MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ TIẾP XÚC
NGÔN NGỮ Ê ĐÊ – VIỆT Ở TỈNH DAK LĂK . 10
1.1. Cơ sở lí luận .10
1.1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ .10
1.2. Cơ sở thực tiễn .25
1.2.1. Khái quát về người Ê đê ở tỉnh Dak Lăk .25
1.2.2. Khái quát về ngôn ngữ Việt, Ê đê.28
1.3. Tiểu kết.37
CHƯƠNG 2. TỪ VỰNG TIẾNG Ê ĐÊ VAY MƯỢN TIẾNG VIỆT. 39
2.1. Khảo sát và thống kê lớp từ ngữ tiếng Ê đê vay mượn của tiếng Việt .39
2.1.1. Lớp từ ngữ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, lĩnh vực và vị trí công tác .39
2.1.2. Lớp từ ngữ chỉ cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.44
2.1.3. Lớp từ ngữ chỉ khoa học kĩ thuật .46
2.1.4. Lớp từ ngữ chỉ động - thực vật.53
2.1.5. Lớp từ ngữ chỉ đồ vật.55
2.1.6. Lớp từ ngữ chỉ tên người.58
2.2. Các phương thức tiếng Ê đê vay mượn từ ngữ tiếng Việt .62
2.2.1. Phương thức dịch nghĩa .62
2.2.2. Phương thức kết hợp phiên âm với dịch nghĩa .64
2.2.3. Phương thức phiên âm .66
2.2.4. Phương thức mượn nguyên dạng .702.3. Tiểu kết.71
CHƯƠNG 3. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT VAY MƯỢN TIẾNG Ê ĐÊ. 73
3.1. Khảo sát và thống kê lớp từ ngữ tiếng Việt vay mượn của tiếng Ê đê .73
3.1.1. Lớp từ ngữ chỉ địa danh .73
3.1.2. Lớp từ ngữ chỉ nhà ở, đồ dùng, dụng cụ lao động .74
3.1.3. Lớp từ ngữ chỉ không gian văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán.78
3.2. Các phương thức tiếng Việt vay mượn từ ngữ tiếng Ê đê .84
3.2.1. Phương thức dịch nghĩa .84
3.2.2. Phương thức phiên âm .85
3.2.3. Phương thức mượn nguyên dạng .87
3.3. Vấn đề địa danh của tỉnh Dak Lăk trong sự tiếp xúc ngôn ngữ.87
3.3.1. Đặc điểm dân cư và văn hóa.87
3.3.2. Vài nét về thực trạng .89
3.3.3. Một số ý kiến đề xuất.98
3.4. Tiểu kết.100
KẾT LUẬN . 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 105
PHỤ LỤC1
155 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Dak lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a của
hai dân tộc.
Cách ăn mặc của người Ê đê mang đậm nét văn hóa của vùng núi rừng
Tây Nguyên. Trước kia, đàn ông Ê đê thường đóng khố còn phụ nữ thì mặc
váy dệt từ thổ cẩm được nhuộm từ nhựa cây của rừng núi với màu đen là màu
chủ đạo. Ngày nay, do tiếp xúc với người Kinh, do những thay đổi của đời
sống xã hội, người Ê đê đa phần chỉ còn mặc trang phục truyền thống trong
những dịp lễ hội. Thường ngày, trong sinh hoạt và lao động, chỉ còn số ít
những người phụ nữ lớn tuổi hoặc trung niên còn mặc váy may theo kiểu
56
truyền thống nhưng không phải từ thổ cẩm mà bằng các loại vải của người
Kinh. Đa số đàn ông và phụ nữ Ê đê, đặc biệt là giới trẻ đã chuyển sang mặc
quần áo vì tính tiện dụng của nó. Ngôn ngữ Ê đê phải vay mượn từ tiếng Việt
các từ ngữ chỉ kiểu trang phục mới này. Chẳng hạn:
Ao: Áo
Ao lah: áo cánh
Ao dai: áo dài
Ao msei: áo giáp
Ao ti tac: áo khoác
Ao êa hjan: áo tơi, áo mưa
Chum ao Prăng: âu phục
Sa êa sa hnơng: đồng phục
Chum ao: quần áo
Ală kĭng: kính
Khi nói đến người Ê đê ở Dak Lăk, một số người ở xa, không có điều
kiện tiếp xúc hay tìm hiểu về dân tộc này thường nhầm tưởng rằng người Ê đê
đi lại bằng cách cưỡi voi. Thực ra, voi là một phương tiện vận chuyển vô
cùng quí giá, thường các nhà giàu trong buôn mới có, nhưng cũng chỉ được
dùng khi có những việc lớn, việc quan trọng. Trong sử thi Đam San, quả thực
ta thấy rằng các tù trưởng, các bà vợ của tù trưởng đi đâu cũng cưỡi voi, thể
hiện được sự uy nghiêm, sang trọng và giàu có của mình. Tuy nhiên, ngay cả
xưa kia thì những người nghèo hay phận tôi tớ cũng chỉ di chuyển bằng đôi
chân của mình. Hiện nay, voi càng trở nên quí, chúng chỉ được dùng trong
việc kéo gỗ hay chở khách du lịch. Xã hội phát triển, tiếp xúc với người Kinh,
các phương tiện dùng để đi lại được người Ê đê sử dụng phong phú. Từ ngữ
chỉ tên phương tiện đi lại, vận chuyển cũng là một nhóm từ mà tiếng Ê đê
phải vay mượn từ tiếng Việt:
57
Êdeh phiơr: máy bay
Hô mran: tàu bè
Hô mran êa ksĭ: tàu biển
Hô mran mblah ngă: tàu chiến
Êdeh đrông: tàu hỏa
Kĭ ngă hŏng msei: sà lan
Trong lớp từ ngữ chỉ đồ vật, chúng tôi nhận thấy có một nhóm từ chỉ
tên một số đồ dùng trong gia đình được tiếng Ê đê vay mượn của tiếng Việt.
