Luận văn Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii

DANH MỤC CÁC BẢNG .ix

DANH MỤC CÁC HÌNH .x

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu .2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.2

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .2

4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .3

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .4

5.1. Quan điểm nghiên cứu .4

5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ .4

5.1.2. Quan điểm tổng hợp .5

5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững.6

5.1.4. Quan điểm lịch sử - Viễn cảnh.6

5.2. Các phương pháp nghiên cứu.7

5.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu .7

5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống .7

5.2.3. Phương pháp điều tra thực địa.7

5.2.4. Phương pháp bản đồ.7

6. Đóng góp chủ yếu của luận án.8

7. Cấu trúc của luận án .8iv

PHẦN NỘI DUNG .9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO.9

1.1. Một số vấn đề về du lịch.9

1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch.9

1.1.1.1. Khái niệm du lịch (Tourism) .9

1.1.1.2. Phân loại du lịch (loại hình du lịch).11

1.1.2. Chức năng của du lịch.12

1.1.2.1. Chức năng xã hội .12

1.1.2.2. Chức năng kinh tế .13

1.1.2.3. Chức năng sinh thái .15

1.1.2.4. Chức năng chính trị .16

1.2. Tài nguyên du lịch .16

1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch.16

1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch.17

1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch .17

1.3. Sản phẩm du lịch .18

1.3.1. Khái niệm.18

1.3.2. Các thành phần của sản phẩm du lịch.19

1.3.2.1. Thành phần sản phẩm du lịch phân theo hình thái vật chất.19

1.3.2.2. Thành phần của sản phẩm du lịch phân theo loại hình dịch vụ .20

1.3.2.3. Thành phần sản phẩm du lịch phân theo tính chất dịch vụ .20

1.3.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch.20

1.3.3.1. Sản phẩm du lịch không hiện hữu trước người mua.20

1.3.3.2. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời .21

1.3.3.3. Sản phẩm du lịch có tính sử dụng tạm thời và không có tính sở hữu.21

1.3.3.4. Sản phẩm du lịch có những yếu tố đặc thù, không bị mất đi giá trị

khi đã sử dụng .21

1.3.3.5. Sản phẩm du lịch không thể lưu kho, tích trữ được.22v

1.3.3.6. Sản phẩm du lịch có tính thời vụ.22

1.4. Du lịch biển, đảo .22

1.4.1 Khái niệm du lịch biển, đảo .22

1.4.2. Vai trò của du lịch biển đảo.23

1.4.3. Điều kiện phát triển du lịch biển, đảo.24

1.4.3.1. Những điều kiện chung .24

1.4.3.2. Các điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch .26

1.4.3.3. Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch .27

1.4.4. Một số loại hình du lịch biển, đảo .29

Tiểu kết chương 1 .30

Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN,

ĐẢO TỈNH KIÊN GIANG.31

2.1. Khái quát về biển, đảo tỉnh Kiên Giang.31

2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Kiên Giang.31

2.1.1.1. Vị trí địa lý .31

2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên .31

2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .33

2.1.2. Các bộ phận vùng biển, đảo Kiên Giang .34

2.1.2.1. Biển và bờ biển.34

2.1.2.3. Đảo và quần đảo.35

2.1.3. Đặc điểm hải văn và khí hậu vùng biển, đảo Kiên Giang.39

2.1.3.1. Hải văn.39

2.1.3.2. Khí hậu.40

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.42

2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái .42

2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tắm biển .46

2.2.3. Tiềm năng phát triển du lịch thể thao .51

2.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng.53

2.2.5. Tiềm năng phát triển một số loại hình du lịch khác.56vi

2.2.6. Đánh giá chung tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh KiênGiang .58

