MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề . 2
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
5. Phương pháp nghiên cứu . 6
6. Đóng góp của luận văn . 6
7. Cấu trúc luận văn . 6
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
BỐI CẢNH CHUNG CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
1.1. Những chuyển động trong đời sống xã hội sau 1975 và sự tất yếu của
công cuộc đổi mới .7
1.2. Những chuyển động trong đời sống văn học trước và sau 1986, trước
yêu cầu đổi mới.9
1.3. Những người viết đóng vai trò tiền trạm trong công cuộc đổi mới . 15
1.4. Về Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 cho Bến không chồng.
Về Dương Hướng và quá trình sáng tác.30
Chương II
TỪ "BẾN KHÔNG CHỒNG", MỘT KHỞI ĐỘNG QUAN TRỌNG
TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA DƯƠNG HƯỚNG.
2.1. Chiến tranh trong nhận thức của Dương Hướng . 32
2.1.1. Qua hình ảnh người lính thời hậu chiến. 32
2.1.2. Qua số phận người phụ nữ. 41
2.2. Nông thôn qua các bước ngoặt cách mạng . 44
2.2.1. Bi kịch Cải cách ruộng đất . 45
2.2.2. Bi kịch gia tộc, dòng họ . . 50
2.3. Nghệ thuật tự sự trong Bến không chồng. 53
2.3.1. Cốt truyện. . 53
2.3.2. Nhân vật . 57
2.3.2.1. Tập trung vào số phận con người. 58
2.3.2.2. Nhân vật có số phận bất hạnh . 59
2.3.2.3. Nhân vật vừa là nạn nhân vừa là tội nhân. 62
Chương III
. ĐẾN "DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI", BƯỚC BỨT PHÁ NGOẠN MỤC
CỦA DƯƠNG HƯỚNG TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT
3.1. Biên độ phản ánh rộng, với xuất phát từ làng Đoài . 66
3.2. Sự mở rộng của các kiểu dạng nhân vật . 68
3.2.1. Hệ nhân vật trong gia tộc Hoàng Kỳ . 70
3.2.2. Nhân vật ở phía bên kia. 74
3.2.3. Nhân vật "lên voi xuống chó" với số phận thay đổi theo sự thay đổi
của thời cuộc.75
3.2.4. Nhân vật là sản phẩm của thời đại, vừa là nạn nhân vừa là tội nhân. 80
3.2.5. Nhân vật thánh thiện . 82
3.3. Sự tiếp cận đa chiều về các sự kiện và thái độ khách quan của người
trần thuật.83
3.4. Nghệ thuật kể chuyện . 86
KẾT LUẬN. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5308 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiểu thuyết Dương Hướng (từ bến không chồng đến dưới chín tầng trời), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là anh binh nhì giữa mặt trận đời thường.
Trong chiến trường, Đông là ông trung tá đáng kính nhưng trong cuộc sống
đời thường, anh chỉ là người lính bại trận. Hạnh phúc tan vỡ, Đông vừa là thủ
phạm, vừa là nạn nhân trong tấn bi kịch gia đình.
Có thể khẳng định, cái chung ở Lê Lựu, Ma Văn Kháng và Dương
Hướng là đều viết về đất nước, con người thời hậu chiến, trong đó tập trung
đề cập đến vấn đề vận mệnh và số phận của người lính sau chiến tranh. Các
nhân vật Sài, Đông, Vạn, đều là những người lính thành danh bước ra từ cuộc
chiến, song lại thất bại trong thời bình. Sài do lựa chọn con đường đi sai lầm
nên dẫn đến hệ quả tất yếu là sự thất bại trong cuộc sống. Đông, do đánh giá
sai bản chất của cuộc đời nên anh đã không đủ sức níu giữ hạnh phúc gia
đình. Còn Vạn đã không dám sống đúng với mình, dám sống cho mình, vì chỉ
mải mê, say đắm với quá khứ, chịu sự ép xác, quên mình, cộng với sức ép của
những hủ tục và lối sống làng quê nên chưa bao giờ dám mơ tới hạnh phúc
gia đình. Cả đời không có được giây phút hạnh phúc, nhưng đến khi người
khác (Hạnh) đem hạnh phúc đến cho mình, Vạn bàng hoàng, hoảng sợ, chạy
trốn số phận, từ chối chính đứa con duy nhất của mình để cuối cùng phải tìm
đến một cái chết bi thảm. Cuộc sống của người lính sau chiến tranh được các
nhà văn khai thác trên nhiều tầng vỉa, ở mọi góc độ, từ đó đi đến những nét
chung có tính chất phác họa về sự đối lập giữa hai giai đoạn của cuộc đời
người chiến sỹ gắn với hai thời kỳ đất nước. Ở giai đoạn đầu, thời kỳ đầu có
chiến tranh, hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc như tỏa sáng trong tâm thức của
mọi người; ở giai đoạn sau thời kỳ hòa bình của đất nước, số phận người lính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
như chìm nổi trong dòng đời - gắn bó với môi trường quân ngũ suốt quãng
đời đẹp nhất, họ quá quen với cuộc sống quân lệnh bởi vậy khi trở về cuộc
sống thời bình họ không có thời gian để “diễn tập” “tập trận” thích nghi với
môi trường sống mới. Những nếp nghĩ, nếp sống của thời chiến như hằn sâu
trong tâm thức cho nên việc thay đổi cách nghĩ, cách làm ở họ là vấn đề quá
khó.
