Ở Gôriô và nhân vật vua Lia của Shakespeare có điểm giống nhau.
Họ đều là nạn nhận của các cô con gái bội bạc. Vua Lia thân tàn ma dại,
điên cuồng trong đêm mưa giông sấm sét, vừa đi vừa nguyền rủa những
đứa con gái phản phúc, nguyền rủa nhân tình thế thái và cả chính mình.
Nhưng hai người có sự khác nhau. Vua Lia vẫn còn cô con gái út ngoan
hiền. Gôriô lại hoàn toàn trắng tay. Lão bị hành hạ cả về bệnh lý lẫn tâm
lý. Nằm trong căn phòng tồi tàn, bẩn thỉu, Gôriô nguyền rủa chúng và
buông lời uất hận: “Tổ Quốc sẽ bịdiệt vong nếu như những người cha bị
giày xéo dưới chân”[39,tr.416] Lão nhậnra sự đổ vỡ của cá nhân, gia đình,
nên muốn được trả thù. Hoàn cảnh của lão chỉ là một điển hình . Bởi ở bất
kể xã hội nào mà đồng tiền được ưu tiênđặt lên trên mọi giá trị khác, thì
còn có hàng vạn bi kịch diễn ra hàng ngày. Chỗ này đứa con dâu đâm ra
láo xược hết mức với ông bố chồng, chỗ kia thằng con rể tống cổ bà mẹ vợ
ra cửa . Tuy Gôriô nhận ra sự thật các con mình là những đứa con bất
hiếu, nhưng lão không hận mà còn tha thứ cho chúng. Lão bấu víu vào các
con để tìm niềm tin sức sống, tìm cách ngụy biện cho lỗi lầm chúng gây ra.
Trong lão luôn tồn tại tấm lòng vị tha và bao dung đối với các con. Trước
khi về thế giới bên kia, lão chồm lên lấy chút hơi tàn cuối cùng, túm chặt
lấy tấm chăn như đang túm lấy mái đầucủa các con và miệng lắp bắp cầu
xin đức Chúa hãy tiếp tục ban phước lành cho chúng.
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiền và tình trong tiểu thuyết của HôNôRê Đơ Ban - Dắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hẳn lão sẽ không cảm thấy cảm
động trước những giọt nước mắt thương tiếc cha của con gái, mà lão mong
đợi Ơgiêni khi nào đến lúc lên thiên đàng báo cáo tình hình tài sản cho lão
biết.
Nếu Giăngđê đại diện tư sản nông thôn, thì Saclơ thực sự là tư sản
Paris. Anh ta là hình ảnh bổ sung trọn vẹn cho tính cách Grăngđê. Hai bác
cháu Sáclơ đã làm sống lại cả một thế giới thực tại tôn thờ đồng Lu-I vàng.
Nhớ ngày nào, Sáclơ ở Xômuya còn là một chàng công tử Paris ngây thơ,
nhạy cảm, bộc lộ những tình cảm chân thành của một chàng trai mới lớn.