2.3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển, đảo tỉnh

Kiên Giang .60

2.3.1. Cơ sở hạ tầng.60

2.3.1.1. Hệ thống giao thông.60

2.3.1.2. Hệ thống điện, nước.63

2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật .64

2.3.2.1. Cơ sở lưu trú .64

2.3.2.2. Cơ sở ăn uống .66

2.3.2.3. Các khu thể thao, vui chơi giải trí, khu mua sắm .67

2.4. Hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.68

2.4.1. Khái quát du lịch Kiên Giang.68

2.4.2. Hiện trạng khách du lịch biển, đảo Kiên Giang .70

2.4.3. Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo tại một số địa

bàn tiêu biểu .75

2.4.4. Hiện trạng lao động .79

2.4.5. Hiện trạng doanh thu .82

2.5. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo .84

Tiểu kết chương 2 .86

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN,

ĐẢO TẠI TỈNH KIÊN GIANG.87

3.1. Cơ sở xây dựng định hướng .87

3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia.87

3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang.87

3.1.3. Nhu cầu du lịch .88

3.1.4. Tiềm năng và hiện trạng .89

3.2. Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.90

3.2.1. Về loại hình du lịch .90vii

3.2.2. Về địa bàn du lịch biển, đảo.92

3.2.3. Định hướng phát triển các trục không gian và tuyến du lịch biển,đảo .94

3.2.4. Về thị trường khách du lịch.95

3.2.4.1. Thị trường khách du lịch nội địa .95

3.2.4.2. Thị trường khách du lịch quốc tế .96

3.3. Những giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang .97

3.3.1. Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng.97

3.3.1.1. Giao thông.97

3.3.1.2. Điện, nước sinh hoạt.100

3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật.100

3.3.2.1. Cơ sở lưu trú .100

3.3.2.2. Nhà hàng và cơ sở ăn uống.102

3.3.2.3. Khu vui chơi, giải trí và mua sắm.102

3.3.3. Đẩy mạnh quảng bá du lịch .103

3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực .105

3.3.5. Phát triển cộng đồng du lịch.106

3.3.6. Quy hoạch, tổ chức và quản lý .107

3.3.7. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.108

Tiểu kết chương 3 .110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .111

A. KẾT LUẬN .111

B. KIẾN NGHỊ.112viii

pdf146 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch thể thao Kiên Giang có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch thể thao biển, đảo. Các bãi biển của Kiên Giang có sức chứa lớn, không gian rộng rãi, thoáng mát .Khí hậu trong lành và điều hoà thuận lợi cho tiến hành các hoạt động thể thao trên bãi biển như: bóng đá, bóng chuyền bãi biển; các trò chơi tập thể mang tính đồng đội, trò chơi dân gian hoặc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao ngoài trời. Nước biển trong xanh, nhiệt độ nước biển vừa phải, cộng sự đa dạng của giới sinh vật biển, đặc biệt là các HST rạn san hô, HST cỏ biển là điều kiện thuận lợi cho phát triển một số hình thức thể thao biển như: câu cá, câu mực, lặn biển khám phá đại dương, bơi thuyền, lướt ván bằng ca nô, diều lượn, nhảy dù Trên một số đảo, địa hình khá đa dạng có nhiều núi, sông, suối, sinh vật phong phú là điều kiện phát triển một số hình thức như: leo núi, đi bộ xuyên rừng, tắm suối, săn bắn Tại Phú Quốc, biển xung quanh các đảo có độ sâu không lớn, nước trong, nhiệt độ vừa phải cộng với sự đa dạng của HST biển ven bờ, có nhiều tôm, cá, sò, ốc... tạo thuận lợi cho phát triển các loại hình như: lặn biển, câu cá, câu mực, du thuyền quanh các đảo. Phát triển một số loại hình thể thao trên cạn như: leo núi tại dãy Hàm Ninh; săn bắn tại các vườn săn bắn; đi bộ khám phá rừng nguyên sinh; 52 tắm suối tại suối Tiên, suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn,. bãi biển rộng lớn còn là không gian để tổ chức nhiều hoạt động thể thao như: bóng chuyền, diều lượn, tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ ngoài trời. Ngoài ra còn có tiềm năng phát triển một số hình thức thể thao mới như: đua ngựa, đua chó, đánh golfdành cho các đối tượng khách thể thao. Tại Phú Quốc tuy là đảo phát triển mạnh nhất loại hình du lịch này nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn thua so với các điểm du lịch tại miền Trung. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch thể thao biển, đảo vẫn còn hạn chế, các sản phẩm du lịch thể thao biển vẫn chưa thực sự đa dạng. Các đảo xa bờ còn lại bao gồm các đảo thuộc QĐ. Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Châu. Có nhiều lợi thế về bãi biển ở đây tương đối sạch hơn so với khu vực Hà Tiên, Kiên Lương, chất lượng tự nhiên và môi trường của các bãi cát khá tốt. Không gian ở đây thoáng mát và dễ chịu rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời. Các đảo có triển vọng phát triển là: hòn Heo, hòn Rễ Lớn, hòn Rễ Nhỏ (QĐ. Bà Lụa). hòn Đốc, hòn Tre, hòn Vinh, hòn Đước (QĐ. Hải Tặc). Đây là những đảo có diện tích tương đối lớn và có dân cư sinh sống, vì vậy có thể hình thành được các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thể thao biển cho du khách. Các môn thể thao có thể khai thác như: Bóng chuyền bãi biển, bơi thuyền, câu cá, lướt sóng bằng ca nô. Tại các đảo nhỏ như: hòn Tre, hòn Nghệ, hòn Rái và các QĐ còn lại có thể phát triển loại hình streking kết hợp với các tour khám phá đảo hoang tại QĐ. An Thới, QĐ. Nam Du và QĐ. Thổ Châu, để du khách khám phá thiên nhiêngắn liền với các hình thức như: câu cá, lặn biển để ngắm đại dương hoặc tìm kiếm các loại hải sản (hàu, tôm, cua) để chế biến thành các món ăn. Loại hình này hướng vào các đối tượng là khách du lịch bụi theo nhóm nhỏ, khách thích phiêu lưu mạo hiểm. Tại các đảo xa bờ chất lượng tự nhiên của các bãi biển khá hơn nhưng do khoảng cách xa, không gian hẹp, giao thông không thuận tiện lại thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật nên gặp khó khăn rất lớn trong loại hình du lịch này. 53 Phát triển du lịch thể thao biển, đảo sẽ góp phần khai thác tổng hợp và hiệu các tài nguyên du lịch biển, đảo của Kiên Giang, làm tăng doanh thu cho du lịch và tạo sức hút lớn hơn cho du lịch biển, đảo Kiên Giang đối với du khách. Bên cạnh thuận lợi, du lịch thể thao biển, đảo Kiên Giang cũng gặp phải nhiều bất lợi như: Số ngày mưa kéo dài thường xuyên xuất hiện cộng với gió lớn các loại hình thể thao biển (câu cá, lặn biển) hầu như không thể tiến hành. Vào thời điểm gió mùa Đông Bắc thổi mạnh các hoạt động dưới nước thường bị hạn chế. Do nằm khuất trong vịnh Thái Lan nhiều bãi biển bị địa hình che chắn nên cường độ sóng yếu, không gian các bãi biển có phần yên tĩnh và nhỏ hẹp nên không tích hợp để tiến hành các môn thể thao biển cảm giác mạnh như: lướt ván, diều lượn so với các bãi tắm ở miền Trung. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ cho các môn thể thao biển, đảo còn hạn chế. 2.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng Biển, đảo Kiên Giang có nhiều thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng: Các đảo của Kiên Giang có chế độ khí hậu nhiệt đới điều hòa và ổn định quanh năm, độ ẩm không khí vừa phải (83%), cộng với sự tác động trực tiếp và thường xuyên của biển đã tạo ra môi trường khí hậu rất thích hợp cho hoạt động nghỉ dưỡng. Sự hoạt động thường xuyên của gió đất và gió biển tại các địa bàn biển đảo đã làm tăng tính mát mẻ, dễ chịu cho không khí tại các địa bàn biển, đảo. Thêm vào đó là ít có thiên tai (động đất, sóng thần, bão) và các hiện tượng thời tiết bất lợi như (gió nóng, giá rét, sương mù, sương muối). Xét về khía cạnh này các đảo Kiên Giang có lợi thế hơn so với các điểm du lịch ở miền Trung thường bị nắng nóng, miền Bắc thường bị giá rét và thường xuyên bị thiên tai, tạo cho du khách cảm giác yên tâm, thư giản khi thưởng thức loại hình du lịch này. Bên cạnh khí hậu, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, đa dạng và yên tĩnh. Không khí trong lành và dễ chịu do có thảm thực vật phong phú tại các đảo. Đây là lợi thế lớn của du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo Kiên Giang so với cả nước. 54 Bên cạnh có nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi, nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách hiện nay ngày càng lớn, không những chỉ có khách quốc tế mà xu hướng tìm đến các điểm nghỉ dưỡng của khách nội địa ngày càng tăng. Quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tại các đảo ngày càng lớn đặc biệt là đảo Phú Quốc, với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Nhiều tập đoàn khách sạn lớn đang có chiến lược nghiên cứu và đầu tư tại các địa bàn biển, đảo Kiên Giang. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển sẽ làm tăng doanh thu và thương hiệu cho du lịch biển, đảo Kiên Giang. Bởi vì số lượng và chất lượng của các khu nghỉ dưỡng là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một địa bàn du lịch. Những địa bàn có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch này là:  Phú Quốc: hiện nay, Phú Quốc được đánh giá là đảo có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng lớn nhất Việt Nam. Lợi thế lớn nhất để Phú Quốc phát triển du lịch nghỉ dưỡng là khí hậu trong lành, mát mẻ mang tính chất hải dương ổn định quanh năm (nhiệt độ trung bình năm khoảng 260C, độ ẩm 83%). Khí hậu tại Phú Quốc được đánh giá là phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách trong và ngoài nước. Một thế mạnh nữa để tạo sự thu hút cho loại hình du lịch này này tại đảo Phú Quốc là quy mô diện tích lớn, thiên nhiên rất đa dạng và yên tĩnh. Hầu hết các khu nghỉ dưỡng tại Phú Quốc xây dựng và thiết kế gắn với thiên nhiên tạo cho du khách cảm giác thư giản và yên bình, là lợi thế căn bản để hình thành các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao tại Phú Quốc. Hiện nay, Phú Quốc đã hình thành nhiều địa điểm nghỉ dưỡng đạt chuẩn quốc tế như: Long Beach resort, La Veranda, Sasco Blue Lagoon, Tropican Island resort & spa, Sài Gòn Phú Quốc resort, Arcadia resort Ngoài ra tại Phú Quốc còn có rất nhiều các khách sạn và resort đạt tiêu chuẩn có thể đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng cho du khách với đầy đủ các dịch vụ và chất lượng có thể cạnh tranh với các Resort biển khác trong nước. 55 Với những thế mạnh về tự nhiên và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, tại Phú Quốc còn có lợi thế để khai thác kết hợp nghỉ dưỡng với loại hình du lịch tuần trăng mật và du lịch khám chữa bệnh nhằm khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, giúp giữ chân du khách lâu hơn góp phần làm tăng doanh thu hiệu quả hoạt động cho các cơ sở lưu trú. Tuy nhiên bên cạnh những thế mạnh các resort & spa đạt chuẩn 5 sao tại Phú Quốc hầu như chưa có, chưa thu hút được sự đầu tư của các tập đoàn khách sạn có thương hiệu trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam như: Inter Continental, Hilton Worldwide, Accor... Quá trình phát triển quá mức của các resort vừa và nhỏ sẽ làm thu hẹp môi trường cảnh quan tự nhiên trên đảo bởi hầu hết các resort đều được xây dựng tại các địa điểm cảnh quan và HST đa dạng.  Tại khu vực ven biển Hà Tiên và Kiên Lương: thế mạnh để phát triển khai thác loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển của khu vực này là điều kiện khí hậu mát mẻ dễ chịu, do nằm ven khu vực Vịnh Thái Lan chịu tác động sâu sắc của biển, đặc biệt là sự hoạt động ổn định của gió đất – gió biển. Tại đây có nhiều vị trí tự nhiên đẹp thuận lợi để hình thành các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp như: núi Đèn (Hà Tiên), đảo hòn Trẹm, hòn Chông (Kiên Lương), đây là những khu vực vừa có thiên nhiên trong lành, thoáng mát lại vừa tiếp giáp với biển và nằm gần các KDL, các trục giao thông nên thuận lợi cho việc di chuyển và nghỉ ngơi của du khách. Tại khu vực này có 2 resort lớn là: Hòn Trẹm resort & spa, Núi Đèn resort. Với vị trí thuận lợi, du lịch nghỉ dưỡng tại Hà Tiên và Kiên Lương không chỉ có tiềm năng lớn về lượng khách nội địa mà du lịch nghỉ dưỡng tại đây còn phục vụ cho khách du