Như vậy, bằng cái nhìn đa diện Bến không chồng được Dương Hướng
viết lên từ chính cuộc đời những con người mà ông đã từng nghe, từng gặp và
từng trải; bức tranh đời sống làng quê trong Bến không chồng hiện lên thật đa
sắc với sự chìm nổi của kiếp người hiện lên thật “đa sự” “đa đoan”. Trước hết
là người lính. Trong mọi hoàn cảnh khốc liệt hiểm nghèo của cuộc chiến bao
giờ họ cũng vượt qua. Nhưng khi trở về cuộc sống đời thường, trước bao biến
động khôn lường của cuộc sống phần lớn số phận của họ không hề yên ổn.
Mỗi con người mỗi hoàn cảnh, song tất thảy sự thiếu hụt trong cuộc sống của
họ đó là hạnh phúc, có người đã đánh đổi cả tuổi xuân xanh để kiếm tìm hạnh
phúc mà không thấy (như Thành, Hà, Hiệp, Nghĩa), có người mải miết sống
với quá khứ hào quang để rồi hạnh phúc đã tuột khỏi tầm tay; Thế nhưng
những người lính ấy, dù họ hy sinh hay có cơ hội trở về, bên cạnh cái được là
niềm vui chiến thắng thì ở mỗi con người đều có cái giá phải trả của nó, cái
hậu quả mà con người họ phải gánh chịu sau cuộc chiến này.
Không giống như các nhà văn trước đổi mới viết về chiến tranh thường
mang âm hưởng sử thi hào hùng, hình ảnh người lính dường như đẹp hơn
trong sự khốc liệt của chiến tranh. Trong và sau đổi mới, vấn đề chiến tranh
chỉ còn là cái nền được Dương Hướng “lướt qua” nhằm hướng tới một điểm
nhấn khác đó là số phận con người thời hậu chiến; đặc biệt là người lính, họ là
sản phẩm của xã hội, nhưng đồng thời là nạn nhân của xã hội, của cái môi
trường thực tại xã hội mà con người không thể tách rời, cho nên số phận của
họ bị chi phối hay nói khác đi nó được làm nên từ hoàn cảnh sống đó. Vì thế,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
vấn đề số phận con người thời hậu chiến vẫn mãi là vấn đề nóng bỏng không
bao giờ kể hết, không thể cạn nguồn cho sự sáng tạo của các nhà văn viết về
đề tài chiến tranh và người lính.
2.1.2. Qua số phận người phụ nữ.
Chiến tranh với nhân vật trung tâm là người lính; nhưng trong gương mặt
trọn vẹn của nó, còn là người phụ nữ ở hậu phương. Nói đến hậu phương là
nói đến nhân vật trung tâm là phụ nữ, bởi mọi gánh nặng ở hậu phương đều
dồn lên vai người phụ nữ. “Chiến tranh không có gương mặt phụ nữ” - đó là
tên một tiểu thuyết Xô Viết viết về chiến tranh sau khi chiến tranh kết thúc
nhiều chục năm. Đương nhiên là thế, bởi sao mà khác được, bất kể chiến
tranh diễn ra ở đâu và vào lúc nào thì những dấu ấn thương tích mà nó để lại
cho con người là kéo dài, và lớp chúng sinh chịu gánh nặng của nó không chỉ
là người lính ở chiến trường mà còn là người phụ nữ ở hậu phương. Chiến
tranh không nên có gương mặt của phụ nữ, bởi lẽ trong trận mạc người đàn
ông khổ mười thì họ còn khổ gấp trăm ngàn lần như thế. Soi vào đời sống hậu
phương - một vùng nông thôn có tên gọi thu gọn là làng Đông của đồng bằng
Bắc Bộ, trong bối cảnh đất nước vừa kết thúc cuộc chiến chống Pháp lại tiếp
tục cuộc chiến chống Mỹ, dưới tên truyện Bến không chồng Dương Hướng đã
đem đến cho bạn đọc những nhận thức mới và cảm xúc mới trước một lịch sử
quá nghiệt ngã đối với dân tộc vào thời điểm mở đầu những năm 90 còn chĩu
nặng bao ưu tư trong đời sống.
