Luận văn Thực trạng và một số giải pháp phát triển công nghiệp Dệt - May Việt Nam đến năm 2020

Trang

MỤC LỤC.1

LỜI CẢM ƠN.4

LỜI CAM ĐOAN .5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ .6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .7

PHẦN MỞ ĐẦU.8

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ PHÁT TRIỂN KINH

TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG. 11

1.1. Khái niệm về phát triển kinh tế . 11

1.2. Phát triển bền vững . 11

1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững. 11

1.2.2. Quan điểm phát triển bền vững. 12

1.2.3. Tính bền vững về sự phát triển của ngành công nghiệp. 12

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của

ngành công nghiệp. 13

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp . 13

1.3.1.1. Các nhân tố kinh tế . 14

1.3.1.2. Các nhân tố phi kinh tế . 17

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp. 18

1.3.2.1. Các tiêu chí đánh giá về số lượng . 18

1.3.2.2. Các tiêu chí đánh giá về chất lượng . 19

1.3.3.Ý nghĩa của sự phát triển bền vững ngành Dệt - May Việt Nam . 21

1.4. Phân tích môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp. 23

1.4.1. Phân tích môi trường vĩ mô. 23

1.4.2. Phân tích môi trường ngành – Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael Porter. 28

1.5. Mô hình phát triển ngành Dệt - May của các nước trong khu vực và bài

học kinh nghiệm rút ra cho ngành Dệt - May Việt Nam . 33

pdf121 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp phát triển công nghiệp Dệt - May Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn có tâm lý “Ăn chắc mặc bền” nên những sản phẩm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được người Việt Nam tìm dùng. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn chiếm lại trị trường nội địa hiện đang bị hàng Trung Quốc tấn công. Hiện nay, yếu tố môi trường cũng đang được các nước, đặc biệt là EU chú ý yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập hàng may mặc. Đó là các nhãn sinh thái, phương pháp sản xuất bảo vệ môi trường, các điều kiện về lao động đang được EU đặc biệt quan tâm. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này thì hàng may mặc xuất khẩu vào EU sẽ gặp rất nhiều khó khăn hoặc có thể chịu phạt. 5. Môi trường toàn cầu Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa mang lại cho ngành Dệt - May Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình đón nhận chuyển giao công nghệ, hợp tác Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 55 và tham gia phân công sản xuất khu vực. Với việc tham gia vào WTO ngành Dệt - May Việt Nam không phải đối mặt với hạn chế về hạn ngạch khi xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ song bên cạnh đó ngành phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt từ những đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan do những đối thủ này cùng thị trường mục tiêu với ngành Dệt - May Việt Nam. Hơn thế nữa, nếu ngành Dệt - May không nâng cao nội lực thì ngành Dệt - May Việt Nam sẽ đánh mất thị phần do phụ thuộc quá nhiều vào đối tác nước ngoài. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Thêm vào đó, bối cảnh và xu hướng phát triển của kinh tế Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam khiến Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong hầu hết các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp Dệt - May nói riêng. 2.2.2. Môi trường ngành Để phân tích môi trường ngành luận văn đã dựa vào mô hình của M. Porter. Đối với ngành Dệt – May phân tích này tập trung vào các yếu tố: Nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. 