Chàng ta biết quí trọng tình cảm. Nỗi mất cha làm cho chàng trai bị hụt
hẫng và không thể chịu đựng được. Sự cảm thông, chia sẻ và chăm sóc của
hai mẹ con Ơgiêni đã khiến anh ta xúc động và biết ơn. Mặc dù Sáclơ sống
trong xã hội tư bản thành thị, nhưng không phải mưu toan kiếm tiền nên
chàng công tử mới tập tành ăn chơi chưa bị tha hóa. Ở Xômuya, tâm hồn ấy
đã nảy nở một tình yêu đẹp với nàng Ơgiêni (người chị họ con bác). Tình
cảm ấy đã khiến Sáclơ bỏ cái thú tính ở thành thị đàng điếm, phù hoa, hào
nhoáng để đi vào con đường tình yêu chân thành, đằm thắm. Tình yêu trong
sáng đó, bắt đầu từ cái hôn vụng trộm, nơi cái ghế bé bé con con bám đầy
rêu bên cây bạch đàn, và lời thề mãi mãi yêu nhau. Sáclơ đã thốt lên
53
những lời thật lòng nhất lúc bấy giờ “giữa hai chúng ta tiền bạc không có ý
nghĩa gì hết, nhờ có tình cảm mà tiền bạc mới có chút đỉnh ý
nghĩa”[22,tr.200]. Những lời nói tràn đầy yêu thương được cất lên tận đáy
lòng đã khiến cô gái đang yêu hạnh phúc dường nào. Ta có thể lắng nghe
được nhịp đập rạo rực của trái tim Ơgiêni. Tất cả âm thanh ngọt ngào, tình
cảm nồng nàn trong nụ hôn đầu đời ấy đã gieo vào lòng nàng biết bao
niềm tin hi vọng. Vậy mà sau buổi chia tay ấy, ai ngờ Ơgiêni sẽ mất Sáclơ
mãi mãi. Với mục đích ban đầu thật đẹp là làm giàu, lập sự nghiệp để lấy
lại danh tiếng gia đình, Sáclơ đã ra đi. Điều không ngờ, từ đó con người anh
ta đã bị biến chất, tha hóa về nhân cách. Hình ảnh Sáclơ cho ta thấy con
đường làm giàu của xã hội tư bản rất phong phú và sức mạnh huỷ diệt của
đồng tiền với nhân cách con người thật mạnh mẽ.
Chàng thanh niên Sáclơ là loại người cơ hội, hãnh tiến. Hắn có cách
làm giàu giống Grăngđê là dùng thủ đoạn để tích luỹ tư bản. Nhưng ở thế
hệ trẻ cách thức ấy tinh vi, tàn bạo hơn ông bác. Với cách làm giàu bất
chính ở Aán Độ, anh ta đã biến thành một Sáclơ khác- một con buôn kiêm
kẻ cướp, một tên cơ hội, vô nhân tính. Ở mảnh đất thực dân đó, con người
luôn cọ xát với đồng tiền nên phải tự thích ứng mới tồn tại được. Sáclơ mua
bán những món hàng mà không ai nghĩ tới đó là buôn người: hắn buôn
người Trung Hoa, người da đen, nghệ sĩ, trẻ em... Bằng cái hành động táng
tận lương tâm của mình, hắn ta đã kiếm được một món lời khổng lồ. Không
chỉ thế, hắn còn cho vay nặng lãi một cách đại quy mô, tổ chức lừa đảo ở
khắp nơi khác nhau. Ma lực của đồng tiền thật đáng sợ! Nó đã làm thay đổi
bản chất của con người trong phút chốc. Sáclơ đã gây ra biết bao tội ác.
54
Bọn tư sản giàu có mang vẻ ngoài phong nhã, nhưng đằng sau cái bề ngoài
hào hoa, lịch sự là bàn tay gây tội ác, thực hiện thủ đoạn nham hiểm, sẵn
sàng ăn thịt đồng loại của mình.
Ra đi nhiều nơi, cọ xát với đồng tiền, trái tim Sáclơ không còn chút
tình người. Không ai ngờ chàng công tử phong lưu, đa tình ngày nào lại
làm giàu theo kiểu của bọn con buôn. Chúng ta thấy Sáclơ được tiêm
nhiễm dòng máu lạnh mạnh mẽ hơn dòng máu tư sản và cao tay hơn thế hệ
ông bác. Hắn rất tinh vi và tàn bạo. Ông bác làm ăn âm thầm, quanh quẩn
với mấy gốc nho. Lão lo làm giàu nhưng lại hành xác chứ không hưởng thụ.
Còn Sáclơ thì phóng đãng, táo tợn, hắn sống trác táng qua đêm với vũ nữ
Ai Cập, Ấn Độ. Những cuộc truy hoan đã làm cho gã thạo đời hơn. Hắn
không ngại bỏ cái lốt hào hoa để trở thành tay gian thương buôn bán tất cả
thượng vàng hạ cám, miễn có lời. Quá trình làm giàu của Sáclơ cho ta thấy
một chuỗi phát triển biện chứng ở hai thế hệ. Ông bác từ tầng lớp lao động
bước lên giai cấp tư bản bằng thủ đoạn (nhờ cách mạng tư sản). Rồi ông
cháu từ giai cấp tư bản trở thành tên thực dân (nhờ những cuộc chiến tranh
xâm lược thuộc địa của tư bản cầm quyền). Đó là chuỗi phát triển làm nên
một xã hội xem đồng tiền là thượng đế.
