Ngày 14/12/2004, Nghị định của Chính phủ số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, và lực lượng vũ trang. Theo Nghị định này, chế độ nâng bậc lương cho cán bộ công chức, viên chức nói chung và các giảng viên đại học nói riêng đã thể hiện rõ. Cụ thể: hệ số lương khởi điểm của ngạch giảng viên trước đây là 1,92 thì theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP là 2,34; hệ số lương khởi điểm của ngạch giảng viên chính trước đây là 3,35 thì nay là 4,40; hệ số lương khởi điểm của ngạch giảng viên cao cấp trước đây là 4,92 thì nay được điều chỉnh nâng bậc lương lên 6,20. Như vậy, Nghị định số 204/ 2004/NĐ-CP qui định bậc lương của các giảng viên đại học được nâng cao hơn cùng với việc tăng mức tiền lương tối thiểu từ 290.000 đồng/ tháng (tháng 1/2003), tăng lên 350.000 đồng/ tháng (tháng 10/2005) đã phần nào giảm bớt khó khăn cho đời sống của đội ngũ giảng viên đại học.
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ bao đời nay, ông cha ta đã có câu " không thầy đố mày làm nên" và "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy". Trong bài nói chuyện khi về dự lễ tổng kết năm học 1958- 1959 của trường Đại học Sư Phạm, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: ghề dạy học là một nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý của xã hội, nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo những con người sáng tạo.
Như vậy, lao động của người giáo viên nói chung và lao động của đội ngũ giảng viên đại học nói riêng là một loại lao động đặc biệt trong các loại lao động của xã hội. Cả xã hội tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, lẽ sống từ ngàn đời nay của dân tộc ta.
Ngoài sự khác biệt về mặt chất lượng của lao động giảng viên đại học như trên, do đặc thù của ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung và của các giảng viên đại học nói riêng, mỗi giờ lên lớp của giảng viên cần có một số thời gian nhất định để chuẩn bị như: Soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng, bài tập,tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu tham khảo phục vụ chuyên môn, thậm chí có những bài thí nghiệm, thực hành giáo viên phải nghiên cứu mất rất nhiều thời gian, phải làm thử đảm bảo thành công trước giờ lên lớp. Nếu nhìn một cách phiến diện về hình thức bề ngoài, không ít người cho rằng công việc của người thầy giáo chủ yếu là một số tiết giảng dạy trực tiếp trên lớp không lấy gì làm nặng nhọc, vất vả.
Thực chất, phía sau những tiết giảng đó là những công việc thầm lặng ở nơi làm việc cũng như ở nhà riêng, kể cả ngày lẫn đêm mà bất cứ ai đã gắn bó với nghề thầy giáo đều phải trải qua. Cũng có không ít nhà giáo tâm huyết với nghề nghiệp không tiếc công tiếc sức, thậm trí bỏ cả tiền của để thực hiện những thí nghiệm phục vụ bài giảng. Những công việc này cần phải được lượng hoá nhằm thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động đúng với sức lao động mà người đó bỏ ra. Việc đánh giá sức lao động mà người giảng viên thực hiện không chỉ tính trên khối lượng tiết giảng trực tiếp trên lớp mà còn phải tính đến những hoạt động diễn ra ngoài giờ giảng. Vì vậy, cần phải quy đổi thời gian làm việc theo giờ hành chính thành giờ chuẩn giảng dạy và quy định thành định mức lao động đối với giảng viên trong một năm học.
Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục...; khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là chăm lo đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ".
Đại hội IX của Đảng đã định hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2010: "Tiếp tục quan điểm giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu và "Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp, tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do chính phủ quy định" [12, tr.92].
Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Giáo dục - Đào tạo, như Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng IX của Đảng và các điều 71,72 của Luật giáo dục, vấn đề tiền lương của ngành Giáo dục - đào tạo cần được xem xét khắc phục những nhược điểm và sắp xếp cho đúng vị trí của nó. Giáo dục - Đào tạo, một nghề được xã hội tôn vinh là "quốc sách hàng đầu".