1. Nhà cung cấp Các nhà cung cấp chủ yếu cho ngành Dệt - May gồm: - Nhà cung cấp máy móc, thiết bị. - Nhà cung cấp nguyên, phụ liệu, dịch vụ. - Nhà cung cấp vốn - Nhà cung cấp sức lao động - Nhà cung cấp thông tin Do phần lớn máy móc, thiết bị, nguyên, phụ liệu cấp cho ngành Dệt - May phải nhập khẩu từ các hãng nước ngoài nên các nhà cung cấp này có ưu thế trong việc đàm phán về giá cả với các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam, do vậy cũng tạo hiệu ứng làm giảm lợi nhuận của họ. Ngoài yếu tố số lượng doanh nghiệp tham gia mua bán, tùy theo yếu tố đầu vào cụ thể, nhà quản trị cần nghiên cứu các đặc điểm liên quan khác. Ví dụ: mua máy móc, thiết bị dệt - may cần xem xét chất Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 56 lượng, khả năng công nghệ, thế hệ công nghệ, giá cả, điều kiện cung cấp Thu thập thông tin về yếu tố đầu vào cụ thể để nhà quản trị lựa chọn nguồn cung cấp phù hợp, hạn chế rủi ro trong đầu tư nhất là mua sắm thiết bị, nguyên phụ liệu Bản thân doanh nghiệp muốn chọn nhà cung cấp đáng tin cậy thì phải xây dựng uy tín thật của mình trên thương trường qua các phương án đầu tư có hiệu quả, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, giá trị văn hóa của tổ chức cao. 2. Khách hàng Khách hàng là đối tượng mà các doanh nghiệp Dệt - May phục vụ có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp. Bởi họ tạo ra thị trường, qui mô khách hàng tạo nên qui mô thị trường. Họ là những người đem lại doanh thu, lợi nhuận cho các doanh nghiệp Dệt – May. Hiện nay, nhu cầu về quần áo thời trang ngày càng tăng cao, mức sống của người dân tăng làm cho nhu cầu về quần áo thời trang cao cấp cũng tăng lên. Quần áo không chỉ dùng để mặc mà còn để làm đẹp. Nó mang một ý nghĩa đặc biệt về thời trang. Thông qua bộ trang phục chúng ta có thể thấy được phần nào sở thích và cá tính của người mặc. Ngoài ra còn là để thể hiện ngành nghề, đẳng cấp trong xã hội. Khách hàng của ngành Dệt - May nhất là của ngành May mặc có thể phân theo lứa tuổi như sau: - Trẻ em: từ 0 – 13 tuổi - Học sinh: từ 13 – 19 tuổi - Sinh viên: từ 19 – 23 tuổi - Những người đi làm: từ 23 – 65 tuổi Hoặc có thể phân theo giới tính nam, nữ, hoặc người thu nhập thấp, người thu nhập cao trong đó có đối tượng doanh nhân Mỗi lứa tuổi lại có phong cách khác nhau. Sở thích của trẻ em khác với sở thích của người lớn. Mỗi người có sở thích khác nhau về thời trang. Do vậy, để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng là một áp lực với doanh nghiệp. Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi khó đáp ứng nhất nhưng lại có nhu cầu về mặc nhiều nhất. Thanh thiếu niên Việt Nam thường bị tác động của làn sóng văn Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 57 hóa qua các bộ phim truyền hình. Nhu cầu thời trang của lứa tuổi này rất dễ thay đổi theo thời gian. Đây là vấn đề rất khó khăn cho các doanh nghiệp may mặc. Bởi để cho ra một mẫu quần áo, họ phải đầu tư rất nhiều từ khâu chọn vải, thiết kế mẫu đến sản xuất hàng loạt, phải trả lương cho người lao động. Nhưng nếu mẫu đó ra muộn hoặc đúng thời điểm nhưng vì là sản phẩm thời trang nên rất dễ bị lỗi mốt. Người tiêu dùng quay lưng với những sản phẩm đã lỗi thời còn doanh nghiệp lại phải tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời dòng sản phẩm mới cho mùa tiếp theo. Đối với những người đã đi làm, họ được chia làm hai loại khách hàng là nam và nữ. Đối với nam, sản phẩm thời trang nam ít thay đổi kiểu dáng, mẫu mã hơn so với thời trang nữ. Đối với thời trang nữ, các kiểu dáng lịch sự mà vẫn nữ tính được ưa chuộng hơn hết. Dù phải làm việc trong một môi trường kinh doanh nhưng phụ nữ vẫn có nhu cầu rất lớn về làm đẹp. Yêu cầu của họ với các sản phẩm quần áo thời trang là vừa phải đẹp, mốt, lại phong phú đa dạng. Họ cũng muốn thể hiện cá tính riêng của mình. Đối tượng doanh nhân là đối tượng có yêu cầu rất khắt khe về thời trang. Trang phục phải mang lại vẻ bề ngoài lịch lãm, chuyên nghiệp và khẳng định