Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp

Khi tìm hiểu vềviệc tổchức và quản lý thực tập cho SV của Khoa Quản trị,

chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đềsau đây:

- Việc phân công cho SV đi thực tập

- Xác định người có trách nhiệm trong việc quản lý thực tập

- Tìm hiểu vềcác hình thức kiểm tra thực tập

- Tìm hiểu vềcách quản lý, theo dõi thực tập

- Đánh giá mức độhài lòng của SV, GV, DN vềcách quản lý hiện đang áp

dụng

pdf99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hiểu rằng, việc thực hiện đề tài sẽ làm cho SV phải cố gắng nhiều hơn trong thời gian thực tập. Hoàn tất được những việc này, việc thực tập sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn lao và sẽ là những kinh nghiệm quí báu của SV. - Đối với DN: Việc SV thực hiện đề tài, được DN ủng hộ vì ngoài việc SV tự nghiên cứu, tìm tòi để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, SV còn có thể giúp DN cải thiện được những điều bất ổn thông qua các giải pháp mà SV đề xuất từ những đề tài của họ. Tóm lại, cả GV và DN đều khẳng định việc thực hiện đề tài là cần thiết đối với SV, vấn đề là nên chọn đối tượng nào để thực hiện cho phù hợp và đạt hiệu quả. - Sự khác biệt chỉ rõ nét đối với các lựa chọn của SV. Tỷ lệ không muốn thực hiện đề tài (44.92%) cao hơn tỷ lệ SV mong muốn được thực hiện đề tài (32.20%). Điều này được lý giải với sự thiếu tự tin vốn có của SV. Đôi khi, SV cũng có nhận thức sai lầm rằng đề tài là một nội dung lớn lao, phức tạp mà các em không có khả năng thực hiện. Cũng không loại trừ trường hợp SV không thể tự phát hiện vấn đề hoặc không mạnh dạn đề xuất với DN để được hỗ trợ thực hiện đề tài. Và trong chừng mực nào đó, sự hướng dẫn của GV cũng có giới hạn do GV bận nhiều việc hoặc do thiếu sự sâu sát đối với SV. Chính vì thế, SV lại càng e ngại hơn đối với việc thực hiện đề tài. 3. Kết luận: Khi tìm hiểu về nội dung thực tập bao gồm 2 vấn đề lớn là: nhận xét về đề cương thực tập hiện đang áp dụng và việc thực hiện đề tài của SV, chùng tôi có những nhận xét như sau: - Việc xây dựng một đề cương riêng biệt theo đặc thù của mỗi ngành, gửi đến DN trước khi SV đến thực tập là điều hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Đề cương rõ ràng, cụ thể sẽ giúp DN dễ phân công cho SV. - Về việc giao cho SV nghiên cứu một đề tài trong thời gian thực tập chưa có sự thống nhất ý kiến giữa GV, DN và SV. Điều này chứng tỏ, để có thể giao đề tài cho SV, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa GV, DN và SV. III THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC THỰC TẬP Khi tìm hiểu về việc tổ chức và quản lý thực tập cho SV của Khoa Quản trị, chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đề sau đây: - Việc phân công cho SV đi thực tập - Xác định người có trách nhiệm trong việc quản lý thực tập - Tìm hiểu về các hình thức kiểm tra thực tập - Tìm hiểu về cách quản lý, theo dõi thực tập - Đánh giá mức độ hài lòng của SV, GV, DN về cách quản lý hiện đang áp dụng 1. Việc phân công cho SV đi thực tập: Đây là công việc quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đối với kết quả thực tập của SV và có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp nhận