Luận văn Thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số xã huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, năm 2018

LỜI CAM ĐOAN. I

LỜI CẢM ƠN.II

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.III

DANH MỤC CÁC BẢNG. IV

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ . VI

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3

1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC CỦA GIUN ĐŨA, GIUN TÓC,

GIUN MÓC/MỎ.3

1.1.1. Bệnh giun đũa .3

1.1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun đũa.3

1.1.1.2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi quang học .4

1.1.1.3. Chu kỳ phát triển của giun đũa .5

1.1.1.3. Triệu trứng lâm sàng và tác hại của bệnh giun đũa .6

1.1.2. Bệnh giun tóc.7

1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun tóc.7

1.1.2.2.Đặc điểm hình thể trứng giun tóc.8

1.1.2.3.Chu kỳ phát triển của giun tóc .9

1.1.2.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun tóc.10

1.1.3. Bệnh giun móc/mỏ .10

1.1.3.1. Đặc điểm hình thái và phân loại của giun móc/mỏ. .10

1.1.3.2. Đặc điểm hình thể trứng giun móc/mỏ.11

1.1.3.3. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ .12

1.1.3.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun móc/mỏ .14

pdf87 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số xã huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người để bón cây và có thể do trứng giun ở đất chịu tác dụng của ánh nắng mặt trời nhiều hơn, nhiệt độ cao hơn nên dễ bị hủy hoại hơn [32]. - Miền Bắc: tỷ lệ nhiễm ở vùng đồng bằng 80 - 95%; vùng trung du: 80 - 90%; vùng núi: 50 - 70%; vùng ven biển: 70% - Miền Trung: vùng đồng bằng: 70,5%; miền núi: 38,4%; ven biển: 12,5%; Tây Nguyên: 10 - 25% - Miền Nam: vùng đồng bằng: 45 - 60%. Tuy tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhưng cường độ nhiễm thấp, tại đa số các vùng điều tra số trứng trung bình trên một gam phân < 10.000 trứng. Tình trạng nhiễm giun đũa phối hợp với nhiều loại giun khác khá phổ biến: 89% số người nhiễm có từ 2 loại giun trở lên. Bệnh giun tóc có tỷ lệ nhiễm cũng rất khác nhau theo từng vùng, đặc biệt có sự khác nhau rõ rệt giữa miền Nam và miền Bắc. - Miền Bắc: Tỷ lệ nhiễm rất cao chỉ đứng sau bệnh giun đũa. Vùng đồng bằng: 58 - 89%; Trung du: 38 - 41%; Vùng núi: 29 - 52%; Ven biển: 28 - 75% - Miền Trung: Đồng bằng: 27 - 47%; Vùng núi: 4 - 10%; Ven biển: 12,7%; Tây nguyên: 1,7% - Miền Nam: Tỷ lệ nhiễm thấp nhất so với cả nước. Vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm chỉ từ 0,5 - 1,5% Nguyên nhân có thể do miền Nam không có tập quán dùng phân tươi để bón cây trồng, mặt khác số giờ nắng, cường độ nắng và nhiệt độ cao hơn miền Bắc nên trứng giun dễ bị tiêu diệt ở ngoại cảnh hơn. Nhiễm giun đũa thường phối hợp với nhiễm giun tóc. Cường độ nhiễm giun tóc ở mức độ nhẹ: ở đa số các vùng điều tra số trứng trung bình trên một gram phân < 1.000 trứng. 23 Bệnh giun móc/mỏ: có tỷ lệ nhiễm đứng thứ hai sau bệnh giun đũa. Qua các kết quả điều tra, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở Việt Nam từ 3 - 80% tuỳ theo tính chất nghề nghiệp, tập quán canh tác, điều kiện vệ sinh và tính chất thổ nhưỡng ở từng vùng. - Miền Bắc: Tỷ lệ nhiễm đa số ở vùng đồng bằng từ 30 - 60%. Vùng ven biển tỷ lệ nhiễm cao hơn cả (67%) rồi đến vùng trung du (64%) và vùng núi (61%). - Miền Nam và Nam Trung bộ: vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm là 52%, ven biển 68%, trung du 61%, cao nguyên 47%. Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở mức độ nhẹ, đa số các mẫu điều tra đều có số trứng trung bình/gram phân (EPG) < 1.000 trứng. Nhiễm giun móc/mỏ phối hợp với các loại giun khác chiếm từ 50 - 70% số người nhiễm. Phụ nữ ở lứa tuổi lao động có tỷ lệ nhiễm cao hơn nam do phụ nữ thường làm các công việc tiếp xúc với đất và phân nhiều hơn như làm cỏ, chăm bón lúa và rau màu... Nhiễm giun móc/mỏ cũng liên quan mật thiết đến lứa tuổi: tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tăng dần theo tuổi. Yếu tố nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ. Công nhân mỏ than thường có tỷ lệ nhiễm cao (30 - 85%), nông dân nhiễm nhiều hơn ngư dân (76,1% so với 55,1%), người trồng rau nhiễm nhiều hơn người trồng lúa (69% so với 11%) [32]. Điều tra của Nguyễn Thị Việt Hòa (2001-2005) tại xã Mễ Trì Hạ cho thấy 49,6% người điều tra thường xuyên ăn rau sống, 19,5% thường xuyên uống nước chưa đun sôi, 46,3% không thường xuyên đi giầy dép, 58,4% không rửa tay trước khi ăn và 51% không rửa tay sau khi đại tiện [34], [35]. Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Vân (1995) tỷ lệ nhiễm giun móc ở hai xã ngoại thành Hải Phòng là 43%, trong đó xã chuyên canh rau màu có tỷ lệ nhiễm cao hơn (56,9%) so với xã chuyên canh rau màu, xen kẽ lúa (29,1%) [36]. Tương tự, kết qủa nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cs (1995) cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở phụ nữ tại những vùng trồng lúa xen kẽ rau màu đồng bằng Bắc Bộ là 43,4% và cường độ nhiễm chủ yếu là ở mức độ nhẹ số trứng < 1000 [5]. 24 Nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Hưng và cs. (2002) tại một xã đồng bằng của tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ nhiễm ít nhất một loại giun của cư dân từ 15 đến 49 tuổi là 96,5%, tỷ lệ nhiễm giun đũa 82,7%, tỷ lệ nhiễm giun tóc 69,9% và tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 20,4% [37]. Nghiên cứu tại hai tỉnh Lào Cai và Hà Tĩnh cho thấy rằng mức độ nhiễm giun móc chủ yếu ở mức độ nhẹ, chưa phát hiện trường hợp nhiễm nặng: Lào Cai (nhẹ 100%), Hà Tĩnh (nhẹ 98,1%, trung bình 1,9%) [9]. Trần Kiều Anh và cs. (2014) nghiên cứu tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An trên 420 phụ nữ 18 - 49 tuổi cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 49,5% [38]. Nghiên cứu của Cao Bá Lợi (2010) tại tỉnh Phú Thọ cho thấy các nữ công nhân ở nông trường chè tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 49,4% [39]. Nghiên cứu của Đỗ Trung Dũng (2010), thực trạng nhiễm GTQĐ ở PNTSS tại một số điểm của Lào, Cămpuchia và Việt Nam tỷ lệ nhiễm chung các loại GTQĐ ở Việt Nam là 56,9% [40]. Phan Văn Trọng và cs. (2002) nghiên cứu GTQĐ tại một số vùng nông thôn ở Đăk Lăk, cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở phụ nữ trên 15 tuổi là 73,9%. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở vùng trồng rau màu (82,5%) và cường độ nhiễm giun móc/mỏ trung bình (1.207 trứng/gram phân) cao hơn đáng kể so với vùng trồng lúa và cây công nghiệp. Kết quả điều tra thực trạng vệ sinh môi trường cũng cho thấy tỷ lệ gia đình không có nhà tiêu cao 45,1%, nhà tiêu không hợp vệ sinh 43,4%, tỷ lệ gia đình có người không đại tiện vào nhà tiêu là 73,1% và 12,3% gia đình còn dùng phân tươi để bón rau màu [41]. Nghiên cứu tại Đắk Lắk cũng cho thấy tỷ lệ người dân không biết đường lây nhiễm của GTQĐ là 89,1% và không biết tác hại của GTQĐ 86,7%. Tỷ lệ có tẩy giun định kỳ 1-2 lần/năm là 24,4% và 62,6% không tẩy bao giờ. Không dùng bảo hộ khi tiếp xúc với đất canh tác 58,1%. Tỷ lệ đại tiện ngoài nhà tiêu là 41,3%. Nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ ở những đối tượng không thường xuyên đi giày dép, không thường xuyên sử dụng nhà tiêu, có sử dụng phân tươi để bón cây trồng, không tẩy giun định kỳ 1-2 lần/năm tương ứng cao gấp 3,5 lần so với các nhóm còn lại. Nghiên cứu trên cũng cho thấy tỷ lệ 25 giun móc/mỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm người có hiểu biết đúng về nguyên nhân, tác hại và đường lây truyền bệnh [42]. Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun ở cộng đồng người Ê đê của Thân Trọng Quang (2009) tại hai xã Hòa Xuân và Ea Tiêu, Đăk Lắk cho thấy tỷ lệ nhiễm chung là 75,1%, nhiễm giun đũa 57%, giun móc 37%, giun tóc 1,7%, đa số là nhiễm nhẹ [13]. Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh GTQĐ tại Gia Lai (2003) cho thấy tỷ lệ nhiễm ít nhất một loại GTQĐ ở PNTSS là 65,3%, tỷ lệ nhiễm một loài giun là 53,7%, đa nhiễm là 11,6%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa là 5%, giun tóc 20,2% và nhiễm giun móc/mỏ là 51,8% [43]. Kết quả điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cho thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở các đối tượng tại tỉnh Yên Bái vẫn còn tương đối cao. Nghiên cứu Nguyễn Trọng Phú (2007) Trung Tâm phòng chống Sốt rét tỉnh Yên Bái cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ của người dân xã Phú Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là 91%, nhiễm giun đũa 66,3%, nhiễm giun tóc 63,9%, nhiễm giun móc/mỏ 57,9% [44]. Nghiên cứu về đường lây truyền, tác hại và các biện pháp phòng chống bệnh giun truyền qua đất của các tác giả rất khác nhau tùy theo thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu: Tại một xã nông thôn tỉnh Thái Bình thấy nguyên nhân lan truyền bệnh giun do nguồn nước bị ô nhiễm 15,1%, ruồi nhặng 14,2%; lây truyền vào cơ thể người qua thức ăn 65,9%, qua ăn uống 15,1%, qua đường da 8,6% Phan Văn Trọng (2002) đường lây truyền của giun vào cơ thể người qua đường tiêu hoá 8,8%, qua da 1,5%, không biết 89,1% [29]; 86,7% người không biết tác hại của nhiễm giun móc/mỏ; 10,6% người cho là gầy yếu; 2,7% người cho là thiếu máu [41] Nguyễn Văn Khá và CS (2002-2004) điều tra kiến thức phòng chống giun sán của các dân tộc tại tỉnh Đăk Lăk có 46,17% người cho tác hại của bệnh giun sán là đau bụng; 25,83% người cho là ốm yếu; 23,33% người trả lời không biết ; 47,17% cho là ăn, uống chín, 32,17% rửa tay trước khi ăn, 43,16% không biết; 14,33% có tẩy giun hàng năm, 85,67% không tẩy giun 26 hàng năm, 48,83% ăn rau sống, uống nước lã, 42,67% không biết; 9,16% nhà có hố xí và 80,84% nhà không có hố xí . Xét nghiệm tìm trứng giun đũa khuyếch tán ra môi trường đất; kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Thế, Nguyễn Nhân Kim (1963) tại