vị trí của họ đối với đối tác kinh doanh. Loại sản phẩm mà đối tượng này ưa chuộng là những sản phẩm cao cấp. Sản phẩm thay thế cho các sản phẩm truyền thống hiện nay là: các sản phẩm Dệt – May nhẹ, tốn ít nguyên liệu và mỏng, hợp thời trang. Các sản phẩm may mang nhãn sinh thái bảo vệ môi trường, các sản phẩm may y tế ngoài việc có chức năng như trang phục thông thường còn có chức năng kháng khuẩn và chữa bệnh. Nếu các sản phẩm khác biệt này đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì sẽ làm giảm mạnh lợi nhuận của các doanh nghiệp có sản phẩm truyền thống còn các doanh nghiệp có sản phẩm khác biệt sẽ kiếm được khoản doanh thu cao tức thời. Đáp ứng nhu cầu khách hàng là một áp lực lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trong ngành Dệt – May. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng áp lực từ phía khách hàng đối với các doanh nghiệp Dệt - May nhất là đối với các doanh nghiệp May là rất lớn. Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 58 3. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ Áp lực cạnh tranh đến với ngành Dệt - May còn từ các đối thủ tiềm năng (người mới nhập ngành) và đối thủ trực tiếp. - Người mới nhập ngành Việc gia nhập thị trường Dệt - May là dễ dàng vì một vài lý do. Thứ nhất, vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh là không nhiều nên có điều kiện tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Thứ hai, nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ nên có cơ hội tận dụng mọi nguồn lao động khắp các miền của đất nước. Thứ ba, qui mô của các doanh nghiệp Dệt - May thường là qui mô vừa và nhỏ nên dễ đổi mới trang thiết bị, cải tiến qui trình công nghệ, mẫu mã để mở rộng môi trường kinh doanh. Thứ tư, khách hàng hầu như không phải chịu chi phí chuyển đổi khi thay đổi nhà cung cấp và có lẽ không ngần ngại mua một bộ trang phục được sản xuất bởi nhà cung cấp mới nếu giá cả hợp lý. - Các đối thủ trực tiếp Tính đến năm 2010, ngành Dệt - May có khoảng 3.710 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm 62%, phần lớn có qui mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 24%, còn lại là các doanh nghiệp khác. Sản phẩm chủ lực là sơ mi, áo jacket, veston Căn cứ chung vào tình hình phát triển của toàn ngành Dệt - May và các tiêu chí cạnh tranh của các công ty may xác định được các đối thủ cạnh tranh gồm: Công ty cổ phần May Việt Tiến, Công ty cổ phần May Thăng Long, Công ty cổ phần May Nhà Bè, Công ty cổ phần May 10. Các đối thủ này đều là những thương hiệu nổi tiếng và cùng có dòng sản phẩm. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh đã nêu, gần đây còn có các đối thủ cạnh tranh khác như Ninomax (Công ty Thời trang Việt), Hàng Việt Nam chất lượng cao (Made in Việt Nam). Với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trực tiếp buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và cải tiến mẫu mã mới có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 59 2.3. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Dệt - May giai đoạn 2006 – 2012 2.3.1. Thực trạng về hệ thống tổ chức của ngành 1. Về tổ chức sản xuất Về tổ chức sản xuất của ngành Dệt - May Việt Nam có thể phân ra 4 hình thức như sau: a) Các doanh nghiệp quốc doanh (hay doanh nghiệp nhà nước – DNNN): thuộc hai khu vực quốc doanh Trung ương và quốc doanh địa phương. Các doanh nghiệp quốc doanh Trung ương hiện nay Nhà nước giao cho Tập đoàn Dệt - may Việt Nam quản lý. Các doanh nghiệp quốc doanh địa phương hiện tại Nhà nước giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương quản lý. b) Các doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNQD): Đó là các doanh nghiệp thuộc tập thể và tư nhân làm vệ tinh cho các doanh nghiệp quốc doanh hoặc sản xuất độc lập với qui mô nhỏ. Ngoài ra còn hàng ngàn hộ gia đình