Ở Ấn Độ, quá trình cá tính hóa của Sáclơ chưa hoàn thành. Càng về
sau, bản chất gã công tử phá sản này càng đi theo đúng quy luật tha hóa.
Nếu Grăngđê là điển hình lớp tư sản cũ, thì Sáclơ là điển hình cho lớp
người tư sản mới. Anh ta giống những thanh niên hãnh tiến khác là mong
muốn làm giàu đi đôi với tiến thân. Thay vì hám vàng như ông bác, hắn
tham địa vị. Hắn vừa hám lợi lại vừa hám danh. Dục vọng đó bắt nguồn từ
55
xu hướng chung của xã hội. Xã hội đã dạy hắn phải có tiền bằng mọi cách,
dù có đánh mất nhân tính. Sáclơ là một học sinh xuất sắc, nên tất cả
phương châm sống của thời đại đều được hắn tiếp thu một cách nghiêm túc.
Trên con đường tha hóa, tên cơ hội đã xóa bỏ tên tuổi mang một cái tên
khác miễn sao có chữ “De” quý tộc ở đằng trước. Hắn đã cưới vợ – một cô
gái quý tộc, con của hầu tước Đô-bri-ông “gầy ốm dài thườn thượt như con
chuồn chuồn kim”[22,tr.183]. Hắn cưới cô ta nào phải bằng tình yêu mà chỉ
lợi dụng để có danh vọng. Cô ta sẽ cho hắn một tước hiệu, địa vị mà Ơgiêni
có mười bảy triệu cũng không thể làm được. Do vậy, hắn đã quên hẳn hình
ảnh Ơgiêni – người chị, người yêu, một thiếu nữ hiền dịu. Nàng không còn
dấu vết gì nữa trong kí ức hắn. Mặc dù khi ra đi Sáclơ còn mang theo tình
cảm và hình bóng nàng trong suốt cuộc hành trình thứ nhất và còn tin vào
những điều cầu nguyện của nàng, thế nhưng giờ đây, bước đi ấy ngày càng
xa dần kỉ niệm êm đẹp. Hắn tự chà đạp lên danh dự của mình và rũ bỏ tất
cả những gì tốt đẹp diễn ra trong quá khứ để dấn thân vào cuộc sống nhơ
bẩn. Mối tình xưa chỉ còn lại là kí ức xa vời không nuối tiếc. Hắn đã viết
thư tuyệt tình với chị họ, phủ nhận “tình yêu bên chiếc ghế be bé sở góc
vườn ấy chỉ là trò trẻ con”. Tên cơ hội để đạt được mục đích, đã chấp nhận
hy sinh những thứ mà hắn cho là vặt vãnh, như tình yêu, danh dự và nhân
cách. Saclơ đã rũ bỏ quá khứ một cách tàn nhẫn, dửng dưng như người ta
vứt bỏ một đồ phế thải vào sọt rác, đớn hèn hơn hắn xem mối tình ấy ở góc
độ lợi nhuận. Hắn thừa nhận nhờ sáu ngàn quan của Ơgiêni nên mới có thể
làm ăn. Vì vậy, giờ đây con nợ phất lên rồi đem trả lại cho chủ nợ cả vốn
lẫn lời và chuộc lại vật thế chấp mà ngày xưa nó như là một tín vật tình
56
yêu của hai người. Theo hắn, mối tình ấy chỉ còn là mối quan hệ chủ nợ và
kẻ mang nợ, nên Sáclơ đã thanh toán sòng phẳng và rộng rãi gửi Ơgiêni
thêm hai ngàn quan tiền lãi. Thật phũ phàng biết bao!
Ôi! Cuộc đời mới đen bạc làm sao? Kiểu trả nợ tình đó thật tàn nhẫn.