Hà Nội thấy trứng giun đũa ở sàn nhà sàn lớp học, bàn học sinh; ở nông thôn tìm thấy trứng giun đũa ở sân, lối đi, trong nền nhà, trên bàn, trên ghế với tỷ lệ 3 trứng giun/100g đất, đặc biệt số trứng tăng lên 19 lần ở khu vực xung quanh hố xí. Do vậy sử dụng phân người và phân gia súc (chó, lợn, gà) bón hoa màu cũng là nguồn khuyếch tán trứng giun đũa ra môi trường cho nên ngoại cảnh cũng là nguồn ủ trứng giun đũa quanh năm Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội đã điều tra sự khuyếch tán của trứng giun tóc ở ngoại cảnh với 16,6% mẫu đất tìm thấy trứng giun, 6,8-33,5 trứng/100 gram đất, 30% phân ủ có trứng giun chưa bị phân huỷ và trên 380 ruồi được xét nghiệm thấy có 1 trứng giun [11] Điều tra sự ô nhiễm ấu trùng giun móc/mỏ ở ngoại cảnh miền Bắc thấy vùng đồng bằng 100-140 ấu trùng/100 gram đất, trung du 8-35 ấu trùng/100 gram đất, vùng núi 0,2-0,7 ấu trùng/100 gram đất. Mức độ phân bố còn phụ thuộc vào tính chất thổ nhưỡng của địa phương, phương thức canh tác trong nông nghiệp, tình trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, tình trạng sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh và thói quen đại tiện bừa bãi... 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU PNTSS từ 15 - 49 tuổi không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp sinh sống trong địa bàn được lựa chọn để nghiên cứu. Loại trừ những phụ nữ đang cho con bú, mới uống thuốc tẩy giun trong vòng 3 tháng tính đến ngày điều tra hoặc mắc các bệnh cấp tính. 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 -12/2018 Địa điểm nghiên cứu: tại 05 xã thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Xã Xà Hồ Xã Pá Lau Xã Bản Công Xã Trạm Tấu Xã Hát Lừu Điểm nghiên cứu huyện Trạm Tấu 28 2.3. THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang về tình hình nhiễm GTQĐ ở PNTSS từ 15 - 49 tuổi. 2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu được tính theo công thức của WHO (2000) [4] n = Z 2 (1 - α/2) p (1 - p) d2 Trong đó: - n: là số mẫu nghiên cứu tối thiểu cần có. - p: là ước tính tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở PNTSS tại thời điểm nghiên cứu - d: là độ chính xác tuyệt đối, chọ d = 6% (0,06). - Z2(1- α/2) là hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α =0,05), ta có Z2(1- α/2) = 1,96. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Bá Lợi (2010) tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở nữ công nhân các nông trường chè tỉnh Phú Thọ năm 2009 là 49,4%, nghiên cứu này cũng điều tra phụ nữ trong độ tổi sinh sản 15 - 49 tuổi. Do vậy chúng tôi ước tính p = 50% [39], thay vào công thức ta có: n = Z 2 (1 - α/2) p (1 - p) = 1,96 2 0,5 x (1 – 0,5) = 266 d2 (0,06)2 Vậy số PNTSS tối thiểu để tham gia nghiên cứu tại 05 xã, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là 266 người làm tròn bằng 270. Để dự phòng những trường hợp không tham gia nghiên cứu hoặc không lấy được mẫu, chúng tôi cộng thêm khoảng 10%, vì vậy cỡ mẫu cần điều tra là 300 người. 2.3.2.Phương pháp chọn mẫu Chọn chủ đích huyện Trạm Tấu, bốc thăm chọn ra 05 xã trong tổng 11 xã của toàn huyện. Tại mỗi xã lập danh sách PNTSS 15 - 49 tuổi rồi chọn ngẫu nhiên theo hệ thống để lấy được 300 phụ nữ tham gia nghiên cứu chia đều cho 05 xã. 29 2.4. CÁC KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 2.