Luận văn Thương hiệu Sacombank trong nền kinh tế hội nhập: Thực trạng và giải pháp

Sacombank ngoài việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch

vụ ngân hàng hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, còn luôn hướng

đến việc tìm tòi những cách thức tiếp cận khách hàng một cách mới lạ. Và sự

hình thành Chi nhánh Hoa Việt và Chi nhánh 8/3 cũng xuất phát từ ý tưởng

tiếp cận khách hàng đặc thù như người Hoa, phụ nữ. Đây cũng là cách

Sacombank quảng báthương hiệu rộng rãimộtcách hiệu quả, mớilạ.

pdf82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thương hiệu Sacombank trong nền kinh tế hội nhập: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ hãy còn khá mỏng nhưng vẫn có mặt ở nhiều tỉnh – thành phố trọng điểm kinh tế trong cả nước được bắt đầu từ sáng kiến độc đáo bày. Tháng 07/2003, Quỹ học bổng “Sacombank - Ươm mầm cho những ước mơ” được hình thành bởi sáng kiến của người đứng đầu cơ quan Quản trị Sacombank, đã được Đại hội đồng cổ đông thống nhất cho trích lập một cách lâu dài 1% lợi nhuận thuần hằng năm sau khi trích lập các quỹ theo quy định. Sáng kiến này đã mở đường cho một quá trình gắn kết lâu dài trách nhiệm của Sacombank đối với cộng đồng xã hội. Tháng 06/2004, Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty TEMENOS (Thụy Sỹ), khởi đầu cho quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của Sacombank trong tiến trình phát triển và hội nhập. Thông qua đó, Sacombank ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân Trang 33 hàng quốc tế. Năm 2004, Chương trình chạy việt dã “Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” được tổ chức định kỳ tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước nhân kỷ niệm ngày thành lập chi nhánh Sacombank với hàng trăm giải thưởng và hàng nghìn người tham gia. Từ đây, Sacombank đã thực hiện một cách tích cực các hoạt động có tinh thần xã hội hóa cao như : Ngày từ thiện Sacombank nhân dịp Tết cổ truyền hằng năm với sự tham gia của hàng nghìn các cháu khuyết tật, neo đơn; những chuyến trực tiếp đến thăm hỏi, sẻ chia; cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt… Ngày 08/03/2005, Sacombank khai trương hoạt động Chi nhánh 8/3 TPHCM xuất phát từ hoài bão của Ban lãnh đạo Sacombank. Chi nhánh là nơi thể hiện chính sách vì sự tiến bộ của phụ nữ của Sacombank, đồng thời cũng là chi nhánh ngân hàng toàn nữ duy nhất có ở Việt Nam. Sáng kiến độc đáo này đã góp phần vào quá trình gầy dựng cho Sacombank một hình ảnh đặc trưng và một tính cách riêng đầy ấn tượng trong lòng mọi người, mọi nhà trong nước và trong khu vực. Tháng 07/2006, Sacombank Leasing là Công ty cho thuê tài chính đầu tiên thuộc khối các NHTM cổ phần Việt Nam đã ra đời. Đây là sự kết hợp chủ trương đa dạng hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng trọn gói với quá trình nâng cao trình độ chuyên môn hóa, nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thêm điều kiện tăng cường trang thiết bị, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Ngày 12/07/2006, cổ phiếu Sacombank là cổ phiếu đầu tiên của hệ thống các NHTM Việt Nam được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán. Là đơn vị tiên phong tất yếu phải chịu nhiều thử thách trong quá trình trải nghiệm, nhưng người đứng đầu cơ quan Quản trị Sacombank cũng chính người đề xuất chủ trương niêm yết này đã nhận thức sâu sắc rằng: không vượt Trang 34 qua khó khăn thử thách tất yếu sẽ khó có thể trưởng thành phát triển, vả lại đây chính là động lực, là chất xúc tác thúc đẩy đội ngũ cán bộ và lực lượng nhân viên Sacombank đã quyết tâm càng phải quyết tâm cao hơn nữa trong quá trình tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo chất lượng phát triển bền vững và thể hiện khả năng hội nhập cùng tính công khai minh bạch trong quản trị Ngân hàng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất. Ngày 10/08/2007, Sacombank đã chính thức khai trương chi nhánh Hoa Việt - mô hình ngân hàng dành riêng cho người Hoa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Chi nhánh Sacombank Hoa Việt được đặt tại địa chỉ 382A - B Trần Hưng Đạo, Phường 11, Quận 5, TPHCM. Chi nhánh Hoa Việt sẽ mang lại những tiện ích ngân hàng cùng những ưu đãi tốt nhất, chuyên nghiệp nhất cho các khách hàng người Hoa đang làm ăn, kinh doanh, sinh sống, du lịch, nghỉ dưỡng... trên địa bàn TPHCM nói riêng và toàn quốc nói chung. Năm 2007, lần đầu tiên Sacombank trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận 2 giải thưởng quốc tế uy tín “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney trao tặng, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2007” do Asian Banking And Finance thuộc tập đoàn Charton Media trao tặng. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng tài chính khu vực và thế giới đối với Sacombank qua khả năng phát triển bền vững, kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin, chất lượng điều hành và những đóng góp của Sacombank đối với thị trường tài chính ngân hàng nước nhà. Ngày 16/05/2008, Sacombank đã công bố thành lập Tập đoàn Tài chính Sacombank - tập đoàn tài chính tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, với vốn điều lệ hơn 5.200 tỷ đồng, tổng tài sản 79.915 tỷ đồng và đội ngũ nhân sự hơn 6.500 người (tính đến hết quý 1/2008). Tập đoàn tài chính Sacombank gồm có Sacombank; 05 công ty thành viên trực thuộc là Công ty Chứng khoán- SBS, Công ty Cho thuê tài chính- SBL, Công ty Kiều hối- SBR, Công ty Quản lý Trang 35 nợ và khai thác tài sản- SBA, Công ty vàng bạc đá quý - SBJ; Và 06 công ty thành viên hợp tác chiến lược bao gồm: (1) Công ty Đầu tư Sài Gòn Thương Tín- STI; (2) Công ty Xuất nhập khẩu Tân Định- Tadimex; (3) Công ty Đầu tư xây dựng Toàn Thịnh Phát; (4) Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín- Sacomreal; (5) Công ty liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam- VFM và (6) Trường Đại học Yersin Đà Lạt. 2.1.2. Sơ đồ tổ chức Hình 1 : Sơ đồ tổ chức của Sacombank Nguồn : Trang web www.sacombank.com Trang 36 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. Tổng tài sản Biểu đồ 1 : Tình hình tăng trưởng Tổng tài sản của Sacombank ( 2002 – 2008) TỔNG TÀI SẢN 4,296 7,304 10,395 14,156 24,764 63,484 93,182 42% 70% 37% 36% 75% 156% 47% 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Kế hoạch) Tỷ đồng 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160% 180% TỔNG TÀI SẢN TĂNG TRƯỞNG Nguồn : Kỷ yếu “ Sacombank, 15 năm hình thành và phát triển” Tổng tài sản đến cuối năm 2007 đạt 63.484 tỷ đồng, gấp gần 15 lần so với năm 2002. Dự kiến đến hết năm 2008, tổng tài sản của Sacombank đạt khoảng 93.182 tỷ đồng. Cơ cấu tổng tài sản được cấu trúc hài hòa nhằm đảm bảo tính sinh lời cao nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Trong tổng tài sản, tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng 78%. 2.1.3.2. Huy động vốn Biểu đồ 2 : Tình hình tăng trưởng Huy động vốn của Sacombank ( 2002 – 2008) HUY ĐỘNG 3,856 6,432 9,201 12,272 21,500 54,777 80,723 47% 155% 75% 33%35% 67% 43% 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Kế hoạch) Tỷ đồng 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160% 180% HUY ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG Nguồn : Kỷ yếu “ Sacombank, 15 năm hình thành và phát triển” Trang 37 Đến cuối năm 2007, tổng nguồn huy động của Sacombank trên 54.777 tỷ đồng, tăng hơn 14 lần so với năm 2002, trong đó huy động VND có tỷ trọng là 72%, huy động vàng là 12%, và huy động ngoại tệ là 16%. Xuất phát từ các Hợp tác xã tín dụng, hoạt động huy động vốn chủ yếu của Ngân hàng lúc ban đầu là huy động tiền gởi tiết kiệm từ dân cư. Đến nay, sản phẩm tiền gởi của Ngân hàng đã phong phú, đa dạng hơn với hàng loạt sản phẩm, hàng chục kỳ hạn, phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng, từ tổ chức đến dân cư. Phong cách phục vụ được cải tiến theo hướng đem tiện ích cao nhất đến cho khách hàng. Ngoài việc phục vụ chu đáo, tận tình tại quầy giao dịch, một số giao dịch có thể tiến hành tại nhà, tại các điểm giao dịch hay được thực hiện qua mạng internet theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, việc tăng cường mở rộng quan hệ với các tổ chức, định chế nước ngoài nhằm tiếp cận nguồn vốn mới được tiến hành thường xuyên. Đây là nguồn vốn trung dài hạn, được sử dụng để phục vụ phát triển nền kinh tế theo chiều sâu, đầu tư máy móc thiết bị có thời hạn thu hồi vốn dài. Đến nay, nguồn vốn ủy thác nhận được từ nguồn này chiếm tỷ trọng xấp xỉ 1% trong tổng nguồn vốn. Khai thác nguồn vốn này sẽ được Sacombank quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới. 2.1.3.3. Hoạt động cho vay Biểu đồ 3 : Tình hình tăng trưởng Cho vay của Sacombank ( 2002 – 2008) CHO VAY 3,301 4,729 5,987 8,425 14,539 34,317 46,300 35% 136% 73% 41%42% 43% 27% 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 50,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Kế hoạch) Tỷ đồng 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160% CHO VAY TĂNG TRƯỞNG Nguồn : Kỷ yếu “ Sacombank, 15 năm hình thành và phát triển” Trang 38 Tổng dư nợ cho vay của Sacombank thời điểm cuối năm 2007 đạt trên 34.317 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 54,1% trong tổng tài sản. Trong tổng dư nợ, cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng 74%, cho vay bằng ngoại tệ có tỷ trọng là 20% và vàng là 6%. Chất lượng tín dụng kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ quá hạn ( nợ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ cho vay ở mức thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 1,20%, trong đó, tỷ lệ nợ xấu ( nợ nhóm 3 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ cho vay là 0,55%. Các con số này bản thân nó đã cho thấy sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng tài sản của Sacombank, nếu so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn là 17,6% tại thời điểm đầu năm 2000. Dự phòng rủi ro tín dụng tại thời điểm tháng 09/2006 gần 75 tỷ đồng, trong đó dự phòng cụ thể xấp xỉ 22 tỷ đồng. Đây là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, làm tăng sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động. Công cụ sử dụng để kiểm soát chất lượng tín dụng cũng được tăng cường và hiện đại hóa. Hệ thống xếp hạng tín dụng, sau thời gian vận hành thử nghiệm, đã chính thức áp dụng cho tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng với Sacombank. Hệ thống này là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc chuẩn hóa việc phân loại xếp hạng khách hàng, quản lý chất lượng tín dụng, dự báo rủi ro... 2.1.3.4. Hoạt động cung cấp dịch vụ Từ chỗ chỉ đơn thuần là huy động – cho vay, đến nay, Sacombank đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình. Hiện tại, Sacombank có thể cung cấp tới khách hàng tất cả các dịch vụ ngân hàng đang có tại Việt Nam. Việc cung cấp đa dạng dịch vụ không chỉ giúp tăng thu nhập, mà còn là hướng phát triển chiến lược của Sacombank trong dài hạn, từng bước tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ hoạt động tín dụng, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững. Trang 39 2.1.3.5. Thanh toán quốc tế Khởi đầu nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ năm 1994 với những cái "không": không kinh nghiệm, không ngân hàng đại lý thương hiệu, uy tín chưa được biết đến; việc mở thư tín dụng phải được thực hiện qua trung gian là các ngân hàng bạn. Từng bước, từng bước, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, qua hơn 10 năm, Ngân hàng đã có những thành công bước đầu trong nghiệp vụ này. Tổng doanh số thanh toán quốc tế ( quy USD) trong 9 tháng đầu năm 2007 là trên 1.389 triệu USD, gấp 76 lần so và năm 1994. Sacombank đã thiết lập mạng lưới hàng ngàn đại lý của hàng trăm ngân hàng tại hàng chục quốc gia khắp 5 châu, tham gia Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu ( SWIFT), từ đó, nâng cấp dịch vụ, rút ngắn thời gian thanh toán, nâng cao uy tín trong cộng đồng và ngân hàng. Trong năm 2004, 2005 Sacombank đã được các ngân hàng Citigroup, HSBC, Wachovia, Union Bank of California... trao tặng bằng khen vì những thành tích trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. 2.1.3.6. Kinh doanh ngoại tệ Hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của Sacombank phát triển mạnh trong những năm gần đây, với doanh số năm sau cao hơn năm trước và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong thu dịch vụ. Doanh số kinh doanh tiền tệ (quy USD) trong 9 tháng đầu năm 2006 xấp xỉ 12,3 tỷ USD, gấp 159 lần so với năm 1994. Các nghiệp vụ phái sinh của hoạt động này như nghiệp vụ hoán đổi (swap), kỳ hạn future), quyền chọn (option) ... cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp thêm lựa chọn cho khách hàng và đem lại thu nhập cho Ngân hàng. 2.1.3.7. Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ truyền thống ra đời trong những ngày đầu thành lập và đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường và có doanh số ngày càng tăng thông qua hệ thống mạng lưới rộng khắp cùng các mối quan hệ ngân hàng liên kết, ngân Trang 40 hàng đại lý. Trong 9 tháng đầu năm 2006, tổng doanh số chuyển tiền của Ngân hàng xấp xỉ 80 ngàn tỷ đồng. Các sản phẩm dịch vụ khác như bảo lãnh, phát hành và chấp nhận thẻ, các hoạt động thu chi hộ, quản lý ngân quỹ, dịch vụ ngân hàng điện tử ( phone–banking, e –Sacombank, mobile–Sacombank, SMS, SMA... cũng đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định đồng thời góp phần đa dạng hóa sản phẩm và quảng bá thương hiệu Ngân hàng. 2.1.3.8. Kết quả kinh doanh Biểu đồ 4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank ( 2002 – 2008) LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 79 125 198 306 543 1,452 2,000 38% 167% 77% 55% 101% 58% 58% 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Kế hoạch) Tỷ đồng 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160% 180% LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ TĂNG TRƯỞNG Nguồn : Kỷ yếu “ Sacombank, 15 năm hình thành và phát triển” Liên tục từ năm 1993, sau hơn 17 năm đi vào hoạt động, đến nay Sacombank luôn có lợi nhuận với xu hướng chung là năm sau cao hơn năm trước. So với mức 0,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của năm 1993, đến năm 2007, Sacombank đã đạt mức 1.452 tỷ, gấp 2.420 lần. Và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đã đạt mức 754 tỷ, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2007. Cơ cấu thu nhập cũng được cải thiện theo hướng hiện đại: giảm dần tỷ trọng thu tín dụng trong tổng thu nhập, từng bước tăng tỷ trọng thu phi tín dụng theo sự phát triển của xã hội nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Trang 41 2.1.3.9.Các chỉ số tài chính Bảng 1 : Các chỉ số tài chính của Sacombank ( 2005 – 2008) Đơn vị : % CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 KẾ HOẠCH NĂM 2008 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 15,40 11,82 11,07 10,50 – 11,50 Huy động vốn/ Tổng tài sản 84,82 86,12 86,26 86,63 Cho vay/ Huy động vốn 68,72 67,46 62,64 57,36 Cho vay/ Tổng tài sản 58,28 58,10 54,05 49,69 Nợ xấu ( NPL) 0,55 0,72 0,24 Tối đa 2% Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu nhập hoạt động 27,08 37,58 51,14 N/A Lãi ròng/ Tổng tài sản (ROA) 1,85 2,08 2,90 2,00 – 2,50 Lãi ròng/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 20,58 17,41 25,64 33 - 34 Nguồn : Bản tin Sacombank Quý II/2008 Các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần... luôn được Ngân hàng tự giác tuân thủ, vì đây chính là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển an toàn, bền vững. Để tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo an toàn trong hoạt động, trong những năm qua, Sacombank liên tục tăng vốn điều lệ với tốc độ cao. Vì vậy, duy trì các chỉ số ROA & ROE ở mức cao là một nỗ lực lớn trong quản trị điều hành của Sacombank. 2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SACOMBANK HIỆN NAY : 2.2.1. Tên thương hiệu : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) là một thương hiệu ngân hàng có tên tuổi từ lâu, sau khi tái lập ngân hàng vẫn giữ tên gọi cũ và nó sẽ tạo nên sự tin tưởng không chỉ ở khách hàng truyền thống mà cả Trang 42 khách hàng tiềm năng. Ban đầu tên gọi của ngân hàng này có nhầm lẫn với Ngân hàng TMCP Sài Gòn ( SCB). Tuy nhiên, trong những năm gần đây Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thường được nhắc đến với thương hiệu tương đối phổ biến là Sacombank đi kèm với những thành tựu đạt được vượt trội trong hệ thống các ngân hàng thương mại sau 17 năm hoạt động. 2.2.2. Biểu tượng và khẩu hiệu : Biểu tượng ( logo) là một yếu tố tác động trực tiếp đến thị giác, làm tăng khả năng nhận biết của khách hàng đối với một thương hiệu. Nhận thức được điều đó, Sacombank đã có cuộc thi sáng tác logo trong nội bộ cán bộ công nhân viên, những người hiểu rõ về Sacombank nhất. Và hiện nay, kết quả là Sacombank đang sở hữu một logo có màu xanh làm chủ đạo kết hợp với màu trắng và màu vàng. Biểu tượng hai bàn tay nâng đỡ hai chữ S và G (Sài Gòn) được thể hiện một cách mỹ thuật và tinh tế, thể hiện đúng nghĩa Sacombank cam kết giữ uy tín với tất cả các khách hàng một cách lâu bền. Câu khẩu hiệu ( Slogan) là một phương tiện nhằm tăng khả năng nhận biết của khách hàng đối với ngân hàng, nó thể hiện mục tiêu mà ngân hàng đang hướng đến. Khẩu hiệu của Sacombank trước đây là “ Ươm mầm cho những ước mơ” với phương châm trở thành “ Ngân hàng bán lẻ hiện đại tốt nhất Việt Nam”. Tuy nhiên, câu khẩu hiệu mới nhất của Sacombank là “Sức mạnh dẫn lối thành công”, câu khẩu hiệu này thường đi chung với logo tạo nên sự dễ nhớ, dễ hiểu cho khách hàng. 2.2.3. Vốn điều lệ : Trang 43 Biểu đồ 5 : Tình hình tăng trưởng Vốn điều lệ của Sacombank ( 2002 – 2008) VỐN ĐIỀU LỆ 272 505 740 1,250 2,089 4,449 6,049 47% 86% 43% 69% 67% 113% 36% 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Kế hoạch) Tỷ đồng 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% VỐN ĐIỀU LỆ TĂNG TRƯỞNG Nguồn : Kỷ yếu “ Sacombank, 15 năm hình thành và phát triển” Với vốn điều lệ 4.449 tỷ đồng tại thời điểm hiện nay, Sacombank trở thành ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam, gấp 1.534 lần so với thời điểm thành lập, gấp 4 lần so với vốn pháp định. Vốn điều lệ là yếu tố then chốt để tăng cường năng lực tài chính, tăng nội lực, là nền tảng để đầu tư tài sản, phát triển các nghiệp vụ có liên quan đến vốn tự có. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, vị thế thương hiệu cũng như năng lực tài chính đã giúp Sacombank dễ dàng huy động vốn trên thị trường chứng khoán khi cần thiết. 2.2.4. Mạng lưới hoạt động Mạng lưới hoạt động của Sacombank khá rộng, phân bố tại khắp các vùng trọng điểm kinh tế trên cả nước là điểm mạnh chiến lược của Ngân hàng. Từ chỗ có 4 điểm giao dịch trong phạm vi TPHCM, đến nay, Ngân hàng đã có hơn 240 điểm giao dịch, hiện diện tại 45/64 tỉnh thành, từ tỉnh địa đầu phía Bắc đến các tỉnh cực nam Nam bộ. Không chỉ mở rộng mạng lưới rộng khắp ở Việt Nam, Sacombank còn có kế hoạch mở các chi nhánh và văn phòng đại diện ở Trung Quốc, Lào và Campuchia trong năm 2008. Cụ thể, ngày 08/01/2008, Sacombank đã khai Trang 44 trương văn phòng đại diện tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Chi nhánh Sacombank tại Lào và Campuchia sẽ là cầu nối giao thương giữa các doanh nghiệp ba nước thông qua việc đáp ứng nhu cầu về đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như hỗ trợ tư vấn về các giải pháp tài chính trọn gói. Với mạng lưới rộng khắp này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Sacombank trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ như thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền, thanh toán quốc tế. Hệ thống mạng lưới góp phần quảng bá, khẳng định thương hiệu qua các hoạt động thiết thực, hiệu quả của mình. 2.2.5. Thành lập các chi nhánh đặc thù Sacombank ngoài việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, còn luôn hướng đến việc tìm tòi những cách thức tiếp cận khách hàng một cách mới lạ. Và sự hình thành Chi nhánh Hoa Việt và Chi nhánh 8/3 cũng xuất phát từ ý tưởng tiếp cận khách hàng đặc thù như người Hoa, phụ nữ. Đây cũng là cách Sacombank quảng bá thương hiệu rộng rãi một cách hiệu quả, mới lạ. • Chi nhánh Hoa Việt : Chi nhánh ra đời nhằm phục vụ khách hàng người Hoa hiện hữu của Ngân hàng, đồng thời thu hút thêm nguồn khách hàng mới đến từ các quốc gia nói tiếng Hoa trong khu vực ( Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, …) bằng những sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ mang nét đặc trưng truyền thống Trung Hoa. Hiện nay, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất thế giới và nước láng giềng Trung Quốc cũng như các quốc gia sử dụng tiếng Hoa đang ngày càng gia tăng mối quan hệ giao thương với Việt Nam. Tuy nhiên, khá nhiều các nhà đầu tư gặp khó khăn về ngôn ngữ trong giao dịch bởi tiếng Hoa chưa phải là ngôn ngữ phổ biến trong giao tế trên thế giới, ngay ở Việt Nam cũng chỉ tập trung xung quanh khu vực Chợ Trang 45 Lớn, TP. HCM. Bên cạnh đó, ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đội ngũ nhân viên phục vụ có khả năng sử dụng tiếng Hoa còn rất khiêm tốn, đa phần chỉ biết tiếng Quảng Đông và tiếng phổ thông. Nắm bắt những vấn đề đó, Sacombank đã nhanh chóng định hình về một mô hình chi nhánh chuyên phục vụ cho các đối tượng khách hàng chỉ sử dụng tiếng Hoa: từ tiếng phổ thông, Quan Thoại, Quảng Đông,... cho đến tiếng Triều Châu, Phúc Kiến. Sacombank - Chi nhánh Hoa Việt với đội ngũ nhân viên không những lưu loát trong việc sử dụng Hoa ngữ, mà còn tích cực trau dồi kiến thức về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa để có thể hiểu và phục vụ khách hàng tận tâm nhất. Thêm vào đó, toàn bộ hình ảnh, đồng phục, cách trang trí,... của Chi nhánh đều mang dáng dấp văn hóa Trung Hoa; cùng tất cả các biểu mẫu, chứng từ, tờ rơi giới thiệu sản phẩm,... đều được trình bày bằng tiếng Hoa để khách hàng thuận lợi trong mọi giao dịch. Sacombank - Chi nhánh Hoa Việt chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/08/2007 tại địa chỉ 382A-B Trần Hưng Đạo, Quận 5, TPHCM, dành riêng phục vụ cho các đối tượng kiều bào người Hoa hơn 500.000 người đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM, trong đó có đến 30% là doanh nghiệp do người