tham gia sản xuất nhiều mặt hàng dệt, may khác nhau. Các xí nghiệp tư nhân và hộ sản xuất gia đình này hoạt động dưới sự kiểm soát của Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố. c) Các xí nghiệp liên doanh Các xí nghiệp này bao gồm các bên Việt Nam và bên nước ngoài góp vốn và tài sản để thành lập các xí nghiệp liên doanh được chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Bộ kế hoạch đầu tư cùng với các Bộ chức năng và địa phương quản lý. d) Các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (DTNN) Đây là một bộ phận quan trọng, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó có thể nhận thấy, ngành Dệt - May đã phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Theo niên giám thống kê 2007, tính đến 31/12/2006, ngành Dệt - May Việt Nam có 3.208 doanh nghiệp (57 DNNN, 2519 DN ngoài NN, 632 DTNN). Doanh nghiệp nhà nước 57 doanh nghiệp (chiếm 1,8%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 2519 doanh nghiệp (chiếm 78,5%) và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: 632 doanh nghiệp (chiếm 19,7%). Theo nhóm sản phẩm, sản xuất nguyên liệu và kéo sợi: 96 % doanh nghiệp, sản xuất dệt và hoàn tất: Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 60 388 doanh nghiệp, sản xuất may mặc: 2424 doanh nghiệp, sản xuất phụ trợ phụ liệu: 35 doanh nghiệp, hoạt động thương mại dịch vụ: 265 doanh nghiệp. Trong thời gian qua, cùng với tốc độ tăng trường khá nhanh của ngành Dệt - May nói chung và ngành May nói riêng, các doanh nghiệp may tăng khá nhanh. Trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, ngành May trang phục là ngành có tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp hàng năm tương đối cao khoảng 130%/năm. Đa phần các doanh nghiệp này là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít quan tâm đến thị trường nội địa. Cũng theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp Dệt - May có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đều giữa các vùng miền. Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% số lượng doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yêu đóng tại thủ đô Hà Nội. Khu vực miền Nam chiếm tới 62% số lượng doanh nghiệp, cũng tập trung chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh. Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% số lượng doanh nghiệp toàn ngành. Sự tập trung quá cao này dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp với nhau về đơn hàng, lao động, tiền lương Chi phí sản xuất tăng cao do tốc độ tăng trường GDP bình quân tại các thành phố này đều dẫn đầu cả nước. Quĩ đất ngày càng hạn hẹp, đặc biệt là yêu cầu về tuân thủ Luật bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe. Ở qui mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều đã sắp xếp sản xuất, tổ chức lại các phòng ban, giảm đầu mối. Bộ máy gián tiếp được tinh giản từ trên 20% xuống còn 10% rồi dưới 10%. Thậm chí có nơi, bộ máy gián tiếp chỉ còn 4 – 5% lực lượng lao động toàn xí nghiệp. Trong các doanh nghiệp May, tổ chức lại dây chuyền công nghệ cho phù hợp với điều kiện sản xuất của đơn phụ như: tổ chức sản xuất ngang (phân xưởng cắt, phân xưởng may, phân xưởng hoàn thiện, đóng gói) được thay thế bằng tổ chức dọc (mỗi phân xưởng đều có đủ các bộ phận cắt, may đến hoàn thiện, đóng gói sản phẩm). Ngành dệt, để tận dụng năng lực thiết bị và bảo vệ sức khỏe cho người lao động đã tổ chức sản xuất theo hình thức 3 ca 4 kíp. Ngành May sắp xếp lại lao động và bỏ hẳn sản xuất ca 3, giảm dần sản xuất ca 2. Trong quá trình hoạt động, một số doanh nghiệp có tốc độ phát triển cao, làm ăn có lãi đã mở rộng, lập thêm các doanh Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 61 nghiệp mới hoặc đỡ đầu một số doanh nghiệp yếu kém. Qui mô của doanh nghiệp không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi một địa phương mà mở rộng ra cả nước. Mô hình doanh nghiệp liên tỉnh xuất hiện với công ty mẹ và xung quanh nó là nhiều công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, bao gồm cả sản xuất và kinh doanh thương mại. Tiêu biểu cho mô hình này là các công ty: Dệt - May Hà Nội, Dệt Phong Phú, May 10, May Việt Tiến Đặc biệt là Công ty may Việt Tiến, ngoài các xí nghiệp thành viên với nhiệm vụ chính là sản xuất sản phẩm may mặc còn có các doanh nghiệp sản xuất phụ liệu may, kinh doanh thiết bị, phụ tùng máy may 2. Về tổ chức quản lý Ở qui mô ngành, đã tách một số xí nghiệp ra khỏi xí nghiệp liên hợp để giảm qui mô, tăng hiệu quả quản lý như tách Nhà máy Cơ khí dệt số 2 ra khỏi Nhà máy Liên hợp dệt Việt Thắng, tách xí nghiệp May Phương Đông ra khỏi xí nghiệp may Hữu Nghị Đồng thời sáp nhập một số doanh nghiệp yếu kém vào các doanh nghiệp lớn, làm ăn có hiệu quả như sáp nhập Nhà máy Sợi Vinh, Nhà máy Dệt Hà Đông vào Công ty dệt may Hà Nội, sáp nhập Nhà máy chỉ khâu Hà Nội vào Công ty Dệt Phong Phú. Thành lập Công ty len trên cơ sở sáp nhập nhà máy Len Hải Phòng, Len nhuộm Hà Đông, Dệt chăn len Bình Lợi Sự thay đổi về tổ chức quản lý như trên, nhìn chung đạt hiệu quả tốt. Các doanh nghiệp thành viên yếu kém, sau khi có một doanh nghiệp lớn đỡ dầu đều hoạt động tốt. Có thể nói, qua quá trình cải tiến tổ chức quản lý, các doanh nghiệp của ngành Dệt - May đã trưởng thành từng bước. Nhiều doanh nghiệp từ chỗ phải phấn đấu duy trì sản xuất, đã vươn lên sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác, đa dạng hóa hoạt động của mình. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp Dệt - May luôn có ý thức vươn lên, phát triển thành những công ty mạnh. Cùng với sự lớn mạnh đó là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ từ cấp phân xưởng, phòng ban đến ban lãnh đạo công ty. Sự trưởng thành này càng giúp cho Tập đoàn Dệt - May lớn mạnh về nhiều mặt. Những năm gần đây, để giảm đầu mối, gọn nhẹ, hiệu quả và tăng quyền chủ động cho cơ sở, ngành Dệt - May đã được tổ chức lại thành Tập đoàn Dệt - May Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 62 Việt Nam hiệu quả về tổ chức quản lý Ngành đã ngày càng rõ rệt, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong ngành tốt hơn. 3. Về cơ cấu sở hữu Cơ cấu sở hữu trong ngành Dệt - May đã có những thay đổi lớn. Sở hữu ngoài quốc doanh đã tăng dần, kể cả một số công đoạn như kéo sợi, nhuộm hoàn tất, trước đây, do yêu cầu vốn lớn, đòi hỏi về kỹ thuật công nghệ cao nên chỉ có các lực lượng quốc doanh đảm nhiệm, nay đã có một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia sản xuất. Đặc biệt, trong ngành may mặc, tỷ trọng công nghiệp quốc doanh không còn chiếm ưu thế tuyệt đối như trước, kể cả về số lượng doanh nghiệp, năng lực sản xuất và sản lượng thực tế. Hiện nay, số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 632 doanh nghiệp (chiếm 19,7% số doanh nghiệp của toàn ngành Dệt - May) chia sẻ trên 45% năng lực Dệt - May toàn quốc. Các nước phát triển trước ta ở khu vực Châu Á và trong khu vực, trong bước đầu công nghiệp hóa vẫn phải tận dụng nguồn vốn của nước ngoài để phát triển. Song nếu đặt chiến lược phát triển ngành chủ yếu giành cho nước ngoài đầu tư mà ta không tăng tỷ trọng vốn từ đầu tư trong nước thì không tận dụng được cao lợi nhuận do ngành Dệt - May đem lại và không bảo hộ được các doanh nghiệp Dệt - May trong nước, sẽ chịu sức cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp Dệt - May người nước ngoài đặt tại Việt Nam. Những năm gần đây, trong xu thế chuyển dần các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Tập đoàn Dệt - May cũng đã tiến hành cổ phẩn hóa nhưng với tốc độ chậm nên cũng đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của ngành. 