Luận văn Tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhật Quang – Siêu thị máy tính Blue Sky

Để có thể bán hàng cho khách hàng với số lượng sản phẩm lớn công ty cần phải có các hợp đồng ký kết trước khi có đơn đặt hàng. Công ty luôn có khách hàng thường xuyên nên hàng năm công ty đều có thời điểm thoả thuận công việc một cách thích hợp và hợp đồng phải được ký kết theo quy định của công ty. Khách hàng đã ký kết hợp đồng với công ty để có thể nhận hàng tại kho của công ty, hay công ty giao hàng tại địa điểm thoả thuận trong hợp đồng. Khi khách hàng nhận được hàng thì việc thanh toán sẽ được thực hiện trực tiếp hay chuyển qua tài khoản sau một thời gian thoả thuận trong hợp đồng.

 Ngoài việc xuất giao cho hợp đồng, công ty còn sẵng sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, xuất bán cho mọi đối tượng. Hiện nay công ty đã có một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu sản phẩm của mình.

 Việc theo dõi tiêu thụ sản phẩm do phòng tài vụ trực tiếp làm việc. Từng loại sản phẩm hàng hoá theo dõi trên sổ chi tiết, được lập cho từng quý; kế toán căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho trong quý để lập sổ và công ty cũng thực hiện việc theo dõi tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm theo từng quý, từng tháng. Cuối mỗi quý phòng tài chính kế toán lại tập hợp các kết quả tiêu thụ sản phẩm trong quý theo các chỉ tiêu số lượng, số tiền chi tiết cho từng loại hàng hoá và số thuế doanh thu trực tiếp cho từng loại sản phẩm.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhật Quang – Siêu thị máy tính Blue Sky, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo, giới thiệu sản phẩm mới * Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Nhật Quang. Cùng với quá trình phát triển của công ty Nhật Quang – Siêu thị máy tính Blue Sky đã và đang là một trong những công ty thương mại, hoạt động trong lĩnh vực tin học hàng đầu của Việt nam với đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề cao, chất lượng, quy mô hoạt động lớn, được khách hàng tin cậy bạn hàng tín nhiệm và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó công ty còn thiết lập trung tâm thiết bị và chuyển giao hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị, khoa học,thí nghiệp, hiệu chuẩn trắc địa, giảng dạy và đo lường. Ngoài ra hoạt động của công ty không chỉ dừng ở đó mà còn hướng dẫn khách hàng biết được những giải pháp tốt nhất trong quá trình sử dụng máy vi tính. Các hoạt động của công ty Nhật Quang không chỉ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ thương mại mà còn đầu tư lớn vào việc phát triển phần mềm ở Việt nam. Trong đó: Các hoạt động của công ty được chia làm 5 lĩnh vực chính : - Phân phối sản phẩm tin học viễn thông - Phát triển phần mềm ứng dụng - Cung cấp giải pháp tin học - Cung cấp thiết bị công nghệ cao và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tin học. - Kinh doanh bán lẻ các sản phẩm tin học và thiết bị văn phòng * Thị trường tiêu thụ sản phẩm Do sản phẩm kinh doanh của công ty là các loại máy tính, máy in, máy chiếu và các loại thiết bị khác ở Nhật Bản, nên thị trường tiêu thụ chủ yếu là đô thị, nhất là các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh. ở 2 thành phố này không những dân cư đông mà nhu cầu sử dụng máy tính, máy in, máy chiếu cũng tập trung ở các thành phố, từ đó tạo điều kiện cho sản phẩm của công ty có thể đến với người tiêu dùng một cách dễ dàng.Họ có điều kiện để tiêu thụ sản phẩm của công ty được nhanh hơn. Hơn thế nữa, họ có sự hiểu biết về công nghệ thông tin và cách sử dụng các loại thiết bị mới này. Chính vì có được sự cọ sát với thị trường nên cán bộ trong công ty đã mạnh dạn đưa sản phẩm của công ty xâm nhập vào những thị trường nóng bỏng này. Kết quả là sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước cạnh tranh được với nhiều hãng máy tính khác trên thế giới. II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở công ty Nhật quang 1. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ phẩm Để quá trình kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm mang lại hiệu quả cao, phát triển kịp với xu thế thời đại, theo kịp với những biến động của thị trường thì việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề không thể thiếu đối với mỗi doanh nghệp hiện nay. Viêc lập kế hoạch phải dựa trên khả năng thực tế của doanh nghiệp, phải căn cứ vào thị trường thông qua việc xử lý các thông tin về kinh tế, khoa học, kỹ thuật... kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thực chất là dự đoán trước số lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá bán sản phẩm kỳ kế hoạch , doanh thu sẽ đạt được trong kỳ để có thể chủ động tổ chức tiêu thụ sản phẩm. a) Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhật Quang Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty được lập cho cả năm và theo từng quý. Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả năm có dự kiến số lượng sản phẩm cho từng quý, trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từng quý lại dự kiến số lượng sản phẩm cho từng tháng. Việc lập kế hoạch tiêu thụ phẩm cả năm của công ty căn cứ vào các hợp đồng của các đơn vị, cá nhân... được ký kết trong năm kế hoạch, căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm năm trước, nhu cầu thị trường trong năm kế hoạch. *Thời điểm lập kế hoạch. Thời điểm cônng ty Nhật Quang tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thường vào tháng 10 năm báo cáo, đây cũng là thời điểm mà công ty tiến hành lập các kế hoạch tài chính. b) Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2000 của công ty Nhật Quang. Sản phẩm tiêu thụ của công ty bao gồm rất nhiều chủng loại, mặt hàng chẳng hạn như máy tính, máy in, máy chiếu, máy huỷ tài liệu... nhưng ở đây em chỉ đi sâu vào nghiên cứu 3 mặt hàng chính của công ty đó là máy tính, máy in và máy chiếu. Trong năm 2000 kế hoạch tiêu thụ sản phẩm các loại của công ty được lập như biểu số 1 trang bên . Các chỉ tiêu của kế hoạch tiêu thụ năm 2000 được xác định như sau: “Tên sản phẩm ” được lập cho mặt hàng mát tính, máy in và máy chiếu. “Tồn đầu kỳ” được lập từ số lượng sản phẩm tồn năm trước. “Nhập trong kỳ” được căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 1999 và dự đoán nhu cầu năm kế hoạch. “Xuất trong kỳ ” được căn cứ vào hoá đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký kết. “Tồn cuối kỳ” được xác định bằng cách cộng số sản phẩm ở cột ”dư đầu kỳ” với số liệu tương ứng ở cột “nhập trong kỳ” rồi trừ đi cột “ xuất trong kỳ”. “Doanh thu dự kiến” được xác định bằng cách nhân số sản phẩm ở cột ”kế hoạch 2000” với số liệu tương ứng ở cột “đơn giá kế hoạch” Ngoài kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập chung cho cả năm , công ty còn tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho từng quí, tháng để cụ thể hoá hơn nữa hoạt động tiêu thụ ở công