Hoa làm chủ. Sự ra đời của Chi nhánh một lần nữa đã đánh dấu bước tiến nổi bật của Sacombank trong chiến lược hướng đến các mô hình ngân hàng chuyên biệt. Sacombank – Chi nhánh Hoa Việt không những đáp ứng những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như các chi nhánh khác trên toàn hệ thống Sacombank, mà còn có những sản phẩm đặc trưng chỉ có tại Chi nhánh Hoa Việt. • Chi nhánh 8 tháng 3 : Thời đại ngày nay, vai trò của người phụ nữ trong xã hội đang ngày càng được nâng cao. Người phụ nữ không chỉ biết chu toàn, chăm lo hạnh phúc gia đình, mà còn rất thành công trong các hoạt động ngoài xã hội. Vì Trang 46 vậy, không thể phủ nhận sự tiến bộ của người phụ nữ cũng như những vị trí mà họ rất đáng được tôn trọng. Với mong muốn khẳng định những ưu điểm của người phụ nữ hiện đại ngày nay, đặc biệt là nhấn mạnh về vai trò “quản lý tài chính” trong gia đình, Sacombank đã hình thành ý tưởng và xây dựng thành công mô hình ngân hàng đặc biệt chỉ dành riêng cho phái đẹp với tên gọi rất ý nghĩa: Chi nhánh 8 tháng 3, chi nhánh đầu tiên đã chính thức khai trương và đi hoạt động trên thị trường tài chính TP. HCM cũng vào thời điểm rất ý nghĩa: ngày 08/03/2005. Sacombank – Chi nhánh 8 Tháng 3, ngoài việc cung ứng tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông thường như các chi nhánh khác trong toàn hệ thống, Sacombank còn nghiên cứu nhu cầu, sở thích và thói quen của các khách hàng để cho ra đời các sản phẩm - dịch vụ đặc trưng phục vụ cho hệ khách hàng của Chi nhánh như tài khoản tiền gửi Âu Cơ, thẻ tín dụng Ladies First,…Nhưng có lẽ, yếu tố tạo ấn tượng để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như là điểm đặc biệt mà Sacombank muốn nhấn mạnh về Chi nhánh chính là: toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên và khách hàng đều là phái đẹp. Điều này cũng đã tạo được sự khác biệt lớn trong hoạt động kinh doanh của Sacombank so với các ngân hàng khác. Với đội ngũ cán bộ nhân viên nữ trẻ trung, năng động và đầy nhiệt huyết cùng cung cách phục vụ chuyên nghiệp, Sacombank - Chi nhánh 8 Tháng 3 luôn nỗ lực hết mình và cam kết sẽ đem đến cho khách hàng những dịch vụ tài chính với nhiều tiện ích tốt nhất. Tất cả vì sự tiến bộ của người phụ nữ Việt Nam hiện đại. 2.2.6. Thành lập tập đoàn tài chính Sacombank Group Ngày 16/05/2008, Sacombank đã công bố thành lập Tập đoàn Tài chính Sacombank - tập đoàn tài chính tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, với vốn điều lệ hơn 5.200 tỷ đồng, tổng tài sản 79.915 tỷ đồng và đội ngũ nhân sự hơn 6.500 người ( tính đến hết quý I/2008). Tập đoàn sẽ hoạt động theo mô hình: Trang 47 Sacombank sẽ là hạt nhân và là trung tâm điều phối hoạt động chiến lược của toàn Tập đoàn. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, hoạt động chính của Tập đoàn Sacombank sẽ tập trung vào dịch vụ tài chính với trọng tâm là phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, kinh doanh và đầu tư chứng khoán, quản lý tài sản, quản lý quỹ đầu tư… Ngoài ra, Tập đoàn cũng đang xúc tiến tham gia vào một số lĩnh vực phi tài chính như kinh doanh và đầu tư bất động sản, đầu tư xây dựng và tham gia vào các dự án kết cấu hạ tầng, hợp tác phát triển hoạt động giáo dục đào tạo… Với các thành viên trong Tập đoàn tài chính Sacombank, việc hình thành Tập đoàn không chỉ đơn giản là việc hợp tác với nhau để tạo dựng thương hiệu, mà mục tiêu chính ở đây là sự liên kết lại, tạo nên sức mạnh tập thể nhằm mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, cùng nhau ứng dụng công nghệ hiện đại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThương hiệu Sacombank trong nền kinh tế hội nhập Thực trạng và giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan