MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. THÁI NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC .7
1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội .7
1.2. Địa danh Thái Nguyên qua các thời kỳ lịch sử. 15
1.3. Truyền thống chống ngoại xâm . 17
Tiểu kết chương 1 . 23
Chương 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ . 24
2.1. Thành phố Thái Nguyên . 26
2.2. Đại Từ . 29
2.3. Định Hoá - Phú Lương . 32
2.4. Đồng Hỷ - Võ Nhai . 39
2.5. Phú Bình, Phổ Yên . 44
Tiểu kết chương 2 . 54
Chương 3. MỘT VÀI GIẢI PHÁP PHÁT HUY TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN . 56
3.1. Thực trạng . 56
3.2. Một vài giải pháp nhằm phát huy tiềm năng du lịch Thái Nguyên. 67
Tiểu kết chương 3 . 80
KẾT LUẬN . 82
Tài liệu tham khảo . 86
Phần phụ lục . 92
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2701 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 - 2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thành phố Thái Nguyên, thậm chí cả
dân các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn… đến tế lễ, dâng hương, cầu lộc, cầu
tài… Ngày lễ chính của Động được tổ chức vào mồng 8 tháng Giêng hàng năm.
Ngoài chùa Hang, động Linh Sơn, Đồng Hỷ còn có rất nhiều các di tích lịch sử,
văn hoá và danh lam thắng cảnh có tiếng khác như: Đình, đền Đồng Tâm (xã
Đồng Bẩm), đình Bảo Nang (xã Tân Lợi), núi Voi (thị trấn Chùa Hang)…
Tạm biệt Đồng Hỷ, ngược Quốc lộ 1B theo hướng Đông Bắc, du khách sẽ
đến với Võ Nhai. Theo thống kê của Sở Thương mại và Du lịch [51], Võ Nhai
có 87 điểm di tích trong đó 51 điểm là di tích lịch sử, 7 điểm là di tích tín
ngưỡng, 19 thắng cảnh, 10 di tích khảo cổ học với các địa danh đã trở nên quen
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
thuộc như Thần Sa, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, rừng Khuôn Mánh….Tất
cả đã tạo nên một quần thể di tích hấp dẫn, hứa hẹn mang lại cho du khách một
tour du lịch kỳ thú, đồng thời, đem lại một nguồn lợi không nhỏ cho Võ Nhai từ
loại hình du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái… Điểm đầu tiên mà
du khách dừng chân là trong tuyến du lịch này là di chỉ khảo cổ học Thần Sa
thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, gồm các di chỉ: Phiêng Tung, mái đá Ngườm,
Ranh 1, Ranh 2, Nà Ngần… Tại Phiêng Tung qua 4 đợt khai quật vào các năm
1972, 1973, 1980 (hai đợt) các nhà khảo cổ học đã thu thập được 659 công cụ đá
với nhiều loại hình khác nhau như: Công cụ hòn cuội, công cụ mũi nhọn, công
cụ mảnh cuội, công cụ mảnh tước.
Di chỉ quan trọng nhất của Thần Sa là mái đá Ngườm, nằm trên sườn núi
phía Bắc dãy núi Ngườm, thuộc bản Trung Sơn, cách Phiêng Tung khoảng 1km
về phía Nam. Đây là một mái đá khổng lồ, chiều rộng chừng 60m, chiều cao
30m, nằm ở độ cao 30m so với mặt sông Thần Sa. Các nhà khảo cổ phát hiện tại
đây có 4 tầng văn hoá. Những di vật đá đặc trưng của các nền văn hoá Bắc Sơn,
Hoà Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2, còn tầng 3 thuần các công cụ đặc trưng
của Ngườm, ở tầng 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung. Những công cụ
mũi nhọn, công cụ nạo và kĩ thuật gia công lần thứ 2 ở Phiêng Tung và Ngườm
giống với những công cụ và kĩ thuật của văn hoá Mút-chi-ê - Nền văn hoá tiêu
biểu cho thời đại trung kì đồ đá cũ của thế giới và gần gũi với nền văn hoá trung
kì đá cũ của Ấn Độ Nêvasien.