2.3.2. Thực trạng trình độ công nghệ Trình độ công nghệ có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của một ngành hay của doanh nghiệp. Trong 2 thập kỷ qua, ngành Dệt - May của các nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng công nghệ mới với mức độ tự động hóa cao nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm Dệt - May. Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 63 Trong những năm gần đây trình độ công nghệ của ngành Dệt - May Việt Nam đã có những chuyển biến kịp thời. Tuy vậy, nhìn chung trình độ công nghệ của toàn ngành có thể nhận thấy một số đặc điểm: - Sự chênh lệch về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Có thể xếp thứ tự từ cao đến thấp như sau: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. - Sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp dệt và các doanh nghiệp may. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước trong ngành dệt cung cấp vải cho ngành May chỉ có khoảng 20% máy mới, thì các doanh nghiệp may xuất khẩu hầu hết đã được trang bị máy hiện đại thay thế máy móc thế hệ cũ. Nói chung, sản phẩm của các doanh nghiệp dệt không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu. - Tốc độ đổi mới công nghệ của ngành Dệt chậm hơn nhiều so với ngành May. Có thể xem xét thực trạng trình độ công nghệ cụ thể hơn: Đối với ngành Dệt: hầu hết các thiết bị của ngành Dệt đều đã rất cũ, công nghệ lạc hậu và thiếu sự đồng bộ giữa các khâu sản xuất [16], [17], [18]: + Thiết bị và công nghệ kéo sợi: Những năm gần đây được đầu tư một số dây chuyền mới, công nghệ tự động cao như dây chuyền bông chải liên hợp, máy ghép tự động khống chế chất lượng, một số thiết bị khác có lắp hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng, năng lực sợi chải kỹ đã được nâng cao lên đáng kể tới 30%, năng lực chải thô vẫn chiếm 60%. Số cọc sợi đã sử dụng trên 20 năm vẫn chiếm 44,67%, số cọc sợi đã sử dụng từ 10 năm đến 20 năm chiếm 36,62%, số cọc sợi đã sử dụng dưới 10 năm chiếm 8,5%. + Thiết bị và công nghệ dệt thoi: Phần lớn (khoảng trên 7%) là các máy dệt thoi khổ hẹp dưới 54 inch – loại máy dệt mà hầu như các nước trên thế giới còn rất ít dùng. Máy dệt không thoi (máy dệt kẹp, máy dệt sử dụng dòng khí, dòng nước để đưa sợi ngang) chỉ khoảng 20% thuộc loại mới (chủ yếu tập trung ở khu vực dệt - may quốc doanh) còn công cụ dệt ở các hợp tác xã, tư nhân , đa số là máy gỗ cũ kỹ. Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 64 Hiện nay đang tồn tại tình trạng mất cân đối giữa các khâu của quá trình công nghệ dệt vải: năng lực sản xuất của các khâu chuẩn bị thấp hơn so với năng lực của khâu dệt. + Thiết bị và công nghệ in nhuộm, hoàn tất đã lạc hậu, phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu hao nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, dẫn đến chi phí cao. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu thiết bị xử lý làm đẹp và hoàn tất vải có chất lượng cao, nên các sản phẩm dệt không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo các chuyên gia, trong toàn bộ thiết bị in nhuộm, có 35% loại tốt, 30% cần khôi phục và hiện đại hóa, 35% đã sử dụng trên 35 năm cần được loại bỏ dần. + Thiết bị và công nghệ may: Ngành May được chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu cao của thị trường khu vực, Nhật Bản và EU. Song hiện nay, thiết bị ở các khâu trên dây chuyền công nghệ và hoàn tất sản phẩm đều đã sử dụng những thiết bị mới và hiện đại, thì ở khâu chuẩn bị sản xuất, khâu cắt vẫn chủ yếu sử dụng lao động thủ công, năng suất thấp. Công đoạn chuẩn bị sản xuất: các cơ sở công nghiệp may vẫn giác sơ đồ thủ công là chủ yếu. Gần đây, một số cơ sở may đã giác sơ đồ bằng máy tính. Với chương trình chuyên dụng, máy tính cho phép thu nhỏ các chi tiết thiết kế, nhanh chóng tìm ra phương án giác sơ đồ sao cho tận dụng nguyên