ty nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quí được lập khá chi tiết, chẳng hạn như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quí IV năm 2000 được biểu hiện ở biểu số 2 (trang bên). Qua công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và chi tiết cho các tháng để thấy rằng việc lập kế hoạch ở công ty Nhật Quang cụ thể, chi tiết và có cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Đây cũng là cơ sở để công ty đưa ra những phương hướng, mục tiêu giúp cho công ty tìm ra những phương hướng, biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2000 của công ty. Doanh thu tiêu thụ dự kiến của máy tính, máy in và máy chiếu đạt 58.617.280 ngìn đồng tăng 14.283.101 ngìn đồng so với năm 1999, tỷ lệ tăng là 32,22%.Cụ thể là: Doanh thu dự kiến của máy tính năm 2000 là 28.017.500 nghìn đồng tăng Doanh thu dự kiến của máy in năm 2000 là 25.352.280 nghìn đồng tăng Doanh thu dự kiến của máy chiếu năm 2000 là 5.247.500 nghìn đồng tăng Nguyên nhân của kết quả trên: - Đơn đặt hàng tăng, số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ tăng dẫn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm dự kiến cũng tăng. Máy tính lượng số lượng tiêu thụ năm 1999 là 3000 chiếc, dự kiến tiêu thụ năm 2000 là 3461 chiếc, tăng 461 chiếc, tỷ lệ tăng là 15,36%. Máy in số lượng tiêu thụ năm 1999 là 3190 chiếc, dự kiến tiêu thụ năm 2000 là 3648 chiếc, tăng 458 chiếc, tỷ lệ tăng là 14,36%. Máy chiếu số lượng tiêu thụ năm 1999 là 820 chiếc, dự kiến tiêu thụ năm 2000 là 925 chiếc, tăng 105 chiếc, tỷ lệ tăng là 11,35%. - Về giá tính cho một chiếc máy tiêu thụ được biểu hiện ở biểu số 3. Nhìn chung giá cả đối các loại với sản phẩm năm 2000 đều tăng lên so với năm 1999. Sở dĩ có được giá kế hoạch năm 2000 tăng lên như vậy là do sự biến động tỷ giá hối đoái và nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên. Dưới sự tác động của 2 nhân tố trên: số lượng, giá cả sản phẩm kỳ kế hoạch năm 2000 so với thực tế năm 1999 đã dẫn đến kết quả doanh thu dự kiến tiêu thụ sản phẩm năm 2000 tăng lên. Công tác lập kế hoạch của công ty nhìn chung mang tính khả thi cao tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm sau: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mới chỉ dựa vàocác hợp đồng được ký kết, mà ở đây công ty chủ yếu tiêu thụ theo phương thức bán lẻ là chủ yếu, công ty chưa quan tâm đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ nên mặc dù kế hoạch tiêu thụ rất sát nhưng công ty dường như chỉ bán tại siêu thị, sản phẩm của công ty chưa mở rộng ra thị trường và người tiêu dùng ở các vùng lân cận. Đó là một vài điểm yếu trong công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở công ty nói chung và công tác lập kế hoạch ở công ty nới riêng. Muốn đi vào tìm hiểu rõ hơn về công tác thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm như thế nào cần nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2000. 2. Tình hình tổ chức thực hiện kế hoach tiêu thụ sản phẩm năm 2000 của công ty Nhật Quang. a) Phương thức tổ chức giao hàng của công ty. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và ký kết hợp đồng một cách thuận lợi với khách hàng, công ty đã có phương thức bán hàng cho riêng mình phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường. Để có thể bán hàng cho khách hàng với số lượng sản phẩm lớn công ty cần phải có các hợp đồng ký kết trước khi có đơn đặt hàng. Công ty luôn có khách hàng thường xuyên nên hàng năm công ty đều có thời điểm thoả thuận công việc một cách thích hợp và hợp đồng phải được ký kết theo quy định của công ty. Khách hàng đã ký kết hợp đồng với công ty để có thể nhận hàng tại kho của công ty, hay công ty giao hàng tại địa điểm thoả thuận trong hợp đồng. Khi khách hàng nhận được hàng thì việc thanh toán sẽ được thực hiện trực tiếp hay chuyển qua tài khoản sau một thời gian thoả thuận trong hợp đồng. Ngoài việc xuất giao cho hợp đồng, công ty còn sẵng sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, xuất bán cho mọi đối tượng. Hiện nay công ty đã có một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu sản phẩm của mình. Việc theo dõi tiêu thụ sản phẩm do phòng tài vụ trực tiếp làm việc. Từng loại sản phẩm hàng hoá theo dõi trên sổ chi tiết, được lập cho từng quý; kế toán căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho trong quý để lập sổ và công ty cũng thực hiện việc theo dõi tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm theo từng quý, từng tháng. Cuối mỗi quý phòng tài chính kế toán lại tập hợp các kết quả tiêu thụ sản phẩm trong quý theo các chỉ tiêu số lượng, số tiền chi tiết cho từng loại hàng hoá và số thuế doanh thu trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Về phương thức bán hàng công ty đã áp dụng hình thức bán lẻ trên mạng internet. b) Các biện pháp kinh tế đã được công ty sử dụng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong năm 2000 của công ty Nhật Quang. * Chính sách giá cả linh hoạt: Như nhiều doanh nghiệp kinh doanh khác,nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, công ty đã áp dụng hình thức giảm giá 3% đối với những khách hàng mua khối lượng sản phẩm lớn. Do đó số lượng khách hàng mua buôn cũng như khách hàng mua lẻ chiếm tỷ trọng rất cao, đây là nguồn tiêu thụ quan trọng giúp công ty đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm * Đa dạng hoá phương thức bán hàng. Nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cũng như đáp ứng được tối đa nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cho mọi khách hàng thuộc mọi đối tượng với số lượng không hạn chế, công ty tiến hành mở rộng và đa dạng hoá các phương thức bán hàng. Để mua được hàng với số lượng lớn, khách hàng phải ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với công ty. Tiêu thụ hàng hoá ở công ty được tiến hành theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ. Nghiệp vụ bán lẻ được thực hiện tại siêu thị của công ty, đối với hàng hoá bán buôn công ty chỉ thực hiện phương thức bán buôn qua kho với hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho: đây là chứng từ duy nhất có giá trị làm căn cứ cho việc thanh toán. Công tác bán buôn do phòng nghiệp vụ đảm nhận, cuối tháng gửi chứng từ nên phòng tài vụ của công ty để phòng tài vụ ghi vào nhật ký chứng từ. Về cơ bản phương thức bán hàng của công ty: tạo điều kiện cho khách hàng hiểu được giá trị của mặt hàng mà họ sắp mua qua hệ thống internet và báo Hà nội mới. Tuy vậy công ty còn thụ động trong việc tìm kiếm bạn hàng lớn và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của công ty được trưng bày và bán tại siêu thị Blue sky với nhiều mặt hàng như: máy tính, máy chiếu, máy in, máy huỷ tài liệu Tiêu thụ sản phẩm của công ty phụ thuộc rất lớn vào tiêu thụ sản phẩm sản phẩm ở siêu thị, nếu siêu thị tiêu thụ nhanh công ty mới có điều kiện để nhập máy tính thế hệ mới phù hợp với nhu cầu thị