MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. 3
TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 3
I. Một số vấn đề cơ bản về thuế. 3
1. Bản chất về thuế: 3
2. Phân loại thuế: 4
4.Những yếu tố chủ yếu cấu thành nên sắc thuế. 5
5. Hệ thống chính sách thuế ở nước ta bao gồm: 5
II. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) – Những nội dung cơ bản của thuế TNDN 6
1. Sự ra đời của thuế TNDN: 6
2. Sự cần thiết phải ban hành luật thuế TNDN ở Việt Nam 6
3. Nội dung cơ bản của thuế TNDN: 7
3.1 Đối tượng nộp thuế: 7
3.2 Căn cứ tính thuế TNDN 8
4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 11
4.1 Đăng ký thuế 11
4.2 Kê khai thuế 11
4.3 Nộp thuế 12
4.4. Quyết toán thuế 12
5.Miễn thuế, giảm thuế 13
5.1 Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập 13
5.2 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác 13
5.3 Miễn giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh trong nước trong trường hợp cơ sở đầu tư xây dựng dây chuyền mới, mở rộng qui mô, đối mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất 14
5.4 Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác được miễn thuế TNDN trong 3 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế. 14
CHƯƠNG II 15
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ VẬT TƯ XÂY DỰNG SỐ 5 15
I. Lịch sử, quá trình hình thành và đặc điểm của Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5: 15
1. Lịch sử, quá trình hình thành của Công ty: 15
2. Đặc điểm cơ bản của Công ty 15
3. Tổ chức kế toán tại Công ty 17
- Kế toán trưởng (trưởng phòng): Chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và Nhà nước về công tác kế toán thống kê tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty. 17
II. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 18
Chỉ tiêu 18
III. Tình hình thực hiện luật thuế TNDN của Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 21
CHƯƠNG III 24
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VỀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HỢP LÝ ĐỂ TÍNH THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ VẬT TƯ XÂY DỰNG SỐ 5 24
I. Đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế TNDN tại Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5: 24
1.Ưu điểm 24
2. Những mặt tồn tại 25
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp tính thuế TNDN tại Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 26
1. Xác định đúng chi phí hợp lý: 26
2. Về quản lý chi phí hội họp tiếp khách. 27
3. Thời gian cụ thể cho các đội lập và gửi hoá đơn mua nguyên vật liệu dù có qui định: 28
4. Về chi phí sản xuất chung của từng đội sản xuất: 28
5. Hoàn thiện quản lý chi phí nhân công tại các đội thi công: 29
KẾT LUẬN 30
Bảng phụ biểu số 2 31
Bảng phụ biểu số 3 32
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (phụ biểu số 4) 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7113 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thuế thu nhập doanh nghiệp và một số yếu tố chi phí hợp lý cần được hoàn thiện để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ tính thu nhập trong kỳ tính
hoạt động chịu thuế trong thuế
kinh doanh kỳ tính thuế
Thu nhập chịu thuế khác bao gồm:
Thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, lãi về chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng ; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi được ; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ rớt mới phát hiển ra và các khoản thu nhập khác.
3.2.1 Doanh thu
+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất kinh doanh đựơc hưởng.
+ Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu để tính thuế TNDN là doanh thu không có thuế gia trị gia tăng.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm hàng hoá, dịch vụ đã được tiêu thụ, được người mua chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu được tiền hàng hay chưa.
3.2.2 Chi phí
a/ Chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
- Khấu hao tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh ,dịch vụ theo qui định của pháp luật.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.
- Tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công theo chế độ qui định trừ tiền lương tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu nhập của sáng lập viên của các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến ; tài trợ cho dịch vụ y tế, đào tạo lao động theo chế độ qui định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện nước , điện thoại, sửa chữa tài sản cố định ; tiền thuê tài sản cố định ; kiểm toán ; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định ; các dịch vụ kỹ thuật.
- Các khoản chi cho lao động nữ theo qui định của pháp luật, chi phí bảo vệ cơ sở sản xuất kinh doanh ; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ; kinh phí công đoàn ; chi phí bảo hộ theo qui định của pháp luật.
- Chi trả lãi vay tiền vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế; chi trả lãi vay của các tổ chức tín dụng khác theo lãi suất thực tế nhưng tối đa không qua lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước qui định cho các tổ chức tín dụng.
