MỤC LỤC
Lời cam đoan. i
Lời cám ơn . ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các chữ viết tăt và ký hiệu . iv
Danh mục sơ đồ. vi
Danh mục các bảng . viii
Mục lục. ix
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ GTGT VÀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT.4
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ.4
1.1.1 Nguồn gốc và bản chất thuế.4
1.1.1.1 Nguồn gốc của thuế.4
1.1.1.2 Bản chất của thuế .4
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của thuế.5
1.1.2.1 Khái niệm về thuế .5
1.1.2.2 Đặc điểm của thuế.6
1.1.3 Chức năng, vai trò của thuế.7
1.1.3.1 Chức năng của thuế.7
1.1.3.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.8
1.1.4 Phân loại thuế.9
1.1.4.1 Khái niệm phân loại thuế .9
1.1.4.2 Các cách phân loại thuế.9
1.1.5 Những vấn đề chung về quản lý thuế.9
1.1.5.1 Quan niệm chung về chính sách thuế và quản lý thuế.9
1.1.5.2 Quá trình ra đời, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật quản lý
thuế ở Việt Nam .10
1.1.5.3 Nội dung, nguyên tắc quản lý thuế ở Việt Nam.11
1.2 QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DNNQD.11
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế GTGT.11
1.2.2 Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT.13
1.2.2.1 Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT .13
1.2.2.2 Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế .13
1.2.2.3 Qui định về hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ đối với thuế GTGT.15
1.2.3 Quản lý thu thuế GTGT ở các DNNQD .16
1.2.3.1 Tổng quan về DNNQD .16
1.2.3.2 Đặc điểm quản lý thuế GTGT ở các DNNQD.18
1.2.3.3 Quản lý thuế GTGT các DNNQD.19
1.2.3.4 Thất thu thuế GTGT ở các DNNQD.26
1.2.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế .28
1.2.3.6 Các chỉ tiêu đánh giá việc quản lý thu thuế GTGT.29
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ GTGT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM.31
1.3.1 Kinh nghiệm các nước trên thế giới.31
1.3.1.1 Một số nước áp dụng thuế GTGT .31
1.3.1.2 Một số nước kinh tế phát triển chưa áp dụng thuế GTGT .34
1.3.2 Kinh nghiệm ở Việt Nam.35
1.3.2.1 Những thành tựu đạt được.35
1.3.2.2 Những tồn tại, hạn chế .38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.38
CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI CHI CỤC
THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH .39
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆNQUẢNG TRẠCH.39
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.39
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội .40
2.2 TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH.41
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển .41
2.2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy.42
2.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các Đội thuế.43
2.2.4 Bố trí cán bộ công chức tại các Đội thuế .45
2.3 QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI CHI CỤC THUẾ
QUẢNG TRẠCH GIAI ĐOẠN 2008 – 2010.47
2.3.1 Tình hình DNNQD trên địa bàn huyện Quảng Trạch.47
2.3.2 Phân cấp quản lý thuế đối với các DNNQD .49
2.3.3 Qui trình quản lý thuế theo chức năng đối với doanh nghiệp.50
2.3.4 Phân tích, đánh giá công tác quản lý thu thuế GTGT ở Chi cục Thuế huyện
Quảng Trạch giai đoạn 2008 – 2010.55
2.3.4.1 Thu ngân sách thực tế trên địa bàn.55
2.3.4.2 Thu thuế GTGT thực tế trên địa bàn.57
2.3.4.3 Tổ chức quản lý thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn.58
2.4 ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
GTGT Ở CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH .71
2.4.1 Đặc điểm phiếu điều tra doanh nghiệp, cán bộ thuế và người tiêu dùngcuối cùng .71
2.4.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha.74
2.4.3. Phân tích nhân tố.76
2.4.4 Phân tích hồi qui để xác định cụ thể các nhân tố ảnh hưởng việc quản lý thu
thuế GTGT ở Chi cục Thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.79
2.4.5 Đánh giá của các doanh nghiệp và cán bộ thuế .81
2.4.5.1 Đánh giá chung về các mặt .81
2.4.5.2 Phân tích so sánh ý kiến đánh giá giữa cán bộ thuế và doanh nghiệp về các
nội dung điều tra khảo sát .86
2.5 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN .93
2.5.1 Những thành tựu đạt được.93
2.5.2 Những tồn tại, hạn chế .95
155 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p cho sở KHĐT.
Bước 5: Người nộp thuế nhận ĐKKD và đăng ký thuế tại sở KHĐT.
Bước 6: Nhận kết quả cấp mã số doanh nghiệp (MSDN) từ sở KHĐT chuyển
đến cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi quản lý tình hình kê khai, nộp
thuế của doanh nghiệp.