của các DN. Khi tìm hiểu vấn đề này ở các DN, chúng tôi đã ghi nhận được những ý kiến nhận xét của các DN được trình bày trong bảng 8 Bảng 8: Nhận xét của doanh nghiệp về việc phân công thực tập cho SV Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ M S Rất tốt 45 39.47% Tốt 69 60.53% Không tốt 0 0.00% 2.4 0.491 Nhận xét: - Độ lệch S= 0.491 cho thấy ý kiến trả lời khá tập trung, phù hợp với yêu cầu của việc lấy ý kiến. - Có 100% ý kiến cho rằng việc phân công cho SV đi thực tập của Khoa Quản trị là rất tốt và tốt, trị số M= 2.4 cũng khẳng định được hiệu quả của một công tác đã được BGH chỉ đạo và Khoa cũng như các ngành thực hiện nghiêm túc từ khi thành lập trường đến nay. - Kết quả này cũng cho thấy vai trò rất quan trọng của trưởng ngành, quản sinh: chịu trách nhiệm tư vấn, tham mưu cho SV căn cứ trên yêu cầu của DN và năng lực thực tế, hoàn cảnh cụ thể của từng SV để giúp các em có thể chọn được một địa điểm thực tập phù hợp. - Qua phỏng vấn các trưởng ngành chúng tôi cũng được khẳng định thêm: sự phân công này chỉ có thể được DN chấp nhận và mang lại một kết quả tốt cho SV nếu trưởng ngành nắm rõ yêu cầu của DN cũng như hiểu được năng lực thực tế của SV để tư vấn, hướng dẫn các em có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp. - Đã nhiều năm trực tiếp quản lý ngành Quản trị hành chánh, chúng tôi nhận thấy khi nói đến việc phân công thực tập, không thể không xác định trách nhiệm của SV: theo qui định của trường, SV được quyền chọn lựa địa điểm để thực tập và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự lựa chọn này.Trường qui định như vậy vì yêu cầu SV phải hiểu được mục đích của việc thực tập, từ đó, nỗ lực để thực tập trong tinh thần biết khắc phục khó khăn chứ không phải buông xuôi, ỷ lại, chỉ trông chờ vào sự sắp xếp của trường một cách thụ động. - Tuy nhiên, trong thực tế đã xảy ra tình trạng SV không nắm rõ yêu cầu của DN do không tự tìm hiểu, hoặc không tuân thủ ý kiến của truởng ngành nên chọn lựa địa điểm thực tập một cách tùy tiện, chưa phù hợp. Mặt khác, đôi khi, phòng Quan hệ công ty cũng không cung cấp đầy đủ những thông tin cho SV trước khi đi thực tập, không cập nhật kịp thời những thay đổi của DN, vì thế, có thể SV sẽ bị DN từ chối và trong trường hợp này, nhất định SV sẽ có khó khăn. Tóm lại, việc cho SV được quyền lựa chọn địa điểm thực tập là một sáng tạo có những mặt tích cực và những hạn chế nhất định của nó. Theo chúng tôi, chủ trương này là đúng đắn nhưng SV cần được cung cấp đầy đủ thông tin về DN cũng như được trưởng ngành tham mưu, tư vấn thì sẽ có sự lựa chọn tốt nhất để đạt kết quả cao trong học kỳ thực tập. 2. Người chịu trách nhiệm quản lý thực tập Người chịu trách nhiệm quản lý thực tập sẽ góp phần quan trọng trong việc đánh giá kết quả thực tập của SV. Vì thế, đây cũng là một vấn đề quan trọng cần được tìm hiểu khi nghiên cứu thực trạng của công tác tổ chức thực tập. Chúng tôi đã thăm dò ý kiến của các GV về vấn đề này và ghi nhận được kết quả sẽ trình bày trong bảng 9 Bảng 9: Người chịu trách nhiệm quản lý thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Trưởng ngành 24 50.00% Giảng viên 2 4.17% Quản sinh 6 12.50% Kết hợp 16 33.33% Nhận xét: - Tỷ lệ chọn trưởng