Luận văn Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng

Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng trụ sở chính tại 90 Lương Khánh Thiện là nơi điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như : điều hành lập, xét duyệt các phương án sản xuất kinh doanh, phương án tài chính, phương án tổ chức lao động, lập xét duyệt các dự an đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, phương án liên doanh liên kết

Hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty : Trong những năm đầu quy mô của Công ty còn hạn hẹp trong phạm vi của thành phố, mặt hàng kinh doanh ít, đơn giản như : đại lý tiêu thụ cho các nhà máy sản xuất lớn trong nước, bán buôn bán lẻ vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho một số đơn vị sản xuất.

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm với quy cách, mẫu mã, chất lượng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Mặt khác tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp trong việc lựa chọn các phương án sản xuất với chi phí sản xuất hợp lý và đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá thành thấp nhất. Từ đó các doanh nghiệp. Có thể định ra giá bán thấp hơn mặt bằng giá cả của các sản phẩm cùng loại trên thị trường, tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh, công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ thuận lợi và nhanh chóng. Hơn nữa thông qua các chỉ tiêu tài chính giúp cho các nhà quản lý nắm rõ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình tiêu thụ sản phẩm và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Cũng từ những chỉ tiêu đó các nhà hoạch định mới có thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chất lượng lại một cách khoa học hợp lý và sát với thực tế hơn. Ngoài ra tài chính doanh nghiệp còn sử dụng các công cụ sắc bén của mình như tiền lương, tiền thưởng….để kích thích sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất cho nhu cầu thị trường, khuyến khích nhân viên bán hàng phát huy khả năng của mình trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Tài chính doanh nghiệp còn sử dụng các công cụ như giá bán, chiết khấu…để kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Như vậy, khi có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế tập trung, bao cáp sang cơ chế kinh tế thị trường không những đã làm cho mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ và thể hiện một cách rõ nét hơn, mà nó còn khẳng định vị trí và vai trò to lớn của tài chính doanh nghiệp đôi với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và với công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Nhận thức được vấn đề này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả của tài chính doanh nghiệp, đưa tài chính doanh nghiệp về vị trí xứng đáng của nó đặc biệt là trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Chương II Thực trạng công tác tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng 2.1. Khai quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng 2.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty : Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng Tên giao dịch quốc tế : HATRASECO Trụ sở chính : Số 90 Lương Khánh Thiện – Quận Ngô Quyền – Thành Phố Hải Phòng. Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sở thương mại Hải Phòng.Với các ngành nghề đăng ký kinh doanh là : Kinh doanh thương mại, dịch vụ và xây dựng. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty như sau : Với chủ trương xây dựng huyện, quận thành pháo đài kinh tế những năm 1980 đến năm 1986 thực hiện công cuộc đổi mới, các doanh nghiệp cấp huyện liên tục phải giải thể hoặc phá sản hoặc sát nhập lại. Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng được hình thành trên cơ sở sát nhập nhiều doanh nghiệp thuộc quận huyện của thành phố Hải Phòng. Ngày 19/11/1991 cửa hàng dịch vụ ăn uống Lạch Tray sát nhập với công ty vật tư thủ công nghiệp hình thành công ty dịch vụ và chế biến hàng xuất khẩu Ngô Quyền. Tháng 7/1992 sát nhập thêm công ty vật tư và dịch vụ công nghiệp Ngô Quyền. Đến tháng 01/1993 thành lập doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 388/NĐ -CP của Chính phủ : Công ty dịch vụ và chế biến hàng xuấu khẩu Hải Phòng (theo 388/NĐ - CP) của Chính phủ : công ty dịch vụ và chế biến hàng xuất khẩu Hải Phòng ( theo quyết định số 105/QĐ -TCCQ ngày 19/1/1993 của UBND thành phố Hải Phòng). Ngày 02 tháng 12 năm 1995 tiếp tục sát nhập thêm công ty thương nghiệp tổng hợp Đồ Sơn theo quyết định số 1962/QĐ - UB của UBND thành phố Hải Phòng. Tháng 3/2000 được đổi tên thành Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng theo quyết định số 439/QĐ - UB ngày 15/3/2000 của UBND thành phố Hải Phòng. Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng là doanh nghiệp thuộc sở thương mại Hải Phòng có trụ sở chính tại : Số 90 Lương Khánh Thiện – Quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty Kinh doanh vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng giao thông và vận tải. Kinh doanh hàng công nghiệp thực phẩm, hàng nông sản, hàng tiêu dùng, khoáng sản, than mỏ, gỗ trụ nhỏ, lâm sản. Xây dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng. Môi giới thương mại. Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng trụ sở chính tại 90 Lương Khánh Thiện là nơi điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như : điều hành lập, xét duyệt các phương án sản xuất kinh doanh, phương án tài chính, phương án tổ chức lao động, lập xét duyệt các dự an đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, phương án liên doanh liên kết… Hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty : Trong những năm đầu quy mô của Công ty còn hạn hẹp trong phạm vi của thành phố, mặt hàng kinh doanh ít, đơn giản như : đại lý tiêu thụ cho các nhà máy sản xuất lớn trong nước, bán buôn bán lẻ vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho một số đơn vị sản xuất. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng sự lớn mạnh về tiền năng kinh tế của Công ty, quy mô phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty do vậy ngành hàng sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển đa dạng, phong phú, phạm vi kinh doanh được mở rộng. Ngoài việc kinh doanh thương mại, làm các dịch vụ thương mại, doanh nghiệp còn tổ chức sản xuất, xây dựng các công trình, phạm vi hoạt động không chỉ tổ chức kinh doanh trong nước mà còn kinh doanh với các nước SNG, các nước trong khu vực ASEAN và các nước láng giềng. Qua tình hình trên ta thấy công ty đã có những phương hướng, kế hoạch kinh doanh đúng đắn với những bước đi phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế và phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường, của tự bản thân doanh nghiệp. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - Tên gọi đầy đủ : Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng - Tên giao dịch Quốc tế : HATRASECO - Trụ sở chính : Số 90 Lương Khánh Thiện – Quận Ngô Quyền – Thành Phố Hải Phòng. - Văn phòng Công ty : 1 phòng giám đốc và 2 phòng chức năng * Phòng tổng hợp - Nhiệm vụ chung : Phòng có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác tổ chức mạng lưới, công tác cán bộ, nghiệp vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý thủ tục giấy tờ hành chính. Thường xuyên quan hệ vơi các phòng và đơn vị cơ sở để giải quyết những công việc có liên quan. - Nhiệm vụ cụ thể : + Công tác tổ chức hành chính : Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức mạng lưới, công tác cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, quản lý con dấu, cấp phát các thủ tục hành chính, tiếp khách…và một số công việc khá do giám đốc phân công. + Công tác kế hoạch và nghiệp vụ kinh doanh : Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, quý trong toàn doanh nghiệp, lập các hợp đồng kinh tế, theo dõi tổng hợp các hợp đồng đã ký kết. Hướng dẫn các đơn vị cơ sở về công tác nghiệp vụ kinh doanh. * Phòng kế toán tài vụ : Ngoài chức năng kiểm soát viên của Nhà nước còn có chức năng tham mưu cho giám đốc quản lý công tác kế toán tài vụ theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành của nhà nước thông qua công tác kế hoạch tài vụ, giúp giám đốc công tác quản lý vốn và sử dụng vốn phát triển vốn có hiệu quả. + Các đơn vị trực thuộc Công ty : - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Phòng kinh doanh I - Trạm kinh doanh thuốc lá - Cửa hàng kinh doanh Đồ Sơn - Trạm kinh doanh bia và các loại đồ uống - Xí nghiệp đầu tư xây dựng - Xí nghiệp xây dựng và dịch vụ - Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh - Bộ phận dịch vụ Tổng số CBCNV khi mới thành lập là 110 người và đến 31/12/2000 là 126 người + Tổ chức Đảng : Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ khối thương mại Hải Phòng. + Tổ chức công đoàn : Công đoàn cơ sở thuộc công đoàn ngành thương mại Hải Phòng. + Tổ chức chi đoàn thanh niên : Chi đoàn trực thuộc đoàn khối thương mại. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động trong doanh nghiệp  Giám đốc Phó Giám đốc Kinh doanh XNK Phó giám đốc Nội chính kinh doanh nội địa Phòng tổng hợp Phòng kế toán Bộ phận KD XNK CN KD phòng XNK TPHCM Bộ phận KD xuất nhập khẩu Trạm trạm CH tổ DV KD KD KD tổng Thuốc lá bia và Đồ sơn hợp Nước giải khát Bộ phận KD xuất nhập khẩu XN XN đầu tư Xây dựng xây dựng dịch vụ Ghi chú : Ký hiệu - Chỉ đạo trực tiếp - Chỉ đạo gián tiếp - Mối quan hệ * Về cơ cấu trình độ Cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý chính là điều kiện tiền đề phản ánh khả năng công tác của đôị ngũ cán bộ của xí nghiệp, cơ cấu trình độ bao gồm nhiều yếu tố, nhiều mặt kiến thức được đào tạo trang bị cho chủ thể quản lý. Đây là một trong những tiêu chí khá quan trọng và là điều kiện “cần” kết hợp với điều kiện “đủ ” khác để tạo thành một chủ thể hoàn chỉnh với yêu cầu của từng chức danh lãnh đạo quản lý. Số liệu ở Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng cho thấy : Tổng số cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp (tính đến 31/12/2001) có 23 người. Trong đó : Nữ 6 người - Về chuyên môn nghiệp vụ Đại học : 14 người Trung học : 9 người - Lý luận chính trị : Cử nhân : 1 người Trung cấp : 9 người - Độ tuổi bình quân : 44,5 tuổi (người cao nhất 56 tuổi, người thấp nhất 25 tuổi) 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty a) Tổ chức bộ máy kế toán Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng là đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng công thương, có con dấu riêng, hàng năm được thành phố xét duyệt quyết toán và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Công ty áp dụng mô hình bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán, theo hình thức này công ty tổ chức một phòng kế toán ở văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc đều có các tổ kế toán riêng. - Phòng kế toán của công ty thực hiện mọi công tác kế toán phát sinh từ việc thu nhận, xử lý chứng từ, luân chuyển ghi sổ, tổng hợp, tổng hợp các báo cáo kế toán của kế toán các đơn vị cơ sở gửi lên công ty, phân tích kinh tế chung toàn công ty hướng dẫn và kiểm tra công tác hạch toán kế toán các cơ sở theo đúng chế độ kế toán thống kê cần thiết cho các đơn vị phụ thuộc. - Kế toán các đơn vị phụ thuộc : thu nhận và xử lý các chứng từ ban đầu, thực hiện mọi công tác kế toán tương đối hoàn chỉnh theo sự phân cấp hạch toán của phòng kế toán công ty như : chi phí sản xuất, tính giá thành….đồng thời cuối kỳ lập báo cáo kế toán của đơn vị lên phòng kế toán Công ty. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau Trưởng phòng kế toán công ty Phó phòng kế toán công ty Kế toán kho hàng, quỹ Kế toán cộng nợ Kế toán ngân hàng Kế toán tổng hợp Kế toán các đơn vị trực thuộc b) Hình thức kế toán áp dụng Từ năm 1993 cho tới năm 1998 công ty hạch toán kế toán theo hình thức : sổ kế toán nhật ký chứng từ. Từ năm 1999 đến nay công ty hạch toán theo hình thức nhật ký chung - Hệ thống tài khoản áp dụng theo hệ thống tài khoản của chế độ kế toán mới do Bộ tài chính ban hành. - Hình thức nhật ký chung gồm các loại sổ sách kế toán sau : + Sổ nhật ký chung : Là sổ kế toán cơ bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế nghiệp vụ đó làm căn cứ để ghi sổ cái. + Sổ nhật ký chuyên dùng là sổ kế toán được sử dụng trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nếu ghi hết vào nhật ký chung thì sẽ gây khó khăn cho công tác kế toán do đó phải mở các sổ nhật ký chuyên dùng để ghi riêng cho một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu như các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, mua hàng và bán hàng. + Sổ cái : Là sổ tổng hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản. Số liệu của sổ cái cuối kỳ sẽ cơ sở lập báo cáo tài chính. Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ, thẻ hạch toán chi tiết Nhật ký chuyên dùng Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra * Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lý hợp pháp, kế toán ghi vào nhật ký chung theo trình tự thời gian và nội dung các nghiệp vụ kinh tế. Đối với các nghiệp có nhật ký chuyên dùng để phản ánh thì kế toán ghi vào sổ nhật ký chuyên dùng. Hàng ngày, định kỳ căn cứ từ sổ nhật ký chung hoặc sổ nhật ký chuyên dùng để ghi vào sổ cái cho từng tài khoản. Đối với các nghiệp vụ cần phải theo dõi chi tiết kế toán ghi vào các sổ và thẻ kế toán chi tiết. Cuối kỳ trên sổ cái cộng số phát sinh và rút số dư cuối kỳ, căn cứ vào các thẻ và sổ chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết. Sau đó căn cứ vào sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo kế toán. 2.2. Thực trạng về vấn đề tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ hàng hoá của Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng 2.2.1. Đặc điểm về tiêu thụ hàng hoá của Công ty Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng là một số doanh nghiệp nhà nước, được phép đăng ký hoạt động kinh doanh trên 3 lĩnh vực là thương mại dịch vụ và xây dựng những hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh thương mại và môi giới thương mại. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm, kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng, phục vụ cho công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải, kinh doanh hàng công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng. Do đó việc tiêu thụ hàng hoá của công ty cũng có nhiều nét đặc trưng. Về mặt hàng kinh doanh các hàng hoá chủ yếu của Công ty bao gồm máy móc và phương tiện vận tải phục vụ cho xây dựng và giao thông vận tải như : Xe cẩu, xe đầu kéo, xe tải, các loại…về nguyên vật liệu phục vụ cho ngành xây dựng như : thép lá mạ, kẽm, nhựa đường…về hàng công nghiệp thực phẩm và hàng tiêu dùng chủ yếu là thuốc lá, bia các loại và nước ngọt, nước giải khát các loại… Từ khi thành lập 19/11/1991 đến cuối năm 1999 cũng mới chỉ là giai đoạn hình thành của Công ty. Trong giai đoạn này theo quyết định của UBND thành phố Công ty đã phải tiếp nhận, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa đi vào ổn định, hoạt động của Công ty chủ yếu là kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến hàng xuất khẩu…về kinh doanh thương mại, mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh các mặt hàng thủ công nghiệp và các loại máy móc vật tư phục vụ cho nông nghiệp và môtj số mặt hàng công nghiệp như thuốc lá, bia, nước ngọt. Trong thời gian này hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn, các sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khu vực. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian khá dài từ năm 1996 đến năm 1999. Nguyên nhân là do : Công ty thiếu vốn trong việc sản xuất kinh doanh, thiếu vốn cho việc đổi mới và nâng cao thiết bị công nghệ, hơn nữa do việc tiếp nhận các đơn vị làm ăn thua lỗ trong thời gian này đã làm cho Công ty đã khó khăn lại càng trở lên khó khăn hơn. Hầu hết tài sản của các đơn vị được sát nhập đều cũ kỹ lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng sau khi sát nhập Công ty phải bỏ ra một lượng vốn lớn để tu sứa, nâng cấp các tài sản đó. Vì vậy không đầu tư được vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh…tất cả các nguyên nhân trên đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt là trong công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, do chất lượng sản phẩm hàng hoá thấp nhưng gia cả lại cao, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng từ tháng 3 năm 2000 sau khi được chính thức đổi tên thành công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng, hoạt động của Công ty dần dần đi vào ổn định Công ty đã chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động chủ yếu là kinh doanh trên lĩnh vực thương mại. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước nói chung và Thành phố Hải Phòng nói riêng với sự nhanh nhạy và linh hoạt trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường. Công ty đã lựa chọn kinh doanh trên một số mặt hàng phù hợp tạo ra sự chuyển biến mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty năm 2000 là : Xe máy, máy XD, thuốc lá, bia và nước ngọt và các loại vật tư phục vụ cho ngành xây dựng như sắt thép, nhựa đồng…Các mặt hàng này nhanh chóng tiếp cận với thị trường và được tiêu thụ với khối lượng lớn góp phần làm tăng doanh thu tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Với tổng doanh thu tiêu thụ đạt được trong kỳ là 31.977.616.238đ. Sang năm 2001 để mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp hơn nữa với nhu cầu của thị trường và loại bỏ một số mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả, tập trung đầu tư kinh doanh một số mặt hàng để tiêu thụ và đem lại hiệu quả cao. Công ty đã thay đổi một số các mặt hàng chủ yếu như : loại bỏ việc kinh doanh mặt hàng xe máy và giảm mặt hàng thuốc lá…tập trung đầu tư vào các loại máy móc xây dựng, phương tiện vận tải và các loại vật tư phục vụ cho ngành xây dựng. Đây là các mặt hàng đang có nhu cầu rất lớn trên thị trường, hơn nữa việc tiêu thụ các mặt hàng này thường theo hợp đồng mua bán với số lượng lớn, ít bị tồn kho, giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn kinh doanh. Đồng thời góp phần làm tăng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. Để thấy rõ được điều này chúng ta xem xét bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2000 –2001 như sau : Bảng 1 : Phân tích kinh doanh hoạt động kinh doanh của Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng năm 2000 và 2001 Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu 2000 2001 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) - Tổng doanh thu bán hàng 38.346.664.597 35.418.023.397 + 2.71.358.818 + 5,86 - GVHB 31.864.337.471 34.023.738.316 +2.159.400.845 + 6,38 - Lợi nhuận lãi gộp 1.482.327.126 1.394.285.081 -88.042.045 -5,94 - Chi phí bán hàng 643.424.705 578.650.310 -64.774.395 - 10,07 - Chi phí quản lý DN 738.274.316 764.337.471 -23.936.845 -3,04 - Lợi nhuận thuần 50.628.105 51.297.300 + 669.195 + 1,32 Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 tăng lên một cách rõ rệt. Chỉ tiêu doanh thu từ 35.346.664.597 đ năm 2000 đến năm 2001 tăng 37.418.023.397 đồng (gấp 586 lần). Lợi nhuận thuần đạt được trong năm 2000 là 50.628.105 và năm 2001 là 51.297.300 tăng 16.580.834 đồng (*****). Đây là một kết quả hết sức khả quan của Công ty trong những năm qua đạt được kết quả như vậy cũng là do có sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, trong việc tổ chức quản lý, linh hoạt trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường để đưa ra được phương hướng kinh doanh phù hợp. - Về thị trường tiêu thụ : Là một Công ty mới được thành lập và bước đầu đi vào ổn định sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm đầu khi mới thành lập thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty mới chỉ bó hẹp trong phạm vi thành phố, nhưng từ năm 2000 để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá Công ty đã ký kết hoạt động xuất khẩu lúa gạo sang các nước thuộc khối ASEAN. Tuy nhiên do nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp hơn nữa sản phẩm lúa gạo của nước ta còn thấp. Do đó giá trị hàng hoá xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất nhỏ và mỗi năm chỉ đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng trên 2 tỷ đồng. Ngoài ra trong năm 2001 Công ty đã mở thêm hoạt động môi giới thương mại trên phạm vi cả nước. Nhưng nhìn chung thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty chủ yếu vẫn là thị trường nội tỉnh. 2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 2.2.2.1. Thuận lợi Là một doanh nghiệp nhà nước, được nhà nước giao quyền tự chủ về tài chính, Công ty có quyền huy động vốn rộng rãi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường. - Được hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh tự do và lành mạnh do đó ít bị ảnh hưởng của cơ chế quản lý bao cấp trước đây. Hơn nữa làm một công ty hoạt động chủ yếu là kinh doanh thương mại do đó cơ thể chủ động dễ dàng thay đổi các mặt hàng kinh doanh để phù hợp với nhu cầu thị trường, lựa chọn những mặt hàng dễ tiêu thụ và đem lại hiệu quả cao. Đồng thời việc kinh doanh trên lĩnh vực này không những có thể chiếm dụng được một sản lượng lớn về vốn của những người