Qui trình kê khai, nộp thuế và kế toán thuế
Bước 1: Chậm nhất là ngày 20 của tháng sau doanh nghiệp nộp tờ khai thuế
GTGT, bảng kê mua vào bán ra và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quí tại
Đội TT&HTNNT (Bộ phận “một cửa”).
Bước 2: Doanh nghiệp nộp số tiền thuế phát sinh trong tháng do doanh
nghiệp tự khai vào ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT),
ngân hàng NN&PTNT chuyển chứng từ trên hệ thống ứng dụng qua Kho bạc
Nhà nước.
Bước 3: Đội TT&HTNNT tiếp nhận báo cáo sử dụng hóa đơn và hồ sơ khai
thuế của doanh nghiệp sau đó chuyển cho Đội KK-KTT&TH và Bộ phận quản lý ấn
chỉ thuế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Bước 4: Đội KK-KTT&TH nhập các thông tin theo tờ khai của doanh nghiệp
và cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến doanh nghiệp cho ngân hàng
NN&PTNT, Đội KTr và Đội QLN&CCNT.
Bước 5: Kho bạc Nhà nước chuyển chứng từ nộp tiền của doanh nghiệp về
Đội KK-KTT&TH để đối chiếu số thu (Sơ đồ 2.2).
Bước 6: Đội KTr thuế thực hiện việc kiểm tra tại bàn hoặc tại trụ sở của
NNT; Đội QLN&CCNT thực hiện các biện pháp thu nợ hoặc cưỡng chế nợ thuế đối
với doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.2 Quy trình quản lý thu thuế theo chức năng
( Nguồn: Chi cục Thuế huyện Quảng Trạch)
Qui trình miễn, giảm thuế
Mục đích là xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế và NNT trong quá trình
thực hiện và xác định số thuế được miễn, giảm theo các qui định của pháp luật thuế
và luật quản lý thuế. Qui định cụ thể nội dung công việc cơ quan thuế, công chức
thuế phải thực hiện trong việc giải quyết miễn thuế, giảm thuế theo qui định của
luật quản lý thuế.
Đội HC-NS-
TV-AC
Đội KTr
Đội KK-KTT&THDoanh nghiệp
Đội TT
&HTNNT
Đội QLN
&CCNT
Ngân hàng
NN&PTNT
Kho bạc Nhà
nước huyện
Doanh nghiệp
(1)
(1)
(2)
(3)
(3)
(4)
(2)
(5)
(4)
(4) (6)
(6)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Qui trình hoàn thuế
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế - Đội TT&HTNNT (Bộ phận một cửa)
nhận hồ sơ hoàn thuế của NNT nộp trực tiếp tại cơ quan thuế.
Đội HC-NS-TV-AC nhận hồ sơ hoàn thuế do NNT gửi qua đường bưu chính
sau đó chuyển ngay đến “Bộ phận một cửa”. “Bộ phận một cửa” chuyển hồ sơ hoàn
thuế của NNT cho Đội KK-KTT&TH ngay trong ngày hoặc đầu ngày kế tiếp.
Bước 2: Đội KK-KTT&TH phân loại hồ sơ hoàn thuế thành 2 loại, loại thuộc
diện hoàn trước kiểm tra sau, loại thuộc diện kiểm tra trước hoàn sau.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau: Đội KK-KTT&TH xem
xét, phân tích, đối chiếu với số đã khai ở cơ quan thuế sau đó lập đề nghị hoàn
thuế trình lãnh đạo Chi cục Thuế duyệt ký gửi Cục thuế thẩm định hoàn thuế theo
qui định.
Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn sau: Đôi KK-KTT&TH
chuyển hồ sơ hoàn thuế đến Đội KTr thuế. Đội Ktra thuế tiến hành kiểm tra tại trụ
sở của NNT sau đó lập đề nghị hoàn thuế trình lãnh đạo Chi cục Thuế ký gửi Cục
thuế kèm theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế và kết quả kiểm tra thẩm định hoàn thuế
theo qui định.
Qui trình kiểm tra thuế
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế.
Căn cứ vào danh sách số lượng NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được
Chi cục Trưởng Chi cục Thuế phê duyệt, Đội trưởng Đội KTr thuế giao cụ thể số
lượng NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế cho từng cán bô kiểm tra thuế. Cán bộ
kiểm tra thuế tiến hành kiểm tra việc ghi chép các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế;
kiểm tra căn cứ tính thuế, sồ tiền hoàn thuếtheo phương pháp đối chiếu so sánh;
nhận xét hồ sơ khai thuế.