ngành là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý thực tập khá cao (50%) cho thấy từ truớc đến nay trưởng ngành vẫn phụ trách công việc này vì đây là một trong những nhiệm vụ đã được ghi rõ trong bảng mô tả công việc của trưởng ngành. - Tỷ lệ chọn phương pháp kết hợp cũng là một tỷ lệ rất đáng được quan tâm (33.33%). Với khối lượng công việc mà các trưởng ngành và quản sinh của khoa Quản trị hiện đang đảm trách thì sự kết hợp sẽ giúp cho việc quản lý thực tập thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. - Tỷ lệ chọn quản sinh là 12.50% cũng là một tỷ lệ cần được chú ý vì trong thực tế, ở một số ngành, quản sinh đã phối hợp cùng trưởng ngành để quản lý thực tập cho SV của ngành mà họ được phân công phụ trách. - Tỷ lệ chọn GV thực hiện công việc này chỉ đạt 4.17% vì hiện nay, các ngành chỉ mới đang từng bước phân công cho GV theo dõi, quản lý việc thực tập cho SV thay vì công việc này, trước đây, chỉ có trưởng ngành phụ trách. 3. Tìm hiểu về các hình thức kiểm tra thực tập: Việc kiểm tra quá trình thực tập của SV được tiến hành trong 13 tuần , từ trước đến nay trường Hoa Sen đã áp dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau, qua phiếu thăm dò ý kiến của SV, GV và DN, chúng tôi đã ghi nhận kết quả được trình bày trong bảng 10 dưới đây: Bảng 10: Các hình thức kiểm tra thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Tiếp xúc với người hướng dẫn TT 48 42.11% Gọi điện thoạiđể kiểm tra 24 21.05% Qua báo cáo của người hướng dẫn TT 11 9.65% Kết hợp các hình thức nêu trên 31 27.19% Nhận xét: - Hình thức được chọn lựa cao nhất là tiếp xúc với người hướng dẫn thực tập (42.11%). Sự lựa chọn này cho thấy chính người hướng dẫn là người có thể cho những nhận xét đúng đắn nhất về quá trình thực tập của SV. - Hình thức kết hợp có tỷ lệ 27.19% là một tỷ lệ đáng được quan tâm vì phương thức này có thể là cách tiến hành kiểm tra thực tập dễ dàng, thuận tiện trong sắp xếp, phân công mà vẫn mang lại hiệu quả. - Tỷ lệ dành cho hình thức gọi điện thoại để kiểm tra cũng được chọn lựa khá nhiều (21.05%) vì việc gọi điện thoại tiết giảm được thời gian cũng như chi phí đi lại. - Hình thức kiểm tra thông qua báo cáo của người hướng dẫn có tỷ lệ chọn lựa thấp nhất (9.65%) cho thấy hình thức này không có tính khả thi cao vì những người hướng dẫn thường không có thời gian để ghi những nhận xét về SV bằng các báo cáo mà họ chỉ có thể trao đổi trực tiếp với người chịu trách nhiệm kiểm tra mà thôi. - Qua theo dõi tình hình kiểm tra thực tập của các ngành, chúng tôi nhận thấy đối với những ngành thường xuyên theo dõi, kiểm tra thực tập thì kết quả thực tập của SV tốt và ngược lại. - Xem xét các phiếu kiểm tra thực tập tại Khoa, chúng tôi cũng ghi nhận một số trưởng ngành, quản sinh sau khi kiểm tra thực tập đã không ghi lại kết quả kiểm tra theo mẫu qui định của trường vì họ cho rằng việc làm này làm mất thời gian, nhất là đối với những SV không có vấn đề cần xử lý. Vì thế, khi cần tổng kết số lượng SV đã được kiểm tra thì khoa không thể tổng kết một cách chính xác được. - Phỏng vấn trực tiếp một số DN đã thường xuyên tiếp nhận SV Hoa Sen đến thực tập, chúng tôi được họ cho biết: hình thức kiểm tra mà họ cảm thấy hài