Luận văn Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương I: Cơ sở lý luận chung về thuế xuất nhập khẩu 8

1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu8 8

2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với sự phát triển

của kinh tế 10 10

2.1 Đóng góp phần lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước 11

2.2 Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước 13

2.3 Góp phần định hướng người tiêu dùng 15

2.4 Là cụng cụ điều tiết hoạt động thương mại 15

2.5 Góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của đất nước 16

3. Nội dung cơ bản của luật thuế xuất khẩu, luật thuế nhập

khẩu hiện hành17 17

4.Thất thu thuế nhập khẩu và sự cần thiết phải

chống thất thu thuế nhập khẩu 26 26

Chương II Thực trạng thu thuế nhập khẩu và mét số nguyên nhân cho hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam 31

I Tình hình xuất nhập khẩu trong mấy năm gần đây 31

1. Đánh giá chung31 31

2. Thị trường xuất nhập khẩu năm 2004 có nhiều chuyển

biến tích cực 33 33

II.Tỡnh hỡnh thu thuế nhập khẩu hiện nay36 36

1. Cơ sở tính thuế36 36

2. Quy trỡnh tính và thu thuế40 40

3. Kết quả hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu40 40

III. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu

thuế nhập khẩu ở Việt nam45 45

1. Do luật thuế xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở,

thiếu chặt chẽ và phức tạp.45 45

2. Do buôn lậu và gian lận thương mại48 48

2.1 Tình hình buôn lậu hiện nay trờn cỏc tuyến biên giới, và các phương thức vận chuyển 50

2.1.1 Tuyến biên giới các tỉnh phía bắc 50

2.1.2 Tuyến biên giới miền trung 51

2.13 Tuyến biên giới Tây nam 51

2.1.4 Tuyến đường biển 52

2.1.5 Tuyến đường hàng không 53

2.2 Tình hình gian lận thương mại hiện nay và các

phương thức 54

2.2.1 Lợi dụng sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu 54

2.2.2 Khai sai số lượng, trọng lượng của hàng hóa 55

2.2.3 Ghi sai xuất xứ của hàng húa. 56

2.2.4 Thông qua tình trạng tạm nhập tái xuất 57

2.2.5 Thông qua yêu cầu kiểm định trước 57

khi nhập hàng.

2.2.6 Gian lận thông qua sử dụng hoá đơn chứng từ 57

3. Do tình trạng nợ thuế 58

4. Một số nguyên nhân khác. 59

4.1 Do sự yếu kém của cán bộ Hải quan 59

4.2 Do công tác kiểm tra kiểm soát chưa tốt 59

4.3 Do dân trí về thuế chưa cao 60

4.4 Do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn 60

Chương III. Phương hướng và giải pháp khắc phục tình trạng thất thu thuế nhập khẩu 62