Những phát hiện khảo cổ học ở Phiêng Tung và Ngườm đã giúp các nhà
khảo cổ học xác định, ở Thần Sa có một nền văn hoá - văn hoá Thần Sa, chủ
nhân của nền văn hoá này là những người Homosapiens. Ngoài 2 di chỉ quan
trọng là Ngườm và Phiêng Tung, những di chỉ còn lại cũng là nơi cư trú của
người nguyên thuỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Như vậy, những phát hiện khảo cổ học quan trọng nêu trên đã góp phần
chứng minh sự xuất hiện và phát triển liên tục của con người trên đất Việt Nam
thuộc các nền văn hoá: Núi Đọ, Thần Sa, Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn… để bước
vào thời đại kim khí với nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ.
Ngày nay, khi đến với Thần Sa, du khách không những có cơ hội được đến
với những ngọn núi đá vôi hùng vĩ, được tìm hiểu về cuộc sống của người xưa,
mà còn được chiêm ngưỡng một vùng non nước “Sơn thuỷ hữu tình” với rừng
già nguyên sinh, với thác Mưa Rơi ào ạt… và biết thêm về nền văn hoá đặc sắc
của dân tộc Tày với măng đắng, rau rừng, với những phong tục, tập quán khác
lạ, được tận mắt ngắm những bản nhà sàn xinh xắn mà ít nơi nào có được.
Ở Võ Nhai, ngoài di chỉ khảo cổ học Thần Sa, du khách còn được đến với
nơi thành lập đội Cứu Quốc quân II tại rừng Khuôn Mánh - Tràng Xá. Sau khi
khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại (27/9/1940), Pháp khủng bố ác liệt phong trào cách
mạng ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, hầu hết đội Cứu quốc quân I đã phải rút
lui khỏi các căn cứ để bảo toàn lực lượng. Nhiều cơ sở Đảng của ta bị phá vỡ,
phong trào cách mạng ở vào thế cực kì khó khăn. Trước tình hình đó, đồng chí
Hoàng Quốc Việt - Uỷ viên Trung ương Đảng cùng ban lãnh đạo căn cứ địa Bắc
Sơn - Võ Nhai (lúc đó đang ở núi Lều, Tràng Xá) đã chủ trương khôi phục lại
đội Cứu quốc quân I, nhằm duy trì lực lượng vũ trang để hỗ trợ và cổ vũ cho
phong trào cách mạng.
Sáng 15/9/1941, từng tốp chiến sĩ Cứu quốc kéo đến một quả đồi nhỏ nằm
giữa rừng Khuôn Mánh hiểm trở. Khoảng 9 giờ, các chiến sĩ tập trung đông đủ,
đội ngũ chỉnh tề, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng, tuyên
bố thành lập đội Cứu quốc quân II. Nhiệm vụ của đội Cứu quốc quân II là tích
cực đấu tranh chống địch khủng bố, trừ gian, diệt ác, bảo vệ cơ sở cách mạng,
bảo vệ căn cứ địa, không ngừng củng cố và phát triển các đội tự vệ làm nguồn
bổ sung cho Cứu quốc quân, duy trì tiếng súng đấu tranh vũ trang để cổ vũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
phong trào cách mạng cả nước. Sau đó, các chiến sĩ Cứu quốc quân đọc 12 điều
kỉ luật và lời thề quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Ban chỉ huy
đội Cứu quốc quân II do đồng chí Hoàng Quốc Việt chỉ định gồm: Đồng chí
Chu Văn Tấn, Chỉ huy trưởng, Nguyễn Cao Đàm, Chính trị Chỉ đạo viên, Trần
Văn Phấn, Chỉ huy phó. Buổi lễ thành lập đội Cứu quốc quân II diễn ra nhanh
gọn trong khoảng 30 phút, sau đó, các tiểu đội được phân công tản đi cơ sở, tiếp
tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống khủng bố. Giữa vòng vây của thực dân Pháp
và bộ máy cai trị của phong kiến tay sai, sự ra đời của đội Cứu quốc quân II là
mốc son đánh dấu một thời kì lịch sử đấu tranh kiên cường của Đảng và nhân
dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, danh sách đội cứu quốc
quân II được khắc trang trọng trên đá hoa cương giữa rừng đại ngàn Khuôn
Mánh [54].
Rời rừng Khuôn Mánh, theo quốc lộ 1B lên hướng Đông Bắc, du khách
vượt sẽ đến với di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà nằm kề quốc lộ 1B
thuộc xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng.
Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa, có đôi chim phượng hoàng đi tìm
nơi xây tổ ấm, bay mãi vẫn chưa tìm được nơi nào vừa ý. Mệt mỏi, đói khát, lúc
đó, chúng phát hiện ra một máng đá đầy nước trước cửa hang. Đôi chim dừng
cánh nghỉ ngơi, vẻ đẹp quyến rũ của nơi đây đã níu giữ đôi phượng hoàng dừng
lại. Cho đến một ngày kia, chim trống không tìm được mồi nữa bèn chui vào
hang và chết ở đó, chim mái kiếm mồi về không thấy chim trống đâu, nó đậu
trên mỏm đá vách hang đợi, đợi mãi rồi hoá thành đá. Hang Phượng Hoàng có
tên từ đó.
Từ chân núi, sau khoảng một giờ leo núi, con đường lởm chởm đá tai mèo
dẫn ta đến cửa hang. Ánh sáng từ 2 cửa hang rọi vào khiến du khách được chiêm
ngưỡng những nhũ đá vôi thiên tạo rực rỡ với những hình voi chầu, kì lân múa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
mẹ bồng con, vũ nữ, bút tháp… Đặc biệt, trên trần hang là đôi cánh phượng
hoàng giang rộng như đón chào du khách. Không khí trong lành mát rượi.
Hang Phượng Hoàng còn là một điểm di tích của căn cứ địa Bắc Sơn, Võ
Nhai nổi tiếng xưa kia. Ngày 27/11/1944, đội Cứu Quốc Quân 75 người do
chính trị viên Trần Thị Minh Châu và đồng chí Kì chỉ huy, cùng 373 hộ dân lên
hang Phượng Hoàng chống địch khủng bố với vũ khí thô sơ: Súng kíp, mìn lưỡi
cày, bẫy đá, nỏ, dáo mác và kết hợp đánh du kích đã gây thiệt hại nặng cho một
tiểu đoàn Pháp và tay sai có pháo binh yểm trợ.
Theo con đường lát đá ngoằn ngoèo, suối Mỏ Gà nằm kề chân hang
Phượng Hoàng. Suối rộng chừng 10 đến 15m, cao 2 đến 6m, nước trong veo,
mát rượi. Hang suối tối om phải có đèn pin mới vào được. Không ai biết hang
suối dài bao nhiêu, riêng vài ba trăm mét vào được đã cuốn hút du khách, những
tảng đá như giường tiên, cột đá lô nhô phân cách buồng tắm, vũng tắm, bãi
sỏi… khiến cho du khách tĩnh tâm, khoan khoái sau giờ leo núi. Cửa hang như
miệng một con cá sấu, nhiều hoa lá rủ, dây cuốn hình quả trứng, đá nhấp nhô,
thác nước reo gợi thơ nhạc cho du khách qua đây.
Như vậy, khu du lịch Đồng Hỷ - Võ Nhai vừa có loại hình du lịch lễ hội -
tâm linh với chùa Hang, động Linh Sơn, vừa có loại hình du lịch văn hoá với
khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa, lại vừa có loại hình du lịch lịch sử, danh thắng
với hang Phượng Hoàng, rừng Khuôn Mánh, cùng hàng 100 các di tích khác,
nếu được khai thác hợp lý, chắc chắn đây sẽ là một tuyến du lịch đầy hấp dẫn
đối với du khách khi đến với Thái Nguyên.
2.5. PHỔ YÊN, PHÚ BÌNH
Đây là hai huyện có di tích kiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo nhiều
nhất tỉnh: Phú Bình: 6 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 5 di tích xếp hạng
cấp tỉnh, hàng 100 di tích đang làm hồ sơ đề nghị xếp hạng. Phổ Yên: 1 di tích
cấp Quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh và rất nhiều di tích có giá trị khác cũng đang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
được đề nghị xếp hạng [51]. Điểm đầu tiên mà du khách sẽ tới tham quan trong
tuyến du lịch này là đền Lục Giáp thuộc xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên. Xưa kia
đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của nhân dân vùng Sơn Cốt. Sau này,
để tưởng nhớ, ghi nhận công lao của vị anh hùng dân tộc Dương Tự Minh và
tướng Lưu Nhân Chú, nhân dân ở đây đã lập đền thờ 2 ông. Đến cuối thế kỉ XV,
Đỗ Cận người Thống Thượng thuộc xã Minh Đức (Phổ Yên) đỗ tiến sĩ, được bổ
làm Tham Nghị xứ Quảng Nam đã cho thợ giỏi, dùng gỗ tốt đục đẽo, chạm khắc
thành khung nhà hoàn chỉnh tại Thanh Hoá rồi mang về dựng, thay thế cho ngôi
đền nhỏ, cũ. Đền được nhân dân trong 6 giáp của vùng Sơn Cốt thờ cúng, nên
được mang tên đền Lục Giáp.