1.2.2. Các bộ phận cấu thành giá trị sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đến nay, trong các văn kiện của Đảng đã thừa nhận ở nước ta có thị trường sức lao động. Khi áp dụng vào doanh nghiệp tư nhân thì sức lao động đương nhiên là hàng hoá. Nhưng trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (trong đó có sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học), sức lao động có là hàng hoá không? Hiện nay, trong các nhà nghiên cứu đang có hai ý kiến khác nhau:
Một số ý kiến cho rằng, sức lao động của những người làm việc trong các dơn vị hành chính sự nghiệp không phải là hàng hoá vì đã vào biên chế rồi thì họ sẽ được hưởng lương suốt đời chứ không phải là mua bán có thời hạn như mua bán sức lao động.
Một số ý kiến khác lại cho rằng, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay, do người lao động cũng được hưởng lương sau một thời gian làm việc, số tiền lương đó cũng được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động, nếu người lao động không hoàn thành nhiệm vụ kéo dài thì bị thôi việc. Ngược lại, người có sức lao động có thể bỏ cơ quan đã vào biên chế để đi làm ở các cơ quan khác có mức lương và thu nhập cao hơn...
Tác giả luận văn cũng đồng ý với ý kiến thứ 2 vì việc xem xét sức lao động của đội ngũ công chức, viên chức cũng là hàng hoá sẽ phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Khi sức lao động là hàng hoá và tiền công là giá cả của sức lao động thì mới đánh giá đầy đủ đóng góp của người lao động, kích thích người lao động nhất là trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hầu hết là lao động trí óc, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở khu vực này làm việc trên tinh thần tự giác cao, tạo ra giá trị lớn. Sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay cũng được coi là hàng hoá. Hơn nữa ở nước ta hiện nay, hầu hết các trường đại học đều không thi tuyển vào biên chế vĩnh viễn như trước đây mà đều thực hiện hình thức thi tuyển làm hợp đồng dài hạn. Trong quá trình hợp đồng, nếu giảng viên không thực hiện đúng với các điều khoản đã ký kết đều có thể bị đuổi việc.
Sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học là hàng hoá thì tiền lương mà họ được hưởng cũng là giá cả của sức lao động. Vì vậy phải tính đúng tính đủ giá trị sức lao động của đội ngũ giảng viên này bởi lao động của họ là lao động phức tạp. Các bộ phận cấu thành giá trị sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học cũng giống như các bộ phận cấu thành giá trị hàng hoá sức lao động theo quan điểm của C.Mác.
Giá trị sức lao động của người giáo viên cũng là toàn bộ những chi phí cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thânvà con cái của họ cả về thể chất và tinh thần trí tuệ.
Đối với bản thân người giảng viên, nhu cầu tái sản xuất sức lao động giống lao động phổ thông ở chỗ phải phục hồi sức lực cơ bắp và thần kinh, song cơ cấu những tư liệu tiêu dùng để khôi phục lại sức cơ bắp và thần kinh lại khác nhau. Đối với lao động phổ thông (giản đơn) chỉ cần phục hồi sức khoẻ với tinh thần sảng khoái để tiếp tục công việc như cũ là đủ, nhưng đối với giảng viên việc tiếp tục công việc không phải như cũ mà là công việc sáng tạo từ những kiến thức cơ bản được hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cho nên nhu cầu các tư liệu tiêu dùng để tái sản xuất về mặt thần kinh, trí tuệ đối với giảng viên lớn gấp nhiều lần so với lao động phổ thông.
