LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. 3
I. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển 3
II. Vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. 5
1. Khái niệm bảo hiểm. 5
1.1. Định nghĩa. 5
1.2. Phân loại bảo hiểm. 5
2. Vai trò của ngành bảo hiểm. 6
3. Vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. 8
III. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển 9
1. Đặc điểm và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. 9
1.1. Đặc điểm quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. 9
1.2. Trách nhiệm của các bên liên quan. 10
2. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 13
2.1. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển 13
2.2. Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. 14
3. Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 15
3.1. Điều kiện bảo hiểm C ( ICC – C ). 16
3.2. Điều kiện bảo hiểm B ( ICC- B ) 18
3.3. Điều kiện bảo hiểm A ( ICC- A ) 18
3.4. Điều kiện bảo hiểm chiến tranh. 19
3.5. Điều kiện bảo hiểm đình công. 20
3.6. Trách nhiệm của bảo hiểm về mặt không gian và thời gian. 20
4. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 21
4.1. Khái niệm. 21
4.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm. 21
4.3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm. 23
5. Khiếu nại dòi bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 27
5.1. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất. 27
5.2. Thủ tục khiếu nại đòi bồi thường. 28
6. Giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 30
6.1. Giám định tổn thất. 30
6.2. Bồi thường tổn thất. 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM. 33
I. Thực trạng bảo hiểm ở Việt Nam. 33
II.Thực trạng ngành bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. 40
III. Đánh giá dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam 44
1.Thực trạng 44
1.1. Tăng trưởng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển . 49
1.2. Công tác khai thác bảo hiểm: 53
2. Lợi thế của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 58
3. Tồn tại và khó khăn. 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN DỊCH VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM. 67
I. Định hướng 67
1. Định hướng phát triển dịch vụ bảo hiểm. 67
1.1. Phát triển sản phẩm bảo hiểm. 67
1.2. Phát triển công tác tiếp thị. 67
1.3. Phát triển thương hiệu bảo hiểm: 68
1.4. Chăm sóc khách hàng: 68
1.5. Bồi thường: 69
1.6. Tình hình sử dụng vốn: 70
1.7. Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hội nhập sâu - rộng vào thị trường bảo hiểm thế giới : 70
2. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. 71
2.1. Công tác chăm sóc khách hàng: 71
2.2. Mức phí bảo hiểm: 74
2.3. Về công tác tổ chức kinh doanh. 75
2.4. Về phòng và hạn chế tổn thất: 78
2.5. Về công tác bồi thường: 80
2.6. Về công tác cán bộ: 80
2.7. Liên kết các doanh nghiệp bảo hiểm với các tổ chức ngân hàng. 83
2.8. Một số vấn đề khác. 83
II. Kiến nghị 85
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
93 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8897 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đã bộc lộ một số yếu kém, đó là tình trạng cạnh tranh gay gắt chủ yếu bằng hạ phí bảo hiểm thấp hơn cả phí tái bảo hiểm ra nước ngoài hoặc tỉ lệ bồi thường chung của thị trường; trích lập dự phòng chưa đủ, hồ sơ bồi thường còn tồn đọng nhiều. Năm 2009, nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, trong đó có ngành bảo hiểm sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trước tình hình trên đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư phát triển công nghệ mới, phát triển sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực điều hành doanh nghiệp, hợp tác chia sẻ thông tin, rủi ro để phát triển lành mạnh. Ngành bảo hiểm phát huy hơn nữa thành tựu đã đạt được trong 15 năm qua, quyết tâm xây dựng thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển bền vững, vượt qua thử thách, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng, thiết thực của nền kinh tế xã hội, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu chiến lược giai đoạn 2003-2010, chuẩn bị cho chiến lược phát triển ngành giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dự báo ngành bảo hiểm phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2009. Song đây cũng là cơ hội để ngành bảo hiểm mở rộng thị trường. Bởi khi khủng hoảng tài chính xảy ra, lãi suất liên tục giảm, người dân sẽ tìm đến bảo hiểm như một sự bảo toàn chắc chắn.
Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường là điều kiện để cho khách hàng có thêm lựa chọn khi quyết định mua bảo hiểm, đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Những năm gần đây, ngành bảo hiểm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 1993, doanh thu ngành bảo hiểm mới chỉ đạt 700 tỷ đồng, chiếm 0,37% GDP, thì đến năm 2008, con số này ước đạt 21.314 tỷ đồng, chiếm 2,22% GDP. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng liên tục được cải thiện. Năm 1993, ngành BH có vốn chủ sở hữu 145 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 188 tỷ đồng, thì đến nay vốn chủ sở hữu đã lên tới hơn 17.500 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ đạt tới 35.485 tỷ đồng.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 20% trong vòng 10 năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Tính đến nay, đã có 21 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động có vốn nước ngoài. Quá trình mở cửa thị trường bảo hiểm đã kích thích các doanh nghiệp trong nước mở rộng kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, tích lũy lợi nhuận đóng góp trở lại cho nền kinh tế. Thống kê cho thấy, năm 2008, đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 58.896 tỷ đồng tập trung vào các lĩnh vực: trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng… Nguồn vốn đầu tư này không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội mà còn khiến nguồn bảo tức của khách hàng mua bảo hiểm trở nên dồi dào hơn.
Thực trạng ngành bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam.
Nền kinh tế tiếp tục phát triển với sự tăng trưởng của nông nghiệp, công nghiệp, thương mại xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và đầu tư toàn xã hội đã tạo đà cho các Doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ một tiềm năng khai thác tốt. Tuy nhiên, biến động của thị trường chứng khoán cũng làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm thận trọng hơn trong việc đầu tư từ vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn và dự phòng nghiệp vụ vào lĩnh vực này.
Bảng 2.3: Tỷ lệ bồi thường theo nghiệp vụ của toàn thị trường.
Nghiệp vụ bảo hiểm
Tổng doanh thuphí bảo hiểm
Tổng bồi thường
Tỷ lệ bồi thườngchung toàn nghiệpvụ
BH sức khỏe và tai nạn con người
180,922
112,321
62.08%
BH hàng hóa vận chuyển
117,125
28,597
24.42%
BH hàng không
78,636
2,994
3.81%
BH xe cơ giới
510,091
226,908
44.48%
Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản
162,448
68,548
42.20%
BH gián đoạn kinh doanh
5,531
12,809
231.59%
BH thân tàu và TNDS chủ tàu
222,741
44,200
19.84%
BH trách nhiệm chung
37,386
1,334
3.57%
BH nông nghiệp
161
12
7.45%
BH tín dụng và rủi ro tài chính
103
0
0.00%
BH tài sản và thiệt hại
496,180
207,374
41.79%
Tổng(Total)
1,811,324
705,097
38.93%
Đơn vị : 1000000 VNĐ
Bảng 2.4: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 6 tháng đầu năm 2008.
Nghiệp vụ bảo hiểm
Doanh thu
Tỷ lệ bồi thường
Bảo hiểm xe cơ giới
1700
756
Bảo hiểm kỹ thuật
1191
357,8
Bảo hiểm tàu thuỷ
602
240,8
Bảo hiểm con người
577,8
320,8
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển
472,3
130,6
Bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt
457
113
Tổng
5000
1940
Đơn vị: tỷ đồng
Thực tế ngành bảo hiểm phi nhân thọ 6 tháng đầu năm bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 5.562 tỉ đồng tăng 43% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.700 tỉ đồng, PVI 1.124 tỉ đồng, Bảo Minh 997 tỉ đồng, PJICO 511 tỉ đồng. Chiếm tỉ trọng lớn là các nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới 1.699 tỉ đồng, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 602 tỉ đồng, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 583 tỉ đồng. Toàn thị trường đã giải quyết bồi thường 1.940 tỉ đồng tỉ lệ bồi thường 35%. Top 3 nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao bao gồm BH Con người 55,5%, BH Thân tàu và TNDS chủ tàu 49,2%, BH Xe cơ giới 44,5%. Top 3 doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao bao gồm Bảo Long 50,4%, PVI 43%, Bảo Minh 41,3%. Như vậy tỉ lệ bồi thường 6 tháng đầu năm có nhiều khả quan nhưng chưa xét đến những tổn thất đã xảy ra đang xử lý hồ sơ bồi thường. Trong đó:
Bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cao nhất, đạt 1.700 tỉ đồng. Dẫn đầu là Bảo Việt 523 tỉ đồng, Bảo Minh 319 tỉ đồng, PJICO289 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 756 tỉ đồng, chiếm 44,4%. Doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là QBE 69,5%, Bảo Minh 57%, Bảo Long 55,8%, PTI 59,2%.