Mọi tình cảm từ tình phụ tử đến tình yêu đều được quy ra bằng tiền. Ngày
trước ông bác quan niệm “đời là quan hệ tiền nong”, thì sau này ông cháu
đã thực hiện phương châm sống đó một cách xuất sắc. Nhưng so với ông
bác, hắn ta sòng phẳng và rộng rãi hơn. Tấm lòngï thủy chung của Ơgiêni
được đáp lại bằng những dòng chữ lạnh lùng, phản bộiù. Tuổi trẻ của nàng
được bù đắp bằng hai ngàn quan tiền lời. Hành động đó tựa như gáo nước
lạnh tạt vào mặt nàng. Khi cầm lá thư trên tay, Ơgiêni đau đớn đến tột
cùng. Mọi ước mơ về hạnh phúc của nàng hoàn toàn sụp đổ. Ơgiêni trở lên
câm lặng, sống mà như đã chết. Trong khi đó lương tâm của kẻ bạc tình lại
trơ ra đến mức vô cảm, không cần biết nạn nhân của mình sẽ sống ra sao
trước hành động phũ phàng của mình. Trong đầu hắn chỉ hiện hình ba chữ
“tiền” và ‘danh vọng”, càng có nhiều tiền bao nhiêu con người ấy càng ít
tình cảm bấy nhiêu. Như vậy đồng tiền đã chôn vùi một thanh niên trẻ, một
mối tình đẹp. Dục vọng điên cuồng đó đã biến một người phụ nữ có đủ khả
năng làm vợ, làm mẹ tuyệt vời trở thành người con gái sống cô đơn và
không còn lòng tin vào tình yêu và con người. Đồng tiền trong xã hội tư bản
ra sức sai khiến con người và cả ái tình. Nó khiến người ta nghĩ trong hôn
nhân, ái tình chỉ là ảo tưởng. Hôn nhân phải gắn liền với sự đổi chác như
Nuyxingien với Đenphil, Đờ Rextô và Anatxtadi ( trong lão Gôriô)… diễn
ra nhan nhản trong xã hội tư sản. Hành động của Sáclơ không chỉ thể hiện
57
sự phản bội mà sự đời vẫn diễn ra. Nó còn là biểu hiện tâm lý hãnh tiến và
cơ hội của tầng lớp tư sản trẻ, sẵn sàng chà đạp lên tất cả để tiến thân.
Chúng ta thấy phẫn nộ trước hành động đểu cáng của Sáclơ. Nhưng
không cảm thấy ngạc nhiên, bởi Sáclơ cũng chỉ là sản phẩm của xã hội tư
bản thối nát lúc bấy giờ. Sống trong xã hội ấy, Sáclơ phải có bản chất
giống như xã hội mình đang tồn tại. Khi đồng tiền giữ vai trò chủ chốt trong
các mối quan hệ của con người, thì tình người không còn giá trị. Họ không
còn sống yêu thương và chia sẻ theo kiểu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
mà thay thế vào đó là sự tính toán, mưu mô, chà đạp lên nhau, giằng xé
miếng mồi để tồn tại. Tính người mất dần và nhường chỗ cho sự phát triển
của phần “con” cao độ. Quả tim lạnh lùng làm tâm hồn hắn giá lạnh nên
dễ dàng buông lời tuyệt tình. Ấy vậy mà, kiểu loại người như Sáclơ lại có
thể leo lên những vị trí quan trọng xã hội. Sáclơ là tiền thân của bọn tư sản
ngân hàng như Nuyxingien, là loại thanh niên hãnh tiến như Raxtinhăc, là
mầm móng của tầng lớp tư sản hạng lớn, bọn quý tộc tài chính thời Lui
Philip. Nói tóm lại, khi xã hội còn đầy rẫy kẻ bạc tình, bạc nghĩa như bác
cháu Sáclơ, thì còn nhiều nạn nhân như Ơgiêni đáng thương.
Trên mặt nền của tác phẩm, nó luôn tràn ngập ánh sáng vàng và
những tham muốn của con người vây quanh nó. Ngoài Giăngđê và Sáclơ là
hình tượng trung tâm thì xung quanh những điển hình ấy, Ban- dắc còn vẽ
nên hàng loạt chân dung như quan chánh án Đơ Bông phông sụp quỳ dưới
chân cô thừa kế giàu sụ, rồi bà ĐêGatxanh, võ quan chủ nhà băng….Tất cả
đều quay cuồng trong cơn lốc của đồng tiền, chúng là những con cá được
58
chiếc lao có ngạnh của Grăngđê bắt mồi. Đồng tiền được đặt lên trên mọi
giá trị và có đặc quyền sai khiến hành động của con người.
Ngược lại, đối lập với tính cách của Grăngđê và Sáclơ, Ban- dắc làm
nổi bật lên ba hình ảnh phụ nữ trong sáng: Ơgiêni thủy chung, kiêu hãnh,
hào hiệp, khoan dung; bà Grăngđê hiền lành, chịu đựng; mụ Nanông thì
đôn hậu. Những người phụ nữ ấy giàu tình thương và đức hi sinh không
màng tới tiền. Mỗi nhân vật được đặt lên đầu ánh hào quang của chúa.
Chính nhờ ánh sáng đó, bộ mặt của mỗi nhân vật tương phản với ánh sáng
mặt nền của vàng. Vành hào quang đã cản lại sức hắt lên của ánh vàng và
những khuôn mặt ấy trở lên thuần khiết. Trong ba nhân vật, Ban- dắc tập
trung bút lực của mình vào phẩm chất, chân dung nhân vật Ơgiêni, một cô
gái mang tâm hồn của vị thiên sứ. Nàng sống ở xã hội ô trọc mà không hề
“hôi tanh mùi bùn”. Một con người “dưới vầng trán phẳng lặng là cả đại
dương tình cảm”, một con người rất yêu mẹ, kính cha, mến mụ Nanông và
thương xót những con người khốn khổ.
Ơgiêni trước hết là một người phụ nữ biết yêu hết mình, rất mực thủy
chung trong tình yêu. Trong đời mình, nàng chỉ yêu một lần duy nhất. Đó là
lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng. Tình yêu của nàng rộng lớn, kiêu hãnh
vượt qua mọi dục vọng tầm thường. Khi yêu, Ơgiêni đã hiến trọn trái tim
cho Sáclơ và như lời Giăngđê tiên đoán, Sáclơ đã“ngốn tuốt” quả tim ấy.
Bảy năm chờ đợi đằng đẵng, Ơgiêni còn đau khổ hơn hai mươi năm chờ đợi
chồng của nàng Pênêlốp trong sử thi Ôđixê. Vì cuối cùng Pênêlốp còn gặp
lại chồng và sống hạnh phúc, còn Ơgiêni chỉ nhận được bức thư tuyệt tình
đáng nguyền rủa của Sáclơ. Nàng đã mất đi hạnh phúc vĩnh viễn. Ơgiêni
59
đã đầu thai nhầm vào xã hội “tiền trao cháo múc”. Ở đo,ù tình cảm chỉ là
món hàng bình thường không đáng để người ta quan tâm. Mặc dù bị phụ
bạc nhưng nàng không hận thù mà còn cứu Sáclơ. Bằng cách chuộc lại
danh dự cho chú, nàng đã tạo điều kiện cho hắn thoả mãn dục vọng đê hèn.
Đồng tiền đã cướp đi tình yêu, hạnh phúc và niềm tin của nàng, lửa lòng
của nàng đã tắt. Câu nói của Ơgiêni khi nhận lời cầu hôn:“ thưa quan
chánh án, tôi biết ông mến tôi vì cái gì “ nghe thật đáng sợ. Qủa tim cao
qúy chỉ đập vì tình thương yêu kia lại mắc vào vòng tính tóan danh lợi của
người đời. Tiền bạc đã truyền hơi lạnh qua con người thượng giới ấy. Nó
làm cho một người đàn bà hòan tòan tình cảm đâm ra nghi ngờ các thứ tình
cảm. Nàng lấy chồng nhưng suốt cuộc đời lại không chồng không con, sống
cô đơn bên đống vàng chất cao trong căn nhà u tối ở Xômuya. Ơgiêni đáng
thương là nạn nhân điển hình cuả xã hội kim tiền.
Tóm lại, xuyên suốt tác phẩm đồng tiền đã xuất hiện và chi phối mọi
quan hệ, không chỉ trong xã hội mà ngay cả trong gia đình. Đó là nhân tố
quyết định xoay chuyển nhân vật. Mác – Ăngghen đã từng nói: “… giai cấp
tư sản đã biến phẩm cách con người thành một giá trị trao đổi tầm thường,
giai cấp tư sản đã xé toang bức màn tình cảm, phủ lên trên những quan hệ
gia đình và biến những quan hệ ấy thành ra chỉ còn là những quan hệ “tiền
nong đơn thuần”. Như vậy khi viết tác phẩm này, Ban- dắc đã tìm ra động
cơ thúc đẩy mọi mối quan hệ xã hội không gì khác ngoài tiền.
2.3. Lão Gôriô
Với tác phẩm Ơgiêni Grăngđê, tác giả bày tỏ quan điểm của mình về
đồng tiền trong phạm vi nhỏ ở tỉnh lẻ, nhưng cũng chính từ tác phẩm này
60
ông đã mạnh dạn hơn khi đưa chúng ta đến với Paris phồn hoa, tráng lệ,
chốn thượng lưu quý tộc cung đình. Nơi phơi bày tất cả sự lừa bịp giả dối
mà không cần che đậy. Cái lối sống chà đạp lên nhau để mà tồn tại rất phổ
biến. Cảnh Paris đô hội được tác giả tái hiện trong tác phẩm “Lão Gôriô”.
Nó thể hiện qua cách sống của hàng loạt nhân vật Rax-ti-nhắc, Vô- tơ -
ranh, Đen-phin, Anatxtadi, mụ chủ quán, Mác-xim đơ Tơ-ray, Đơ Bô-xê-
ăng. Trong “Lão Gôriô”, ta thấy hai cảnh tượng đối nghịch nhau : Một bên
là “đại dương” Paris mênh mông, nơi bọn tư sản quý tộc hoạt động; nơi có
những phòng khách sang trọng nhất Paris. Ngược lại với sự sang trọng hào
nhóang đó là những quán trọ tồi tàn. Nơi những kẻ bị cơn bão cuộc đời xô
dạt; nơi ẩn mình chờ chết của những kẻ cơ hội xông ra cuộc sống. Mỗi
người thuộc một tầng lớp khác nhau: sinh viên, công chức, thương gia, quý
tộc phá sản, tù khổ sai vượt ngục. Ở đây, Ban- dắc tiếp tục khai thác vấn đề
trong Ơgiêni Grăngđê. Đó là quan hệ tình–tiền, không phải ở trong một gia
đình, một tỉnh lẻ mà khai thác ở bình diện rộng hơn. Đó là Paris- nơi mà
bên ngoài thì hào nhoáng, bên trong lại bẩn thỉu, thối nát. Những con người
trong xã hội vô cảm trước những nơi đang diễn ra sự đau khổ, mà Gôriô là
một nạn nhân tiêu biểu cho tình người, tình phụ tử bị suy đồi. Kẻ gây ra bi
kịch của người cha không ai khác là hai cô con gái yêu quý của Gôriô. Đó
là Anatxtadi và Đenphin.
Bắt đầu từ sự tan vỡ trong gia đình lão Gôriô- hậu quả của một xã hội
bị thế lực của đồng tiền thống trị. Quan hệ tình cảm giữa ba cha con được
ràng buộc bằng tiền. Sợi dây quan hệ ruột thịt nối kết tình phụ tử giờ được
thay thế bằng sợi vàng, sợi bạc. Nó thắt mở những tình cảm trong ba nhân
61
vật, làm cho tình cảm cha con bị tha hoá. Ngay từ nhỏ cho đến lớn, Gôriô
hiểu rõ hai cô con gái không cần gì ở ông ngoài tiền. Nhưng thương con nên
lão đã chấp nhận tất cả những yêu cầu qúa quắt của con. Và bản thân lão
đã xuất hiện suy nghĩ dùng tiền để các cô con gái gắn bó với mình. Lão đã
tập cho chúng tính cách vô trách nhiệm, ích kỉ, ỷ lại chỉ “nhận” chứ không
có khái niệm “cho”. Gôriô không bao giờ quên đem tiền biến chúng thành
những sợi dây quyền lực ràng buộc con mình. Gôriô giáo dục con như vậy,
bọn chúng hư đốn là điều tất nhiên. Những gì lão dạy cho con, giờ đây đã
trở thành hiện thực. Vô tình lão đã dạy cho con suy nghĩ có tiền là có tất cả,
kể cả tình phụ tử. Và lão không ngờ sau này, chúng đã quay đầu lại sử
dụng phương thức ấy. Chúng lấy tình cảm để trao đổi tiền của cha, có tiền
có tình cha con và ngược lại không tiền không gì cả. Lão thật đau đớn, xót
xa!
Những đứa con gái được Lão Gôriô yêu thương, che chở và bao bọc.
Chúng thích gì được nấy, kể cả sao trên trời mà hái được lão cũng sẵn sàng
xả thân vì con. Gôriô nuông chiều con và cho chúng đắm mình trong xa hoa,
không ngừng cọ xát, vật lộn với tiền bạc và lối sống thượng lưu, đài các
đến mức sa đọa, không biết đâu là giá trị đích thực. Vợ chết, sống một
mình nuôi hai con khôn lớn rồi đến lúc gả chồng. Cô chị thích quyền uy thì
lấy bá tước Đờ Rétxtô. Cô em thích tiền nên lấy tư sản ngân hàng, nam
tước Nuyxingien. Với số tiền dành dụm trong quá trình tích lũy, lão đã tìm
cho các con một người chồng có địa vị trong giới qúy tộc và có tiền trong
giới tư sản. Lão chia hết tài sản của mình cho các con. Chính vì lẽ đóù, bọn
62
con rể tự cho mình cái quyền sỉ nhục ông trước bạn bè “Ông bố tiền
đấy!”[39,tr.40]. Câu nói âùy đã làm trái tim người cha rớm máu.
Còn đám con gái của ông thì sao? Từ ngày lấy chồng, chúng không
cần biết ông là ai, sống như thế nào? Mỗi lần con gái đến thăm là mỗi lúc
tiền thuê trọ của ông giảm xuống. Ông lão thực lòng không muốn sống nơi
quán trọ. Nhưng thương con, ông ngậm đắng ra đi. Từ chỗ sống ở quán trọ
với mức một nghìn hai trăm quan một năm và có dáng vẻ phúc hậu, khỏe
mạnh, đẹp lão với “cái bụng hình quả lê phệ hẳn ra, phập phồng dưới tấm
áo ghilê nẩy nẩy một chiếc dây chuyền vàng”[39,tr.40]. Giờ đây, ông lão
trông gầy ốm, cằn cỗi và có vẻ mặt đượm buồn. Tất cả những phiền muộn
của người cha ấy đều bắt nguồn từ những trái tim băng giá, lạnh lùng vô
cảm của lũ con gái hư đốn. Chúng chỉ biết tiền. Chúng lấy tình cảm để rồi
trao đổi tiền của cha.Trong khi đó tình thương của lão lại tỉ lệ nghịch với số
tiền mình có. Tình yêu con của Gôriô mạnh mẽ, dạt dào, bao dung độ
lượng tha thứ tất cả thói hư tật xấu của lũ con trời đánh.
Lão yêu con tới mức coi con như tình nhân: “các con tôi, đó chính là
tật của tôi, chúng là nhân tình của tôi”[3]. Ban- dắc đã vận dụng phương
pháp phóng đại các chi tiết chân thực một cách sắc bén để thấy được lòng
thuơng con vô hạn của Gôriô. Lão thương con đến mức dung túng cho con
làm những điều phi đạo đức không thể chấp nhận. Để cung cấp cho các con
gái ăn chơi, để cô em có tình nhân, để cô chị lo liệu cứu vớt gã nhân tình,
lão đã phải xoay sở bằng mọi cách. Bình thường rất hiền, nhưng ai động tới
con thì lão lồng lộn lên như con hổ dữ. Gôriô đặt con mình lên hàng thiên
thần và lên trên cả mình. Lão là một người cha tốt, đáng thương nhưng
63
cũng thật đáng trách. Lão có kết cục ngày hôm nay, bởi chính lão đã dung
túng cho những hành vi bội bạc của lũ con.
