MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 4
1.1. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 4
1.2. Nội dung quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo 13
1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở một số quốc gia trong khu vực 22
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM QUA 29
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục - đào tạo trong những năm qua 29
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta trong những năm qua 37
2.3. Nhận xét về thực trạng quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta trong những năm qua 76
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA 79
3.1. Phương hướng tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta 79
3.2. Giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay 86
3.3. Các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các giải pháp 95
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo; điều này có mặt thuận lợi là tạo điều kiện để các địa phương tự cân đối và quyết định ngân sách chi cho giáo dục và chi cho đào tạo của địa phương mình, tuy nhiên một số địa phương rất lúng túng trong việc phân bổ kinh phí và điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo, cá biệt có địa phương bố trí chi ngân sách đào tạo không đúng đối tượng.
* Khi phân bổ và giao kế hoạch chi ngân sách cho các địa phương, Bộ Tài chính tính toán và phân bổ ngân sách giáo dục - đào tạo theo dân số. Trong khi đó phân bổ và giao kế hoạch cho khối Trung ương thì tính theo đầu học sinh. Việc phân bổ ngân sách giáo dục theo đầu dân với ý tưởng tạo sự công bằng, bình đẳng trong sự phát triển giáo dục giữa các vùng khác nhau: đông dân, sẽ có nhiều người đi học, được phân bổ nhiều ngân sách để tạo điều kiện phát triển giáo dục hơn.
Tuy nhiên trong thực tế lại nảy sinh bất hợp lý:
- Do tình trạng di dân tự do, số liệu về dân số của từng tỉnh, từng vùng vốn đã là số ước lệ lại càng mất tính chính xác, có nơi tưởng là ít dân lại trở nên đông đúc, nhưng lại không nằm trong số dân dự báo của tỉnh nên không được phân bổ ngân sách giáo dục, học sinh theo cha mẹ di chuyển đến không có nguồn kinh phí đào tạo; nơi dân đi lại không phải cắt giảm ngân sách; tình trạng này làm mất tính công bằng mà ý tưởng ban đầu đặt ra.
- Tỷ lệ tăng dân số thường không tỷ lệ thuận với tỷ lệ học sinh đến trường, dẫn đến chi thực tế giữa các cơ sở giáo dục theo quy mô học sinh càng bất hợp lý: những tỉnh có tỷ lệ tăng dân số cao nhưng huy động trẻ đến trường lại thấp thì lại được phân bổ ngân sách cao, những tỉnh thực hiện kế hóa gia đình tốt, dân số giảm nhưng lại huy động được nhiều học sinh đến trường thì mức phân bổ ngân sách thấp, như vậy làm giảm động lực phát triển giáo dục và thực hiện kế hoạch hóa phát triển dân số.
- Sự bất hợp lý ngày càng tăng giữa việc phân bổ ngân sách, việc sử dụng ngân sách của từng cơ sở giáo dục, việc quyết toán sau khi chi tiêu, các nghiệp vụ này không cùng tiêu thức so sánh, không đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và không có cơ sở để kiểm tra.
* Chưa có phương án phân bổ ngân sách giáo dục - đào tạo hợp lý, đối với những tỉnh thành phố có điều kiện phát triển KTXH tốt hơn và do vậy có khả năng thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, cần mạnh dạn giao chỉ tiêu thu từ gia đình và xã hội, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ. Dành phần ngân sách chủ yếu để đầu tư cho những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng thường xuyên gặp thiên tai... từng bước tạo sự công bằng trong hưởng thụ giáo dục.