Đền Lục Giáp nằm trên dải đất rộng bên bờ sông Công thuộc xóm Dương,
xã Đắc Sơn, cách huyện lỵ Phổ Yên 3km đường ô tô, đây là nơi có địa thế trên
bến dưới thuyền, nhìn ra đồng ruộng phì nhiêu, làng xóm trù phú gợi vẻ nên thơ,
yên ả của làng quê đất Việt.
Khu vực chính của đền Lục Giáp gồm nhà Tiền tế và Hậu cung, rộng
khoảng 136 m2, phía trước đền có sân rộng, giữa sân có bệ để cắm hương hoa.
Nhà Tiền tế và Hậu cung đều mang nét chung của kiến trúc đền, miếu, cầu kì
nhưng gọn, đẹp, được xây dựng theo kiểu “tiền kẻ, hậu bảy”. Cả 2 nhà Tiền tế
và Hậu cung đều làm 3 gian, 2 chái, hiện nay Hậu cung vẫn lợp ngói mũi, bốn
góc mái cong vút, các cột đều được làm bằng gỗ lim. Tất cả các đầu trụ, câu đầu,
ván lát trước Hậu cung… đều được chạm khắc nổi tinh tế, công phu với các hình
long, ly, quy, phượng. Đặc biệt, 2 cánh cửa chính vào Hậu cung được chạm nổi
Lưỡng Long chầu nguyệt theo kiểu thời Lê rất đẹp, đạt trình độ mỹ thuật truyền
thống tinh xảo. Hàng năm, đền Lục Giáp mở hội vào ngày 15/3 (âm lịch) để
tưởng nhớ các danh nhân Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú, Đỗ Cận. Lễ hội có
dâng hương, tế lễ, rước kiệu, hát ví…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Sau khi tham quan đền Lục Giáp, du khách sẽ đến với di tích lịch sử cách
mạng xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên. Tổng Tiên Thù (xã Tiên Phong, huyện
Phổ Yên ngày nay là một phần của tổng Tiên Thù xưa) trong những năm 1939 -
1945 được chọn làm ATK II của Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc Kì. Nhiều
đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng, Xứ uỷ đã ở và làm việc tại đây như: Đồng
chí Trường Chinh, đồng chí Hoàng Quốc Việt, đồng chí Lê Thanh Nghị… Soi
Quýt là một bãi ven sông Cầu, được bao bọc bởi quýt, trám, vải. Đây là địa điểm
nối Tiên Thù (Phổ Yên) và Vân Xuyên (Hiệp Hoà, Bắc Giang) - nơi đặt trạm
liên lạc bí mật của Đảng. Nhà ông Ngô Hải Long được nhiều đồng chí lãnh đạo
Đảng, Xứ uỷ đi lại, ở và làm việc trong thời kì hoạt động bí mật (1941) như
đồng chí Trường Chinh - Tổng bí thư Đảng, Hoàng Quốc Việt - Thường vụ
Trung ương Đảng, các đồng chí trong Xứ uỷ: Nguyễn Hải Lục, Nguyễn Trọng
Tỉnh… Nhà bà Hoàng Thị Úc là địa điểm đặt cơ sở in báo “Cờ giải phóng” của
xứ uỷ 1942. Nhà bà Lưu Thị Phan ở Cổ Pháp là địa điểm bí mật đưa đón cán bộ,
phát hành báo chí của Trung ương Đảng, nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng
của Trung ương do đồng chí Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt chủ trì, đồng
thời cũng là nơi diễn ra những cuộc họp, học tập, phổ biến nghị quyết Hội nghị
Trung ương lần VIII tháng 5/1941. Những người dân của ATK II đã không quản
ngại hi sinh cả tính mạng, cuộc sống, gia đình để bảo vệ các đồng chí lãnh đạo
Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc Kì. Đêm 20 rạng 21/11/1942, đồng chí Trường
Chinh, Tổng bí thư Đảng, tổ chức lớp huấn luyện ở Vân Xuyên (Hoàng Vân,
Hiệp Hoà, Bắc Giang) bị giặc Pháp và tay sai vây bắt, đồng chí đã được hai bố
con ông lão đánh cá đưa sang bên kia sông Cầu thuộc đất Tiên Thù. Tại đây
đồng chí được Nguyễn Văn Tâm con rể và Ngô Hải Long con trai của ông Ngô
Văn Luân bảo vệ an toàn. Ông Ngô Văn Luân bị địch bắt giam tại nhà lao Thái
Nguyên, bị tra tấn dã man nhưng nhất định không khai báo và đã anh dũng hi
sinh. Ngoài ra ở Phổ Yên còn rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá, và danh thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
khác như: Đền Giá (xã Đông Cao), đền Đồng Thụ (xã Thuận Thành), chùa Tây
Phúc (xã Tân Phú), thác Cô Tiên, hồ Suối Lạnh (xã Thành Công)… Chắc chắn sẽ
là nguồn tài nguyên phong phú cho du lịch Thái Nguyên.
