MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu: 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu: 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 5
1.1.1 Khái niệm Ly hôn: 5
1.1.2. Khái niệm Ly hôn có yếu tố nước ngoài. 8
1.2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ (VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ TÀI SẢN) CỦA LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 10
1.2.1 Quan hệ về nhân thân 11
1.2.2 Quan hệ về tài sản 12
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 13
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. 13
2.1.1 Hệ thống luật quốc gia. 13
2.1.2 Pháp luật quốc tế về ly hôn có yếu tố nước ngoài 25
2.2 Các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài 30
2.2.1. Về luật tố tụng. 30
2.2.2 Về luật nội dung. 37
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 44
3.1 Thực trạng giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 44
3.2. Nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên 48
3.3 Giải pháp, kiến nghị 51
KẾT LUẬN 65
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10756 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài” (khoản 3 Điều 33) để phân định thẩm quyền của toà án cấp huyện và toà án cấp tỉnh trong việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu.
2.1.2 Pháp luật quốc tế về ly hôn có yếu tố nước ngoài
a, Điều ước quốc tế.
Bên cạnh pháp luật quốc gia, ĐUQT được coi là nguồn pháp luật quan trọng điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung, ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Trong quan hệ quốc tế, ngay từ những năm 80, Việt Nam đã ký kết một số điều ước quốc tế (ĐUQT) song phương trong đó có những quy định điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, dưới dạng hợp đồng tương trợ thư pháp (HĐTTTP). Trong các HĐTTTP Việt Nam đã thoả thuận với nước ký kết nguyên tắc, cách thức hỗ trợ nhau trong hoạt động tư pháp như: tống đạt giấy tờ, điều tra, thu thập chứng cứ, lấy lời khai của đương sự, công nhận và cho thi hành các bản án của nước ký kết... Đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, HĐTTTP quy định nguyên tắc lựa chọn pháp luật để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.
- HĐTTTP đầu tiên mà Việt Nam ký kết với nước ngoài là HĐTTTP giữa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Đức (cũ) được ký ngày 15/12/1980. Tuy nhiên hiệp định này đã hết hiệu lực từ ngày 03/10/1990. Hiện nay, Cộng hoà liên bang Đức tuyên bố kế thừa hiệp định này trên lãnh thổ bang Berlin và 5 bang: Branden burg, Mecklencurg-Vorpommern, Sachsen-Anhlt, Sachsen, Theringen.
Sau khi ký HĐTTTP với Cộng hoà dân chủ Đức, Việt Nam tiến hành ký HĐTTTP với một loạt các nước như:
- Liên xô (cũ), ký ngày 10/12/1981. Hiện nay, hiệp định này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng các hiệp định song phương giữa Việt Nam với các nước của Liên xô trước đây (nay gọi là cộng đồng các quốc gia độc lập);
- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tiệp khắc (cũ), ký ngày 12/10/1982. Hiện nay, hiệp định này có hiệu lực trên lãnh thổ của hai nước Cộng hoà Sec và Xlôvakia;
- Cộng hoà Cu Ba, ký ngày 30/11/1984;
- Cộng hoà Hung-ga-ri ký ngày 18/01/1985;
- Cộng hoà Bun-ga-ri, ký ngày 03/10/1986;
- Cộng hoà Ba Lan, ký ngày 22/3/1993;
- Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 06/7/1998;
- Cộng hoà liên bang Nga, ký ngày 25/8/1998;
- Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 19/10/1998;
- Cộng hoà Pháp, ký ngày 24/02/1999;
- Cộng hoà Ucraina, ký ngày 06/4/2000;
- Cộng hoà dân chủ nhân dân Mông Cổ, ký ngày 17/4/2000;
- Cộng hoà Bêlarus, ký ngày 14/9/2000
Cũng như các HĐTTTP đã ký kết trước đây, vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài liên quan đến nước ký kết đều được ghi nhận. Quy định nguyên tắc lựa chọn pháp luật trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến công dân của các nước ký kết, nguyên tắc và cách thức hỗ trợ nhau trong các hoạt động tư pháp, nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ký kết... Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan hữu quan của Việt Nam và của các nước ký kết thực hiện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung.
b, Tập quán quốc tế.