Quan hệ cha con của lão không khác gì những hợp đồng làm ăn mua
bán ngầm. Các con gái cần tiền, bố cần tình cảm. Đó là một sự trao đổi
sòng phẳng giữa bên Avà B. Lão đã đem tiền đi mua tình cảm phụ tử, tức
mua những đứa con cho người cha, nhưng trong hợp đồng, vụ buôn bán này
lão là người thua lỗ “tiền mất tật mang”. Lũ con sống phỉnh nịnh khi ông
còn tiền, lúc hết tiền thì hết tình và “sống chết mặc cha” không quan tâm.
Sự tàn tạ của người cha tỉ lệ nghịch với thú chưng diện ăn chơi của đám con.
Lũ con quen sống ỷ lại, xem lợi ích của mình là trên hết nên đã đối xử tàn
nhẫn và ruồng rẫy cha mình cho cả đến lúc chết.
Khi xã hội tư bản bị thế lực đồng tiền thống trị, nó tạo ra những con
người thật tàn nhẫn và cơ hội. Xã hội xuất hiện những lọai người như vậy,
nên cuộc sống mới diễn ra nhiều bi kịch khiến người ta dở khóc dở cười.
Khi đọc lão Gôriô, chúng ta bắt gặp sự khác biệt hoàn toàn giữa Ơgiêni và
các cô con gái của bác phó mì. Nếu ở Ơgiêni là điển hình cho con người
đức hạnh, sống nghĩa tình, thì trái lại cũng là con nhưng Anatxtadi và
Đenphin là điển hình cho thói hư tật xấu, sự bội bạc và bất hiếu. Trong khi
người cha sống cô đơn một mình, có con mà dường như không con thì cuộc
sống của các cô ngập tràn những lạc thú, vũ hội, tiếp tân, xem hát, chưng
diện. Các cô không biết coi trọng tình cảm mình đang có mà chỉ biết dùng
nó như một vũ khí lợi hại để moi tiền của người cha tội nghiệp. Gôriô muốn
có sự yêu thương, chăm sóc của các con thì ông phải bỏ tiền ra mua. Tình
cảm của bọn chúng đối với lão như một món hàng xa sỉ, đêm ngày mơ ước
64
được vuốt ve nó trong tay. Song lão chỉ được hưởng như những giọt mưa trái
mùa, rò rỉ không đủ cho cơn khát.
Lão thật đáng thương! lão là cha chứ có bao giờ được làm cha. Bởi lũ
con gái ấy chỉ là con của tiền, chúng đâu làm con của lão. Một người cha
“khát mà không được uống” là như vậy. Gôriô chỉ có thể tìm cách xoa dịu
cơn khát của mình bằng cốc nước mát ảo. Con lão cần tiền đâu cần lão, cái
xã hội già phong kiến non tư bản ấy cần tiền của lão chứ không chấp nhận
một ông phó mì. Thời thế thay đổi, đâu ai cần kẻ không tiền không thế.
Người như ông Gôriô chỉ là kẻ “vang bóng một thời”. Bây giờ là thời thế
của bọn bảo hòang lên ngôi. Chúng ra sức củng cố địa vị của mình, cho nên
những đứa con lão Gôriô cũng đi theo xu thế ấy. Khi ông lão dùng hết số
tiền cuối cùng của mình giữ lại để dưỡng lão, thì ông phải van xin ăn mày
chúng từng nụ cười, một lời nói dịu dàng, một cái nhìn ấm áp. Tội nghiệp
người cha già đau đớn, nét mặt sa sầm xuống khi nghe Vôtơranh nói “ Phụ
nữ Paris sẵn sàng moi bụng mẹ … để có tiền ăn diện”[39,tr.68], hay khi
quay sang nhìn Victorin, môït
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHNN001.pdf