Luận văn Tìm hiểu chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Mục đích nghiên cứu .2

3. Lịch sử vấn đề . 3

4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 6

5. Phương pháp nghiên cứu .7

6. Kết cấu của luận văn .7

NỘI DUNG

Chương 1: Những vấn đề chung về văn học trung đại liên quan đến việc

nghiên cứu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa

Ngữ văn THPT

1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam .9

1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam .12

1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông . 19

Chương 2: Nghiên cứu và hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại

Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT

2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong

sách giáo khoa Ngữ văn THPT . 33

2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài

phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 39

Chương 3: Tìm hiểu việc giảng dạy và tiếp thu các chú giải văn học trung

đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn của giáo viên và học sinh ở

trường THPT

3.1. Đối tượng và tư liệu khảo sát . 62

3.2. Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát . 64

3.3. Các đề xuất và hướng giải quyết . 73

KẾT LUẬN . 75

THƯ MỤC THAM KHẢO . 79

PHỤ LỤC. 84

pdf90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn học trung đại phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, có vậy mới tiếp cận được giá trị đích thực của mỗi hiện tượng văn học và công việc họ làm mới đạt hiệu quả cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Chương 2 NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG HOÁ CÁC CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THPT 2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT. 2.1.1. Thống kê các tác phẩm văn học trung đại Viêt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2.1.1.1. Lớp 10: 19 bài (trong đó chính khoá 14 bài; đọc thêm 05 bài) Bài 1: Tỏ lòng (Thuật hoài) – Phạm Ngũ Lão Bài 2: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới- 43) – Nguyễn Trãi. Bài 3: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài 4: Đọc Tiểu Thanh ký (Độc Tiểu Thanh ký) – Nguyễn Du. Bài 5: Vận nước (Quốc tộ) – Pháp Thuận (Đọc thêm) Bài 6: Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác (đọc thêm) Bài 7: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) – Trương Hán Siêu. Bài 8: Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) – Nguyễn Trãi. Bài 9: Tựa " Trích diễm thi tập" – Hoàng Đức Lương. Bài 10: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( Trích Bài ký đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) – Thân Nhân Trung (Đọc thêm) Bài 11: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ Liên. Bài 12: Thái sư Trần Thủ Độ ( Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ Liên (Đọc thêm) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Bài 13: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kỳ mạn lục) – Nguyễn Dữ. Bài 14: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm) - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm. Bài 15: Truyện Kiều - Nguyễn Du Bài 16: Trao duyên ( Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Bài 17: Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Bài 18: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Bài 19: Thề nguyền (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du (Đọc thêm) 2.1.1.2. Lớp 11: 14 bài (trong đó học chính khoá 10 bài; đọc thêm 04 bài) Bài 1: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh ký sự ) – Lê Hữu Trác. Bài 2: Tự tình (Bài II ) – Hồ Xuân Hương. Bài 3: Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Nguyễn Khuyến. Bài 4: Thương vợ – Trần Tế Xương Bài 5: Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến (Đọc thêm) Bài 6: Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương ( Đọc thêm) Bài 7: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ Bài 8: Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca) – Cao Bá Quát. Bài 9: Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) – Nguyễn Đình Chiểu) Bài 10: Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu (Đọc thêm). Bài 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) – Chu Mạnh Trinh (Đọc thêm). Bài 12: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu Bài 13: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) – Ngô Thì Nhậm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Bài 14: Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) – Nguyễn Trường Tộ. 2.1.2. Phân loại loại hình các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT và số lượng các chú giải, câu hỏi hướng dẫn học bài trong từng tác phẩm được trích giảng. 2.1.2.1. Các tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng. * Tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng hành chính. Bài 1. Quốc tộ – Pháp Thuận Tác phẩm có 20 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 2: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi Tác phẩm có 1304 âm tiết, trong đó có 44 chú giải và 6 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 3: Tựa " Trích diễm thi tập" – Hoàng Đức Lương. Tác phẩm có 682 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 4. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung Tác phẩm có 429 âm tiết, trong đó có 14 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 5: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) - Ngô Sỹ Liên. Tác phẩm có 1176 âm tiết, trong đó có 11 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 6: Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ Liên. Tác phẩm có 463 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Bài 7: Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm Tác phẩm có 549 âm tiết, trong đó có 16 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 8: Xin lập khoa luật – Nguyễn Trường Tộ. Tác phẩm có 637 âm tiết, trong đó có 16 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. * Tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng lễ nghi. Bài 1: Cáo tật thị chúng – Mãn Giác. Tác phẩm có 34 âm tiết và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 2: Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu Tác phẩm có 705 âm tiết, trong đó có 58 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. 2.1.2.2. Các tác phẩm thuộc loại hình văn học nghệ thuật. * Văn xuôi. Bài 1. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục) – Nguyễn Dữ. Tác phẩm có 1859 âm tiết, trong đó có 20 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 2: Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh ký sự) – Lê Hữu Trác Tác phẩm có 1980 âm tiết, trong đó có 21 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. * Thơ. Bài 1: Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão. Tác phẩm có 28 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Bài 2. Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi. Tác phẩm có 54 âm tiết, trong đó có 8 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 3. Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 4: Đọc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du. Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 5: Tình cảnh le loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm. Đoạn trích học gồm 168 âm tiết, trong đó có 12 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 6: Trao duyên (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích có 238 âm tiết, trong đó có 13 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 7: Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 140 âm tiết, trong đó có 6 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 8: Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 126 âm tiết, trong đó có 12 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 9: Thề nguyền (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 156 âm tiết, trong đó có 15 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Bài 10: Tự tình (Bài II) - Hồ Xuân Hương Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 2 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 11: Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến Bài thơ có 56 âm tiết và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 12: Thương vợ – Trần Tế Xương. Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 5 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 13: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến Bài thơ có 266 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 14: Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương. Bài thơ có 56 âm tiết, có 6 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 15: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Chứ. Tác phẩm có 141 âm tiết, trong đó có 14 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 16: Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát Tác phẩm có 101âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 17: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên) – Nguyễn Đình Chiểu Đoạn trích có 224 âm tiết, trong đó có 19 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 18. Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu Bài thơ có 56 âm tiết, trong đó có 7 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Bài 19. Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chu Mạnh Trinh Tác phẩm có 137 âm tiết, trong đó có 13 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. * Vận văn (phú) Bài: Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu Tác phẩm có 473 âm tiết, trong đó có 33 chú giải và 6 câu hỏi hướng dẫn học bài. 2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT. 2.2.1. Về phần tiểu dẫn ở đầu mỗi tác phẩm được trích giảng. Tất cả các tác phẩm hoặc đoạn trích được đưa vào trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT đều có phần tiểu dẫn. Mục đích của phần này là tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu tác phẩm. Nội dung của các tiểu dẫn đều tương tự như sau: đầu tiên là giới thiệu tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả (trừ những tác giả lớn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu thì mục này có hẳn một bài riêng); tiếp theo là trình bày khái quát hoàn cảnh ra đời hoặc xuất xứ của tác phẩm, đoạn trích và những nét đặc trưng khái quát về nội dung, nghệ thuật của nó. Nội dung tiểu dẫn như thế dành cho một tác phẩm văn học hiện đại có thể xem là đủ ý. Nhưng để dành cho một tác phẩm văn học trung đại thì có lẽ vẫn cần phải bổ sung thêm, đặc biệt là việc giải thích nhan đề tác phẩm dưới góc độ thể loại, thể loại “là một phạm trù chủ đạo, nó không chỉ được thể hiện trong cách thường xuyên nêu bật nên ở ngay tác phẩm mà còn chi phối nghiêm nhặt và toàn diện người cầm bút trong quá trình sáng tác dù anh ta có tự giác hay không tự giác ý thức về điều ấy”[21, 66]. Vì thế nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 văn học trung đại thực chất là nghiên cứu đặc trưng thể loại và phải xuất phát từ đặc trưng thể loại. Nắm được đặc trưng thể loại của tác phẩm, ta có thể hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn và bút pháp của anh ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận chân giá trị của tác phẩm ở cả hai măt: nội dung và hình thức. Đáng tiếc vấn đề này trong các phần tiểu dẫn về văn học trung đại Việt Nam chưa được chú ý đúng mức. Điều đó được thể hiện qua các dạng thức sau: Một là: Tiểu dẫn không hề giải thích tiêu đề thể loại của tác phẩm, tiêu biểu là các trường hợp Quốc tộ và Đoạn trường tân thanh (tức Truyện Kiều). - Về tác phẩm Quốc tộ: trong phần tiểu dẫn có viết “ Tác phẩm của ông- Đỗ Pháp Thuận- hiện còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành hỏi về việc nước”[26, 138]. Đã khẳng định như vậy thì phải khôi phục đầy đủ nhan đề bài thơ như trong sách Thơ văn Lý - Trần là “ Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn”[55, 204]. Nếu bài thơ có nhan đề như đã nêu thì nó thuộc thể loại thư (thư trả lời) viết dưới dạng một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Vậy nó thuộc loại hình văn học chức năng. Còn nếu để nhan đề Quốc tộ sẽ dẫn đến cách hiểu: đó là bài thơ thuộc loại hình văn học nghệ thuật. Không xác định rõ loại hình văn học của tác phẩm sẽ dẫn đến cách hướng dẫn khai thác tác phẩm không đúng hướng. - Về tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm này lúc đầu có tên gọi là Đoạn trường tân thanh. Bài tựa của Mộng Liên Đường Chủ nhân viết cho tác phẩm của Nguyễn Du vào đầu thế kỉ XIX có đoạn: “Tố Như tử… dịch chi dĩ quốc âm, nhan chi viết Đoạn trường tân thanh – Thầy Tố Như… dịch sách (Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân) ra quốc âm rồi đặt nhan đề Đoạn trường tân thanh”[21, 207]. Dĩ nhiên dùng chữ dịch ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 đây là chưa chuẩn. Cũng ở bài tựa này nhan đề Đoạn trường tân thanh còn được nhắc lại nhiều lần. Sau này các học giả Đào Nguyên Phổ, Kiều Ánh Mậu và Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền đều khẳng định như vậy. Về sau học giả Trần Trọng Kim đổi lại là Truyện Thuý Kiều. Khi nghiên cứu tác phẩm này nhiều học giả vẫn để ý đến tiêu đề cũ nhưng lại phiên là “Tiếng kêu mới đứt ruột”. Sách Văn học 10 (tập 1), Nxb GD, H.1999 cũng viết là: “Tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột”. Sách Ngữ văn 10 (tập 2) Nxb GD, H.2006 thì không hề đả động gì đến Đoạn trường tân thanh mà chỉ nói đến Truyện Kiều. Vậy từ góc độ thể loại mà xem xét thì giữa Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện có điểm gì khác nhau? Chúng tôi rất tâm đắc với ý kiến của PGS. TS Nguyễn Đăng Na về vấn đề này. Ông cho rằng: “Tân thanh là một thể thơ sáng tác theo phương châm của Tân nhạc phủ cũng gọi là thơ Tân nhạc phủ”[21, 266]. Nguyễn Du đặt tên tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật mang tính sáng tạo của mình, mặc dù ông đã dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài nhân. Thứ nhất, Nguyễn Du khẳng định tác phẩm của mình là thơ (Tân thanh được ông dùng với nghĩa là thơ ca) chứ không phải văn xuôi như nguyên tác; thứ hai, đó là tiếng thơ “Đoạn trường” phản ánh cuộc đời ba chìm bảy nổi sống đoạ, thác đày của một người con gái lương thiện tài sắc song toàn. Vậy là chính tên tác phẩm đã báo hiệu cho người đọc sự thay đổi không chỉ về mặt hình thức mà còn là chủ đề của truyện so với nguyên tác. Đó là vấn đề quyền sống của con người bị tước đoạt trong đời sống của một xã hội hiện thực được ví như “ địa ngục ở miền nhân gian” chứ không phải là lời thuyết minh cho một lý thuyết siêu hình nào. Đúng là “cốt truyện tuy vay mượn của Trung Hoa nhưng nó đã được thẩm thấu qua từng thớ thịt, từng tia máu, từng hơi thở của một con người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” và từng chữ, từng chữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 được viết ra bằng “máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy”. Do đó nhan đề Đoạn trường tân thanh không chỉ là tấc lòng của Nguyễn Du mà còn là lời khẳng định bản quyền tác phẩm của ông, của dân tộc Việt Nam”[21, 274]. Bỏ qua nó không giải thích đúng là một điều đáng tiếc. Hai là: Giải thích nhan đề chung chung ở cấp độ thể văn mà chưa giải thích nó ở cấp độ đặc trưng thể loại. Đó là các trường hợp tiêu biểu như Bình Ngô đại cáo và Truyền kỳ mạn lục: - Về Bình Ngô đại cáo: Đây là tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng. Tuy nhiên khi vâng mệnh Lê Lợi viết bài cáo này, Nguyễn Trãi đã thể hiện rất sâu sắc cảm xúc của một người nghệ sĩ, tức là đã để cả “tâm thuật” (lời Phan Huy Chú) ngụ vào trong tác phẩm. Vì thế yếu tố văn học nghệ thuật của tác phẩm này cũng hết sức nổi bật. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 2), Nxb GD, H.2006, trang 16 viết: “Bài Đại cáo này mang đặc trưng cơ bản của thể cáo nói chung, đồng thời có những sáng tạo riêng của tác giả”. Tuy nhiên sự “sáng tạo riêng” trên cái nền chung mà trước hết thể hiện ngay ở nhan đề mang đặc trưng thể loại của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” thì đã không được giải thích đầy đủ. Sách chỉ tập trung nói về thể cáo nhưng vấn đề cần làm sáng tỏ ở đây là nghĩa của “đại cáo” và vì sao Nguyễn Trãi đã dùng thể loại cáo đặc trưng này? Đại cáo là một thiên sách trong quyển IV Kinh thư (một trong Ngũ kinh của Nho gia do Khổng Tử san định). Đại cáo gắn liền với tên tuổi Thành Vương và Chu Công – tự là Đán (một nhà văn hoá nổi tiếng, một nhà chính trị kiệt xuất của Trung Hoa thời nhà Chu thế kỷ XI trước công nguyên). Bài cáo này bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử. Đó là sau khi diệt Trụ Vương nhà Ân, Chu Vũ Vương (cha của Thành Vương) vẫn phong cho con Trụ là Vũ Canh làm vua Ân và sai ba người em là Quản Thúc, Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Thúc và Hoắc Thúc đến giám sát. Sau khi Vũ Vương mất, Thành Vương nối ngôi và Chu Công làm phụ chính. Ba người em kể trên phao tin Chu Công tiếm quyền. Để tránh tiếng, Chu Công lánh về miền Đông. Sau hai năm Thành Vương biết chuyện hối hận cho người đón ông trở lại lo việc triều chính. Ba người em sợ hãi đã liên kết với Vũ Canh và các tộc Di ở phía Đông hùa nhau nổi loạn đem quân đánh Thành Vương phản lại nhà Chu. Thành Vương sai Chu Công đi dẹp loạn và viết bản Đại cáo này. Cuộc bình Ngô của Lê Lợi cũng mang ý nghĩa như việc Thành Vương dẹp Vũ Canh. Đó là việc đánh dẹp những kẻ phản loạn. Tác giả muốn sánh Lê Lợi với Chu Thành Vương, quân sư của Lê Lợi với Chu Công Đán và muốn bài Bình Ngô đại cáo của thời đại ông mang ý nghĩa ngang tầm với thiên đại cáo đánh Vũ Canh thời Tây Chu của Trung Hoa cổ đại. Lại nữa, 15 thế kỷ sau, Chu Nguyên Chương – một người được coi là anh hùng giải phóng của dân tộc Hán, một người đã được dã sử Trung Hoa thêu dệt quanh mình bao nhiêu huyền thoại, sau khi đánh đuổi quân Nguyên giành lại độc lập và lập ra triều Minh đã cho ban bố một văn kiện pháp luật vĩ đại gọi là “Đại cáo”. Nếu bản đại cáo này ban bố ra là để ổn định xã hội, cai trị nhân dân và mang ý nghĩa quốc gia trọng đại thì ý nghĩa “Đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng chẳng kém cạnh gì (xét cả tư cách của người tuyên cáo và tầm vóc quan trọng của bài cáo). Hơn nữa, đại cáo của Nguyễn Trãi lại được dùng để bình Ngô (tức là bình tận gốc nòi giống họ Chu, bởi Chu Nguyên Chương vốn là người đất Ngô và khi mới khởi nghiệp từng xưng là Ngô Quốc Công, Ngô Vương). Rõ ràng ở đây Nguyễn Trãi muốn dùng gậy ông để đập lưng ông và Bình Ngô đại cáo xét ở khía cạnh này đã mang một ý nghĩa vô cùng thâm thuý. Vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng “nắm được ý nghĩa nhan đề Bình Ngô đại cáo là nắm được tư tưởng cốt lõi của tác phẩm” [21, 157]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 - Về Truyền kỳ mạn lục, giống như trường hợp Bình Ngô đại cáo nêu trên, mục tiểu dẫn Truyền kỳ mạn lục trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 2), Nxb GD, H.2006, cũng mới chỉ đề cập tới thể văn truyền