ở Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên quy định tập quán quốc tế như một nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ ly hôn nói riêng là Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993. Đoạn 2 khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình với người nước ngoài, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế”. Nội dung này đã được kế thừa và ghi nhận tại khoản 3 Điều 100 LHNGĐ năm 2000 như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế”.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 759 BLDS năm 2005 thì: “Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu qủa của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Với các nội dung trên, có thể thấy rằng, với tính chất là một loại nguồn của tư pháp quốc tế, tập quán quốc tế cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung, quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, với cách quy định này thì tập quán quốc tế chỉ được áp dụng khi đảm bảo cả hai điều kiện cần và đủ:
- Một là, quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài đó không được pháp luật Việt Nam, ĐUQT mà Việt Nam là thành viên điều chỉnh;
- Hai là, việc áp dụng và hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Với cách hiểu trên thì tập quán quốc tế chỉ được coi là giải pháp cuối cùng để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, qua quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài của Việt Nam được hình thành có thể nói là khá muộn. Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn, thì sau đó hơn 30 năm, LHNGĐ năm 1986 mới quy định về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ghi nhận trong các loại nguồn pháp luật được ra đời trong những thời điểm khác nhau. Các quy định đầu tiên điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài của Việt Nam được ghi nhận trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, đó là hợp đòng tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ) ngày 15/12/1980. Sau đó gần 6 năm sau, các quy định điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài mới được ghi nhận trong pháp luật quốc gia, đó là Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Kể từ khi Luật này có hiệu lực thi hành, gần 7 năm quy định áp dụng tập quán quốc tế như một nguồn của pháp luật mới được ghi nhận trong Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993.
Thứ ba, mặc dù được ra đời vào những thời điểm khác nhau, nhưng các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong các loại nguồn pháp luật đã trở thành hệ thống và dần được hoàn thiện để điều chỉnh một cách có hiệu quả quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung, ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.
2.2 Các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về nội dung và thẩm quyền giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong LHNGĐ năm 2000, BLDS năm 2005, BLTTDS năm 2004 và các văn bản dưới luật. Cụ thể như sau:
2.2.1. Về luật tố tụng.
a) Vấn đề thẩm quyền của Toà án Việt Nam trong việc giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, tại đoạn 2 Điều 410 BLTTDS quy định Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam. Hay theo khoản 3 Điều 102 LHNGĐ năm 2000 quy định: Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài; xem xét công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài; Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam. Đây là quy định mới của LHNGĐ, xuất phát từ thực tế một số dân tộc ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam pu chia, Việt Nam - Trung Quốc cùng họ hàng, dòng tộc, nhưng người có quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch nước ngoài, nên việc ly hôn giữa họ với nhau không nhất thiết phải đưa lên Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết như những trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cả đương sự và Toà án; đỡ tốn kém công sức tiền của, của người dân khi phát sinh việc ly hôn.
Để làm rõ hơn về “yếu tố nước ngoài” trong vụ việc dân sự nói chung, ly hôn nói riêng, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004, đã giải thích như sau:
“4.1. §¬ng sù ë níc ngoµi bao gåm:
a) §¬ng sù lµ c¸ nh©n kh«ng ph©n biÖt lµ ngêi níc ngoµi hay ngêi ViÖt Nam mµ kh«ng có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự, đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án…”.
- §èi víi tµi s¶n ë níc ngoµi lµ “tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự” (mục 4.2).
- §èi với vấn đề uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài, Nghị quyết quy định “Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Toà án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Toà án nước ngoài thực hiện theo quy định của ĐUQT mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại” (mục 4.3).
Trong thực tiễn xét xử, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao liên tục ban hành các Nghị quyết hướng dẫn về nghiệp vụ xét xử chung cho toàn ngành Toà án nhân dân. Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, ngày 16.4.2003, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ra Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP, trong đó có quy định riêng về ly hôn có yếu tố nước ngoài (mục 2). Cụ thể như sau:
- §èi víi trêng hîp c«ng d©n ViÖt Nam ë trong níc xin ly h«n víi c«ng d©n ViÖt Nam ®· ®i ra níc ngoµi, cÇn ph©n biÖt:
+ Trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không rõ địa chỉ rõ ràng để liên hệ, “thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung” (®iÓm a, môc 2.1);
+ Trường hợp bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, tin tức hoặc giấu địa chỉ:
Nếu thông qua thân nhân của họ mà vẫn không có địa chỉ, tin tức về họ, “th× Toµ ¸n ra quyết định tạm thêi chỉ việc giải quyết vụ án” vµ híng dÉn nguyªn ®¬n “khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết” (®o¹n 1, ®iÓm b, môc 2.1);
Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết “họ vẫn có liên hệ với thân nhân trong nước nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung…” (®o¹n 2, ®iÓm b, môc 2.1).
- Đối với trường hợp các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, nay về Việt Nam xin ly hôn, tiêu chí để phân biệt như sau:
+ Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết với Việt Nam HĐTTTP hoặc đã được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì “việc kết hôn cần được ghi chú vào sổ đăng ký” (theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10.10.1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch), “sau đó mới thụ lý giải quyết việc ly hôn”. Nếu “c¸c ®¬ng sù kh«ng thùc hiÖn yªu cÇu cña Toµ ¸n lµm thñ tôc ghi chó vµo sæ ®¨ng ký” mà vẫn yêu cầu Toà án giải quyết, “thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung” (®iÓm a, môc 2.2);
+ Trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước chưa ký kết với Việt Nam HĐTTTP cấp, thì yêu cầu đối với trường hợp này là “giấy đăng ký kết hôn phải được hợp pháp hoá lãnh sự và việc kết hôn cần được ghi chú vào sổ đăng ký”, “rồi mới thụ lý giải quyết”. Nếu “®¬ng sù không thực hiện các thủ tục đó mà vẫn yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung” (®iÓm b, môc 2.2).
Có thể thấy, vấn đề phải ghi chú việc kết hôn vào sổ đăng ký là yêu cầu bắt buộc trước khi Toà án thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn đối với trường hợp các đương sự đều là công dân Việt Nam nhưng đăng ký kết hôn ở nước ngoài, nay lại về nước xin ly hôn. Tuy nhiên, nếu việc kết hôn đó do nước có ký kết HĐTTTP với Việt Nam tiến hành thì yêu cầu về hợp pháp hoá lãnh sự không đặt ra, mà chỉ bắt buộc đối với trường hợp giấy đăng ký kết hôn do nước chưa ký kết HĐTTTP với Việt Nam cấp.
- Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài (việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam), nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn:
+ Trêng hîp “người Việt Nam còn quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam, thì Toà án thụ lý giải quyết” (tuy nhiên việc giải quyết cần phải tuân theo những quy định chung về luật áp dụng) (điểm a, mục 2.3);
+ Trêng hîp “người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam, mặc dù vẫn đang cư trú tại Việt Nam thì Toà án không thụ lý giải quyết vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án ” (®iÓm b, môc 2.3).
- §èi víi trêng hîp c«ng d©n ViÖt Nam ë trong níc xin ly h«n víi ngêi níc ngoµi, mµ người nước ngoài đó đã về nước, không còn liên hệ với công dân Việt Nam, thì Toà án thụ lý giải quyết (môc 2.4).
Như vậy, có thể thấy, thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp tỉnh, trừ những việc ly hôn mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý giải quyết vụ án, hoặc những việc ly hôn giữa công dân Việt Nam ta với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới thì thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết.
