Luận văn Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cám ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng số liệu

Danh mục các biểu đồ, bản đồ

MỞ ĐẦU .1

1.Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu.2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.2

4. Phạm vi, giới hạn của đề tài .2

5. Lịch sử nghiên cứu đề tài .3

6. Quan điểm .4

7. Phương pháp nghiên cứu.5

8. Cấu trúc luận văn .7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH.8

1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH.8

1.1.1. Khái niệm về du lịch.8

1.1.2. Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch.10

1.1.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch .10

1.2. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.11

1.2.1. Đối với kinh tế .11

1.2.2. Đối với xã hội .11

1.2.3. Đối với môi trường, sinh thái .12

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH .13

1.3.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch.13

1.3.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên .14

1.3.2.1. Khái niệm .14

pdf135 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: độ ẩm không khí, nắng, bức xạ, nhiệt độ, mưa...được phân bố theo mùa trong năm khá rõ nét. Qui luật phân bố này khá ổn định qua nhiều năm và ít thay đổi trong không gian. Cùng với đặc điểm địa chất, địa hình, đây là một trong những điều kiện để thảm thực vật phát triển phong phú, đan xen, cho nên sự phân bố thảm, vùng không có tính khu biệt. Thực vật rừng: Diện tích chiếm 13.120,41 héc ta. Trong đó: rừng tự nhiên 305,86 héc ta (rừng phòng hộ), rừng trồng12.814,55 héc ta. Ngoài ra Tiền Giang còn có vườn cây ăn trái chiếm diện tích 170.377,44 héc ta. Trong đó cây lâu năm là 75.166,87 héc ta; vườn tạp là 2.520,90 héc ta, cây hàng năm 92.689,67 héc ta. Thực vật trồng trọt: Chủ yếu là cây lúa, rau, màu chiếm tổng diện tích 85.568,98 héc ta. Ngoài ra có các loại cây trái rất đa dạng được trồng trến các lếp, vườn của các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ ven các sông, rạch, kênh. Quần thể thực vật ven biển, ven sông rạch: Trước hết là quần thể thực vật phía đông của tỉnh, ven biển vùng Gò Công. Chủng loài thực vật ở đây tương đối đơn điệu, nếu càng đi về phía biển, và phong phú hơn khi đi sâu vào đất liền. Đáng kể nhất là các cây dừa nước (Nipa fructicans), Cây lức (Pluchea indica) thuộc họ cúc (Asteraceae), họ bìm bìm (Convolvulaceae) có cây muống biển (Impomaea pes- caprae). Ven biển Gò Công còn có các loại cây họ đước vẹt (Rhizophorzceae), họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có cây mắm, cây chà là (Phoenix paludosa), bần ổi (Sonneratia alba), bần đắng (Sonneratia griffithii). Ở ven sông rạch vùng nước ngọt sông Tiền, các nhóm thảo mộc thường thấy thuộc họ ráy (Araceae) ,cây nghể (Polygonum hydropiper - còn gọi thủy liễu) thuộc họ rau răm (Polygonaceae), cây dứa gai (Pandanus tectorius), họ rau dừa nước (Oenotheraceae), bèo cái (Pistia stratoites), cây rau chóc (Laisia spinosa ), họ ô rô (Acanthaceae) mọc hoang nơi bãi lầy cũng được khai thác làm thuốc. Cây ngãi (huệ nước), họ layơn (Iridaceae), họ nê thảo (Butomaceae), cây kèo nèo (Limmocharis flava), mọc ven bờ nước, làm rau ăn...Cùng chủng loại có cây rau tai tượng được trồng quanh bờ ao làm rau ăn. Họ Cói (Cyperraceae) có cây Thủy trúc hay gọi là lác