- Trích các khoản dự phòng theo chế độ qui định.
- Trợ cấp thôi việc cho người lao động.
- Chi phí về tiêu thụ hàng hoá dịch vụ.
- Chi phí về quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7% trên tổng số chi phí (trong hai năm đầu thành lập) và không quá 5% (từ năm thứ 3 trở đi).
- Các khoản thuế, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được tính vào chi phí.
- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo qui định của Chính phủ.
b/ Không được tính vào chi phí hợp lý các khoản sau:
- Các khoản trích vào chi phí mà thực tế không chi hoặc không chi hết, chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng…
- Các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu tính thuế và thu nhập chịu thuế ( chi đầu tư xây dựng cơ bản, ủng hộ các đoàn thể xã hội….)
- Các khoản chi không có chứng từ hoặc không có chứng từ hợp pháp.
- Các khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ: chi phí sự nghiệp, trợ cấp khó khăn thường xuyên
3.2.3 Thuế suất
a/ Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước và các tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là 32%.
Cơ sở kinh doanh vận tải đang nộp thuế lợi tức với thuế suất là 25% nay nộp thuế TNDN với thuế suất là 32% mà có khó khăn được áp dụng thuế suất 23% trong thời hạn 3 năm kể từ khi luật này có hiệu lực thi hành hết thời hạn 3 năm thực hiện thuế suất là 32%.
Cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại thì ngoài việc nộp thuế TNDN theo mức qui định là 32% còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung 25% trên phần thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại.
Đối với dự án đầu tư theo các lĩnh vực ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư áp dụng thuế suất 25%,20%,15% do Chính phủ qui định.
b/ Thuế suất TNDN áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo luật đâù tư nước ngoài tại Việt Nam, thuế suất chung là 25%.
c/ Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí là 50%; khai thác tài nguyên quý hiếm khácthì cóthể áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% cho phù hợp với từng dự án cơ sở kinh doanh.
d/ Thuế suất thuế TNDN đối với các dự án đầu tư thuộc hợp đồng BOT, BTO, BT, dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất thì mức thuế suất ưu đãi 20%,15%,10% được áp dụng trong thời gian thực hiện dự án .
4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế
4.1 Đăng ký thuế
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với việc nộp thuế giá trị gia tăng. Tổng công ty có đơn vị hạch toán phụ thuộc khi đăng ký phải ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị phụ thuộc ở địa phương khác, nơi đơn vị chính đóng trụ sở thì phải đăng ký với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở.
4.2 Kê khai thuế
_Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất là này 25 tháng 1.
_Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, số thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành nghề do cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định.
4.3 Nộp thuế
_Cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế hàng quý được ghi thông báo chậm nhất không quá ngày cuối quý.
_Cơ sở kinh doanh qui định tại khoản 2 điều 12 phải nộp thuế vào ngân sách Nhà nước hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
_Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.
_Tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân chi trả nộp thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tính trên tổng số tiền chi trả và nộp vào ngân sách Nhà nước cùng thời điểm trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
4.4. Quyết toán thuế
Cơ sở kinh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế đầy đủ các khoản:
+Doanh thu
+Chi phí hợp lý
+Thu nhập chịu thuế
+Số thuế thu nhập phải nộp
+Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm
+Số thuế đã nộp ở nước ngoài do các khoản thu nhập từ nước ngoài
+Số thuế nộp thiếu hoặc nộp thừa
- Năm quyết toán thuế theo năm dương lịch. Nếu cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính thì quyết toán theo năm tài chính. Trong thời hạn 60 ngày kể từ kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 60 ngày, nếu nộp thừa được trừ vào số thuế của kỳ tiếp theo.
-Trường hợp sát nhập, chia tách, phá sản, cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế trong vòng 45 ngày kể từ khi có quyết định chia tách, giải thể, phá sản, hợp nhất.
5.Miễn thuế, giảm thuế
5.1 Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập
a/Trong nước
- Miễn thuế trong 2 năm đầu, từ khi có thu nhập chịu thuế được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 2 năm tiếp theo, riêng đối với vùng sâu vùng xa, hải đảo được giảm trong 2 năm tiếp the.
b/Theo các dự án ưu đãi đầu tư
+Mới thành lập được miễn thuế trong 2 năm đầu, được giảm 50% trong 4 năm tiếp khi có thu nhập chịu thuế, riêng hải đảo, vùng núi và khó khăn được thêm 1 đến 2 năm tiếp theo.
- Đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi đầu tư: mới thành lập được giảm 50% trong thời gian 2 năm đầu, riêng đối với những vùng dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo và vùng khó khăn khác được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn từ 3 đến 4 năm tiếp theo.
5.2 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác
- Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư được miễn tối đa 2 năm từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo.
- Doanh nghiệp có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư thì được miễn thuế thu nhập trong thời gian tối đa là 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian tối đa là 4 năm tiếp theo.
- Đối với những trường hợp đặc biệt khuyến khích đầu tư thời gian miễn thuế thu nhập trong thời gian tối đa là 8 năm.
5.3 Miễn giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh trong nước trong trường hợp cơ sở đầu tư xây dựng dây chuyền mới, mở rộng qui mô, đối mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất
Cơ sở sản xuất đầu tư xây dựng dây chuyền mới, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái ; nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế TNDN cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo do đầu tư mới mang lại.
5.4 Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác được miễn thuế TNDN trong 3 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
5.5 Miễn thuế TNDN cho các cơ sở kinh doanh trong nước có phần thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp, các cơ sở kinh doanh có lao động là người tàn tật, cơ sở dạy nghề cho các đối tượng đặc biệt khó khăn của xã hội, hộ cá thể sản xuất kinh doanh dịch vụ có thu nhập bình quân tháng trong năm dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định đối với công nhân viên chức.
5.6 Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang những năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ VẬT TƯ XÂY DỰNG SỐ 5
I. Lịch sử, quá trình hình thành và đặc điểm của Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5:
1. Lịch sử, quá trình hình thành của Công ty:
Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 là một doanh nghiệp nhà nước, là thành viên của Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ năm 1990 trở về trước, Công ty có tên là Xí nghiệp xây lắp số 8. Năm 1992, Xí nghiệp xây lắp số 8 sáp nhập với xí nghiệp xây lắp số 9 và đổi tên thành Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 theo quyết định số 244/NN-TCCB/QĐ ngày 01/08/1992 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tại thời điểm này (31/12/1991) tổng mức vốn kinh doanh của công ty là 609.800.000 đồng. Tình hình sản xuất từ năm 1991 trở về trước có chiều hướng giảm vì thị trường của Xí nghiệp bị thu hẹp. Từ khi sáp nhập, các hoạt động dần đi vào ổn định, thị trường mở rộng, các công trường đều hoạt động tốt.
Hiện nay, Công ty là một trong những điển hình về kết quả kinh doanh, đảm bảo được việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao và luôn phát triển không ngừng .
Công ty là một pháp nhân kinh tế, thực hiện hạch toán kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Công ty sử dụng con dấu riêng theo qui định hiện hành của Nhà nước. Trụ sở Công ty được đặt tại số 6- Nguyễn Công Trứ-Hai Bà Trưng –Hà Nội.
2. Đặc điểm cơ bản của Công ty
Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực về xây dựng. Tổ chức nhận thầu và thi công xây lắp các công trình xây dựng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, dân dụng và các thành phần kinh tế khác. Bảo toàn và phát triển vốn được giao, khai thác và sử dụng các nguồn vốn đúng với chế độ tài chính của Nhà nước. Năng suất lao động không ngừng nâng cao, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, bộ máy quản lý của Công ty được hình thành theo sơ đồ tổ chức sau
Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán tài chính
Phòng hành chính
Phòng kế hoạch dự thầu
Phòng tư vấn thiết kế
Trung tâm xuất nhập khẩu
- Ban giám đốc: Điều hành trực tiếp sản xuất kinh doanh của Công ty, vừa là đại diện cho cán bộ công nhân viên chức của Công ty, vừa chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trước Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn cũng như đời sống công nhân viên chức.
- Phòng kế hoạch dự thầu: luôn chịu trách nhiệm lên kế hoạch khi tham gia đấu thầu các công trình
- Phòng tư vấn thiết kế: giúp cho việc thực hiện các công trình và dự thầu đạt kết quả tối ưu nhất.
- Trung tâm xuất nhập khẩu: phục vụ cho quá trình kinh doanh thiết bị máy móc của Công ty.
- Phòng tài chính kế toán: có trách nhiệm theo dõi, tổ chức hạch toán toàn bộ nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh trong Công ty theo Pháp lệnh thống- kế toán và chế độ tài chính của Nhà nước.
3. Tổ chức kế toán tại Công ty
3.1.Công tác kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tại phòng kế toán .Bộ máy kế toán thực hiện từ khâu thu thập chứng từ, ghi sổ và lập các báo cáo theo chế độ qui định.
3.2.Nhiệm vụ của bộ máy kế toán Công ty
Tham mưu giúp giám đốc quản lý về tài chính, tài sản theo qui định trong pháp lệnh kế toán thống kê và qui chế tài chính của Công ty.
Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm theo qui định của Công ty.
Tổ chức kiểm soát nội bộ.
Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và hạch toán giá thành sản phẩm theo từng công trình, hạng mục công trình hoạch toán.
Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài vụ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán công trường
Thủ quỹ
Kế toán lương
Kế toán vật tư
Kế toán ngân hàng
Kế toán thanh toán công nợ
- Kế toán trưởng (trưởng phòng): Chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và Nhà nước về công tác kế toán thống kê tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty.
- Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi các khoản các khoản phải thu, phải trả.
- Kế toán ngân hàng : Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thu chi qua ngân hàng.
- Kế toán tiền lương : Tính lương cho các phòng ban trong công ty và tính các khoản trích theo lương : BHXH, BHYT, CPCĐ.
- Kế toán công trường : Có nhiệm vụ theo dõi tồn ứng của công trình, tập hợp chứng từ chi mua vật tư và chi phí khác của công trình. Hàng tháng báo cáo khối kượng công việc đã thực hiện được và đối chiếu công nợ với bên A để thu tiền về.
- Thủ quĩ : Thu nhận hoặc chi trả các khoản bằng tiền mặt, chịu trách nhiệm về số lượng tiền của công ty.
II. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Từ khi sáp nhập lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn như về thời tiết, địa hình, cạnh tranh… nhưng Công ty đã vượt qua những khó khăn ban đầu bằng những nỗ lực bản thân và đã thu được những kết quả đáng kể. Sự phát triển của Công ty đã thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
(Phụ biểu số 1) Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2002 so với 2001
Số tuyệt đối %
Tổng doanh thu
50.032
50.689
657
101,3
Thuế giá trị gia tăng
2.414
2.480
66
102,7
Doanh thu thuần
47.618
48.209
591
101,2
Giá vốn hàng bán
45.563
45.931
368
100,8
Lợi tức gộp SXKD
2.055
2.277
222
110,8
Chi phí bán hàng
505
614
109
121,9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1406
1281
(125)
91,2
Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
144
381
237
264,5
Lợi tức từ hoạt động tài chính
111
(345)
(166)
67,8
Lợi tức bất thường
217
364
147
167,7
Tổng lợi nhuận trước thuế
473
400
(73)
84,4
Tổng số nộp ngân
sách Nhà nước
4088
7209
3121
176,3
Thuế TNDN
152
128
(24)
84,4
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu năm 2002 là 50.689 triệu tăng 1,31% (657 triệu đồng) so với năm 2001 và doanh thu thuần năm 2002 là 48.209 triệu, tăng 1,24% (591 triệu đồng) so với năm 2001 :
- Giá vốn hàng bán năm 2002 là 45.931triệu tăng 0,8% (+368triệu) so với năm 2001. Như vậy, doanh thuần có tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán.
- Chi phí bán hàng tăng 109 triệu đồng năm 2002 (21,9 %) so với năm 2001
- Trong lúc đó chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 là 1281 triệu giảm 8,8% (125 triệu) so với năm 2001. Do đó, làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm 15,6% (-73 triệu ) so với năm 2001.
Như vậy, có thể thấy mặc dù kinh doanh có lãi nhưng kết quả kinh doanh chưa cao và chưa ổn định.
- Bên cạnh đó Công ty cũng gặp phải một số khó khăn chủ yếu:
+Một số công trình như công trình: Trụ sở Công an huyện Thường Tín; Sở tư pháp Bắc Cạn; vườn Quốc gia Cúc phương; nhà máy đường Quảng Ngãi…quyết toán chậm.