I Những quan điểm cơ bản của việc chống thất thu thuế nhập khẩu. . 62

1. Phải giải quyết hài hóa mối quan hệ giữa lợi Ých

của nhà nước và lợi Ých của đối tượng nép thuế. 62

2. Chống thất thu thuế ngay từ trong nhà nước 62

3. Chống thất thu thực và chống thất thu tiềm năng phải

cùng được coi trọng 63

4. Phối hợp các ngành các cấp trong hoạt động 63

chống thất thu thuế

II. Mục tiêu cơ bản của chống thất thu thuế nhập khẩu. 63

1. Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước 63

2. Hoàn thiện luật thuế xuất nhập khẩu 64

3. Đáp ứng yêu cầu công bằng xã hội 64

III. Kinh nghiệm chống thất thu thuế nhập khẩu ở mét số nước 64

IV. Một số giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu 70

1. Tiến tới xây dựng luật thuế xuất nhập khẩu hoàn thiện hơn,

phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế của đất nước 70

2. Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại 75

3. Cải tiến cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu 79

V. Điều kiện để thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế 81

1. Về con người 81

2. Về khoa học kỹ thuật 82

3. Về phía hải quan 83

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4230 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối tượng giỏ tớnh thuế gồm: Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp, cỏc bờn hợp danh thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ Hoa kỳ. Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại trong danh mục hàng hóa của Việt nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN. Đến nay đã áp dụng phương pháp xác định giỏ tớnh thuế theo hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT), hy vọng sẽ thu được kết quả đáng mừng đảm bảo xác định giỏ tớnh thuế được chính xác hạn chế được các tiêu cực xảy ra. Trên thực tế cần xác định theo giá giao dịch vỡ cỏc đơn vị thành phần kinh tế không đơn thuần độc lập với nhau. Mà mối quan hệ giữa chúng rất phức tạp. Giao dịch trên thị trường được thực hiện dưới hai hình thức: thị trường nội bộ và thị trường khách quan bên ngoài. Bởi hiện nay có sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, các công ty xuyên quốc gia, thỡ cỏc hoạt động giao dịch trong nội bộ chúng cũng diễn ra hết sức phức tạp. Giá giao dịch giữa các bên có mối quan hệ với nhau khác so với cỏc bờn độc lập làm cho kết quả kinh doanh bị phản ánh sai. Nếu các đơn vị trong cùng một tập đoàn cư trú trờn cỏc lãnh thổ khác nhau thì sẽ phản ánh sai lệch về thu ngân sách ở các quốc gia này. 2. Quy trình tính và thu thuế - Doanh nghiệp tự kê khai và tự nép thuế. Tổng cục Hải quan chỉ có nhiệm vụ thanh tra. Hình thức này nâng cao tính tự giác của các doanh nghiệp hạn chế được gian lận trong nép thuế. - Phương thức thu: Theo quy định của Thông tư số 41/1998/TT - BTC ngày 31/3/1998 việc thu thuế được thu qua hai phương thức: Qua kho bạc nhà nước và thu qua cơ qua thu thuế. Đối với các đối tượng kinh doanh không cố định thì có thể thu theo hai phương thức: thu ở nơi thu và thu trực tiếp. 3. Kết quả hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu Theo báo cáo của tổng cục Hải quan thì trước tình hình thương mại đầu tư tăng nhanh trong năm 2004 so với năm 2003 thể hiện rõ ở một số mặt sau: Năm 2004 ngành Hải quan được cấp trên giao chỉ tiêu thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu là 46.000 tỷ đồng. Trong đó thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt: 25.600 tỷ đồng. Thuế giá trị gia tăng: 20.200 tỷ đồng; Chênh lệch giá là: 200 tỷ đồng. Chỉ tiêu năm 2004 tăng 17,3 so với sè thuế thực thu năm 2003 (46.000/39.215 tỷ đồng). Theo báo cáo của Hải quan các tỉnh thành phố số thu năm 2004 của ngành Hải quan đạt 46.017 tỷ đồng bằng 100.04% kế hoạch năm; so với năm 2003 tăng 17,74% (46.017/39.215 tỷ đồng). Thuế XNK và tiêu thụ đặc biệt: 21.579 tỷ đồng bằng 84,3% tăng 0,8% so với năm 2003( 21.579/21/404 tỷ đồng). Thuế giá trị gia tăng đạt 24.228 tỷ đồng đạt 119,9% tăng 38,3 % so với năm 2003 (24.228/17.512 tỷ đồng). Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK, phương tiện, hành khách, xuất nhập cảnh và tờ khai hàng hóa XNK 2003, 2004 B¸o c¸o 2004 cña tæng côc h¶i quan. 2003 2004 Kim ngạch Nhập khẩu Xuất khẩu 25.2 tỷ USD 20.1 tỷ USD 31.5 tỷ USD 26 tỷ USD Tốc độ tăng so với 2003 25% 29.30% Tổng sè 45.3 tỷ USD 57,5 tỷ 26,90% Số tê khai Nhập khẩu 741 nghìn tờ 900 nghìn tờ 21,40% Xuất khẩu 656 nghìn tờ 850 nghìn tờ 29,50% Tổng sè 1397 nghìn tờ 1750 nghìn tờ 25,20% Phương tiện XNK Nhập cảnh 1.058.000 lượt 1.723.000 lượt 62,90% Xuất cảnh 1.071.000 lượt 1.373.000 lượt 27,20% Tổng sè 2.129.000 lượt 3.096.000 lượt 45,40% Người XNC Nhập cảnh 35.067.000 người 41.109.000người 17,20% Xuất cảnh 33.102.000 người 39.886.00 người 20,50% Tổng sè 68.169.000 người 80.995.00 người 18,80% Nguồn: Trung tâm thống kê tin học Tổng cục Hải quan. Đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của các mặt trên tổng cục Hải quan đã tích cực chủ động trong việc đẩy mạnh cải tiến thủ tục hải quan các quy trình nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ. Do hoạt động xuất nhập khẩu đầu tư tăng nhanh đáng kể nên số thu thuế cũng có kết quả đáng mừng. Năm 2004 ngành hải quan đã hoàn thành chỉ tiêu về thu thuế và ngân sách nhà nước. Điều này được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2: Kết quả thu thuế của ngành Hải quan trong năm 2004 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch 2004 Thực hiện 2004 %/2004 %/2003 - Thuế XNK 46.000 46.017 100.04 117.34 - Thuế XNK + TTĐB 25.600 21.579 84.3 100.8 - Thuế GTGT 20.200 24.228 119.9 138.8 - Thu chênh lệch giá 200 55 27.5 - Thu khác 155 Nguồn: Báo cáo 2004 của Tổng cục Hải quan. Từ bảng số liệu trên cho thấy công tác thu thuế của tổng cục hải quan trong năm 2004 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đem lại nguồn thu đáng kể vào ngân sách nhà nước góp phần hoàn thành thực hiện kế hoạch thu ngân sách của nhà nước. Trong những năm gần đây tổng số thuế xuất nhập khẩu đã thu được liên tục tăng qua các năm. Nguyên nhân cơ bản là do kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động ngoại thương diễn ra ngày càng sôi động, hàng ngày số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng lớn, đồng thời giá nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu tăng do đó lượng thuế cũng tăng theo. Tuy nhiên với số lượng thuế đã thu tăng lên không có nghĩa số thất thu giảm đi do buôn lậu và nợ thuế giảm đi. Tình hình buôn lậu hiện nay xảy ra rất phức tạp và lan giải dưới nhiều hình thức và quy mô. Bảng 3: Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu thuế từ hoạt động XNK Năm Tổng kim ngạch XNK ( tỷ đồng) Tổng số thuế thu được (tỷ đồng) Tổng kim ngạch Kim ngạch XK Kim ngạch NK 1997 11,15 8,76 2,39 13,774 1998 11,49 9,32 2,17 16,657 1999 11,62 11,52 0,10 23,669 2000 15,63 14,45 1,18 24,417 2001 17,00 16,50 0,50 29,619 2002 19,73 17,70 2,03 37,222 2003 25,22 20,18 5,04 39,224 2004 57,50 26,00 31,50 46,017 Nguồn: Trung tâm thống kê tin học của Tổng cục Hải quan. Nguồn: Trung tâm thống kê tin học Tổng cục Hải quan Bảng 4: Kết quả phát hiện, bắt giữ các vô vi phạm Năm 2004: Kết quả Kết quả năm 2004 So vời cùng kỳ năm 2003 Số vô Trị giá (tỷ đồng) Số vô (+%) Trị giá (+%) Có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa ( khởi tố hình sự 44 vô) 5.116 -31% Gian lận thương mại 660 +35% Vi phạm thủ tục hải quan 5.524 +7% Ma túy 24 -46% Vũ khí chất nổ 3 -25% Tổng cộng 11.327 405 -13% 55% Nguồn: Trung tâm thống kê tin học Tổng cục Hải quan. Nhưng năm 2004 tình hình vi phạm có xu hướng giảm hơn năm 2003 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các năm trước đó. Sè vô vi phạm từ năm 2000 đến năm 2004 Nguồn: Trung tâm thống kê tin học Tổng cục Hải quan. Về số