dù, ô du. Họ Lục bình (Pontederriaceae), Rau nhút, họ trinh nữ (Mimosaceae) (hay còn gọi rau thuần) được trồng nhiều ở ao đìa vùng đất ven sông rạch, nhiều phù sa. Quần thể thực vật vùng phù sa cổ, đất giồng: Đặc điểm địa chất của vùng đất này là đất cát và đất pha cát, độ màu mỡ ít, ở cao và thường khô hanh vào mùa nắng, thích hợp các loại cây: Họ sao, dầu (Dipterocarpaceae), họ bàng (Combretaceae) có cây trâm bầu (Commbretum quadrangulare Kurz), mọc ở dãy đất cao, hiện ở Gò Công còn địa danh Gò Bầu. Cây bàng (Terminalia catappa), họ hàng nhà tre có nhiều chủng loại gồm tre đắng, tre hóp (Bambusa muiplex) , tre gai và các loại trúc. Họ trinh nữ (Mimosaceae) có cây me keo (Pithecolobium dulce), keo bông vàng (Acacia aneuramuell), họ đậu (Fabaceae) có các loại thân gỗ như cây me (Tamarindus indicus), cây so đũa (Sesbaria grandiflora), cây vông nem (Erythrina variegata), được trồng để lấy lá gói nem, hoặc dùng làm trụ (nọc) để trồng trầu, hồ tiêu. Họ thầu dầu (Eupborbiaceae) đại diện là cây bả đậu (Huara crepitans), họ trúc đào (Apocyraceae) Ngoài ra còn rất là nhiều họ thảm thực vật, đã tạo cho Tiền Giang có một phong cảnh thực vật rất xanh. Đặc biệt là các loại thân thấp, các loại cỏ, các loại cây có giá trị kinh tế. Trong các loài họ trên có rất nhiều loài làm thuốc chữa bệnh rất tốt, nên đây được coi là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để xây dựng các sản phẩm du lịch. Chim rừng có nhiều loại, một số có tập quán di trú, chỉ xuất hiện theo mùa, một số làm tổ định cư thành những vườn cò, vườn chim, gồm có: cu đất, cu cườm, cu xanh, cưỡng, sáo, sáo nghệ, sáo sậu, sáo trâu, nhồng, chìa vôi, se sẻ, chim khách, bìm bịp, ó diều, chim ụt, lắc nước, le le, gà đãy, bồng bồng, giỏ giẻ, óc cau, cò ma, cò trâu, cò quắm, cò trắng, cúm núm, chàng bè, diệc lửa, diệc mốc, dồng dộc, chim sắc, trao trảo, sa sả, chài chài, điên điển, cồng cộc, chim sâu, chim vịt... Chuột và dơi cũng rất đông đúc. Họ hàng nhà chuột, gồm các loại chuột lắc, chuột cơm, chuột cống, chuột cống nhum...là tai họa của nhà nông. Dơi thường thấy có dơi quạ, dơi sen, dơi hương, dơi muỗi... cư trú ở vùng cây ăn trái. Cá là thực phẩm chính của cư dân địa phương từ bao đời nay, mặc dù môi trường ô nhiễm và nạn đánh bắt bừa bãi, nhiều loài cũng đã tuyệt chủng, nhưng nguồn cá vẫn còn khá phong phú, bao gồm: các loại cá nước ngọt: Cá bống tượng, bống mú, bống các, bống xệ, bống trứng (chỉ xuất hiện vào mùa nước son từ thượng nguồn đồ về), bống dừa, cá trèn, cá chốt. Cá lòng tong có hai loại: đá và bay. Cá mè vinh, cá mè rổ, mè hôi, cá bãi trầu, cá lành canh. Cá linh trong mùa nước nổi rất nhiều, ngày xưa người ta chỉ nấu lấy dầu, làm mắm hoặc làm nước mắm. Nhiều loài sống ở sông, kinh rạch như: cá lăng, cá úc, cá dồ. Cá bông lau sống ở vùng nước lợ, cá hú, cá ba sa. Cá chạch và cá chạch lấu có hoa ở thân. Cá ở đồng ruộng ao, đìa gồm có: cá rô, cá dầy tho, các sặt bướm, cá sặt rằn (vảy nhỏ, dẹp, nhỏ con hơn dày tho), cá lóc cùng loại có cá tràu nhỏ con hơn. Cá bông to con, sống ở sông lớn, ít vô ao đìa. Loài giác ngư (có hai ngạnh) còn có cá trê trắng, cá trê vàng, cá trê dừa, sau có cá trê phi nhập. Cá bẹ dẹp, cá vược, cá chẻm, cá vược. Ngoài các loại cá chưa thống kê hết được, ở vùng nước ngọt, còn có các loài lươn, chình... cũng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Các