trường, còn nếu siêu thị tiêu thụ chậm sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ khi đó công ty không thể nhập được những loại máy tính có thế hệ mới. * Đa dạng hoá các hình thức thanh toán: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, công ty vận dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc, uỷ nhiệm chi, tiêu thụ chuyển khoản, hàng đổi hàng...Hiện nay việc thanh toán của công ty chủ yếu bằng hình thức chuyển khoản, theo phương thức trả tiền ngay hoặc thanh toán sau một thời gian tuỳ theo sự thoả thuận giữa hai bên. Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì kế toán lập chứng từ ban đầu là phiếu thu tiền, phiếu thu tiền còn là chứng từ chứng minh cho việc thanh toán bằng ngân phiếu. Phiếu thu tiền được lập thành 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu, 1 liên dùng cho kế toán thanh toán. Nếu khách hàng thanh toán bằng séc thì số séc đó được phòng tài vụ nộp vào tài khoản của công ty ở ngân hàng Vietcombank. Hàng tháng, hàng quý phòng kế toán đối chiếu công nợ, gửi giấy báo đòi nợ đến khách hàng, nếu quá hạn mọi số nợ đều phải chịu lãi suất theo lãi suất vốn vay của ngân hàng. Những quy định trên của công ty không những đảm bảo cho tài sản, tiền vốn của công ty được an toàn, mà còn giúp công ty thu hồi vốn nhanh. Trên đây là một số biện pháp tài chính công ty đã áp dụng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. 3. Kết quả đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2000. Năm 2000 công ty Nhật Quan g đã đạt được kết quả rất khả quan trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có việc tăng cường giới thiệu sản phẩm, chào bán hàng ra thị trường mà số lượng trong đơn đặt hàng và số lượng hàng bán lẻ tăng lên đáng kể so với năm 1999, điều này được thể hiện ở biểu số 4 trang b ên. Nhìn vào biểu số 4, ta thấy: Năm 2000, doanh thu tiêu thụ các sản phẩm của công ty đạt 58.798.391 nghìn đồng, tăng 16.032.621 nghìn đồng so với năm 1999, tỉ lệ tăng này tăng 27,18%. Số lượng tiêu thụ kế hoạch của máy tính là 3461 chiếc nhưng thực tế công ty chỉ tiêu thụ được 3457 chiếc, bằng 99,88%. Cụ thể là: - Máy tính CMSPIII550 tăng 01 chiếc so với kế hoạch, đạt 100,12% - Máy tính CMSPIII500 giảm 01 chiếc so với kế hoạch, chỉ đạt 99,87% - Máy tính CMSPIII400 giảm 05 chiếc so với kế hoạch, chỉ đạt 99,5% - Máy tính CMSPIII600 tăng 01 chiếc so với kế hoạch, đạt 100,12% Số lượng tiêu thụ kế hoạch của máy in là 3648 chiếc. Thực tế công ty tiêu thụ được 100%. Cụ thể là: -Máy in HL1240 tiêu thụ tăng 03 chiếc so với kế hoạch, đạt 100,4% -Máy in HP Laser tiêu thụ giảm 03 chiếc so với kế hoạch, chỉ đạt 99,77% -Máy in HP670 tiêu thụ giảm 02 chiếc so với kế hoạch, chỉ đạt 99,8% -Máy in HP2180 tiêu thụ tăng 01 chiếc so với kế hoạch, đạt 100,1% Số lượng tiêu thụ kế hoạch của máy chiếu là 925 chiếc. Thực tế công ty tiêu thụ 928 chiếc, đạt 100,32%.Cụ thể là: - Máy chiếu 9080 tiêu thụ đạt 100% - Máy chiếu 400 tiêu thụ tăng 03 chiếc, đạt 100,71% Giá bán bình quân 01 chiếc máy tính CMS550 thực tế đạt 100,03% Giá bán bình quân 01 chiếc máy tính CMS500 thực tế chỉ đạt 97,76% Giá bán bình quân 01 chiếc máy tính CMS400 thực tế chỉ đạt 99,27%% Giá bán bình quân 01 chiếc máy tính CMS600 thực tế đạt 100,7% Giá bán bình quân 01 chiếc máy in 1240 thực tế đạt 100,35% Giá bán bình quân 01 chiếc máy in 1100 thực tế đạt 100,77% Giá bán bình quân 01 chiếc máy in 670 thực tế đạt 100,22% Giá bán bình quân 01 chiếc máy in 2180 thực tế đạt 100,5% Giá bán bình quân 01 chiếc máy chiếu 9080 thực tế đạt 104,16% Giá bán bình quân 01 chiếc máy chiếu 400 thực tế đạt 100,18% Doanh thu tiêu thụ của máy tính chỉ đạt 99,84% so với kế hoạch, giảm 44.051 nghìn đồng. Doanh thu tiêu thụ của máy in đạt 100,4% so với kế hoạch, tăng 99.768 nghìn đồng. Doanh thu tiêu thụ của máy chiếu đạt 102,4% so với kế hoạch, tăng125.394 nghìn đồng. Qua xem xét tình hình của công ty ta rút ra nhận xét sau: - Số lượng sản phẩm nhập vào và số lượng sản phẩm tiêu thụ có sự chênh lệch, cụ thể: Tổng số máy tính nhập vào là 3449 chiếc, kế hoạch tiêu thụ 3461 chiếc thực tế 3457 chiếc. Tổng số máy in nhập vào là 3640 chiếc, kế hoạch tiêu thụ 3648 chiếc thực tế 3648 chiếc. Tổng số máy chiếu nhập vào là 925 chiếc, kế hoạch tiêu thụ 928 chiếc thực tế 928 chiếc. Nguyên nhân dẫn đến sự chêch lệch này là: Sau khi công ty và khách hàng đã thoả thuận và ký kết hợp đồng kết hợp với dự kiến bán lẻ sản phẩm công ty đã nhập kho sản phẩm. Nhưmng thực tế khi sản phẩm đã nhập kho chỉ đợi đến hạn giao hàng thì khách hàng thông báo có một vài đơn đặt hàng chưa thực hiện được nên sẽ đình chỉ việc giao hàng theo thời hạn. Để đạt được kế hoạch công ty phải tìm cách tháo gỡ bừng cách đưa ra thị trường và tìm cách tiêu thụ phù hợp để bù đắp chi phí hoặc đợi phía khách hàng xử lý đối với toàn bộ số sản phẩm đó. Số lượng tồn kho cuối năm nhỏ hơn đầu năm, chẳng hạn như máy tính tồn kho đầu năm là 21 chiếc nhưng cuối năm chỉ còn 13 chiếc, máy in đầu năm là 14 chiếc và cuối năm là 6 chiếc, máy chiếu tồn kho đầu năm là 5 chiếc cuối năm còn 3 chiếc. Điều đó cho ta thấy số lượng tồn kho năm 2000 thấp hơn so với năm 1999. Vì thế ta có thế kết luận được việc công ty lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không chỉ tính đến số dư đầu kỳ và cuối kỳ mà phải xem xét lại và phải tính đến các khả năng có thể xảy ra trong khâu tiêu thụ sản phẩm . Ta có thể thấy rằng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố, đó là số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán sản phẩm. (a). Số lưọng sản phẩm tiêu thụ Trong năm 2000 công ty dự kiến tiêu thụ 3461 chiếc máy tính nhưng thực tế công ty tiêu thụ được 3457 chiếc, đạt 99,88%; máy in dự kiến là 3648 chiếc thực tế được 3648 chiếc, đạt 100%; máy chiếu dự kiến là 925 chiếc thực tế là 928 chiếc đạt 100,32%. Như vậy đối với loại máy in công ty đã hoàn thành kế hoạch, máy chiếu công ty đã vượt mức kế hoạch đặt ra (0,32%). Cụ thể xem biểu số 5 trang bên ta thấy kế hoạch tiêu thụ ở các quý như sau: -- Kế hoạch tiêu thụ máy tính ở quý I là 850 nhưng trong thực tế ta thấy quý I công ty chỉ tiêu thụ được 846 chiếc bằng 99,53% -- Kế hoạch tiêu thụ máy in ở quý I là 898 chiếc nhưng trong thực tế ta thấy quý I công ty tiêu thụ được 900 chiếc đạt 100,22% -- Kế hoạch tiêu thụ máy chiếu ở quý I là 220 nhưng trong thực tế ta thấy quý I công ty tiêu thụ được 223 chiếc đạt 101,36% -- Kế hoạch tiêu thụ máy tính ở quý II là 860 trong thực tế ta thấy quý II công ty tiêu thụ được 860 chiếc đạt 100% -- Kế hoạch tiêu thụ máy in ở quý II là 901 chiếc nhưng trong thực tế ta thấy quý II công ty chỉ tiêu thụ được 890 chiếc bằng 99,78% -- Kế hoạch tiêu thụ máy chiếu ở quý II là 230 trong thực tế ta thấy quý II công ty tiêu thụ được 230 chiếc đạt 100% -- Kế hoạch tiêu thụ máy tính ở quý III là 866 trong thực tế ta thấy quý III công ty tiêu thụ được 866 chiếc đạt 100% -- Kế hoạch tiêu thụ máy in ở quý III là 912 trong thực tế ta thấy quý III công ty tiêu thụ được 912 chiếc đạt 100% -- Kế hoạch tiêu thụ máy chiếu ở quý III là 234 trong thực tế ta thấy quý III công ty tiêu thụ được 234 chiếc đạt 100% -- Kế hoạch tiêu thụ máy tính ở quý IV là 885 trong thực tế ta thấy quý IV công ty tiêu thụ được 885 chiếc đạt 100% -- Kế hoạch tiêu thụ máy in ở quý IV là 937 trong thực tế ta thấy quý IV công ty tiêu thụ được 937 chiếc đạt 100% -- Kế hoạch tiêu thụ máy chiếu ở quý IV là 241 trong thực tế ta thấy quý IV công ty tiêu thụ được 241 chiếc đạt 100% Như vậy ta thấy chỉ trong quý I đối với máy tính và quý II đối với máy in là công ty không hoàn thành kế hoạch đặt ra, còn lại các sản phẩm khác ở các quý đều bằng thậm chí còn vợt mức kế hoạch. Thực tế trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau: + Khi lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho cả năm và chi tiết cho các quý công ty đã bám sát nhu cầu thi trường và nhờ dựa vào các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết nên dự đoán khả năng tiêu thụ khá chính xác. + Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty có tính thời vụ nên trong quý III và quý IV các doanh nghiệp, trường học...mua máy về sử dụng cho việc quuết toán sổ sách, nhiên cứu về giảng dạy và học tập... Việc không hoàn thành số lượng tiêu thụ máy tính ở quý I và máy in ở quý II sản phẩm là do việc lập kế hoạch và khi thực hiện thì bị ảnh hưởng bởi các đơn vị cá nhân nào đó không thực hiện việc trao đổi hàng hoá. Tóm lại về cơ bản các mặt hàng thuộc lĩnh vực hoạt động chính của công ty ở quý III và quý IV đều thực hiện bằng kế hoạch đặt ra. Tuy vậy, công ty vẫn phải duy trì tiến độ hoạt động, không ngừng đầu tư, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty để củng cố hơn nữa hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. (b). Giá bán sản phẩm. Đây là nhân tố chủ yếu tác động làm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2000 chúng ta thấy giá bán máy in và máy chiếu của công ty đều tăng lên so với dự kiến ban đầu, duy chỉ còn lại 2 loại máy tính là giảm so với kế hoạch đặt ra. Cụ thể là: Máy tính CMSPIII 550 tỷ lệ tăng là 0,3% Máy tính CMSPIII 500 tỷ lệ giảm là 0,23% Máy tính CMSPIII 400 tỷ lệ giảm là 0,73% Máy tính CMSPIII 600 tỷ lệ tăng là 0,7% Máy in HL 1240 tỷ lệ tăng là 0,35% Máy in HP1100 tỷ lệ tăng là 0,77% Máy in HP 670 tỷ lệ tăng là 0,22% Máy in HPLQ 2180 tỷ lệ tăng là 0,3% Máy chiếu 9080 tỷ lệ tăng là 4% Máy chiếu A+K 400 tỷ lệ tăng là 0,28% Qua con số cụ thể trên cho chúng ta thấy giá bán sản phẩm của công ty thống nhất chung cho từng loại sản phẩm và cho cả năm (công ty không có giá bán cho từng quý ).Vì thế doanh thu tăng lên hay giảm đi chỉ dựa trên tình hình tiêu thụ sản phẩm có thực hiện đúng kế hoạch hay không, giá bán sản phẩm so với giá mua như thế nào. Bên cạnh đó giá bán kế hoạch của công ty thường được xác định vào cuối năm trước và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng năm kế hoạch. Ngày nay do trình độ dân trí phát triển công việc đòi hỏi phải nhanh hơn, chính xác hơn nên các loại máy tính, máy in và máy chiếu là điều không thể thiếu đối với mỗi công ty, doanh nghiệp..Hơn nữa, nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin nên hàng năm có rất nhiều loại thế hệ máy mới ra đơi. Những loại máy này tiện dụng hơn, hiện đại hơn và nhiều chức năng hơn nên giá bán bao giờ cũng cao hơn các loại máy thế hệ trước. Ngoài hai nhân tố chủ yếu trên có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty còn có các loại phí khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chẳng hạn như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước... Nhờ những tác động của một số biện pháp kinh tế tài chính mà tình hình lợi nhuận của công ty đã tăng nên đáng kể, điều này được thấy qua biểu số 6. Biểu số 6: Tình thực hiện lợi nhuận năm 2000 so với năm 1999. Năm Năm 1999 Năm 2000 So sánh 2000 Ô1999 Chỉ tiêu Chênh lệch Tỷ lệ 1. Doanh thu 44334179160 64423150748 20889715882 45,31 2. Giá thành toàn bộ 42019165030 63326413050 2130730802 50,7 - Giá mua sản phẩm 38525249831 58614221400 20088971569 52,14 - Chi phí bán hàng 1328675926 15358709645 207195039 15,6 - Chi phí quản lý 2165239273 2276320680 111081407 5,13 3. VAT 188377719 207670500 19292781 10,24 4. Lợi nhuận 400302653 556898325 156595672 39,12 Như vậy nhìn chung công ty đã cố gắng sử dụng và phát huy hiệu quả của các biện pháp kinh tế tài chính để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Có thể thấy qua “Biểu số 6 Tình hình thực hiện lợi nhuận năm 2000 so với năm 1999”. Tác dụng của những biện pháp trên đã làm cho doanh thu của công ty trong năm 2000 tăng lên 20.088.971.582 đồng so với năm 1999, tỷ lệ tăng là 45,31%, bên cạnh đó lợi nhuận tăng lên 156.595.672 đồng tỷ lệ tăng là 39,12%. Tóm lại: Trong năm 2000 công ty Nhật Quang đã có rất nhiều cố gắng trong công tác tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra. Công ty đã tạo cho mình hệ thống khách hàng lâu dài và có khả năng phát huy trong tương lai. Sản phẩm của công ty đưa ra thị trường tiêu thụ đạt chất lượng cao, thế hệ mới phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước, công ty đã có nhiều khách hàng biết đến và muốn mua sản phẩm của công ty để phục vụ nhu cầu mình. Mặc dù có những ưu điểm trên nhưng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty còn một số những vấn đề tồn tại đang nổi cộm cần phải được giải quyết: - Các khoản phải thu của khách hàng trong năm 2000 còn cao (5.274.767.946đ). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty còn hạn hẹp mới chỉ thực hiện ở siêu thị và chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty chưa sử dụng linh hoạt các đòn bẩy tài chính để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và thu tiền hàng. - Công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm công ty chưa chú trọng lắm, chỉ trong phạm vi báo Hà nội mới, mạng Internet nên hầu như các tỉnh, thành phố chưa biết đến sản phẩm của công ty. - Sản phẩm của công ty phải nhập từ nước ngoài nhưng công ty chưa có chiến lược lâu dài về tiêu thụ sản phẩm. Hàng năm khi nhu cầu của thị trường cần sản phẩm nào thì lúc đó công ty mới có kế hoạch nhập mặt hàng đó dẫn đến tình trạng khi nhập sản phẩm về tới nơi thì thị trường không cần nữa, dẫn đến sản phẩm khó có thể bán được. Vì những lý do trên mà công tác tiêu thụ sản phẩm của công Nhật Quang còn nhiều hạn chế. Để có thể phát huy hơn nữa thế mạnh của mình thì vấn đề đặt ra là công ty phải làm sao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao lợi nhuận. Muốn vậy công ty phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp tối ưu bao gồm tổng hợp nhiều mặt kinh tế, tài chính, quản lý và vận dụng sao cho có hiệu quả trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chương III: Phương hướng biện pháp c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4628.doc
Tài liệu liên quan