Sở dĩ như vậy là do đây đều là các đồ vật mà trước kia người Ê đê không sử
dụng. Trong tiếng Ê đê không có các từ ngữ chỉ tên các đồ vật này.
Am pul pui: bóng đèn
Am pul pui kmlă: bóng điện
Boh nut ao: nút áo
Dh ŏng ƀơng êhăng: d
Dhŏng kcoh čĭm : dao pha
Dhŏng kuêh: dao cầu
Dhŏng thâo kkut: dao xếp
Eerŭm čŭt m’ar: đinh ghim
Giêt čai: cái chai
K ƀao: cái bào
Kcok prŏng: cốc vại
Kđĭn: cái đinh
Kuat: cái quạt
Msei kđĭn ktir: đinh vít
Msei kđĭn thâo ktir: đinh ốc
Msei uih: bàn là
Pui kđen mâo wer kdjŏng hiu: đèn bão
58
Pui mtrang mngac: đèn pha
Pui pĕ: máy lửa
Phič: cái phích
Các từ ngữ chỉ tên các đồ dùng trong gia đình được vay mượn theo
hình thức phiên âm là chủ yếu. Số lượng lớp từ ngữ này là 36 từ, chiếm 3,7%
tổng số từ tiếng Ê đê vay mượn từ tiếng Việt.
2.1.6. Lớp từ ngữ chỉ tên người
Cũng như các dân tộc khác, đặt tên cho con cái là một việc có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong gia đình của người Ê đê. Vì vậy, khi gia đình có
thêm thành viên mới, những bậc cha mẹ đều muốn đặt cho con mình một cái
tên thật hay, thật đẹp, gắn liền với một ý nghĩa nào đó. Tên gọi luôn gắn liền
và có ý nghĩa với cả cuộc đời của một con người, cái tên cũng là sự gửi gắm
cả một bầu trời yêu thương và hi vọng của cha mẹ vào con cái của mình.
Trong xã hội Ê đê truyền thống, dòng họ (djmê) đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Con cái thường được theo họ của mẹ. Theo quan niệm dân gian,
người Ê đê cho rằng trong xã hội Ê đê chỉ có hai dòng họ chính là Mlô và
Niê. Tất cả các dòng họ khác như B’krông, Ktla, Byă, K’sor, Ajun, Êban,
đều xuất phát từ hai dòng họ gốc này. Những người con thuộc hai dòng họ
Mlô và Niê không được lấy nhau, nếu vi phạm thì coi như đã phạm vào tội
loạn luân. Các chàng trai, cô gái thuộc các dòng họ nhánh của hai dòng Niê và
Mlô phaỉ có nghĩa vụ kết hôn qua lại để đảm bảo sự hòa thuận và duy trì nòi
giống của dân tộc.
Người Ê đê có cách đặt tên rất đặc biệt, có những điểm giống và khác
biệt so với người Kinh. Điểm giống nhau đó là trong cách đặt tên của người Ê
đê và người Kinh đều có sự phân biệt về giới tính. Theo truyền thống, để phân
biệt nữ giới, người Kinh dùng yếu tố “Thị”, người Ê đê thì dùng “H’” (Hơ)
59
đặt trước tên chính thức. Để phân biệt giới tính nam, người Kinh dùng yếu tố
“Văn” còn người Ê đê lại dùng “Y” trước tên chính. Hiện nay, trong cách đặt
tên của người Kinh đã có sự thay đổi rất nhiều. Trong tên gọi nhiều khi không
cò hiện hữu yếu tố “Thị” hoặc “Văn” để chỉ giới tính nữa, nhưng do quan
niệm của người Việt về từng giới nên khi đọc tên, hầu hết ta vẫn có thể nhận
ra được người đó là nam hay nữ.