Để có được năng lực lao động sáng tạo, người giảng viên phải trải qua quá trình học tập lâu dài từ phổ thông đến đại họcvà sau đại học. Chi phí bỏ ra để có được những kiến thức cơ bản phục vụ giảng dạy là rất lớn. Mặt khác học xong đại học không phải ai cũng làm được giảng viên đại học, vì ngoài kiến thức chuyên môn sâu còn đòi hỏi ở họ tài năng sư phạm và nhiều phảm chất khác nữa. Chính vì thế nên ở các trường đại học, mỗi khoá học chỉ giữ lại được một số rất ít người để làm giảng viên. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ trí thức do các giảng viên đại học đào tạo. Cho nên, tiền lương tối thiểu của giảng viên đại học phải tính đến yếu tố này, phải có phần thưởng cho tài năng đó.
Như trên đã phân tích về đặc điểm và tính chất lao động của đội ngũ giảng viên đại học, chúng ta thấy lao động của giảng viên đại học là lao động phức tạp lành nghề, là khoa học, nghệ thuật và phải dày công bồi đắp. Người giảng viên đại học không đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ truyền đạt tri thức một cách máy móc mà phải biết hướng dẫn cho sinh viên biết cách tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo theo nhận thức của riêng mình. Muốn vậy, người giảng viên vừa là người phải có tri thức giỏi lại vừa phải có kỹ năng sư phạm tốt, vừa là nhà khoa học thực thụ bởi xét cho đến cùng hiệu quả của việc dạy học phụ thuộc vào khả năng thiết kế của người giảng viên.
Để làm tròn sứ mạng thiêng liêng là đem ánh sáng tri thức, văn hoá đến cho mọi người, đặc biệt là tầng lớp trẻ, học suốt đời là một đòi hỏi gắt gao, cấp bách đối với người giảng viên đại học.
Thời đại ngày nay là thời đại của sự bùng nổ thông tin đã làm thay đổi cơ bản đời sống xã hội từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng. Lượng tri thức của loài người cứ ba năm lại tăng gấp đôi. Vì vậy, để tránh lạc hậu về mặt kiến thức, để làm tốt vai trò của một “kỹ sư tâm hồn”, hơn bao giờ hết, các trường đại học nói chung và những giảng viên đại học nói riêng phải nhận thức được vai trò của mình, phải có những thay đổi to lớn và căn bản trong nhận thức và hành động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Cùng với quá trình mở rộng quy mô các loại hình đào tạo, đội ngũ nhà giáo ngày càng lớn mạnh và trở thành một tầmg lớp lao động trí óc, chiếm tỷ lệ đáng kể trong lực lượng lao động xã hội và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triểngiáo dục, kinh tế- xã hội và khoa học kỹ thuật của nước nhà.
Theo GS, TSKH Trần Hữu Phát thì chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định đến sự thành, bại của sự nghiệp giáo dục.Trong thời đại mà nhiều nước công nghệ tiên tiến đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức thì việc chuẩn hoá đội ngũ thầy dạy đại học theo các tiêu chí: kiến thức, phương pháp giảng dạy, đạo đức- tư cách và khả năng nghiên cứu, là hòn đá tảng trong cải cách giáo dục đại học.
Thầy giáo phải nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên sâu và hiện đại trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu của mình; có khả năng truyền thụ kiến thức trên cơ sở bồi dưỡng được năng lực độc lập suy nghĩ của sinh viên; biết dẫn dắt sinh viên đi vào con đường nghiên cứu để tìm tòi cái mới và chủ động sáng tạo.
Vị trí trung tâm trong quá trình dạy học cũng đang chuyển dần từ giảng viên sang sinh viên với yêu cầu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người sáng tạo, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống hiện đại. Nền giáo dục hiện đại, một mặt phải đổi mới căn bản quá trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường, mặt khác đặt ra những yêu cầu mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá, bổ sung vốn kiến thức, kỹ năng phương pháp dạy học, năng lực hoạt động của giảng viên đại học.
Bên cạnh việc dạy học và giáo dục là cơ bản thì chức năng nghiên cứu - phát triển ngày càng trở thành một trong những chức năng quan trọng của người giảng viên trong xã hội hiện đại. Những thay đổi thường xuyên và nhanh chóng của tri thức và kinh nghiệm, đòi hỏi người giảng viên không chỉ thường xuyên học hỏi, tiếp cận và nắm bắt chúng để nâng cao vốn tri thức, năng lực nghề nghiệp của mình mà còn phải đồng thời tiến hành công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm và phát triển nhằm nâng cao trình độ và năng lực của mình.