liệu tối đa, giảm tiêu hao vải tới mức thấp nhất. Nhờ chương trình in sơ đồ, máy sẽ in ra sơ đồ giác mẫu hoặc các chi tiết thiết kế theo tỷ lệ 1:1. Ngoài ra, hiện nay ngành may đã ứng dụng máy vi tính với chương trình thiết kế tự động, người họa sĩ chỉ đưa vào máy các dữ liệu về họa tiết của vải, các sắc màu, kiểu dáng, phương án phối màu máy sẽ nhanh chóng đưa ra những sản phẩm định thiết kế, lưu giữ các sản phẩm thiết kế hài hòa, hợp thời trang. Công đoạn cắt: Một số công ty may đã sử dụng máy trải vải cho phép trải được từ 10 – 150 lớp vải, đảm bảo mép các lớp vải trải thắng đứng. Máy sẽ tự động nâng các xú vải, tự động trải vải đảm bảo các lớp vải trải êm phẳng. Gần đây có một số nơi bắt đầu sử dụng xe lăn đẩy trên bàn trải vải để giảm bớt lao động nặng nhọc, sử dụng dao cắt đầu bàn để tiết kiệm nguyên liệu. Tuy vậy, số công ty sử dụng máy, các thiết bị hiện đại ở công đoạn cắt không nhiều, đa số các công ty trong ngành còn trải vải thủ công. Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 65 Công đoạn may: Các máy may đang sử dụng hiện nay phần lớn là hiện đại, có tốc độ cao 4000 – 5000 vòng/phút, có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Máy may hiện nay là của nhiều hãng, nhiều nước, tuy vậy các công ty may phần lớn đều dùng máy JUKI (Nhật). Bước đầu một số doanh nghiệp đã dùng loại máy trang bị điện tử lại mũi, cắt chỉ tự động. Các thiết bị chuyên dùng: 2 kim, cuốn ống, máy cắt, ziczắc, đính bọ, thùa bằng, thùa đầu tròn đều đã được trang bị. Một số thiết bị mới: dán nilon trên đường may chống thấm qua đường may bước đầu được sử dụng. Công đoạn hoàn tất sản phẩm: Hầu hết các doanh nghiệp may dùng hệ thống là hơi, tối thiểu cũng là loại bàn là treo phun nước để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị nhăn chân chim, một số dùng hệ là hơi tự động vừa cho năng suất cao, vừa cho chất lượng cao. Những năm gần đây, thị trường trong và ngoài nước yêu cầu chất lượng sản phẩm rất cao, thiết bị được đổi mới hiện đại, đòi hỏi công nghệ may cũng phải phát triển đáp ứng yêu cầu mới. Khâu may: các dây chuyền may bố trí vừa và nhỏ cỡ 25 – 26 máy, sử dụng 34 – 38 lao động cơ động nhanh, mỗi khi thay đổi mã hàng chỉ 2 ngày là có thể ổn định sản xuất. Nhân viên kiểm tra được bố trí vào các dây chuyền may để chấn chỉnh sai sót ngay từ đầu. Khâu hoàn tất đã được coi trọng, các thiết bị như súng bắn nhãn mác, máy dò kim, công nghệ tin học mới đã được các công ty áp dụng trong một số khâu sản xuất. Ngành may được coi là ngành có tốc độ đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ nhanh, theo kịp với trình độ chung của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nhận định này chỉ đúng với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn Dệt - May Việt Nam và một số ít doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý. Các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh trong nước có qui mô nhỏ, tiềm lực kinh tế để đổi mới công nghệ rất hạn hẹp nên trình độ công nghệ thấp kém, hệ thống quản lý chất lượng lạc hậu làm cho năng suất lao động và chất lượng sản phẩm không cao. Hiện nay, 2 vấn đề đang tồn tài trong khâu thiết bị và công nghệ của ngành may là: gần như 100% các loại máy móc thiết bị của ngành là nhập khẩu nên giá Trần Ngọc Hưng Quản trị kinh doanh 2010B 66 thành của thiết bị cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới về khấu hao làm cho giá thành sản phẩm cao hơn hàng của nhiều nước. Mặt khác, trình độ sử dụng máy móc, thiết bị của Việt Nam còn thua kém so với các nước khác làm cho khả năng khai thác máy móc thiết bị thấp, làm giảm hiệu quả và tăng giá thành sản phẩm. Ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tăng giá trị gia tăng. Những năm gần đây,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271382_4275_1951649.pdf