Ví dụ: Nguyễn Ngọc Hoa, Trần Lệ Trà, Phan Thục Uyên, Hoàng Tố
Nga, Lý Ngọc Ánh Linh, (tên con gái).
Trần Thái Sơn, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Trương Quốc
Khánh, (tên con trai).
Tuy trong tên gọi cùng có sự phân biệt về giới tính nhưng cấu trúc tên
gọi của người Ê đê lại có sự khác biệt hẳn so với người Kinh. Người Kinh gọi
tên họ trước, tên chính sau còn người Ê đê lại giống với các ngôn ngữ Ấn –
Âu, gọi tên chính trước, tên họ sau.
- Mô hình tên gọi của người Kinh:
Nam giới: Tên họ + tên đệm + tên chính
Ví dụ: Trần Văn Hòa, Nguyễn Văn Tuấn, Lương Văn Thanh Quyết,
Nữ giới: Tên họ + tên đệm + tên chính
Ví dụ: Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Thị Thanh Sương, Nguyễn Thị
Minh Khai, Nguyễn Thị Bình,
- Mô hình tên gọi của người Ê đê:
Nam giới: Y + tên chính + tên họ
Ví dụ: Y Tương Niê, Y Moan Êñuôl, Y Luyên Niê,
Nữ giới: H’ + tên chính + tên họ
Ví dụ: H’Ngach Ktla, H’Ưng Êban, H’Dư Byă, H’Zeny Ajun, H’Vưt
K’sor, H’Il Êban, H’Bliêk Niê, H’Diêt Niê,
Trước đây, người Ê đê thường đặt tên con cái của mình bằng tiếng của
60
chính dân tộc mình. Tuy nhiên, hiện nay do sự tiếp xúc văn hóa với người
Kinh, trong cộng đồng người Ê đê đã xuất hiện rất nhiều tên gọi có sự kết hợp
Việt – Ê đê. Đa phần đó là sự kết hợp giữa tên được vay mượn ngôn ngữ Việt
của người Kinh và họ là của người Ê đê.
Ví dụ: Tuyết Nhung B’krông, Thu Nhung Mlô, Phương Thảo Niê,
Hoàng Lan Êban, (tên con gái).
Tuấn Anh Mlô, Thế Đắc Ê ban, (tên con trai).
Sự thay đổi trong cách đặt tên này phản ánh rất rõ sự tiếp xúc về văn
hóa và ngôn ngữ của người Ê đê với người Việt tại Dak Lăk. Đặc biệt là trong
các gia đình có sự kết hợp hôn nhân của người Kinh với người Ê đê hoặc
trong các gia đình có cha mẹ là người Ê đê nhưng đã có một thời gian học tập
và công tác rất lâu dài với người Kinh thì sự biến đổi trong cách đặt tên này
càng được thể hiện đậm nét. Sự biến đổi này không làm mất đi nét văn hóa
riêng trong cách đặt tên của người Ê đê mà ngược lại nó càng làm giàu, làm
phong phú thêm cho vốn từ chỉ tên riêng của người Ê đê. Mặc dầu vậy, sự
biến đổi này chỉ thuộc về số ít còn đại đa số các gia đình người Ê đê vẫn giữ
cách đặt tên truyền thống. Dù đặt tên theo cách nào đi chăng nữa thì khi viết
tên riêng của người Ê đê cũng đều viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên
trong mỗi từ.
Tuy có sự tiếp xúc nhưng ở các gia đình người Kinh tại Dak Lăk lại rất
hiếm thấy sự pha trộn giữa yếu tố Việt – Ê đê trong cách đặt tên cho con kể cả
ở các gia đình có cha là người Kinh, mẹ là người Ê đê. Điều này cũng là dễ
hiểu bởi thông thường, trong tiếp xúc văn hóa và ngôn ngữ, dân tộc nào có số
lượng dân cư đông hơn, lớn mạnh hơn, có nền văn hóa lâu đời hơn thì thường
ít chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa của dân tộc ít người hơn.
Một thực trạng đáng lưu ý là hiện nay, do thiếu hiểu biết về cách đặt
tên của người Ê đê mà nhiều người Việt khi gọi tên, viết tên của họ lại đi điều
61
chỉnh theo thói quen đặt tên của người Việt (tên họ trước, tên chính sau), làm
sai khác đi quan niệm truyền thống của họ. Không những trong cách dùng
thường ngày mà ngay ở các loại giấy tờ rất quan trọng như giấy khai sinh,
chứng minh thư, giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, các cơ quan hành chính cũng
không thống nhất cách ghi, dẫn tới hiện tượng cùng một người nhưng lại có
cách viết tên khác nhau. Việc làm này sẽ gây nên nhiều điều bất cập đặc biệt
là trong công tác chứng thực giấy tờ. Hiểu đúng về quan niệm và cách đặt tên
của dân tộc Ê đê là điều cần thiết nhằm đảm bảo đúng cơ sở khoa học cũng
như thể hiện được dấu ấn văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc trong cách đặt
tên, viết tên riêng.
