MUÏC LUÏC
MỞ ĐẦU. 4 U
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀTHƯƠNG HIỆU VÀ ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
TRÊN THẾGIỚI.
1.1 THƯƠNG HIỆU. 7 U
1.1.1 Lịch sửphát triển thương hiệu. 7
1.1.2 Khái niệm thương hiệu (brand). 7
1.1.3 Khái niệm nhãn hiệu (trademark). 8
1.1.4 Chức năng của thương hiệu. 9
1.2 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU. 12 U
1.2.1 Lịch sửphát triển giá trịthương hiệu. 12
1.2.2 Khái niệm giá trịthương hiệu. 13
1.2.3 Thương hiệu trên bảng cân đối kếtoán. 15
1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao giá trịthương hiệu đối với doanh nghiệp. 16
1.3 ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU. 17 U
1.3.1 Sựcần thiết của việc định giá thương hiệu. 17
1.3.2 Lợi ích của việc định giá thương hiệu. 18
1.3.3 Khái niệm định giá thương hiệu. 20
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU HIỆN NAY TRÊNTHẾ GIỚI.
1.4.1 Các phương pháp định giá thương hiệu dựa trên cơsởtài chính. 21
1.4.2 Các phương pháp định giá thương hiệu dựa trên cơsởkhoa học hành vi. 28
1.4.3 Các phương pháp định giá thương hiệu dựa trên sựkết hợp giữa khoa học
hành vi và tài chính. 31
1.4.4 Mô hình đầu vào, đầu ra và danh mục đầu tư. 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
TẠI VIỆT NAM.
2.1 THƯƠNG HIỆU VÀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU. 35 U
2.1.1 Quá trình hình thành thương hiệu Việt. 35
2.1.2 Quan niệm vềthương hiệu và giá trịthương hiệu ởViệt Nam. 36
2.1.3 Thực trạng thương hiệu ởViệt Nam. 40
2.1.4 Vai trò của thương hiệu Việt: đối với doanh nghiệp, khách hàng và nền kinh tế . 45
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM. 47
2.2.1 Thực trạng công tác định giá tại Việt Nam. 47
2.2.2 Ứng dụng của định giá thương hiệu tại Việt Nam. 49
2.2.3 Các phương pháp định giá thương hiệu áp dụng ởViệt Nam. 52
2.3 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỊNH GIÁ
THƯƠNG HIỆU Ở VIỆT NAM. 54
2.3.1 Đối với thương hiệu. 54
2.3.2 Đối với định giá thương hiệu. 63
CHƯƠNG 3 ĐỀXUẤT MỘT SỐPHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
DƯỚI GÓC ĐỘTÀI CHÍNH - CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
VÀ ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU ỞVIỆT NAM. 68
3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU VÀ ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU/TÀI SẢN VÔ HÌNH Ở VIỆT NAM. 68
3.1.1 Mục tiêu. 68
3.1.2 Quan điểm. 68
3.1.3 Phương hướng. 69
3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TẠI
VIỆT NAM.
3.2.1 Điều kiện lựa chọn. 70
3.2.2 Cơsởlựa chọn. 71
3.2.3 Đềxuất phương pháp định giá. 71
3.3 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ
CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU Ở VIỆT NAM. 83
3.3.1 Một sốgiải pháp phát triển thương hiệu ởViệt Nam. 83
3.3.2 Một sốgiải pháp xây dựng và phát triển công tác định giá thương hiệu ởViệt Nam.
KẾT LUẬN. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 92
Phụlục 1: Các phương pháp định giá thương hiệu trên thếgiới . 95
Phụlục 2: 100 thương hiệu hàng đầu thếgiới . 117
Phụlục 3: Các bước cần xem xét để định giá thương hiệu. 120
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4860 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên,
doanh nghiệp phải thuyết phục ngân hàng về phương pháp định giá đúng đắn nhất.
Trên thế giới, các ngân hàng - tổ chức được xem là vô cùng thận trọng –
cũng công nhận giá trị của tài sản thương hiệu. Vì vậy, thương hiệu cũng dùng để
đảm bảo khoản vay. Công ty Disney của Mỹ là một ví dụ đã vay vốn ngân hàng chỉ
bằng tên tuổi của mình.
Nghiệp vụ định giá thương hiệu được thực hiện, các nhà bảo hiểm có thể tạo
ra loại hình dịch vụ bảo hiểm mới trong đó giá trị vốn trở thành đối tượng bảo
hiểm. Khi đó, các ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi cho doanh nghiệp vay chỉ với
thương hiệu là tài sản thế chấp. Doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn để tiếp cận nguồn
vốn vay.
2.2.3 Các phương pháp định giá thương hiệu áp dụng ở Việt Nam
Việc định giá thương hiệu và các tài sản sở hữu trí tuệ đang là một vấn đề rất
mới ở nước ta, ngay cả với các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ. Hiện nay, có nhiều
phương pháp khác nhau để xác định giá trị một thương hiệu. Tuy nhiên, tất cả các
phương pháp này đều phức tạp và kết quả thường không phải lúc nào cũng được
thừa nhận ngay.
53
Các phương pháp định giá thương hiệu đã trình bày được áp dụng ở nhiều
quốc gia trên thế giới, tuy nhiên khi áp dụng ở Việt Nam gặp phải nhiều trở ngại do
khác biệt về môi trường kinh doanh. Ông Ngô Ngọc Quang, Giám Đốc Dự Án
công ty Tư Vấn Thương Hiệu Lantabrand - Việt Nam, cho biết “Để định giá đúng
và chính xác giá trị thương hiệu, các doanh nghiệp không chỉ có hệ thống sổ sách
rõ ràng, minh bạch, mà còn phải thực hiện những nghiên cứu và đánh giá về thị
trường một cách bài bản và nghiêm túc. Đặc biệt, trong trường hợp công ty muốn
kinh doanh theo hình thức nhượng quyền cho các đối tác, việc đánh giá thương
hiệu chính giá là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu”.
Do vậy, việc lựa chọn một phương pháp định giá thương hiệu cho doanh
nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng bởi vì phương pháp lựa chọn phải phù hợp với
điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay. Hiện nay, tại Việt Nam, việc định giá
thương hiệu thường được dựa trên các phương pháp định giá:
− Dựa trên cơ sở chi phí bao gồm phương pháp tiếp cận chi phí lịch sử phương
pháp chi phí thay thế. Các doanh nghiệp có hệ thống kế toán rõ ràng, tách bạch,
phân loại được các chi phí lịch sử và các doanh nghiệp mới thành lập có thể áp
dụng phương pháp. Phương pháp chỉ quan tâm đến chi phí thực tế bỏ ra để xây
dựng thương hiệu có không chú ý đến các chi phí tiềm ẩn bên trong hoạt động của
doanh nghiệp làm gia tăng giá trị thương hiệu. Phương pháp chỉ đơn thuần là giá trị
tài chính.
Phương pháp này xem giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những chi
phí đã phát sinh trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến
trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo,
truyền thông... Tuy nhiên, phương pháp này không thành công vì chi phí đầu tư cho
thương hiệu chưa chắc tạo ra giá trị gia tăng từ thương hiệu.
− Phương pháp định giá dựa trên giá trị thị trường căn cứ vào việc so sánh
giữa thương hiệu công ty và các thương hiệu sản phẩm cùng loại có mặt trên thị
trường cùng loại. Phương pháp giúp doanh nghiệp xác định giá trị và vị trí trên thị
trường của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu giúp các nhà marketing xây dựng và
phát triển phương hiệu, không phục vụ cho lĩnh vực tài chính. Nhưng phương pháp
này không thực tế lắm vì mỗi thương hiệu phải có sự khác biệt với các thương hiệu
khác, nên khó so sánh được.
− Phương pháp định giá thương hiệu dựa trên khả năng sinh lợi: Phương pháp
có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp. Các nhà quản trị và các nhà định
giá phải dự đoán được dòng thu nhập của thương hiệu trong tương lai. Giá trị
thương hiệu tính được có độ tin cậy cao. Để sử dụng phương pháp này, các nhà
định giá cần phải xác định vòng đời của thương hiệu, tỷ lệ lãi suất của thương hiệu.
Nhìn chung, kết quả phương pháp này phục vụ cho các nhà quản trị, các nhà hoạch
định chiến lược và các nhà marketing.
− Phương pháp định giá Interbrand: Là phương pháp được nhiều doanh
nghiệp sử dụng. Thường áp dụng cho các doanh nghiệp có thị trường ở nước ngoài.
54
Phương pháp dựa trên sự đánh giá các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu thể hiện
sự phức tạp của thương hiệu. Kết quả định giá phục vụ cho công tác quản trị,
marketing và ra chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu.
Các phương pháp định giá đều giúp các nhà quản trị và các chuyên gia sử
dụng phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược xây dựng và phát triển doanh
nghiệp. Tuy nhiên, giá trị tài sản thương hiệu vẫn không được đưa vào sổ sách kế
toán doanh nghiệp do quy định của hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam.
Đối với thương hiệu nhượng bán, doanh nghiệp được ghi nhận vào sổ sách
giá trị thương hiệu được thoả thuận giữa hai bên.
2.3 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỊNH
GIÁ THƯƠNG HIỆU Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có mục đích bảo vệ tài
sản thương hiệu trước sự xâm hại, tấn công của các đối thủ. Trong hệ thống có 3
khâu đóng vai trò quan trọng, có vị trí độc lập tương đối với nhau, đó là:
− Các quy phạm pháp luật là hệ thống các quy định bắt nguồn chủ yếutừ phần
VI Bộ luật Dân Sự 1995.
− Cơ quan xác lập quyền là Cục sở hữu trí tuệ.
− Các cơ quan bảo đảm thực thi là Toà án, Quản lý thị trường, Công an kinh
tế, Thanh tra văn hoá – Thông tin và Thanh tra Khoa học – Công Nghệ, Hải quan.
2.3.1 Đối với thương hiệu
2.3.1.1 Thực trạng hành lang pháp lý
Sau hơn 20 năm đổi mới, đến nay Nhà nước ta đã thiết lập được một hệ
thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khá đầy đủ. Xét ở phương diện lập pháp, hệ
thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam không khác biệt nhiều lắm so với
các hệ thống hiện có tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển.
Từ năm 1989 đến 2005, toàn bộ hệ thống các quy định hiện hành của nước
ta về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và tài sản thương hiệu hầu như
xây dựng dựa trên bộ luật dân sự cùng các nghị định ban hành bổ sung nhằm hướng
dẫn thi hành các văn bản của chính phủ.
− Năm 1989, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho phép nhãn hiệu
hàng hóa được đăng ký và bảo hộ.
− Năm 1995, Bộ luật dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 có hiệu lực từ ngày 01/07/1996 ra đời
thay thế Pháp lệnh trên, công nhận quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu nhãn
hiệu nói riêng ở phần VI “Quyền sở hữu trí tuệ”.
55
− Nghị định của Chính Phủ số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 quy định chi
tiết về sở hữu và bảo hộ một số đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có nhãn
hiệu. Trong văn bản này, các thủ tục đăng ký được đơn giản hóa.
− Thông tư 3035/TT-SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996 hướng dẫn thi hành
các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác
trong nghị định 63/CP đã được nêu ở trên.
− Thông tư 23TC/TCT ngày 09 tháng 05 năm 1997 hướng dẫn việc thu nộp và
sử dụng phí và lệ phí sở hữu công nghiệp theo các đối tượng được nêu ở nghị định
63/CP.
− Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 03 năm 1999 về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
người tiêu dùng, góp phần chống sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương
mại.
− Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc
hội thông qua ngày 21/07/1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000, điều 170 và điều
171.
− Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT hướng dẫn
thực hiện chỉ thị 31/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của thủ tướng chính phủ
về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
− Nghị định 54/CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 đã quy định thêm việc bảo hộ
mộ số loại sở hữu trí tuệ chưa được nêu rõ trong bộ luật Dân sự: bí mật kinh doanh,
chỉ dẫn địa lý, quyền chống cạnh tranh không lạnh mạnh và tên thương mại – là
một loại sở hữu trí tuệ liên quan đến tài sản thương hiệu.
− Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự
trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại toà án nhân dân
số 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BVHTT ngày 05 tháng 12 năm 2001.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản này vẫn còn nhiều bất cập như: hệ thống các
quy định về quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp nằm rải rác, tản mạn trong rất nhiều
văn bản, phần lớn trong các văn bản quy phạm dưới luật, hiệu lực thi hành thấp,
gân khó khăn, phức tạp cho người vận dụng, vẫn còn một số nội dung còn thiếu,
chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tự bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình nên chưa khắc phục được tình trạng nhầm lẫn
giữa trách nhiệm của cơ quan Nhà nước với trách nhiệm của bản thân tổ chức, cá
nhân.
56
Biểu 2.3: Sự mở rộng phạm vi bảo hộ của pháp luật đối với các đối tượng
sở hữu công nghiệp 1989-2007
1989
Quyền tác giả
Bằng sáng chế
Kiểu dáng công nghiệp
Nhãn hiệu hàng hóa
Tên gọi xuất xứ
2007
Quyền tác giả
Bằng sáng chế
Kiểu dáng công nghiệp
Nhãn hiệu hàng hóa
Chỉ dẫn địa lý (gồm tên gọi
xuất xứ)
Tên thương mại
Bí mật kinh doanh
Quyền cạnh tranh lành
mạnh
Giống cây trồng
Nguồn từ trang web Cục Sở hữu trí tuệ và công nghiệp Việt Nam - National Office
of Industrial Property of Viet Nam
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, khóa XI, kỳ họp thứ 8, Quốc hội Nước Cộng
Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, có hiệu
lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006, quy định về quyền sở hữu công nghiệp bao
gồm quyền sở hữu nhãn hiệu. Đây là một bước tiến dài trong việc bảo đảm thực thi
quyền sở hữu trí tuệ, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam, góp phần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn bảo hộ và
các thủ tục bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách kịp thời, hiệu quả, công
bằng và ít phiền hà, hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam,
cũng như hướng đến việc gia nhập WTO trong một tương lai gần.
− Ngày 25/11/2003, Chính phủ đã ban hành Quyết định 253/2003/QĐ-TTg
phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, trong đó có việc xây
dựng một hành lang pháp lý thông thoáng, bình đẳng, giúp các doanh nghiệp có thể
chủ động xây dựng và bảo vệ thương hiệu cũng như tăng khả năng cạnh tranh.
57
Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này mở ra nhiều cơ hội cũng
như thách thức cho nền kinh tế đất nước nhưng cũng phải đối mặt với các thách
thức đặc biệt là tuân thủ các cam kết quốc tế để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói
chung, thương hiệu và nhãn hiệu nói riêng. Bảo hộ quốc tế quyền sở hữu trí tuệ là
một hoạt động có tính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện
trên hai hướng: mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế
quốc tế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ. Điều này, ngày càng gắn chặt
với quan hệ thương mại song phương, khu vực và toàn cầu. Việc gắn bảo hộ sở hữu
trí tuệ với thương mại quốc tế, một mặt, sẽ tạo điều kiện để có những cơ chế bảo hộ
quốc tế hữu hiệu hơn về sở hữu trí tuệ, mặt khác, cũng sẽ gây ra rất nhiều sức ép và
khó khăn cho các nước có trình độ khoa học công nghệ thấp, đang trong quá trình
hội nhập kinh tế khu vực hay toàn cầu phải thực thi các cam kết quốc tế về sở hữu
trí tuệ.
Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng cũng như đã ký kết
các điều ước quốc tế song phương về quyền sở hữu trí tuệ như Công ước Paris. Hệ
thống pháp luật trong nước về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng
hoàn thiện. Một số điều ước quốc tế đa phương khác mà Việt Nam đã và sẽ tham
gia là:
− Năm 2004, Việt Nam tham gia công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học.
− Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Việt Nam tham gia Công ước Paris về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp.
− Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà xuất bản ghi âm, tổ chức
phát sóng.
− Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Việt Nam tham
gia từ ngày 8 tháng 3 năm 1949.
− Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid, Việt Nam tham gia tháng 10
năm 2006.
− Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) được ký tại Washington năm 1970, Việt
Nam tham gia từ ngày 10-3-1993.
− Thoả ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.
− Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hoá được thông qua ngày 27-10-1994 tại
Geneva.
− Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi
sinh.
− Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV).
58
− Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với bố trí mạch tích hợp.
− Hiệp định thương mại về quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS) trong hệ thống các
hiệp định WTO.
− Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) bắt đầu có hiệu
lực từ năm 1970, Việt Nam trở thành thành viên của WIPO từ ngày 02-07-1976.
− Hiệp định khung hợp tác Việt Nam – EU ký kết ngày 17 tháng 07 năm 1995.
− Hiệp định khung ASEAN ký kết ngày 15 tháng 12 năm 1995.
− Tháng 5 năm 1999, Việt Nam và Thụy Sỹ cùng ký kết hiệp định bảo hộ sở
hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
− Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết hiệp định thương mại song phương vào ngày 13
tháng 07 năm 2000.
Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của
Việt Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần được tiếp tục hoàn
thiện. Việc đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở
Việt Nam phải được giải quyết trên cơ sở phân tích một cách khách quan thực trạng
hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện có, rút ra những nguyên nhân, đánh giá các ưu
điểm và nhược điểm của hệ thống này và kinh nghiệm quốc tế; từ đó đề xuất các
giải pháp nâng cao và hoàn thiện cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như toàn
bộ hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta
Như vậy, đối với yêu cầu chung, Việt Nam đã có các quy định về thủ tục và
chế tài, kể cả biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các thủ tục đều đúng đắn, công bằng,
cũng không quá phức tạp và không quá tốn kém; mọi quyết định xử lý đều dựa vào
bản chất vụ việc và được làm thành văn bản; quyền khiếu kiện hành chính (cần sửa
đổi quy định về quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng để bảo đảm quyền khiếu
kiện tại toà án).
− Các thủ tục tố tụng dân sự và hành chính: các biện pháp hành chính đã đầy
đủ.
− Các biện pháp và thủ tục dân sự về cơ bản đáp ứng yêu cầu của TRIPS.
− Các biện pháp khẩn cấp tạm thời: các quy định đã đáp ứng về cơ bản yêu
cầu của TRIPS...
− Biện pháp kiểm soát biên giới: các quy định đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu
của TRIPS... Tuy nhiên, còn thiếu hướng dẫn cụ thể của Chính Phủ và cơ quan có
thẩm quyền để thực thi.
− Các thủ tục hình sự: Các quy định đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu của
TRIPS...
59
Ở Việt Nam hiện nay, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm pháp luật
về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có dấu hiệu trở thành phổ biến, đồng thời
mức độ phức tạp, nghiêm trọng của tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày
càng có dấu hiệu gia tăng. Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh của hoạt động thực thi
và bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều điểm tối. Những người có
quyền hưởng quyền sở hữu trí tuệ chỉ tạo ra tác phẩm nhưng chưa quan tâm thực sự
đến việc bảo vệ quyền của mình thông qua cách đăng ký bảo hộ tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Các thiết chế hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ chưa thật sự
có hiệu quả. Nhiều tổ chức hiệp hội chưa nhận thức được sự cần thiết phải đứng ra
bảo vệ quyền lợi của các thành viên, ý thức chấp hành pháp luật của phần lớn nhân
dân trong xã hội chưa cao. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa quan tâm
đúng mức đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc xử lý các hành vi vi phạm của
các cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm và chưa đủ mạnh mẽ về chuyên
môn cũng như các phương tiện cần thiết để có khả năng xử lý các vi phạm một
cách hữu hiệu. Vai trò các cơ quan thực thi pháp luật chưa được phát huy một cách
có hiệu quả. Việc xét xử các tranh chấp về quyền tác giả và quyền sở hữu công
nghiệp tại Toà án chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với các tranh chấp xảy ra trong thực tế.
Những tồn tại trên có nguyên nhân chính là do: cơ chế bảo đảm thực thi
chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế; phương thức tổ chức các
hoạt động và sự phối hợp của các thiết chế trong hệ thống bảo đảm thực thi chưa
thực sự hiệu quả; sự hiểu biết và ý thức pháp luật của cộng đồng xã hội đối với vấn
đề của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế; bản thân các chủ thể hưởng
quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp của mình...
Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam, không có định
nghĩa chính thức về thương hiệu. Các văn bản pháp lý đã quy định chi tiếc đến việc
bảo hộ một số loại sở hữu trí tuệ, tuy nhiên không có thương hiệu, chỉ chú trọng
đến nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại. Mặc dù, thương hiệu bao trùm
nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, theo sự phát triển và hội
nhập của nền kinh tế Việt Nam, các văn bản pháp lý sẽ sớm có những quy định về
vấn đề bảo hộ và xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong
nước và thế giới.Nỗ lực xây dựng thương hiệu của cơ quan chức năng.
Chúng ta chưa có một chương trình tổng thể tầm quốc gia nhằm tăng cường
nhận thức và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng, bảo vệ, quảng bá và phát
triển thương hiệu. Theo đó, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, cụ thể: Quy
định nới lỏng chính sách quản lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào
thương hiệu: Cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất
để doanh nghiệp đăng ký thương hiệu một cách nhanh chóng: Hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về xây
dựng và quảng bá thương hiệu: Tăng cường tính thực thi của pháp luật, cần xử lý
nghiêm hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu thương hiệu nói
riêng: Nhà nước cần có chính sách, quy định bảo vệ hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam thông qua thương hiệu cho sản phẩm của Việt Nam.
60
2.3.1.2 Nỗ lực xây dựng thương hiệu của cơ quan chức năng
Thực trạng của Việt Nam hiện nay đang thiếu những thương hiệu mạnh đủ
sức cạnh tranh và vươn ra biển lớn. Doanh nghiệp đang thiếu kinh phí và thời gian
để xây dựng thương hiệu mạnh. Để giải quyết vấn đề nay, Nhà nước không làm
thay doanh nghiệp, nhưng có chính sách hỗ trợ, xây dựng năng lực kinh doanh,
năng lực tiếp thị giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.
Việc thành lập cơ quan chuyên trách Cục xúc tiến thương mại trực thuộc Bộ
thương mại, các phòng xúc tiến thương mại thuộc Sở thương mại hay Sở thương
mại dư lịch tỉnh, các cơ quan xúc tiến thương mại ngành. Chính phủ quy định dùng
0,25% kim ngạch xuất khẩu cho hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có chi
cho xây dựng và quảng bá thương hiệu, một số địa phương cũng đã có chương trình
hoạt động.
Sự hỗ trợ của Nhà nước cho xây dựng và phát triển thương hiệu nằm trong
tổng thể chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước. Những chương trình nỗ
bật trong thời gian qua:
Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010 theo
quyết định của thủ tướng chính phủ số 250/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm
2006. Quyết định này ban hành nhằm sửa đổi một số nội dung của quyết định số
253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 về việc phê duyệt đề án xây dựng
và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010 và quyết định số 259/2005/QĐ-
TTg ngày 21 tháng 10 năm 2005 về việc thành lập hội đồng tư vấn quốc gia
chương trình thương hiệu quốc gia.
Với mục đích xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia là một chương
trình xúc tiến thương mại quốc gia dài hạn, nhằm xây dựng, quảng bá nhãn hiệu
sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ
hàng hoá, được mang biểu trưng của Thương hiệu Quốc gia trên thị trường trong và
ngoài nước.
Các doanh nghiệp khi có thương hiệu sản phẩm được chọn mang biểu trưng
Thương hiệu Quốc gia chỉ là bước đầu. Nhà nước sẻ cùng doanh nghiệp xây dựng,
quảng bá thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, thông qua đó để quảng bá
thương hiệu, hình ảnh của quốc gia Việt Nam. Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp
thông qua các chương trình cụ thể như tư vấn, đào tạo, quảng bá tại nước ngoài, hỗ
trợ bảo vệ thương hiệu, phát triển hệ thống kênh phân phối... Nhà nước và chính
các doanh nghiệp được lựa chọn gắn biểu trưng sẽ cùng chia sẻ chi phí để triển khai
theo nội dung của chương trình đã được Hội đồng Thương hiệu quốc gia phê duyệt.
