MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu. . . .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn và đóng góp của luận văn. . .4
5. Bố cục của luận văn. . .4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 5
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. . . 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại. . .5
1.1.2. Kinh nghiệm trên thế giới và Việt nam về phát triển KTTT. . 23
1.1.3. Lịch sử hình thành và tồn tại trang tr ại ở Vi ệt Nam và Bắc Kạn . 26
1.1.4. Quá trình phát tri ển kinh tế trang trại ở nước ta từ khi đổi mới
theo nền kinh tế th ị trường . . 31
1.1.5. M ột số kết lu ận r út ra từ nghi ên cứu l ý lu ận và th ực ti ễn . 37
1.2. Phương pháp nghiên cứu. .3 8
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết .3 8
1.2.2. Phuơng pháp nghiên cứu . . 38
1.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu . .42
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TỈNH BẮC KẠN. . . . 43
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . . 43
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. . . .43
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2001-2007 . . . 54
1.1.3. Phân tích SWOT về chi ến l ược phát tri ển của Bắc Kạn . 68
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại Bắc Kạn nh ững năm gần đây . 70
2.2.1. Tình hình phát tri ển kinh tế trang trại th ời gian qua . 70
2.3. Phân tích, đánh giá. . 73
2.3.1. Đặc điểm và phương hướng sản xuất của các trang trại tỉnh Bắc Kạn.73
2.3.2. Tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh của các trang trại. . 74
2.3.3. Vấn đề trong phát triển của các trang trại hiện có. . 85
2.3.4. Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế trang trại ở Bắc Kạn . 86
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TỈNH BẮC KẠN THỜI GIAN TỚI. . 89
3.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại. . 89
3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ Công nghiệp
hóa - Hiện đại hoá ở Việt nam. .89
3.1.2. Quan điểm riêng đối với tỉnh Bắc Kạn. .94
3.2. Những định hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn. .9 6
3.2.1. Căn cứ để định hướng. . .9 6
3.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn. . 96
3.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại. . .99
3.3.1. Mục tiêu tổng quát. . .9 9
3.3.2. Mục tiêu cụ thể. . .99
3.4. Giải pháp thực hiện. . .100
3.4.1. Giải pháp chung cho toàn bộ các trang trại. .100
3.4.2. Giải pháp cho nhóm trang trại. . .109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . .111
Kết luận . . .111
Kiến nghị. . .112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .113
PHỤ LỤC . . .116
122 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khoảng 1,91 lần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
và so với các tỉnh khác trong vùng tương đối thấp.
+ Đất trồng cây hàng năm có 32.142 ha chiếm 6,7% trong đó trồng lúa
là 18.736 ha . Đất trồng cây hàng năm còn lại có 13.965 ha chủ yếu gieo trồng
các loại rau, màu, đậu tương (2.558 ha), ngô (14.637 ha), lạc, bông, vùng v.v.
Đất trồng cây lâu năm có 5.567 ha chiếm 1,2% diện tích tự nhiên. Năng suất
cây trồng hàng năm và lâu năm ở Bắc Kạn không cao, bình quân mới chỉ
bằng 60 đến 70% so với năng suất có thể đạt được. Nguyên nhân cơ bản là
nông dân chưa thâm canh mà chủ yếu là quảng canh với nguồn giống chưa
bảo đảm.
+ Đất lâm nghiệp có 420.990,5 ha, chiếm 86,4% diện tích tự nhiên,
trong đó rừng tự nhiên là chủ yếu khoảng 224.151,4 ha (chiếm đến 53,2% đất
lâm nghiệp) nhưng chủ yếu là rừng nghèo, rừng mới phục hồi; rừng trồng
39.352,5 ha chiếm hơn 9,34% đất lâm nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp: trong 5 năm vừa qua diện tích đất phi nông
nghiệp tăng chậm, năm 2000 có 15.622 ha (chiếm 3,22% diện tích tự nhiên)
đến năm 2005 tăng lên 18.582 ha (chiếm 3,82% diện tích tự nhiên) và năm
2007 là 18.816 ha (chiếm 3,9% diện tích tự nhiên).
- Đất chưa sử dụng: diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống trong 5 năm
vừa qua khoảng 42 nghìn ha xấp xỉ 8,6% và hiện nay còn 95.839 ha, chiếm
khoảng 19,68%. Đất chưa sử dụng độ dốc thấp có diện tích rất hạn chế (ước
tính dưới 15%) mà chủ yếu là đất chưa sử dụng có độ dốc lớn với diện tích
chiếm trên 85% hiện nay, chủ yếu dùng vào phát triển lâm nghiệp (rừng
phòng hộ).