Trường hợp bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ từ hai năm trở lên, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16.4.2003 của Tòa án nhân dân tối cao, coi đây là trường hợp mất tích thông thường, do đó nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú hoặc Toà án cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được xác định theo Điều 35 BLTTDS là Toà án nhân dân nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn; các đương sự cũng có thể thoả thuận Toà án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết vụ án ly hôn. Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn có thẩm quyền giải quyết.
Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định tại Điều 36 BLTTDS như sau: Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi có tài sản giải quyết. Nơi cư trú cuối cùng ở đây được hiểu là nơi cư trú cuối cùng của bị đơn trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Vấn đề thủ tục giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, ngoài việc phải tuân thủ các quy định về thủ tục đối với việc giải quyết vụ việc ly hôn nói chung, còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thủ tục mang tính đặc thù của vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định của LHNGĐ, các hướng dẫn về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại một số văn bản mà cụ thể, chi tiết nhất là tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16.4.2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, các HĐTTTP đã ký kết giữa Việt Nam với các nước ngoài, thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn yếu tố nước ngoài nhìn chung có những đặc điểm sau:
- Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu vợ chồng trong quan hệ hôn nhân đó đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo pháp luật Việt Nam hoặc đăng ký kết hôn của họ được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc đã được hợp pháp hoá lãnh sự và đã được ghi chú vào sổ các thay đổi về hộ tịch theo quy định tại Nghị định 83/CP ngày 10.10.1998 của Chính phủ.
- Đơn ly hôn của đương sự ở nước ngoài phải được chứng thực hợp pháp. Nghĩa là phải được hợp pháp hoá lãnh sự (nếu đương sự là người nước ngoài) hoặc phải được xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (nếu đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài) hoặc ít nhất phải được thân nhân của họ và đương sự trong nước xác nhận. Đối với việc ly hôn có một bên trong quan hệ hôn nhân là người nước ngoài, Toà án chỉ thụ lý giải quyết nếu trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia không có quy định khác.
- Việc lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài, việc điều tra, xác minh về tài sản chung ë níc ngoµi... ph¶i ®îc thùc hiÖn qua con ®êng uû th¸c t ph¸p cho Toµ ¸n níc ngoµi hoÆc c¬ quan ®¹i diÖn ngo¹i giao cña ViÖt Nam ë níc së t¹i.
- Vấn đề hoà giải đoàn tụ trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài (trong trường hợp một bên đương sự ở nước ngoài, không có mặt tại Toà án vào thời điểm thụ lý, giải quyết vụ án) không được đặt ra, coi như trường hợp không thể hoà giải. Do đó, Toà án không phải báo gọi đương sự ở nước ngoài về tham gia hoà giải.
- Đối với trường hợp thuận tình ly hôn mà có một trong hai bên đương đương sự đang ở nước ngoài, mặc dù cả hai bên thuận tình ly hôn và quan điểm của họ được thể hiện trong đơn cùng các lời khai, đồng thời đương sự ở nước ngoài xin giải quyết vắng mặt tại Toà án, thì Toà án phải mở phiên họp để xét việc xin thuận tình ly hôn (thành phần phiên họp gồm một Thẩm phán, một Kiểm sát viên và Thư ký Toà án), sau đó mới được ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
- Toµ ¸n kh«ng ph¶i triÖu tËp ®¬ng sù ë níc ngoµi tham gia tè tông t¹i phiªn toµ mµ chØ th«ng b¸o cho họ biết việc Toà án mở phiên toà.
- Việc tống đạt bản án, quyết định của Toà án cho đương sự ở nước ngoài cũng được thực hiện qua con đường uỷ thác tư pháp.