Khuyến cáo 21 điểm về chiến lược phát triển giáo dục hiện đại của tổ chưc UNESCO đưa ra: “ Các chương trình đào tạo giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị và phương pháp dạy học tốt nhất” (Điểm 16) và “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” (điểm 18). Những thay đổi này đòi hỏi phải có nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đặc biệt phải coi trọng hơn nữa việc bồi dưỡng thường xuyên với hình thức đa dạng và có các hệ thống tri thức và kỹ năng cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Sự thay đổi vị trí về chức năng nhiêm vụ của người thầy giáo trong quá trình giáo dục và dạy học ở xã hội hiện đại không làm giảm vai trò, vị trí của người thầy giáo trong xã hội mà ngày càng nâng cao và khẳng định vai trò, vị trí của người thầy trong quá trình phát triển xã hội.
Tất cả những chi phí đào tạo để người giảng viên đáp ứng được các yêu cầu của nền giáo dục hiện đại cả về kiến thức, trình độ khoa học công nghệ, phương pháp giảng dạy và làm tốt vai trò của một “ kỹ sư tâm hồn” đều là bộ phận cấu thành giá trị sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học.
Như vậy, bộ phận cấu thành giá trị sức lao động của đội ngũ giảng viên cũng có ba bộ phận cấu thành như giá trị sức lao động của các ngành lao động khác. Nhưng bộ phận cấu thành giá trị sức lao động của giảng viên có điểm khác biệt và lớn hơn so với sức lao động khác ở chi phí đào tạo và tính chất phức tạp trong lao động của đội ngũ này.
1.3. Chính sách tiền lương đối với đội ngũ giảng viên Đại học ở một số nước
1.3.1. Chính sách tiền lương đối với đội ngũ giảng viên đại học ở Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc đã rất quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giáo viên và có những chính sách riêng liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của họ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện khuyến khích sự tham gia tích cực của họ trong sự nghiệp giáo dục.
Trong những năn gần đây, chính phủ Trung Quốc đã từng bước thực thi các chính sách đầu tư có chiều sâu, nhằm tháo gỡ dần tình trạng quá tải cho giáo dục, đặc biệt là việc áp dụng một loạt các chính sách cơ bản nhằm cải thiện từng bước đời sống và điều kiện làm việc cho giáo viên như: cải tiến chế độ tiền lương, nâng mặt bằng thu nhập của giáo viên lên mức cao trong thang lương sự nghiệp hành chính (mức lương bình quân của giáo sư, phó giáo sư và giảng viên đại học(2003) là 2700, 2400, 2200 nhân dân tệ/ tháng và mức lương bình quân của của cán bộ hành chính sự nghiệp khoảng 1900 nhân dân tệ. ở một số thành phố lớn, mức lương trung bình của các giảng viên Đại học đã vượt quá 2200 nhân dân tệ.
Ngoài chính sách về tăng mức lương cao hơn so với các đơn vị hành chính sự nghiệp, Chính phủ Trung Quốc còn rất quan tâm tới việc giải quyết vấn đề nhà ở cho các giảng viên. Nghị quyết về giáo dục đã ghi rõ phần trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nướcTrung ương cũng như địa phương đối với giáo dục. Phải đảm bảo cho các giảng viên có diện tích nhà ở tối thiểu là 9m2/ người, Trung Quốc đã xây dựng nhiều khu cư xá cho giảng viên, giúp cho các giảng viên yên tâm công tác. Sở giáo dục Bắc Kinh còn quy định rõ " nam giáo viên có đủ 30 năm công tác, nữ giáo viên có đủ 25 năm công tác được quyền nghỉ hưu".