Tên riêng là một lớp từ đặc biệt, nó được người ta đặt có thể chỉ dựa
trên sở thích, thói quen, mà không cần tuân theo một qui tắc cấu tạo từ hay
quy tắc chính tả nào. Lớp từ chỉ tên người chịu ảnh hưởng bởi nét tâm lí chủ
quan của mỗi cá nhân cũng như tính chất văn hóa đặc trưng của vùng dân cư.
Chính vì vậy, khi đưa ra một cách viết nào đấy, chúng ta không nên áp đặt
một cách cứng nhắc.
Hiện nay, ở Dak Lăk, trong cách viết tên của người Ê đê tồn tại hai
hình thức đó là tên được viết thuần bằng tiếng Ê đê và tên có sự kết hợp giữa
tiếng Ê đê và tiếng Việt. Dù ở hình thức nào thì tên người cũng được viết
bằng chữ cái La tinh nên cũng không quá khó để chúng ta nhận dạng. Do vậy,
khi viết tên của người Ê đê chúng ta cần phải tôn trọng cách viết của họ: viết
nguyên dạng như cách đặt tên, cách viết mà họ sử dụng đồng thời phải viết
hoa tất cả những chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên của mỗi từ.
Ví dụ: Y Dlong Êban, H’Siêu Bjă, H’Ưng Mlô,
Đối với cách đặt tên có sự kết hợp giữa tiếng Ê đê và tiếng Việt, thì
chúng ta nên chấp nhận theo ý muốn chủ quan của họ. Tức là có thể viết tên
chính trước, tên họ sau theo cấu trúc tên của người Ê đê hoặc ngược lại theo
62
cấu trúc tên của người Kinh đều chấp nhận được, đồng thời cũng phải viết hoa
tất cả những chữ cái đầu của âm tiết đứng đầu mỗi từ.
2.2. Các phương thức tiếng Ê đê vay mượn từ ngữ tiếng Việt
2.2.1. Phương thức dịch nghĩa
Tiếng Ê đê đã vay mượn của tiếng Việt rất nhiều từ ngữ bằng phương
thức dịch nghĩa. Đây là phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong số tất
cả các phương thức vay mượn từ vựng tiếng Việt của tiếng Ê đê.
Theo phương thức vay mượn này, từ ngữ tiếng Việt chỉ được tiếng Ê đê
vay mượn về nội dung ngữ nghĩa còn toàn bộ hình thức từ bao gồm ngữ âm,
chữ viết, hình thái – cấu trúc là của tiếng Ê đê.
Ví dụ:
Từ vay mượn Dịch từ vựng Dịch văn học
Sang mdrao Nhà chữa bệnh Bệnh viện
Čưng boh Đá quả (trái) Đá bóng
Kan mnga Cá hoa Cá vàng
Theo phương thức này, tiếng Ê đê không những chỉ dịch sát nghĩa các
từ của tiếng Việt mình không có mà nhiều khi còn là sự mô phỏng nghĩa, giải
thích nghĩa. Tức là, khi không tìm được từ trong tiếng Ê đê có nghĩa tương
đương như tiếng Việt thì tiếng Ê đê tìm đến giải pháp áp dụng cách giải thích
nghĩa. Ví dụ:
Dap: bằng phẳng; Kngư: dốc - Dap kngư: cao nguyên
Thâo: biết; nao: đi - Thâo nao: di động
Mnuih klia pưk sang (người xây nhà): thợ nề
Êlan kah krah (đường ở giữa): đường kính
63
Khi vay mượn từ vựng từ tiếng Việt, những từ vay mượn theo hình
thức này khi vào tiếng Ê đê đã bị thay đổi hoàn toàn về cách viết so với tiếng
Việt. Lí do phải thay đổi về chữ viết là do tiếng Ê đê và tiếng Việt tuy cùng
thuộc hệ chữ cái La tinh nhưng lại có những chữ cái, những dấu phụ, những
qui tắc tạo chữ viết khác nhau. Nói cách khác, tiếng Ê đê và tiếng Việt là hai
ngôn ngữ khác nhau, khi vay mượn theo hình thức dịch nghĩa, tiếng Ê đê chỉ
muốn mượn phần ngữ nghĩa của tiếng Việt còn tất cả các phần khác như ngữ
âm, hình thái – cấu trúc, chữ viết tiếng Ê đê sử dụng những gì sẵn có của
mình.
Theo hình thức này, có rất nhiều từ trong tiếng Ê đê đã được mở rộng,
phát triển về mặt ngữ nghĩa. Đây cũng là một trong những lí do làm xuất hiện
các từ đa nghĩa trong tiếng Ê đê.