lịch đến tham quan tại các đảo gần bờ (QĐ. Hải Tặc và QĐ. Bà Lụa), do địa bàn này chưa có điều kiện hình thành các điểm nghỉ dưỡng. Ngoài ra còn đảm bảo ở vai trò trung chuyển du khách từ đất liền ra các đảo xa chủ yếu là Phú Quốc. 56 Đây là lợi thế rất lớn để Hà Tiên và Kiên Lương phát triển du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn với các cơ sở lưu trú bình dân và phát triển các resort & spa để đáp ứng nhu cầu của khách cao cấp đang có chiều hướng tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, lượng khách có lưu trú chiếm tỷ lệ ít và số lượng khách cao cấp đến địa bàn này còn khá khiêm tốn vì thế ảnh hưởng lớn đến số lượng và quy mô của các khu nghỉ dưỡng. Thêm vào đó, Kiên Giang còn có thế mạnh để phát triển một số loại hình lưu trú đặc biệt như: Homestay tại các vườn tiêu, làng chài, hình thức camping tại các đảo, hình thức lưu trú tại thuyền trên biển...hướng vào các đối tượng thích phiêu lưu, du lịch bụi. Đây là các hình thức lưu trú đơn giản mới lạ với du khách đồng thời có thể khắc phục được tình trạng khan hiếm điện, nước và cơ sở hạ tầng thiếu thốn tại các đảo xa. 2.2.5. Tiềm năng phát triển một số loại hình du lịch khác Ngoài những loại hình du lịch đã nêu Kiên Giang còn có nhiều lợi thế để phát triển một số loại hình du lịch khác như: du lịch giải trí và mua sắm, du lịch MICE. Đây là những loại hình du lịch không đòi hỏi nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi. Sự phát triển của các loại hình du lịch khác kéo theo lượng khách đến các địa bàn ngày càng đông, cộng với sự đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật và những chính sách ưu tiên phát triển du lịch là những thuận lợi lớn để các địa bàn biển, đảo Kiên Giang phát triển các loại hình du lịch này. Trên địa bàn biển, đảo Kiên Giang lượng khách du lịch đến tham quan ngày càng đông, đặc biệt là khách có khả năng chi tiêu cao. Vì vậy nhu cầu tìm đến các khu vui chơi và mua sắm tại các điểm du lịch ngày càng lớn. Mặt khác, tại một số điểm du lịch biển trọng điểm như: Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Đây là cơ sở để các địa bàn du lịch biển, đảo Kiên Giang phát triển loại hình này. Hiện nay, Phú Quốc là nơi duy nhất trong hệ thống các đảo của Kiên Giang có tiềm năng lợi thế để phát triển mạnh các loại hình du lịch này. Phú Quốc nhờ có quy mô diện tích lớn, dân số đông, điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ và đang 57 được tăng cường đầu tư ở mức cao, cộng với tiềm năng thị trường lớn du khách ngày càng lớn. Khách đến Phú Quốc chủ yếu là khách có khả năng chi tiêu cao, thời gian lưu trú dài và ưa thích các dịch vụ cao cấp. Theo phê duyệt của chính phủ năm 2020 Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu hành chính của Việt Nam. Đây là lợi thế lớn để Phú Quốc mở rộng quy mô và phát triển loại hình du lịch giải trí và mua sắm theo hướng chất lượng cao (plaza, trung tâm thương mại, siêu thị, các quán bar, club giải trí, công viên trò chơi, casino). Trong tương lai, Phú Quốc còn có thế mạnh phát triển loại hình du lịch MICE khi các hạng mục hạ tầng được hoàn thiện bao gồm: Sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, điện quốc gia được kéo tới đảo, hệ thống thông tin liên lạc thông suốt và hiện đại. Đây là loại hình du lịch hứa hẹn mang lại doanh thu cao cho Phú Quốc, góp phần tăng cường hình ảnh du lịch Kiên Giang đối với du khách. Tuy nhiên do khoảng cách xa nên gây tốn kém trong việc vận chuyển hàng hóa từ đất liền, do vậy giá cả các mặt hàng tại Phú Quốc sẽ cao hơn so với các địa bàn trong tỉnh và cả nước, ngoại trừ các đặc sản tại đảo nên hiệu quả cạnh tranh về giá cả sẽ kém gây ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán. Tại Hà Tiên và Kiên Lương: nằm gần bờ nên tại các điểm du lịch ven biển có lợi thế lớn để phát triển loại hình du lịch giải trí và mua sắm. Tại đây có không gian rộng lớn và điều kiện cơ sở hạ tầng thuận tiện để hình thành và phát triển các khu giải