lòng nhất là được tiếp xúc trực tiếp với người có trách nhiệm của trường vì chỉ có qua những cuộc trao đổi này, DN và trường mới có thể giúp SV phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục những nhược điểm của các em. Qua trao đổi, trường và DN còn có thể bàn bạc thêm những vấn đề khác có liên quan đến việc thực tập của SV cũng như những vấn đề khác có liên quan đến quan hệ hợp tác giữa trường và DN. - Ngoài ra, trường Hoa Sen còn qui định việc họp phản ánh tình hình thực tập như sau: Vào tuần thứ 4 của học kỳ thực tập, SV sẽ về trường họp với trưởng ngành, thông qua phản ánh của SV, trưởng ngành sơ bộ nắm được những thuận lợi cũng như khó khăn của các em, từ đó, có thể điều chỉnh cho SV nếu xét thấy cần thiết. Đến tuần thứ 8, SV lại được họp phản ánh lần 2, trưởng ngành tiếp tục lắng nghe ý kiến của SV. Thông thường ở thời điểm này, trưởng ngành không thay đổi địa điểm thực tập cho SV nữa mà chỉ giúp các em thực hiện đề tài, nhắc nhở SV viết báo cáo thực tập sau khi kết thúc học kỳ thực tập. 4. Tìm hiểu về cách kiểm tra thực tập: 4.1 Về số lần kiểm tra: trong thời gian SV đi thực tập (13 tuần), việc kiểm tra nên được tiến hành bao nhiêu lần là phù hợp và hiệu quả, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của SV và ghi nhận được kết quả như sau: Bảng 11: Số lần kiểm tra Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Kiểm tra 02 lần 184 51.98% Kiểm tra 01 lần 87 24.58% Chỉ kiểm tra khi có vấn đề 83 23.45% Nhận xét: - Có 51% SV chọn số lần kiểm tra là 2 lần, đây là một tỷ lệ khá cao chứng tỏ rằng SV mong muốn được kiểm tra để có thể kịp thời khắc phục những khuyết điểm với những ý kiến đóng góp của DN và sự hướng dẫn của GV. - Có 24.58% SV chọn số lần kiểm tra là 1 lần, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mong muốn được kiểm tra 2 lần cho thấy đa số SV đều hiểu rằng việc kiểm tra 2 lần sẽ có lợi cho các em hơn là 1 lần. - 23.45% SV có lựa chọn chỉ kiểm tra khi có vấn đề, tỷ lệ này chỉ thấp hơn tỷ lệ chọn số lần kiểm tra là 1 lần 1.13%. Điều đó chứng tỏ vẫn còn một số khá lớn SV chưa hiểu mục đích của việc kiểm tra thực tập, sợ bị DN góp ý và bị GV nhắc nhở, phê bình nên còn có ý tránh né việc kiểm tra này. 4.2 Về cách tiến hành kiểm tra: DN là nơi phải tiếp nhận sự kiểm tra, vì thế, cách tiến hành kiểm tra của trường là vấn đề được DN quan tâm, trong phiếu thăm dò, chúng tôi ghi nhận được kết quả sẽ trình bày trong bảng 12 Bảng 12: Ý kiến về cách tiến hành kiểm tra thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Tiến hành thường xuyên 60 52.63% Chỉ tiếp xúc khi có vấn đề 48 42.11% Không cần thiết 3 2.63% Thực hiện như một thủ tục HC 3 2.63% Nhận xét: - Tỷ lệ cho rằng việc kiểm tra nên được tiến hành thường xuyên là 52.63%, điều này chứng tỏ các DN đều hiểu rằng, nếu việc kiểm tra SV thực tập được tiến hành thường xuyên thì sẽ giúp cho trường nắm vững được tình hình thực tập của các em và sự phối hợp thường xuyên này cũng sẽ giúp cho SV phát huy được các mặt mạnh cũng như được uốn nắn thêm nếu các em còn nhiều thiếu sót. - Tỷ lệ chọn giải pháp chỉ kiểm tra khi có vấn đề là 42.11% cũng là một tỷ lệ khá cao vì đa số các DN đều rất bận rộn nên cũng không muốn mất nhiều thời gian