nợ thuế: Đây là một vấn đề tồn tại trong những năm qua của toàn ngành, được sự chỉ đạo quyết liệt giữa của tổng cục Hải quan bằng nhiều biện pháp hoạt động thu hồi thuế nợ đọng nhất là nợ đọng xấu. Kết quả thu hồi nợ đọng trong năm 2004 đã thu được nhiều kết quả tích cực. Riêng số thuế nợ đọng do doanh nghiệp chây ỳ đã giảm được 209 tỷ so với 12/2003 (583/734 tỷ đồng). Về phẩm chất đạo đức của cán bộ hải quan: Năm 2004 ngành hải quan xử lý kỷ luật 169 trường hợp trong đó có 114 trường hợp liên quan đến sử dụng văn bằng tốt nghiệp không hợp pháp hợp lệ chiếm 67,45%. So với năm 2003 sè vi phạm kỷ luật năm 2004 tăng hơn 3 lần chủ yếu do xử lý bằng cấp không hợp pháp. Trong đó khiển trách 14 chiếm 8,28%; cảnh cáo 94 chiếm 55,62%; hạ bậc, hạ ngạch 30 chiếm 17,75% cách chức 11 chiếm 6,50%; buộc thôi việc 20 chiếm11,83%; Trong sè sai phạm kỷ luật lãnh đạo cục 03 chiếm 1,77%, lãnh đạo cấp phòng 09 chiếm 5,32%, lãnh đạo cấp đội thuộc chi cục 16 chiếm 23,18% nhân viên 141 trường hợp chiếm 84,43%. Số cán bộ công chức hải quan vi phạm pháp luật bị cơ quan điều tra khởi tố hình sự trong năm 2004 là 35 trường hợp. III. Một số nguyên nhân dẫn đÕn tình trạng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam 1. Do luật thuế xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ và phức tạp. Luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành vào ngày 29/12/1987 và được sửa đổi vào năm 1991, 1993, 1998 cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Đồng thời cũng ban hành nhiều công văn hướng dẫn cho Bộ tài chính, Tổng cục hải quan đã thu được những kết quả to lớn mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng được cho người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh đú cũn có nhiều sơ hở mà các đối tượng buôn lậu trèn thuế lợi dụng để có hàng vi vi phạm pháp luật. Một là: Biểu thuế suất xuất nhập khẩu còn nhiều phức tạp với 97 chương trên 3000 mó nhúm mặt hàng, hơn 6000 mã số hàng hóa 19 mức thuế. Bên cạnh đó biểu thuế còn tồn tại một số biểu thuế lắt nhắt có một đến hai dòng trong một biểu thuế ví dụ như mức 12% chỉ có 2 dòng, mức 18% có một dòng, 25% có 2 dòng. Biểu thuế thì rất chi ly cụ thể nhưng các liệu hướng dẫn thì chưa đầy đủ khiến xuất hiện sự tranh cãi trong các doanh nghiệp gây thất thu thuế. Hai là: Đối với giỏ tớnh thuế: Giỏ tính thuế hàng nhập khẩu là giá mua theo hợp đồng, kể cả chi phí vận tải và bảo hiểm. Trường hợp xuất nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giỏ trờn hợp đồng quá thấp so với giá mua hoặc giá bán trên thực tế thì giá tính thuế sẽ do chính phủ quy định - đõy chớnh là mức giá tối thiểu. Giá tối thiểu dễ sử dụng nhưng không phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều khi mang tính áp đặt gây ra tình trạng thất thu. Do đó để bảo đảm tính thống nhất cần sửa đổi giỏ tớnh thuế của luật thuế xuất nhập khẩu. Ba là: Luật hiện hành chỉ quy định hình thức thu thuế theo tỷ lệ chưa quy định hình thức thu thuế theo tuyệt đối. Hình thức theo tỷ lệ thì dễ áp dụng nhưng trong trường hợp đối tượng nép thuế khai thấp giá trị tính thuế, cơ quan Hải quan rất khó xác định vì thiếu cơ sở. Điều này khiến cho rất nhiều người khai thấp hơn giá trị của hàng hoá. Bốn là: Thuế xuất nhập khẩu hiện hành chủ yếu theo mục đích sử dụng chứ không theo tính chất hàng hóa: Những mặt hàng cùng tính chất nhưng mức thuế suất lại chênh nhau đến hàng chục lần vì mục đích sử dụng khác nhau. Điều này tạo kẽ hở cho đối tượng nép thuế, họ sẽ chọn mục đĩch ứng với mức thuế suất thấp hơn, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Ví dụ cùng là khoai tây nhưng khoai tây giống thuế 0%, còn để ăn thì 20%. Xe đạp đua chịu thuế 5%, còn xe đạp thường 70%, mức thuế rất chênh lệnh và khó khăn cho cán bộ hải quan trong việc xác định đúng mục đích sử dụng của đối tượng. Luật hiện hành chỉ quy định hình thức đánh thuế theo tỷ lệ chưa