Mục lục
Trang
A. MỞ ĐẦU . i
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu. 4
4.1 Mục đích nghiên cứu .4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .5
5. Phương pháp nghiên cứu. 5
6. Đóng góp của luận văn . 6
6.1. Về mặt lý luận .6
6.2. Về mặt thực tiễn .6
7. Cấu trúc luận văn . 6
B. NỘI DUNG. 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 7
1.1. Khái quát về tình thái . 7
1.1.1. Khái niệm về tình thái .7
1.1.2. Chức năng của các phương tiện thể hiện tình thái .10
1.1.3 Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái .14
1.1.4. Phân loại tình thái .16
1.1.5. Phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan.18
1.2. Khái quát về tiểu từ tình thái trong tiếng Việt . 19
1.2.1. Khái niệm tiểu từ tình thái trong tiếng Việt .20
1.2.2. Về tên gọi của tiểu từ tình thái .22
1.2.3 Phân loại tiểu từ tình thái .22
1.2.4 Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt .26
1.3 Lý thuyết về ngữ dụng học. 27
1.3.1 Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ .27
1.3.2 Lý thuyết về lập luận .32
1.3.3 Lý thuyết về hội thoại .34
CHưƠNG 2. TÌM HIỂU TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA . 38
2.1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ bình diện ngữpháp. . 38
2.1.1. Các kiểu tiểu từ tình thái được phân loại theo tiêu chí cấu tạo từ.38
2.1.2. Tiểu kết.44
2.1.3 Căn cứ vào vị trí của tiểu từ tình thái trong phát ngôn.45
2.2 Khả năng kết hợp của các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của NamCao. 51
2.2.1 Khả năng kết hợp của nhóm tiểu từ tình thái với các yếu tố cấu tạocâu (phát ngôn) .52
2.2.2 Khả năng kết hợp trong nội bộ nhóm tiểu từ tình thái .57
2.3 Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ nghĩa . 64
2.3.1 Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói với hiện thực kháchquan .64
2.3.2 Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói đối với người nghe .69
CHưƠNG 3. TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO NHÌN TỪ GÓC NHÌN NGỮ DỤNG HỌC . 74
3.1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với việc đánh dấu các hành vi ngôn ngữ. 74
3.1.1 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hỏi .75
3.1.2 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi cầu khiến .87
3.1.3. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi khẳng định.93
3.1.4 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phủ định .94
3.1.5 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phản đối .96
3.2 Các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với chức năng định hướng lập luận. 97
3.2.1 Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận +r .98
3.2.2 Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận -r .101
3.3 Các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với chức năng
đánh dấu lời dẫn nhập, lời hồi đáp trong cặp thoại. 103
3.3.1 Các tiểu từ tình thái đánh dấu lời dẫn nhập ( hành vi dẫn nhập) .103
3.3.2 Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao với chức năng đánh
dấu hành vi hồi đáp.108
3.4 Các tiểu từ tình thái với chức năng thể hiện vị thế của các nhân vật giao tiếp . 111
3.4.1 Các tiểu từ tình thái thể hiện nhân vật giao tiếp ở vị thế cao.112
3.4.2. Tiểu từ tình thái thể hiện nhân vật giao tiếp ở vị thế thấp .118
3.4.3 Tiểu từ tình thái biểu thị nhân vật giao tiếp ở vị thế ngang bằng .120
3.5. Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao với chức năng bộc lộ hoàn cảnh giao tiếp. 122
3.5.1 Tiểu từ tình thái thể hiện cuộc giao tiếp ở hoàn cảnh giao tiếp trang trọng.122
3.5.2 Tiểu từ tình thái thể hiện hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng.124
3.6 Tiểu từ tình thái và vấn đề chủ thể sử dụng. 126
C. KẾT LUẬN . 132
Tài liệu tham khảo
Tư liệu trích dẫn
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3762 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao từ góc nhìn ngôn ngữ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Trong số đó có tới 64 kết hợp không giống nhau. Điều này có nghĩa là khả năng kết hợp trong nội bộ nhóm tiểu từ tình thái là vô cùng phong phú, đa dạng. Trên đây, là những tổ hợp của nhóm tiểu từ tình thái trong tác phẩm cụ thể của Nam Cao, nghĩa là chúng đã được đi vào hoạt động trong phát ngôn. Nếu xét về mặt tổ hợp ngẫu nhiên của chúng ở trạng thái "tĩnh" thì có thể nói số lượng tiểu từ là từ phức này vô cùng phong phú, đa dạng. Nhưng xét trong đơn vị hành chức của nó thì nó được sử dụng hạn chế hơn những tiểu từ tình thái là từ đơn (lượt sử dụng). Trong các sáng tác của mình, Nam Cao cũng đã sử dụng khoảng trên 60 loại tiểu từ là từ phức khác nhau( trên 353 lượt sử dụng). Phần lớn những tiểu từ này được sử dụng
1 lần hoặc giả tần số xuất hiện lại là khá ít so với những tiểu từ là từ đơn. Trong đó, phổ biến là các tiểu từ: ấy thế (95 lượt/26,9%), đấy à (23 lượt/6,51%), ấy à (20lượt/5,66%). Riêng 3 tiểu từ này đã chiếm tới 39,07% tổng số lượt sử dụng của những tiểu từ tình thái là từ phức.
Ví dụ: (93) ấy thế là lại vay! [55-2]
(94) U em đấy à? Đi đâu mà gọi mãi không lên thế? [175-2]
(95) Trọ ở nhà Hải Nam ấy à? [150-2]
Bên cạnh đó là những tiểu từ sử dụng với số lượng hạn chế hơn. Có thể chỉ xuất hiện 1 lần trong tác phẩm của Nam Cao như các tiểu từ: thế hở, thế chứ, kia ư, đấy nhỉ, thế ạ, đấy kia, đây ạ, hẳn đi,...
Ví dụ: (96) Có lẽ chú chẳng viết thư cho thím ấy bao giờ đấy nhỉ?
[238- 2] (97) Không đâu ạ! Thưa cậu con đã biết đâu mà dám nhận?
[167-2]
(98) Nói một cách vui vẻ thẳng thắn thế đấy thôi. [446-2]
(99) Mẹ con tôi sắp đi đây ạ! [327-2]
Vậy là xét về mặt hình thức tổ hợp, kết hợp của tiểu từ tình thái khuôn
2 thành tố sử dụng trong tác phẩm của Nam Cao khá phong phú, đa dạng. Chúng có khả năng tương hỗ cho nhau về mặt nghĩa tình thái, giúp phát ngôn nói chung và phát ngôn trong tác phẩm của Nam Cao nói riêng đạt hiệu quả diễn đạt nhất định.
Ví dụ (100) Thì mày cứ thuê hai người! Nhất ngay là bốn người cũng được kia mà! [189-2].
Nếu chúng ta tiến hành phân tách nhóm tiểu từ tình thái trong phát ngôn trên thành dạng đơn lẻ ta sẽ có các phát ngôn sau:
1) Nhất ngay là bốn người cũng được kia! (khẳng định, chắc chắn)
2) Nhất ngay là bốn người cũng được mà! (tình thái bộc lộ mối quan hệ thân mật, khẳng định, duy trì mối quan hệ đó)
3) Nhất ngay là bốn người cũng được. (khẳng định- tình thái trung tính)
Như vậy, kết hợp tiểu từ ở 1 và 2 cho ta ví dụ (113): biểu thị tình thái vừa khẳng định tính chắc chắn của sự việc đang được nói tới trong phát ngôn lại vừa bộc lộ tình thái thân mật giữa người phát ngôn và người tiếp ngôn. Đồng thời, duy trì được quan hệ đó, đúng hơn là nó không bị phá vỡ vì thái độ không hài lòng của người phát ngôn.
Từ những mô tả và khảo sát trên đây cho thấy, những kết hợp của các yếu tố tình thái không phải là ngẫu nhiên mà chúng kết hợp với nhau một cách có tổ chức và nguyên tắc. nguyên tắc về nội dung mệnh đề và khung tình thái (chúng tôi đã nhắc đến trong mục 2.1.3), xin không nhắc lại. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải tính đến cả những trường hợp khung tình thái là tương thích nhưng khả năng kết hợp của tiểu từ tình thái lại bị hạn chế do nét nghĩa khu biệt của các tiểu từ này chế định. Ngay bản thân những tiểu từ tình thái đã mang ý nghĩa tự thân như nhóm tiểu từ biểu thị tình thái hoài nghi, không chắc chắn vào hiện thực có: à, ư, chăng, sao, phỏng, hẳn, hả... Nhưng bên
17
đấy hở
6
18
đấy kia
1
19
đấy mà
5
20
đấy nhé
4
21
đấy nhỉ
1
22
đấy thôi
6
23
đi đã
1
24
đi thôi
1
25
cơ đấy
1
26
cơ mà
1
27
chứ sao
10
28
ấy đấy
3
29
ấy à
10
30
ấy ạ
2
31
ấy chứ
1
32
ấy kia
1
33
ấy mà
11
34
ấy nhỉ
1
35
ấy thế
29
36
hẳn đi
1
37
kia ư
1
38
kia đấy
7
39
kia à
10
40
kia ạ
3
41
kia kìa
5
42
kia mà
16
43
kia nhé
1
44
mà thôi
8
45
sao ạ
2
46
sao kia
1
47
sao mà
1
48
thôi ư
4
49
thôi đâu
2
50
thôi à
3
51
thôi nào
2
52
thôi thế
4
53
thế ư
7
54
thế đâu
7
55
thế đấy
2
56
thế đi
1
57
thế à
3
58
thế ạ
1
59
thế cả
2
60
thế chăng
2
61
thế chứ
1
62
thế hở
2
63
thế mà
2
64
thế sao
1
65
thế thôi
9
66
vậy hả
1
* Ở khuôn kết hợp 3 thành tố
Trong tác phẩm của Nam Cao, sự kết hợp khuôn 3 thành tố là rất ít, chỉ tính bằng con số hàng chục. Trong đó, phổ biến nhất là kết hợp: ấy thế mà.
Ví dụ (101) Ấy thế mà lại có anh hàng xóm khổ hơn, lúc chập tối trông thấy ông ngâm cái củ chuối ở cầu ao. [197-2]
Ví dụ (102) Ấy thế mà tôi lại dám chắc một thằng dốt đặc không bao giờ có nhiều cái khổ như chúng mình. [215-2]
Ngoài ra, cũng còn một vài tổ hợp khác như: thế kia à, thôi đấy nhế, đi đã chứ...
Ví dụ (103) Mồ hôi mồ kê thế kia à? [230-2]
(104) Ờ, thế bây giờ tôi lại hỏi anh thế này, không có gì, nhưng tôi chỉ nói thí dụ thôi đấy nhé, thí dụ bây giờ đột nhiên anh nghe tin vợ anh ngoại tình thì anh nghĩ thế nào? [164-2]
(105) Ừ, nhưng con cũng phải lấy vợ đi đã chứ?... [111-1]
Về vấn đề lý giải khả năng kết hợp này của nhóm tiểu từ tình thái có lẽ chúng tôi không cần phải nói thêm nữa. Vì đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và phân tích về vấn đề này khá sâu sắc và toàn diện. Trong nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ khảo sát và tìm hiểu nó trong phạm vi tác phẩm của Nam Cao và những giá trị mà nó mang lại cho văn chương. Như đã nói, những kết hợp này xét về mặt số lượng là không nhiều, có lẽ vì để kết hợp được với nhau chúng phải đáp ứng một loạt điều kiện không dễ dàng. Hơn thế nữa, chúng lại phải sắp xếp theo một trật tự nhất định trong quá trình tổ hợp như lý giải của tác giả Nguyễn Văn Hiệp: Những tiểu từ có xu hướng nghĩa gần gũi với lõi câu sẽ đứng gần lõi câu hơn, ngược lại những tiểu từ tình thái có nghĩa tình thái hướng về phía người nghe sẽ có xu hướng đứng ở phía cuối. Tác giả cũng mô hình hoá bằng công thức:
V x] y] z]
Trong đó V: là vị từ (lõi nội dung mệnh đề)
X, y, z lần lượt là các tiểu từ tình thái hướng về nội dung mệnh đề.
Về mặt ngữ nghĩa biểu hiện của những tiểu từ tình thái khuôn 3 thành tố trong tác phẩm của Nam Cao cũng có những nét riêng biệt và giá trị nhất định. Bởi lẽ, nghĩa tình thái mà chúng biểu hiện không phải là của 1 tiểu từ
à, a, đã,... Trong đó có những tiểu từ chuyên dùng như: ấy, đâu, à, a, đấy, chứ,... có những tiểu từ tình thái lâm thời (không chuyên dùng): đi, nữa, chắc,
đã,...
Ví dụ: (106a) Thầy cho đi thật à? [517-1] tình thái ngạc nhiên, hoài nghi vào hiện thực khách quan
(106b) Kìa thằng Lộc! Tiền đâu![518-1] tình thái ngạc nhiên trước hiện thực
(107) Mợ mày ấy à? Mợ mày thì lại ở nhà bác cai Minh! [519-1] tình
thái mỉa mai, châm biếm trước hiện thực đang được nói đến.
Về hình thức thì chúng có thể là những tiểu từ đơn tiết, cũng có thể là những tổ hợp tiểu từ. Tuy nhiên, dù ở hình thức và khả năng sử dụng nào thì những tiểu từ tình thái hiện thực trên cũng mang lại những nội dung đánh giá tình thái rất đa dạng. điều này thể hiện khá rõ trong các tác phẩm của Nam Cao mà chúng tôi giới hạn làm tư liệu. Dưới đây chúng tôi sẽ mô tả cụ thể từng nét nghĩa mà ông đã sử dụng.
* Tiểu từ tình thái biểu thị sự đánh giá trí tuệ của người nói với hiện thực.
- Đánh giá về lượng: người nói thể hiện nhận định của mình đối với hiện thực trong câu. Có các tiểu từ thường gặp như: đấy, cơ đấy, rồi,...
+ Tình thái bất ngờ trước hiện thực đạt vượt mức bình thường (trong tư duy của người nói).
Ví dụ (108) Cũng là phúc nhà nó còn to đấy! [260-2]
(109) Thật cũng phúc đời nhà tôi đấy! [359-2]
+ Tình thái thoả mãn của người nói với hiện thực được nói tới. Ví dụ (110) Thằng này khá lắm đấy! [31-2]
+ Đánh giá về lượng vượt mức, đáng lẽ không được thế.