loại cá biển rất nhiều, những loài phổ biến gồm: cá chim, cá sơn, cá rựa giống như lưỡi rựa, cá thu, cá biển, cá thu ầu, cá thu lá, cá gún, cùng loại. Cá mập, cá dứa, cá mòi, cá ngừ, cá chét, cá mực, cá cúi (heo biển), cá bẹ. Cá búa, cá giủa, cá nhám – cùng loại cá mập nhưng nhỏ con, màu xám. Cá đường, cá kìm, cá lạc, cá bạc má, cá lù đù, cá chỉ vàng, cá thòi lòi biển, cá bống kèo sống ở cửa sông nước lợ hiện nay giá rất đắt do thị trường ưa chuộng; cá lưỡi trâu, cá đối thường dùng để làm khô. Ở sâu trong Đồng Tháp Mười có nhiều cá thia thia, cá bãi trầu; cá rô năn, cá trê năn cũng là loại cá rô, cá trê nhưng sống vùng nước phèn không lớn được. Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là nơi lưu giữ những sinh cảnh tự nhiên còn lại của hệ sinh thái độc đáo vùng Đồng Tháp Mười. Khu bảo tồn có diện tích 106,8 ha, trong đó có 36 ha tràm là khu trung tâm, nơi dẫn dụ chim mồi. Vùng đệm xung quanh khu bảo tồn được xác định có diện tích 1.800 ha. Đây được coi là nơi tham quan nghiên cứu đặc trưng của vùng ngập nước. Các loại nhuyễn thể và giáp xác ở vùng nước mặn gồm: đồm độp hay còn gọi là hải sâm, nghêu, sò huyết, ốc len, cua biển, sam ghẹ, ba khía, họ hàng nhà tôm, còng biển... Ở vùng nước ngọt, trong đất liền có các loại ốc: ốc ma loại ốc rừng, ốc hương, ốc gạo, ốc bưu, ốc lác, ốc đắng, ốc đá và hến, vẹm, móng tay... Con lưỡi búa cùng loại có nhiều ở cồn Tân Phong, có thịt dai, ít người ăn. Con còng gió, cua đồng và tôm càng xanh, tép đồng, tép lóng, tép đất... Loài đỉa hầu như đã tuyệt chủng. Loài lưỡng cư có các loại cóc, nhái, nhái bầu, ếch, ễnh ương, bù tọt, hót cổ. Ếch bầu cũng có nhiều ở các giồng cát, dân địa phương gọi là con uềnh oang. Loài bò sát, còn tồn tại các loại rắn nước, rắn hổ mang, rắn hổ ngựa, rắn lục, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn ri dông, rắn ri cóc, rắn bông súng, rắn hổ hành, rắn trung, rắn chàm quạp...và một số loài rắn biển khác. Rùa có nhiều nhưng hiện nay còn sót lại rất ít, gồm các loại rùa vàng, rùa nắp, con cua đinh... Loài bò sát khác còn có kỳ nhông, tắc kè, rắn mối, thằn lằn...Các loài rắn này được trại rắn Đồng Tâm bảo tồn rất nhiều. Ngoài ra còn có các loại gia súc, gia cầm được nhiều hộ gia đình chăn nuôi ở tất cả các địa phương trong các huyện. Qua các hệ động vật rất là phong phú về loài đa dạng về chủng loại, ngành du lịch tận dụng các loài này để làm các món ăn do chính dân địa phương chế biến để quảng bá về ẩm thực của vùng mình. Tạo ra nhiều món ăn lạ, ngon để thu hút khách du lịch từ mọi miền đất nước, kể cả khách quốc tế. Chính đặc điểm về hệ thực vật và động vật phong phú trên, mà tỉnh Tiền Giang chưa khai thác hết phục vụ các món ăn mới lạ cho du khách. Trong tương lai ngành du lịch sẽ khai thác các đặc điểm này để phát huy thế mạnh tiềm năng, cụ thể là các vùng sinh thái của tỉnh hầu hết đã quy hoạch chi tiết để từng bước khai thác tốt các loại tài nguyên này. 