Bến không chồng như chính nghĩa ẩn và nghĩa đen của nó, những cái
“bến không chồng” trở thành một biểu trưng cho cuộc sống dân tộc trong cả
một thời kỳ dài khi lớp lớp đàn ông, thanh niên đều ra trận. Trong số các nhân
vật không nhiều của Bến không chồng, một tiểu thuyết cỡ vừa, chưa đầy 300
trang, người đọc khó quên chân dung nhân vật trung tâm là Hạnh. Dương
Hướng đã rất tâm huyết khi tạo dựng nên hình tượng một phụ nữ có thể nói là
“vượt trội” so với số đông những “chinh phụ” trong văn xuôi cả một thời dài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
chiến trận, thường ở họ chỉ mang khuôn mặt “ba đảm đang” gieo niềm tin cho
người lính ở chiến trường, bởi thử thách đặt ra cho Hạnh, không chỉ là những
thử thách bên ngoài, mà còn là, hoặc chính là những thử thách bên trong, để
vượt qua những rào cản ở chính mình. Bằng sức mạnh tiếng gọi nơi con tim,
lần thứ nhất Hạnh đã vượt qua mọi thành kiến của gia tộc để lấy người mình
yêu là Nghĩa, thuộc dòng họ có mối oán thù, mà cả Nghĩa và Hạnh chỉ biết qua
những câu chuyện kể “ngày xửa, ngày xưa”, và một lời nguyền độc về mối thù
họ Vũ mà cụ tổ dòng họ Nguyễn đã khắc ghi bao đời. Và thêm một lần thứ hai,
khi không có được hạnh phúc làm vợ với Nghĩa, Hạnh đã vượt qua rào cản bên
trong mà đến với chú Vạn - người bạn thân của mẹ, để có một đứa con sau bao
đổ vỡ và thất vọng với một mơ ước giản dị, chân thành: “Từ ngày đi khỏi làng
Đông, Hạnh mới nhận ra một điều con người ta sống trên đời vẫn cần có một
mái ấm gia đình. Không có lý khi ta làm cho cuộc đời này tốt đẹp hơn lại là tội
lỗi được”. "Và rồi Hạnh sẽ chăm chút cho tuổi già của chú Vạn bằng tình cảm
sâu nặng của một đứa con đối với cha, người vợ đối với chồng"(Tr567). Và
chính nơi đây, trong căn nhà nhỏ khu vườn ươm này, gần như đã tách biệt hẳn
với thế giới sôi động ngoài kia của làng Đông lại chính là nơi ươm mầm cho
những hạnh phúc dù muộn mằn nhưng đã đơm hoa kết trái: “Mấy năm xa quê
giờ đây Hạnh chỉ mơ ước được ở trong căn nhà nhỏ này. Đây mới chính là
niềm vui của đời Hạnh. Một ước mơ thật giản dị, Hạnh được cầm chiếc chổi
rơm quét nhà, tự tay nhóm lửa nấu cơm cho chú Vạn ăn ngày xưa”... “Hạnh
không thể để chú Vạn sống cô độc mãi thế này”(Tr566, 567).
Cùng với Hạnh là số phận của rất nhiều thiếu nữ khác như: Dâu, Thắm,
Hồng, Tươi, Cúc... Chiến tranh đã để lại những người phụ nữ quá lứa, lỡ thì,
cùng với nỗi cô đơn, những khát khao cháy bỏng và nỗi đau mất mát vô cùng
lớn lao của cả mấy thế hệ người phụ nữ làng Đông, vì chiến tranh mà người
thì không chồng, người thì có chồng cũng như không. Ví như Cúc ngày xưa
đùng đùng đem trả trầu cau cho Thành vì bởi không thể yêu anh lính suốt đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
phải mang khuôn mặt dị dạng đã bị tàn phá do chiến tranh. Tưởng sẽ kiếm
được đám khác khá hơn, ai ngờ vơ bèo vạt tép, Cúc làm lẽ ông Ba Chương để
rồi để lại điều tiếng trong dư luận. Còn Dâu xưa vẫn có tiếng là sống mạnh
mẽ, lem lém là vậy bây giờ phải lấy cửa Phật làm vui. Đến như cái Thắm rực
rỡ nhất nhì làng Đông buộc phải lấy anh thợ ảnh thọt chân vì trai làng không
còn ai, sau lại có tư tình với anh pháo thủ, để đến bây giờ vẫn vò võ nuôi con
một mình (Tr560).
Bằng những chi tiết miêu tả chân thực đầy xúc động, chân dung những
người phụ nữ làng Đông hiện lên với bao nỗi niềm thương xót. Dù ở họ mỗi
người là một mảnh đời, một số phận khác nhau, song đều toát lên một điểm
chung là sự chịu đựng, những hy sinh, nỗi lòng cô đơn và biết khát khao hạnh
phúc. Chiến tranh là nguyên cớ lớn nhất và trực tiếp nhất làm cho họ rơi vào
tấn bi kịch cuộc đời, đã xô đẩy số kiếp họ đến chỗ “nổi nênh”, “trôi dạt”.... Có
nhà phê bình đã nhận xét: “Dương Hướng là ngòi bút có tình nói về nỗi đau
của con người”. Phải chăng, điều đó không sai đối với trường hợp Dương
Hướng, một người luôn tâm niệm phải “viết cho thật, cho hay bởi văn chương
là niềm vui và cũng là duyên nợ”. Nhiệm vụ của nhà văn là phải “tìm kiếm cái
đẹp và chống lại cái ác, văn chương phải làm lay động lòng người. Khi viết
phải hoá thân vào nhân vật”. Chính vì lẽ đó mà bên cạnh cái ác là cái thiện,
bên cạnh sự huỷ diệt là mầm sống tương lai đang nảy trồi, bên cạnh sự tàn
bạo của chiến tranh là hạng vạn, hàng ngàn mối quan hệ tốt đẹp của con
người. Chiến tranh chỉ làm “nền” cho cái đẹp trong con người xuất hiện. Do
đó, dù viết về nỗi đau của con người nhưng những trang viết của Dương
Hướng vẫn đậm tính nhân văn sâu sắc. Con người đẹp hơn trong những khát
khao rất đời thường, biết trỗi dậy từ nỗi đau và sống lạc quan hơn (Nghĩa,
Hạnh, Nhân)...
2.2. Nông thôn qua các bước ngoặt cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Sau chiến tranh là nông thôn, với các vấn đề của làng quê Việt Nam
trong lịch sử và hiện tại. Đây là một đề tài có chiều dài lịch sử ngót một thế
kỉ. Không phải đến bây giờ vấn đề nông thôn mới được đề cập một cách đầy
đủ. Nhưng để lại nhiều tác phẩm thực sự có giá trị về nông thôn phải kể đến
các nhà văn hiện thực nổi tiếng, từ thời Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn... đến
Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao.... Tất cả tập hợp lại là một bức
tranh tiêu biểu, sắc nét hầu như bao quát được thực trạng nông thôn Việt Nam
trong đứng yên và khép kín trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đó là nông
thôn của đói nghèo và bế tắc, đầy những trớ trêu, bất công và nghịch cảnh. Đó
là nông thôn của những con người khốn khó, vất vả cực nhọc, tuy chỉ còn là
những số phận và thân phận, nhưng không để mất đi bản chất con người. Sau
năm 1945, gương mặt nông thôn Việt Nam mới bắt đầu thay đổi, với Cách
mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến, với Cải cách ruộng đất và Sửa sai
rồi phong trào hợp tác hoá... Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nông thôn
mới vẫn còn những hạn chế và tiêu cực cản trở sự phát triển và gây ra nhiều
nhức nhối. Những cuộc “cách mạng” mà nông thôn đã trải qua sau Cách
mạng tháng Tám như Cải cách ruộng đất và Sửa sai, tiếp đến là phong trào
hợp tác hoá đã đem lại cho người nông dân những lợi ích và một gương mặt
mới, nhưng lại đi kèm với bao mất mát và thảm hoạ. Vì thế, ngay sau thời
điểm 1986, với sự xuất hiện một loạt các tác phẩm như Thời xa vắng (Lê
Lựu), Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng)... các tác giả
đã trở lại thực trạng nông thôn, với gương mặt đích thực của nó, mà suốt một
thời gian dài bị che khuất bởi sự tránh né hoặc bởi một cách nhìn giản đơn, sơ
lược.
Bến không chồng ra đời vào thời điểm mở đầu năm 90, quả đã góp được
một cái nhìn mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến kéo dài
những hơn 40 năm, với gánh nặng về phía khách quan không phải chỉ là chiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
tranh, mà còn là những lầm lạc trong đời sống của con người, trong bối cảnh
đất nước có quá nhiều biến động và thử thách, mà tất cả những ai “do lịch sử
để lại” đã không đủ tầm và sức để vượt qua. Đó là thử thách của Phát động
quần chúng giảm tô và Cải cách ruộng đất; của phong trào hợp tác hoá nông
nghiệp; của phá đình, chùa và của cả những nề nếp trong tâm lý, ý thức con
người trong gia tộc, dòng họ vẫn còn nguyên sự lạc hậu, chưa thể nào thay đổi
được trong một xã hội nông nghiệp manh mún lạc hậu và tâm lý làng xã lưu
cữu ngàn đời. Tất cả gom lại, làm nên những nguyên cớ cho mọi tai họa tạo
thành những bi kịch, mà con người phải nhẫn nhịn chịu đựng trong cả một
thời gian dài như một áp đặt của định mệnh. Phải chờ đến giữa hai thập niên
80 và 90, con người như được bừng tỉnh để thấy mình vừa là nạn nhân vừa là
tội nhân. Gắn nối hai thế hệ chống Pháp và chống Mỹ, gắn nối thử thách của
chiến tranh và thử thách trong thời bình, gắn số phận cá nhân, gia đình, dòng
họ và đất nước, Bến không chồng với hai đề tài và hai khối đời luôn gắn bó
hữu cơ với nhau đã động được vào chiều sâu những vấn đề khó nói, không thể
nói, trên cả một chặng đường dài lịch sử, không chỉ đến 1975 mà còn lấn sang
thập niên 80 của thế kỷ XX.
2.2.1. Bi kịch Cải cách ruộng đất (CCRĐ).
CCRĐ là một trong các sự kiện lớn diễn ra ở nông thôn miền Bắc trong
nửa đầu những năm 50 của thế kỉ XX. Đó là đề tài từ rất lâu vẫn vắng bóng
trong văn học vì động đến nó là động đến một vấn đề nhạy cảm nhất trong
tâm lý của mấy thế hệ; là chỗ khó bàn, khó nói nhất trong suốt một thời gian
dài văn học phấn đấu theo phương hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa. Vì đây
là một sai lầm, là một thất bại của cách mạng - và do đó Đảng đã phải sửa sai.
Nhưng sự sửa sai chỉ có thể hàn gắn được một ít vết thương trên bề mặt; còn
trong chiều sâu tình cảm, tâm lý con người thì nó để lại những vết thương,
những di chứng không dễ hàn gắn. Do vậy trong một thời gian dài việc đi sâu
vào các hậu quả của nó là điều phải tránh - vì đất nước còn chiến tranh; vì sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
khẳng định cuộc sống mới của con người mới và nâng cao tính Đảng là yêu
cầu của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Phải đến thời kì đổi mới sau
1986, văn học mới có hoàn cảnh trở lại đề tài này, để có thể cho ta một bức
tranh chân thực về nông thôn như đã từng diễn ra trong lịch sử.
Trước Bến không chồng, Dương Thu Hương trong Những thiên đường
mù (1983) và Nguyễn Ngọc Bội trong Ác mộng (1984) đã có những trang bi
thảm về Cải cách ruộng đất; nhưng vì là một đề tài còn bị húy kỵ, nên tác
phẩm đã rất khó khăn trong ấn hành, hoặc chịu sự soi xét khắt khe của dư
luận. Đến Bến không chồng, hiện thực CCRĐ được soi trong cận cảnh, như
những thước phim quay chậm, về những thảm trạng đã diễn ra, như cách quy
định thành phần giai cấp, các cuộc đấu tố, các cách xử lý cường hào phản
động, các cuộc tịch thu của cải của địa chủ chia cho nông dân.
Cuộc phân chia tài sản của gia đình địa chủ Hào diễn ra rầm rộ, trong
khung cảnh náo nhiệt từ già đến trẻ “kẻ gánh người khiêng, kẻ đội người bê”
các thứ được chia cứ nhốn nháo cả lên. Trong đó Nguyễn Vạn - người anh
hùng Điện Biên có công lao lớn nhất được chia ngôi nhà của địa chủ Hào.