* Việc phân bổ, quản lý và điều hành ngân sách giáo dục của các địa phương hiện nay rất đa dạng và khó có thể nói được áp dụng mô hình nào là đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên theo hướng phân cấp ngân sách về cho các huyện như đã triển khai tại một số nơi hiện nay thì các cơ quan quản lý giáo dục đang mất đi vai trò quyết định trong điều hành, chỉ đạo cấp dưới thông qua công cụ tài chính. Tại một số địa phương triển khai phân cấp đã gây không ít lúng túng cho cả cơ quan được ủy quyền (UBND và phòng Tài chính) cũng như cơ quan quản lý giáo dục. Sự đa dạng của các mô hình phân cấp đã dẫn đến sự khác biệt về điều hành ngân sách giáo dục ngay trên cùng một địa bàn tỉnh.
* Chỉ tiêu ngân sách được giao nói chung chưa bao giờ đạt mức dự toán chi ngân sách hàng năm do các cơ sở giáo dục xây dựng, mặc dầu các cơ sở giáo dục đều có số dự toán rất khiêm tốn. Ví dụ như Năm 2000, các trường chỉ được phân bổ bằng khoảng trên dưới 90% so với dự toán, năm 2001 con số này chỉ là 88%. Bậc tiểu học thường được đáp ứng khá hơn so với THCS.
* Ngay từ đầu năm, sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính giao quyết định thu chi ngân sách cho các địa phương; UBND tỉnh, thành phố báo cáo HĐND thông qua dự toán thu chi cho các ngành, trong đó có nhiệm vụ chi cho giáo dục - đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh (theo quy định của Luật Ngân sách); Liên Sở Tài chính - Giáo dục và Đào tạo và các Sở chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp giao nhiệm vụ chi cho giáo dục của các trường thuộc tỉnh quản lý và chi cho giáo dục từng huyện, quận, thị xã. Bảng kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm được gửi tới các cơ quan quản lý chuyên ngành, các cơ quan tài chính và kho bạc để phối hợp tổ chức thực hiện.
* Như phần 1 đã nêu các căn cứ và tiêu chí cơ bản làm cơ sở cho việc lập dự toán chưa được xem như là căn cứ khoa học để sử dụng, thì khâu phân bổ ngân sách cũng vậy. Khâu phân bổ ngân sách diễn ra từ cấp trung ương xuống đến cấp cơ sở và số tiền được phân bổ phụ thuộc vào chỉ tiêu ngân sách được cấp trên giao. Các đơn vị trực tiếp chi tiêu hầu như thụ động tiếp nhận số ngân sách được phân bổ hàng năm.
* Mức ngân sách được phân bổ hàng năm không đảm bảo được cơ cấu chi 70% ngân sách chi cho lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương (Nhóm 1) và 30% ngân sách chi cho các hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa, hành chính quản lý... (Nhóm 2). Đa số các địa phương đạt tỷ lệ ở mức 85% chi Nhóm 1 và 15% chi cho Nhóm 2, cá biệt có những tỉnh do thiếu giáo viên, phải thanh toán tiền dạy thay, vượt giờ nhiều nên tỷ lệ chi cho Nhóm 1 tới 90% còn lại chi Nhóm 2, do đó chưa thể đáp ứng được yêu cầu về tăng qui mô và chất lượng giáo dục và đào tạo.
* Như phần kế hoạch phát triển nêu trên, thì ở khâu dự toán cũng chưa có sự phê duyệt của các cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục. Việc phê duyệt dự toán chính là căn cứ để giao chỉ tiêu ngân sách cho các cơ sở giáo dục; Đồng thời qua việc phê duyệt dự toán và giao chỉ tiêu ngân sách đã giúp các cơ sở giáo dục chủ động trong sử dụng, điều hành việc thu chi ở cơ sở hoặc có những kiến nghị đề xuất với cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan tài chính.
Một vấn đề rất cần được quan tâm nghiên cứu trong khâu phân bổ ngân sách là phương thức phân bổ: Phân bổ "trọn gói"? Phân bổ theo nhóm chi? Phân bổ theo mục lục ngân sách? Để tạo quyền chủ động cho cơ sở trường học trong điều hành, sử dụng ngân sách giáo dục, cần đặc biệt quan tâm tới phương thức phân bổ "trọn gói" (trước mắt là 1 năm và tới đây sẽ là 3 năm), góp phần sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn lực đồng thời nâng cao tính trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.