cung cấp mà còn giảm bớt được những chi phí về quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. - Địa bàn hoạt động của Công ty thành phố Hải Phòng là một thành phố lớn thứ 3 trong cả nước đời sống của ngươì dân ngày càng nâng cao do đó nhu cầu về giao thông, xây dựng và các nhu cầu tiêu dùng càng đi vào phát triển…cùng với sự lựa chọn các mặt hàng kinh doanh phù hợp, hàng hoá của Công ty dễ dàng đưa ra thị trường và ít bị ứ đọng, tránh được tình trạng ứ đọng vốn do hàng hoá tồn kho. Ngoài ra công ty còn có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm nhiệt tình với công việc luôn cố gắng phấn đấu học tập để không ngừng nâng cao trình độ phù hợp với xu thế ngày càng phát triển của nền kinh tế… 2.2.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nói trên, tình hình hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong công tác tiêu thụ hàng hoá của Công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn. - Vì là một doanh nghiệp mới được thành lập trên cơ sở sát nhập nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ mới đi vào hoạt động nên công tác tổ chức quản lý còn có nhiều mâu thuẫn và lỏng lẻo, các mặt hàng kinh doanh chưa ổn định gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch về tiêu thụ hàng hoá. Hơn nữa, vì là một doanh nghiệp mới thành lập và mặt hàng kinh doanh chưa ổn định nên Công ty chưa tạo được mối quan hệ rộng rãi với khách hàng, uy tín của Công ty chưa được*** và thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty mới chỉ bó hẹp trong phạm vi của thành phố. - Trong quá trình hình thành và phát triển việc Công ty phải tiếp nhận nhiều nhưng đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ làm ăn thua lỗ. TSCĐ của các đơn vị này thường cũ kỹ, lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng. Để có thể đưa vào hoạt động Công ty phải bỏ ra một lượng vốn lớn để tu sửa và nâng cấp các TSCĐ đó vì vậy việc đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh bị hạn chế gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.3. Phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2000 và 2001. 2.3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2000 và 2001 Với quyết định để đưa ra hướng đi phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lựa chọn những mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong những năm gần đây công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan, góp phần đưa Công ty từ một đơn vị làm ăn thua lỗ trở thành một đội kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Năm 2000 doanh thu tiêu thụ những mặt hàng chủ yếu của Công ty đạt 31.977.616.238 đồng trong đó : - Mặt hàng xe máy tiêu thụ được 417 chiếc đạt doanh thu 6.916.035.489 trong khi nhập trong kỳ là 420 chiếc và tồn cuối kỳ là 3 chiếc. Đây là mặt hàng lần đầu tiên công ty đưa vào danh mục các mặt hàng tiêu thụ chủ yếu. - Mặt hàng máy móc xây dựng : Trong năm Công ty đã tiêu thụ được 14 chiếc đạt doanh thu tiêu thụ 5.066.665.140đ khối lượng hàng hoá tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ được thể hiện chi tiết trên bảng 2 Mặt hàng thuốc lá: Đây là mặt hàng do công ty thuốc lá Thanh Hoá cung cấp và là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty tronh năm 2000 sản lượng thuốc lá tiêu thụ là: 7300260 bao đạt doanh thu tiêu thụ là 10.921.188.960 (đồng ) Mặt hàng bia: Các loại bia chủ yếu mà công ty kinh doanh bao gồm bia lon Tiger , bia lon Heineken và bia chai Hà Nội. Trong năm 2000 công ty đã tiêu thụ được 9.817 (két). Trong đố bia Hà Nội l mặt hàng có số tiêu thụ lớn nhất . Nước ngọt và nước giải khát các loại: Mặt hàng này bao gồm Cocacola và 7up trong năm 2000 tiêu thụ được 9.648 (thùng) đạt doanh thu tiêu thụ 814.570.992 (đồng) Thép mạ kẽm số lượng tiêu thụ trong kỳ là: 668 (tấn) đạt doanh thu là: 4.422.794.600 (đồng) Nhựa đường số lượng tiêu thụ là 1.037,6 (tấn) đạt doanh thu là 4.700.328.000 (đồng) Như vậy với những cố gắng trong công tác tiêu thụ hàng hoá, năm 2000 công ty đã đạt tổng doanh thu tiêu thụ hàng hoá là: 31.977.616.238 (đồng) trong đó doanh thu tiêu thụ của mặt hàng thuốc lá chiến tỷ trọng lớn nhất là 32,59% trong tổng doanh thu tiêu thụ ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10325.DOC
Tài liệu liên quan