Luận văn Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy học sinh học 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trang

1.1.Lược sử nghiên cứu về GDHN nói chung và GDHN thông qua

dạy học Sinh học trong trường phổ thông trên thế giới.5

1.2 Lược sử nghiên cứu GDHN nói chung và GDHN thông qua dạy

học Sinh học trong trường phổ thông ở Việt Nam. .12

Chương 2: VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC

HƯỚNG NGHIỂP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC.

2.1. Các khái niệm công cụ.17

2.2. Cơ sở lý luận của hoạt động GDHN ở trường phổ thông nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng.22

2.3. Cơ sở pháp lý và thực tiễn của hoạt động GDHN ở trường phổ

thông nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng.30

2.4. Các giải pháp tích hợp GDHN đối với giáo trình Sinh học 9.31

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm.49

3.2. Phương pháp thực nghiệm.49

3.3. Kết quả thực nghiệm.54

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. KẾT LUẬN.74

II. ĐỀ NGHỊ.75

TÀI LIỆU THAM KHẢO.76

PHỤ LỤC.79

 

doc109 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4225 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy học sinh học 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó không phải là phép cộng giản đơn tác động của loài sinh vật lên môi trường hay các tác động của các yếu tố sinh thái lên sinh vật mà mối quan hệ tương hỗ này tuân theo những quy luật riêng gọi là các quy luật sinh thái. Mọi tác động của con người như chăn nuôi, trồng trọt khai phá rừng, biển, quy hoạch hay xây dựng, chữa bệnh… nếu không tuân theo những quy luật sinh thái này thì sẽ gặp thất bại sớm hoặc muộn, thậm chí còn để lại những hậu quả nặng nề như mất cân bằng sinh thái môi trường, phá huỷ môi trường biến đổi khí hậu ở phạm vi toàn cầu…. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ, bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả thế hệ con cháu. Việc khắc phục những hậu quả trên rất tốn kém, mất thời gian, thậm chí không thể phục hồi. Ví dụ việc nhập một số loài sinh vật mà không nghiên cứu kỹ ảnh hưởng của chúng đối với môi trường địa phương có thể gây “nạn dịch”cho cả khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống các sinh vật tại địa phương như nhập ốc bươu vàng, cây mai dương…. ở nước ta hiện nay thậm chí còn làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng của địa phương đó, việc nhập cừu Mông Cổ đem nuôi ở Quảng Ninh do không hợp khí hậu đàn cừu rụng lông nên không thể phát triển dự án nuôi cừu ở Việt Nam được. Đây là những kiến thức tối thiểu các ngành nông, lâm, ngư nghiệp với các nghề: chọn, lai tạo, nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra các kiến thức về quần thể, quần xã, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường cũng giúp học sinh hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa cá thể - quần thể - quần xã- hệ sinh thái trong sinh quyển. Sự tác động mà chủ yếu là do con người, một loài sinh vật đặc biệt trong các loài sinh vật có thể làm thay đổi môi trường theo hướng tốt hoặc xấu, diễn ra nhanh hay chậm. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nếu tình trạng ô nhiễm không được cải thiện, ngăn chặn thì con ng ười phải gánh chịu hậu quả nặng nề gây nguy hiểm tới sức khoẻ tính mạng của con người, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Phần kiến thức này giúp cho học sinh thấy được nếu không bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường thì con người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Ví dụ như sự nóng lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, làm mực nước biển dâng lên giảm diện tích đất, hiện tượng khí hậu khắc nghiệt, lỗ thủng tầng ôzon làm tăng lượng tia cực tím -> tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da, ô nhiễm môi tr ường đất, nước, không khí làm tăng các bệnh nh ư bệnh đường hô hấp, tiêu hoá, ung thư. Nếu con ng ười biết bảo vệ giữ gìn, khai thác môi trường hợp lý sẽ nâng cao chất lượng môi trường, giảm bớt bệnh tật, tăng cường sức khoẻ. Phần kiến thức này rất có ích cho ngành môi trường - một ngành khoa học tổng hợp đang phát triển mạnh với chức năng chuyên nghiên ứcu mối quan hệ và t ương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với sinh vật và môi trường xung quanh để bảo vệ, cải thiện môi trường với rất nhiều lĩnh vực như: quản lý môi trường, công nghệ môi trường, sinh thái môi trường. Căn cứ vào nội dung ý nghĩa kiến thức Sinh học và vận dụng cách thực hiện GDHN ở Nga, ở Pháp, Nêpan...[5], [22], [23], [39], [40], [41] [42] chúng tôi xin đưa ra các giải pháp tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học như sau: 2.4.2. Các giải pháp(con đường) thực hiện tích hợp GDHN 2.4.2.1.Dạy nội khoá thông qua bài lên lớp * Bài lên lớp là hình thức dạy học c ơ bản của quá trình dạy học sinh học ở trường phổ thông, được diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian xác định tại một địa điểm nhất định với một số lượng học sinh ổn định có cùng độ tuổi, cùng trình độ. * Có 3 kiểu bài lên lớp: Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới, bài lên lớp củng cố hoàn thiện tri thức, bài lên lớp kiểm tra đánh giá. * Tác dụng của bài lên lớp: Trong bài học, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh lĩnh hội được các tri thức lý thuyết, những kỹ năng, kỹ xảo thực hành một cách có hệ thống và liên tục theo một chương trình xác định, rèn luyện được tư duy logic. Trên cơ sở đó các em phát triển toàn diện nhân cách xây dựng thế giới quan nhân sinh quan sẵn sàng tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng xã hội và đất nước. * Để thực hiện được việc tích hợp GDHN hợp lý giáo viên cần xác định được mục tiêu, nội dung của bài, ngành nghề liên quan tới nội dung của bài đang tồn tại, phát triển ở địa phương, ngành nghề liên quan đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, từ đó xây dựng mức độ tích hợp lý trong dạy học Sinh học 9. Để làm được điều này giáo viên phải hiểu về GDHN, giới thiệu chung về các nghề y, d ược, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghịêp, môi trường, công nghệ sinh học….và xu thế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta và quốc tế. * Nhìn chung trong bài lênớlp GDHN có thể được tích hợp trong dạy học Sinh học ở các khâu: kiểm tra bài cũ và bài làm ở nhà, trong dạy học bài mới, củng cố ôn tập cho bài làm ở nhà ở các mức độ khác nhau căn cứ vào nội dung bài học, đặc điểm địa phương, hứng thú sở thích cá nhân học sinh. Sau đây, chúng tôi xin minh ọha GDHN thông qua bài 39 thực hành: “Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi cây trồng - Sinh học 9”. Nhằm thực hiện tích hợp GDHN, mục tiêu bài học cần được xác định như sau: * Mục tiêu: sau khi nghiên cứu bài học học sinh cần phải biết cách tìm