Trường hợp hồ sơ khai thuế chưa rõ ràng, còn nghi vấn hoặc có những chỉ
tiêu cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số thuế được hoàn..., cán bộ kiểm tra
yêu cầu NNT giải trình hoặc bổ sung thông tin. Nếu NNT đã giải trình hoặc bổ sung
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
thông tin tài liệu không chứng minh được số thuế khai là đúng thì tiếp tục thông báo
lần 2 cho NNT giải trình hoặc bổ sung thông tin. Hết thời hạn thông báo lần 2 mà
NNT không giải trình, bổ sung thông tin tài liệu hoặc trong thời hạn thông báo của
cơ quan thuế mà NNT giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu nhưng không
chứng minh được số thuế khai là đúng thì tiến hành ấn định thuế, hoặc tiến hành
kiểm tra tại trụ sở NNT trong trường hợp không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải
nộp. Việc tổ chức kiểm tra tại trụ sở của NNT được thực hiện theo qui định của luật
quản lý thuế.
Bước 2: Kiểm tra tại trụ sở của NNT theo trình tự như sau:
Ban hành quyết định kiểm tra thuế gửi cho người nộp thuế; công bố quyết
định kiểm tra; phân công công việc các thành viên trong đoàn kiểm tra; lập biên bản
xác nhận số liệu kiểm tra với người được ủy quyền làm việc trực tiếp với cơ quan
thuế; lập biên bản kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của NNT.
Tất cả các công đoạn phải được thực hiện trong phạm vi thời gian cho phép
theo qui định của luật quản lý thuế và các qui định pháp luật liên quan.
Qui trình thanh tra thuế
Hiện nay theo qui định của Tổng cục Thuế, cấp Chi cục Thuế chưa có chức
năng thanh tra thuế. Khi cần thanh tra NNT, Chi cục Thuế lập danh sách đề nghị
Cục Thuế tiến hành thanh tra.
Qui trình quản lý nợ thuế
Bước 1: Lập chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ theo từng quí,
năm theo hướng dẫn của Cục Thuế.
Bước 2: Thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ gồm các công việc sau:
Phân công chức quản lý và lập sổ theo dõi nợ; thực hiện các biện pháp xử lý
nợ bằng cách thông báo đôn đốc nộp thuế, thông báo nợ thuế và phạt nộp chậm
thuế; quản lý nợ và xử lý thu nợ bằng cách phân nhóm nợ thành nhóm nợ khó thu,
nhóm nợ chờ xử lý và nhóm nợ có khả năng thu.
Đối với nhóm nợ có khả năng thu nếu NNT không nộp thuế đúng hạn thì tiến
hành xem xét nguyên nhân để xử lý theo pháp luật như: Gia hạn nộp thuế đối với
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
NNT thuộc diện được gia hạn thuế; thực hiện biện pháp thu nợ đối với trường hợp
NNT được hoàn trả tiền thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu tiền nợ thuế,
tiền phạt.
Qui trình cưỡng chế nợ thuế
Các hình thức cưỡng chế được thực hiện theo thứ tự sau: Cưỡng chế bằng
biện pháp trích tiền từ tài khoản; cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền
lương hoặc một phần thu nhập; cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu
giá tài sản kê biên; cưỡng chế bằng bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị
cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; cưỡng chế bằng biện pháp dừng
làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Các bước thực hiện đối với 1 biện pháp cưỡng chế nợ thuế:
Bước 1: Xác định người nợ thuế phải áp dụng biện pháp cưỡng chế
Bước 2: Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin
Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế nợ thuế
Bước 4: Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ thuế
2.3.4 Phân tích, đánh giá công tác quản lý thu thuế GTGT ở Chi cục Thuế
huyện Quảng Trạch giai đoạn 2008 – 2010
2.3.4.1 Thu ngân sách thực tế trên địa bàn
Bảng 2.6 cho biết tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Trạch
giai đoạn 2008 – 2010. So với kế hoạch pháp lệnh được nhà nước giao, thu ngân
sách giai đoạn này đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, năm sau có số thu cao hơn năm
trước. Năm 2008 thu được 71.708,2 triệu đồng bằng 127,3%; năm 2009 thu được
71.720,6 triệu đồng bằng 120,7%; năm 2010 thu được 78.963,3 triệu đồng bằng
125,8%. Các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn như thuế công thương nghiệp ngoài quốc