Tuy nhiên, trên thực tế giải quyết những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại địa bàn thành phố Hà Nội, việc phân định một cách rạch ròi vấn đề thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa Toà án cấp tỉnh và Toà án cấp huyện còn nhiều khó khăn, vướng mắc; việc lấy lời khai cña ®¬ng sù ë níc ngoµi, viÖc điều tra, xác minh về tài sản chung ở nước ngoài... thông qua con đường uỷ thác tư pháp thường không có kết quả hoặc kết quả không như mong muốn; v.v…
2.2.2 Về luật nội dung.
Ph¸p luËt ViÖt Nam được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Theo nội dung của LHNGĐ Việt Nam năm 2000, vấn đề ly hôn được quy định tại Chương X với 15 điều (từ Điều 85 đến Điều 99), quy định chi tiết về quyền của các bên đối với việc yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn, các căn cứ để Toà án xem xét khi ly hôn, quyền thăm nom con cái sau khi ly hôn, nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn… Về nguyên tắc, các quy định về ly hôn được ghi nhận tại Chương X cũng được áp dụng điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (khoản 1 Điều 7 LHNGĐ). Cụ thể như sau:
a) Về quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
Pháp luật Việt Nam công nhận quyền tự do kết hôn, đồng thời cũng công nhận quyền ly hôn của vợ chồng nhưng phải tuân theo một số điều kiện nhất định như:
* Người khởi kiện phải có năng lực hành vi dân sự:
Người bị mất năng lực hành vi dân sự không thể tự mình thực hiện được quyền khởi kiện vụ án ly hôn, người giám hộ cho họ cũng không được đại diện để làm đơn yêu cầu ly hôn thay cho người bị mất năng lực hành vi dân sự.
* Người đứng đơn khởi kiện phải là người có quyền khởi kiện vụ án ly hôn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một người có đủ các điều kiện sau đây được coi là người có quyền khởi kiện vụ án ly hôn:
- Chỉ có vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức việc xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn mới có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn và họ phải tự mình thực hiện thực hiện quyền đó.
- Khi người vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn (khoản 2 Điều 85 LHNGĐ). Do đó, trong trường hợp này, người chồng được coi là không có quyền khởi kiện vụ ¸n ly h«n.
b) Về căn cứ cho ly hôn.
Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 quy định các căn cứ ly hôn tại Điều 89 như sau:
“1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”.
Để cụ thể hoá các quy định của Điều 89 LHNGĐ, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23.12.2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giải thích tại mục số 8 như sau:
a.1. §îc coi lµ t×nh tr¹ng cña vî chång trÇm träng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dư, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
a3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Như vậy, có thể khẳng định, khi tiến hành giải quyết việc ly hôn nói chung, ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng, Toà án chỉ căn cứ vào bản chất của cuộc hôn nhân mà không xem xét đến yếu tố lỗi của vợ chồng, nếu thấy thực tế quan hệ vợ chồng không còn tồn tại, tình trạng mâu thuẫn đã căng thẳng đến mức không thể hàn gắn được, sự tan vỡ của cuộc hôn nhân là không tránh khỏi… thì Toà án quyết định cho ly hôn.
c) Về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92 LHNGĐ).
Ly hôn không có nghĩa là chấm dứt quyền chung của cha và mẹ đối với con cái, việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái là quyền và nghĩa vụ của cả hai bên vợ chồng sau ly hôn. Điều 56 LHNGĐ quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn như sau: “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. Có thể suy diễn điều luật trên là, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con là của cha, mẹ, “không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con” (điểm a mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP).
Khi ly h«n, ®¬ng nhiªn con c¸i kh«ng thÓ chung sèng ®îc víi c¶ cha lÉn mÑ. Do vËy, viÖc giao con cha thµnh niªn cho mét trong hai người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là điều cần thiết, chứ không phải là tước đi quyền làm cha, làm mẹ của họ. Khi quyết định giao con chưa thành niên cho ai (trong hai vợ chồng) nuôi dưỡng Toà án phải xem xét đến hoàn cảnh thực tế, nhằm đảm bảo lợi ích về mọi mặt cho co
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NCKH- Thực trạng về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp (2).doc