“Lão Khi được chia chiếc cối đá thủng to tổ bố...”, “Bà Nhị được chia một
cối xay lúa; chú Đang được vại khoai khô; chị Vòng được chia bốn vại dưa
muối. Có hai vại còn đầy ắp dưa cải nén vàng rộm... Mọi thứ bị tịch thu được
đem chồng chất thành đống ngổn ngang ra sân không thiếu thứ gì...” Song
cuối cùng người xúi quẩy nhất là chú Dĩ “nhà chú Dĩ ba đời đi hót cứt trâu
được chia trục đá kéo lúa. Chắc nhà Dĩ tiếc buổi đi hót phân trâu nên sai hai
thằng con chổng mông đẩy phía sau, trẻ con khoái chí xúm vào đẩy. Chúng
vừa đẩy vừa reo hò. Chiếc trục đá lăn cồng cộc lao phăng phăng trên đường
làng. Thằng anh cầm càng, tới khúc quanh mất đà, cả người lẫn trục lao ùm
xuống ao, bị cái trục đá tương đúng vào đầu phọt óc chết tươi”.
Cách phân chia tài sản như thế cho thấy một phần hiện thực cuộc sống
đau lòng của làng quê Việt Nam, nơi có những số phận nổi chìm theo thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
cuộc. Kẻ bị tịch thu tài sản không hiểu vì tiếc hay do uất ức quá đã cắn lưỡi tự
vấn đã đành (thằng Công con lão Hào), còn người được nhận của chia cũng
chẳng được hạnh phúc trọn vẹn trong niềm vui sướng được mỗi cái trục đá
kéo lúa phải đánh đổi thằng con trai lớn khôn ngoan.
Việc đấu tố địa chủ và xử lí bọn “phản động” cũng diễn ra trong không
khí căng thẳng với tiếng trống dậy vang lên khắp các nẻo đường làng. “Từ bà
cụ lọm khọm chống gậy, đến các chị con thơ tay bồng, tay bế dắt díu nhau
cơm đùm cơm gói đổ dồn về sân đình Đông, thanh thiếu nên giương cờ, biểu
ngữ, khẩu hiệu đi trong dòng người...”. Có lẽ đau lòng hơn trong cuộc đấu tố
này là cách người ta thử thách nhau lòng trung thành với Đảng một cách u mê,
trì độn, bằng cách xử lý người trong nhà hay trong họ tộc nhà mình. Để thử
thách lòng trung thành của Thước với Đảng anh phải làm một việc khủng khiếp
là phải bắn địa chủ Hào trong khi Thước vốn là đứa con nuôi được địa chủ Hào
cưng nhất; còn đối với Nguyễn Vạn có lẽ cũng đau đớn chẳng kém khi nhiệm
vụ của anh là phải bắn hai tên Xèng, Xình người cùng họ Nguyễn nhà anh. Đó
được xem là nhiệm vụ của người chiến sĩ cách mạng phải tiêu diệt tận gốc rễ
bọn “phản động”, bọn Quốc dân đảng.
Cũng miêu tả chuyện đấu tố địa chủ nhưng ở tác phẩm Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường lại đề cập đến một góc nhìn khác
của đời sống nông thôn thông qua những tình tiết, sự kiện, qua những mẩu đối
thoại rùng rợn mà bất kể ai đã trải qua hay từng nghe cũng cảm thấy xót xa.
Vẫn là hình ảnh con người và miền đất thôn quê quen thuộc, làng Giếng Chùa
là nơi diễn ra nhiều thảm cảnh oái oăm, mâu thuẫn xảy ra không chỉ ở các
thành phần, giai cấp mà tồn tại ngay trong nội bộ gia đình họ Vũ. Thời Cải
cách ruộng đất, bố Phúc là ông Vũ Đình Đại bị vu là địa chủ. Lúc ấy, Phúc là
bí thư đoàn thanh niên xã, đã được kết nạp Đảng. Để tỏ rõ lòng mình không bị
địa chủ nhuộm đen, Phúc đã li khai nguồn gốc xuất thân của mình. “đêm nào
Phúc cũng tổ chức thanh niên đi cổ động đèn đuốc rừng rực...", tiếng hô ngợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
trời “đả đảo bọn địa chủ cường hào ác bá" đến đặc cả tiếng. Trống đánh đến
bỏng dùi. "Rồi đoàn cổ động hô vang “đả đảo tên địa chủ bóc lột Vũ Đình
Đại! Kiên quyết đánh đổ tên địa chủ Vũ Đình Đại!”. Ầm ầm nộ khí ”. Hơn thế
Phúc còn đi theo đội Cải cách đứng lên đấu tranh tố cáo bố trước dân làng.