quy định hình thức thu theo mức độ tuyệt đối. Hình thức thu theo tỷ lệ tuy có ưu điểm là dễ áp dụng nhưng trong trường hợp đối tượng nép thuế kê khai thấp giá trị tính thuế thì hải quan không đủ cơ sở để xác định chính xác giá trị nhập khẩu mà người mua phải thanh toán cho người bán. Việc sự dụng thu theo tuyệt đối sẽ ngăn ngõa được khai thấp giá trị hàng hóa tính thuế hàng nhập khẩu. Năm là: Xét về chức năng bảo hộ của thuế xuất nhập khẩu. Để bảo vệ thị trường trong nước, thuế nhập khẩu thường đánh cao đối với những mặt hàng hiện nay trong nước đã sản xuất được, và đánh thấp đối với hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Nhưng điều này lại tạo sự lệch lạc trong chính sách đầu tư. Điều này làm tăng khả năng đầu tư nước ngoài vào phát triển hàng thay thế nhập khẩu chứ không đầu tư vào hàng xuất khẩu. Do vậy cán cân thương mại bị chênh lệch. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là thấp. Tuy nhiên nguyên nhân này cũng đã được nhận định và chỉ thực hiện bảo hộ ở một mức độ nhất định, tạo tính công băng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để các doanh nghiệp tự bươn trải tồn tại và phát triển. Sáu là: Về thời hạn nép thuế đối với hàng nhập khẩu là 15 ngày hàng nguyên liệu sản xuất là 275 ngày, những quy định này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong điều kiện vốn còn hạn hẹp để phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng cơ chế quản lý doanh nghiệp về thành lập và hoạt động còn lỏng lẻo. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng ưu đãi này để chiếm dụng vốn. Hiện nay nhiều doanh nghiệp tìm cách chiÕm dụng tiền thuế của nhà nước: Tính đến cuối năm 2004 đó cú 8000/16000 doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu với tổng nợ là 2.900 tỷ đồng. Năm là tính thống nhất của luật thuế với các luật khác: Về các trường hợp miễn thuế, xét miễn thuế nội hàm của các quy định này hoàn toàn chưa đầy đủ dẫn đến việc xét miễn thuế trong các luật về thuế, đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước mâu thuẫn nhau cả về phạm vi và điều kiện để được miễn thuế. Sáu là: Vấn đề thông báo thuế. Các quy định hiện hành không còn đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, vừa lãng phí nguồn lực vừa không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động nép thuế. Vì vậy cần bỏ thông báo nép thuế. Các doanh nghiệp cũng thực hiện tờ khai, tự tính tự nép cho cơ quan hải quan. Bên cạnh đó việc giới hạn hàng tiêu dùng mới phải nép thuế trước khi giải phóng hàng, thì để phân biệt hàng tiêu dùng với các loại hàng húa khỏc là khó phân định. Chế tài áp dụng đảm bảo cho nép thuế đúng hạn là chưa hiệu quả. Những sơ hở này tạo điều kiện cho doanh nghiệp chây ỳ trốn nộp thuế. 2. Do buôn lậu và gian lận thương mại Thất thu thuế nhập khẩu có nhiều nguyên nhân, song trong những nguyên nhân đú thỡ buôn lậu và gian lận thương mại được đánh giá là nguyên nhân nổi cộm đang là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay, và được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Buôn lậu được hiểu là "buôn bán hàng hoỏ trốn thuế hoặc hàng quốc cấm" Tõ ®iÓn TiÕng ViÖt - NXB §µ N½ng, Hµ néi -§µ N½ng, 1997, trang 87. . Trong thời gian gần đây tồn tại một thuật ngữ gần với buôn lậu là gian lận thương mại. Gian lận thương mại được hiểu là: “hành vi dối trá, buôn bán gian lậu" Tõ ®iÓn TiÕng ViÖt . trang 375 . Nhưng trên thực tế, nhiều nước không có sự phân biệt rõ ràng giữa buụn lậu và gian lận thương mại. Buôn lậu chính là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, phức tạp hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Nó gồm các hành vi che dấu sự kiểm soát của hải quan tại cửa khẩu hoặc vượt biên trái phép. Còn gian lận thương mại là hành vi cố ý vi phạm pháp luật thực hiện các hành vi gian dối nhằm thu lợi bất chính tại nơi kiểm tra một cách công khai. Như