Từ kết quả trên cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, riêng đất
chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp là trên 80 ngàn ha. Hiện
nay, hệ số sử dụng đất còn thấp, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên. năng suất
cây trồng, vật nuôi cũng còn tiềm ẩn khá, nếu áp dụng đưa giống mới vào sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
xuất, chế độ canh tác hợp lý thì sẽ đưa được năng suất lên ít nhất là 1,3 - 1,4
lần so với năng suất hiện nay.
2.1.1.5. Tài nguyên nước
Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn, với tổng chiều dài là 313 km,
lưu lượng lớn 105,3 m
3
/s và có nước quanh năm. Các con sông Năng chảy
qua huyện Ba Bể là phụ lưu của Sông Gâm, Sông Phó Đáy bắt nguồn từ
huyện Chợ Đồn là phụ lưu của Sông Lô; Sông Bắc Giang bắt nguồn từ huyện
Na Rì, Sông Ngân Sơn bắt nguồn từ huyện Ngân Sơn là phụ lưu của sông Kỳ
Cùng; suối Nà Vài bắt nguồn từ huyện Ngân Sơn là phụ lưu của Sông Bằng
Giang chảy về tỉnh Cao Bằng và sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn chảy
về tỉnh Thái Nguyên. Ngoài các con sông chính, trong tỉnh còn có các hệ
thống suối lớn, nhỏ khá nhiều, song đa phần nhỏ và ngắn, độ dốc lớn nên
nhiều thác ghềnh. Mùa khô các con suối thường cạn nước, nhưng mùa mưa
nước lại dồn về rất nhanh nên thường gây nên lũ quét ở miền núi. Nguồn
nước của tỉnh Bắc Kạn tương đối phong phú nhất là nước mặt (khoảng 3,7 tỷ
m
3
, hàng năm tiếp nhận 2-2,5 tỷ m
3
nước mưa. Hiện nay việc khai thác tài
nguyên nước mới chỉ dừng lại ở mức tự nhiên là chính, chưa có giải pháp khai
thác tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Trong
tương lai cần đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để hạn chế dòng chảy
chống lũ lụt, xói mòn, rửa trôi, xây dựng các phai, đập, hồ chứa nước cho sinh
hoạt và sản xuất nhằm khai thác hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài
nguyên nước của tỉnh.
2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản
Do đặc điểm lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn nằm trong hai kiểu kiến trúc địa chất
có chế độ địa động khác nhau đã tạo cho Bắc Kạn có tài nguyên khoáng sản
tương đối đa dạng, phong phú rất đặc trưng. Trong các khoáng sản đa dạng và
phong phú của Bắc Kạn thì vàng, chì, kẽm, quặng sắt là khoáng sản có tiềm
năng lớn nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Tóm lại, tài nguyên khoáng sản tại Bắc Kạn tương đối phong phú, đa
dạng và giầu tiềm năng, trong đó quặng chì-kẽm, quặng vàng, quặng sắt và
khoáng sản làm vật liệu xây dựng là có trữ lượng công nghiệp. Song để khai
thác và sử dụng có hiệu quả góp phần làm giầu cho tỉnh đòi hỏi phải có sự
đầu tư lớn về điều tra khảo sát, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật...
2.1.1.7. Tài nguyên rừng
Đến năm 2006 Bắc Kạn có 333.564,37 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có
rừng là 263.503,9 ha, rừng tự nhiên 224.151,4 ha, rừng trồng là 39.352,5 ha
và đất chưa có rừng là 157.484,6 ha. Độ che phủ của rừng chiếm 55%.
Cơ cấu rừng so với tổng diện tích đất lâm nghiệp như sau: rừng sản xuất
276.557,3 ha, chiếm 65,69%; rừng phòng hộ 118.449,2 ha, chiếm 28,14%;
rừng đặc dụng 25.984 ha, chiếm 6,17%. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm
trên 63.000 m
3
.
Nếu như năm 1997 diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn chiếm tới 95%
thì đến năm 2005 diện tích rừng tự nhiên còn 85%. Trong diện tích rừng tự
nhiên, rừng giàu và trung bình chỉ chiếm có khoảng 9%, diện tích rừng phục
hồi và rừng nghèo chiếm khoảng 50% và rừng tre nứa hỗn giao khoảng 20%.