+ Đầu tư máy móc chủ yếu vào chi nhánh phía Nam, khấu hao 600 triệu đồng, lãi vay ngân hàng trả gần 600 triệu đồng dẫn đến lợi nhuận giảm.
+ Nhiều công trình ở tại vùng sâu vùng xa việc vận chuyển máy móc , nguyên vật lệu đi lại khó khăn ,nhiều loại chi phí mớiphát sinh ngoài dự toán
Đi sâu phân tích ta thấy: Qua bảng biểu số 2
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2001: 4.088 triệu đồng
Trong đó thuế TNDN phát sinh phải nộp là: 152 triệu đồng, tỷ trọng thuế TNDN chiếm
152x100% =3,7% trong tổng số nộp ngân sách .
4.088
Qua bảng biểu số 3
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2002: 7.029 triệu đồng. Trong đó, thuế TNDN phát sinh phải nộp:128 triệu đồng tỷ trọng thuế TNDN chiếm trong tổng số nộp ngân sách là:
128x100% = 1,82%
7.029
Thuế và các khoản phải nộp ngân Nhà nước năm 2002 tăng 341 triệu đồng so với năm 2001, nhưng tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số các khoản nộp ngân sách Nhà nước giảm từ 3,7% năm 2001 xuống còn 1,82 % năm 2002. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí sản xuất chưa tốt, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao.
Nếu so với vốn kinh doanh ( qua bảng phụ biểu số 4), thì ta thấy tỉ suất lợi nhuận năm 2001 đạt là 152 = 0,56% thấp hơn so với năm 2002 :
26.951
128 = 0,37%
34.375
Như vậy, thuế TNDN phải nộp phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố : doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế. Việc xác định chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng cơ bản rất phức tạp, khó khăn do chi phí phát sinh phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất, vào chu kỳ sản xuất dài.
Do đó, trong phần phân tích này, em chỉ xem xét mức thuế TNDN phát sinh đã bị ảnh hưởng của yếu tố chi phí và sự liên quan giữa chúng trong quá trình quản lý.
III. Tình hình thực hiện luật thuế TNDN của Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5
Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta có nhận xét:
- Giá vốn hàng bán tăng 0,8% (45931-45563=368 triệu đồng ) so với năm 2001.
Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 là một công ty chuyên về xây dựng, nên sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng. Giá thành của mỗi công trình thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và một số chi khác.
Trong năm 2002, nhiều công trình (công trình ở Mường Chanh, Sơn La, Bắc Cạn, vườn quốc gia Cúc Phương) đã gặp nhiều khó khăn. Tại vùng cao Sơn La nhiều thiết bị phải vận chuyển từ dưới xuôi lên và phải đi mua nguyên vật liệu như gạch, sắt ở địa phương lân cận do không trực tiếp sản xuất được nên chi phí vận chyển rất lớn. Nhiều thủ tục chứng từ bị chậm trễ do phải mua của địa phương khác. Với đặc điểm là một vùng cao làm cho tiến độ công trình thi công gặp phải nhiều trở ngại, khó khăn làm tăng chi phí về nhân công. Chính điều này đã làm cho giá thành sản phẩm công trình tăng lên.
- Chi phí bán hàng tăng 21,9% từ 505 triệu năm 2001 lên 614 triệu năm 2002, chênh lệch là: 614-505= 109 triệu.
Chi phí bán hàng bao gồm cả : tiền mua hoa trong hội nghị, tiếp khách, tiền điện thoại, tiền điện thoại di động ...Trong năm 2002, riêng tiền điện thoại cố định và điện thoại di động là : 257triệu tăng 55 triệu so với năm 2001 là 202 triệu.
Như vậy, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng :368+109=417 triệu làm giảm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 417 triệu.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 giảm 125 triệu (8,8%) so với năm 2001 đã làm tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 125 triệu.
Nhưng qua kiểm tra thấy rằng năm 2001 trong khi tính chi phí nguyên vật liệu có một khoản chi tiền mua gạch tại công trình Bắc Cạn là = 20,357trđ, là khoản chi phí có thực nhưng đã không được hạch toán vào chi phí sản xuất ( giá vốn hàng bán ) vì hoá đơn mua gạch là một hoá đơn viết tay không đúng qui định của Luật thuế, nên không được coi là chứng từ hợp lệ để làm căn cứ hạch toán. Do đó, 20,357 triệu là khoản chi bị bỏ sót chưa được hạch toán vào chi phí công trình. Nếu hạch toán đầy đủ thì giá vốn hàng bán năm 2001 sẽ là : 45.563 + 20,357 = 45.583,357triệu.