Ví dụ (111) thế mà tôi lại vào hạng “đàng hoàng” kia đấy! [26-1]
(112) Những ba trinh kia đấy, như thế đã là nhiều lắm. [145-1]
- Đánh giá về tính chân/nguỵ của hiện thực: Đây là tình thái mà người nói cho rằng điều được nói đến có thật hay không có thật, tới mức độ nào. Có nhiều tình thái biểu thị ý nghĩa này : đáy, mà, nữa, đâu, thôi, đây, cả, ấy, cơ mà, chắc...
+ Hiện thực được nhắc tới xảy ra một cách tự nhiên và chân thực. Ví dụ (113) Ấy thế là ngủ ù ỉ như lợn rồi đấy! [74-2]
+ Sự tồn tại của hiện thực là đáng ngờ, khó tin.
Ví dụ (114) Bịch đi xúc dậm ấy à? Ai khiến nó..[233-1]
+ Đánh giá mỉa mai, hiện thực được nói đén chỉ xứng đáng với 1 mức độ nào đó.
Ví dụ (115) Có lẽ đi đến nhà nữa thì cũng thế thôi! [465-2]
(116) Còn chị vợ?... thì cô ả dại đứt đi rồi, nhưng bụng dạ đàn bà
ai cũng thế thôi. [231-2]
+ Người nói cho rằng điều mình nói ra là chắc chắn.
Ví dụ (117) Nó có biết thương mẹ già đâu. Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã phải vội vàng đi lấy chồng ngay. [265-1]
+ Người nói cho rằng sự tồn tại của hiện thực khách quan là tuyệt đối chắc chắn.
Ví dụ (118) - Nghĩa là chẳng theo nàng nào cả?
- Chẳng theo nàng nào cả! [17-2]
+ Người nói cho rằng hiện thực được nói tới đã xảy ra và hoàn tất. Ví dụ (119) Thôi, tôi đã xin bà rồi mà!... [504-1]
* Tình thái biểu thị thái độ, đánh giá tình cảm của người nói với đối tượng được nói tới (nội dung mệnh đề).
- Biểu thị mức độ tin tưởng vào điều phỏng đoán.
Ví dụ: (120) Nhà chú đủ khung cửi rồi đấy chứ? [210-1]
- Biểu thị mức độ nửa tin, nửa ngờ vào điều phỏng đoán.
Ví dụ: (121) Tơ đã bán cái xú-vơ-nia của Hàn để ăn bánh đúc chăng? [244-1]
- Biểu thị mức độ nghi ngờ vào điều phỏng đoán.
Ví dụ: (122) Nhưng vợ hắn đã lại nhẹ nhàng nằm bên cạnh hắn; nó biết chồng nhìn thấy chăng? [394-1]
- Biểu thị trạng thái ngạc nhiên đối với hiện thực khách quan.
Ví dụ: (123) Thứ viết cho mình thật ư? [287-1]
- Biểu thị sự băn khoăn trước hiện thực khách quan.
Ví dụ: (124) Oanh thất mình chẳng khó nhọc gì kiếm mỗi tháng bạc trăm về cái trường này trong khi Thứ khó nhọc mà chẳng ăn gì, nên nói thế chăng? [287-1]
- Biểu thị thái độ mỉa mai kèm phủ định hiện thực được nói tới. Ví dụ: (125) Anh tưởng tôi cũng quý chị ta chắc?
- Biểu tình thái đánh giá mỉa mai, khinh miệt với hiện thực khách quan. Ví dụ: (126) Đời cha ăn mặn, đời con khát nước thay đấy mà! [402-1] v.v...
Có thể thấy rằng tình thái nghĩa mà tiểu từ tình thái biểu thị cho thái độ, đánh giá của người nói với hiện thực được nói tới là vô cung đa dạng. Và chắc hẳn trong tác phẩm của Nam Cao còn nhiều những nét ngữ nghĩa tình thái biểu thị tình thái (của người nói với hiện thực) khác nữa. Điều này không chỉ thể hiện trên bề rộng của cả nhóm liểu từ mà nó còn biểu hiện ở bề sâu trong từng tiểu từ. Chúng tôi sẽ tìm hiểu về phương diện ngữ nghĩa này ở tiểu từ tiêu biểu.
* Tiểu từ “Chứ”.
- Nghĩa từ điển: - Trợ từ: dùng trong đối thoại, thường ở cuối câu hoặc cuối đoạn câu.
1. Từ biểu thị nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa như chỉ là để xác định thêm.
2. Biểu thị ý nhấn mạnh thêm điều vừa khẳng định hoặc yêu cầu cho là không có khả năng ngược lại. [42]
- “Chứ” biểu thị sự khẳng định của người nói về hiện thực hoặc muốn có, đạt được hiện thực khách quan đó.