cho việc tiếp xúc với trường. Hơn nữa, DN cũng có phần tin tưởng trường cho nên cho rằng chỉ cần tiếp xúc khi có vấn đề cần giải quyết. - Tỷ lệ cho rằng không cần thiết phải kiểm tra là 2.63% tuy không cao lắm nhưng vẫn cho thấy còn có một số ít DN chưa nhận thức đầy đủ mục tiêu mà trường Hoa Sen mong muốn đạt được khi tổ chức cho SV đi thực tập, đó là SV phải thực tập một cách nghiêm túc với sự quản lý và kiểm tra chặt chẽ của trường. - Tỷ lệ xem việc kiểm tra chỉ là một thủ tục hành chánh chiếm 2.63% thể hiện vẫn còn có một số ít DN có cách nhìn chưa hoàn toàn đúng đắn về mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra thực tập. 5. Tìm hiểu cách đánh giá về việc tổ chức quản lý thực tập Tổ chức và quản lý thực tập là những khâu quan trọng trong quá trình thực tập của SV và đây là một công việc cần có sự phối hợp, hỗ trợ của nhiều bộ phận. Trong quá trình thực hiện, không thể tránh được những thiếu sót. Vì thế, khi nghiên cứu thực trạng về việc thực tập của SV khoa Quản trị, chúng tôi đã tìm hiểu sự đánh giá, mức độ hài lòng của SV, GV và DN đối với công tác này được thể hiện trong bảng 13: Bảng 13: Đánh giá của SV, GV, DN về việc tổ chức, quản lý thực tập Nhận xét: - Có 31.07% SV và 28.94% DN đánh giá tốt về công tác này. Tỷ lệ này chứng tỏ việc tổ chức và quản lý thực tập của trường là một hoạt động đã được tiến hành trong nhiều năm và là một hoạt động đã có nề nếp nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH. Chính vì thế đã tạo được lòng tin, sự tín nhiệm đối với SV cũng như DN. Các lựa chọn Đối tượng Tốt Khá TRUNG BÌNH Sinh viên 31.07% 50.85% 18.08% Giảng viên 18.75% 66.67% 14.58% Doanh nghiệp 28.94% 60.53% 10.53% Riêng đối với GV, tỷ lệ này thấp hơn (18.75%), điều này chứng tỏ, chỉ có một số ít GV đánh giá tốt công tác này. - Có 50.85% SV, 66.67% GV và 60.53% DN đánh giá việc tổ chức và quản lý thực tập chỉ đạt mức độ khá. Đây là một tỷ lệ khá cao rất đáng được quan tâm và nhìn nhận một cách nghiêm túc để tìm hiểu vì sao, một hoạt động đã đi vào nề nếp mà chỉ được xếp lọai khá ở cả 3 đối tượng điều tra. - Tỷ lệ đánh giá việc tổ chức và quản lý thực tập chỉ đạt mức trung bình đối với SV là 18.08%, điều này cho thấy còn khá nhiều SV chưa cảm thấy hài lòng về các phương thức tổ chức, quản lý thực tập của trường. - Đối với GV là những người trực tiếp quản lý việc thực tập của SV, cũng có đến 14.85% đánh giá hoạt động này ở mức trung bình, tỷ lệ này cho thấy GV cũng chưa hoàn toàn hài lòng về cách quản lý hiện nay. Tìm hiểu thêm ở các trưởng ngành, chúng tôi được biết họ chưa hài lòng vì cho rằng sự phối hợp giữa phòng Quan hệ công ty và Khoa-Ngành chưa chặt chẽ, phần nào đó đã và đang ảnh hưởng đến việc tổ chức và quản lý thực tập. - Đối với DN, tỷ lệ xếp lọai trung bình thấp hơn SV và GV (10.5%). Điều này chứng tỏ là số DN đánh giá việc tổ chức và quản lý thực tập của trường Hoa Sen đạt mức trung bình không cao lắm. Trao đổi thêm với một số DN có tiếp nhận những SV của các trường khác ngoài SV Hoa Sen, chúng tôi được biết, khi so sánh việc tổ chức và quản lý thực tập của trường Hoa Sen với các trường khác, họ vẫn nhìn nhận rằng, cách làm của trường Hoa Sen là chu đáo, cẩn thận, mặc dù những thiếu sót trong quản lý là điều không thể tránh. 