Do đó, thu nhập chịu thuế năm 2001 được xác định lại là:
47618-(45583+505+1406)+(111+217)= 452triệu
Và số thuế TNDN phát sinh: 452 x 32% =144,64 triệu giảm 4,8% (-7,36triệu) so với số đã báo cáo quyết toán theo. Song, Công ty đã quyết toán và nộp thuế TNDN theo mức thuế 151,360 triệu tức là Công ty đã lấy vốn của mình để nộp thuế. Công ty đã bị hao hụt vốn từ việc quyết toán sai này.
- Năm 2002 khi kiểm tra chi phí quản lý doanh nghiệp cho thấy có khoản chi 358 triệu tuy có hoá đơn ghi rõ là chi tiếp khách làm căn cứ hạch toán, nhưng không chi đến vì Công ty muốn tăng chi phí để làm giảm lợi nhuận. Nói cách khác, Công ty đã dùng hạch toán khống 358 triệu vào chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 tạo nguồn tài chính đảm bảo chi phí cho năm 2003.
Do đó, nếu loại trừ 358 triệu ra khỏi chi phí sản xuất thì chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 chỉ còn 1281-358=923 triệu giảm 34,3 % (-483 triệu) so với năm 2001. Như vậy, thu nhập chịu thuế năm 2002 được xác định lại sẽ là:
48209-(45391+614+923)+(-345+364) = 760 triệu.
Và thuế TNDN phát sinh phải nộp năm 2002 sẽ là: 760 x 32 % =243,2 triệu.
So với số thuế TNDN mà Công ty đã quyết toán và báo cáo, thuế TNDN phải nộp tăng: 243-128=115 triệu.
Từ những kết quả kiểm tra và phân tích nói trên, do công tác quản lý chi phí của Công ty chưa theo luật định, đã tạo ra cơ chế " tuỳ tiện " trong công tác hạch toán chi phí để làm căn cứ tính thu nhập chịu thuế, đã gây nên sự hao hụt vốn cho Công ty cũng như sự sai sót trong công tác tính và nộp thuế đúng đầy đủ cho ngân sách Nhà nước.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VỀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HỢP LÝ ĐỂ TÍNH THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ VẬT TƯ XÂY DỰNG SỐ 5
I. Đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế TNDN tại Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5:
Công ty xây lắp và vật tư xây là một doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng , thiết bị máy móc. Công ty có một đội ngũ cán bộ cao , giàu kinh nghiệm và làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, Công ty đã mở rộng tìm kiếm thị trường trong nước và nâng cao vị thế của mình đối với các công ty khác.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty, em thấy việc chấp hành Luật thuế TNDN ở Công ty có nhiều ưu điểm. Song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Nếu khắc phục được những hạn chế này sẽ phát huy được hơn vai trò của kế toán trong việc tính thuế TNDN và góp phần hoàn thiện phương pháp tính thuế TNDN trong Công ty.
1.Ưu điểm
Công ty xây lắp và vật tư xây dựng số 5 từ khi thành lập đến nay đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm, khắc phục mọi khó khăn, tự mình vươn lên chiếm lĩnh thị trường.
Sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của ban giám đốc và các phòng ban chức năng trong Công ty đã tạo nên sức bật của Công ty trong nền kinh tế thị trương. Công ty đã đáp ứng được nhu cầu thị trường và đảm bảo được đời sống của cán bộ công nhân viên. Có được những thành tựu như vậy là do những đóng góp không nhỏ của hạch toán kế toán trong các khía cạnh sau:
- Các nhân viên trong phòng có năng lực và trình độ chuyên môn đồng đều. Công việc được bố trí phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người tạo điều kiện theo dõi, hạch toán chính xác, đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Hệ thống sổ sách của công ty tương đối đầy đủ, tuân thủ đúng chế độ kế toán . Ngoài ra còn có một số chứng từ khác theo qui đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thue (16).doc