2.2.1.4. Một số ưu, nhược điểm của công tác xây dựng dự toán ngân sách giáo dục - đào tạo toàn ngành hiện nay
* Ưu điểm:
- Qui trình lập dự toán đơn giản, đáp ứng được các thông tin cần thiết để tổng hợp và xây dựng dự toán.
- Các đơn vị cơ sở chủ động lập dự toán của đơn vị mình.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong quá trình lập dự toán.
- Kết hợp được việc quản lý theo lĩnh vực, ngành và vùng lãnh thổ.
* Nhược điểm:
- Chưa xây dựng được kế hoạch trung hạn và dài hạn nên việc xác định nhiệm vụ và dự toán ngân sách hàng năm chưa theo định hướng, mục tiêu cụ thể dẫn đến hiệu quả hiện thực chưa cao.
- Định mức chi giáo dục- đào tạo chưa được nghiên cứu đầy đủ, khoa học, chưa có sức thuyết phục: định mức chi giáo dục tính theo đầu dân chỉ có tác dụng phân bổ ngân sách, không dùng làm căn cứ cấp phát ngân sách cho các đơn vị được. Mặt khác, do ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo tuy đã được ưu tiên, nhưng còn rất hạn hẹp nên định mức chi chưa được xác định theo yêu cầu thực tế mà còn ép buộc theo khả năng ngân sách nhà nước nên việc phân bổ ngân sách giáo dục- đào tạo gặp khó khăn, hầu hết các trường chỉ đủ kinh phí duy trì hoạt động ở mức tối thiểu, chưa có điều kiện trang bị phương tiện hiện đại cho dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
- Dự toán chi ngân sách được lập quá chi tiết theo Mục lục Ngân sách nhà nước mà không căn cứ vào kết quả "đầu ra" của giáo dục - đào tạo, nên việc kiểm tra, kiểm soát chi gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sử dụng kinh phí chưa cao và còn xảy ra tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, lãng phí.
- Việc phân công trách nhiệm trong khâu lập dự toán chưa rõ ràng, chưa tập trung vào một đầu mối, còn chồng chéo dẫn đến thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho các Bộ, địa phương phải làm việc với nhiều cơ quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục - Đào tạo); Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tổng hợp trong việc xây dựng dự toán chi giáo dục - đào tạo chưa thường xuyên nên đôi khi còn xảy ra tình trạng sai lệch giữa chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật, xảy ra tình trạng không thống nhất về quan điểm, mục tiêu đã làm cho chất lượng kế hoạch bị hạn chế.
- Theo cơ chế phân cấp ngân sách hiện nay chưa tạo điều kiện cho các địa phương chủ động bố trí ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2.2. Thực trạng công tác chấp hành ngân sách GD-ĐT
2.2.2.1. Qui trình cấp phát NS GD-ĐT
* ở Trung ương: Căn cứ vào Dự toán ngân sách được duyệt hàng năm có chia theo quí, Bộ Tài chính cấp phát "Hạn mức kinh phí" cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ có trường trực thuộc (Bộ Y tế: Trường Đại học Y; Bộ Công An: trường Đại học Cảnh sát, trường Đại học An Ninh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: trường Đại học Lâm nghiệp, trường Đại học Thủy lợi...) qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, theo các Mục chi đã được qui định trong Mục lục Ngân sách nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 280 TC/QĐ/NSNN ngày 15/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư sửa đổi, bổ sung); Với các Mục chi thông thường sau đây: Tiền lương (M100), Tiền công (M101), Phụ cấp lương (M102), Học bổng học sinh, sinh viên (M103), Tiền thưởng (M104), Phúc lợi tập thể (M105), Các khoản đóng góp (M106), Thanh toán dịch vụ công cộng (M109), Vật tư văn phòng (M110), Thông tin tuyên truyền liên lạc (M111), Hội nghị (M112), Công tác phí (M113), Sửa chữa thường xuyên TSCĐ(M117), Sửa chữa lớn TSCĐ (M118), Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (M119), Chi khác (M134)...
- Căn cứ vào Dự toán hàng năm có chia theo quí của các trường và các đơn vị trực thuộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo (cũng như các Bộ có trường khác) cấp Hạn mức kinh phí hàng quí cho các trường thụ hưởng qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo các Mục chi tương đương như trên.
- Các trường và các đơn vị trực thuộc làm các thủ tục thanh toán và chi tiêu qua Kho bạc nhà nước - nơi trường mở Tài khoản giao dịch.
* ở địa phương:
Từ năm 1990 đến nay, qui trình cấp phát và quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo tại địa phương đã nhiều lần thay đổi với các mô hình quản lý khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi tỉnh, thành phố. Hiện nay phổ biến nhất là 3 mô hình cấp phát và quản lý sau đây:
* Mô hình thứ nhất:
Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý toàn bộ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh (trừ phần ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản). Hàng quí, sau khi nhận được Hạn mức kinh phí do Sở Tài chính Vật giá cấp, Sở Giáo dục - Đào tạo trực tiếp cấp hạn mức kinh phí cho:
- Các trường và các đơn vị trực thuộc Sở: Các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm lao động hướng nghiệp, các Trường bồi dưỡng nghiệp vụ...
- Các Phòng Giáo dục - Đào tạo ở các Quận Huyện, để các Phòng Giáo dục - Đào tạo tiếp tục cấp cho các trường Trung học cơ sở, các trường Tiểu học và các trường Mầm non.
* Mô hình thứ hai: áp dụng cho một số tỉnh có nhiều huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa;
- Sở Giáo dục Đào tạo trực tiếp cấp hạn mức kinh phí cho: Các trường và các đơn vị trực thuộc Sở: Các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm lao động hướng nghiệp, các Trường bồi dưỡng nghiệp vụ...
- Sở Tài chính Vật giá cấp thẳng kinh phí cho các Phòng Giáo dục - Đào tạo ở các Huyện khó khăn, để các Phòng Giáo dục - Đào tạo tiếp tục cấp cho các trường Trung học cơ sở, các trường Tiểu học và các trường Mầm non (không thông qua Sở GD-ĐT)
Theo loại hình này Sở Giáo dục - Đào tạo chưa thực sự điều hành ngân sách giáo dục và đào tạo toàn tỉnh.
* Mô hình thứ ba: Sở Giáo dục - Đào tạo quản lý ngân sách chi của Văn phòng Sở và các trường trực thuộc; Phòng Tài chính huyện quản lý ngân sách giáo dục các trường trên địa bàn huyện.
Như vậy, ba loại hình quản lý ngân sách giáo dục và đào tạo nêu trên phần nào đã phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, bước đầu đã thực hiện được nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất ngân sách giáo dục - đào tạo trên toàn huyện, tỉnh.
Ưu điểm chính của việc Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý và điều hành NSGD-ĐT là:
- Sở Giáo dục - Đào tạo nắm được toàn bộ các hoạt động giáo dục và đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh do đó thuận tiện cho việc lập kế hoạch và điều hành ngân sách. Cũng từ đó chấm dứt tình trạng thiếu, nợ, chậm lương của giáo viên, từ đó làm cho đội ngũ giáo viên yên tâm, phấn khởi, gắn bó với nhà trường.
- Sở Giáo dục- Đào tạo quản lý và điều hành ngân sách nên đã đáp ứng được kinh phí cho các hoạt động của ngành theo tiến độ của năm học, hiệu quả của các hoạt động nghiệp vụ được nâng cao.
- Thông qua quản lý ngân sách toàn diện, các Sở Giáo dục - Đào tạo đã thực hiện được việc sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, chủ động giải quyết chế độ nghỉ giảng dạy đối với những giáo viên không đạt chuẩn theo hướng dẫn của Bộ.
- Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý kế hoạch ngân sách nên đã nắm được các nguồn tài chính chi cho giáo dục và đào tạo trong toàn tỉnh, chủ động sắp xếp kinh phí để thực hiện các chương trình mục tiêu.
Tuy nhiên các mô hình cấp phát và quản lý nói trên mới phù hợp được đối với khối Giáo dục của các địa phương. Đối với khối các trường đào tạo hiện nay vẫn còn phân tán do các Bộ, các ngành và các địa phương quản lý, mà chưa có phương thức quản lý chi ngân sách GD-ĐT thật hữu hiệu.
2.2.2.2. Cấp phát kinh phí chi thường xuyên
Trong những năm qua, ngân sách chi cho giáo dục- đào tạo được tăng dần qua các năm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục từ năm 1996- 2000
(Không kể XDCB)
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Tổng chi NSNN
Ngân sách chi cho sự nghiệp GD-ĐT
Tỷ lệ % so với tổng chi NSNN
1996
71.550
6.935
9,69%
1997
76.640
7.856
10,25%
1998
89.976
10.153
11,28%
1999
91.457
10.060
11,00%
2000
94.535
10.956
11,59%
Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mặc dầu vậy, ngân sách nhà nước chỉ mới đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. Phần lớn ngân sách dùng để trả lương và các khoản phụ cấp theo lương (có nơi tới 90%).
(a)
(b)
Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hình 2.1: NS GD-ĐT và tỷ lệ cho NS GD-ĐT 1999- 2002
Điều đáng quan tâm ở đây là căn cứ để phân bổ và điều hành chi thường xuyên, đó là các tiêu chuẩn, định mức chi cho giáo dục - đào tạo.
Trong thời gian qua, các chế độ về định mức thay đổi liên tục, không thống nhất, không ổn định qua các thời kỳ, có lúc định mức theo đầu học sinh, lúc theo đầu dân, có lúc lại theo cả đầu học sinh và đầu dân. Ta có thể điểm qua tình hình ban hành và sử dụng định mức chi giáo dục - đào tạo trong thời gian qua như sau:
Năm 1990, áp dụng định mức chi theo đầu học sinh, trong các khâu lập kế hoạch, cấp phát ngân sách, trong đó qui định mức tối thiểu và mức tối đa, cụ thể là:
Bảng 2.2: Mức chi cho giáo dục phổ thông năm 1990
Đối tượng
Đơn vị tính
Tối thiểu
Tối đa
Nhà trẻ thị xã, quận
Nhà trẻ huyện
Lớp mẫu giáo quận, thành phố
Lớp mẫu giáo huyện
Chi giáo dục phổ thông
+Tiểu học
+Trung học cơ sở
+Trung học phổ thông
đ/cháu/tháng
đ/cháu/tháng
đ/cháu/tháng
đ/cháu/tháng
đ/hs/năm
6.000
5.500
5.500
5.200
26.000
28.000
36.000
7.000
6.500
6.500
6.200
28.000
30.000
40.000
Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm 1991, đối với khối giáo dục, Bộ Tài chính đã ban hành và áp dụng định mức chi theo đầu học sinh, trong các khâu lập kế hoạch, cấp phát ngân sách, trong đó có phân biệt mức chi theo vùng miền, cụ thể là:
Bảng 2.3: Mức chi cho giáo dục phổ thông năm 1991
Đối tượng
Đơn vị tính
Thành phố
Miền núi
Đồng bằng, trung du
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Chi giáo dục phổ thông
+Tiểu học
+Trung học cơ sở
+Trung học phổ thông
Xóa mù chữ
Bổ túc văn hóa tại chức
Bổ túc văn hóa tập trung
đ/cháu/năm
đ/cháu/năm
đ/cháu/năm
đ/hv/năm
60.000
50.000
38.000
50.000
80.000
15.000
15.000
50.000
50.000
70.000
60.000
55.000
90.000
60.000
20.000
70.000
50.000
40.000
32.000
45.000
75.000
50.000
15.000
60.000
(Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Đối với khối đào tạo áp dụng định mức chi theo đầu học sinh, có phân biệt ngành nghề đào tạo và bậc đào tạo như sau:
Bảng 2.4: Mức chi cho khối đào tạo năm 1991
Đơn vị: 1000đ/học sinh/năm
Định mức chi đào tạo theo ngành học
Đại học, cao đẳng
THCN
Dạy nghề
A- Mức chi tổng hợp
B- Mức chi theo ngành học
1- Khối khoa học KT
2- Khối tổng hợp, sư phạm
3- Khối nông, lâm, ngư, y tế
4- Khối kinh tế, pháp lý
5- Văn hóa, nghệ thuật, TDTT
6- Cao đẳng sư phạm địa phương
7- Sơ cấp sư phạm, nhà trẻ
1.000
1.000
1.500
1.000
950
1.250
750
700
700
730
680
650
850
600
720
700
700
900
(Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Ngày 9/3/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Quyết định số 76/HĐBT quy định "Bộ Tài chính quy định lại chế độ cấp kinh phí cho giáo dục và y tế, bỏ chế độ cấp kinh phí theo đầu học sinh và số giường bệnh, chuyển sang chế độ cấp kinh phí theo đầu người dân, có hệ số thích hợp cho những vùng gặp khó khăn". Từ năm 1993, Bộ Tài chính thực hiện phân bổ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục tại các địa phương theo đầu dân có tính đến yếu tố vùng miền (phân biệt 4 vùng) và phân bổ cho đào tạo theo đầu học sinh, cụ thể như sau:
Mức chi cho giáo dục:
+Vùng thành phố 24.100 đ/người dân/năm
+ Vùng đồng bằng 16.100 đ/người dân/năm
+ Vùng trung du miền núi thấp 20.900 đ/người dân/năm
+ Vùng cao, vùng sâu, hải đảo, 32.200 đ/người dân/năm
căn cứ kháng chiến cũ
Mức chi cho đào tạo:
Bảng 2.5: Mức chi cho khối đào tạo năm 1993
Đơn vị: 1.000 đ/hs/năm
Định mức chi đào tạo theo ngành học
Đại học, Cao đẳng
THCN
Dạy nghề
A- Mức chi tổng hợp
B- Mức chi theo ngành học
1- Khối khoa học KT
2- Khối tổng hợp, sư phạm
3- Khối nông, lâm, ngư, y tế
4- Khối kinh tế, pháp lý
5- Văn hóa, nghệ thuật, TDTT
6- Cao đẳng sư phạm địa phương
7- Sơ cấp sư phạm, nhà trẻ
3.000
3.000
3.200
3.100
2.600
3.600
2.200
1.800
1.800
1.900
1.600
1.500
2.000
1.500
2.000
2.000
1.800
2.200
(Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Đến năm 1995, Bộ Tài chính sửa lại mức chi ngân sách giáo dục phân chia theo đầu dân thành 5 vùng để phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương, cụ thể như sau:
Mức chi cho giáo dục:
+Vùng thành phố: 57.960 đ/người dân/năm
+Vùng đồng bằng: 41.400 đ/người dân/năm
+ Vùng trung du: 49.680 đ/người dân/năm
+ Vùng sâu, núi thấp: 53.820 đ/người dân/năm
+ Vùng núi cao: 70.380đ/người dân/năm
Mức chi cho đào tạo:
Bảng 2.6: Mức chi cho khối đào tạo năm 1996
Đơn vị: 1.000 đ/học sinh/năm
Định mức chi đào tạo
theo ngành học
Đại học, cao đẳng
THCN
Dạy nghề
A- Mức chi tổng hợp
B- Mức chi theo ngành học
1- Khối nghệ thuật - TDTT
2- Khối tổng hợp, sư phạm
3- Khối thăm dò địa chất, thủy văn, kỹ thuật mỏ
4- Khối hàng hải
5- Khối nông lâm, thủy sản
6- Khối y tế, dược
7- Khối công nghệ, lương thực, thực phẩm
8- Khối cơ khí, luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng
9- Khối bảo quản và vật tư hh
10- Khối kỹ thuật điện tử và bưu chính viễn thông
11- Đào tạo lại 2,8 triệu/ suất
5.000
6.000
5.500
5.400
5.300
4.900
5.000
4.700
4.900
4.600
4.400
4.500
4.300
3.000
4.800
3.500
3.400
3.300
2.950
3.000
2.800
2.900
2.450
2.650
2.700
2.600
3.600
4.500
3.900
3.750
3.250
3.600
3.450
3.300
3.370
(Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Từ năm 1998 đến nay, Bộ Tài chính vẫn duy trì mức phân bổ ngân sách cho các địa phương theo đầu dân số, phân bổ ngân sách chi đào tạo theo đầu học sinh, tuy nhiên có ban hành mức chi cho giáo dục phổ thông để các địa phương xem xét vận dụng, cụ thể như sau:
Mức chi cho giáo dục:
Bảng 2.7: Mức chi cho giáo dục năm 1998
Đơn vị: 1000 đ/học sinh/năm
Cấp học
Bình quân
Thành phố
Đồng bằng
Trung du Duyên hải
Vùng sâu núi thấp
Núi cao
1. GD Mầm non
- Nhà trẻ
- Mẫu giáo
1. Tiểu học
3. Trung học cơ sở
4. Trung học phổ thông
5. Trường năng khiếu
6. TT giáo dục KTTH
7. TT giáo dục TX
8. Giáo dục trẻ khuyết tật
9. Trường DTNT
- Huyện (cấp 1,2)
- Tỉnh (cấp 3)
- Trung ương(Dự bị ĐH)
10. Xóa mù chữ
490
411
290
390
450
800
80
85
800
2.200
2.700
3.000
70
390
290
220
320
380
710
120
180
800
2.200
2.700
3.000
60
429
319
242
352
418
781
132
198
800
2.200
2.700
3.000
66
507
377
286
416
494
923
156
234
800
2.200
2.700
3.000
78
585
435
330
480
570
1.065
180
270
800
2.200
2.700
3.000
90
780
580
440
640
760
1.420
240
360
800
2.200
2.700
3.000
120
(Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Mức chi cho đào tạo:
Bảng 2.8: Mức chi cho khối đào tạo năm 1998
Đơn vị: 1000đ/học sinh/năm
Ngành đào tạo
Đào tạo
Đại học
Trung học
Dạy nghề
Dài hạn
Tại chức
- Nghệ thuật, TDTT
- Tổng hợp, Sư phạm
- Địa chất, Thủy văn, Khí tượng
- Hàng hải
- Nông Lâm Thủy sản
- Y tế, Dược
- Công nghệ, lương thực, Thực phẩm
- Cơ khí, Luyện kim, Kỹ thuật, Nhiệt, Điện, Xây dựng
- Kỹ thuật bảo quản và Vật tư hàng hóa
- Kỹ thuật điện tử, Bưu chính viễn thông
- Văn hóa thông tin, Du lịch
- Nghiệp vụ quản lý kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh cơ sở, hành chính, pháp lý
8.000
6.300
6.500
6.400
5.900
6.000
5.600
5.900
5.500
5.300
5.400
5.200
2.000
1.570
1.620
1.600
1.470
1.500
1.400
1.470
1.370
2.300
1.350
1.300
6.500
4.000
4.100
4.000
3.540
3.600
3.400
3.500
3.000
3.200
3.200
3.100
5.400
4.700
4.500
4.200
4.300
4.100
3.900
4.000
(Nguồn: Vụ Kế hoạch và Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Chi Nghiên cứu sinh:
.Tập trung: 5.500.000đ/hs/năm
.Tại chức: 4.400.000đ/hs/năm
- Cao học:
.Tập trung: 4.000.000đ/hs/năm
.Tại chức: 2.600.000đ/hs/năm
- Đào tạo lại: 3.000.000đ/hs/năm
- Kinh phí chi thường xuyên được cơ quan tài chính cấp theo quí (có chia chi tiết theo tháng) và chi tiết theo các mục chi đã được phê duyệt trong dự toán của đơn vị. Đây là một khó khăn lớn đối với các đơn vị trực tiếp chi tiêu, khi cần phải điều chỉnh Mục chi, nhất thiết phải làm văn bản đề nghị và được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt, khi đó Kho bạc nhà nước mới chấp thuận thanh toán.
Nhận xét về cấp phát kinh phí chi thường xuyên:
- Đối với phương pháp xác định định mức chi theo học sinh có ưu điểm đảm bảo đủ ngân sách chi thường xuyên cho các trường; Đối với khu vực giáo dục - đào tạo đã phát triển thì định mức chi theo đầu học sinh tỏ ra có nhiều ưu điểm: là căn cứ để tính ngân sách, cấp phát và theo dõi quyết toán... Nhưng có nhược điểm là những vùng có cơ sở vật chất trường sở kém thì với định mức này lại không đủ kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất và do vậy giáo dục - đào tạo trên địa bàn lại tiếp tục khó khăn.
- Đối với phương pháp xác định mức chi theo đầu dân đảm bảo được tính công bằng theo các vùng lãnh thổ. Các tỉnh giáo dục chưa phát triển thì ngân sách giáo dục ngoài trả lương cho thầy giáo còn có điều kiện dùng kinh phí còn dư để hỗ trợ thêm điều kiện học tập, cải tạo trường, lớp... mua sắm đồ dùng giảng dạy học tập. Nhưng có nhược điểm là đối với vùng giáo dục phát triển thì ngân sách đảm bảo chi cho con người quá cao (chi cho con người thường chiếm từ 80 đến 85% tổng ngân sách dành cho giáo dục). Tuy nhiên mức chi ngân sách theo đầu dân chỉ làm căn cứ để phân bổ ngân sách chứ không thể làm căn cứ cấp phát và quản lý được.
Trước những ưu và nhược điểm trên, khi tính toán phân bổ ngân sách trong các năm qua, các cơ quan tài chính đã vận dụng cả hai phương thức tính trên; cụ thể là phân bổ ngân sách theo đầu dân số và chia ra 5 vùng nhưng có tính đến tỷ lệ chi cho con người đảm bảo không vượt quá 70% tổng số ngân sách dành cho giáo dục của các địa phương.
- Về cơ chế phối hợp: Việc phối hợp quản lý ngân sách giáo dục- đào tạo giữa các ngành các cấp còn lúng túng không rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn dẫn đến việc quản lý kinh phí cho các trường còn lỏng lẻo (nhất là ở cấp huyện).
2.2.2.3. Cấp phát kinh phí chi Chương trình mục tiêu
Từ năm 1991 đến nay Nhà nước đã bố trí tập trung ở ngân sách Trung ương một khoản kinh phí lớn để thực hiện một số chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
Chương trình mục tiêu giáo dục - đào tạo được thực hiện với 4 mục tiêu chính sau:
- Phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ
- Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc, vùng sâu, đồng bằng sông Cửu Long
- Tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm và bồi dưỡng giáo viên.
- Tăng cường cơ sở vật chất các trường học (Bao gồm Phổ thông, Đại học, CĐ, THCN và DN)
Do có cơ chế thực hiện ngân sách thông qua các chương trình mục tiêu, nên sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã có những chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất và các điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, mà mấy chục năm trước đó chưa có được.
Bảng 2.9: Tình hình cấp phát kinh phí chương trình mục tiêu giáo dục- đào tạo
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Cộng
Giáo dục
Đào tạo
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998