Chính phủ Trung Quốc coi giáo dục đại học ở vào vị trí đầu rồng trong giáo dục. Tỷ trọng của giáo dục đại học trong giáo dục và mức độ cao thấp về chất lượng dạy học của nó không chỉ quyết định trình độ giáo dục của cả nước, mà còn quyết định trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, sự phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc trong giai đoạn này ở vào vị trí trọng yếu. Để có chất lượng cao trong giáo dục đại học, Trung Quốc không ngừng đầu tư về vật chất để nâng cao trình độ cho đội ngũ các giảng viên đại học, coi giảng viên là nền tảng, là người đào tạo nhân tài. Chất lượng của đội ngũ giáo viên, tức là tri thức, tố chất cuả bản thân họ và năng lực dạy học của họ trực tiếp ảnh hưởng tới trình độ giáo dục, đồng thời cũng quyết định tố chất quốc dân và năng lực phát triển khoa học của một nước. Do đó, tất cả những giảng viên đại học của Trung Quốc yêu cầu phải có học vị tiến sĩ. Hàng năm Nhà nước đều có một lượng kinh phí lớn đầu tư cho các trường đại học công lập ở Trung Quốc để cho các giáo viên có thêm điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, coi vấn đề nâng cao chất lượng giáo viên và đào tạo giáo viên vào vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục.
Theo chiến lược phát triển giáo dục của Trung Quốc, việc đãi ngộ vật chất cho giảng viên đại học, điều kiện làm việc và địa vị xã hội của giảng viên phải được nâng cao hơn nữa, cần phải làm cho nghề nghiệp của giáo viên trở thành nghề nghiệp được mọi người mến mộ và tự nguyện lựa chọn. Chỉ khi nào địa vị của người giáo viên thực sự được nâng cao, thì khi đó số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên mới đảm, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mới thực hiện được [ 22, tr.119, 328].
1.3.2. Chính sách tiền lương đối với đội ngũ giảng viên đại học ở một số nước Đông Nam á
Thái Lan là nước trong khu vực Đông Nam á rất quan tâm tới các chính sách phát triển đội ngũ giáo viên. Để phát triển đội ngũ giáo viên, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện một số chính sách sau: cải thiện hệ thống quản lý giáo viên và tăng cường khả năng chuyên môn; cải tiến quá trình đào tạo, giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên; tăng cường vai trò của giáo viên như những người lãnh đạo hàn lâm và các nhà quản lý phát triển cộng đồng. Ngoài mức lương tối thiểu mà các giảng viên đại học nhận được hàng tháng khoảng 15.000 Bath/ tháng, văn phòng cải cách đào tạo giáo viên (TERO) đã hình thành như một ưu tiên hàng đầu trong một nghề đáng kính trọng ở Thái Lan. Điều này có thể nhận ra qua việc đào tạo lại giáo viên đang giảng dạy và nhận những sinh viên có kết quả ưu tú trở thành giảng viên. TERO đã giới thiệu một chương trình cải tổ chính cho việc cải cách đào tạo giáo viên như sau:
Thứ nhất, danh hiệu giảng viên quốc gia.
Để giữ những giảng viên ưu tú trong giảng dạy, họ phải được đánh giá cao vì những thành công của họ và được động viên nhằm giúp nâng cao chất lượng giảng dạy tới các giáo viên khác. Khoảng 1%(1200 giảng viên) trong số những giảng viên sẽ được lựa chọn là những giảng viên quốc gia sẽ được yêu cầu cam kết thực hiện những dự án đổi mới giảng dạy. Danh hiệu giáo viên quốc gia được nhà hỗ trợ lương 10.000 Bath/ tháng, với chi phí 100.000 Bath/ năm và trường học nơi các giảng viên giảng dạy sẽ được hỗ trợ 200.000 Bath để trường có thể khuyến khích công việc của giảng viên quốc gia. Danh hiệu giảng viên quốc gia gồm một giải thưởng cho những thành công đã có và một phần thưởng khuyến khích việc không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo.