hiểu, sưu tầm và tr ưng bày được tư liệu theo các chủ đề; Có ý thức tìm hiểu nghề trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương cùng những thành tựu đạt được trong chọn giống. Có thái độ tôn vinh công việc và thành tích của các nhà chọn giống. Có tình cảm yêu quý với “nghề”chọn giống. Để đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên đặt vấn đề vào bài bằng các câu hỏi (mang tính GDHN) dưới đây: Câu hỏi 1. Chọn giống vật nuôi và cây trồng có tầm quan trọng to lớn như thế nào trong sản xuất và đời sống của con người ? (.... có vai trò hết sức quan trọng vì nó quyết định đến năng suất và chất l ượng sản phẩm của cây trồng và vật nuôi). Câu hỏi 2. Để có được những giống vật nuôi và cây trồng có năng suất và chất lượng tốt, đòi hỏi các nhà chọn giống phải tiến hành nh ư thế nào ? (...đòi hỏi các nhà chọn giống phải có kiến thức khoa học về chọn giống, phải tiến hành chọn giống theo đúng phương pháp, đúng quy trình, quy phạm). Câu hỏi 3. Địa phương em đã đạt được những thành tưu đáng kể nào trong công tác chọn giống cây trồng và vật nuôi ? * Chuẩn bị: GV chuẩn bị các tư liệu (tranh, ảnh, sách báo) liên quan và giao cho HS các nhiệm vụ sau: Chia lớp thành h ai nhóm lớn (một nhóm tìm hiểu về trồng trọt, một nhóm tìm hiểu về chăn nuôi). Mỗi nhóm lớn lại chia thành 4-5 nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ tự chọn chủ đề sưu tập tìm hiểu tài liệu theo các chủ đề sau: Giống cây công nghiệp; Giống cây lương thực; Giống cây ăn quả; Giống cây cảnh, hoa; Giống gia súc: trâu bò; Giống gia cầm. Với các yêu cầu: Ghi rõ: Tên giống, hướng sử dụng, tính trạng nổi bật, nơi cung cấp, n ơi sử dụng giống.Học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ này tr ươc khi đên lớp. * Cách tiến hành: Trong giờ học G V yêu cầu HS tự sắp xếp các tranh ảnh theo chủ đề (ghi số thứ tự) và gắn vào tờ giấy to (khổ A0). Tổ chức HS quan sát, phân tích; GV nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV phát phiếu học tập cho từng nhóm, HS hoàn thành phiếu học tập. Họ và tên:....................................Nhóm............................................. Lớp.............................................Trường............................................ TT Tên giống Hướng sử dụng Tính trạng nổi bật Nơi cung cấp, nơi nuôi trồng 1 Cây công nghiệp 2 Cây lương thực 3 Cây ăn quả 4 Hoa, cây cảnh, rau 5 Gia súc 6 Gia cầm GV thu phiếu học tập, nhận xét, kết luận GV hướng dẫn HS về nhà viét báo cáo thu hoạch theo yêu cầu của phiếu học tập và SGK. Ngoài ra để nâng cao và khắc sau nhận thức về ‘nghề”, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành thêm một câu hỏi dưới đây: Câu hỏi: Chọn giống cây trồng và vật nuôi có phải là một “nghề”hay không ? tại sao ? Hãy phát biểu cảm tưởng của em đối với ‘nghề”này. Sử dụng biện pháp nêu ở trên đây sẽ đạt được mục tiêu “kép”: vừa trang bị kiến thức khoa học, vừa thực hiện được mục tiêu GDHN (GD kiến thức “nghề”; GD kĩ năng “nghề”và GD tình cảm, sự trân trọng và yêu quý “nghề”). 