Bảo hiểm kỹ thuật có doanh thu đứng thứ hai trên thị trường 1.191 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kì 2007, trong đó bảo hiểm xây dựng lắp đặt 457 tỉ đồng tăng 14,7%, bảo hiểm thiết bị điện tử đạt 32 tỉ đồng tăng 669% so với cùng kì 2007, biểu hiểm máy móc thiết bị đạt 18 tỉ đồng giảm 46,2% so với cùng kì 2007, Bảo hiểm Dầu khí đạt 326 tỉ đồng, giảm 20,4%. Ngoài ra các nghiệp vụ bảo hiểm khác trong bảo hiểm kỹ thuật đạt 432 tỉ đồng cũng tăng 150%. Dẫn đầu doanh thu bảo hiểm xây dựng lắp đặt là PVI 217 tỉ đồng, Bảo Việt 122 tỉ đồng, BIC 24,7 tỉ đồng. Dẫn đầu doanh thu bảo hiểm máy móc thiết bị là UIC 4 tỉ đồng và Bảo Việt 3,6 tỉ đồng. Dẫn đầu doanh thu Bảo hiểm Dầu khí PVI 323 tỉ đồng, UIC 2,4 tỉ đồng. Dẫn đầu doanh thu bảo hiểm thiết bị điện tử là PTI 27 tỉ đồng, Bảo Việt 2,3 tỉ đồng, MIC 2,2 tỉ đồng. Top 03 doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao trong bảo hiểm kỹ thuật là PJICO 62,2%, Bảo Minh 60%, Bảo Long 56%.
Bảo hiểm Thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu có doanh thu đứng thứ ba trên thị trường 602 tỉ đồng tăng 45,7% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu về doanh thu là PVI 193 tỉ đồng, Bảo Việt 187 tỉ đồng, Bảo Minh 106 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 296 tỉ đồng chiếm 49,2% doanh thu. Doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Bảo Long 50,4%, , PVI 43%, Bảo Minh 41,3%.
Bảo hiểm Con người đạt doanh thu 577,8 tỉ đồng tăng 44,3% so với cùng kì năm 2007. Dẫn đầu là Bảo Việt 264,5 tỉ đồng, Bảo Minh 133,9 tỉ đồng, PVI 41 tỉ đồng. Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường là 320,7 tỉ đồng chiếm 55,5% doanh thu. Bồi thường có tỉ lệ cao là PJICO 83%, Bảo Việt 65%, PTI 63,5%, Bảo Minh 63%, Bảo Ngân 54%, Groupama 51%.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt doanh thu 472,3 tỉ đồng tăng 59,8% so với cùng kì năm 2007. Dẫn đầu là Bảo Việt 153 tỉ đồng, Bảo Minh 85 tỉ đồng, PJICO 56,7 tỉ đồng, PVI 41,7 tỉ đồng. Bồi thường có tỉ lệ cao là Bảo Long 74,8%, MIC 29%, PTI 25%.
Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro đạt doanh thu 457 tỉ đồng đã tăng 9% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Minh 119,6 tỉ đồng tiếp đến là Bảo Việt 89,5 tỉ đồng, PVI 88,5 tỉ đồng, PJICO 28 tỉ đồng. Bồi thường có tỉ lệ cao là VASS 59,4%, PTI 52,6%.
Năm 2009, cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới nền kinh tế xã hội Việt Nam. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh bị giảm sút về đầu ra tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước và xuất khẩu nước ngoài bị thu hẹp. Không ít doanh nghiệp đã phải cắt giảm sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động hoặc cố gắng duy trì lực lượng lao động nhưng không đủ ngày công hàng tháng. Tình hình này ảnh hưởng nhiều tới khả năng tài chính đóng phí bảo hiểm để tham gia bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, gián đoạn kinh doanh và bảo hiểm cho người lao động. Các ngành nghề gặp khó khăn trong khi có giá trị tài sản lớn và đóng phí bảo hiểm nhiều bao gồm: các cơ sở đóng tàu, kinh doanh vận tải biển và thủy nội địa, hàng không, than khoáng sản, dầu khí, thép, xi măng. Doanh thu phí bảo hiểm Phi nhân thọ Quý I/2009 đạt 2.992 tỉ đồng, tăng 9,5% so với cùng kì năm 2008, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng cùng kì 2008 tới 40% .Ví dụ như: Bảo hiểm hàng hóa đạt 179 tỉ đồng, giảm 15%. 10 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất là Bảo Việt 822 tỉ đồng, giảm 8,99% so với cùng kì; PVI đạt 709 tỉ đồng, tăng 25,74%, Bảo Minh đạt 447 tỉ đồng, giảm 13%; PJICO đạt 215 tỉ đồng, giảm 14,23%; PTI đạt 75,5 tỉ đồng, tăng 11,5%; MIC 74 tỉ đồng, tăng 293%; Viễn Đông đạt 62 tỉ đồng, giảm 1,17%; Bảo Long đạt 61,7 tỉ đồng, tăng 19,5%; Hàng không đạt 61 tỉ đồng (mới hoạt động); SVI đạt 59,5 tỉ đồng, tăng 207%. Nhìn chung các nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu lớn chiếm tỉ trọng cao có tốc độ tăng trưởng chậm lại so với cùng kì 2008. Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao chiếm thị phần lớn đã có tốc độ tăng trưởng âm so với cùng kì như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO. Điều này phần nào phản ánh khó khăn của thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ giai đoạn đầu năm 2009.
III. Đánh giá dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam
1.Thực trạng
Có thể nói lịch sử phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam được gắn liền với sự ra đời và sự phát triển của bảo hiểm nước ta. Kể từ khi bảo hiểm Việt Nam ra đời cho đến nay, nghiệp vụ phát triển của ngành bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu luôn là một loại hình bảo hiểm chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng phí bảo hiểm toàn thị trường. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của việt Nam có thể được nhìn nhận theo giai đoạn phát triển.
Thời kỳ bảo hiểm hoạt động theo cơ chế độc quyền Nhà nước. Giai đoạn này chỉ có một tổ chức bảo hiểm duy nhất là bảo hiểm hoạt động phục vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo nghị định thư. Quy mô và phạm vi bảo hiểm của thời kỳ này còn rất hạn chế, hoạt động của thị trường không có sự cạnh tranh.
Thời kỳ bảo hiểm hoạt động trong nền kinh tế thị trường: Vào những năm cuối thập niên 80, với chính sách kinh tế mở, cùng nhịp độ phát triển của nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã có những bước phát triển của nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã có những bước phát triển đáng kể. Đứng trước yêu cầu đa dạng hóa các loại hình kinh doanh bảo hiểm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định và nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng bảo hiểm trong nước để đầu tư lại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị định 100/ CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về hoat động kinh doanh bảo hiểm theo hướng thị trường mở trên thị trường bảo hiểm Việt Nam bắt đầu phát triển, nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời trên thị trường đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm để giành khách hàng và tăng doanh thu phí. Nhiều vấn đề mới nảy sinh và bất cập trong thời kỳ này đã ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty bảo hiểm. Nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm, đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế- xã hội, Luật kinh doanh bảo hiểm đã được quốc hội thông qua ngày 09/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001. sau khi Luật này được ban hành, chính phủ và bộ Tài Chính đã ban hành những văn bản thi hành luật nhằm phát huy tối đa hiệu quả của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Nền kinh tế Việt Nam cũng như trong khu vực, trong năm vừa qua đã có tác động tích cực đối với toàn ngành bảo hiểm Việt Nam. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã tăng cường bám sát khách hàng hơn tích cực khai thác những khách hàng quen thuộc và những khoảng trống của thị trường. Trong thời gian qua trình độ của các nhân viên bảo hiểm Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt qua nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ở trong nước cũng như ở nước ngoài, bắt kịp với trình độ chung của khu vực và trên thế giới, do vậy việc tư vấn giúp đỡ khách hàng lựa chọn tham gia bảo hiểm cũng như khai thác dịch vụ đã thuận lợi hơn. Sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, vai trò của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã được khẳng định. Việc tuyên truyền quảng cáo đã được các doanh nghiệp chú trọng hơn trước rất nhiều trong đó hình thức hội nghị khách hàng vẫn được đánh giá là hình thức tuyên truyền quảng cáo mang lại hiệu quả nhất. Thị trường đã có 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, một số doanh nghiệp đã tiến hành khai thác thêm các nghiệp vụ tích cực triển khai các sản phẩm bảo hiểm mới. Vì vậy nên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian vừa qua hoạt động tương đối đa dạng và sôi động. Tất cả các yếu tố trên đã tác động tích cực tới thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006. Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%; cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%. Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với năm trước. Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là EU 8,7 tỷ USD; ASEAN 8 tỷ USD; Nhật Bản 5,5 tỷ USD và Trung Quốc 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong năm 2007 một số thị trường có xu hướng giảm như Australia và Iraq.
Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 đạt hơn 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong năm 2007 là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD, tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo 2,5 tỷ USD, tăng 34,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hóa chất 1,4 tỷ USD, tăng 39,1%; ô tô 1,4 tỷ USD, tăng 101%; sản phẩm hóa chất gần 1,3 tỷ USD, tăng 27,1%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1,1 tỷ USD, tăng 52,6%, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 1 tỷ USD, tăng 31,9%.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam tính đến cuối năm 2008, tổng doanh thu thị trường bảo hiểm hàng hóa Việt nam đạt trên 688 tỷ đồng tăng trên 30% so với cùng kỳ năm trước. Top 7 về doanh thu bảo hiểm hàng hóa bao gồm các công ty:
Tên doanh nghiệp
Doanh thu (tỷ đồng)
Thị phần
Bảo Việt
190,97
27.75%
Bảo Minh
143,58
20.86%
PJICO
79,12
11.49%
Bảo Long
65,68
9.54%
PVI
54,90
7.98%
UIC
39,36
5.72%
VIA
31,98
4.65%
Các công ty khác
82,71
12.02%
Tổng
688,31
100.00%
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt nam
Mặc dù có mức tăng trưởng cao, tuy nhiên các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được khoảng 5% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu. Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta. Thực trạng này đã tồn tại trong một thời gian dài, chủ yếu là do các thói quen mua FOB bán CIF trong hoạt động ngoại thương và một phần do năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều.
Năm 2007 tiếp tục chứng kiến tình hình cạnh tranh gay gắt để giành quyền bảo hiểm từ các khách hàng quen thuộc cũng như những mặt hàng có tỷ lệ tổn thất cao. Cũng giống như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm hàng hóa phải đối mặt với một thực tế là khách hàng cùng một lúc san sẻ dịch vụ cho nhiều công ty bảo hiểm khác nhau để tranh thủ việc cạnh tranh về phí bảo hiểm. Đặc biệt đối với một số công ty bảo hiểm mới ra đời khi thương hiệu còn chưa được nhiều người biết đến và thiếu đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm lại phải “chạy” doanh thu nên cách chào giá cạnh tranh đến mức phi kỹ thuật là gần như bắt buộc.
Thực trạng thiếu khai thác viên có kinh nghiệm ngày càng nghiêm trọng khi số lượng các công ty bảo hiểm ngày càng nhiều và việc di chuyển sang công ty khác để có vị trí cao hơn càng phổ biến. Một vài công ty thiếu cán bộ có kinh nghiệm trong bảo hiểm hàng hóa nên các đơn bảo hiểm cấp ra đôi khi chưa phù hợp, lấy điều khoản của nghiệp vụ khác áp dụng cho loại hình này hay chấp nhận cấp đơn bảo hiểm hàng hóa cho các đối tượng không phải là hàng hóa vận chuyển. Cũng đã có những trường hợp môi giới tham gia “phá” thị trường bằng việc kết hợp cả bảo hiểm thân vỏ container của người chuyên chở với hàng hóa của chủ hàng rồi để các công ty bảo hiểm thiếu kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn trong thu xếp tái bảo hiểm…
1.1. Tăng trưởng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển .
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trong năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng tương đối tốt so với năm 2007 và 2006. Kim ngạch tham gia bảo hiểm của toàn thị trường tăng khoảng 75% trong khi phí bảo hiểm tăng gần 20% so với năm 2007 trong đó bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước tăng 27,20%. Sự tăng kim ngạch bảo hiểm và phí bảo hiểm trong thời gian qua là do nhiều yếu tố như: Kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước tăng, chủ yếu ở mặt hàng xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị và xuất khẩu dầu thô, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, chè,... Trong khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, sự cạnh tranh giữa các nhà bảo hiểm tuy diễn ra gay gắt nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm đã nâng cao chất lượng dịch vụ về mọi mặt nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong cả nước và phần nào đã tạo lòng tin trên thị trường nên kết quả thị phần kim ngạch tham gia bảo hiểm tăng đáng kể, cụ thể trong năm 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm đạt tỷ lệ gần 35% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước cao hơn giai đoạn 1995- 1998 bình quân chỉ chiếm gần 14% tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu và giai đoạn 1998- 2005 là 25%.
Ngành bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đạt tỷ trọng tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Do dịch vụ này là rất quan trọng
Bảng 2.5: Bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu toàn thị trường từ 2002- 2007
Stt
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
KN NK(Tr.USD)
Tốc độ tăng(%)
8.155
-
11.144
36,35
11.478
3,00
11.390
-0,77
11.500
0,97
15.200
32,17
2
KN NK được BH(Tr.USD)
Tốc độ tăng (%)
1.916
-
2.370
23,71
2.132
-10,04
2.188
2,66
2.200
5,10
4.362
98,27
3
tỷ lệ kim ngạch NK được BH(%)
23,48
21,26
18,57
19,21
19,13
28,70
4
doanh thu phí BH( 1000$)
tốc độ tăng
7.048,48
-
8.874,84
25,91
7.108,89
-19,90
7.874,03
10,76
8.500
7,95
10.892
29,20
5
KN NK không được BH ở VN( 1000$)
Tỷ lệ(%)
6.239
76,52
8.774
78,74
9.346
81,43
9.202
80,79
9.300
80,87
10.838
71,30
Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết BHH toàn thị trường – VIN ARE
Bảng 2.6: Tỷ lệ hàng hoá được bảo hiểm trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Viêt Nam(2004- 2008).
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tỷ lệ bảo hiểm hàng xuất khẩu(%)
3.83
4.34
4.75
5.2
5.6
Tỷ lệ bảo hiểm hàng nhập khẩu(%)
19.12
18.96
19.45
20.4
21.5
( Nguồn: Số liệu tổng kết của BM- HN)
Từ bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ kim ngạch hàng hóa tham gia bảo hiểm tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng về phí bảo hiểm do nhiều yếu tố ảnh hưởng như: cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, sự lựa chọn điều kiện bảo hiểm của khách hàng để bảo hiểm hàng hoá của mình, sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm... Ví dụ: trong 6 tháng đầu năm 2007 kim ngạch nhập khẩu xăng dầu là lớn chiếm tỷ trọng 25% tổng kim ngạch nhập khẩu. Với mặt hàng này thường chỉ bảo hiểm theo điều kiện( điều khoản) chở dầu dời, một vài doanh nghiệp còn bảo hiểm rủi ro thiếu hụt nhưng tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng rất thấp, trung bình chỉ khoảng 10% hay gạo xuất khẩu tỷ lệ phí bảo hiểm xuất đi philipin chỉ bằng 50% phí đi Iraq...
Bảng 2.7: Tổng doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển toàn thị trường
Năm
Tổng DT phí BH
Tổng bồi thường
Tỷ lệ bồi thường.
2006
546440
283542
51.89
2007
117125
28597
24,42
Nguồn: HHBH Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ truyền thống của hầu hết các công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hiện nay với sự tham gia kinh doanh nghiệp vụ này của 28 công ty làm cho quá trình cạnh tranh diễn ra hết sức sôi động và gay gắt. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường không những giảm mạnh mà các công ty còn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng, với vai trò là người tư vấn và là nhà bảo hiểm cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Hầu hết các công ty bảo hiểm hiện nay đều rất coi trọng việc giữ lại số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm cũ thông qua tiếp tục hợp đồng hàng năm đồng thời tích cực chủ đồng tìm kiếm và khai thác khách hàng mới trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Trình độ, năng lực nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên bảo hiểm ngày càng một nâng cao giúp cho quá trình tư vấn, phân tích đánh giá rủi ro, đưa ra các biện pháp để phòng và hạn chế tổn thất có hiệu quả. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu thường bảo hiểm lô hàng hóa có giá trị rất lớn vì vậy việc tái bảo hiểm là vô cùng quan trọng. Gần đây các công ty kinh doanh nghiệp vụ này đã phân tích rút ra kinh nghiệm trong công tác tính toán mức giữ lại và nhượng tái hợp lý. Họ đã chọn ra được thị trường tái bảo hiểm và các nhà nhận tái bảo hiểm có uy tín trên thế giới như: Munich Re, Swiss Re hay một số thị trường tái bảo hiểm của Nhật Bản và London. Do vậy uy tín các công ty bảo hiểm gốc của Việt Nam ngày càng tăng và tạo được sự tín nhiệm và tin cậy của khách hàng tham gia bảo hiểm.
1.2. Công tác khai thác bảo hiểm:
Công tác khai thác là một khâu rất quan trọng trong các doanh nghiệp, các công ty, khai thác được coi như là đầu vào cho hoạt động sản xuất tạo ra lợi thế thương mại cuối cùng cho doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống còn của công ty. Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dịch vụ tài chính không có hoạt động sản xuất cho nên họ chủ yếu tập trung vào khai thác thị trường. Nếu các công ty khai thác tốt tức là bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm, mang lại doanh thu lớn sẽ là cơ sở để tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm.Chính vì tính chất quan trọng của khâu khai thác mà hầu hết các công ty bảo hiểm phải lập ra các chiến lược khai thác. Công việc khai thác càng trở nên khó khăn hơn trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Vào đầu năm các nhân viên của phòng bảo hiểm hàng hải phải thu thập được thông tin về kim ngạch xuất khẩu, qua đó sẽ tập hợp số liệu để lập kế hoạch khai thác và định mức thu phí trong năm của các đối tượng. Đối với khách hàng mới thì các cán bộ phải tìm cách tiếp cận để tìm hiểu về ngành hàng, nhóm hàng, cách thức đóng gói chất xếp, luồng vận chuyển. Các nhân viên phải tìm cách tiếp cận được với những khách hàng này cho họ thấy sự hiện diện của công ty và giúp họ hiểu hơn về sản phẩm mà công ty co thể cung cấp. Thông qua tư vấn giúp đỡ các công ty xuất nhập khẩu lựa chọn điều kiện bảo hiểm phù hợp. Đối với khách hàng cũ, các khách hàng truyền thống, các nhân viên phải thuyết phục được họ tiếp tục hợp đồng một cách tự nguyện. Lượng khách hàng truyền thống này sẽ đảm bảo cho công ty một doanh thu ổn định. Một công ty bảo hiểm có lượng khách truyền thống chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ chất lượng dịch vụ của công ty là rất tốt và biểu phí phù hợp.
1.3. Đóng góp của ngành bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển vào nền kinh tế
Do đảng và nhà nước ta đã mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Bảng 2. Tình hình xuất nhập khẩu toàn thị trường 2004 - 2008
(Nguån: Sè liÖu tæng kÕt cñaVINARE)
Từ năm 2004 đến năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 11.6 tỷ USD. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu tăng 31% so với năm 2003.Hàng nhập khẩu chủ yếu tăng ở các mặt hàng máy móc , thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. So với nhập khẩu, xuất khẩu tăng nhanh và dần dần đuổi kịp nhập khẩu. năm 2008 tăng 23,5% so với năm 2007. Tình hình xuất nhập khẩu khả quan đem lại cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Đóng góp của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vào nền kinh tế quốc dân trong những năm qua là rất lớn; khoảng từ 10 – 20%.
1.4. Thực trạng tổn thất và bồi thường trong bảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam.doc