trí và mua sắm, hàng hoá và các dịch vụ sẽ được cung ứng nhanh chóng và thuận tiện, đảm bảo được tính cạnh tranh cho loại hình du lịch này so với các tỉnh khác trong khu vực. Đặc biệt theo phê duyệt của chính phủ năm 2020 TX. Hà Tiên sẽ được nâng cấp lên TP. Hà Tiên và TT. Kiên Lương sẽ lên TX. Kiên Lương với mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cao theo hướng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để địa bàn phát triển loại hình du lịch giải trí và mua sắm với nhiều sản phẩm du lịch đa dạng. Phát triển du lịch giải trí và mua sắm tại khu vực này còn có lợi thế lớn về số lượng du khách. Đây là địa bàn có số lượng lượt khách đến tham quan lớn nhất của 58 tỉnh, đây là cơ hội để các điểm giải trí và mua sắm tận dụng khả năng chi tiêu của khách du lịch, không chỉ có tiềm năng lớn về khách du lịch dân số tại các địa bàn này cũng rất đông. Đây là thị trường lớn đầy tiềm năng để cụm du lịch ven biển phát triển loại hình du lịch này với các hình thức mua sắm – giải trí như: trung tâm thương mại, siêu thị, các quán bar, câu lạc bộ giải trí về đêm, các khu trò chơi. Mặc dù có lợi thế hơn so với Phú Quốc về khoảng cách không gian và điều kiện cung ứng sản phẩm thế nhưng lượng khách có nhu cầu mua sắm và sử dụng các dịch vụ giải trí cao cấp lại rất ít, do thành phần chủ yếu là khách nội địa vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và mức độ của các loại hình du lịch này. Nhận xét chung: phát triển loại hình du lịch giải trí và mua sắm sẽ góp phần làm tăng doanh thu và hiệu quả hoạt động cho du lịch biển, đảo, làm tăng sức hút du lịch cho các địa bàn. Du khách sẽ có thêm nhiều hoạt động, không bị nhàm chán trong những lúc sinh hoạt tự do về đêm hay những ngày thời tiết xấu, giúp giữ chân du khách tại các điểm du lịch lâu hơn, tận dụng được khả năng chi tiêu của du khách. Tăng cường và củng cố hình ảnh, chất lượng của du lịch biển, đảo Kiên Giang. Tuy nhiên để phát triển các loại hình du lịch mua sắm, giải trí, du lịch MICE thì bên cạnh yêu cầu về hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thì các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng phải phát triển trước để thu hút lượng khách đến tham quan đông đặc biệt là khách cao cấp để tạo cơ sở cho các loại hình này phát triển theo. 2.2.6. Đánh giá chung tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang Kiên Giang có nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển tổng hợp các loại hình du lịch biển, đảo như: khí hậu vùng biển, đảo mang tính nhiệt đới đặc trưng và ổn định, ít xảy ra thiên tai. Số lượng các đảo nhiều, thiên nhiên vùng biển, đảo đa dạng và phong phú cả về sinh vật và cảnh quan tự nhiên. Bên cạnh những thuận lợi về mặt tự nhiên, hiện nay, các địa bàn có tiềm năng du lịch biển, đảo Kiên Giang đang được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ 59 thuật ngày càng lớn. Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư đang được thực hiện tạo thuận lợi lớn cho phát triển du lịch. Xuất phát từ những thuận lợi trên Kiên Giang có thể phát triển mạnh một số loại hình du lịch biển, đảo như: - Du lịch sinh thái biển, đảo (Phú Quốc, Thổ Chu, hòn Tre, hòn Nghệ, Hà Tiên và Kiên Lương). - Du lịch tắm biển (Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương và các đảo xa bờ còn lại). - Du lịch thể thao biển, đảo (Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, QĐ. An Thới, QĐ. Bà Lụa, QĐ. Hải Tặc). - Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo (Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương). - Du lịch mua sắm và giải trí, du lịch MICE (Phú Quốc, Hà Tiên và Kiên Lương). Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên, phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang đang đối mặt với nhiều khó khăn như: Khoảng cách không gian giữa các đảo với đất liền và giữa các đảo với nhau quá xa điều này tạo ra bất lợi cho phát triển du lịch: Tốn thời gian và chi phí đi lại cho du khách, làm tăng giá thành của các mặt hàng du lịch do phải vận chuyển xa, kéo theo giá cả dịch vụ tăng cao làm giảm tính cạnh tranh cho các sản phẩm du lịch, khó khăn tốn kém trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và liên kết khai thác. Ngoại trừ Phú Quốc các đảo còn lại hầu như có diện tích nhỏ, phân bố lẻ tẻ nên hạn chế trong việc mở rộng quy mô và hiệu quả khai thác, khó nâng cao chất lượng dịch vụ do thiếu thốn về cơ sở hạ tầng. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp các yếu tố khí hậu thuận lợi dần bị biến đổi tiêu cực. Mưa bão xảy ra thường xuyên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa các đảo với đất liền. Đối với du lịch biển, đảo những ngày mưa kéo dài là bất lợi rất lớn. Chất lượng tự nhiên của một số vùng biển gần bờ bị hạn chế, thêm vào đó là tình trạng thiếu ý thức vệ sinh tại các điểm du lịch của du khách và người dân đã làm ảnh hưởng đến sức thu hút của du lịch biển, đảo. 60 Tình trạng phát triển du lịch ồ ạt quá mức gây nhiều tác động xấu đến các HST cảnh quan, các tài nguyên bị khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của du lịch biển, đảo Kiên Giang trong tương lai. 2.3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 2.3.1. Cơ sở hạ tầng 2.3.1.1. Hệ thống giao thông Hệ thống giao thông có vai trò quan trọng nhằm kết nối các địa điểm du lịch biển với nhau và với các vùng, khu vực khác bao gồm 3 loại hình giao thông : đường biển, đường bộ và đường hàng không.  Giao thông đường biển: là loại hình giao thông có vai trò cực kỳ quan trọng đối với phát triển du lịch của các đảo là cầu nối giữa các đảo với nhau và với đất liền trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa phục vụ phát triển du lịch. Kiên Giang có 4 công ty cung cấp dịch vụ tàu cao tốc với 21 tàu đang hoạt động: SuperĐông, Trameco, Seastar và Vietrosko Hydrofoli, ThriVing (chở được ôtô các loại), Hellen, CaShin, Savana, Hồ Hải, Hồng Tâm Thời gian từ Rạch Giá đi Phú Quốc là 2h20’. Hà Tiên – Phú Quốc là 1h10’. Riêng tàu 5 sao Jupiter Cruiser đạt năng lực vận chuyển 800 khách, chạy tuyến Phú Quốc Sihanouk Ville (Campuchia) khai thác du lịch quốc tế. Ngoài ra còn có các tàu thường phục vụ đưa đón du khách từ đất liền tới các đảo nhỏ (hòn Tre, Nam Du, hòn Nghệ, hòn Rái ) và các QĐ ven bờ (phụ lục 5). Các tuyến đường biển chủ yếu hiện nay là: Rạch Giá - Phú Quốc, Nam Du - hòn Tre - Thổ Chu. Hà Tiên - Phú Quốc; QĐ. Bà Lụa; Kiên Lương – QĐ. Bà Lụa – hòn Rái; Phú Quốc đi QĐ. An Thới, Thổ Châu. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 07 cảng biển có khả năng phục vụ phát triển du lịch là cảng Dương Đông, cảng An Thới, cảng Hòn Chông, cảng Nam Du, cảng Rạch Giá, cảng Bãi Vòng, các đảo Hòn Tre, Nam Du, quần đảo Hải Tặc, Bà Lụa đều có các cầu tàu có để tiếp nhận các tàu du lịch loại nhỏ. Hiện nay, giao thông đường biển Kiên Giang đang gặp một số khó khăn là: 61 Hoạt động của các tàu thường xuyên bị tác động của thời tiết nhất là mùa mưa dông thường xuyên có sóng to, gió lớn. Vùng biển Kiên Giang khá nông quá trình bồi tụ nhanh gây khó khăn tốn kém cho việc nạo vét luồng lạch, bến cảng phục vụ cho hoạt động của các tàu. Thêm vào đó tại nhiều đảo bãi biển rất nông vì vậy các tàu du lịch có tải trọng lớn không thể cập bến. Số lượng và chất lượng của nhiều phương tiện còn hạn chế, nhiều phương tiện đã quá cũ và lỗi thời, đặc biệt là các tàu thường hoạt động các tuyến cự ly ngắn. Một số loại phương tiện giao thông đặc biệt như du thuyền trên biển, hay các tàu chuyên dụng phục vụ đưa đón khách ra đảo nhỏ, phục vụ câu cá, lặn biển còn chưa đảm bảo. Hoạt động của các cảng chưa mang tính độc lập cảng du lịch đồng thời cũng là cảng biển, cảng cá nên dễ gây ách tắc ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ du khách. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại các bến tàu cũng còn hạn chế: Nhà chờ khách còn thô sơ, thiếu các thiết bị nghe nhìn, thiết bị làm lạnh, các dịch vụ hỗ trợ còn rất hạn chế, phương tiện đưa đón khách tại các nhà chờ còn ít và chưa được tổ chức bài bản, hệ thống đường giao thông dẫn vào các bến tàu cũng còn thô sơ và xuống cấp. Giá cả nhiên liệu tăng cao liên tục ảnh hưởng lớn đến cường độ hoạt động và cước phí vận chuyển của các tàu thuyền. Tuyến giao thông đường biển chủ yếu hiện nay là xuất phát từ Rạch Giá nếu so với Hà Tiên và Kiên Lương thì đây là địa bàn có khoảng cách xa đảo Phú Quốc nhất.  Hệ thống giao thông đường bộ: đây là loại hình giao thông có tầm quan trọng thứ hai sau đường biển vấn đề phát triển du lịch biển, đảo. Đường bộ giúp vận chuyển khách du lịch từ các tỉnh khác đến với Kiên Giang và giữa các điểm du lịch trên các đảo. Toàn tỉnh có 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 316 km bao gồm: quốc lộ 80, 61, 63 có vai trò vận chuyển khách nội địa từ các tỉnh trong khu vực đến Hà 62 Tiên và Kiên Lương, riêng đường N1 và N2 là 2 tuyến giao thông quốc tế có vai trò thu hút khách nước ngoài. Tại địa bàn các đảo giao thông đường bộ còn rất hạn chế ngoại trừ đảo Phú Quốc với tổng chiều dài đường bộ là 149km, trong đó tỉnh lộ là 37,4 km, đường nội ô thị trấn gồm 5 tuyến chính: tuyến An Thới - Dương Đông - bãi Thơm (50km), tuyến xuyên đảo theo hướng Bắc-Nam nối liền các điểm dân cư nông thôn. Hầu hết các điểm dân cư đô thị đều có đường ôtô. Các đảo còn lại giao thông đường bộ còn rất hạn chế chủ yếu là các con đường tạm bợ do người dân tự xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Tồn tại: thực tế hiện nay các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh rất nhỏ hẹp và xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường ghồ ghề. Tuyến Ql. 63 thường xuyên bị tính trạng kẹt phà tại Tắc Cậu vì thế ảnh hưởng rất lớn đến thời gian di chuyển của các phương tiện vận tải hành khách. Tình trạng mất an ninh xảy ra tại nhiều đoạn đường nhất là tại đoạn từ Hà Tiên về Kiên Lương (QL. 80), gây tâm lý hoang mang cho du khách. Các đảo phân bố lẻ tẻ và khoảng cách xa, diện tích nhỏ nên rất khó trong việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ.  Hệ thống giao thông đường hàng không: Kiên Giang có 2 sân bay đang hoạt động đó là Rạch Giá và Phú Quốc. Sân bay Phú Quốc có đường băng dài 2.200m, có khả năng tiếp nhận máy bay ATR.72 với sức chứa 70 hành khách/chuyến. Nhà ga có thể đón 200.000 khách/năm, phục vụ 5 -12 chuyến bay mỗi ngày với 2 tuyến Rạch Giá – Phú Quốc và Tp. Hồ Chí Minh – Phú Quốc. Năng lực vận chuyển khoảng 140.000 – 150.000 khách /năm. Sân bay quốc tế Phú Quốc đang được thi công với thiết kế 3 triệu lượt hành khách/năm đến năm 2020 và 7 triệu lượt khách/năm đến năm 2030. Sân bay sẽ hoạt động vào năm 2012. Điều này đã mở ra cơ hội mới cho việc giao lưu giữa đảo với các vùng lãnh thổ bên ngoài. 63 Đường hàng không phát triển tạo thuận lợi rất lớn trong việc thu hút du khách đến với Phú Quốc trong thời gian tới, đặc biệt là khách từ miền Bắc, khách Đông Á, Tây Âu và Bắc Mỹ do rút ngắn được đáng kể thời gian di chuyển. 2.3.1.2. Hệ thống điện, nước  Về hệ thống điện: hiện nay, ngoại trừ khu vực TX. Hà Tiên và khu vực ven biển Kiên Lương. Tất cả các đảo đều chưa có mạng lưới điện quốc gia. Nguồn điện sử dụng được cung cấp chủ yếu từ các nhà máy phát điện Diezel, ở Phú Quốc có 2 nhà máy điện tại thị trấn Dương Đông công suất 7 MW và một nhà máy tại thị xã Cửa Dương. Hiện nay, 8/8 xã của Phú Quốc đã có điện. Thị trấn Dương Đông có 45,5 km đường điện trung thế và 46,3 km đường dây hạ thế. Tỉnh Kiên Giang đang đầu tư hệ thống cáp ngầm xuyên biển đưa điện quốc gia từ Hà Tiên ra Phú Quốc với chiều dài 53km, kinh phí đầu tư ước tính khoảng 260 triệu USD do tập đoàn điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Khi điện quốc gia đến với Phú Quốc sẽ tạo thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. Tại hòn Tre có nhà máy phát điện Hòn Tre. Tại các QĐ như: Hải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_29_0002343875_365_1872322.pdf
Tài liệu liên quan