vậy khái niệm gian lận thương mại là rộng hơn khái niệm buôn lậu. Buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra trên địa bàn và phạm vi rộng nhưng trong giới hạn của bài viết chỉ xin đề cập đến buôn lậu và gian lận thương mại đối với hàng nhập khẩu. Các hành vi sau được gọi là hành vi buôn lậu gian lận thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu: Một là: Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để vào Việt nam (trái với các quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan quản lý nhà nước). Hai là: Vận chuyển, mua bán tàng trữ các hàng hóa đó trong thị trường nhưng không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa đó. Các cá nhân tổ chức cú cỏc hành vi nêu trên được gọi là buôn lậu gian lận thương mại. 2.1 Tình hình buôn lậu hiện nay trờn cỏc tuyến biên giới, và các phương thức vận chuyển. 2.1.1 Tuyến biên giới các tỉnh phía bắc Biên giới Việt – Trung dài gần 2000 km tình hình buôn lậu diễn ra hết sức phức tạp. Các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là các mặt hàng có thuế nhập khẩu cao như điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng khác như rượu bia, thuốc lá, trong đó có cả hàng cấm như trứng gà, gia sóc, gia cầm, tiền giả, dầu gội các loại, thuốc đánh răng, bàn chải đánh răng, súng nhựa đồ chơi trẻ em, gỗ thít nghiến, động vật hoang dã. Hàng lậu được vận chuyển qua biên giới dưới nhiều hình thức: phương tiện ô tô, xe máy tốc độ cao để vận chuyển. Khi dùng loại phương tiện này khi bị bắt giữ thì tổ chức buôn lậu kích động nhân dân dành lại hàng. Địa bàn tập trung là khu Cốc Nam, Hang dơi, Tân Mỹ đường 05, đường 06 Bãi Gianh, Ngoài ra còn sử dụng công nông xe tải, đặc biệt là ở khu biên giới cửa khẩu Tân Thanh. Riêng ở Lạng Sơn lợi dụng chính sách của Nhà nước đối với dân cư ở vùng biên giới dân buôn lậu đã thuê người dân ở đây để vác hàng lậu. Theo báo của ban chỉ đạo 127 tỉnh trong quý 3/2004 các lực lượng đã kiểm tra xử lý 1.353 vô buôn lậu, trị giá hàng hoá bị tịch thu và thu thuế kèm theo phạt là 11 tỷ đồng. Với việc buôn lậu tiền giả bắt giữ 24 vô 37 đối tượng thu giữ 941,81 triệu đồng tiền giả. Tình hình này bao gồm cả một số nguyên nhân chủ quan của cán bộ chống buôn lậu như: - Vẫn còn một số đội tuỳ tiện ra đường kiểm tra hàng hoỏ cho dõng xe không theo quy trình kiểm tra. Vẫn còn để lọt xe chở hàng lậu. - Mét số cán bộ đồng chí làm nhiệm vụ chống buôn lậu chưa thực sự phát huy hết tinh thần trách nhiệm, thiếu tích cực trong công tác, hiệu quả buôn lậu thấp. - Việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo hàng tháng của một số ngành chức năng chống buôn lậu không kịp thời thậm chí không báo cáo theo quy định gây khó khăn cho công tác tổng hợp kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu. 2.1.2 Tuyến biên giới Miền Trung Biên giới Việt – Lào dài khoảng 800km với địa hình đồi núi hiểm trở. Các hàng buôn lậu thường là thuốc lá khu biên giới Quảng Trị, khu Hương Sơn Hà tĩnh. Các đối tượng thường bốc vác lợi dụng trẻ em và phụ nữ để vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ men theo những con đường nhỏ lẻ để trốn trỏnh. 2.1.3 Tuyến biên giới Tây Nam Biên giới Tây nam có địa hình phức tạp, hệ thống đường bộ, đường sông chằng chịt- một trong những điều kiện cho sự vận chuyển hàng lậu ở nước ta. Mặt hàng chủ yếu được buôn lậu vào nước ta là hàng điện lạnh, điện tử mới, hàng đã qua sử dụng, thuốc lá (vì bên kia biên giới có hai chợ buôn thuốc lá lớn là Ba Thu và Tà Lôi ở Cămpuchia. Các đối tượng thường cõng hàng thuờ, dựng xuồng máy. Riêng tỉnh Tây Ninh đó cú khoảng 200 chiếc xuồng máy loại lớn trở nên chuyờn chở hàng lậu, mỗi xuồng chở được từ 2800 đến 3000 cây thuốc. Người dân ở Mỹ Đông và Phước Chỉ có đến 80% số người cõng hàng thuê Thanh tra tµi chÝnh sè 22 th¸ng 4 n¨m 2004 tr33. . Tuyến biên giới Vĩnh Hưng hàng hóa được nhập chủ yếu qua hai