Ví dụ (127) Đi hát chứ ? [47-2]
(128) Bây giờ chúng ta đi về nhà anh chứ? [48-2] (129) Nó chim con đấy chứ! [204-2]
(130) Nến tốn hơn dầu nhiều chứ! [233-2]
- “Chứ” biểu thị tình thái không mong muốn có hiện thực hoặc phủ định hiện thực đó.
Ví dụ (131) Không đánh để tiền làm gì chứ? [421-1]
- “Chứ” khẳng định hiện thực với tình thái thân mật, nũng nịu. Ví dụ (132) Vợ chồng phả dắt con đi chơi chứ lị! [453-1]
- “Chứ” đi kết hợp với tiểu từ tình thái khác biểu thị ngữ nghĩa tình thái phủ định hiện thực khách quan.
Ví dụ (133) May quần chùng áo dài cho cháu, bất quá chỉ mặc một ngày cưới mà thôi, rồi cũng bằng để đấy, cảnh nhà chúng ta thì còn hội hè đình đám gì, mà phải sắm quần chùng áo dài kia chứ!.. [354-1]
- “Chứ” biểu thị tình thái đồng tình với hiện thực.
Ví dụ (134) Có chứ!... con với ông ấy canh ti mà lại...mợ cứ giao cho
con. [473-1]
- “Chứ” biểu thị tình thái hoài nghi của người nói trước hiện thực đang được nói tới.
Ví dụ (135) Bỏ tù nó thì dễ rồi, nhưng bỏ tù nó cũng có ngày nó được ra, liệu nó có để yên cho mình không chứ? [42-1]
Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói với người nghe trong truyện ngắn Nam Cao khá phong phú. Đấy là chưa kể đến nó sẽ phong phú hơn khi có sự phối hợp của ngữ điệu, cử chỉ kèm lời và hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Dưới đây là một vài tình thái biểu thị mối quan hệ này mà chúng tôi khảo sát được trong truyện ngắn Nam Cao.
- Biểu thị mong muốn, yêu cầu người nghe đồng tình với mình. Ví dụ: (142) Thế hai cậu cho đồng rưỡi nhé![189-2]
(143) Hiền nhỉ! Tôi mà còn trẻ như các anh thì không khi nào tôi
chịu thế. [362-2]
Trong ví dụ 142 “nhé” biểu thị sự mong muốn, vừa là yêu cầu của người nói (thằng Mô) với người tiếp ngôn (San và Thứ) đồng tình với giá là “đồng rưỡi”. Trường hợp này, “nhé” còn mang sắc thái kính trọng, nhẹ nhàng, yêu cầu mà không vi phạm tới thể diện của người nghe. Còn “nhỉ” trong ví dụ 143 cũng biểu thị tình thái mong muốn sự tán đồng quan điểm của người nghe đối với điều mà người nói đưa ra. Song trong ví dụ này “nhỉ” không biểu thị tình thái hỏi cũng không mang sắc thái thân mật mà nó biểu thị tình thái mỉa mai, coi thường của người nói (bác Hiền) đối với người nghe (Hiền).
- Biểu thị mong muốn người nghe thực hiện một việc gì đó.
Ví dụ: (144) A này! Lúc về mình nhớ tạt vào cụ lang ngõ Huyện lấy thuốc cho em nhé! [52-2]
(145) Mày không được nói với ai kia nhé! [490-1]
“Nhé” biểu thị tình thái thân mật, mong muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó. Trong ví dụ 144, “nhé” biểu thị mong muốn của vợ Điền đối với Điền là “ vào cụ lang ngõ Huyện lấy thuốc”.
- Biểu thị nhấn mạnh vào một hành vi cấm đoán mang tính áp đặt, cưỡng chế, không tính đến hành vi, nguyện vọng của người nghe. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là mong muốn có sự đồng tình từ người nghe.
Ví dụ: (146) Không được cãi lại mẹ nhé!
(147) Cấm cười to đấy nhé! [467-1]
“Nhé” trong hai trường hợp trên nhấn mạnh vào hành vi cấm đoán
“cấm cãi”, “cấm cười” của người nói đối với người nghe.
- Biểu thị tình thái, thái độ doạ nạt, dăn đe đối với người tiếp ngôn. Ví dụ: (148) Anh liệu đấy! Con mẹ béo chẳng vừa đâu. [102-2]
(149) Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! [12-2]
- Biểu thị tình thái yêu cầu người nghe tin, xác nhận lõi hiện thực được nhắc đến trong câu.
Ví dụ: (150) Thổi một ít cơm nếp để uống nước sáng ấy kia? [191-2]
- Biểu thị tình thái yêu cầu người nghe cho ý kiến, bày tỏ thái độ đối với lõi hiện thực.
Ví dụ: (151) Mày bảo còn liệu làm sao? [147-2]
(152) Ừ, thuê nhà cũng được nhưng còn ăn thì sao? [167-2]
- Biểu thị tình thái yêu cầu chấm dứt một hành động với một thái độ
tình cảm, thân mật.