Rừng của Bắc Kạn có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Diện tích rừng sản xuất của
Bắc Kạn chiếm khoảng 65 - 66%, Bắc Kạn có vị trí địa lý nằm ở vùng giao lưu
giữa 2 khu hệ động, thực vật của vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Tuy núi
không cao nhưng rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Rừng Bắc
Kạn có hệ động thực vật phong phú với nhiều nguồn gien quý hiếm, hiện có
khoảng 34 bộ, 110 họ và 336 loài chim, thú, bò sát, lưỡng cư đang sinh sống,
trong đó có 64 loài đã đưa vào sách đỏ Việt nam, đặc biệt có 10 loài đặc hữu
của Việt nam. Về thực vật có 148 họ, 537 chi và 826 loài đang sinh sống và
phát triển, trong đó có 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Tóm lại, rừng Bắc Kạn là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng,
ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những
trung tâm bảo tồn gien động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc
Việt nam.
2.1.1.8. Tài nguyên du lịch
Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên,
khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam.
- Hồ Ba Bể là danh thắng thiên nhiên được công nhận là di tích lịch sử
văn hoá Quốc gia năm 1996, hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công
nhận là di sản thế giới. Hội xuân Ba Bể được tổ chức vào tháng giêng âm lịch
hàng năm.
- Căn cứ địa cách mạng - ATK Chợ Đồn: Đây là một trong những khu
căn cứ mà Bác Hồ và các cán bộ cấp cao của Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc
trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
- Ngoài ra phải kể đến những danh thắng nổi tiếng như: động Puông, động
Nà Poỏng, động Ba Cửa, hang Sơn Dương, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.
2.1.1.9. Về dân số và lao động
Năm 2007 dân số toàn tỉnh ước khoảng 305,8 nghìn người với 7 dân tộc
anh em đang sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 60,4%, dân tộc Kinh
chiếm 19,3%, dân tộc Dao chiếm 9,5% và dân tộc Nùng chiếm 7,4%; mật độ
dân số bình quân 62,8 người/km
2
, dân số nông thôn chiếm 85% và dân số
thành thị 15%. Số người trong độ tuổi lao động là: 200.460 người (chiếm
65,5% tổng dân số).
Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2007 khoảng 169
nghìn người chiếm 85% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
động phổ thông chưa được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp.
Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm
vườn và dịch vụ ở tại hộ gia đình. Đến năm 2007, khu vực công nghiệp - xây
dựng mới thu hút được khoảng 6,3%, khu vực dịch vụ mới thu hút được
khoảng 15,4%; còn lại khu vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 78,3%
trong tổng số lao động. Trình độ nguồn nhân lực của Bắc Kạn vào loại thấp so
với mức bình quân chung của cả nước, lao động qua đào tạo mới chỉ có gần
17% (mức bình quân chung của cả nước là 28%), trong đó qua đào tạo nghề
là 9,5%, lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 1,25%, trình độ
trung cấp 5,2%, công nhân kỹ thuật chỉ có 1,2%.
* Dự báo phát triển dân số
Phát triển dân số được dự báo với phương án mức sinh trung bình, dựa
theo khuôn khổ dự báo phát triển dân số của cả nước đến năm 2010 và 2020
theo xu thế giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên phù hợp với quy luật phát triển
kinh tế xã hội và căn cứ vào thành tựu đạt được về dân số trong những thập
kỷ vừa qua.
Kết quả dự báo cho thấy trong giai đoạn từ năm 2006 2020 dân số
Bắc Kạn bước vào thời kỳ dân số “vàng”(
2
) với cơ cấu dân số trong tuổi lao
động (nam 15 - 60, nữ từ 15 - 55 tuổi) chiếm tới 62,10% vào năm 2010 và
62,5% vào năm 2020. Thời kỳ thời kỳ dân số vàng sẽ tạo ra cho Bắc Kạn
một thách thức lớn về tạo công ăn việc làm cho dân số trong độ tuổi lao
động, tuy nhiên đây là một cơ hội tốt cho tỉnh về nguồn lao động mà nếu
phát huy tốt sẽ là một yếu tố phát triển cực kỳ quý báu đối với Bắc Kạn
trong thời kỳ quy hoạch mới.