6. Kết luận: Tìm hiểu về việc tổ chức, quản lý thực tập, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây: - Tổ chức thực tập là khâu rất quan trọng trong quá trình thực tập, tổ chức tốt, quản lý, kiểm tra chặt chẽ, uốn nắn sai sót kịp thời nhất định sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại. Muốn thực hiện, cần phải có sự phân công, xác định trách nhiệm và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Ngoài ra, cũng cần phải xác định được người có trách nhiệm quản lý, kiểm tra thực tập và phương thức tiến hành kiểm tra sao cho hiệu quả mà không gây phiền hà cho nơi tiếp nhận thực tập. - Những công việc nêu trên, từ nhiều năm nay đã được thực hiện tại trường Hoa Sen với sự chỉ đạo của BGH bằng những văn bản cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại cần được rút kinh nghiệm. - Việc phân công cho SV đi thực tập được DN đánh giá khá cao mặc dù trong thực tế vẫn còn một số SV phải thay đổi địa điểm thực tập vì chưa phù hợp. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của trưởng ngành và cũng cho thấy sự phối hợp giữa phòng Quan hệ công ty và Khoa-Ngành phải nhịp nhàng, đồng bộ. - Việc xác định ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý thực tập của SV là một vấn đề chưa có sự thống nhất cao, sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực tập của SV cũng như việc đánh giá kết quả thực tập của các em. - Số lần trường đến DN để kiểm tra việc thực tập của SV chưa có sự thống nhất cao trong chọn lựa của SV và DN sẽ là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và kết luận để tạo điều kiện cho người có trách nhiệm kiểm tra cũng như DN phải tiếp nhận kiểm tra được thuận lợi hơn. - Các hình thức được áp dụng để kiểm tra thực tập cũng có nhiều chọn lựa khác nhau. Vấn đề đáng được quan tâm để tìm ra hình thức phù hợp với thực tế hiện nay của trường Hoa Sen thì việc kiểm tra thực tập mới có chất lượng. - Về cách thức tiến hành việc kiểm tra ở DN cũng chưa có sự thống nhất cao trong các đề xuất của các DN. Vì thế, việc tìm kiếm một cách thức phù hợp là cần thiết để có thể duy trì, phát huy tốt hơn nữa mối quan hệ hợp tác đã có giữa DN và trường nhằm mục đích tổ chức hiệu quả việc thực tập cho SV. - Mức độ hài lòng của SV, GV, DN về việc tổ chức và quản lý thực tập cho thấy việc nhìn lại một cách có hệ thống để nhận xét, đánh giá nghiêm túc hoạt động này là một trong những việc cần thực hiện ngay để góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý thực tập cũng như giữ vững chất lượng đào tạo của trường. IV TÌM HIỂU VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP Thực tập có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập của SV và được xem như một môn học, vì thế, đánh giá kết quả thực tập cũng quan trọng không kém. Khi phân tích việc đánh giá kết quả thực tập, chúng tôi đã xem xét những vấn đề sau đây: - SV tự đánh giá về những kỹ năng đã học hỏi được - SV cho biết đã hoàn thành học kỳ thực tập bằng cách nào? - GV và DN xác định các tiêu chuẩn để đánh giá - GV và DN đánh giá về năng lực của SV - SV, GV, DN đánh giá về những tác dụng nổi bật của việc thực tập - GV nhận xét về tỷ lệ tính