Ví dụ: (153) - Nào! anh có uống đi không nào?
- Uống chứ!... Nào!... Mời anh! [228-2]
v.v...
Nói chung, các tiểu từ tình thái biểu thị thái độ người nói với người nghe là rất đa dạng. Như đã nói, nếu xét nó (tiểu từ tình thái) ở trạng thá i "động" [Nguyễn Văn Hiệp] thì biểu thị tình thái của nó là vô cùng. Trên đây chúng tôi mới chỉ mô tả chưa đầy đủ một vài tình thái và những nét nghĩa tình thái thường thấy trong truyện ngắn của Nam Cao. Có thể còn nhiều tình thái khác mà chúng tôi không thể kể hết trong luận án này.
Như vậy, có thể thấy rằng chức năng, vai trò biểu hiện về mặt ngữ nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái khá là phong phú. khi đứng ở trạng
thái đơn lẻ, trạng thái "tĩnh" thì nó có thể chỉ là lớp hư từ mà tự thân không có nghĩa. Nhưng khi xét nó trong quá trình hành chức, ở trạng thái "động" thì giá trị mà nó mang lại cho ngôn ngữ nói chung và văn chương nói riêng là vô cùng. Khả năng vận dụng tiểu từ tình thái trong các tác phẩm của Nam Cao đã phần nào minh chứng cho điều này.
Tóm lại, trong phạm vi chương 2 này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và mô tả nhóm tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao trên hai bình diện lớn:
1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ
pháp.
nghĩa.
2. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ
Ở bình diện thứ nhất, chúng tôi lại khảo sát trên 3 góc độ: Cấu tạo hình
thức, vị trí (trong phát ngôn), khả năng kết hợp. Nhìn chung, về mặt cấu tạo, phần lớn những tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao có cấu tạo đơn tiết ( là từ đơn) (xem bảng 1). Những tiểu từ tình thái là từ đa tiết (từ ghép) chiếm số lượng hạn chế hơn và khó xác định hơn. Bởi lẽ, trong thực tế, vấn đề về ranh giới “từ” của tiểu từ tình thái vẫn còn nhiều tranh cãi. Nên kết quả tổng hợp của chúng tôi chỉ là tương đối (xem bảng tổng hợp 2).
Về vị trí, phần lớn các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao đều đứng ở vị trí cuối câu (phát ngôn) (87.5% tổng số tiểu từ Nam Cao sử dụng). Ngoài vị trí thường gặp ở cuối phát ngôn thì tiểu từ tình thái còn có khả năng hoạt động linh hoạt ở các vị trí khác như: Đầu và giữa phát ngôn. Tuy nhiên, tần số xuất hiện của chúng ở những vị trí này là không lớn (xem bảng 3). Song nhờ khả năng linh hoạt về vị trí và tách biệt với thành phần câu mà tiểu từ tình thái đã góp phần không nhỏ vào việc biểu thị tình thái nghĩa cho các phát ngôn chúng đi kèm.
Không chỉ linh hoạt về mặt vị trí mà chúng còn có khá linh hoạt trong khả năng kết hợp với các từ loại khác và trong nội bộ nhóm từ của chúng. Sự kết hợp này đã đem lại cho chúng những nét nghĩa tình thái phong phú, đa dạng hơn. Có nghĩa là, chúng sẽ lột tả được hết cái mà nhà văn, người viết muốn gửi gắm tới bạn đọc.
Thứ hai, trên bình diện ngữ nghĩa, mặc dù thống kê chưa đầy đủ nhưng cũng đủ cho chúng ta những kết luận bước đầu về tình thái nghĩa mà tiểu từ tình thái mang lại. Điều này khẳng định rằng, tiểu từ tình thái là một trong những phương tiện quan trọng để thể hiện tính tình thái trong phát ngôn (Xét trong tác phẩm của Nam Cao nói riêng và trong văn xuôi nói chung.). Không chỉ dừng lại ở đây, mà tiểu từ tình thái còn có những chức năng ngữ dụng phong phú khác, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn trong chương tiếp theo.
Cũng theo tác giả, ngoài ra có một số trường hợp tiểu từ tình thái đứng ở đầu câu (Trong chương 2- về vị trí chúng tôi cũng đã trình bày). Tuy nhiên trong trường hợp này, tiểu từ tình thái hoặc không đảm nhiệm vai trò là tiểu từ tình thái nữa hoặc không được dùng để biểu thị hành vi hỏi.