2.4.2.2. Tích hợp giáo dục h ướng nghịêp thông qua các hoạt động tham quan ngoại khoá liên quan * Tham quan - Tham quan là hình thức tổ chức dạy học được tiến hành ở ngoài lớp, nhằm cho học sinh đi xem các đối tượng trong điều kiện tự nhiên hay nhân tạo giúp học sinh mở rộng hoàn thiện tri thức, góp phần giáo dục con người toàn diện. - Các hình thức tham quan. + Tham quan thiên nhiên + Tham quan cơ sở sản xuất nông nghiệp, trung tâm nghiên cứu khoa học. +Tham quan viện bảo tàng, phòng triển lãm, vườn bách thú…. * Trong dạy Sinh học để tích hợp GDHN thì hình thức tham quan cơ sở sản xuất nông nghịêp, trung tâm nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao nhất. * Các bước tiến hành tham quan Bước 1: Nghiên cứu nội dung chương trình bộ môn, lập KH tham quan Bước 2: Liên hệ với cơ sở định tham quan để chuẩn bị Bước 3: Nêu mục đích nhiệm vụ của việc tham quan cho HS. Bước 4: Tiến hành tham quan: Bước 5: GV tổng kết, nhận xét buổi tham quan và kết thúc tham quan. * Bài tập ngoại khoá (BTNK) - BTNK là hình thức tổ chức các bài tập tự nguyện của học sinh ở ngoài lớp do giáo viên hướng dẫn, nhằm phát triển hứng thú nhận thức và phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh. - Các hình thức tổ chức bài tập ngoại khoá. + Tổ ngoại khoá + Ngoại khoá tập thể + Ngoại khoá cá nhân. Các bài tập ngoại khoá rất đa dạng phong phú có tác dụng trí dục, giá o dục rất cao, bổ sung nhiều tri thức cho bài lên lớp. Tuy nhiên để tích hợp GDHN thì công tác ngoại khoá cá nhân là thích hợp nhất. Trong hình thức này học sinh tự nguyện tiến hành: đọc, quan sát, thí nghiệm….Nếu giáo viên yêu cầu cho học sinh đọc những bài đọc ngoại khoá như “công nghệ sinh học”, “Hỏi đáp về giải phẫu sinh lý người”, “Di truyền và ứng dụng”, “Hướng dẫn làm kinh tế gia đình phát triển VAC”, “Nghề môi trường”, “Nghề y”... sẽ giúp học sinh phát triển t ư duy, yêu thích bộ môn, yêu lao động, tôn trọng người lao động trong các ngành nghề, bước đầu có ý thức chuẩn bị lựa chọn nghề nghiệp tương lai.. 2.4.2.3.Học sinh tự tìm hiểu về GDHN thông qua bài ở nhà, bài tập ngoài giờ *Bài tập ở nhà: Là hình thức tổ chức dạy học để học sinh tự lực hoàn thành các bài tập ở nhà, bài tập thực hành và bài tập theo SGK có liên quan đến bài lên lớp. *Tác dụng của bài tập ở nhà - Hoàn thiện tri thức của học sinh - Giúp học sinh tự nghiên cứu để lĩnh hội tri thức mới. - Hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo nghiên cứu, thực hành bộ môn *Các dạng bài tập ở nhà. -Bài tập ở nhà theo SGK SGK là nguồn tri thức quan trọng, nên cần h ướng dẫn học sinh sử dụng SGK và tập cho các em thói quen làm việc với sách. Ví dụ như cho HS đọc và làm theo sách, làm dàn bài, làm đề cương tóm tắt, đặc biệt là các em cuối cấp. GV có thể cho học sinh đọc bài trong SGK trước khi giảng trên lớp, để các em tìm hiểu bài nhanh h ơn, sâu hơn. Nhờ đó giáo viên có điều kiện mở rộng tri thức và có thời gian sử dụng các phương tiện trực quan hay dạy học theo phương pháp nêu vấn đề - giải quyết vấn đề để sử dụng SGK có hiệu quả giáo viên cần cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau mỗi bài, mỗi chương. ở đây giáo viên cũng có thể soạn thêm các câu hỏi đặc biệt với việc tích hợp GDHN trong dạy học bộ môn thì giáo viên cần đưa thêm các câu hỏi có nội dung GDHN liên quan đến kiến thức đã học hoặc vận dụng kiến thức trả lời các vấn đề thực tế để kích thích hứng thú, tư duy tích cực của học sinh Ví dụ: ở bài 39: Thực hành tìm hiểu thành tựu giống vật nuôi cây trồng sinh học 9 SGK chỉ yêu cầu học sinh tìm hiểu tên giống vật nuôi, h ướng sử dụng và tình trạng nổi bật nhưng để tích hợp GDHN, kích thích hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên yêu cầu thêm cả cây trồng và thêm các yêu cầu nh ư: Cho biết n ơi sản xuất, nơi nuôi hoặc trồng giống vật nuôi hoặc cây trồng