Ví dụ:
Khua (tt) 1.Træåíng. Ama H’Ran jing khua [uän:
Bäú H’ Ran laì træåíng laìng.
2. Giaì. Ktår anei khua leh: Bàõp naìy giaì
räöi.
3. Ngæåìi laînh âaûo cå quan, ban ngaình.
Khua phu\n bruà mtä mjuàt: Bäü træåíng Bäü Giaïo
duûc; Khua phu\n bruà mgang ala: Bäü træåíng Bäü
Quäúc phoìng; Khua Knå\ng bruà mtä mjuàt: Giaïm âäúc
Såí Giaïo duûc - Âaìo tạo [37, tr.68].
Trong tiếng Ê đê, từ “khua” có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là trưởng
và nghĩa thứ hai là già. Khi tiếp xúc với tiếng Việt, từ này mới được bổ sung
một nghĩa mới là người lãnh đạo cơ quan, ban ngành. Nghĩa thứ ba chính là
nghĩa mà tiếng Ê đê vay mượn của tiếng Việt.
Từ čut thuộc từ loại động từ, có nghĩa xuất phát là cắm. Sau này tiếng Ê
64
đê vay mượn của tiếng Việt thêm nghĩa thứ hai là đeo và nghĩa thứ ba là mặc.
Čut (dgt) 1. Càõm. }u\t wah: Càõm cáu; }u\t â^ng kpiã:
Càõm cáön ræåüu.
2. Âeo. }u\t buã: Âeo bäng tai; }u\t krah:
Âeo nháùn.
3. Màûc (chè duìng cho màûc quáön) }u\t ]hum:
Màûc quáön.
[37, tr.24].
2.2.2. Phương thức kết hợp phiên âm với dịch nghĩa
Tiếng Ê đê đã mượn của tiếng Việt một số lượng lớn các từ của tiếng
Việt theo phương thức kết hợp giữa từ của tiếng Ê đê với từ của tiếng Việt.
Nói cách khác đây là phương thức vay mượn có sự kết hợp cả hai phương
thức phiên âm và phương thức dịch nghĩa. Theo cách vay mượn này, tiếng Ê
đê đã bổ sung thêm được một lượng từ vựng vào ngôn ngữ của mình bằng
cách ghép từ của ngôn ngữ Ê đê với từ của tiếng Việt.
Ở cách vay mượn bằng phương thức này, yếu tố từ tiếng Việt thường là
chỉ các sự vật, sự việc mà tiếng Ê đê không có, phải vay mượn của tiếng Việt.
Tuy nhiên, khi tiếng Ê đê vay mượn của tiếng Việt, từ đó chỉ được giữ
nguyên ý nghĩa còn hình thức chữ viết đã bị thay đổi đi cho phù hợp với cách
phiên âm của người Ê đê. Tức là, theo cách này thì yếu tố từ tiếng Việt trong
tổ hợp từ vay mượn đã được phiên âm.
Yếu tố thứ hai chỉ các sự vật, sự việc, tính chất, còn lại trong từ được
dịch nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng Ê đê và được viết bằng chữ Ê đê. Chúng
tôi gọi hình thức vay mượn này là phương thức kết hợp giữa phiên âm và dịch
nghĩa.
65
Ví dụ:
Từ vay mượn Yếu tố Việt Yếu tố Ê đê Dịch nghĩa
Ao msei ao msei Áo giáp
Sang maĭ maĭ sang Nhà máy
Kruê čên čên kruê Quả chanh
Kcok prŏng kcok prŏng Cốc vại
Mtô klei daŏ daŏ mtô klei Giảng đạo
Mdhă kơ tương kơ tương mdhă Bàn cờ tướng
Boh sâo riêng sâo riêng boh Sầu riêng
Toi prŏng toi prŏng Tỏi tây
Qua khảo sát các từ vay mượn tiếng Việt của tiếng Ê đê theo phương
thức này, chúng tôi đã tổng kết ra các mô hình cấu tạo của từ vay mượn theo
phương thức kết hợp từ tiếng Việt với từ tiếng Ê đê như sau:
Mô hình 1: Từ mượn = Yếu tố Việt (đã được phiên âm) + Yếu tố Ê đê
Ví dụ:
Từ mượn Yếu tố Việt Yếu tố Ê đê
Ao lah Ao lah
Ao ti tac Ao ti tac
Ao êa hjan Ao êa hjan
Toi prŏng Toi prŏng
Ƀêñ lăp Ƀêñ lăp
Lĭng k’han Lĭng k’han
Ao să Ao Să
Ngông dliê Ngông Dliê
Mô hình 2: Từ mượn = Yếu tố Ê đê + Yếu tố Việt (đã được phiên âm)
Ví dụ:
Từ mượn Yếu tố Ê đê Yếu tố Việt
66
Sang maĭ Sang maĭ
Khil đao Khil đao
Boh kruê kuit Boh kruê kuit
Kčĭng ao Kčĭng ao
Ală kĭng Ală kĭng
Kruê čên Kruê čên
Khil đao Khil đao
Mdhă kơ tương Mdhă kơ tương
Khua phŭn či ƀô Khua phŭn či ƀô
Giêt čai Giêt čai
Angĭn mơng lao Angĭn mơng lao
Mô hình 3: Từ mượn = Yếu tố Ê đê + Yếu tố Việt (đã được phiên âm)
+ Yếu tố Ê đê
Ví dụ:
Từ mượn Yếu tố Ê đê Yếu tố Việt Yếu tố Ê đê
Giêt čai mang Giêt čai mang
Sang čơ mnia Sang čơ mnia
Asăr tiêu êjăng Asăr tiêu êjăng
Nhờ vào cách kết hợp đa dạng theo các mô hình như trên để vay
mượn từ của tiếng Việt, tiếng Ê đê đã tạo cho mình có thêm được một số
lượng từ vựng rất phong phú.
2.2.3. Phương thức phiên âm
Bên cạnh phương thức được sử dụng phổ biến nhất là dịch nghĩa thì
phiên âm cũng là một cách để tiếng Ê đê có thể mượn các từ ngữ của tiếng
Việt, làm giàu vốn ngôn ngữ cho mình. Theo tác giả Nguyễn Văn Khang,
67
phiên âm là phương thức vay mượn từ vựng bằng cách dựa trên (phỏng theo)
âm đọc của từ ngữ vay để ghi lại từ ngữ đó bằng cách đọc, cách viết của ngôn
ngữ đi vay [14, tr.52].
Nếu vay mượn theo phương thức dịch nghĩa, tiếng Ê đê chỉ giữ lại phần
ngữ nghĩa của từ đi vay còn thay đổi toàn bộ các yếu tố chữ viết, hình thái –
cấu trúc, ngữ âm thì theo phương thức phiên âm, tiếng Ê đê chỉ thay đổi một
phần cách viết, cách đọc của các từ ngữ vay mượn từ tiếng Việt cho phù hợp
với cách đọc, cách viết của ngôn ngữ mình. Còn các yếu tố như ngữ nghĩa và
hình thái – cấu trúc thì được giữ nguyên. Ví dụ:
Ao: áo
Ƀêñ: bánh
Ƀêñ mi: bánh mì
Băo: báo
Băo čĭ: báo chí
Či ƀô: chi bộ
Ƀung: bún
Kăn ƀô: cán bộ
Čê: chè
Kông an: công an
Yu kic: du kich
Đăi sô: đại số
Mit: mít
Kuat: quạt
Toi: tỏi
Wơt lĭ: vật lý
Cùng là vay mượn bằng hình thức phiên âm nhưng mỗi ngôn ngữ đều
cố gắng xây dựng cho mình một số nguyên tắc phiên âm riêng. Khi vay mượn
68
từ vựng của tiếng Việt bằng phương thức này, tiếng Ê đê cũng dựa trên một
số quy tắc riêng của mình.
Thứ nhất, do tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu còn tiếng Ê đê
thì không nên khi vay mượn từ vựng của tiếng Việt, tiếng Ê đê đã phải loại bỏ
thanh điệu đi cho phù hợp với đặc điểm về cấu tạo chữ viết và phát âm của
ngôn ngữ mình. Ví dụ:
Ao: Áo
Ao dai: Áo dài
Ƀêñ: bánh
Băo: Báo
Băo čĭ: báo chí
Či ƀô: chi bộ
Ƀung: bún
Đăi sô: đại số
Mit: mít
Kuat: quạt
Nông trương: nông trường
Thứ hai, mặc dù cùng sử dụng kiểu chữ cái La tinh để ghép thành các
con chữ, nhưng do mỗi ngôn ngữ Việt – Ê đê lại có bảng chữ cái riêng của
mình và hai bảng chữ cái này không giống nhau ở tất cả các chữ cái. Vì vậy,
khi vay mượn từ vựng của tiếng Việt, tiếng Ê đê đã phải biến đổi một số chữ
cái đi cho phù hợp với ngôn ngữ của mình. Một số qui luật biến đổi về mặt
chữ viết:
Chữ b > ƀ.
Lí do: chữ ƀ trong tiếng Ê đê có âm tiếng Việt tương ứng là b. Ví dụ:
Ƀêñ: bánh
Ƀêñ ƀao: bánh bao
69
Ƀêñ trang: bánh đa
K ƀao: cái bào
Ƀi: bi
Či ƀô: chi bộ
Ƀom: bom
Ƀom bi: bom bi
Ƀung: bún
Kăn ƀô: cán bộ
Chữ ch > č.
Lí do: chữ č trong tiếng Ê đê có âm tiếng Việt tương ứng là ch. Ví dụ:
Băo čĭ: báo chí
Či ƀô: chi bộ
Čê: chè
Yu kič: du kich
Či ƀô: Chi bộ
Chữ c > k; q > k.