Thứ hai, đào tạo thế hệ giáo viên mới.
Chương trình này nhằm khuyến khích chương trình đào tạo giáo viên chất lượng cao tại các cơ sở đào tạo của nhà nước cũng như các tổ chức cá nhân và phi chính phủ. Chương trình này sẽ được xây dựng tại bậc cử nhân hay thạc sĩ. Những giáo viên được hưởng lợi từ chương trình này sẽ nhận được sự hỗ trợ lương 5.000 Bath/ tháng nhằm khuyến khích họ cải tổ công tác giảng dạy và nghiên cứu. Họ sẽ được xếp vào giảng dạy mà không cần phải qua thử việc. Qua chương trình này, chất lượng của sinh viên tốt nghiệp sẽ được bảo đảm và do đó công việc và nghề nghiệp của các giáo viên này có thể được bảo đảm.
Như vậy, ngoài việc coi lương của các giảng viên là cao nhất trong hệ thống thang lương của đơn vị hành chính sự nghiệp, Thái Lan cũng rất chú trọng tới việc hỗ trợ lương để bồi dưỡng, khuyến khích các giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp cho các giảng viên yên tâm với nghề nghiệp của mình và tâm huyết với nghề [22, tr.388-389].
Xingapo đã tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên,đào tạo một đội ngũ giảng viên không chỉ giàu kiến thức mà còn có kỷ luật và tận tâm với nghề. Chính phủ Xingapo đã có những chế độ đãi ngộ và cơ sở vật chất làm cho nghề giáo viên hấp dẫn hơn. Các chế độ này là những cơ hội học lên cao, nâng lương và đề bạt, cấp bằng khen cho những giáo viên tận tâm với nghề, phụ cấp phù hợp cho giáo viên dạy các môn quan trọng. Cụ thể: việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường đại học được sự bảo trợ không chỉ của nhà trường, của đội ngũ giảng viên mà cả của chính phủ cho chương trình này. Một số chương trình được thiết lập như sau:
- Nhà trường thành lập Trung tâm công nghệ giáo dục để tư vấn cho các giảng viên sử dụng hiệu quả các thiết bị nghe nhìn và trợ giúp việc sản xuất các tư liệu dạy học và các dịch vụ thông tin. Trung tâm công nghệ dạy học cung cấp thông tin và những tư tưởng canh tân trong việc ứng dụng công nghệ dạy học.
- Chương trình thực tập bậc cao: Chương trình này được thiết kế cho các học viên sau đại học muốn theo đuổi bậc học cao hơn ở trường. Theo chương trình này những học viên sau đại học sẽ được giữ lại thực tập, làm trợ giảng và tham gia nghiên cứu khoa học ở các môn mà họ thực tập. Họ sẽ được tạo điều kiện và cấp kinh phí theo các chương trình đào tạo lấy học vị hoặc nâng cao trình độ ở bậc cao hơn và sau đó là chưuơng trình tiến sĩ ở một trường đại học có tiếng ở nước ngoài.
- Chương trình trao đổi giảng viên: Nhà trường nhận được sự tài trợ lớn của chính phủ để tăng cường hoạt động nghiên cứu của giảng viên. Các trường đại học tích cực phối hợp với nhau bằng các chương trình học bổng, chương trình trao đổi với các giáo sư, các học giả bên ngoài có tham gia giảng dạy và phối hợp nghiên cứu. Mối liên kết chặt chẽ giữa Công viên khoa học Xingapo với nhà trường, giữa nhà trường với sản xuất, giữa nghiên cứu và ứng dụng, trao đổi cán bộ đã hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển nhân lực của Xingapo [22, tr.117].