doanh (CTN NQD), tiền sử dụng đất (SDĐ) đều hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2008
thuế CTN NQD đạt 105,4%, tiền SDĐ đạt 114,9%; năm 2009 thuế CTN NQD đạt
106,5%, tiền SDĐ đạt 111,5%; năm 2010 thuế CTN NQD thu đạt 119,7%, tiền
SDĐ thu đạt 129,4%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Bảng 2.6 Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Trạch giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
2008 2009 2010 So sánh 10/08 Tăng
b/q %TH %KH TH % KH TH % KH +/- %
Tổng thu 71.708,2 127,3 71.720,6 120,7 78.963,3 125,8 7.255,1 110,1 4,9
1 Thuế CTN NQD 12.649,1 105,4 11.394,2 106,5 15.563,5 119,7 2.914,4 123,0 10,9
2 Thuế TNCN 620,2 206,7 1.165,6 291,4 1.165,6
3 Thuế CQSDĐ 673,8 192,5 11,5 1,57 -672,23
4 Tiền SDĐ 32.175,7 114,9 35.669,7 111,5 41.649,6 130,2 9.473,9 129,4 13,7
5 Thuế SDĐNN 52,7 263,7 19,9 -52,7
6 Thuế nhà đất 495,5 110,1 776,6 103,6 818,7 107,7 323,2 165,2 28,5
7 Thu tiền thuê đất 79,3 26,4 91,8 141,3 162,8 162,9 83,5 205,4 43,3
8 Lệ phí trước bạ 2.580,7 161,3 3.949,3 179,5 4.169,0 134,5 1.588,3 161,5 27,1
9 Thu phí - lệ phí 1.189,8 79,3 1.529,4 127,5 1.364,1 113,7 174,3 114,6 7,0
10 Thu khác NS 195,9 20,3 180,0 90,0 290,6 145,3 94,7 148,3 21,7
11 Thu cố định tại xã 1.871,7 294,8 1.727,8 115,2 1.746,6 116,4 -125,1 93,3 -13,4
12 Thu tiền bán nhà 5,7 2,63 2,63
13 Thu ngoài CĐNS 19.744,0 188,0 15.744,5 149,9 12.028,6 114,6 -7.715,4 -22,0
( Nguồn: Chi cục Thuế Quảng Trạch )
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Tốc độ tăng thu bình quân giai đoạn này là 4,9%, xét về mặt tổng thể là chưa
tương xứng với sự phát triển kinh tế của huyện (GDP bình quân 12% [5]) do thu
ngoài cân đối ngân sách (CĐNS) tốc độ bình quân giảm 22%, thu cố định tại xã tốc
độ bình quân giảm 13,4%. Nguyên nhân của việc này là do năm 2009 và năm 2010
thực hiện luật phổ cập giáo dục nên các khoản học phí của học sinh tiểu học và
trung học cơ sở, các khoản đóng góp xây dựng trường của nhân dân được miễn.
Tuy nhiên, xét về các khoản thu từ các hoạt động SXKD thì tốc độ tăng thu
bình quân tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế GDP của huyện. Tốc độ tăng thu
bình quân của thuế CTN NQD là 10,9%, lệ phí trước bạ là 27,1%... Đây là tín hiệu
đáng mừng trong việc thu ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Trạch.
2.3.4.2 Thu thuế GTGT thực tế trên địa bàn
Kết quả thu thuế GTGT trên địa bàn được phản ánh tại Bảng 2.7. Thu thuế
GTGT giai đoạn 2008 – 2010 đều hoàn thành kế hoạch pháp lệnh được giao ở mức
cao. Năm 2008 thu được 6.634 triệu đồng, bằng 114 %; năm 2009 thu được 9.065,2
triệu đồng, bằng 109,2%; năm 2010 thu được 12.641,5 triệu đồng bằng 121,6%.
Năm 2010 so với năm 2008 tăng 6.007,5 triệu đồng bằng 190,5%, tốc độ tăng thu
bình quân thuế GTGT giai đoạn này khá cao là 38%.
Bảng 2.7 Kết quả thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Quảng Trạch giai đoạn
2008 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
2008 2009 2010 So sánh 10/08 Tăng
b/q
(%)TH %KH TH % KH TH % KH +/- %
Tổng thu 6.634,0 114,0 9.065,2 109,2 12.641,5 121,6 6.007,5 190,5 38,0
1 DNNQD 4.442,2 120,7 6.317,6 126,4 9.035,3 123,8 4.593,1 203,4 42,6
2 Hộ cá thể 2.191,8 102,4 2.747,6 83,3 3.606,2 116,3 1.414,4 164,5 28,2
( Nguồn: Chi cục Thuế Quảng Trạch)
Thành phần DNNQD có mức độ hoàn thành và tốc độ tăng bình quân rất cao
góp phần cơ bản quyết định việc thực hiện hoàn thành nhiệm vụ thu thuế GTGT
trên địa bàn. Năm 2008 thu được 4442,2 triệu đồng, bằng 120,7%; năm 2009 thu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
được 6.317,6 triệu đồng, bằng 126,4%; năm 2010 thu được 9.035,3 triệu đồng, bằng
123,8%. Năm 2010 so với năm 2008 tăng 4.593,1 triệu đồng, bằng 203,4%, tốc độ
tăng thu bình quân giai đoạn này là 42,6%. Đây là những số liệu khá ấn tượng
chứng tỏ sự phát triên kinh tế của huyện, sự lớn mạnh của các DNNQD cả về số
lượng và chất lượng, sự quản lý ngày càng chặt chẽ của cơ quan thuế trong quá
trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao.