khu vực chính thuộc xó Khỏnh Hưng và đập Bỡnh Chõu. Ở địa bàn biên giới Mộc Húa, điểm tập kết thường là huyện Thanh Húa, Thủ Thừa, Bến Lức. Tuyến biên giới Đức Huệ, hàng lậu được chuyển theo kênh đào Ba Thu. Riêng trong năm 2003 Cục Hải quan Long An đã phát hiện và lập biên bản 234 vụ, trị giá khoảng 5,516 tỷ đồng. Trong đó buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép 91 vụ, trị giá khoảng 1,801 tỷ đồng gian lận thương mại 143 vụ, trị giá ước tính 3,715 tỷ đồng. Về hình thức thủ đoạn thỡ cỏc đối tượng vẫn sử dụng hình thức như quay vòng hoá đơn, chứng từ nhập khẩu và bộ hồ sơ đấu giá hàng hoá sung công quỹ của nhà nước, xé lẻ hàng hoá để vận chuyển, ngoài xuồng máy còn sử dụng các phương tiện khác như xe khách, xe mô tô phân khối lớn, xuồng máy có tốc độ cao, cửu vạn vác bộ từ 4 – 5 người. Vào mùa nước bọn lậu thường lợi dụng các bờ tràm, băng qua đồng ruộng giăng câu thả lưới, hàng hoá lậu được buộc rất chặt khi bị bắt có thể quẳng xuống nước để phi tang, ngoài ra còn có người canh đường dẫn đường điện thoại di động để thông báo cho nhau giúp cho chuyến vận chuyển được chót lọt. 2.1.4 Tuyến đường biển Mấy năm gần đây tình hình buôn lậu đường biển có chiều hướng giảm song thủ đoạn ngày càng tinh vi phức tạp. Bộ thương mại đã bỏ thủ tục giấy xuất nhập khẩu chuyến nên số lượng hàng nhập khẩu bằng container tăng lên đáng kể. Bọn buôn lậu lợi dụng điểm này để mắc ngoặc với người thực hiện công tác kiểm tra bị thỏi húa biến chất, hàng chưa kiểm tra đã bốc dỡ. Thủ đoạn thường là lợi dụng tầu của doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tầu thuyền của tư nhân. Theo cán bộ Hải quan ở Cục điều tra chống buôn lậu mới đây trên vùng biển Thanh hoá, Hải đội 2, Cục điều tra Câu lạc bộ đã phát hiện một vụ buôn lậu môt tầu chở đầy quặng sắt trên đường chuyên trở sang Trung Quốc. Sau một thời gian rất im ắng nhưng lại phát hiện ra một vụ buôn lậu rất quy mô cảnh báo cho chóng ta biết đối tượng càng ngày càng tinh vi thủ đoạn qua mặt các cán bộ hải quan. Trong thời gian gần đây tuyến biển đã bắt được 28 vô. Trong đó có 4 vụ buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép với tổng giá trị hàng hoá là 1 tỷ đồng và 366.000USD, 10 vô gian lận, tổng giá trị là 6 tỷ đồng và 103.500 USD,14 vô vi phạm thủ tục Hải quan với trị giá 6.108 USD, xử phạt hành chính khoảng 1,8 tỷ đồng. Tổng giá trị hàng vi phạm 8,87 tỷ đồng và 530.000 USD truy thu thuế 2 vô, 1,5 tỷ đồng, khởi tố 3 vô Vò Long – Bu«n lËu gian lËn th­¬ng m¹i nh÷ng nguy c¬ míi – Kinh tÕ x· héi tr 65. . Thủ đoạn của bọn buôn lậu theo tuyến này thường là: Không khai báo hoặc khai sai số lượng, quy cách, loại sản phẩm, chủng loại xuất xứ của sản phẩm. Cất giấu hàng lậu Kết hợp với tầu nước ngoài, tầu ngoài vùng kiểm soát, chờ cơ hội để thông qua các tầu nhỏ để cập bến. Lợi dụng thời tiết xấu để vận chuyển. 2.1.5 Tuyến đường hàng không. Buôn lậu thường tập trung ở khu vực sân bay Nội Bài và sân bay Tõn Sõn Nhất. Mặt hàng nhập lậu thường có tính gọn nhẹ như vàng bạc, đồng hồ, máy vi tính, điện thoại di động, văn hóa phẩm, ma túy tài liệu phản động. Thủ đoạn thường là không khai báo hải quan hàng đi cùng chuyến, bỏ quên hàng ở băng truyền, móc lối với cán bộ hải quan biến chất để ghi hạ giá hóa đơn, không ghi hóa đơn để trèn thuế nhập khẩu. Qua đó cho thấy tình hình buôn lậu đang diễn ra hết sức phức tạp ở mọi địa bàn trên tổ quốc mà đặc biệt đối tượng lợi dụng địa bàn khu vực biên giới và cán bộ Hải quan biến chất để thực hiện hành vi của mình. 2.2 Tình hình gian lận thương mại hiện nay và các phương thức. 2.2.1 Lợi dụng sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu. + Lợi dụng luật thuế. Luật thuế quy định nếu nhập hàng nguyên chiếc thì thuế suất thường cao hơn còn nếu nhập linh kiện thì thuế suất thường thấp hơn. Do đó chủ hàng thường tháo rời hàng nguyên chiếc để hưởng mức thuế thấp hơn. Luật thuế quy định nếu hàng thực phẩm rau quả để làm giống thì thuế thấp hơn là để tiêu dùng. Do vậy khi nhập khẩu họ thường khai là để làm giống. +. Lợi dụng giỏ tớnh thuế. Khi thực hiện điều 7 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan ( GATT), đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho doanh nghiệp nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng trèn lậu thuế, qua một số hình thức như: Khai giá thấp so với giá thực tế, khai chệch tên hàng sai kích thước, của mặt hàng thực nhập, gian lận trong hàng khuyến mại. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn lợi dụng việc ân hạn chậm nép thuế, hay mặt hàng có thuế suất cao mà nép thuế ngay khai giá trị thấp, nhập ồ ạt về rồi thay đổi số đăng ký kinh doanh rồi bỏ trèn, mất tích hoặc bỏ trèn. Để hạn chế gian lậu cơ quan Hải quan thường mời doanh nghiệp đến để trực tiếp tham vấn, đồng thời cũng tham khảo giỏ trờn sách báo internet, thông tin trên hệ thống giá của tổng cục Hải quan và khảo giá thực tế qua thị trường. Qua thông tin này thường dùng phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt và giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự để tham vấn. Nếu hai phương pháp này không được thì chuyển sang phương pháp giá trị khấu trừ. + Lợi dụng chế độ hàng đã qua sử dụng. Theo quyết định của Bộ tài chính thì thuế suất thuế nhập khẩu quy định với hàng đã qua sử dụng là 70% so với hàng mới cùng chủng loại. Nếu hàng mới cùng chủng loại chưa có đơn giá thì lấy giá của hàng mới tương đương để tính. Nhưng lại chưa phân định rừ đõu là hàng mới đâu là hàng đã qua sử dụng. Điều này tạo kẽ hở cho việc gian lận thương mại. Nhiều chủ hàng nhập hàng mới 100% nhưng sử dụng một tý rồi khai là hàng đã qua sử dụng để hưởng mức thuế suất thấp hơn. Ví dụ ở vùng biên giới xe nhập là xe Dream mới nguyên song cho đổ xăng và chạy vài km để coi như đã qua sử dông. + Lợi dụng chế độ ưu đãi về thời hạn nép thuế. Luật thuế xuất nhập khẩu có quy định về thời gian ân hạn nép thuế. Lợi dụng điểm này nhiều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền thuế phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Thủ đoạn là một số doanh nghiệp chỉ hoạt động xuất nhập khẩu trong một thời gian ngắn sau đó chuyển sang hình thức kinh doanh khác để lợi dụng chế độ ủy thác thuế xuất khẩu tránh nghĩa vụ nép thuế cho nhà nước. 2.2.2 Khai sai số lượng, trọng lượng của hàng hóa. Tại các cửa khẩu lượng hàng nhập khẩu một ngày càng tăng lên. Nếu các cơ quan hải quan kiểm tra tỷ mỉ thì sẽ rất mất thời gian gây ách tắc giao thông. Vì thế để nhanh chóng giải phóng thỡ cỏc nhân viên hải quan chỉ kiểm tra xác suất. Lợi dụng điều này mà đối tượng thường mua nhiều khai Ýt để giảm lượng thuế, giảm trọng lượng của mặt hàng có mức thuế suất cao. Kết quả là một lượng lớn hàng nhập khẩu thâm nhập vào nội địa mà không được tính thuế hoặc tính sai thuế. Khai khống hàng hoá dịch vụ hoặc lợi dụng việc thanh toán qua ngân hàng để gian lận về số lượng và giá cả của hàng hoá. Mặc dụ luật pháp đã quy định điều kiện để áp dụng thuế xuất 0% là hàng nhập khẩu phải có xác nhận của cơ quan Hải quan không thể kiểm tra hết số hàng hoá của rất nhiều đơn vị. Các đơn vị lợi dụng điều này khai khống thực tế lượng hàng nhập khẩu nhằm mục đích xin được hoàn thuế. Ngay cả khi được cơ quan Hải quan kiểm tra nhưng tình trạng thanh toán ở ngân hàng chưa nghiờm, các đối tượng thường thanh toán bằng tiền mặt gây khó khăn cho công tác xác định lượng hàng hoá dịch vụ kê khai. Để khắc phục hiện tượng trên nhà nước đã ban hành nghị định số 76/2002/NĐ-CP quy định mọi trường hợp xuất khẩu không được hoàn thuế GTGT đầu vào. Ngân hàng Nhà nước cũng có hướng dẫn thủ tục chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hoá xuất khẩu để được áp dụng thuế suất 0 % NguyÔn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 10.doc
Tài liệu liên quan