Trong tác phẩm của Nam Cao, hầu hết những tiểu từ tình thái dùng để đánh dấu hành vi hỏi cũng đều có vị trí ở cuối phát ngôn. Xét về nội dung tình thái biểu thị trên góc nhìn ngữ dụng học chúng ta thấy: Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc và “hiếm hoi” [chữ dùng của Nguyễn Đăng Xuyền] của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Điều đó đã khẳng định một phần nào tính chất trực tiếp, hiện thực trong văn phong của Nam Cao. Thế nhưng, những tiểu từ tìn h thái được Nam Cao sử dụng để đánh dấu hành vi hỏi phần lớn lại là hỏi không chính danh. Nghĩa là hiệu lực trực tiếp là hành vi hỏi nhưng hiệu lực gián tiếp có thể là cầu khiến, cảnh báo, doạ nạt, nhắc nhở, bác bỏ, nhắc lại, chào, đánh giá, mỉa mai, xác nhận, than vãn... Theo khảo sát của chúng tôi trên tổng số
764 câu hỏi thì hỏi chính danh chỉ chiếm chưa đầy 20% (> 152 câu) Ví dụ: (5) Bà lại làm sao thế? [110-1]
(6) Thư của ai đấy, cháu? [113-1]
Hành vi hỏi chính danh là những hành vi ngôn ngữ có hành vi thực hiện đúng với đích ở lời và đúng với điều kiện sử dụng (lý thuyết về điều kiện sử dụng của Austin, Sealer). Thông thường, những tiểu từ tình thái đi trong phát ngôn này chỉ có chức năng đánh dấu hành vi hỏi mà không biểu lộ tình thái gì khác. Cũng có một số ít ngoài việc đánh dấu hành vi ra chúng còn biểu thị một vài sắc thái nghĩa khác nữa. Song con số đó không nhiều.
Nhưng trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn thường không phải chỉ có một đích ở lời mà “đại bộ phận các phát ngôn được xem như là thực hiện đồng thời một số hành vi(...). Hội thoại không phải là một chuỗi các phát ngôn kế tiếp, mà là ma trận của các phát ngôn và các hành động gắn bó với
nhau trong một mạng lưới những hiểu biết và phản ứng” [Labov & fan shel- dẫn theo 13- 146]. Cũng có thể gọi chung chúng là những hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Trong việc đánh dấu hành vi hỏi thì hành vi hỏi chính danh giúp chúng ta có thể xác định được những hành vi gián tiếp khác nhau tuỳ từng ngữ cảnh sử dụng nhất định. Chẳng hạn như: hành vi hỏi đoán, hỏi lại, hỏi chào, hỏi đánh giá, hỏi phản bác, hỏi xác nhận, hỏi mỉa, hỏi ướm, hỏi khẳng định, hỏi nhắc nhỏ, hỏi gọi,... (xem thêm 12 hành vi hỏi gián tiếp trong luận án của Nguyễn Thị Lương). Trong hệ thống tác phẩm của Nam Cao, những hành vi hỏi này được biểu hiện khá cụ thể và phong phú trên những tiểu từ dùng để đánh dấu hành vi hỏi như: à, ư, nhỉ, thế, sao, chăng, chứ, hẳn, phỏng, hở, hả.... Dưới đây chúng tôi xin mô tả chi tiết từng hành vi hỏi đã khảo sát được trong hệ thống tác phẩm của Nam Cao:
* Hành vi hỏi – chào:
Ví dụ: (7) - A! Thằng Hiền.... thằng Hiền kìa, mợ ơi!
- Ừ nhỉ! Thằng Hiền đấy à cháu? Bây giờ cháu học ở đâu?
[519-1] Trong phát ngôn “Thằng Hiền đấy à cháu?” nội dung trực tiếp dùng để
hỏi, được bộc lộ dưới hình thức là một câu nghi vấn. Tuy nhiên, rõ ràng rằng: đích ở lời của phát ngôn này không phải dùng để hỏi (vì bà Ngã trong hoàn cảnh đó đã nhìn thấy rõ Hiền). Chính bà cũng đã xác nhận bằng phát ngôn trước đó “Ừ nhỉ!”. Vì vậy, đích ở lời của phát ngôn này chỉ là thay cho lời chào. Cũng giống như một lời dẫn nhập cho cuộc thoại của nhân vật. Hay cho điều băn khoăn chính mà bà Ngã muốn hỏi: “Bây giờ cháu học ở đâu?”. Những hành vi ngôn ngữ kiểu này không nhiều, chỉ chiếm 1,04% với 60 câu giao tiếp.
* Hỏi- đánh giá.
Ví dụ: (8) Nhưng thực ra thì cái cảnh vô tri làm gì nó biết, mà những người lòng trong cảnh thì ai biết đâu được lòng họ đấy? [106-1]
(9) Chà! Chà! Hôm nay mát trời lắm nhỉ? [140-1]
Ở hành vi hỏi này, có thể người phát ngôn chưa biết tường minh (Ví dụ
8), kèm theo sắc thái đánh giá của người nói về nội dung mệnh đề: “Ai biết đâu lòng họ”, có thể là người phát ngôn đã rõ (Ví dụ 9), thay vì một câu khẳng định thông thường (chẳng hạn như: Hôm nay trời mát) thì người phát ngôn lại lựa chọn hình thức là một câu hỏi, hành vi hỏi “Mát trời lắm nhỉ?”. Phát ngôn này vừa có chứa nội dung mệnh đề thông báo, vừa có sắc thái đánh giá, nhận xét về hiện thực khách quan “mát trời” (đồng nghĩa với không nóng, không lạnh).
* Hỏi – yêu cầu.
Ví dụ: (10) – Ừ nhé! Mày có chịu làm em chúng tao không đã? [452-1] (11) – Ừ nhưng con cũng phải lấy vợ đi đã chứ? [111-1]
Trong hành vi hỏi (Ví dụ 11) nêu trên, đích ở lời không phải là người phát ngôn băn khoăn hay muốn hỏi về tình trạng hôn nhân của người tiếp ngôn mà là gián tiếp yêu cầu người tiếp ngôn thực hiện hành động, yêu cầu “lấy vợ” trong nội dung mệnh đề kèm theo tình thái hối thúc, thúc giục.
* Hỏi – dọa nạt.
Ví dụ: (12) Mày có câm không nào? [130-1]
(13) Làm trò mãi! Có bỏ xuống đây không nào? [152-1]
* Hỏi – phản bác.
Ví dụ: (13) Ai dám bảo cái áo ba-đơ-xuy này là cái áo ba-đơ-xuy đi cày? Mà có bảo nữa thì đã sao? [154-1]
(14) – Sao con cứ xin của người ta thế? Trời bắt tội người ta tàn tật, mình nghèo chả giúp đỡ được tí gì cho người ta thì thôi, lại còn bào người ta hết cái này cái nọ, thế thì phải tội. Của người ta làm để bán.
- Nhưng con có xin đâu? [472-1]
* Hỏi – xác nhận.
Ví dụ: (15) -Thầy giết chó, nhỉ?
- Ừ thầy giết chó để làm thịt chén.
- Thích nhỉ, cu con nhỉ? [144-1]
(16) Anh cầm được thổ huyết rồi. Thầy thuốc bảo có lẽ anh qua khỏi được. Có thật thế không? Anh còn hi vọng được sống ư? Anh còn hi vọng lại được trông thấy em ư? [291-2].
* Hỏi- mỉa mai.
Ví dụ: (17) Ấm đồng hay ấm đất đấy? Ấm thổ tả! [342-1]
(18) Bà tưởng nó đã làm giàu làm có gì cho tôi rồi đấy hẳn [270-1]
* Hỏi – lại.
Ví dụ: (19) Ai? Phúc ấy à? Còn phải nói. [258-1] (20) – Bẩm ông, không được ạ.
- Không được à? Giấu ai chứ giấu tôi sao nổi. [227-1] (21) - Ô hay, điên đấy à?
- Điên, điên à? Chẳng điên cuồng gì cả! [315-1]
* Hỏi - đoán.
Ví dụ: (22) Anh sợ tôi vay anh hở? [227-1]
(23) Bà lão này muốn quấy quơ gì nữa đây? Để vòi tiền thêm chăng? [270-1]
(24) Có lẽ vì thế mà lão ít nói chăng? [418-1]
* Hỏi – nhắc nhở.
Ví dụ: (25) - Chưa khuya à?
- Cũng hơi khuya rồi ạ!
- Khuya rồi sao em chưa đi ngủ? [462-1]
* Hỏi – thăm dò.
Ví dụ: (26) Trông cái mặt đẹp chưa! Vẫn còn giận đấy à? [220-1]
* Hỏi- gọi.
Ví dụ: (27) Hương mới đâu? Chèo cho các cụ xem hay trẻ con xem thế
này? [233-1]
* Hỏi – bác bỏ.
Ví dụ:(28) Cái thứ người đâu mà ngang như cua vậy? Phải biết tao muốn mất tiền làm gì chứ? [147-1]
.....
Trên đây là một số hành vi hỏi gián tiếp mà tiểu từ tình thái tham gia với chức năng đánh dấu hành vi. Có thể đây là những thống kê chưa đầy đ ủ (do hạn chế bởi nhiều mặt), nhưng qua đây cũng cho thấy sự đa dạng của tiểu từ tình thái trong việc đánh dấu hành vi hỏi trong tác phẩm của Nam Cao. Nhờ có chức năng này của các tiểu từ tình thái mà người phát ngôn bằng một hành động ngôn từ mà có thể biểu đạt được nhiều đích ở lời. Hơn thế nữa, những phân tích và những kiểu ngữ nghĩa mà chúng tôi thống kê trên đây có thể giúp cho người đọc và học các tác phẩm của Nam Cao có những cái nhìn toàn diện hơn, thể nghiệm sâu sắc hơn khi tiếp cận với tác phẩm của Nam Cao, thấy được giá trị ngầm đằng sau lớp ngôn từ (tường minh) mà nhà văn muốn gửi gắm.
Nam Cao là một nhà văn có biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao từ góc nhìn ngôn ngữ học.doc