Cụm di tích lịch sử Kha Sơn huyện Phú Bình. Gồm các điểm: Chùa Mai
Sơn, làng Mai Sơn là nơi đặt cơ sở in ấn của Xứ uỷ Bắc Kì trong thời kì vận
động giải phóng dân tộc. Chùa Mai Sơn là một ngôi chùa thờ Phật, có từ xa xưa.
Trong chùa có 12 cột đá được đẽo gọt chau chuốt, cầu kì có chung niên đại
1737. Trong quá trình khai hoang, lập làng, cơ cấu làng xã Việt Nam được hình
thành, làng Mai Sơn cũng được ra đời trong hoàn cảnh đó. Trước 1943, cơ sở in
ấn của Xứ uỷ Bắc Kì đặt tại nhà bà Hoàng Thị Úc thuộc tổng Tiên Thù, xã Tiên
Phong, huyện Phổ Yên. Đến đầu 1943, cơ sở in chuyển đến xã Kha Sơn Hạ, đặt
ở nhà ông Viễn, sau chuyển tới nhà cụ Chèo, nhà đồng chí Bình Sơn, nhà ông
Toàn Thể, cuối cùng đến chùa Mai Sơn. Tại cơ sở in này, Đảng ta cho ra đời
nhiều tài liệu, sách, báo quan trọng. Đồng thời đây còn là nơi thành lập mặt trận
Việt Minh tổng Phương Sơn, nơi diễn ra nhiều hội nghị, cuộc họp quan trọng
của Xứ uỷ Bắc Kì. Ngày 3 và 4/10/1944, địch đã phát hiện ra “nhà in đặc biệt
khu” của Xứ uỷ ở chùa. Chúng tổ chức bao vây, lục soát ở các xã Kha Sơn
Thượng, Kha Sơn Hạ, Mai Sơn và bắt nhiều quần chúng cách mạng.
Xứ uỷ Bắc Kì còn đặt trạm “Liên lạc số 1” tại rừng Mấn, đây là nơi kín
đáo, dễ cơ động, thuận lợi cho hoạt động bí mật. Năm 1944, lớp huấn luyện
quân sự đào tạo tự vệ cho nhà in và các xã đã được mở tại đây. Do ảnh hưởng
của phong trào cách mạng ở Hiệp Hoà (Bắc Giang) từ 1943 và hoạt động in ấn
tài liệu tuyên truyền của Xứ uỷ Bắc Kì tại nhà ông Cao Nhật, đã hình thành ở
đây tổ trung kiên cách mạng (tháng 4/1943), tiền thân của Chi bộ Đảng đầu tiên
ở Phú Bình. Đến năm 1944, tại Kha Sơn Hạ, Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện
Phú Bình được thành lập. Ngày 13/3/1945, chi bộ Phú Bình nhận được chỉ thị
“Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” do đồng chí Lê Thanh Nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
truyền đạt, 8h sáng 14/3/1945, chi bộ Kha Sơn Hạ nhanh chóng phát động dân
chúng xã đứng lên cướp chính quyền thắng lợi. Đình Kha Sơn Hạ, chùa Làng Ca
còn là nơi cất giấu tài liệu của Xứ uỷ Bắc Kì thời kì 1943-1945. Ngày
14/3/1945, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Ngô Thế Sơn, đồng chí Nguyễn Thế
Đạt huy động lực lượng, bắt tên phó hội Lương Đức Oai, thành lập toà án cách
mạng, xử tên Oai ở cầu Ngói, đồng thời tịch thu ấn triện của Lý trưởng, thành
lập chính quyền cách mạng. Đình Kha Sơn Thượng là nơi hoạt động và cất giữ
tài liệu của Xứ uỷ Bắc Kì từ 1939 đến 1945. Các đồng chí Hoàng Quốc Việt,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Hà Thị Quế, Ngô Thế Sơn thường qua lại
vùng này để chỉ đạo phong trào cách mạng.
Trong tuyến du lịch này, ngoài các địa điểm nêu trên, du khách còn được
chiêm ngưỡng những ngôi đền, chùa, đình uy nghi, cổ kính mà không kém phần
tao nhã của Phú Bình, đó là: Đình Phương Độ xã Xuân Phương. Các dòng họ
Dương Quang, Dương Hữu… là những người đầu tiên đến lập làng Phương Độ
và dựng đình vào thế kỉ XV. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX”
[70] thì làng Phương Độ thuộc tổng La Đình, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình, xứ
Thái Nguyên (nay là xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên). Đầu
tiên đình được dựng ở ngoài bãi nổi do thiên tai, mưa lũ nên phải di chuyển
nhiều lần. Cuối cùng thì chuyển vào giữa làng Phương Độ ngày nay.
Trong những năm đầu cách mạng tháng Tám, đình là nơi hội họp, nghe cán
bộ tuyên truyền cách mạng. Tháng 8 năm 1945, đình là nơi tổ chức lễ tế cờ chào
mừng cách mạng Tháng 8 thành công. Năm 1946, ông Nguyễn Văn Tố, Trần
Huy Liệu đã lấy đình làm địa điểm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của
Đảng, Chính phủ. Cuộc vận động toàn dân xoá nạn mù chữ, mở rộng phong trào
“Bình dân học vụ”, “tuần lễ vàng”… cũng được tổ chức tại đây, nhân dân quanh
vùng đã góp tiền của, vàng, bạc ủng hộ chính quyền các mạng. Trong kháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
chiến chống Mĩ, đình là nơi chứng kiến hàng trăm con em nhân dân quanh vùng
lên đường tòng quân, chi viện cho chiến trường miền Nam.
Đình Phương Độ nằm ở nơi cảnh quan đẹp, “trên bến, dưới thuyền”, cách
dòng sông Cầu 50m về phía Đông, xung quanh có nhiều cây cổ thụ, toả bóng
xum xuê. Hầu hết các vật liệu làm đình đều bằng gỗ lim chuyển từ Thanh Hóa
về, nhiều thế kỉ trôi qua vẫn bền và giữ được màu đen bóng. Ngôi đình kiến trúc
phức tạp nhưng tao nhã và chắc chắn. Nóc đình được trang trí theo kiểu “Lưỡng
long chầu nguyệt” đạt trình độ nghệ thuật cao, ở trong đình, trên, dưới các đầu
trụ, câu đầu và các xà ngang, xà dọc đều được trang trí hoa văn, chạm trổ các bộ
“Tứ linh” (long, ly, quy, phượng) rất công phu và khéo léo. Các đồ vật trong
đình như: Kiệu, bát hương, hương án… đều được trang trí và chạm trổ những
nét hoa văn tinh tế.
Đình Phương Độ là một di tích mang đặc trưng của kiến trúc nghệ thuật
thời Lê lớn nhất tỉnh Thái Nguyên còn lại đến ngày nay. Gian chính của đình là
nơi đặt điện thờ gồm: Thượng Hạ cung đình gồm một bàn hương án trang trọng,
lộng lẫy, phía trong nội cung đặt tượng đức thánh Dương Tự Minh bằng gỗ,
hình nổi. Bên tả và bên hữu của bàn hương án là bộ Hạc đứng trên lưng rùa thể
hiện sức mạnh và chiến thắng. Trong gian chính có các câu đối, các bức tranh,
bộ bát bửu, kiệu được treo hoặc đặt ở vị trí hài hoà, cân đối mà vẫn giữ sắc thái
uy nghiêm, ngưỡng mộ đối với vị Thành Hoàng. Phía sau đình, cách một sân
rộng là chùa, với kiến trúc và trang trí nghệ thuật đơn giản. Trong đình, chùa
còn một số hiện vật có giá trị như: 1 sắc phong và 2 bức Đại tự thờ Dương Tự
Minh thời Khải Định, tượng nổi Dương Tự Minh thời Nguyễn… Hàng năm,
nhân dân Phương Độ mở hội lễ vào rằm tháng Giêng và 10/10 thu hút hàng vạn
khách thập phương tới xem và tham gia rước kiệu, múa lân, tế lễ, chọi gà và vui
chơi văn nghệ…
Đình Hộ Lệnh thuộc xã Điềm Thuỵ. Làng Hộ Lệnh thuộc thôn Hộ Lệnh, xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Triều Dương, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình. Theo “Tên làng xã Việt Nam đầu
thế kỉ XIX” [70] thì làng Hộ Lệnh thuộc xã Triều Dương, tổng Nhã Lộng, huyện
Tư Nông, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên. Đình được dựng lên để tôn thờ vị
thành hoàng làng là Thần Cao Sơn, Quý Minh và Tam Giang, họ là những thuộc
tướng phò giúp vua Hùng Vương đánh giặc giữ nước. Ngoài ra, đình Hộ Lệnh
còn thờ thần hoàng làng - Anh hùng dân tộc Dương Tự Minh và các hậu thần.
Bên cạnh đó, đình Hộ Lệnh còn là nơi phục vụ đời sống tinh thần của người dân,
là trung tâm sinh hoạt văn hoá của làng xã, nơi cúng tế các vị thần thành hoàng
xã, xử án, phạt vạ kẻ vi phạm luật lệ làng… Đình Hộ Lệnh được các nghệ nhân
xưa thể hiện kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật trang trí, điêu khắc một cách tinh
xảo đến từng chi tiết: Vì kèo, cổn lá gió, hoành, đầu dư, các xà… được chạm tỉ
mỉ, công phu với nhiều đề tài sinh động linh thiêng trong tín ngưỡng văn hoá
của người Việt, có phong cách đặc sắc, tiêu biểu cho kiến trúc nghệ thuật thời
Lê. Đình Hộ Lệnh được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, trên một địa thế cao ở
trung tâm làng. Từ xa nhìn lại thấy 4 đầu đao của ngôi đình cong vút, uyển
chuyển, thanh thoát và chắc chắn. Tại Đại đình có kiến trúc nóc kiểu dáng mũi
thuyền, bờ dải được đắp gờ, mái lợp ngói vẩy rồng, thiết kế kiểu tàu đao, lá mái.
Phần hậu cung đình có kiến trúc kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, có chỗ lấy ánh
sáng tự nhiên. Mái đình kết cấu bởi 8 bộ vì kèo liên kết bằng loại gỗ đinh, 2 bộ
vì chính gian giữa được thiết kế theo kiểu chồng rường “Thượng tam, hạ tứ”.
Cách bài trí trong đình Hộ Lệnh theo một bố cục rất trang trọng, bắt đầu từ cửa
đình vào gian chính giữa rồi tiếp nối với hậu cung là nơi thờ chính của đình. Từ
cửa võng đình tới nội thất được trang trí chạm nổi từng ô vuông có bức đại từ
“Thánh cung vạn tuế”, điện thờ có bắc sàn, phía trước có hương án uy nghi. Tại
chính điện thờ đặt tượng nổi chân dung Đức Thánh, nét mặt phương phi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Chùa Hộ Lệnh được xây dựng liền kề đình, tạo nên một không gian linh
thiêng, trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng lâu đời, gắn bó mật
thiết với cuộc sống nhân dân nơi đây.
Ngày nay đình Hộ Lệnh, chùa Hộ Lệnh còn bảo lưu nhiều hiện vật có giá
trị như: Cuốn ngọc phả chữ Hán sao lục vào năm Khải Định thứ 3 (1918) ghi lại
sự tích các vị thần được thờ ở đình. Bia đá cổ nhất “Hậu thần bi kí”, niên đại Lê
Vĩnh Hựu năm thứ 4 (1738). Ngoài ra còn 3 bia khác có niên đại thời Nguyễn,
chép tên những người đóng góp công đức sửa chữa đình, 2 bức hoành phi, 2 câu
đối… Có chuông đồng đúc năm Tự Đức thứ 14 -1862, 26 bia đá ghi công đức
thời Nguyễn, 35 pho tượng và các đồ thờ cúng khác… Lễ hội đình được tổ chức
vào mùng 4 Tết để cầu phúc, cầu tài. Sau lễ dâng hương, có các trò chơi truyền
thống: Ngày 2/2 âm lịch, có lễ “Hạ điền” (xuống đồng đầu năm cầu cho mùa
màng bội thu), ngày 7/7 âm lịch có lễ “Thượng điền” (là một nghi lễ nông
nghiệp thực hiện sau khi thu hoạch). Ngày 20/10 âm lịch hàng năm là lễ “làng
ăn mày lão” (tức lễ “lên lão làng” cho nam giới từ 50 đến 60 tuổi). Ngày hội lớn
nhất hàng năm được tổ chức vào 30/10 âm lịch. Dân làng Hộ Lệnh từ 50 tuổi trở
xuống đóng góp gạo, thịt, tiền mang đến đình mời các cụ từ 50 tuổi trở lên đến dự.