Tóm lại, trong những thập kỷ qua chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của giáo dục đại học. Sự tăng trưởng kinh tế cùng với những đòi hỏi của khuynh hướng phát triển đã làm gia tăng ồ ạt số lượng sinh viên đại học và tạo ra nhiều viện đại học. Cùng với quá trình làm tăng chất lượng đào tạo giáo dục đại học, các nước trên thế giới đều rất quan tâm tới đời sống của đội ngũ giảng viên đại học cả về vật chất, tinh thần cũng như nâng cao chất lượng giáo viên bằng các chính sách cụ thể: Tăng lương cho giáo viên, cấp nhà ở cho giáo viên, có chính sách đãi ngộ thoả đáng để khuyến khích giáo viên tiếp tục nghiên cứu, nâng cao trình độ…Những kinh nghiệm này của các nước cần được nghiên cứu và áp dụng một cách phù hợp với cơ chế chính sách quản lý tiền lương và thu nhập đối với đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam.
Kết luận chương 1
Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động nên nó phụ thuộc vào giá trị của sức lao động. Giá trị sức lao động bao gồm giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết mà người lao động dùng để nuôi sống bản thân và gia đình họ, bảo đảm việc tái sản xuất sức lao động theo yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Nó bao gồm chi phí cho các tư liệu sinh hoạt của người công nhân, chi phí cho tư liệu sinh hoạt của những người sẽ thay thế họ, chi phí đào tạo.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, sự tồn tại của hàng hoá sức lao động là khách quan. Do đó, tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, thể hiện bản chất giá cả sức lao động, chịu sự chi phối của các quy luật thị trường, lại vừa đảm bảo phát huy tính chủ động sáng tạo của người lao động, đảm bảo sự phát triển toàn vẹn về thể chất và tinh thần của người lao động, đưa người lao động lên làm chủ xã hội, xoá bỏ bất công, đảm bảo công bằng trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học cũng được coi là hàng hoá. Sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học có những điểm khác biệt với các loại sức lao động ở các ngành nghề khác. Vì vậy, trong chính sách tiền lương trả cho giảng viên đại học, Nhà nước cần xem xét đến các đặc điểm và tính chất lao động của đội ngũ giảng viên này, để tiền lương đủ cho họ đảm bảo tái sản xuất sức lao động để họ yên tâm cống hiến và làm tốt ba nhiệm vụ: Giảng dạy, học tập bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Chương 2
Thực trạng tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học. Quan điểm và một số khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương đối với đội ngũ giảng viên đại học
2.1. Tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học từ 1993 đến nay
2.1.1. Chính sách tiền lương của công chức, viên chức nói chung
Chế độ tiền lương theo Nghị định 235/ HĐBT ngày 18/09/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành đến đầu những năm 1990 đã bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với nền kinh tế hàng hoá mà nước ta đang phát triển. Cho nên, kể từ khi thi hành Nghị định 235 đến đầu năm 1993, Nhà nước đã phải điều chỉnh tiền lương 21 lần [7, tr.12-15].
Năm 1993, Nhà nước đã tiến hành cải cách tiền lương toàn diện trong tất cả các khu vực hưởng lương, đặc biệt là khu vực hành chính sự nghiệp. Nghị định 25/CP ngày 23/ 05/ 1993 của Chính phủ quy định tạm thời về chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang. Chế độ tiền lương này đã có những thay đổi căn bản nhằm thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động với người sử dụng lao động phù hợp với cơ chế thị trường.
Như chúng ta đã biết, khu vực hành chính sự nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm hiện vật, song nó lại có vai trò hết sức quan trọng trong xã hội. Nhờ những hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học, giáo dục, ytế… gián tiếp này mà hoạt động sản xuất và các hoạt động xã hội khác được đảm bảo ổn định và phát triển có định hướng. Lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp hầu hết là lao động trí óc, vì vậy giá trị sức lao động cao hơn các khu vực khác.
Tiền lương trả trong khu vực hành chính sự nghiệp khác hẳn với khu vực sản xuất kinh doanh là việc lượng hoá, tính toán công việc đầu ra của lao động hành chính sự nghiệp là rất khó. Cho nên, việc xây dựng thang bảng lương, cũng như việc trả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc