MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 7
1. Lịch sử hình thành và phát triển của báo nông nghiệp Việt Nam 7
2. Chức năng, nhiệm vụ của báo nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, 8
2.1. Báo chí với công tác tuyên truyền công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 8
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỂ HIỆN CỦA BÁO NÔNG NGHIỆP TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (KHẢO SÁT NĂM 2001 - 2002)
1. Thời sự, kinh tế nông nghiệp, nông thôn 14
1.1. Phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 14
1.1.1. Những thành tựu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 14
1.1.2. Những vấn đề vướng mắc 18
1.2. Đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng 20
1.3. Thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn 23
2. Văn hoá, xã hội nông thôn và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 25
2.1. Văn hoá -xã hội 25
2.1.1. Góp phần xây dựng nông thôn mới, con người mới 26
2.1.2. Giữ gìn nét đẹp trong văn hoá xã hội truyền thống ở nông thôn 28
2.1.3. Phê phán xự xuống cấp của văn hoá xã hội ở nông thôn 31
2.2. Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 35
3. Khuyến nông, khoa học kỹ thuật và tiến bộ canh tác 37
3.1. Hiệu quả của công tác khuyến nông trong tuyên truyền khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn 39
3.2. Trao đổi, phổ biến kinh nghiệm sản xuất 45
3.2.1. Nêu gương những điển hình làm ăn kinh tế giỏi 45
3.2.2. Trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong
nông nghiệp 47
3.2.2. Trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp 47
4. Vấn đề bạn đọc 50
4.1. Phản ánh những vấn đề tồn tại trong nông nghiệp, nông thôn 50
4.2. Biểu dương gương người tốt, việc tốt 53
CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC THỂ HIỆN TRÊN BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 54
1. Đánh giá chung 54
2. Hệ thống các thể loại thường xuyên xuất hiện 56
2.1. Tin 56
2.2. Bài phản ánh 58
2.3. Thể loại phóng sự 61
2.4. Ghi chép 63
2.5. Điều tra 64
3. Hình thức trình bày báo nông nghiệp Việt Nam 65
3.1. Chuyên trang, chuyên mục 66
3.2. Khổ báo 67
3.3. Măng - séc 67
3.4. Chữ (text) 68
3.5. Màu sắc 69
3.6. Fi - lê (Filet) 70
3.7. Nền (Trame) 70
3.8. Biểu tượng (vi nhet - vingette) 70
3.9. Ảnh 71
Kết luận 73
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu báo Nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện An Phú với vài chục nóc nhà thì đã có tới 17 vụ bạo hành khác nhau”. Những phản ánh trên đây là thực tế, đòi hỏi phải có sự can thiệp của các cấp chính quyền sở tại, sự đổi mới trong nhận thức, tư duy của chính các cặp vợ chồng, hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tìm hiểu nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình, tác giả Hữu Tạo trong bài: “Vũ phu đời mới”, Số 24. 9.2.2001, chúng ta nhận thấy rằng: Do những hủ tục nặng nề còn sót lại, người đàn bà ở các vùng nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi lép vế. Ngược lại, người đàn ông có quyền “tối thượng”, họ quan niệm “một nước không có hai vua”, người vợ nhất nhất phục tùng. Trong khi đó “Luật pháp đã quy định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, thì còn nhiều chị em bị những ông chồng “vũ phu” hành hạ, nhưng vẫn coi như “cái số”.... . Còn theo các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Sức khoẻ và sinh sản gia đình (RAFH) thì Việt Nam có ba cơ sở lịch sử làm cho vị trí của người đàn ông cao hơn hẳn người phụ nữ đó là; Tư tưởng trọng nam khinh nữ- “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”; tổn thất về người trong các cuộc chiến tranh kéo dài đã làm cho tỷ lệ nam nữ thay đổi và người đàn ông càng trở nên đáng trân trọng hơn”. (“Nhức nhối bạo lực gia đình đối với phụ nữ”- Phạm Việt Thư. Số 206. 25.12.2001).
Đó là thực trạng đau lòng tồn tại ở các vùng nông thôn, nó đang là vấn đề bị lên án gay gắt và báo NNVN đang góp tiếng nói của mình trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình, để bảo vệ mái ấm gia đình, bảo vệ nền tảng của văn hoá Việt Nam. Đã đến lúc cần phải nhìn nhận và có biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự xuống cấp của nền tảng gia đình truyền thống ở các vùng nông thôn.
Song song với việc tiếp thu nếp sống mới thì một số dân cư ở một số địa phương vẫn lưu giữ những hủ tục lạc hậu, lỗi thời đã tồn tại từ lâu đời, nó bám sâu vào đời sống, tâm lý của người dân. Nó đã và đang kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, cản trở quá trình đổi mới, xây dựng nông thôn mới. Phản ánh thực trạng này Tiến Dũng (Số 126.2001) có bài; “Bói chân gà ra... chân điên”. Do tin vào mấy lời nói của thầy cúng một cách vô căn cứ chỉ qua đôi chân gà rằng; “Thằng con hiện anh đang nuôi không phải là con đẻ, mà là kết quả của một vụ ngoại tình của vợ”. Từ đó anh đã mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác; Anh bán hết tài sản để cúng lễ, phải dở ngôi nhà mới xây để xây nhà mới theo hướng khác. Và rồi trong một trận mưa to, tường ngôi nhà mới xây bị đổ, đè chết vợ và con, anh khóc nhiều quá trở nên điên dại. Đây là thực tế đáng buồn xảy ra ở một huyện nông thôn Nghệ An. Tệ hại hơn, là nó không chỉ chi phối đến tâm lý những người nghèo, vốn trình độ nhận thức kém mà còn có tác động sâu sắc đến những người có trình độ, giàu có và có địa vị trong xã hội. Người thanh niên trong bài “Bói gà ra… chân điên” trước kia vốn là gia đình giàu có, mẫu mực, nhưng chỉ vì tin vào những điều bói toán vô căn cứ dẫn đến kết cục bi thảm. Vợ, con chết, mình trở thành người điên dại. Hậu quả phải trả phải chăng “Là sự trả giá quá đắt cho sự mê tín đến điên cuồng và cũng là bài học đắt giá cho không biết bao gia đình ở nông thôn Việt Nam”.
Hiện nay tệ nạn xã hội đang len lói vào từng ngõ ngách của cuộc sống thành phố lớn mà đã và đang xâm nhập vào các vùng quê vốn thanh bình. Đó không chỉ là những hủ tục lạc hậu còn xót lại mà còn là sự xâm nhập các tệ nạn xã hội ma tuý, mại dâm... Tại Bình Thạch Đông, “Con số 167 trường hợp phụ nữ và trẻ em (thuộc 247 hộ) hoạt động mại dâm qua lại CPC và nội địa đã gây nhức nhối cho dân Bình Thạch Đông”. “Xã “nguy cơ” cao”- Hòa Nghị. (14.9.2002). Còn ở huyện miền núi Than Uyên, “Có 562 con nghiện. Đó là con số đáng phải suy nghĩ ở một huyện miền Núi hơn 8 vạn dân. Năm 1998 thị trấn có 130 con nghiện, có thể nói đây là nơi tập trung các đối tượng nghiện hút nhiều nhất và cũng là nơi phức tạp nhất”. “Thê thảm những cuộc đời nghiện hút”- Thái Sinh, (Số 43. 15.3.2002). Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn ngay cả ở nông thôn. Có thể nói, chính đói nghèo, thất học đang tồn tại ở nông thôn là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng tệ nạn xã hội và ngày càng phát triển mạnh ở nông thôn. “Cái xứ nghèo chưa từng có ở Bình Thạch Đông là Bình Tây 2, dân trí thấp, kinh tế khó khăn, việc làm không ổn định, nhận thức về pháp luật, đạo đức, lối sống kém nên nhiều gia đình biến con mình thành gái mại dâm... Nhưng rõ ràng là sự ham muốn bứt phá, giàu lên nhanh chóng” (“Xã “nguy cơ”cao”). Đó là thực tế nhức nhối, đang phá vỡ nền tảng văn hoá ở các vùng quê yên bình. Kém hiểu biết, túng quẫn, không việc làm và cuộc sống mưu sinh khiến cho họ phải “liều”, phải đánh đổi cái mình có để được tồn tại.
Phản ánh một cách chân thực tệ nạn xã hội ở nông thôn, báo Nông nghiệp đã góp sức mình vào tiếng nói chung trong phong trào phòng chống, đẩy lùi tệ nạn xã hội đang hành hoành ở nông thôn, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai đang dấn thân vào con đường này. Đồng thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của những người đã lầm lỡ với các cấp, ngành chính quyền có trách nhiệm tại địa phương, qua đó có những biện pháp kịp thời, ngăn chặn sự phát sinh ngày càng cao tệ nạn, bảo tồn vốn văn hoá trong sáng, lành mạnh ở nông thôn trước tác động của môi trường. Cách làm của huyện miền núi Than Uyên- nơi tập trung nhiều đối tượng nghiện hút do chưa nhận thức được tác hại của ma tuý- qua phản ánh của Thái Sinh đang là một biện pháp mang lại hiệu quả cho những người nông dân nơi đây. Đó chính là sự nỗ lực của cấp, ngành trong việc vận động, thuyết phục người dân xoá bỏ cây thuốc phiện, hỗ trợ vốn, cây trồng giúp bà con trồng cây lương thức thay thế cây thuốc phiện. Cách làm này đã thu được kết quả khả quan và có sức thuyết phục lớn. Điển hình là: “anh Lại Văn Chiến, Khu I, từ một con nghiện nhưng bằng nghị lực và sự quan tâm của chính quyền, đến nay anh đã có 2 ha đất... Bà con nông dân Khu I bầu anh làm Chủ tịch Hội Nông dân và anh sắp được kết nạp Đảng” (“Thê thảm những cuộc đời nghiện hút”).Và điều này cần được thông tin rộng rãi đến đông đảo người dân, để các địa phương khác học tập kinh nghiệm, cùng nhau xoá dần những tệ nạn ngay chính mảnh đất của mình.
2.2. chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Tại đa số các vùng nông thôn hiện nay vấn đề giáo dục y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức, vì vậy bệnh tật phát sinh ngày càng nhiều, đe doạ đến tính mạng người dân. Với chức năng nâng cao dân trí và vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp- nông thôn, báo Nông nghiệp giành chuyên mục Sức khỏe và đời sống đăng định kỳ trên trang 13. Trong hai năm qua (2001- 2002) đã cung cấp thông tin đa dạng và phong phú về tình hình bệnh tật ở các vùng nông thôn và đưa ra những phương pháp phòng, chữa bệnh thiết thực. Nhờ được thông tin kịp thời thông qua chuyên mục: “Sức khoẻ- đời sống”, bà con nông dân đã trang bị cho mình kiến thức tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, cùng giúp nhau trong công tác phòng chống bệnh tật trong mỗi địa phương.
Phản ánh công tác chăm sóc sức khoẻ đã thu được kết quả ở một số vùng nông thôn tác giả Hoà Nghị trong bài: ““Tình nguyện viên sức khoẻ gia đình”- Nét mới trong nông thôn ĐBSCL”, (28.2.2002), ghi nhận: “Từ cuối năm 1990 đến nay, có hơn 3.000 tình nguyện viên sức khoẻ cộng đồng được đào tạo. 2.566 trong số này được đào tạo theo chương trình mới”. Và “Mỗi ngày đội ngũ ấp đã khám cho 2.457 lượt bệnh nhân. Trung bình 273 bệnh nhân/ ngày/ huyện. Chiếm tỷ lệ 77% so với lượt bệnh nhân đến TYT xã. Thực tế chứng minh nhu cầu khám, điều trị trong dân rất lớn”. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu được khám, điều trị tại địa phương của hầu hết bà con nông dân. Ghi nhận kết quả của hoạt động này tại ĐBSCL tác giả cho rằng: “Chương trình thí điểm tình nguyện viên sức khoẻ gia đình” là việc làm mới, nhưng nó đã góp phần nâng cao hiệu quả, hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tạo điều kiện để TYT hoạt động tại nhà dân”.
Báo NNVN đã phản ánh tình hình phát sinh, phát triển của những bệnh thường gặp ở các vùng nông thôn, phương pháp phòng và hạn chế bệnh tái phát, giúp cho bà con nông dân kịp thời nhận diện bệnh tật và có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Các bệnh như: bệnh dại (“Hiểu về bệnh dại để phòng ngừa cho tốt”- Hoàng Ngọc Trâm. 4.10.2002), bệnh dịch hạch (“Nơi dịch hạch hoành hành”- Nguyễn Quỳnh Như. 28.6.2001), bệnh sốt xuất huyết (“Cần cảnh giác sớm với khả năng bùng nổ dịch sốt xuất huyết”- Đức Huy. 26.6.2001)...Từ những hoạt động giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tại vùng nông thôn, thông qua công tác tuyên truyền của báo chí nói chung và tờ báo Nông nghiệp Việt Nam nói riêng, đã từng bước nâng cao nhận thức người dân. Kết quả mà các địa phương trong cả nước thu được trong công tác phòng và tự phòng bệnh đã chứng minh hiệu quả của công tác tuyên truyền của báo Nông nghiệp trong thời gian qua. Ngoài ra, báo còn cung cấp cho độc giả những bài thuốc dễ tìm và quen thuộc với người nông dân, nhằm giúp người dân nhận biết được tác dụng của các vị thuốc và áp dụng chúng để nâng cao sức khoẻ, vừa tiết kiệm lại dễ kiếm. Đó là những bài thuốc: “Dâu- cây thuốc quý đa dạng”- Nguyễn Văn Đức. 9.10.2002, “Tác dụng diệu kỳ của tỏi”- Hồng Nga (Theo Reuters), 18.3.2002, “Chữa bệnh từ bèo”- QMC, 7.3.2002... Những phát hiện của thực phẩm tác động đến con người: “Rau xanh chứa Nitrat là nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản”- Thu Hương (Theo Reuters), “Ăn nhiều cà rốt và các loại rau sống có thể chống được bệnh ung thư”- Ninh Bình.19.2.2002...
3. Khuyến nông, khoa học kỹ thuật và tiến bộ canh tác.
Phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH trong đó ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đang là mục tiêu phấn đấu của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong các Văn kiện của Đảng, Nhà nước đều xác định: khoa học- công nghệ là một trong những yếu tố then chốt trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Đồng thời Đảng, Nhà nước cũng nhấn mạnh: “Cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghiệp của cả nước. Coi trọng nghiên cứu cơ bản, chuyển giao có cải tiến công nghệ nhập từ nước ngoài, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều công nghệ mới ở những khâu quyết định” [4, 55]. Mới đây, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, nghị quyết Đảng lại tiếp tục xác định: “Từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước Công nghiệp, Khoa học- Công nghệ phải trở thành nền tảng và là động lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước” [5, 40]. Vì vậy đến nay công tác triển khai khoa học- công nghệ đang được triển khai trong cả nước với nhiều hoạt động khuyến nông- lâm- ngư phong phú. Nắm rõ đường lối, chính sách chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, bằng nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành có liên quan, đặc biệt là công tác tuyên truyền của câu lạc bộ khuyên nông- lâm- ngư cơ sở, nên trong những năm vừa qua nông nghiệp đã thu được thành tựu đáng kể, giải quyết cơ bản đói nghèo, tạo công ăn việc làm cho người nông dân và nâng cao đời sống người dân. Phát triển khoa học- công nghệ không những đem đến công cụ lao động mới mà còn tạo ra các phương pháp sản xuất mới, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống và nâng cao nhận thức về mọi mặt cho người nông dân và mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất, tăng năng suất lao động. Theo đánh giá của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì khoa học, kỹ thuật đóng góp vào mức tăng trưởng sản lượng nông nghiệp từ 30- 40%, và ngày càng có vị trí vô cùng quan trọng sản xuất của người nông dân. Vì vậy, tuyên truyền, phổ biến khoa học, kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất là trách nhiệm của báo chí nói chung, đặc biệt là các báo địa phương và hai tờ báo giành cho nông thôn, trong đó có báo Nông nghiệp Việt Nam.
Công tác tổ chức tuyên truyền ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của báo “Nông nghiệp Việt Nam” trong hai năm (2001-2002) tập trung chủ yếu về các vấn đề: Đưa khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào thâm canh, giới thiệu những mô hình làm nông nghiệp có hiệu quả nhờ áp dụng kỹ thuật, đã qua thực nghiệm. Phản ánh những hoạt động của đoàn thể, tổ chức, khuyến nông cơ sở, Cung cấp những thông tin về thời vụ, dịch bệnh và giải đáp những thắc mắc của bà con nông dân.... Các nội dung được thể hiện đa dạng và kịp thời thông qua các chuyên mục: “Mỗi người một vẻ”; “Địa chỉ xoá đói giảm nghèo”; “Nông dân học nông dân”... là nơi để thông tin, nêu gương những điển hình tiên tiến của nông dân trong việc ứng dụng khoa học vào sản xuất, bà con nông dân học hỏi và có thể ứng dụng mô hình vào thực tiễn nhờ được thông tin kịp thời.
3.1. hiệu quả của công tác khuyến nông trong tuyên truyền khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn.
Ngày nay, khoa học, kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, quan trọng hàng đầu, là nền tảng để phát triển kinh tế- xã hội. ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất trở thành mục tiêu của quá trình đổi mới nền nông nghiệp nước ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà thế giới đang có nhiều đổi thay do khoa học, công nghệ đem lại. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, khoa học và công nghệ nước ta có những bước tiến tích cực. Lực lượng cán bộ khoa học, công nghệ tương đối đông đảo với trên 1,4 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng, 30 nghìn cán bộ có trình độ trên đại học, khoảng 2 triệu công nhân kỹ thuật. Tại nông thôn, “Hiện nay có 486 trạm khuyến nông với 1.400 cán bộ. Khuyến nông viên cơ sở có 6000 người, số câu lạc bộ khuyến nông, HTX làm khuyến nông có gần 4000; Trong đó 8 tỉnh chưa có trạm khuyến nông, 16 tỉnh chưa có khuyến nông cơ sở” (“Suy nghĩ về khưyến nông cơ sở”- Ngô Thành Thân. 7.1.2002). Các tổ chức này đã và đang đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc phổ biến khoa học, kỹ thuật vào trong đời sống nhân dân, giúp người dân lựa chọn phương pháp ứng dụng khoa học vào sản xuất, nuôi trồng, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống. Đặc biệt, trong các ngành nông nghiệp và thuỷ sản, khoa học và công nghệ đã góp phần tạo được nhiều các giống cây, con mới cho năng suất và chất lượng cao. Ngoài các giống lúa, ngô lai của Việt Nam đã cạnh tranh được với các giống nhập, chiếm lĩnh 65% thị trường trong nước. Chúng ta đã có nhiều thành công trong nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm sú nước mặn, nước lợ và nước ngọt, năng suất từ vài tạ/ha đã tăng 2-3 tấn/ha. Nhờ ứng dụng khoa học, công nghệ, ngành nông nghiệp đã tạo ra mức tăng sản lượng lương thực từ 30,6 triệu tấn (năm 1997) lên 34,7 triệu tấn (năm 2000). Năm 2001, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1% so với năm 2000.
Trên đây chỉ là những đóng góp nhỏ của khoa học, công nghệ trong việc ứng dụng vào sản xuất, nuôi trồng trong nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây. Điều đó cũng khẳng định công tác tuyên truyền khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp đã có hiệu quả, bước đầu người nông dân đã nhận thức được vai trò của khoa học trong sản xuất và lựa chọn mô hình ứng dụng phù hợp trong thâm canh dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở. Có thể thấy rằng, thông qua hoạt động cán bộ khuyến nông viên cơ sở, các câu lạc bộ khuyến nông và nhiều hình thức tuyên truyền sâu rộng, đồng bộ trong mỗi địa phương đã lôi kéo đa phần người dân tham gia đổi mới và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Công tác khuyến nông ở các địa phương đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển và giúp dân dần thoát khỏi cách làm ăn manh mún, kinh nghiệm lạc hậu và kém hiệu quả. Nhiều câu lạc bộ khuyến nông cơ sở đã thu hút nhiều thành viên tham gia thực sự phát huy hiệu quả trong sản xuất và thâm canh. Phản ánh hiệu quả của công tác khuyến nông tại cấp cơ sở tại huyện Phong Điền- Thừa Thiên- Huế, tác giả Nguyễn Vũ Anh có bài: “Phong Điền: Hình thành CLB nông dân sản xuất kinh doanh” (Số 69+70.2001). Đến nay, qua hai năm hoạt động, CLB đã mở được 6 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho 6 tổ trực thuộc về trồng tiêu, lúa, lạc, lập vườn chuyên canh cây ăn quả các loại, chăn nuôi gia súc, gia cầm... CLB xã Phong Xuân còn cung cấp cho các thành viên và nông dân 29 tấn giống lúa, 21,7 tấn giống lạc, 1,667 cây ăn quả, 16.000 con cá giống. Hay tại Hoà Bình có: “Câu lạc bộ khuyến nông thôn bản ở huyện vùng cao Đà Bắc” (Nguyễn Hữu Tinh. 9.1.2001), hàng tháng câu lạc bộ đều tổ chức sinh hoạt với nội dung thiết thực và được thông báo trước đến từng hội viên, được người dân trong thôn bản hưởng ứng nhiệt tình. Các buổi nói chuyện, sinh hoạt đều có sự tham gia của cán bộ khuyến nông- khuyến lâm huyện để lồng ghép các chương trình sinh hoạt bình thường với tập huấn kỹ thuật nông, lâm nghiệp mà các hội viên quan tâm. Và chỉ sau một thời gian ngắn CLB hoạt động, bộ mặt của xóm Sèo đã có những chuyển biến rõ nét, với những bước đột phá trong việc sử dụng giống cây trồng... Những hoạt động thiết thực trên là cố gắng không ngừng nghỉ của cán bộ viên cơ sở, họ là những người luôn luôn đi tiên phong trong mọi phong trào ở địa phương. Bởi dù nước ta về cơ bản đã thoát ra khỏi khủng hoảng về kinh tế, nông nghiệp đang dần đi vào phát triển ổn định nhưng trình độ hiểu biết của người nông dân còn hạn chế, nhất là trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất thâm canh. Trình độ khoa học, công nghệ Việt Nam vẫn còn giữ khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, trình độ học vấn của lực lượng lao động ở nông thôn còn quá thấp, tỷ lệ người không biết chữ vẫn cao. Nếu năm 1996 trình độ lao động ở nông thôn không biết chữ là 6,6% thì đến năm 2000 vẫn còn 4,8%, điều này gây cản trở lớn nhất trong việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và công nghệ của người nông dân. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở nông thôn năm 2000 có tăng so với năm 1996 (từ 4,66% lên 6,18%) nhưng cũng không mấy khả quan.
Từ thực trạng trên đòi hỏi công tác tuyên truyền khoa học, kỹ thuật ứng dụng vào nông nghiệp, nông thôn trở thành mục tiêu hàng đầu của các cấp, các ngành. Qua công tác khuyến nông cơ sở, cán bộ viên giúp bà con nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cây, con giống... Những hiệu quả của công tác khuyến nông đã được phản ánh rõ nét trên báo NNVN, nhiều bài báo đã phản ánh, ghi nhận hoạt động của khuyến nông cơ sở. Điển hình là bài “Suy nghĩ về khuyến nông cơ sở” của Ngô Thành Thân (7.1.2002), tác giả đã đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư: Công tác khuyến nông chính là nhịp cầu giao lưu, tạo điều kiện cho người nông dân và những người bên ngoài cộng đồng có cơ hội trao đổi kinh nghiệm học hỏi, chuyển giao kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật để cùng phát triển sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Các câu lạc bộ Khuyến nông cơ sở đã luôn đi tắt đón đầu, giúp nông dân tăng thêm thu nhập từ áp dụng mô hình mới. có những hội viên khuyến nông có trình độ, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bà con nông dân trong sản xuất, cung cấp nhiều giống mới và phân bón cho bà con. Thường xuyên mở lớp chuyên đề chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới hộ nông dân, nhiều lần tổ chức đối thoại, giải đáp thắc mắc cho bà con nông dân. Hoạt động này đang trở thành vấn đề thời sự, nóng bỏng không chỉ ở các tỉnh miền xuôi, đồng bằng mà được người dân các tỉnh miền núi, quen canh tác theo lối nông nghiệp truyền thống hào hứng tham gia.
Yên Bái vốn là tỉnh miền núi, trình độ canh tác của nông dân so với các tỉnh miền xuôi có thể là rất thấp, trình độ dân trí thấp, địa hình bất lợi, do vậy áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nào vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tỉnh đã trích ngân sách địa phương, liên tiếp tuyển chọn khuyến nông cơ sở, đến nay đã có 53 cán bộ khuyến nông có trình độ Đại học phân bổ tại 53 xã. Năm 2001, Yên Bái triển khai 34 loại mô hình ở 56 điểm. Cùng với việc tổ chức mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, các câu lạc bộ khuyến nông cũng được quan tâm, tổ chức thường xuyên. Năm 2000, toàn tỉnh có 24 câu lạc bộ khuyến nông tự nguyện, 679 Hội viên... Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nên đã nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, người dân Yên Bái thoát được nghèo đói. Đó là ghi nhận của tác giả Thái Vũ trong bài “Khuyến nông Yên Bái. Xây dựng khuyến nông cơ sở để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật” (4.2.2002).
Từ khi triển khai công tác khuyến nông, bộ mặt làng quê đã thay đổi hẳn. Nếu trước đây người dân có phần e dè khi tiếp nhận các giống cây, con mới thì nay họ hoàn toàn tự tin, thậm chí còn “buộc” HTX phải đem cái mới về cho họ. Các mô hình thí điểm từ áp dụng khoa học, kỹ thuật đã xuất hiện ngày càng nhiều trong mỗi vùng, miền địa phương đã đem lại kết quả khả quan. Cũng nhờ biết áp dụng phương thức sản xuất mới này mà ở nhiều địa phương đã xuất hiện ngày càng nhiều những nông dân làm ăn kinh tế giỏi, trở thành điển hình kinh tế tiên tiến, được nêu gương để bà con trong cả nước học hỏi. Điển hình như anh Ung Văn Trung, xã Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, năm 1996 anh chuyển diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả lấy ngắn nuôi dài. Nay anh đã trồng được hơn 1000 trụ thanh long, 100 cây xoài cát Hoà Lộc, 220 cây nhãn tiêu da bò... Doanh thu những năm gần đây anh thu được từ 90-100 triệu đồng/năm. (Địa chỉ xoá đói làm giàu. 11.1.2002). Không những thế, ở một số địa phương như: Tiền Giang, Bình Thuận, Hưng Yên... nhờ được phổ biến, hướng dẫn cặn kẽ việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào đồng ruộng, bà con học hỏi lẫn kinh nghiệm lẫn nhau mà cả vùng quê rộng lớn được thay da đổi thịt, đời sống bà con nông dân được đảm bảo và khấm khá hơn nhiều. Phong trào “nông dân sản xuất giỏi” thực sự được phát huy sức mạnh khi nhà nước có chủ trương khuyến khích cá nhân, tập thể thi đua lao động, sản xuất giỏi. Và từ phong trào này, nhiều hộ gia đinh đã được ghi tên trong danh sách những nông dân sản xuất giỏi. Nếu như năm 1997 số hộ nông dân đạt danh hiệu này chỉ là 5494 hộ thì đến năm 1999 đã tăng lên tới 12747 hộ trong đó có 1705 nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh, trên 100 hộ đạt danh hiệu 4 năm liền.