Thành lập hội đồng Thương hiệu quốc gia nhằm thực hiện các nhiệm vụ bao
gồm:
− Thông qua hệ thống các tiêu chí và quy trình để bình chọn sản phẩm được
mang biểu trưng của Thương hiệu quốc gia và hệ thống các tiêu chí, quy trình bình
chọn Giải thưởng xuất khẩu hằng năm của Thủ tướng Chính phủ.
61
− Tiến hành bình chọn thương hiệu sản phẩm được mang biểu trưng của
Thương hiệu quốc gia và doanh nghiệp đạt giải thưởng xuất khẩu hằng năm của
Thủ tướng Chính phủ.
− Thực hiện tư vấn cho Chính phủ về xây dựng, phát triển, quảng bá thương
hiệu và hình ảnh quốc gia Việt Nam.
Các hoạt động tiêu biểu của chương trình gồm:
− Xây dựng một “danh sách” các doanh nghiệp đã có thương hiệu mạnh thuộc
một số lĩnh vực xuất khẩu chính của Việt Nam như thuỷ sản, giầy dép, dệt may, đồ
gỗ...
− Gọi thuê các đối tác tư vấn cho Chương trình thương hiệu quốc gia với các
nội dung: xây dựng quy trình lựa chọn thương hiệu sản phẩm và hệ thống tiêu chí
lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia Việt
Nam; xây dựng quy chế tham gia chương trình đối với các doanh nghiệp có thương
hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình.
− Thực hiện các giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ và các giải
thưởng cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu.
− Bình chọn 10 nhà quản trị thương hiệu xuất sắc,
− Giải thưởng thiết kế đồ gỗ và nội thất Việt Nam 2005.
− Giải thưởng thiết kế bao bì nông sản thực phẩm 2005, nhà quảng cáo trong
năm và công ty quảng cáo trong năm, phim quảng cáo, mẫu quảng cáo in, mẫu
quảng cáo ngoài trời hay nhất 2005.
− Bình chọn doanh nghiệp để trao giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính
phủ.
− Bình chọn giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do thời báo Kinh tế
Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức.
Chương trình này được thực hiện nhằm tăng thêm uy tín và sức hấp dẫn cho
đất nước và con người Việt Nam, khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước
ngoài, thu hút nhân tài và các nhà khoa học làm việc tại Việt Nam. Xây dựng uy tín
xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu Việt
Nam trong quá trình hội nhập. Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và
người tiêu dùng trong và ngoài nước với sản phẩm Việt Nam.
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được
đưa ra từ năm 2005 nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về bảo
hộ sở hữu trí tuệ, từ đó giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, phát triển
và bảo vệ tài sản trí tuệ. Hỗ trợ của chương trình không chỉ liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ trong nước mà cả ở nước ngoài. Đối với những loại sản phẩm hoặc hàng
62
hóa thuộc chiến lược phát triển hàng xuất khẩu quốc gia đều thuộc đối tượng ưu
tiên của chương trình hỗ trợ.
Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2005, những thủ tục cần thiết làm cơ sở thực
hiện chương trình này chưa đầy đủ, nhất là qui định liên quan đến những vấn đề tài
chính. Vì vậy, bắt đầu từ 2006, chương trình mới có thể triển khai một cách đầy đủ
nhất về mặt thủ tục pháp lý. Trong giai đoạn một, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận
33 hồ sơ xin hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và đến nay mới chấp nhận 8 hồ sơ.
Những hồ sơ này mới được đồng ý về mặt nội dung còn phải qua giai đoạn thẩm
định về mặt tài chính. Đồng thời chương trình cũng tiếp nhận hồ sơ của giai đoạn
hai và Cục đang nghiên cứu 18 hồ sơ của giai đoạn này.
Có ba lĩnh vực được ưu tiên chính trong chương trình là dự án về chỉ dẫn địa
lý, tuyên truyền quảng bá về sở hữu trí tuệ và đào tạo. Trong tám dự án được chấp
nhận trong giai đoạn một có chương trình tuyên tuyền về sở hữu trí tuệ trên đài
truyền hình trung ương, đó là Chương trình Chắp cánh thương hiệu hoặc dự án
quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý bưởi Đoan Hùng. Chủ trương của chương trình
hiện nay là tuyển chọn những dự án đại diện làm mẫu để từ đó phát triển những dự
án khác ở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46813.pdf