2.3.4.3 Tổ chức quản lý thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn
- Công tác TT&HTNNT
Công tác TT&HTNNT là một yếu tố đầu vào rất quan trọng trong việc quản lý thu
thuế. TT&HTNNT tốt giúp cho NNT hiểu rõ nội dung của chính sách thuế sẽ dẫn đến
tính tuân thủ pháp luật của NNT được nâng lên, hiệu quả quản lý thu thuế sẽ tốt hơn.
Thực hiện luật quản lý thuế, công tác TT&HTNNT ở Chi cục Thuế Quảng Trạch
đã được quan tâm đáng kể. Chi cục đã thành lập và đưa vào hoạt động “ Bộ phận một
cửa” và thực hiện theo qui định tại Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/09/2007
của Bộ Tài Chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bảng 2.8 Tình hình tuyên truyền, hổ trợ đối tượng nộp thuế tại Chi cục
Thuế Quảng Trạch giai đoạn 2008-2010
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm So sánh (%)
2008 2009 2010 09/08 10/09
I Công tác tuyên truyền
1 Phát sóng truyền thanh, truyền hình Buổi 152 455 106 299,3 23,2
2 Thi tìm hiểu pháp luật thuế Buổi 0 0 0 0 0
3 Bài đăng báo, tạp chí Bài 6 10 1 166,6 10,0
4 Biển quảng cáo, pa nô, áp phích Biển 6 6 6 100,0 100
II Công tác hổ trợ doanh nghiệp
1 Trả lời bằng văn bản VB 1 3 1 300 33,3
2 Trả lời trực tiếp, qua điện thoại Lượt 28 39 78 139,2 200,0
3 Tập huấn cho doanh nghiệp Buổi 5 0 0 0 0
4 Cung cấp tài liệu, ấn phẩm thuế Bộ 290 2.362 888 814,4 37,6
5 Đối thoại với doanh nghiệp Lần 3 2 2 66,7 100,0
( Nguồn: Chi cục Thuế Quảng Trạch)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Số liệu tai Bảng 2.8 cho thấy tình hình TT&HTNNT giai đoạn 2008 – 2010.
Công tác TT&HTNNT đã được đa dạng dưới nhiều hình thức, trọng tâm và trọng
điểm theo tính lịch sử của từng năm.
Năm 2009 so với năm 2008 việc thực hiện tuyên truyền qua hệ thống loa
truyền thanh được tăng cường mạnh, đã thực hiện được 455 lượt, bằng 299,3%;
năm 2010 so với năm 2009 thực hiện ít hơn, được 106 lượt bằng 23,2%. Việc cung
cấp tài liệu và ấn phẩm thuế cũng diễn ra tương tự, năm 2009 thực hiện được 2362
bộ, so với năm 2008 bằng 814,4%; năm 2010 thực hiện được 888 bộ, so với năm
2009 bằng 37,6%. Điều đó chứng tỏ việc tuyên truyền thông qua hệ thống loa
truyền thanh và việc cung cấp tài liệu thuế có tính thời kỳ gắn liền với việc ban
hành các chính sách thuế mới. Sở dĩ năm 2009 công tác tuyên truyền thông qua hệ
thống loa truyền thanh và việc cung cấp tài liệu, ấn phẩm thuế thực hiện được nhiều
như vậy là do từ 01/01/ 2009 là thời điểm luật thuế GTGT được Quốc Hội thông
qua ngày 03/06/2008 thay thế luật thuế GTGT năm 1997 và luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 có hiệu lực thi hành. Đây cũng
là thời điểm luật thuế TNCN được thực hiện.
Công tác trả lời trực tiếp cho doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và
ngày càng tăng. Năm 2009 thực hiện được 39 lượt, so với năm 2008 bằng 139,2%;
năm 2010 thực hiện được 78 lượt, so với năm 2009 bằng 200%. Tổ chức đối thoại
với doanh nghiệp cũng được coi trọng, hàng năm đều tổ chức 2 đến 3 lần đối thoại
với doanh nghiệp. Điều này thể hiện doanh nghiệp và cơ quan thuế đã quan hệ ngày
càng khăng khít với nhau và từng bước “ đồng hành cùng nhau” trong việc thực
hiện chính sách thuế của nhà nước.