Đình Xuân La thuộc xã Xuân Phương: Đình chủ yếu được làm bằng gỗ,
mang rõ nét phong cách nghệ thuật điêu khắc gỗ đặc trưng của đình làng thế kỉ
XVI - XVII. Đình nằm trên một quả đồi ở giữa làng Xuân La. Trước đây làng
thuộc tổng La Đình, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên. Sau cách
mạng tháng 8/1945, Xuân La là một làng của xã Xuân Phương, huyện Phú Bình.
Đình Xuân La được xây dựng để thờ vị anh hùng Dương Tự Minh. Đình còn là
nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử: Tháng 8/1945, làng Xuân La làm lễ ở đình để
chào mừng ban giải phóng, tổ chức tập luyện quân sự, vận động “Tuần lễ vàng”.
Trong kháng chiến chống Pháp, đình là bệnh viện điều trị cho cán bộ chiến sĩ
của Liên khu Việt Bắc, là nơi sơ tán và dạy học của trường trung học Hàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Thuyên (Bắc Ninh). Trong thời kì chống Mỹ, đình là trụ sở của sư đoàn 304…
Đình Xuân La được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ nhất với 5 gian 2 chái, 4
mái lá, các góc mái được làm đao cong. Thượng cung đình Xuân La nằm ở gian
giữa của đình, thờ thành hoàng làng Dương Tự Minh, trên có cửa võng sơn son
thiếp vàng. Dưới cửa võng có bức đại tự đề “Thánh cung vạn tuế”, bên tả và bên
hữu là 2 con hạc đứng trên lưng rùa, tượng trưng cho sức mạnh và chiến thắng.
Chùa Xuân La nối với đình bởi một sân rộng. Chùa có 2 nhà Tiền tế và Hậu
cung, kiến trúc và nghệ thuật trang trí ở chùa đơn giản hơn. Hậu Cung là nơi thờ
Phật, bên trong đặt các tượng Tam thế, Adiđà, Ngọc Hoàng, Thích Ca…
Đình, chùa Xuân La tạo nên một quần thể di tích văn hoá tín ngưỡng đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân trong vùng. Đình Xuân La
đến nay còn lưu giữ được nhiều di vật quý thuộc nhiều loại hình và niên đại
khác nhau như cuốn thần phả “Bản thôn thần hoàng làng sự tích” bằng chữ Hán
Nôm, ba đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn, bức tượng sơn mài tạc chân
dung Đức Thánh… Đình Xuân La hàng năm vẫn tổ chức các nghi lễ tín ngưỡng
và lễ hội cổ truyền như ngày 6 tháng Giêng âm lịch tổ chức “Lễ kỳ phúc đầu
xuân” cầu phúc, cầu tài, cầu cho mùa màng bội thu. Ngày hội lớn nhất hàng năm
được tổ chức vào 10/10 âm lịch sau khi đã thu hoạch mùa màng xong. Nghi thức
tế lễ được tổ chức vào mỗi buổi sáng ở đình, sau đó là lễ rước kiệu từ nghè
chính thờ Diên Bình công chúa về đình. Sau lễ rước kiệu là các trò chơi và sinh
hoạt văn hoá với nhiều ý nghĩa khác nhau diễn ra ở sân đình và cổng đình.
Chùa Ha, Nhã Lộng: Chùa Ha còn có tên chữ là Bà Ha Tự thuộc xã Nhã
Lộng, huyện Phú Bình. Chùa tọa lạc trên một quả đồi có địa thế đẹp, thoáng
mát, bao quanh chùa là rừng nguyên sinh tạo cho chùa khung cảnh luôn tĩnh
mịch, thanh bạch và cổ kính. Chùa được xây dựng theo kiểu kiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc345.pdf