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa Tiền Giang là tỉnh có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, có nhiều kiến trúc tồn tại hàng trăm năm, gắn liền với các chiến công chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhiều khu di tích được công nhận mang tầm cỡ quốc gia, điều đó cho thấy tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh khá lớn. Chiến thắng Rạch Rầm – Xoài Mút: Rạch Gầm - Xoài Mút là nơi đầu tiên trên địa bàn phía Nam của Tổ quốc đã diễn ra một trận thủy chiến chiến lược đánh tan 300 chiến thuyền, 5 vạn quân Xiêm xâm lược và tập đoàn phong kiến bán nước Nguyễn Ánh vào đêm 19 rạng sáng 20 tháng 1 năm 1785. Có thể nói, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy của nhân dân Đàng Trong, lớn nhất trong 5 thế kỷ kể từ chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ thứ 13. Với chiến thắng này, nhân dân miền Nam đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc và xứng đáng là bức thành kiên cố phía Nam của Tổ quốc. Khu di tích Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút tọa lạc tại ấp Đông (Kim Sơn, Châu Thành, Tiền Giang), nằm cạnh bờ sông Tiền, ngay mặt tiền tỉnh lộ 864, cách Mỹ Tho khoảng 12 km về phía Tây. Di tích đã được đưa vào sử dụng vào ngày 20 tháng 1 năm 2005 nhân kỷ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, với diện tích 1,5 ha gồm 3 nhà trưng bày. Di tích Lũy Pháo Đài: Bên Cửa Tiểu thuộc xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, năm Minh Mạng thứ 15 (1834) vua cho xây dựng đồn Từ Linh nhằm bảo vệ cửa biển và thu thuế. năm 1861 Trương Định cho quân đóng tại đồn này để chặn đánh tàu Pháp, đồn được gọi là chiến lũy Pháo Đài. Đây là thành lũy có hình lục giác, thành bằng đất, mỗi cạnh dài 22m, cao 1,8m, có 2 cửa, giếng nước ngọt, trại lính, kho lương thực và kho đạn. Bên ngoài thành có hào lũy và một khẩu thần công loại lớn. Mộ anh hùng dân tộc Trương Định: Là người con của đất Quảng Ngãi, Trương Định sinh năm 1820 là người đi đầu trong khai hoang lập ấp tại vùng Gò Công, được triều đình bổ nhiệm chức Quản Cơ. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông là người đầu tiên của Việt Nam dấy binh khởi nghĩa làm quân giặc bao phen khiếp sợ. Mộ ông được xây dựng tại Phường 1- Thị xã Gò Công, mộ được xây bằng đá xanh, diện tích khoảng 67m2. Mặt bia có khắc chữ "Đại Nam – Phấn Dũng Đại Tướng Quân, Truy tặng Ngũ Quân, Quận Công, Trương Công Định Chi mộ". Đến đây du khách còn có thể tìm hiểu kiến trúc mộ táng tiêu biểu vùng Nam Bộ. Đền Thủ Khoa Huân: Nguyễn Hữu Huân (1830 – 1875) sinh tại thôn Tịnh Giang, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), đỗ thủ khoa kỳ thi Hương tại Gia Định nên được gọi là Thủ Khoa Huân, được triều đình bổ nhiệm làm chức Giáo phụ thủ kiến An. Thủ Khoa Huân ba lần lần đứng lên dấy binh khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược. cả ba lần đều bị địch bắt, một lần bị kết án khổ sai và đày đi vùng Trung Mỹ, cuối cùng chúng đưa ông về quê nhà xử trảm. Chiến thắng Cổ Cò: Trận Cổ Cò diễn ra ngày 22 tháng 01 năm 1947 (nhằm ngày mùng 1 Tết Đinh Hợi) là trận phục kích của Chi đội 17 Quốc vệ đội Mỹ Tho và chi đội 18 đại đội trường quân chính khu 8, cùng du kích huyện Cái Bè đánh tiểu đoàn Leon co giới Pháp ở khu vực Cổ Cò, diệt và làm bị thương hơn 170 tên, là trận đánh lớn đầu tiên trên chiến trường khu 8, góp phần chặn đứng âm mưu bình định nông thôn Nam Bộ của địch. Di tích chiến thắng Cổ Cò thuộc xã An Thới Đông, huyện Cái Bè. Chiến thắng Giồng Dứa: ngày 25 tháng 4 năm 1947, dưới sự chỉ huy của đồng chí Trần Văn Trà, Khu Bộ trưởng khu 8, Chi đội 17 bộ đội chủ lực của quân khu và Đại đội khóa sinh trường Quân chính khu 8, phối hợp cùng quân dân Mỹ Tho tiêu diệt đoàn xe Công voa và đoàn