Tuy nhiên, số liệu tại Bảng 2.7 cũng cho thấy việc tuyên truyền thông qua các
cuộc thi, đăng báo, tạp chí còn rất nhiều hạn chế. Việc thi tìm hiểu pháp luật thuế
chưa thực hiện. Công tác viết bài đăng tin trên báo, tạp chí số lượng chưa nhiều, còn
có chiều hướng giảm, năm 2010 chỉ đăng được 1 bài bằng 10% so với năm 2009 là
quá ít. Cần phải xem lại cách tổ chức công việc và trình độ cán bộ được phân công
trong lĩnh vực này.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
- Tình hình đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế GTGT
+ Tình hình đăng ký thuế
Hiện nay việc ĐKKD và đăng ký thuế đối với doanh nghiệp chỉ thực hiện
một nơi tại sở KHĐT. Doanh nghiệp đến kê khai tại sở KHĐT, sở KHĐT chuyển
thông tin của doanh nghiệp cho Cục Thuế, Cục thuế nhập thông tin vào hệ thống
của toàn ngành Thuế và hệ thống báo mã số thuế (MST) của doanh nghiệp, Cục
thuế nhận thông tin MST của doanh nghiệp và chuyển cho sở KHĐT. Sở KHĐT sau
khi nhận thông tin của Cục Thuế tiến hành cấp ĐKKD cho doanh nghiệp mà trong
đó MSDN và MST thực hiện chung, đồng thời gửi các thông tin cấp ĐKKD cho
doanh nghiệp cho Cục Thuế. Cục Thuế căn cứ vào qui định phân cấp quản lý và
tình hình thực tế để tiến hành phân công cho Chi cục quản lý thu thuế các DN.
Cách làm như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho doanh nghiệp, đây
cũng là một trong những động lực thúc đẩy việc hình thành các DNNQD. Số liệu ở
Bảng 2.9 phản ánh tình hình đăng ký thuế giai đoạn 2008 – 2010.
Bảng 2.9 Tình hình đăng ký thuế của DNNQD ở huyện Quảng Trạch giai đoạn
2008-2010
Đơn vị tính: Cơ sở kinh doanh
Loại hình
doanh nghiệp
2008 2009 2010
Sosánh
2010/2008
Tốc độ
tăng b/q
(%)(+/-) (%)
1. Công ty cổ phần 5 9 14 9 280,0 67,3
2. Công ty TNHH 146 193 231 85 158,2 25,7
3. DNTN 92 97 100 8 108,6 4,2
4. HTX 16 30 34 18 212,5 45,7
Cộng 259 329 379 120 146,3 20,9
( Nguồn: Chi cục Thuế huyện Quảng Trạch)
Năm 2010 so với năm 2008, số doanh nghiệp đăng ký thuế tăng 120 đơn vị,
bằng 146,3%, tốc độ tăng bình quân là 20,9%. Các loại hình doanh nghiệp đều tăng,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
đáng chú ý loại hình công ty TNHH có số tuyệt đối tăng lớn là 85 đơn vị, bằng
158,2%, với tốc độ tăng bình quân là 25,7%. Số liệu tại Bảng này có mối quan hệ
tương quan tỷ lệ thuận với Bảng 2.7 về kết quả thu thuế GTGT, phản ánh xu hướng
phát triển của DNNQD.
+ Tình hình kê khai thuế
Số lượng doanh nghiệp thực tế kê khai thuế so với số lượng doanh nghiệp
được cấp mã số thuế giai đoạn 2008 – 2010 ở huyện Quảng Trạch tương đối thấp.
Bảng 2.10 Tình hình doanh nghiệp khai thuế so với đăng ký thuế ở Chi cục
Thuế Quảng Trạch giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị tinh: Cơ sở kinh doanh
TT Loại hình
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Cấp
MST
Khai
thuế
Khai
thuế
/cấp
MST
(%)
Cấp
MST
Khai
thuế
Khai
thuế
/cấp
MST
(%)
Cấp
MST
Khai
thuế
Khai
thuế
/cấp
MST
(%)
1 Cty Cổ phần 5 3 60,0 9 6 66,7 14 9 64,3
2 Cty TNHH 146 113 77,4 193 144 74,6 231 196 84,8
3 DNTTN 92 72 78,3 97 75 77,3 100 62 62,0
4 HTX 16 9 56,3 30 7 23,3 34 21 61,7
Cộng 259 197 76,0 329 232 70,5 379 288 76,0
(Nguồn : Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch)
Năm 2008 số lượng doanh nghiệp kê khai so với số doanh nghiệp được cấp
MST là 76%, năm 2009 là 70,5%, năm 2010 là 76%. Tình hình tuân thủ pháp luật
trong việc kê khai thuế của doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều. Loại hình HTX
mức độ kê khai thấp nhất, năm 2008 đạt 56,3%, năm 2009 đạt 23,3%, năm 2010 đạt
61,7%. DNTN mức độ kê khai có chiều hướng giảm dần, năm 2008 đạt được
78,3% đến năm 2010 chỉ đạt 62%. Công ty TNHH có tỷ lệ kê khai thuế cao nhất,
năm 2010 đạt 84,8%...