2
Dân số “vàng” chỉ thời kỳ cơ cấu lao động trong tổng dân số đạt mức cao từ 55% trở lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Biểu 2.5: Dân số và dự báo phát triển dân số tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020
Đơn vị tính: 1.000 người
Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020
Nhịp độ tăng
bình quân
2006 -
2010
2011-
2015
2016 -
2020
Tổng dân số 300,2 317,1 334,1 352,0 1,10 1,05 1,05
Trong đó:
- Thành thị 46,2 63,3 63,3 133,5 6,5 7,5 8,0
% so tổng số 15,39 19,96 27,2 37,93
- Dân số trong tuổi lao động 185,0 196,6 207,1 218,2 1,22 1,05 1,05
% so tổng số 61,62 62,1 62,2 62,5
Nguồn: Quy hoạch tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 2006-2020.
2.1.1.10. Nguồn lực tài chính và khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc
Kạn trong những năm vừa qua tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân giai đoạn
1997-2007 đạt 22,15%/ năm. Năm 1997 thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh
mới chỉ đạt 16.761 triệu đồng thì đến năm 2007 thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn đã đạt 123.316 triệu đồng. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình
quân đạt 8%. Tính chung nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát
triển trên địa bàn (bao gồm nguồn vốn ngân sách trung ương bổ sung cho
ngân sách địa phương) đều tăng dần qua các năm, bình quân giai đoạn 2001-
2005 ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển tăng 31,64%/ năm, năm
2005 nguồn vốn ĐTPT thuộc ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ 71,41% trong
tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Các nguồn lực ngoài ngân sách: Các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà
nước như nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn từ khu vực dân cư và tư nhân,
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá lớn song vẫn còn chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội do chưa khơi dậy và thu hút được tiềm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
năng to lớn của các nguồn vốn này đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo kết quả chính thức tổng điều tra vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 của
Tổng cục Thống kê, nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước năm 2004 chiếm tỷ
trọng gần 30% trong cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn. Trong 2 năm 2006 và 2007 nguồn vốn các doanh nghiệp trong và ngoài
nước đăng ký đầu tư vào địa bàn đã đạt trên 2000 tỷ đồng. Trong những năm
tới tỉnh Bắc Kạn cần có chính sách hợp lý nhằm khơi dậy được tiềm năng to
lớn từ nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước thu hút vào các hoạt động
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
- Đối với nguồn vốn ODA: Đây là một trong những nguồn lực quan
trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của Bắc Kạn. Trong những năm gần
đây nguồn ODA dành cho Bắc Kạn tăng nhanh đặc biệt là trong năm 2006 và
2007 nguồn vốn ODA dành cho lĩnh vực giao thông và thuỷ lợi của Bắc Kạn
tăng vọt so các năm trước.
Như vậy, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, và con người của tỉnh Bắc
Kạn khá đa dạng, phong phú. Trong đó tiềm năng về khoáng sản và tài
nguyên rừng là một thế mạnh lớn. Bên cạnh đó nguồn lao động tuy không lớn
song cũng là một tiềm năng để phát triển. Ngoài ra Bắc Kạn còn có nguồn tài
nguyên về lịch sử, văn hoá xã hội khá đặc trưng cho vùng và có khả năng thu
hút được sự chú ý, quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Vì vậy có thể
khẳng định tiềm năng của Bắc Kạn có thể tạo được tốc độ tăng trưởng cao
nếu phát huy hết khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có của tỉnh.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001-2007
2.1.2.1. Đánh giá chung
* Về quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Kạn tăng cao trong giai đoạn
2001-2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,85%/năm. Trong 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP không đều do nền kinh tế gặp
nhiều bất lợi của ngoại cảnh. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt
9,66% song đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 12,55% với tổng GDP tính
theo giá hiện hành đạt trên 1.500 tỷ đồng, tăng đột biến so với năm 2006, cao
hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của giai đoạn trước.
Biểu 2.6: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Bắc Kạn, vùng TDMN Bắc Bộ
và cả nƣớc thời kỳ 2001-2005
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
tăng trƣởng kinh tế
Bắc Kạn
Vùng TDMN
Bắc Bộ
Cả nƣớc
Giai đoạn 2001 - 2005 11,85 10,2 7,50
Trong đó:
- Công nghiệp - xây dựng 27,87 17,0 10,2
- Nông lâm thuỷ sản 5,89 5,9 3,8
- Dịch vụ 16,13 10,9 7,00
* Về cơ cấu kinh tế:
- Giai đoạn 2001-2005: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực,
tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm xuống còn 41,96% (giảm 16,28% so
với năm 2000); tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ đều
tăng: công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 21,83% trong cơ cấu kinh tế,
dịch vụ chiếm tỷ trọng 36,21% (tăng 10,24% so với năm 2000).