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Kato - Katz theo tài liệu hướng dẫn của WHO (2000). Về cơ bản đây là phương pháp Kato được Katz cải tiến năm 1972 để định lượng trứng giun trong mẫu phân bằng cách đong phân vào hố đong làm bằng plastic hay bìa carton. Hố đong phân dày 1,5 mm chứa được 41,7 mg phân [4] - Thuận lợi hơn, đơn giản hơn, nhanh hơn so với các kỹ thuật khác. - Kỹ thuật có độ chính xác cao, có thể áp dụng tại cộng đồng. - Định lượng được trứng giun trong mẫu phân. Cách lấy mẫu bệnh phẩm - Phân đựng vào lọ sạch, có dán nhãn ghi tên, tuổi, mã số các thông tin trước khi phát cho PNTSS. - Cán bộ y tế xã và y tế thôn hướng dẫn tỷ mỷ cho PNTSS cách lấy mẫu phân (không được dính đất cát, lấy ở nhiều vị trí trên rìa khuôn phân, khối lượng phân cần lấy bằng đầu ngón chân cái). - Hẹn phụ nữ sáng hôm sau mang phân tới trạm y tế nộp để làm xét nghiệm và phỏng vấn bộ câu hỏi KAP. Các dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu - Lam kính có kích thước 2,5 x 7,5 cm - Lọ đựng phân; - Que tre dài 15 cm, - Giấy cellophane có kích thước 25 x 35 mm, được ngâm trong dung dịch xanh malachite 24 giờ (xanhmethylen 3%, 100ml glyxerin, 100 ml nước cất). - Pank không mấu. - Giá đựng tiêu bản. 30 - Bộ Kato-Katz gồm (lưới lọc bằng sắt không rỉ hoặc bằng nhựa có lỗ 250 μm, que gạt phân và hố đong). - Găng tay, khẩu trang, bút viết kính, túi để rác. - Kính hiển vi quang học. Quy trình xét nghiệm được tiến hành theo SOP của Viện Sốt rét - Dùng que lấy khoảng 100 mg phân (bằng hạt ngô) đặt lên giấy báo hoặc giấy thấm. - Đặt lưới lọc lên trên phân. - Dùng que ấn nhẹ cho phân lọt qua lưới lọc rồi gạt lấy phân phía trên. - Đặt phiến đong phân lên lam kính rồi lấy phân từ que gạt phân cho đầy vào lỗ đong. - Sau khi đã cho phân lấp đầy hoàn toàn hố đong, gạt nhẹ trên miệng hố để loại phần phân thừa, cẩn thận nhấc phiến đong ra, để lại phân đã đong trên lam kính. - Đặt mảnh cellophane lên trên phân. - Dùng nút cao su hoặc lam kính khác ấn nhẹ cho phân dàn đều ra đến rìa của mảnh cellophane. - Để tiêu bản từ 15 phút - 60 phút đến khi trong và khô. - Soi phát hiện trứng giun sán bằng kính hiển vi với vật kính 10x, thị kính 10x. Sau đó chuyển sang vật kính 40x để xác định loài và đếm trứng trong toàn bộ tiêu bản. - Cách tính số trứng trên gram phân được thực hiện bằng phép nhân số trứng đếm được trên 1 lam nhân với 24 2.4.2. Kỹ thuật phỏng vấn, thu thập thông tin bộ câu hỏi KAP Đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 15 - 49 tuổi đã mang mẫu phân làm xét nghiệm thì được phỏng vấn bộ câu hỏi KAP (phụ lục 1) - Hỏi trực tiếp. 31 - Sai số có thể gặp trong phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành do ngôn ngữ bất đồng giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. - Hạn chế sai số bằng cách chọn người địa phương là cán bộ y tế xã, y tế thôn, huyện hoặc phụ nữ xã cùng đi phỏng vấn làm phiên dịch khi cần. - Tập huấn thành thạo các kỹ năng phỏng vấn và dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. 