điểm Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các vấn đề nêu trên và ghi nhận những kết quả được phân chia theo các đối tượng điều tra như sau: 1. Sinh viên tự đánh giá kết quả thực tập 1.1 Về kiến thức và các kỹ năng đã được học hỏi khi đi thực tập: Sau 13 tuần thực tập, khi được yêu cầu đánh giá, xếp loại về những kiến thức, kỹ năng đã học hỏi được ở doanh nghiệp, chúng tôi có được kết quả trong bảng 14 như sau: Bảng 14: Đánh giá về kiến thức kỹ năng đã học hỏi được ở doanh nghiệp Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ M S Tốt 68 19.21 Khá 209 59.04 Trung bình 75 21.19 Yếu 02 0.56 3 0.564 Nhận xét: - Độ lệch chuẩn S= 0.564 cho thấy ý kiến trả lời khá tập trung, phù hợp với yêu cầu lấy ý kiến thăm dò. - Có 19.21% SV tự đánh giá các em đã tiếp thu tốt những kiến thức, kỹ năng trong thời gian thực tập ở DN. Điều này cho thấy việc đi thực tập ở DN thực sự là khoảng thời gian để SV có thể học hỏi thêm những kiến thức mà SV chưa có trong quá trình học tập ở trường. Và môi trường thực tế cũng là nơi tốt nhất để các em có thể thực hành, rèn luyện những kỹ năng chuyên môn. - Trị số M= 3 và tỷ lệ 59.04% SV tự đánh giá về việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng ở mức khá cho thấy có đến hơn phân nửa SV đạt kết quả thực tập ở loại khá tốt, từ kết quả đó, các em đã đánh giá khá trung thực. - Tỷ lệ SV tự đánh giá ở mức trung bình là 21.19% là một tỷ lệ đáng xem xét. Điều này chứng tỏ vẫn còn một số không ít SV thực sự chưa học hỏi được nhiều khi đi thực tập. - Có một số rất ít (0.56%) SV tự đánh giá yếu, có nghĩa là trong suốt quá trình thực tập, hầu như những SV này đã không học hỏi được gì ở DN. Tỷ lệ này tuy thấp nhưng vẫn là điều mà các trưởng ngành nên lưu ý để có thể giúp đỡ các em kịp thời hơn. Tóm lại, việc tiếp thu được những kiến thức và những kỹ năng trong thời gian thực tập chỉ được SV đánh giá ở mức khá tốt, đây là điều mà trường phải quan tâm để có thể tổ chức việc thực tập hiệu quả hơn. 1.2 Cách thức hoàn thành việc thực tập của SV Chúng tôi cũng đã điều tra để biết SV đã hoàn thành việc thực tập bằng cách nào, kết quả được trình bày ở bảng 15 Bảng 15: Những cách thức hoàn thành học kỳ thực tập của SV Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Thực hiện theo đề cương 106 29.94% Cố gắng đạt mục tiêu của bản thân 71 20.06% Thực hiện theo phân công 137 38.70% Chọn công việc phù hợp 40 11.30% Nhận xét: - Tỷ lệ SV hoàn thành việc thực tập bằng cách thực hiện theo sự phân công của người hướng dẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lựa chọn (38.70%). Kết quả này cho thấy đa số các em chưa thật sự chủ động khi đi thực tập. - Tỷ lệ SV thực tập bằng cách thực hiện theo đề cương mà trường đã gửi đến DN là 29.24% cho thấy có nhiều DN tuân thủ theo đề cương của trường và phân công cho SV dựa trên đề cương. - Có 20.06% SV đã biết đề ra những mục tiêu thực tập riêng cho bản thân và thực hiện theo đó. Tỷ lệ này tuy chưa cao lắm nhưng vẫn chứng tỏ là có một số SV đã có ý thức tự lực trong học tập và thực tập, không trông chờ, ỷ lại vào trường cũng như DN. - Tỷ lệ SV chỉ chọn công việc phù hợp để thực hiện là thấp so với các lựa chọn khác (11.30%). Điều này cho thấy sự chọn lựa này chưa