xe chính phủ bù nhìn Nam Kỳ tự trị. Ở trận này ta tiêu diệt 80 tên, có tên các tên chỉ huy tình báo Pháp, 1 tên đốc phủ và 1 tên bộ trưởng ngụy quyền, làm chấn động nước Pháp thời bấy giờ. Di tích chiến thắng Giồng Dứa thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành. Bia căm thù bến đò Phú Mỹ: bia căm thù Bến đò Phú Mỹ thuộc ấp Phú Hữu, xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước. Trong những năm 1947 – 1949, thực dân Pháp đã bắt hàng chục cán bộ chiến sĩ và nhân dân yêu nước địa phương chặt đầu, xả thịt, buộc những người dân vô tội qua lại trên sông phải mua thịt đồng đội và nấu ăn, nếu ai không mua chúng bắt và đem đi chặt đầu. Tại đây, một bia căm thù được dựng lên để tố cáo tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược. Chiến thắng Ấp Bắc: chiến thắng Ấp Bắc ngày 02 tháng 1 năm 1963 tại xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, là móc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Tiền Giang và của dân tộc Việt Nam. Với 200 tay súng, quân dân Ấp Bắc đã đánh bại hơn 2000 quân địch có máy bay, xe tăng, tàu chiến và cố vấn Mỹ chỉ huy. Ta đã bẻ gãy hai chiến thuật mà Mỹ áp dụng trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là "trực thăng vận" và "thiết xa vận", báo hiệu sự sụp đổ của chế độ độc tài Nghô Đình Diệm. Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Ba Rài: chiến thắng Ba Rài trên đoạn sông Ba Rài thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy vào ngày 15 tháng 9 năm 1967. Với trận này quân và dân ta đã bẻ gãy chiến thuật "Hạm đội nhỏ trên sông" – một chiến thuật cơ động, luồn sâu vào hậu cứ của ta trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ 16 tàu giặc bị đánh chìm, hơn 200 tên mỹ bị tiêu diệt trên một đoạn sông ngắn Ba Rài. Ngày nay, trên khúc sông từng diễn ra trận đánh, một tượng đài tưởng niệm chiến thắng cao 15m, chất liệu bê tông cốt thép được dựng lên trong một khuôn viên có nhiều cây cảnh để ghi lại trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long từ khi Mỹ đến đồng bằng vào năm 1967. Di chỉ khảo cổ Gò Thành: thuộc xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 10km về hướng Đông Bắc. Khu di tích có niên đại từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VIII sau Công Nguyên thuộc nền văn hóa Óc Eo. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện 3 loại di chỉ: kiến trúc, mộ táng và cư trú. Tại di tích đã tìm thấy các pho tượng quý như: Visnu, Nagasa, Nam Thần và nhiều hiện vật khác bằng vàng, đồng, gốm,...Năm 1994 Bộ văn hóa – Thông tin đã công nhận di tích khảo cổ Gò Thành là di tích cấp Quốc gia. Lăng Hoàng Gia: được xây dựng tại Gò Sơn Quy, thị xã Gò Công từ đầu thế kỷ XIX. Khu Lăng Hoàng Gia gồm mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng – ông ngoại vua Tự Đức, người nổi tiếng lỗi lạc, hiền đức; tấm bia đá của vua Tự Đức viếng ông ngoại được chạm khắc dựng ngay cạnh mộ cùng 13 ngôi mộ cổ của dòng họ Phạm Đăng. Đây là khu lăng mộ có tính thánh địa, phản ánh văn hóa mộ táng và nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của thời Nguyễn. Lăng Tứ Kiệt: Nằm ở trung tâm thị trấn Cai Lậy, với cổng nhìn ra đường 304, du khách đến tham quan chắc hẳn sẽ hài lòng với khung cảnh và càng thích thú hơn khi được nghe về lai lịch của lăng. Tứ Kiệt hay Bốn ông là cách gọi tôn kính của nhân dân