kỳ “là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ hoang đường” (trang 55) mà chưa chú ý giải thích đặc trưng thể loại của tác phẩm. Sách không giải thích Truyền kỳ mạn lục là gì, mà chỉ nói chung chung về số lượng các truyện, tóm tắt giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Về cụm từ “Truyền kỳ mạn lục” trước đây người ta thường giải thích là “ghi chép tản mạn những truyện truyền kỳ”. Soạn giả Ngữ văn 9 – tập 1 (sách in năm 2005) cũng viết: “Truyền kỳ mạn lục là ghi chép tản mạn những truyện truyền kỳ được lưu truyền”. Vậy là Nguyễn Dữ chỉ ghi chép tản mạn những truyện truyền kỳ có sẵn vẫn được lưu truyền. Thế thì căn cứ vào đâu để khẳng định “ tác phẩm thực sự là sáng tác văn học” [26, 55] mang đậm cá tính sáng tạo của tác giả và vì sao nó được ca ngợi là áng “Thiên cổ kỳ bút”. Ông Nguyễn Đăng Na đã khảo cứu rất sâu về cụm từ “Truyền kỳ mạn lục”. Ông cho rằng, “mạn lục” không phải là ghi chép tản mạn mà là thể văn cổ Trung Hoa: thể Mạn lục. Nếu truyền kỳ đứng riêng thì là một thể tài của truyện ngắn trung đại. Do các nhân vật, tình tiết, kết cấu… của truyện phần lớn là lạ kỳ, đặc biệt nên người ta gọi chúng là “Truyền kỳ”. Nhưng đứng trong cụm từ truyền kỳ mạn lục thì truyền kỳ làm định ngữ chỉ tính chất của thể mạn lục – một thể tự sự viết tự do tuỳ hứng theo ý đồ sáng tác của tác giả, không bị ràng buộc bởi bất cứ một lí do nào (xem bài viết về Truyền kì mạn lục trong cuốn Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam). Như vậy, có thể hiểu Truyền kỳ mạn lục một cách ngắn gọn là thiên truyện viết theo tuỳ hứng cá nhân (tác giả) về những cái lạ kỳ. Chính nhan đề mang tính đặc trưng thể loại của tác phẩm đã bao hàm sự khẳng định vai trò sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ. Nó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 nói lên rằng, tác phẩm không phải loại ghi chép lại những cái có sẵn như Việt điện u linh hay Lĩnh Nam chích quái mà là một sáng tác văn học. Giáo sư Lê Trí Viễn ví “20 đoản thiên tiểu thuyết trong Truyền kỳ mạn lục có giá trị như 20 truyện ngắn hiện đại” là một sự khẳng định giá trị sáng tạo văn học đó của Nguyễn Dữ. Thể loại là một phạm trù đặc biệt quan trọng của văn học trung đại Việt Nam. Nhà văn chọn một thể loại nào đó để sáng tác là xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của anh ta và cái gọi là “cá tính sáng tạo” của người nghệ sĩ trung đại nhiều khi cũng được thể hiện ngay trong sự lựa chọn đó. Đối với một tác phẩm văn học trung đại, đặc trưng thể loại của nó đa phần được nêu ngay ở tiêu đề tác phẩm. Vì vậy nghiên cứu một tác phẩm văn học trung đại, trước hết là phải quan tâm ngay đến tên gọi của nó. Bỏ qua hoặc không chú ý đúng mức điều này sẽ dẫn đến sự nhận thức tác phẩm, hoặc là chưa sâu, hoặc là chưa chính xác giá trị đích thực của nó. 2.2.2. Về những chú thích phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT. 2.2.2.1. Về chú thích các điển tích, điển cố. Qua khảo sát các tác phẩm, đoạn trích thuộc văn học trung đại Việt Nam có trong chương trình, chúng tôi thấy hầu hết các điển tích, điển cố có dùng trong các tác phẩm (đoạn trích) đều đã được các soạn giả quan tâm đúng mức. Nội dung các điển tích, điển cố đó đều được dẫn và chú tương đối rõ ràng, đồng thời cũng nêu lên cách vận dụng chúng của tác giả. Tuy nhiên ở một số trường hợp, chúng tôi thấy vẫn cần phải bổ sung và trao đổi thêm: Thứ nhất, một số điển tích, điển cố chưa ghi rõ xuất xứ và trình bày đầy đủ, chính xác nội dung của nó: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Sách Ngữ văn 10 (tập 2) trang 18, chú thích chữ “về đông” như sau: “Chữ lấy trong Hán thư, từ câu nói của Lưu Bang (Hán Cao Tổ). Khi bị Hạng Vũ đẩy vào đất Tây Thục, Lưu Bang bực tức nói “Dư diệc dục đông nhĩ, an năng uất uất cửu cư thử hồ” (ta cũng muốn trở về đông sao chịu chết ải ở chốn này). Điển này theo Hán thư đại lược như sau: Khi bị đẩy vào Tây Thục, cuộc sống của tập đoàn vua tôi, quân lính Lưu Bang vô cùng khốn đốn. Nhiều người bỏ trốn vì gian khổ và nhớ quê hương. Một hôm có người báo: “Thừa tướng Tiêu Hà trốn mất rồi”. Hán Vương nghe nói vô cùng lo sợ. Mấy hôm sau Tiêu Hà trở về, Hán Vương vừa mừng, vừa giận, trách cứ: “Sao ngươi lại bỏ trốn?”. Tiêu Hà trả lời: “Thần đâu có bỏ trốn. Thần chỉ đuổi theo giữ kẻ bỏ trốn lại thôi”. Hán Vương hỏi: “Ngươi đuổo"wngo"go?∝."Uoîw"Lî"wwᾫ"n῝ o;"∝Lîn"Uïn∝."Lïn"Wƻƫ ng"n῝ o "goᾯn"nÿo;"∝Uƻ῟ ng"wï"f῏ "ww῝ n"nîng"gn` g"ngƻ ῝ o"oî"ngƻƫ o"on ÿng"wwgn"wîo."nᾫo"đw῝ o"wngo"đ῏ "go` "Lîn"Uïn"nî"g῟ "nîo"wgo?∝. "Uoîw"Lî"nÿo;"∝Uƻ῟ ng"wnƻ ῝ ng"wnî"gÿ"ng• "onÿng"gůng"đƻ` g"nn ƻ ng"nnîn"wîo"nnƻ "Lîn"Uïn"gn῍ "gÿ"o῝ w"onÿng"gÿ"ngo."N᾿ w"đᾫo"w ƻƫ ng"ow῝ n"῟ "Lïn"Uwwng"ww῝ w"đ῝ o"wnî"onÿng"gᾯn"fÿng"đ᾿ n"L în"Uïn."gÿn"n᾿ w"ow῝ n"w῍ "đÿng"gno᾿ o"nᾯ• "wnoîn"nᾫ"wnî"onÿng" wn῏ "onÿng"fÿng"ngƻ ῝ o"nî• ."Ý"đᾫo"wƻƫ ng"wn᾿ "nîo?∝."Lïn"Wƻƫ ng"nÿo;"∝Dī"nnoîn"wg"gůng"ow῝ n"w῍ "đÿng"gn` "đîw"ggo"gn῏ w"gn ᾿ w"oÿn"oïo"῟ "nƫ o"nî ∝."Nnƻ "wᾯ• "nî"noîn"gᾫnn"• wᾯw"no῏ n"gî w"nÿo"g` g"Lïn"Wƻƫ ng"*Lƻw"Fgng+"nî"nnîn"o῝ w"w῿"oo῏ n"n῏ gn" w` ."Uwg"w῿"oo῏ n"nî• ."wg"wnᾯ• "gîw"nÿo"g` g"Lƻw"Fgng"wn῏ "n o῏ n"n῝ o"wîo"n᾿ w"w` g"nÿgog."Gÿn"gnÿ"goᾫo"nnƻ "wïgn"goïo"onog" nî"wno᾿ w"gnïnn"• ïg"wî"gnïnn"wî"wn᾿ "wno᾿ w"wïnn"nÿgog"wwong"n ῝ o"nÿo"g` g"Lƻw"Fgng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 "Un` "ngo."o῝ w"w῝ "gnÿ"wnïgn"onÿng"đᾯ• "đ` ."wÿ"wîng. Wïgn"goïo"onog"Ng` "wăn"33"*wᾯw"3+"wwgng"337."gnÿ"gn` " ∝Uwƻ῟ ng"nw῿nn∝"nî;"∝]ƻ g"gÿ"ngƻ ῝ o"nnî"ngnîo"onÿng"gÿ"đîn"đ῏ "đ῍ g"wïgn."wnᾫo"fᾯw"đoo"đÿo"nîo"đîn"n῍ g."Do đó trướng huỳnh được dùng để chỉ phòng học của nho sinh đồng thời gợi ý hiếu học”. Lẽ ra phải chú thích nghĩa của trướng huỳnh trước: “màn có ánh sáng đom đóm” rồi mới dẫn chữ này bắt nguồn từ một điển. Tấn thư chép: Xa Dận người Nam Bình tự Vũ Tử thuở nhỏ rất chăm học; nhà nghèo không có dầu thắp đèn phải lấy đom đóm cho vào vỏ trứng lấy ánh sáng để đọc sách. Về sau trướng huỳnh được dùng với nghĩa là phòng học. Không nên chú thích vắn tắt: “Xưa có người nhà nghèo…” Sách Ngữ văn11 (tập1) trang 61, chú thích chữ “phong hạc” là “Lấy ở câu phong thanh hạc lê thảo mộc giai binh”, nghĩa gốc: chỉ sự hồi hộp lo lắng, nghe tiếng gió thổi, chim hạc kêu, thấy cây cỏ cũng tưởng là quân giặc đuổi đánh. Câu này xuất xứ từ một điển. Tấn thư chép: “Một trăm vạn quân Bồ Kiên nước Tần bị quân Tấn do Tạ Huyền chỉ huy đánh cho tan tác ở Hợp Phì, ban đêm chạy hoài, sợ hãi đến nỗi nghe tiếng gió thổi, chim hạc kêu, trông thấy cây cỏ trên Công Sơn cũng tưởng là quân Tấn đuổi theo”. Rõ ràng đây là một điển chứ có phải là một từ hay cụm từ mà nói đến nghĩa gốc. Lại nữa, cũng ở sách này, trang 63 chú: “Da ngựa bọc thây chỉ cái chết ở nơi chiến trường”. Cụm từ này cũng khởi nguồn từ một điển. Sách Hậu Hán thư chép: Mã Viện bảo Mạnh Kí rằng: “Làm trai nên chết ở chốn biên thuỳ, lấy da ngựa bọc thây mới đáng trọng chứ sao lại chịu nằm ở xó giường, chết trong tay bọn đàn bà con trẻ thì có hay ho gì”. Dù nhà thơ chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 lấy cụm từ “da ngựa bọc thây” để chỉ cái chết ở chiến trường cũng không thể không dẫn gốc tích, xuất xứ của nó. Chú thích đầy đủ nội dung, chính xác các điển được sử dụng trong các tác phẩm văn học trung đại chẳng những cung cấp cho giáo viên và học sinh những tri thức văn hoá, văn học cổ góp phần làm giàu cho vốn tri thức của họ mà hơn nữa còn giúp cho họ nhận thức được cách vận dụng sáng tạo linh hoạt của nhà văn khi sử dụng những điển đó. Sách giáo khoa – một loại sách trường quy – cần phải chú ý đặc biệt đến điều này, không nên để tồn tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc271.pdf