có cơ sở đúng đắn vì SV phải thực tập theo đề cương của trường với sự phân công, hướng dẫn của DN chứ không thể chỉ chọn những công việc phù hợp và từ chối những việc khó khăn. Những SV có chọn lựa này chưa hiểu rõ mục tiêu thực tập, các em cần được quan tâm để hướng dẫn thêm. 1.3 Mức độ hài lòng của SV về cách đánh giá hiện đang áp dụng: Thăm dò về mức độ hài lòng của SV đối với cách đánh giá thực tập mà trường đang áp dụng, chúng tôi ghi nhận được kết quả ở bảng 16 Bảng 16: Mức độ hài lòng của SV về cách đánh giá thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ M S Hoàn toàn hài lòng 66 18.64% Hài lòng 175 49.44% Chưa hài lòng 62 17.51% Cần phải thay đổi 51 14.41% 2.7 0.93 Nhận xét: - Độ lệch S= 0.93 cho thấy các câu trả lời khá tập trung, phù hợp với yêu cầu lấy ý kiến. - Trị số M= 2.7 cùng với tỷ lệ hoàn toàn hài lòng là 18.64%, tỷ lệ hài lòng là 49.44% cho thấy đa số SV hài lòng với cách đánh giá thực tập mà trường đang áp dụng. - Tuy nhiên vẫn còn 17.51% SV chưa hài lòng về cách đánh giá thực tập của trường, tỷ lệ này đáng được quan tâm để cải thiện theo hướng mà SV yêu cầu. - Tỷ lệ 14.41% SV cho rằng cần phải thay đổi cách đánh giá cho thấy trong việc đánh giá có thể còn một vài bất cập cần được xem xét và thay đổi cho phù hợp hơn. 2. GV và DN xác định các tiêu chuẩn: Đối với GV và DN là những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc đánh giá kết quả thực tập của SV, để cho kết quả đánh giá được chính xác chúng tôi đã yêu cầu GV và DN xác định các tiêu chuẩn mà họ đã dựa vào đó để đánh giá kết quả thực tập của SV. Kết quả điều tra này được trình bày trong bảng 17 dưới đây: Bảng 17: Việc xác định các tiêu chuẩn để đánh giá SV trong học kỳ TT Các lựa chọn ĐốI TƯợNG Phẩm chất đạo đức Nhiệt tình tận tụy trong công việc CÓ KHả NĂNG CHUYÊ N MÔN TốT CÓ KIếN THứC XÃ HộI Giảng viên 20.83% 29.17% 45.83% 4.17% Doanh nghiệp 19.30% 30.70% 47.37% 2.63% Nhận xét: - Khả năng chuyên môn là tiêu chuẩn được GV và DN xem trọng: với GV là 45.83%, với DN là 47.37%. Tỷ lệ này cho thấy cả GV và DN đều mong muốn rằng SV phải có khả năng chuyên môn thì mới đáp ứng được yêu cầu của việc thực tập. - Về phẩm chất đạo đức, tỷ lệ chọn lựa của GV là 20.83%, của DN là 19.30%, sự chênh lệch không đáng kể. Điều đó chứng tỏ đối với cả GV và DN, phẩm chất đạo đức vẫn là một tiêu chuẩn khá quan trọng để đánh giá kết quả thực tập của các em. - Sự tận tụy, nhiệt tình trong công việc trong chọn lựa của GV là 29.17%, của DN là 30.70%. Tỷ lệ này đối với DN cao hơn tỷ lệ của GV là 1.53%. Như vậy DN vẫn đánh giá cao sự siêng năng, chịu khó của SV trong thời gian thực tập. Qua các cuộc trao đổi với DN trong những lần đi kiểm tra thực tập, chúng tôi nhận thấy họ rất khen ngợi những SV siêng năng, chịu khó và theo họ, các em sẽ đạt kết quả thực tập tốt phần lớn là nhờ yếu tố này. - Về kiến thức xã hội, có tỷ lệ chọn lựa của GV là 4.17%, tuy không cao lắm nhưng vẫn khẳng định đây là một trong những tiêu chuẩn mà GV cũng có xem xét khi đánh giá kết quả thực tập của SV. Đối với DN tỷ lệ này lại thấp hơn (2.63%), chúng tôi đã được các DN giải thích là sở dĩ họ không xem t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD005.pdf
Tài liệu liên quan