đó. + Bài tập thực hành ở nhà. Đây là bài bắt buộc đối với học sinh nhằm củng cố đào sâu tri thức hay rèn luyện kỹ n ăng, đây cũng là những bài tập thực hành đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp và dễ làm. Tuy nhiên nó đòi hỏi học sinh phải thao tác độc lập trên các đối tượng tự nhiên tự nhận xét và rút ra kết luận. Do đó giáo viên cần phải l ưu ý cho học sinh làm đầy đủ để thực hiện chương trình và được mục tiêu dạy học trong đó có mục tiêu g iáo dục KTTH và hướng nghịêp. Bài tập thực hành ở nhà th ường gặp là các bài tập quan sát, bài tập thí nghiệm, bài tập rèn luyện kỹ năng, tuỳ từng nội dung của bài mà có thể sử dụng các dạng này trong dạy học bộ môn sinh học có tích hợp GDHN. *Bài tập ngoài giờ Là hình thức tổ chức dạy học để học sinh hoàn thành ngoài giờ lên lớp những công tác thực hành bắt buộc có liên quan đến bài lên lớp. Các dạng bài tập ngoài giờ: bài tập ngoài giờ ở góc sinh giới, phòng sinh học và ngoài thiên nhiên, bài tập ngoài giờ ở vườn trường, thường tương đối phức tạp cần nhiều thời gian quan sát, không thể tiến hành ở trên lớp được, ví dụ chăm sóc vật nuôi, cây trồng cũng có tác dụng GDKTTH và h ướng nghiệp, tuy nhiên đòi hỏi phải đủ điều kiện về thời gian địa điểm, kinh phí. Giáo viên đưa thêm địa chỉ cung cấp các thông tin về nghề nghịêp đặc biệt là trên mạng Internet để học sinh tự tìm hiểu. 2.4.2.3. Phối hợp với giáo viên giảng dạy bộ môn “Sinh hoạt hướng nghiệp” Bộ môn sinh hoạt hướng nghiệp được đưa vào chương trình lớp 9 trường THCS với thời l ượng 3 tiết/ tuần. Đây là con đường cơ bản để thực hiện GDHN cho học sinh, song thực tế đa số các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc thực hiện sinh hoạt hướng nghịêp ở trường phổ thông còn rất hạn chế do không có giáo viên chuyên trách, hầu hết các tr ường đều sử dụng các giáo viên bộ môn: V ăn, Toán, Lý... hoặc giáo viên chủ nhiệm dạy “Sinh hoạt hướng nghịêp”. Các giáo viên kiêm nhiệm này không có đủ hiểu biết về nghề, việc dạy bộ môn hướng nghiệp không hoàn toàn giống dạy các bộ môn khác, ở các trường phổ thông rất ít tài liệu về hướng nghiệp. Vì vậy với đặc thù bộ môn giáo viên dạy sinh có thể phối hợp với giáo viên phụ trách h ướng nghiệp tổ chức “sinh hoạt hướng nghiệp”có hiệu quả hơn bằng cách cung cấp tư liệu về hướng nghịêp liên quan đến sinh học. Ví dụ trong các chủ đề sinh hoạt HN ở lớp 9 hiện hành có nội dung: Đặc điểm cơ bản của các nghề phổ biến về nông - lâm - ngư nghiệp, vị trí vai trò của những nghề đó trong xã hội và nền kinh tế quốc dân, yêu cầu của nghề giáo viên d ạy sinh học có thể cung cấp tên, các công trình, hay cơ sở khoa học sinh học của việc ứng dụng trong các nghề cụ thể, giải thích cơ sở khoa học sinh học về yêu cầu về sức khoẻ, đặc điểme tâm sinh lý… của các nghề cụ thể thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp cho giáo viên bộ môn hướng nghịêp, một số website có liên quan Ví dụ: Với nghề thú y, yêu cầu ng ười lao động không được mắc bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm, bệnh dị ứng đường hô hấp… nếu học sinh thắc mắc tại sao thì giáo viên không chuyên có thể không trả lời được chính xác, nhưng với giáo viên sinh học thì dễ dàng giải thích được lý do như lông súc vât, mùi của con vật.. dễ dàng là nguyên nhân gây khởi phát các bệnh dị ứng làm người lao động khó chịu, nghỉ làm thậm chí phải nhập viện..., giáo viên Sinh học phối hợp giới giáo viên phụ trách HN sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn “Sinh hoạt hướng nghịêp”góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả GDHN. Ngoài ra căn cứ đặc điểm của nhà trường, điều kiện của học sinh, địa phương giáo viên bộ môn Sinh có thể phối hợp với giáo viên phụ trách hướng nghịêp tổ chức tham quan ngoại khoá các cơ sở, viện nghiên cứu, trường dạy nghề, trường CĐ, ĐH… liên quan đến sinh học, vừa nâng cao chất lượng dạy học Sinh học, vừa nâng cao hiệu quả GDHN. Giáo viên ũcng có thể cung cấp cá c tư liệu về chỉ định, chống chỉ định của các nghề cho giáo viên bộ môn sinh hoạt hướng nghiệp giải thích rõ cho học sinh khi tìm hiểu về các nghề, tìm hiểu n ăng lực thể chất của bản thân. 2.4.3.Cách lựa chọn giải pháp tích hợp hợp lý khi tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học bộ môn Sinh học 2.4.3.1. Yêu cầu của giải pháp hợp lý - Giải pháp tích hợp GDHN trong dạy học sinh học được coi là giải pháp hợp lý khi nó thoả mãn yêu cầu sau: + Phù hợp c ơ sở khoa học như Tâm lý học, triết học, giáo dục học, phương pháp học bộ môn + Có tính khả thi (tính thực tiễn) + Phù hợp với c ơ sở pháp lý hiện hành (các văn bản h ướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo, của ngành) + Có hiệu quả GDHN (được kiểm tra bởi các tiêu chí) Thực hiện đúng quy định bộ môn, tăng nhận thức của học sinh về giá trị ý nghĩa của môn Sinh học, hướng dẫn cho học sinh biết và tìm hiểu được các nghề liên quan tới Sinh học. Giúp học sinh có thái độ yêu thích môn học hơn, nâng cao hứng thú với môn học hơn. 2.4.3.2. Các m ứđcộ tích hợp giáo dục hướng nghi ệp trong dạy học Sinh học Vận dụng tư tưỏng, quan điểm về các phương thức tích hợp GD môi trường trong dạy học Sinh thái học của các tác giả Trần Bá Hoành, Dương Tiến Sỹ... [17], [18], [31], [32] chúng tôi cho rằng có thể thực hiện nội dung GDHN theo phương thức tích hợp ở 3 mức độ khác nhau, từ mức cao đến thấp như sau: + Tích hợp (intergration) GDHN trong nội dung môn học là sự kết hợp một cách hữu cơ tự nhiên, có hệ thống các kiến thức GDHN và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất (không phải đồng nhất), gắn bó chặt chẽ với nhau. ở mức độ tích hợp, nội dung bài học trùng hợp với nội dung GDHN. + Kết hợp (infusion) hay còn là lồng ghép GDHN trong nội dung môn học: Chương trình môn học được giữ nguyên. Các vấn đề GDHN được lựa chọn rồi lồng ghép vào chương trình các môn học ở chỗ thích hợp sau mỗi bài, mỗi chương hay hình thành một chương riêng. Trong mức độ này, một số nội dung của bài học hay một phần nhất định của nội dung môn học có liên quan trực tiếp với nội dung GDHN. + Liên hệ (permeati on) GDHN trong nội dung môn học: Ch ương trình môn học giữ nguyên. ở hình thức này, các kiến thức GDHN không được nêu rõ trong sách giáo khoa, nhưng dựa vào kiến thức bài học ở chỗ thuận lợi, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức đó bằng cách liên hệ với nội dung nào đó của GDHN vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ khi phân tích một cách hợp lý. Trong mức độ này, ở một số phần nội dung của môn học, bài học, các ví dụ, bài tập… là một dạng để giúp liên hệ một cách hợp lý với nội dung GDHN. Trong dạy học Sinh học, có nhiều bài, nhiều chương có thể đưa nội dung GDHN (chủ yếu là giới thiệu, tìm hiểu các ngành nghề có liên quan tới Sinh học như: ngành y, ngành dược, ngành chăn nuôi, tồr ng trọt, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghệ sinh học…) vào ở các mức độ: tích hợp, kết hợp hay liên hệ. CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QỦA THỰC NGHIỆM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM - Bước đầu đo, kiếm tra hiệu quả của việc tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học 9 (Giới hạn ở một số bài trong chương V và VI phần Di truyền học và Biến dị). - Xác định tính khả thi của việc tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học. 3.