Những thành quả đạt được trong công tác khuyến nông cơ sở đã tạo niềm tin vững chắc cho bà con nông dân yên tâm sản xuất, đảm bảo được chăm sóc về kỹ thuật và cách phòng tránh bệnh tật trong sản xuất, chăn nuôi. Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ khuyến nông, công tác tuyên truyền đến từng cơ sở và sự hỗ trợ của phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có báo Nông nghiệp Việt Nam. Tờ báo đã bám sát nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo bà con nông dân, đưa những tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất nhằm nhân rộng mô hình đến với người nông dân. Đồng thời đây là một trong những tờ báo tiên phong trong công tác tư tưởng, đổi mới tư duy của người nông dân.
Báo NNVN đã và đang phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, phổ biến, đưa khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ đến với đông đảo người nông dân. Nhiều bài báo đã phản ánh chân thực, kịp thời những thành quả gặt hái được của người nông dân trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong mọi lĩnh vực của nông nghiệp, nông thôn. Thành công của tờ báo trong công tác này được chính bạn đọc Trần Thanh Quế, xã Châu Giang, Duy Tiên, Hà Nam đánh giá: “Các trang “Khuyến nông” đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam, đã cổ vũ gần 4000 hộ gia đình của xã dồn ruộng thành ô thửa lớn, cơ cấu lại cây trồng, xoá độc canh cây lúa, mà sản xuất đa canh đem lại. Năng suất hiệu quả kinh tế cao. Anh Lương Văn Quất 32 tuổi, ở thôn Trì Xa (xã Châu Giang) học tập gương làm giàu trên báo Nông nghiệp, năm 1994 anh thầu hơn 2,5 ha cánh đồng trung chiễm khê màu thối, hiệu quả kinh tế quá thấp. Bằng lao động và vốn khoa học, kỹ thuật học tập được, anh đắp bờ quanh vùng trồng cây ăn quả. Dưới ruộng anh canh tác theo công thức: Sen, cá, lúa. Năm 2001 anh thu nhập 106 triệu đồng. Theo gương anh Lương Văn Quất đến cuối năm 2001, xã Châu Giang đã có gần 100 hộ mở trang trại với diện tích trên 100 mẫu. Về thủ công nghiệp, anh Trần Văn Dũng, thôn Đông Ngoại (Xã Châu Giang) đã bỏ vốn 400 triệu mở xưởng xe sợi tơ tằm. Anh nhập một giây chuyền sản xuất tự động của Hàn Quốc, thu hút trên 40 lao động có việc làm ổn định...” (“Nông nghiệp Việt Nam”, Số 10. 2002). Hay trong mục Bạn đọc ngày 24.10. 2002, độc giả Sở Hữu ở xã Báo Đáp, Trấn Yên, Yên Bái trong bài: “Câu lạc bộ Khuyến nông rất cần có báo NNVN” đã nhận xét: “Trong hai năm 2001-2002 có báo NNVN, bà con nông dân chúng tôi rất phấn khởi, truyền tay nhau đọc rất kỹ các trang chuyên mục của tờ báo, nhiều bài viết về các biện pháp Khoa học, kỹ thuật rất tác dụng đối với nông dân, được bà con ghi vào sổ để nghiên cứu và ứng dụng thực hành vào công việc hàng ngày, từ sản xuất nông nghiệp đến chăn nuôi châu bò, gà, lợn, cá...”. Hiệu quả của công tác khuyến nông trong tuyên truyền khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn đã góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam đi vào ổn định và hoạt động có hiệu quả cao. Báo NNVN đã phản ánh hiệu quả của công tác khuyến nông cơ sở trong tuyên truyền khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn. Từ đây, tờ báo thực hiện chức trao đổi, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, nhân rộng các mô hình kinh tế ở địa phương nhờ áp d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1398.doc