của thương mại thế giới diễn ra ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ. Các hàng rào thuế quan được tháo giỡ dần và các nước trong WTO mở cửa thị trường của mình rộng rãi hơn, thông thoáng hơn. Các liên minh kinh tế như EU hay khu vực mậu dịch kinh tế tự do ASEAN đang tỏ rõ ưu thế phát triển mạnh mẽ của mình, đặc biệt là khối liên minh EU. Từ năm 1996, EU đã áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập nhiều năm đối với một số sản phẩm nông sản có nguồn gốc từ các nước đang phát triển. Đến nay hầu hết các sản phẩm hàng hóa này nhập vào EU đều được hưởng mức thuế ưu đãi thuế quan hợp lý. Hiện nay, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã xuất khẩu sản phẩm mây tre đan sang một số nước trong EU như Anh, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Ý... Bên cạnh thị trường EU thì các thị trường khác ở Châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông...
2. Triển vọng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Việt Nam.
Trong thời gian tới, khả năng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mây tre đan ở Việt Nam tiếp tục tăng, với mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan đến năm 2007 đạt khoảng 80 – 90 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 25%/năm. Trong chính sách xuất khẩu nước ta, với tốc tộ tăng trưởng trong năm khoảng 2,5 – 3 lần là thực hiện được. Hiện nay, Việt Nam đã có chính sách hỗ trợ xuất khẩu và khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống. Song do sản xuất bằng phương pháp thủ công là chủ yếu nên lượng sản phẩm không lớn so với Trung Quốc. Ví dụ như ở tỉnh Hà Tây năm 2002 vừa qua, khả năng sản xuất trong tỉnh là 4,3 triệu USD và lượng xuất khẩu là 2 triệu USD là bán cho các Công ty kinh doanh trong nước để họ xuất khẩu. Dự báo khả năng này còn tăng nữa trong tỉnh.
Về xuất khẩu sản phẩm thì tiếp tục tăng ở một số thị trường lớn như EU, Mỹ, Đông Á. Đây là thị trường lớn và tương đối khó tính nên bên cạnh việc phát triển sản xuất đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm là việc mà các Công ty kinh doanh cũng như các cơ sở sản xuất sẽ nỗ lực thực hiện.
Như vậy, có thể nói rằng, phương hướng, mục tiêu là quan trọng nhưng có nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công, trong đó các chính sách và biện pháp của Nhà nước cũng như các giải pháp của các đơn vị xuất khẩu là không thể nằm ngoài các yếu tố đó.
III. PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY .
Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn
biến phóc tạp. Điều này có ảnh hưởng xấu hoạt động kinh doanh XK của Công ty. Tuy nhiên, bước sang năm 2003, Ban Giám đốc và Đảng uỷ Công ty đã đặt ra mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2007.
Hình 8: Kim ngạch phát triển của Công ty giai đoạn 2003 – 2007.
Đơn vị tính: triệu USD
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng kim ngạch XNK
28
31
35
39
43
Kim ngạch XK
16
17
20
22
23
Kim ngạch XK Mây tre
1,2
1,5
1,7
1,8
2,0
( Nguồn: Báo cáo định hướng phát triển kinh doanh của Công ty )
Tuy mục tiêu cụ thể là như vậy nhưng mục tiêu phấn đấu của Công ty vẫn là tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đến năm 2006 sẽ đạt được và vượt mức đề ra. Để đạt được mục tiêu đó Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây phải đưa ra một số mục tiêu cụ thể như sau:
Mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là chú trọng đến thị trường truyền thống như nước Nga, các nước Đông Âu, Châu Á và cả khu vực Đông Nam á...
Mở rộng mặt hàng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh.
Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với tăng số lượng.
Đổi mới phương thức đào tạo cán bộ kinh doanh có đủ năng lực và trình độ. Công ty nên tiếp tục đào tạo lại cán bộ về trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu hội nhập.
Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu bằng nhiều biện pháp như: việc mở rộng liên doanh, liên kết sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích tiền lương, tiền thưởng cho những bộ phận cán bộ thực hiện tốt các chỉ tiêu xuất khẩu đề ra.
Nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phương hướng xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty.
Mặt hàng mây tre đan là ngành hàng kinh doanh chiến lược chủ lực của Công ty trong thời gian tới, Công ty cần tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này hơn nữa. Cụ thể như sau:
Về cơ cấu mặt hàng: trong những năm tới, Công ty cố gắng sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có chất lượng cao, số lượng lớn, điểm này được dùa chủ yếu vào thế mạnh của địa phương. Hướng chính vẫn là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu , trong đó chủng loại hàng mây tre đan rất phong phú và đâ dạng. Mặt hàng mây tre đan cần phải được hoàn thiện hơn nữa về màu sắc, kiếu dáng và đặc biệt là chất lượng hàng. Mặt hàng này cần phải được xử lý chống bóp méo, Èm mốc hoặc mất màu mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu khác trên thế giới.
Về mở rộng thị trường: Vấn đề mở rộng thi trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng kim ngạch, doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Càng có nhiều thị trường, càng nhiều bạn hàng thì công việc kinh doanh càng ổn định và nhanh chóng phát đạt, tạo sự chủ động cho Công ty trên thị trường, quyết định đến sự thành công của Công ty. Việc quan hệ với hơn 30 nước nhưng điều này vẫn chưa thể khẳng định được rằng Công ty có một thị trường rộng lớn. Mặt khác, trong nước đó thì chủ yếu là thị trường truyền thống ở Châu Á, Nga và Đông Âu, một số nước ở Tây Âu. Việc mở rộng thị trường sang Mỹ, Châu Mỹ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 9.doc