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 3.2.1 Chọn trường lớp thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thục nghiệm trên đôi tượng học sinh lớp 9 THCS ở các trường sau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: + Trường THCS Cát Nê. + Trường THCS Phúc Thuận. + Trường THCS Quân Chu. + Trường THCS Yên Lãng. Dựa vào kết quả khảo sát và phân loại học sinh trong sổ điểm lớp 8, chúng tôi chọn: Trường THCS Cát Nê 2 lớp 9 trong đó: 1 lớp thực nghiệm (TN) và 1 lớp đối chứng (ĐC) có trình độ tương đương nhau đều do GV là Nguyễn Thanh Hoa dạy Sinh học. Trưòng THCS Quân Chu 4 lớp 9 trong đó 2 lớp ĐC và 2 lớp TN dều do GV là Nguyễn Văn Hùng dạy Sinh học. Trường THCS Phúc Thuận 2 lớp 9: 1 lớp ĐC và 1 lớp TN đều do GV là Đồng Văn Trường dạy Sinh học. Trường THCS Yên Lãng 2 lớp 9 gồm 1 lớp ĐC và 1lớp TN đều do GV là Nguyễn Thị Chung Thuỷ dạy Sinh học. Ở các trường trên đều có đặc điểm chung là ở các xã thuộc khu vực nông thôn miên núi, trìnhđộ dân trí không cao, điều kiện cơ sở vật chất còn rất hạn chế, các lớp TN và ĐC đều có số lượng học sinh, chất lượng, trình độ kiến thức và năng lực tư duy như nhau. * Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi cung cấp tư liệu về GDHN cho các GV dạy Sinh học 9 về các vấn đề sau: + Ý nghĩa, nội dung của GDHN. + Yêu c ầu, nhiệm vụ của GV dạy Sinh về GDNH trong dạy học bộ môn. + Các giải pháp, mức độ tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học. + Các tư liệu về các nghề Y, Dược, Môi trường, Nông lâm, tài liệu tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS. Sau đó yêu cầu các GV nghiên cứư tài liệu, trao đổi ý kiến, thống nhất nội dung, phương pháp dạy học Sinh học 9 có tích hợp GDHN, phương tiện daỵ học, thống nhất các giáo án mẫu gợi ý, có trao đổi thảo luận trong cả quá trình thực nghiệm. 3.2.2 Bố trí thực nghiệm: * Các lớp TN: - Bài lên lớp được thiết kế theo hướng tích hợp GDHN(gồm 5 bài trong chương V và VI phần Di truyền học và Biến dị). - GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu các tư liệu về GDHN đặc biệt tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến sinh giới có cơ sở khoa học liên quan đến Sinh học như các ngành Y, Dược, Nông lâm, Môi trường với nhiều nghề như bác sỹ, y tá, dược sỹ, kỹ sư nông nghiệp, bác sỹ thú y, nghề làm vườn, nuôi cá, nuôi lợn...bằng cách GV cung cấp tư liệu, các địa chỉ trên mạng Internet, các địa chỉ nhà máy, xí nghiệp, trang trại, các trường đào tạo các ngành nghề trên tại địa phương để các cá nhân HS tự tìm hiểu và cho HS đọc trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ. - GV bộ môn cung cấp thêm tư liệu cho GV phụ trách môn hướng nghiệp của lớp về các ngành ngh ề liên quan đến Sinh học, giải thích cơ sở khoa học của chỉ định và chống chỉ định về tình trạng sức khoẻ của một số ngành nghề trong các ngh ề có ở nội dung của bộ môn “Sinh hoạt hướng nghiệp 9”. * Các lớp ĐC: Bài học được thiết kế như hướng dẫn ở