- Giai đoạn 2006-2007: Trong 2 năm 2006 và năm 2007 nền kinh tế có
nhiều biến động lớn, sự giảm sút trong sản xuất công nghiệp và sự tăng
trưởng đột biến trong năm 2007 của ngành nông nghiệp làm cơ cấu kinh tế
của tỉnh thay đổi. Tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp lên đến 45%, ngành
công nghiệp-xây dựng giảm còn 18,56% và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng
36,44% vào năm 2007.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Biểu 2.7: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001-2007
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
GDP theo giá hiện
hành (tỷ đồng)
561.026 652.225 718.996 901.840 1.060.400 1.235.458 1.514.334
- Nông lâm nghiệp 300.433 340.387 365.564 411.813 444.929 501.370 681.495
- Công nghiệp -
Xây dựng
106.879 129.602 150.893 179.223 231.518 258.030 281.083
- Dịch vụ 153.714 182.236 202.539 310.804 383.953 476.058 551.756
Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 100 100 100
- Nông lâm nghiệp 53,55 52,19 50,84 45,66 41,96 40,58 45,00
- Công nghiệp -
Xây dựng
19,05 19,87 20,99 19,87 21,83 20,89 18,56
- Dịch vụ 27,40 27,94 28,17 34,46 36,21 38,53 36,44
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 10 năm qua đạt cao song chưa
bền vững, còn chịu ảnh hưởng lớn của các tác động ngoại sinh, tiềm lực kinh
tế còn khá nhỏ bé (GDP giá hiện hành năm 2007 bằng 0,15% GDP cả nước).
* Đầu tư xã hội và thu nhập bình quân đầu người:
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng dần qua các năm, giai đoạn 1997 -
2005 tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 27%/năm từ 122 tỷ đồng
năm 1997 lên trên 830 tỷ đồng năm 2005. Trong 2 năm 2006 - 2007 cùng với
các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển với các tỉnh bạn,
tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên nhanh chóng, tính riêng trong năm 2007
tổng mức vốn đầu tư đăng ký thực hiện trên địa bàn ước đạt trên 2.000 tỷ
đồng. Tuy nhiên đến nay khối lượng vốn đầu tư đã đăng ký được giải ngân
không cao.
- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến nay
được tăng lên đáng kể, năm 1997 GDP bình quân đầu người của tỉnh Bắc Kạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
mới chỉ là 1,35 triệu đồng/ người/ năm, đến năm 2007 GDP bình quân đầu người
đã đạt đến con số 4,95 triệu đồng/ người/ năm, (khoảng 310 USD). Tuy chỉ tiêu
này còn thấp so với cả nước (năm 2007 cả nước đạt 830 USD/người/năm) song
kết quả thực hiện trong 10 năm qua cũng là một thành tựu đáng khích lệ.
* Về hoạt động xuất nhập khẩu:
Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ trên địa bàn tỉnh
trong những năm qua không lớn, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu không ổn
định qua các năm, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong 10 năm qua mới
chỉ đạt 6,357 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt 6,3 triệu USD (mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu là quặng và tinh quặng khoáng sản), giá trị nhập khẩu thấp so
tổng kim ngạch XNK hàng năm.
* Về thu ngân sách địa phương:
Thu ngân sách trong những năm vừa qua tốc độ đạt cao song mới đạt hơn
6% so với GDP. Năm 2007 thu ngân sách đạt 123,316 tỷ đồng gấp 4,2 lần so với
năm 2001. Bình quân 5 năm 2001-2005 tốc độ tăng trưởng thu ngân sách bình
quân đạt 22,52%/ năm, tính chung cả giai đoạn 2001-2007 đạt 22,25%/ năm.
Biểu 2.8: Thu ngân sách địa phƣơng qua các năm 2001 - 2007
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Bình quân giai
đoạn (%)
2001-
2005
2001-
2007
Thu ngân sách
nhà nước (tỷ
đồng)
29,036 70,411 107,821 123,316 22,52 25,25
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế Bắc Kạn trong những năm qua tuy đã đạt
được tốc độ cao song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tốc độ
cao hơn cả nước song quy mô còn nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người thấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
hơn nhiều so với mức bình quân chung cuả cả nước, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở
mức cao (trên 30%), kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Sản xuất kinh doanh vẫn còn nhỏ lẻ chưa tạo được tiềm lực kinh tế to lớn.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
a) Ngành công nghiệp - xây dựng
Sản xuất công nghiệp Bắc Kạn có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng
trưởng GTSX ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt 28,86%/ năm. Vào
năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,55 lần so với năm 2000 và năm
2006 đạt 185,9 tỷ đồng tăng 12,67% so với năm 2005, năm 2007 ước thực
hiện đạt 189,031 tỷ đồng, tăng 1,7% so năm 2006. Đến nay, Bắc Kạn đã hình
thành hầu hết các ngành công nghiệp tuy còn rất nhỏ bé, trong đó rõ rệt nhất
là nhóm ngành chủ yếu gồm: Công nghiệp khai thác chiếm 54,58%, công
nghiệp chế biến chiếm 41,08% và công nghiệp phân phối điện nước chiếm
4,34% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Quặng sắt khai thác năm
2006 đạt 207 nghìn tấn, quặng chì-kẽm 25 nghìn tấn, giấy đế 2.155 tấn, xi
măng 22,8 nghìn tấn, Clanhke đạt 18,4 nghìn tấn, gỗ xẻ xây dựng 7 nghìn m3,
lắp ráp ô tô 200 chiếc... Các ngành công nghiệp như khai thác và chế biến
khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản đang được các nhà đầu
tư quan tâm, đã có một số dự án được triển khai thực hiện. Một số cơ sở công
nghiệp trọng điểm có quy mô nhỏ và vừa đã được đầu tư xây dựng như : Liên
doanh may công nghiệp công suất 2,2 triệu sản phẩm/ năm ; nhà máy lắp ráp
và đóng mới ô-tô tải nhỏ công suất giai đoạn I là 500 xe/ năm; nhà máy sản
xuất giấy đế Trung Hoà - Chợ Đồn công suất 2.55 tấn/ năm. Tỷ trọng công
nghiệp trong GDP tăng nhanh từ 11% năm 2000 lên 21% năm 2005.
Đến năm 2005 toàn tỉnh có tới 1.423 cơ sở sản xuất công nghiệp gấp 1,6
lần năm 2000, thu hút 6533 lao động gấp 1,8 lần năm 2000, hầu hết các sản
phẩm công nghiệp trong 5 năm 2001 - 2005 đều tăng khá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Công nghiệp Bắc Kạn năm 2006 và 2007 tăng trưởng chậm lại so với thời
kỳ 2001 - 2005 là do một số doanh nghiệp có giá trị sản xuất lớn chưa tìm
được đầu ra như công nghiệp xi măng, lắp ráp ô-tô nên sản xuất cầm chừng,
một số dự án đưa vào sản xuất chậm...
Biểu 2.9: Giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp trên địa bàn tỉnh 2001-2007
Đơn vị tính: tỷ đồng (giá cố định 1994)
Chỉ tiêu 2001 2005 2006 2007
Tăng trƣởng BQ
2001-2005 %
Tổng giá trị sản xuất 46,4 164,9 185,9 189,031 28,86
- Công nghiệp khai thác 10,7 71,3 72,4 73,2 46,2
- Công nghiệp chế biến 33 83,3 101,3 103 20,3
- CN phân phối điện nước 2,7 9,9 12,1 12,83 30,1
Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Kạn
Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong những năm vừa qua tăng trưởng
đều đặn cùng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng trong 10 năm qua bình quân đạt
26,47%/ năm. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2007 tính theo giá so sánh
1994 gấp 5,47 lần so với năm 2000.