2.5. CÁC BIẾN SỐ CHỈ SỐ SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ TRONG NGHIÊN CỨU 2.5.1.Các biến số Nhóm biến số Biến số Chỉ số Phương pháp thu thập Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Tuổi Nhóm tuổi được tính theo năm dương lịch Phỏng vấn trực tiếp Nghề nghiệp Nghề nghiệp chiếm ưu thế Phỏng vấn trực tiếp Dân tộc Dân tộc chiếm đa số Phỏng vấn trực tiếp Trình độ học vấn Trình độ chiếm đa số Phỏng vấn trực tiếp Thu nhập Thu nhập ở mức trung bình Phỏng vấn trực tiếp Loại nhà ở Tỷ lệ % các loại nhà Phỏng vấn trực tiếp Nguồn nước sử dụng Tỷ lệ % hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch Phỏng vấn trực tiếp Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh Tỷ lệ % hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh Phỏng vấn trực tiếp Mục tiêu 1 Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm GTQĐ Nhiễm chung GTQĐ Tỷ lệ % nhiễm ít nhất một loài giun Xét nghiệm phân Nhiễm giun đũa Tỷ lệ % nhiễm giun đũa Xét nghiệm phân 32 ở PNTSS tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, năm 2018. Nhiễm giun tóc Tỷ lệ % nhiễm giun tóc Xét nghiệm phân Nhiễm giun móc/mỏ Tỷ lệ % nhiễm giun móc/mỏ Xét nghiệm phân Nhiễm một loài giun Tỷ lệ % nhiễm giun đũa hoặc tóc hoặc giun móc/mỏ Xét nghiệm phân Nhiễm 2 loài giun Tỷ lệ % nhiễm phối hợp giun đũa - giun tóc hoặc giun đũa - giun móc/mỏ hoặc giun tóc - giun móc/mỏ Xét nghiệm phân Nhiễm 3 loài giun Tỷ lệ % nhiễm phối hợp giun đũa - giun tóc giun móc/mỏ Xét nghiệm phân Cường độ nhiễm GTQĐ Tỷ lệ % nhiễm nhẹ, nhiễm trung bình, nhiễm nặng Xét nghiệm phân Mục tiêu 2 Đánh giá các yếu tố liên quan nhiễm GTQĐ ở PNTSS. Kiến thức về phòng bệnh GTQĐ của PNTSS Nguồn thông tin về bệnh giun Tỷ lệ % PNTSS tiếp cận được nguồn thông tin về bệnh giun Phỏng vấn trực tiếp Biết được các nguyên nhân gây bệnh giun Tỷ lệ % PNTSS biết nguyên nhân về bệnh giun Phỏng vấn trực tiếp Biết các tác hại của bệnh giun Tỷ lệ % PNTSS biết được tác hại của bệnh giun Phỏng vấn trực tiếp Biết được tên các loại giun Tỷ lệ % PNTSS biết tên các loại GTQĐ Phỏng vấn trực tiếp Biết cách phòng tránh nhiễm giun Tỷ lệ % PNTSS biết cách phòng tránh nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Thực hành phòng chống bệnh GTQĐ 33 Thói quen rửa tay Tỷ lệ % PNTSS rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh Phỏng vấn trực tiếp Thói quen ăn rau sống Tỷ lệ % PNTSS ăn rau sống Phỏng vấn trực tiếp Sử dụng phân tươi để bón lúa và hoa màu Tỷ lệ % hộ gia đình dùng phân tươi Phỏng vấn trực tiếp Sử dụng dày, dép khi đi làm ruộng Tỷ lệ % PNTSS dùng dày, dép Phỏng vấn trực tiếp Uống thuốc tẩy giun Tỷ lệ % PNTSS uống thuốc tẩy giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan đến tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở đối tượng NC Mối liên quan giữa dân tộc với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm dân tộc có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa nghề nghiệp của PNTSS với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa trình độ học vấn của PNTSS với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm trình độ học vấn có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa số con của PNTSS với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm số con có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa thu nhập gia đình với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm thu nhập có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa Phỏng vấn trực tiếp 34 nguồn nước sử dụng với tỷ lệ nhiễm giun thống kê của nhóm nguồn nước có nguy cơ nhiễm giun Mối liên quan giữa sử dụng nhà tiêu với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm sử dụng nhà tiêu có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa sử dụng phân tươi với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm sử dụng phân tươi có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa thường xuyên đi giày, dép với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm không đi giày, dép có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa PNTSS uống thuốc với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm không tẩy giun có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa kiến thức của PNTSS với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm kiến thức có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan giữa thực hành với tỷ lệ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm hành vi có nguy cơ nhiễm giun Phỏng vấn trực tiếp 35 2.5.2. Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu 2.5.2.1. Chỉ số đánh giá tỷ lệ nhiễm giun bằng xét nghiệm phân Tổng số người xét nghiệm dương tính (1 loại, 2 loại hoặc 3 loại giun) TL nhiễm giun (%) = x 100 Tổng số người được XN Tổng số người nhiễm 1 loại giun (giun đũa, giun tóc hoặc giun móc) TL đơn nhiễm (%) = x 100 (nhiễm 1 loại giun) Tổng số người nhiễm giun Tổng số người nhiễm 2-3 loại giun TL đa nhiễm (%) = x 100 (nhiễm 2-3 loại giun) Tổng số người nhiễm giun Cường độ nhiễm từng loại GTQĐ dựa theo bảng phân loại cường độ nhiễm GTQĐ của WHO, (2000) [4]. Số trứng giun đếm được - Cường độ nhiễm giun (EPG) = x 24 1 lam xét nghiệm Tổng số EPG/1gram phân mỗi cá nhân - Cường độ nhiễm trung bình = Tổng số người được xn Bảng 2.5. Phân loại cường độ nhiễm cho mỗi loài giun Loài Cường độ nhiễm Nhiễm nhẹ (trứng /gam) Nhiễm TB (trứng /gam) Nhiễm nặng (trứng /gam) Giun đũa 1 - 4.999 5000 - 49.999 ≥ 50.000 Giun tóc 1 - 999 1.000 - 9.999 ≥ 10.000 Giun móc 1- 1.999 2.000 - 3.999 ≥ 4.000 36 2.5.2.2. Các chỉ số đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống nhiễm giun của Phụ nữ tuổi sinh sản Cách phân mức độ KAP trong nghiên cứu dựa vào kết quả cho điểm theo KAP, để việc cho điểm chính xác chúng tôi phân ra làm 2 loại biến đó là biến kiến thức A, biến thực hành B cho mỗi vấn đề nghiên cứu và chấm điểm cho mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, phân theo mức độ như sau: Kiến thức gồm gồm 29 ý tính điểm 0 - 13 điểm: Kiến thức không đạt 14 - 29 điểm: Kiến thức đạt Bảng 2.6. Bảng điểm đánh giá kiến thức phòng chống GTQĐ ở PNTSS STT Câu hỏi Câu trả lời Chấm điểm B 12 Chị biết về bệnh giun truyền qua đất (giun đũa, giun tóc, giun móc) qua các phương tiện Tivi/Đài truyền thanh trung ương 1 điểm Báo/tạp chí 1 điểm Áp phích, tranh cổ động, tờ rơi 1 điểm Nhân viên y tế 1 điểm Truyền thông viên 1 điểm Loa phát thanh thôn 1 điểm B 13 Chị có biết nhiễm giun gây ra tác hại gì không? Rối loạn tiêu hóa 1 điểm Gầy yếu, thiếu máu, thiếu sắt 1 điểm Đau bụng, ngứa, dị ứng 1 điểm Giun chui ống mật, Tắc ruột 1 điểm B 14 Chị có biết những nguyên nhân nào dẫn tới nhiễm giun? Hay ăn rau sống,Uống nước không đun sôi 1 điểm Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện 1 điểm Hay đi chân đất 1 điểm B 15 Chi cho biết những ai dễ bị nhiễm giun nhất? Nông dân 1 điểm Công nhân 1 điểm Trẻ em 1 điểm Tất cả mọi người 1 điểm 37 B 16 Chi biết những loại giun nào? Giun đũa 1 điểm Giun tóc 1 điểm Giun móc/mỏ 1 điểm B 17 Chị cho biết loại giun nào dễ bị nhiễm nhất? Giun đũa 1 điểm Giun tóc 1 điểm Giun móc/mỏ 1 điểm B19 Chi cho biết muốn phòng tránh nhiễm giun phải làm gì? Uống thuốc tẩy giun 1 điểm Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 1 điểm Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch 1 điểm Không sử dụng phân tươi bón lúa và hoa màu 1 điểm Vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường 1 điểm Thường xuyên đi dép 1 điểm Cộng 29 điểm Thực hành gồm 7 ý tính điểm 0 - 3 điểm: Kiến thức không đạt 4 - 7 điểm: Kiến thức đạt Bảng 2.7. Bảng điểm đánh giá thực hành phòng chống bệnh GTQĐ STT Câu hỏi Trả lời Chấm điểm B 20 Chị thường rửa tay khi nào? Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh 1 điểm Trước khi nấu ăn 1 điểm Trước khi cho con ăn 1 điểm Sau khi cho trẻ đi vệ sinh 1 điểm B 21 Gia đình chị có hay ăn rau sống không? Có 0 điểm Không 1 điểm B 23 Nhà chị có hay dùng phân tươi bón lúa bón cây ăn quả, cho cá ăn không? Có 0 điểm Không 1 điểm 38 B 24 Chị đã uống thuốc tẩy giun chưa: Có 1 điểm Không 0 điểm Cộng 7 điểm - Chỉ số đánh giá các yếu tố liên quan đến nhiễm GTQĐ. Nhiễm giun OR (95% CI) Có Không Nguy cơ Có a b Không c d Cộng a + c b + d Trong đó: a: Số có nhiễm giun và có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. b: Số không nhiễm giun và có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. c: Số có nhiễm giun và không phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. d: Số không nhiễm giun và không phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. Tỷ suất chênh OR = 𝐚𝐝 𝐛𝐜 Tiêu chuẩn đánh giá: OR >1, khoảng tin cậy 95% không chứa 1, p< 0,05, sự kết hợp có ý nghĩa thống kê dương tính. 2.6. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Làm sạch số liệu: Sau khi phỏng vấn xong các phiếu được kiểm tra lại, những phiếu thiếu thông tin, thông tin mập mờ không đúng theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra thì được loại bỏ trước khi nhập số liệu. Phân tích số liệu: Số liệu thu thập được nhập vào phần mềm Epidata 3.1, Microsoft Excell 2010 và xử lý bằng các phương pháp thống kê y sinh học SPSS, Stata 10. Sử dụng test thống kê: P, t test ... 39 Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun với một số yếu tố được phân tích theo giá trị OR , test χ2 , P, 95% CI. 2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện sau khi Hội đồng khoa học của Học viện Khoa học và công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ và Hội đồng Đạo đức của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thông qua. Tất cả các đối tượng tham gia xét nghiệm đều trên tinh thần tự nguyện, miễn phí. - Các kết quả xét nghiệm này chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. - Các quy trình xét nghiệm trong nghiên cứu là quy trình chuẩn của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cũng như của WHO. - Tất cả các trường hợp tham gia nghiên cứu nếu xét nghiệm dương tính với các loại giun sá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_trang_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_nhiem_giun_tr.pdf
Tài liệu liên quan