đối với 04 vị anh hùng lãnh đạo nhân dân chống Pháp từ năm 1868 - 1870. Đó là các ông: Trần Công Thận, Nguyễn Thanh Long, Ngô Tấn Đước và Trương Văn Rộng. Sau khi giặc Pháp hạ thành Mỹ Tho và chiếm toàn tỉnh Định Tường (1861), Bốn ông tham gia cuộc khởi nghĩa do Thiên Hộ Dương khởi xướng và lãnh đạo, góp phần cùng nghĩa quân tạo nên những chiến thắng oai hùng. Căn cứ Đồng Tháp Mười bị vỡ, Bốn ông liền về Cai Lậy chiêu mộ nghĩa quân tiếp tục phất cao cờ khởi nghĩa. Trong hàng loạt những chiến công của nghĩa quân Tứ Kiệt, có 02 chiến công được xem là chói lọi nhất. Đó là cuộc tấn công vào thành Mỹ Tho và thiêu hủy đồn Cai Lậy. Sau hai năm hoạt động gây cho giặc nhiều thiệt hại, cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu sự thất bại trước sự bao vây và đàn áp tổng lực của quân đội viễn chinh Pháp. Bốn ông cùng 150 nghĩa quân bị bắt. Bọn chúng đem vinh hoa phú quí ra dụ dỗ các ông trong nhiều ngày không thành. Ngày 14/02/1871 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ), giặc đưa Bốn ông ra pháp trường trảm huyết, bêu đầu ở chợ Cai Lậy nhằm uy hiếp tinh thần của dân chúng, sau đó dùi dập ở bến sông cạnh chợ. Thân nhân gia đình chỉ mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào chôn cất. Quần thể mộ đá Hòa Bình: được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Nằm ở cánh đồng lúa ấp Hòa Bình, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, quần thể mộ đá Hòa Bình được xem là công trình chạm khắc trên đá sắc sảo ở nước ta. Quần thể gồm 10 ngôi mộ với nhiều kiểu dáng khác nhau, trong đó có một ngôi mộ được chạm khắc bằng 80 bức phù điêu, nhiều tượng về các loại hoa quả và động vật phản ánh một cách sống động những sinh hoạt, tập tục thờ cúng dân gian địa phương. Tượng đài Chợ Giữa – Vĩnh Kim: thuộc huyện Châu Thành ngày 5 tháng 12 năm 1940 thực dân Pháp dùng máy bay ném bom lúc chợ đông người, làm chết và bị thương hơn 200 người dân vô tội. Nơi chúng gây tội ác một tượng đài bằng đồng và bức tranh gốm dài 24m mêu tả cuộc thảm sát dã man của thực dân Pháp. Chùa cổ Sắc Tứ Linh Thứu: Xây dựng từ thế kỷ thứ XVIII và được coi là ngôi chùa cổ ở Tiền Giang, ngôi chùa được tọa lạc tại chợ Xoài Hột, huyện Châu Thành. Trong chùa còn lưu giữ 78 cây cột bằng gỗ căm xe và chiếc Đại Hồng Chung nặng trên 100kg. Khoảng năm 1783, chúa Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy bắt đã chạy vào chùa tá túc, sau khi lên ngôi vua với hiệu đế là Gia Long, nhà vua ban cho chùa danh hiệu Long Nguyên Tự (tức chùa Đất Rồng), được nhân dân coi là chùa vua. Chùa Sắc Tứ Linh Thứu còn là ngôi chùa duy nhất thờ 49 ngọn đèn hóa thân của Phật Dược Sư. Chùa Vĩnh Tràng: tọa lạc tại xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng được xem là ngôi chàu Việt lớn và đẹp nhất Nam Bộ. Được dựng từ thế kỷ XIX, chùa có phong cách kết hợp Á – Âu. Nét độc đáo của chùa là nghệ thuật ghép các mảnh sành sứ tạo nên những bức tranh nghệ thuật hài hòa, minh họa sự tích nhà Phật tại hai cổng Tam Quan. Trong chùa có bộ phù điêu Bát Tiên cưỡi thú, bộ tượng Tam Tôn cổ bằng đồng to bằng người thật. Đặc biệt hơn cả là bộ Thập Bát La Hán được chạm khắc bằng gỗ. Chùa Vĩnh Tràng được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1984. Chùa Bửu Lâm: được xây dựng từ năm 1803 theo kiểu "nội tam ngoại quốc". bước vào Chánh diện, du khách sẽ thấy vẻ tráng lệ hiện ra vơi 3 long trụ chạm trổ công phu, 5 bộ bao lam tuyệt phẩm, những tấm hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng rực rỡ, 5 tượng Phật bằng đồng đúc từ thế kỉ XVIII, đặc biệt là bức chạm hình Cửu long tranh châu và bức chạm hình Mẫu đơn – chim trĩ mang dấu ấn của những nghệ nhân đầu thế kỷ XIX. Chùa tọa lạc tại phường 3 – thành phố Mỹ Tho. Đình Long Trung: thuộc xã Long Trung, huyện Cai Lậy, đình được xây từ năm 1897. Ngôi đình là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hoa và kiến trúc Nam Bộ, theo kiểu nhà ghép gồm nhà khách, đình chánh và võ ca. Ngôi đình có 6 sắc thần, bộ cột tại chánh điện bằng gỗ quý có gắn những bao lam, câu đối được chạm rồng mây cổ kính và sinh động, đặc biệt đình vẫn cond lưu giữ tấm hoành quý "Mỹ Long Trung Đình". Năm 1999 Đình Long Trung được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Nghệ thuật cấp Quốc gia. Đình Long Hưng: nói đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11 năm 1940 tại Mỹ Tho người nghĩ ngay đến đinhg Long Hưng tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành. Đây là trụ sở chỉ huy, trung tâm của cuộc khởi nghĩa, nơi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên của nước ta tung bay trong đêm khởi nghĩa. Đình được thành lập từ thế kỷ XIX và bị cháy nhiều lần trong chiến tranh, vốn được thờ thần Hoàng và Tả quân Lê Văn Duyệt – một công thần của thời Nguyễn. Ngày nay, đình được dựng lại tại khu vực đình cũ, trong khuôn viên rộng rãi, bên cạnh nhà thờ bà Nguyễn Thị Thập, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và nhà trưng bày về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tại Mỹ Tho. Đình Trung: được xây dựng năm 1913 mang dáng dấp của nghệ thuật kiến trúc pha lẫn cổ kim, là ngôi đình lớn và đẹp của Tiền Giang. Đây là công trình kiến trúc dân gian phản ánh quá trình hình thành, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh hiện vẫn còn lưu giữ hai sắc thần của vua phong. Đình tọa lạc tại trung tâm thị xã Gò Công, cùng cụm di tích ngôi nhà Đốc Phủ Hải, tượng đài và lăng mộ anh hùng dân tộc Trương Định và phố cổ thành khu di tích lớn ở Gò Công. Hằng năm người dân tổ chức lễ hội Kỳ Yên vào các ngày từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch với phần lễ hội chính như: Lễ thỉnh sắc, Tết Túc Yết, lễ xây chầu Đại bội, lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư,... Đình Điều Hòa: nằm giữa lòng thành phố Mỹ Tho, trên đường Trịnh Hoài Đức, phường 2, đình được xây dựng năm 1913. Với kiến trúc pha lẫn cổ kính và hiện đại, đình có bố cục hình chữ thập, khác với một ngôi đình truyền thống ở Nam Bộ. Trong đình có nhiều cổ vật, các bức tranh, các bức chạm khắc, bao lam, đặc biệt có câu đối của Thượng thư Cao Xuân Dục và bức hoành chạm trổ tứ linh. Đình Đồng Thạnh: tọa lạc tại xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, đình được xây dựng vào thế kỷ XIX. Trong đình có nhiều bức tranh đắp nổi mô tả cảnh sinh hoạt của địa phương vào thế kỷ XIX, nhiều tượng gốm. Bên bờ thân của nóc thượng lương đắp nổi các tượng La Hán mang yếu tố Phạt giáo. ở võ ca trang trí tứ linh, tứ quý, bát tiên, cá hóa long, hoa quả trong vùng là nét độc đáo, hiếm thấy so với các đình trong vùng. Nhà cổ Cái Bè: ngôi nhà tồn tại khoảng 150 năm và đã qua nhiều lần sửa chữa. Nhà có kết cấu kèo cột kiểu chồng