Tóm lại, qua nghiên cứu các số liệu về tình hình phát triển sản xuất của
ngành công nghiệp và xây dựng cho thấy tính phát triển bền vững của công
nghiệp Bắc Kạn không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại sinh.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác và sơ chế khoáng sản vẫn chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành vì vậy không tạo được tích luỹ và mở rộng
sản xuất. Công nghệ sản xuất của ngành là công nghệ trung bình thấp, chưa
tạo được giá trị tăng thêm cao, chủ yếu là sử dụng lao động phổ thông trong
dây chuyền sản xuất vì vậy giá trị sản xuất có thể cao song mức độ đóng góp
của ngành đối với tăng trưởng kinh tế còn hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
b) Ngành nông - lâm - thuỷ sản
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp giai đoạn
2001-2005 đạt bình quân 5,91%, năm 2006 GTSX của ngành tăng trưởng
chậm lại do gặp nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng
GTSX toàn ngành chỉ đạt 4,6%. Năm 2007 sản xuất nông nghiệp được phục
hồi do đó tốc độ tăng GTSX cao hơn những năm trước, ước đạt trên 13%.
Nông nghiệp và nông thôn Bắc Kạn những năm qua đã có bước chuyển
biến tích cực, sản lượng lương thực tăng nhanh và cơ bản đảm bảo an ninh
lương thực tại chỗ. Cơ cấu kinh tế trồng trọt, chăn nuôi và khai thác, dịch vụ
nông lâm thuỷ sản đang từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực và sản
xuất thêm nhiều hàng hoá, tạo thêm việc làm cho nhân dân.
Biểu 2.10: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2001-2007
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2005 2006 2007
Tăng
trƣởng
2001-2005
(%)
Tổng GTSX (Giá
CĐ 94)
Tỷ đồng 328,274 509,320 532,741 626,096 5,91
Nông nghiệp Tỷ đồng 280,859 409,197 423,374 501,173 7,81
Lâm nghiệp Tỷ đồng 99,031 96,509 104,937 119,503 -0,51
Thuỷ sản Tỷ đồng 2,384 3,614 4,430 5,420 8,67
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Kạn
Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-
2005 đạt bình quân 5,89%/năm, là mức khá cao so với các tỉnh trong vùng núi
phía Bắc. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm từ 58,24%
năm 2000 xuống còn 41,96% vào năm 2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
* Ngành nông nghiệp
- Trồng trọt: Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 87.545 tấn năm 2000
lên 148.544 tấn (2007). Diện tích trồng lúa đạt khoảng 21.233 ha sản lượng đạt
92.939 tấn và ngô là trên 16.133 ha và sản lượng đạt 55.605 tấn (2007). Bước
đầu đã hình thành được vùng sản xuất chuyên canh trồng cây công nghiệp ngắn
ngày như đậu tương khoảng 2.126 ha (2007), thuốc lá khoảng 600 ha (2007),
lạc trên 500 ha và mía 232 ha, phân bố trên hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh.
Riêng cây chè có trên 100 ha (2006) và ước khoảng gần 300 ha (2007), chất
lượng cao tại các huyện Chợ Mới, Ba Bể và vùng chè tuyết shan, phân bố tại
một số xã của các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể và Bạch Thông.
Bắc Kạn thực hiện khá tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nông
nghiệp và nông thôn đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt
là sử dụng giống lai vào sản xuất với tỷ lệ diện tích trồng giống mới là lúa:
30%, ngô: 90%, thuốc lá: 100%, tỷ lệ giống lợn mới: 40%. Năng năng suất,
sản lượng cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên, năng suất lúa đạt 43,77
tạ/ha (2007); ngô đạt 34,47 tạ/ha (2007).
Bắc Kạn còn phải kể đến diện tích trồng cây ăn quả đạt khoảng 4.000 ha
trong đó cam quýt cho thu hoạch trên 800 ha, vải 400 ha, nhãn 240 ha, mận,
mơ 1.300 ha. Tổng sản lượng quả các loại của Bắc Kạn khá lớn đến gần 5.000
tấn, trong đó cam quýt trên 1000 tấn, mơ mận trên 2000 tấn và còn lại là vải
nhãn v.v...
- Chăn nuôi: Mặc dù dịch bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của gia
súc nhưng so với tốc độ hàng năm vẫn phát triển khá về cả đàn lợn, đàn bò.
Bên cạnh đó gia súc, gia cầm trong tỉnh cũng phát triển khá với chất lượng
rất tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Biểu 2.11: Thống kê gia súc gia cầm tỉnh Bắc Kạn 2001 - 2007
Đơn vị tính: 1000 con
TT Hạng mục
Thời gian
2001 2005 2006 2007
1 Trâu 87,0 84,0 83,86 93,82
2 Bò 32,5 40,0 40,19 88,18
3 Lợn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Cạn.pdf