sách giáo viên. - Các lớp TN và ĐC ở mỗi trường cùng một giáo viên dạy, cùng thời gian, đồng đều về nội dung kiến thức và điều kiện dạy học. 3.2.3 Các bước nghiên cứu 3.2.3.1 Điều tra bằng phiếu “Điều tra xã hội học”trước khi thực nghiệm và thực nghiệm thăm dò - Thời gian: Từ 18 tháng 11 đến ngày 25 tháng 11 năm 2007. - Điều tra bằng phiếu “Điều tra xã hội học”lần 1 cho tất cả các HS ở lớp 9 của 4 trường gồm có 405 em trong đó có 203 ở lớp sẽ tiến hành TN và 202 em HS ở lớp dự định làm lớp ĐC. - Mỗi lớp dạy thực nghiệm trước 2 tiết để HS làm quen với phương pháp mới đồng thời giúp chúng tôi chỉnh lý giáo án, tiến trình bài giảng cho phù hợp. 3.2.3.2. Thực nghiệm chính thức - Thời gian: Từ ngày 26 tháng 11đến ngày 30tháng 12. - Mỗi lớp dạy 5 bài. Sau các bài GV đều kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức. Các lớp TN và ĐC đều được kiểm tra cùng thời gian cùng một đề. Các bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC được chấm theo thang điểm 10 và chấm cùng một biểu điểm, đáp án. - Cuối đợt thực nghiệm, kiểm tra độ bền kiến thức của học sinh ở mỗi nhóm lớp bằng 2 bài kiểm tra. - Cuối cùng, tiến hành điều tra lần 2 bằng phiếu “Điều tra xã hội học”cho cả lớp ĐC và TN nhằm đo hiệu quả GDHN trong dạy học Sinh học 9. 3.2.4. Xử lý số liệu 3.2.4.1. Phân tích định lượng các bài kiểm tra, phiếu điều tra. - Các kết quả thu được chúng tôi xử lý bằng thống kê toán học nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của các kết luận bằng cách: - Lập bảng thống kê cho 2 nhóm ĐC và TN. - Tính số % theo tiêu chí của bảng thống kê đã ghi. - Tính các tham số đặc trưng: + Tính trung bình cộng X xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê theo công thức sau: 1 n n X = ∑ n i x i i=1 + Độ lệch chuẩn (S): Khi có hai giá tịr trung bình như nhau chưa kết luận hai kết quả giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh 2 giá trị trung bình cộng, sự phân tán này được thể hiện bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau: 2 i ∑ ni (x − X ) S =  (N ≥ 30). n Độ lệch chuẩn càng nhỏ số liệu càng đáng tin cậy. + Phương sai (S2): Phương sai đặc trưng cho sự sai biệt của các số liệu trong kết quả nghiên cứu. Phương sai càng lớn, sai biệt càng lớn và ngược lại. Phương sai còn biểu hiện độ phân tán của tập hợp số liệu kết quả nghiên cứu đối với giá trị trung bình. Phương sai càng lớn, độ phân tán xung quanh giá trị trung bình càng lớn và ngược lại. S 2 = 1 n i ni (x n ∑ = 2 − X ) i 1 + Hệ số biến thiên(Cv): Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có X khác nhau: Trong đó: CV = S 100% X Cv trong khoảng 0 – 10%: Dao động nhỏ - độ tin cậy cao. Cv trong khoảng 10 – 30%: Dao động trung bình. Cv trong khoảng 30 -100%: Dao động lớn - độ tin cậy nhỏ. + Độ tin cậy (T d) Để xác định độ đáng tin cậy sai khác giữa hai giá trị trung bình của TN và ĐC. td = X1 − X 2 2 2 2 1 S S + n1 n2 3.2.4.2 Phân tích định tính các bài kiểm tra, phiếu điều tra. Phân tích chất lượng bài kiểm tra, phiếu điều tra của HS để thấy rõ: - Mức độ lĩnh hội kiến thức đã học, độ bền kiến thức của HS. - Năng lực tư duy của học sinh, năng lực vận dụng kiến thức đã học trong các tình huống khác nhau. - Ý thức thái độ học tập của HS với bộ môn Sinh học, nhận thức,thái độ của HS về GDHN cụ thể là việc hiểu đúng khái niệm nghề thông qua việc lựa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy học Sinh học 9.doc
Tài liệu liên quan