Bởi “tên địa chủ có năm mẫu ruộng, ba trâu cày, ngày vụ thuê gần chục nhân
công làm cho nhanh” dù “tên Đại cũng hai bữa cơm đèn, làm quần quật như
trâu”; vì nó làm để ốp những người vô sản không có tư liệu sản xuất phải đi
làm thuê làm mướn kiếm ăn...”. Cuộc đấu tố diễn ra ngay tại sân nhà Vũ Đình
Đại. “Vợ Phúc cầm cái liềm nhảy choi choi trước mặt những kẻ bóc lột, cái
mỏ liềm cứ mổ trước mặt Vũ Đình Đại, vừa mổ chị vừa kể tội bọn chúng đã
bóc lột đè nén mình ra sao. Chị kể dài dòng và hay nói lắp quá ...”. Đến lượt
mình, Phúc bước ra, mở đầu bằng câu hỏi:
"- Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không?
- Dạ thưa ông tôi có biết ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông !"
Lời nói gió bay, nhưng nó lại là những lời như đóng dấu chàm vào trí
não mọi người, đến bây giờ người ta vẫn nhớ như in những câu đối đáp của
bố con ông Đại - Phúc trong buổi đấu tố ấy.
Cách xây dựng nhân vật Phúc trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Nguyễn Khắc Trường gần giống với cách Dương Hướng miêu tả nhân vật
Ngô Quất trong tiểu thuyết Bóng đêm và mặt trời. Xuất phát từ lợi ích bản
thân, cùng cái nhìn sai lệch trong cải cách mà Ngô Quất đã tách mình ra khỏi
gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ bóc lột, đã nuôi sống Ngô Quất qua
những ngày đói rét.
“Quất đã có thái độ quyết liệt đấu tranh dũng cảm lắm mới tách được
bản thân ra khỏi thành phần địa chủ của gia đình để đứng hẳn về phía những
người chỉ tay vào mặt bố vạch ra cái tội làm giàu của ông ta. Ôi vạch tội
người đẻ ra mình dễ mấy ai làm được. Cái kiểu làm giàu của bố mẹ Quất
cũng lạ lùng lắm, thế gian ít người dám nghĩ đến... Cái làng Gồi của Quất ai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
mà không biết bố mẹ Quất, tức là vợ chồng tên địa chủ Cam giàu lên bắt đầu
từ cái nghề gắp cứt, dân làng Gồi gọi là nghề “mủi sung”... tất cả cũng tại
cái đói... thế là bố mẹ Quất phải liều...". Địa chủ Cam bị xử tội chết vì “nhiều
ruộng nhất làng Gồi, nhiều trâu nhất làng Gồi, ao to nhất làng Gồi, nhiều
người làm thuê nhất làng Gồi lại thêm một tội buôn bán lớn nhất làng Gồi".
Vì thế Ngô Quất khi đấu tố chỉ tay vào mặt bố, quát:
"- Tên địa chủ già kia, mày có biết ai đang đứng trước mắt mày không?
- Bẩm ông, con bị mù không nhìn thấy nhưng nghe tiếng ông con nhận ra
ông là Ngô Quất do chính con đã đẻ ra ông đấy ạ.
- Mày có chịu nhận tội đã bóc lột ông bà nông dân, tội buôn bán?
- Dạ bẩm ông, con không bóc lột mà chỉ muốn là ông bà nông dân làm
cho con để có gạo ăn khỏi chết đói đó thôi ạ ...
-Láo! Mày ngoan cố. Chính mày đã quá tham làm nên mới bị mù. Mày
không thấy điều đó sao?.
- Bẩm ông! Điều ấy thì ông nói đúng. Đúng là bây giờ con bị mù, vì ngày
xưa con đau mắt mà vẫn phải đi gắp cứt để bán lấy tiền đong gạo nuôi ông
đấy ạ...".