rường, bằng loại gỗ căm xe. Các hoa văn chạm khắc, trang trí trên các bộ kèo, xuyên, trính và trên các vách cửa, các bao lam bên trong rất đặc sắc theo phong cách Nam Bộ. Trải qua nhiều thế kỷ và chiến tranh, nhưng điều là lạ hầu hết vật liệu trang trí như các bộ bao lam, hoành phi, liễn đối đến nay vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Độc đáo nhất là bộ bao lam được chạm lọng tùng, cúc, trúc, mai được cách điệu hài hòa, các hoa tiết mềm mại, uyển chuyển thể hiện trình độ mỹ thuật rất cao của người xưa. Ngoài ra, còn có các bộ liễn đối khảm xà cừ, các bộ ghế được chạm trổ rất công phu và nhiều vật dụng có giá trị mỹ thuật khác. Chưa kể các vật dụng bằng sứ được sử dụng trong nhà như bình, dĩa, tách, gạt tàn đều thuộc loại quý hiếm. Nhà Đốc Phủ Hải: tọa lạc tại trung tâm thị xã Gò Công, ngôi nhà do bà Trần Thị Sanh con của Bá hộ Trần Văn Đồ dựng năm 1890 theo kiểu chữ Đinh. Ngôi nhà gồm ba gian hai chái với sự bài trí cầu kỳ nhưng khoáng đạt. Du khách đến tham quan tận mắt chứng kiến những cổ vật, những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc. Tới đây, du khách có thể cảm nhận sự vương giả của một gia đình Đốc phủ. Bảo tàng Tiền Giang: được thành lập từ năm 1980, tọa lạc tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, là nơi nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày giới thiệu giá trị của di sản văn hóa địa phương và dân tộc. Với khuôn viên thoáng mát, bên cạnh bờ sông Bảo Định, Bảo tàng có nhiều khu trưng bày về các nền văn hóa cổ, các cuộc kháng chiến, văn minh miệt vườn và văn hóa phi vật thể. Đến với Bảo tàng Tiền Giang du khách sẽ có cái nhìn khái quát về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Tiền Giang, về tính cách và sinh hoạt của người Tiền Giang. Đây là điểm du lịch lý tưởng cho mục đích tham quan, nghiên cứu và học tập. 2.2.2.2. Lễ hội Lễ hội chiến thắng Ấp Bắc: để ghi dấu chiến thắng lẫy lừng của quân dân Ấp Bắc bẻ gãy các chiến thuật tân kỳ "trực thăng vận" và "thiết xa vận" của Đế quốc Mỹ trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Hằng năm vào ngày 02 tháng 1 Dương lịch, chính quyền và nhân dân Tiền Giang tổ chức lễ hội rất long trọng. Các năm chẵn, lễ hội diễn ra nhiều ngày với các hoạt động diễu binh, diễu hành, trưng bày, cắm trại, về nguồn, các cuộc thi thể thao, ẩm thực, văn nghệ,... rất nào nhiệt. Đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tựu về để tham gia lễ hội. Lễ hội Quan Thánh Đế Quân: là lễ hội của người Hoa được tổ chức trang trọng trong các ngày từ mùng 10 đến 13 tháng Giêng hàng năm tại thị xã Gò Công. Đây là dịp người Hoa từ thành phố Hồ Chí Minh và một số người Hoa trong tỉnh tập trung về đây thắp hương cúng viếng, tỏ lòng thành kính đối với Quan Công. Lễ hội Quan Thánh Đế Quân là một nét đẹp văn hóa của cộng đồng người Việt gốc Hoa tại thị xã Gò Công. Lễ hội Nghinh Ông: là lễ hội của ngư dân vùng biển Tiền Giang, được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch tại xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông. Người dân Vàm Láng tổ chức lễ hội rất long trọng tại Lăng Ông, với lễ rước Sắc thần, cúng thủy lục, cúng vong linh thiên vị, hát bội...Ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng chục tàu v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_24_5855014435_1275_1869327.pdf
Tài liệu liên quan