Lí do: chữ k trong tiếng Ê đê có âm tiếng Việt tương ứng là c, q. Trong
bảng chữ cái tiếng Ê đê không có chữ c. Ví dụ:
Kăn ƀô: cán bộ
Kông an: công an
Kơ tương: cờ tướng
Kuat: quạt
Chữ a > ă, a > ê
Băo: báo
Băo čĭ: báo chí
Kăn ƀô: cán bộ
Đăi sô: đại số
70
Ƀêñ: bánh
Chữ nh > ñ.
Lí do: chữ ñ trong tiếng Ê đê có âm tiếng Việt tương ứng là nh. Ví dụ:
Ƀêñ: bánh
Ƀêñ ƀao: bánh bao
Ƀêñ trang: bánh tráng
Chữ v > w.
Lí do: chữ w trong tiếng Ê đê có âm tiếng Việt tương ứng là v. Ví dụ:
Wơt lĭ: vật lý
Có sự biến đổi các chữ cái như trên không phải là ngẫu nhiên, bất qui
luật mà phải căn cứ trên cách phát âm các âm vị của tiếng Ê đê. Hay nói cách
khác, theo cách này, tiếng Ê đê đã mượn nguyên tiếng Việt về hình thái – cấu
trúc và ý nghĩa, nhưng có sự thay đổi về chữ viết và cách phát âm cho phù
hợp.
Chúng tôi nhận thấy các từ ngữ vay mượn theo hình thức phiên âm đều
là những từ chỉ những sự vật, sự việc, hiện tượng, không có trong tiêng Ê
đê nhưng lại có trong tiếng Việt. Có thể đó là các từ thuần Việt, cũng có thể
đó là các từ mà tiếng Việt phải đi vay mượn của các ngôn ngữ khác. Tuy
nhiên, chỉ khi tiếp xúc với người Việt, do sự thiếu hụt về ngôn ngữ, tiếng Ê đê
đã vay mượn các từ ngữ này từ tiếng Việt. Hay nói cách khác, ngôn ngữ của
người Ê đê phải đi vay mượn các từ ngữ của người Việt theo hình thức phiên
âm là do thiếu, không có.
2.2.4. Phương thức mượn nguyên dạng
Mượn nguyên dạng cũng là một trong những phương thức được tiếng Ê
đê sử dụng trong rất nhiều các trường hợp vay mượn từ vựng. Các từ được
mượn nguyên dạng đa phần chỉ các sự vật, sự việc, đặc điểm, tính chất, chỉ
71
có trong tiếng Việt. Cộng đồng buôn làng với những nét văn hóa riêng của
người Ê đê khi chưa có sự tiếp xúc giao lưu với người Việt không có các hoạt
động, sự vật, sự việc, này.
Ví dụ: Ca nhạc, kí túc xá, khám bệnh, cá chép, cá trắm, đại học, cao
đẳng, cấp cứu, câu lạc bộ, cầu thủ, trọng tài, chè, chứng minh thư,
Theo phương thức vay mượn này, tiếng Ê đê giữ y nguyên ngữ nghĩa,
chữ viết và hình thái cấu trúc của từ mượn tiếng Việt. Về ngữ âm, người sử
dụng tiếng Ê đê cũng cố gắng phát âm các từ ngữ này sao cho giống nhất với
cách phát âm của người Việt. Tuy nhiên, do những đặc trưng về ngữ âm của
hai ngôn ngữ là khác nhau; do thói quen phát âm của người Ê đê khác với
người Việt nên dù là mượn nguyên dạng nhưng người ta vẫn có thể dễ dàng
nhận ra giọng của một người Ê đê khi nói hay đọc các từ vay mượn ở hình
thức nguyên dạng này.
2.3. Tiểu kết
Khi hai ngôn ngữ Ê đê - Việt có sự tiếp xúc với nhau thì tất yếu sẽ xảy
ra hiện tượng vay mượn từ vựng. Vay mượn từ vựng là một hiện tượng thuộc
ngôn ngữ học xã hội và nó chịu sự chi phối của các nhân tố xã hội. Ở đây, rõ
ràng rằng tiếng Việt là ngôn ngữ chiếm ưu thế nên nó có những ảnh hưởng
mạnh mẽ hơn tới tiếng Ê đê. Mà cụ thể theo chúng tôi khảo sát được thì tiếng
Ê đê đã vay của tiếng Việt 974 từ vựng (trong tổng số hơn 4200 từ vựng tiếng
Ê đê), chiếm khoảng 23% tổng số từ vựng tiếng Ê đê.
Các từ ngữ tiếng Ê đê vay mượn từ tiếng Việt chủ yếu thuộc từ loại
danh từ. Các từ ngữ này đa phần thuộc một trong các nhóm các từ chỉ nghề
nghiệp, chức vụ, lĩnh vực, vị trí công tác; tên cơ quan, đơn vị hành chính sự
nghiệp; khoa học kĩ thuật; động - thực vật; từ chỉ tên người và đồ vật. Trong
số đó, do không có nên lớp từ chỉ khoa học kĩ thuật là nhóm từ ngữ mà tiếng
Ê đê phải vay mượn hoàn toàn từ tiếng Việt.
72
Để vay mượn từ ngữ của tiếng Việt, tiếng Ê đê đã sử dụng một số
phương thức cơ bản như: phương thức dịch nghĩa, phương thức phiên âm,
phương thức kết hợp cả phiên âm và dịch nghĩa, phương thức mượn nguyên
dạng. Đây cũng là những phương thức vay mượn nói chung của tất cả các
ngôn ngữ trên thế giới. Khi vay mượn từ ngữ của tiếng Việt, tiếng Ê đê cũng
đã sử dụng các phương thức vay mượn chung này nhưng vẫn có những
nguyên tắc riêng của mình.
Tiếp xúc ngôn ngữ Ê đê – Việt mà cụ thể là hiện tượng vay mượn từ
vựng đã giúp cho cả hai ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Ê đê làm giàu thêm vốn từ
vựng của mình. Vốn từ vay mượn đó đã được sử dụng đi vào mọi hoạt động
giao tiếp thường ngày. Trong hoạt động giao tiếp của người Ê đê kể cả giao
tiếp trực tiếp bằng miệng hay gián tiếp bằng văn bản thì lớp từ vay mượn của
tiếng Việt cũng đã được sử dụng góp phần giúp cho tiếng Ê đê đảm nhiệm tốt
vai trò là công cụ giao tiếp của mình. Nhờ có lớp từ vay mượn này, những
người nói tiếng Ê đê có thể giao tiếp hiệu quả với nhau trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống. Hiện nay, trong thực tế sử dụng tiếng Ê đê, kể cả nói hay
viết, người nói tiếng Ê đê ngày càng thích sử dụng nhiều hơn các từ vay
mượn tiếng Việt ở hình thức mượn nguyên dạng. Tức là giữ nguyên chữ viết
như tiếng Việt và cố gắng phát âm cho gần giống nhất với cách phát âm của
người Việt. Điều này cũng là dễ hiểu vì hiện nay, hầu hết tất cả người Ê đê đã
đều được đi học và đều thông thạo tiếng Việt.
73
Chương 3.
TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT VAY MƯỢN TIẾNG Ê ĐÊ
3.1. Khảo sát và thống kê lớp từ ngữ tiếng Việt vay mượn của tiếng Ê đê
3.1.1. Lớp từ ngữ chỉ địa danh
Dak Lăk là tỉnh có bề dày lịch sử rất phong phú và đa dạng, với nhiều
tộc người anh em cùng nhau làm ăn, sinh sống. Theo dòng thời gian, các tộc
người xuất hiện trên quê hương này gồm người Ê đê, người M’Nông, người
Jrai Kế đến là người Việt, người Bru, Vân Kiều và gần hầu hết các tộc
người thiểu số phía Bắc như Tày, Thái, Mường, Mông, Dao Nhưng căn cứ
vào bề dày lịch sử và số lượng người cư trú ta có thể khẳng định, Dak Lăk
chính là quê hương, là thủ phủ của người Ê đê.
Các địa danh trên địa bàn theo đó lần lượt được hình thành ở nhiều
dạng khác nhau nhưng chủ yếu có thể có 2 loại, loại dựa vào ngôn ngữ của
các dân tộc cư trú lâu đời nhất ở Dak Lăk trong đó có dân tộc Ê đê và loại cải
biên tên gọi đã có hoặc gắn với tên địa phương của dân mới đến. Dù được giữ
nguyên dạng hay đã có sự cải biên đi thì đây cũng chính là vốn từ ngữ chỉ địa
danh mà tiếng Việt vay mượn từ tiếng Ê đê.
Những địa danh được gọi bằng tiếng Ê đê thường mượn từ tên gọi các
địa hình, địa vật như núi, đồi, sông, suối, ao hồ, vùng tự nhiên hoặc tên người
trong truyền thuyết, trong lịch sử. Trong quá trình thành lập, xây dựng và phát
triển tỉnh Dak Lăk, nhà nước ta không thay đổi mà giữ nguyên các tên gọi đã
có của người bản địa. Chẳng hạn:
Theo tên gọi đồi núi: huyện }æ\ Jut, huyện }æ\ Mgar, Trong
tiếng Ê đê “čư\” có nghĩa là “núi”.
Theo tên gọi sông suối: huyện Krông Knô, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp,
Dak Mil, Dak Nông, xã Ea Tlinh, xã Ea Kao, phường Ea Tam,...
Theo tên gọi một con thác: Buôn Drai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_07_0536036888_2765_1871593.pdf