Qua một vài cặp thoại trên cho ta thấy, tính chất mâu thuẫn giai cấp đã
dâng lên đỉnh điểm, những trường đoạn, những màn đấu trí tàn bạo, sẵn sàng
chà đạp lên tình huyết thống một cách mù quáng, ở đó chỉ tồn tại sự vị kỷ độc
đoán, quan hệ giữa người với người tàn bạo hơn cả loài dã thú, nguy hại hơn
họ là kẻ đại diện, nhân danh công lý mà ngang nhiên áp đặt mọi suy nghĩ của
mình lên người khác. Bởi vậy cái thảm kịch mà địa chủ Cam phải nhận là cái
cách người ta xử tội ông cụ theo sáng kiến mới: treo cổ cụ bằng phương pháp
“gầu sòng”. Điều đáng nói ở đây, đó lại là sáng kiến của chính Ngô Quất -
con trai cụ, được áp dụng để xử tội những tên tội phạm, thì giờ đây được đem
ra để xử tử chính bố đẻ của hắn.
Với ba tác phẩm tiêu biểu trên, hiện thực nông thôn thời CCRĐ với
những mảng sáng, tối hiện lên rõ nét, một hiện thực mới mẻ, đầy ấn tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
góp phần khôi phục lại diện mạo trung thực của một thời đã qua, sau hơn nửa
thế kỉ bị khuất lấp...
2.2.2. Bi kịch gia tộc, dòng họ.
Quan hệ gia tộc, dòng họ là thứ quan hệ lâu đời, dằng dịt và bền chặt ở
nông thôn. Nó có khả năng xuyên qua thời gian, qua các chế độ khác nhau với
những biến đổi khác nhau song vẫn giữ bên trong cái cốt lõi chung. Trong đó
phong tục, tập quán với những nền nếp, đạo lý của người dân quê là nền
móng vững chãi khó lay chuyển, được thử thách qua thời gian càng khẳng
định sức mạnh bền chặt của nó mà chúng ta không thể phủ nhận. Song chính
những hủ tục ăn mòn trong lối sống của người dân quê, làm nảy sinh biết bao
vấn đề rắc rối, phức tạp, trở thành thảm hoạ, bi kịch giữa các dòng tộc đã trực
tiếp đe doạ lên đời sống, số phận mỗi con người.
Ra đời cùng thời điểm đổi mới văn học những năm 90, tiểu thuyết Mảnh
đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường đã phơi bày một
hiện thực nông thôn rùng rợn, xung quanh mối xung đột dai dẳng mà quyết
liệt giữa hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình kéo dài nhiều thế hệ trên một vùng
có thế đất vượng nhưng nghịch là xóm Giếng Chùa của vùng đất trung du.
Hôn nhân và đất đai là hai thứ dễ gây thù oán, và đó là nguyên nhân
khiến cho hai họ Trịnh Bá và Vũ Đình không thể ngồi chung chiếu với nhau.
Đời cụ Đại - Trưởng chi họ Vũ Đình là chuyện đất, chuyện chức “cái chức lý
trưởng dù nhỏ, nhưng đấy là chuyện danh dự, là chuyện được thua giữa hai
dòng họ, là phần đầu gà má lợn, là chỗ chiếu nhất giữa đình làng”. Đến đời
Phúc, con của cụ là chuyện tình. Như một sự sắp đặt trớ trêu của tạo hóa “ hai
dòng họ này cứ lừa miếng nhau không biết mệt”. Trịnh Bá Hàm - Trưởng chi
họ Trịnh Bá, một chi họ đang lên trong vùng. Ông Hàm là người nông dân
sống theo kiểu gia trưởng, bị ý thức về dòng họ, quyền lợi và lòng tự ái chi
phối đã trở nên tàn nhẫn, sống vô cảm trước đối thủ và người thân trong gia
đình. Bà Son, vợ ông, thời con gái đã từng phải lòng u244 ông Phúc. Với ông Hàm,
ngoài mối thù dòng họ với ông Phúc còn mối thù duyên phận. Theo tính toán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
của mình, ông Hàm đã bàn với Thủ là em ruột - Bí thư Đảng uỷ xã, một con
người nham hiểm, có cái tàn bạo, nhẫn tâm của kẻ vô học cách trả thù dòng
họ Vũ Đình để đối phương phải lụn bại từ gốc đến ngọn là đào mả cụ cố Đại
mới chôn. Lấy âm trị dương. Nhưng thật trớ trêu sự việc bị phát giác, kế
hoạch bại lộ, ông Hàm và đám tay chân bị bắt giam với hai tội danh tày đình
là phá mộ người chết và hành hung thân nhân của họ. Khi biết chồng bị bắt bà
Son càng đau đớn, vì thêm một lần nữa ông Hàm thua họ nhà Vũ Đình. Bà
Son thấy số kiếp mình thật mo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu thuyết dương hướng (từ bến không chồng đến dưới chín tầng trời).doc