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
Nguyên nhân của tình trạng này là do luật doanh nghiệp hiện hành mở cửa rất
rộng cho các cá nhân muốn làm kinh tế, luật doanh nghiệp không qui định mức vốn
pháp định cụ thể tối thiểu để thành lập một doanh nghiệp, trừ một số ngành nghề
đặc biệt như kinh doanh chứng khoán, ngân hàng.Chính kẻ hở này nhiều người
đã lợi dụng để thành lập doanh nghiệp theo kiểu phong trào, với nhiều mục đích
khác nhau, có trường hợp thành lập ra để đủ điều kiện vay vốn, khi có vốn vay thì
sử dụng mục đích khác như buôn bán bất động sản mang tính chất cá nhân, đi lao
động nước ngoài... Việc kinh doanh theo nội dung đăng ký doanh nghiệp không
thực hiện nhưng cũng không thông báo việc ngừng kinh doanh, cơ quan thuế tìm
đến địa chỉ kinh doanh thì không có. Một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ bị
giải thể, phá sản nhưng không tiến hành các thủ tục theo qui định của pháp luật.
Một số HTX nông nghiệp, HTX điện thành lập mang tính chất bị ràng buộc của đối
tác nhưng thực chất chỉ làm trung gian cho ngành điện lực, ngành kinh doanh vật tư
nông nghiệp để hưởng phần trăm trích lại nên không quan tâm đến việc kê khai
thuế. Thực trạng này dẫn đến việc đăng ký kê khai thuế của doanh nghiệp so với số
đăng ký thuế đạt tỷ lệ đang còn thấp. Đây là một trong những vấn đề mà ngành thuế
đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý đối tượng nộp thuế.
Tình hình kê khai doanh thu và thuế GTGT phải nộp phân theo ngành nghề
được phản ánh ở Bảng 2.11.
Ngành sản xuất, trong 3 năm có doanh thu kê khai là 235.343 triệu đồng, thuế
phải nộp là 5.019 triệu đồng, tỷ lệ điều tiết của thuế so với doanh thu trong 3 năm là
2,1%; ngành xây dựng, doanh thu là 442.049 triệu đồng, thuế kê khai phải nộp là
8.490 triệu đồng, tỷ lệ điều tiết của thuế là 1,92%; ngành thương nghiệp, doanh thu
kê khai là 2.436.607 triệu đồng, thuế kê khai phải nộp là 6.863 triệu đồng, tỷ lệ
điều tiết của thuế là 0,28%; ngành dịch vụ có doanh thu kê khai 469.331 triệu đồng,
thuế kê khai phải nộp là 1.459 triệu đồng, tỷ lệ điều tiết của thuế là 0,31%.
Tại công văn số số 763/BTC-TCT ngày 16/01/2009 của Bộ Tài Chính và
công văn số 236/CT-THNVDT ngày 19/02/2009 của Cục Thuế Quảng Bình qui
định tỷ lệ GTGT áp dụng cho các hoạt động kinh doanh không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ theo qui định (tính trên doanh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
thu khoán, hoặc doanh thu kê khai) qui định: Đối với ngành sản xuất tỷ lệ điều tiết
gộp của thuế GTGT trên doanh thu là 2% (tỷ lệ GTGT 20%, thuế suất 10%); ngành
xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 2,3% (tỷ lệ GTGT 23%, thuế suất 10%);
ngành thương nghiệp tỷ lệ điều tiết là 0,5% (tỷ lệ GTGT là 5%, thuế suất 10%);
ngành dịch vụ tỷ lệ điều tiết từ 2% đến 3,5% tùy theo từng loại dịch vụ.
Nếu lấy qui định trên làm mức chuẩn bình đẳng cho các loại hình thấy rằng,
ngành sản xuất đảm bảo tỷ lệ điều tiết của thuế so với doanh thu; ngành xây dựng
có tỷ lệ thấp hơn qui định; ngành thương mại thì quá thấp, tỷ lệ điều tiết chỉ đạt
56% (0,28% so với 0,5%); đặc biệt ngành dịch vụ lại quá kém, tỷ lệ điều tiết chỉ đạt
15,5% ( 0,31% so với 2%). Điều đó nói lên sự bất công trong nghĩa vụ nộp thuế, nó
cũng phản ánh lên được phần nào đó về việc thất thu thuế nói chung, đặc biệt là
ngành kinh doanh thương mại và dịch vụ.
Bảng 2.11 Tình hình kê khai doanh thu và thuế GTGT phải nộp của doanh
nghiệp ở huyện Quảng Trạch phân theo ngành giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Ngành nghề
2008 2009 2010 Tổng cộng 3 năm (%)
Thuế
/DT
DT Thuế DT Thuế DT Thuế DT Thuế
1 Sản xuất 25.375 425 51.247 875 158.721 3.719 235.343 5.019 2,1
2 Xây dựng 60.790 556 145.469 4.168 235.790 3.766 442.049 8.490 1,92
3 T.Nghiệp 622.884 3.725 839.118 1.386 974.605 1.752 2.436.607 6.863 0,28
4 Dịch vụ 46.646 231 236.235 706 186.450 522 469.331 1.459 0,31
Tổng 755.695 4.937 1.272.069 7.135 1.555.566 9.759 3.583.330 21.831 0,61
Nguồn: Chi cục Thuế Quảng Trạch)
Thống kê tình hình kê khai và nộp thuế một doanh nghiệp kinh doanh xe máy
trên địa bàn càng khẳng định việc thất thu thuế trong lĩnh vực thương mại. Trong 3
năm từ 2008 – 2010, doanh thu của doanh nghiệp này là 152.287 triệu đồng, trong
lúc đó nộp thuế GTGT trong 3 năm được 5,8 triệu đồng, tỷ lệ điều tiết của thuế
GTGT là 0,0038% (tỷ lệ gộp qui định theo công văn 236/CT-THNVDT của Cục
Thuế Quảng Bình là 0,2%). Nguyên nhân của việc thất thu thuế nhìn trên phương
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
diện số liệu phân tích là do doanh nghiệp bán hàng không ghi hóa đơn rất nhiều,
nhưng vẫn kê khai đầu vào đầy đủ. Đây là một thách thức không chỉ riêng cho
ngành thuế mà tất cả các ngành, các cấp.
+ Việc xử lý nộp chậm hồ sơ khai thuế
Tình hình xử phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế đã được tiến hành một cách
nghiêm túc. Theo tổng hợp của Đội KK-KTT&TH, năm 2008 xử lý 76 lượt đơn vị,
trong đó cảnh cáo 19 trường hợp, phạt tiền 57 trường hợp, số tiền phạt là 12.100.000
đồng; năm 2009 xử lý 125 trường hợp, trong đó cảnh cáo 113 trường hợp, phạt tiền
12 trường hợp, số tiền phạt là 17.380.000 đồng; năm 2010 xử lý 167 trường hợp,
trong đó phạt cảnh cáo 121 trường hợp, phạt tiền 46 trường hợp, số tiền phạt là
94.857.000 đồng. Tuy việc xử lý tiến hành nghiêm túc, nhưng việc nộp chậm hồ sơ
khai thuế vẫn xảy ra ngày càng tăng, điều đó chứng tỏ mức độ xử phạt theo qui định
vẫn chưa đủ răn đe NNT, tính tuân thủ của một số doanh nghiêp chưa cao.
+ Tình hình nộp thuế
Kết quả nộp thuế GTGT phân theo loại hình doanh nghiệp ở Bảng 2.12 cho
thấy năm 2010 so với năm 2008 tăng 4.593,1 triệu đồng, bằng 203,4%, tốc độ tăng
thu bình quân 42,6%. Tăng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn là công ty cổ phần, công ty
TNHH; HTX có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể, trong lúc đó khối
DNTN thì giảm dần.
Công ty cổ phần, năm 2008 có 3 đơn vị (Bảng 2.10) kê khai, thu thuế GTGT
được 341,5 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,7%; năm 2009 có 6 đơn vị kê khai, thu được
571,9 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,0%; năm 2010 có 9 đơn vị kê khai, thu được
3.082,9 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,2%. Năm 2010 so với năm 2008 tăng 2.747,7
triệu đồng bằng 904,5%, tốc độ tăng thu bình quân 200,7%. Xét về số lượng doanh
nghiệp và số thuế đã thu được của loại hình này tại thời điểm 2010 là rất cao, nhưng
xét về quá trình thì chưa thực sự ổn định.
Công ty TNHH có số lượng đơn vị kê khai thuế cũng như số thuế nộp
chiếm tỷ trọng lớn, số thu tăng đều và tương đối ổn định. Năm 2008 có 133 đơn
vị (Bảng 2.10) kê khai, số thuế thu được 2.026,9 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
45,6%; năm 2009 có 144 đơn vị kê khai, số thuế thu được 3.640,3 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 57,6%; năm 2010 có 196 đơn vị kê khai, số thuế thu được 4.918,1
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thue_gia_tri_gia_tang_doi_voi_cac_doanh_nghiep_ngoai_quoc_doanh_tren_dia_ban_huyen_quang_trach_tinh.pdf