MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục bảng iv
Danh mục sơ đồ iv
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung: 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
2.1.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.2. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 23
2.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế 23
2.2.3. Phương pháp chuyên môn của kế toán 23
2.2.4. Phương pháp chuyên gia 24
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 26
3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27
3.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 29
3.1.5. Hình thức kế toán mà công ty sử dụng 31
3.1.6. Tình hình cơ bản của công ty 32
3.2. Một số vấn đề chung về thuế GTGT tại công ty 40
3.2.1. Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ 40
3.2.2. Thuế suất thuế GTGT 43
3.3. Thực trạng kế toán thuế GTGT tại công ty 44
3.3.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào 45
3.3.2. Kế toán thuế GTGT đầu ra 54
3.3.3. Kê khai thuế GTGT 60
3.3.4. Quyết toán thuế GTGT 64
3.4. Đánh giá công tác kế toán và kế toán thuế GTGT tại công ty 64
3.5. Đề xuất trong công tác kế toán và kế toán thuế tại công ty 66
PHẦN IV. KẾT LUẬN 68
4.1. Kết luận 68
4.2. Kiến nghị 69
Tài liệu tham khảo 70
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần sợi - Trà Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đay.
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng đại diện, cho thuê kiốt bán hàng, nhà xưởng sản xuất.
Công ty cổ phần Sợi Trà Lý đang ngày càng mở rộng tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng đa dạng trong lĩnh vực dệt may. Thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Việc tổ chức xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục và hiệu quả. Vì vậy tổ chực bộ máy quản lý cần phải phù hợp với tình hình hạot động sản xuất và đặc điểm của công ty. Tại công ty cổ phần sợi Trà lý, bộ máy tổ chức của công ty được áp dụng theo cơ cấu tham mưu trực tuyến chức năng. Có nghĩa là các phòng ban tham mưu cho giám đốc theo chức năng nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc có những quyết định nhanh, đúng đắn và có lợi nhất cho công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau:
Hội đồng quản trị
Giám đốc
PGĐ
PGĐ
Kinh
doanh
Kế
Toán
trưởng
PGĐ
(Quản đốc)
P.
Tổ
chức
HC
P.
Kinh
doanh
P.Kế
toán tài
vụ
PX1
Dệt
PX2
Đay
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Trong đó:
Ban giám đốc gồm có:
- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người chỉ đạo xây dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn vốn, phân phối tiềnlương, tiền thưởng đúng chế độ chính sách.
- Các phó giám đốc: Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý. Giám đốc phân công nhiệm vụ cho các phó giám đốc tuỳ theo chức năng mà các phó giám đốc này phụ trách. Các phó giám đốc sẽ tổ chức phân công nhiệm vụ cho các phòng ban mà họ phụ trách. Trong công ty gồm có các giám đốc phụ trách các phòng như: phòng nghiệpvụ kinh doanh, phòng tổ chức hành chính, phó giám đốc sản xuất (hay quản đốc phân xưởng), ngoài ra còn có kế toán trưởng phụ trách phòng kế toán tài vụ.
Các phòng ban trong công ty:
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Là phòng chỉ đạo của công ty trong quá trình thực hiện nghiệp vụ sản xuất kinh doanh. Ngoài nhiệm vụ chính của phòng là tạo nguồn hàng sản xuất kinh doanh cho công ty phòng nghiệp vụ kinh doanh còn đảm nhận nhiệm vụ cùng ban giám đốc ra chế độ văn bản điều chỉnh bán hàng, giá cả, phân tích kinh doanh, củng cố và mở rộng mạng lưới bán hàng cũng như mạng lưới tiêu thụ trên thị trường.
- Phòng kế toán tài vụ : Giúp ban giám đốc quản lý tài sản và nguồn vốn của công ty. Phòng tài vụ còn giúp ban giám đốc định hướng và cung cấp thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý lao động, thực hiện việc tuyển dụng lao động trong công ty. Phòng tổ chức hành chính giúp ban giám đốc đề ra chế độ tiền lương, tiền thưởng, và chế độ bảo hiểm cho người lao động trong công ty.
3.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tại phòng tài vụ (hay còn gọi là phòng kế toán tài vụ) dưới sự quản lý của giám đốc và của lãnh đạo cấp trên. Trong đó kế toán trưởng là người có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và điều hành các kế toán viên thuộc phòng kế toán tài vụ. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức với nhiệm vụ chung là quản lý tài sản và nguồn vốn của công ty. Các kế toán viên được tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán trong công ty để quản lý tình hình tài sản và nguồn vốn trong công ty. Từ đó phòng kế toán tài vụ sẽ cung cấp cho ban giám đốc thông tin và những định hướng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phục vụ cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao và hiệu quả.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức của công ty, với cách tổ chức như sau:
Kế toán tiền lương
Kế toán tổng hợp
Kế toán NVL
Hạch toán kế toán
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Kế toán trưởng
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
Trong đó:
+ Kế toán trưởng: Phụ trách toàn bộ công tác kế toán trong công ty. Chịu trách nhiệm về hạch toán tập hợp chi phí tính giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời kế toán trưởng cũng chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan quản lý cấp trên về công tác hạch toán kế toán toàn công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Theo dõi thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, từ các bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ chi tiết của các kế toán viên để lên bảng cân đối kế toán vào sổ cái hàng tháng, hàng quí, hàng năm. Kế toán tổng hợp cũng là người lập biểu mẫu báo cáo tài chính, giúp kế toán trưởng bao quát chung và bảo đảm tính chính xác của công tác kế toán.
+ Kế toán NVL + TSCĐ: Có trách nhiệm theo dõi kho nguyên vật liệu, lập bảng kê, bảng phân bổ nguyên vật liệu, lập sổ theo dõi TSCĐ. Tính khấu hao tài sản, giá trị còn lại của TSCĐ, lập bảng phân bổ khấu hao.
+ Kế toán tiền lương + bảo hiểm xã hội (BHXH): theo dõi tổng quĩ lương, lập bảng phân bổ tiền lương, theo dõi BHXH, việc trích cũng như nộp BHXH của toàn công ty. Ngoài ra hiện nay kế toán tiền lương của công ty còn đảm nhiệm thêm vai trò của kế toán thành phẩm và theo dõi công nợ. Kế toán có trách nhiệm theo dõi tình hình kho thành phẩm, lập bảng kê xuất nhập tồn kho thành phẩm, lên các nhật ký, bảng kê các tài khoản 131, tài koản 331, tài khoản 138.
Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức của công ty ngoài bộ máy kế toán ở phòng kế toán tài vụ thì phòng nghiệp vụ kinh doanh cũng được bố trí kế toán theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm hay tình hình xuất nhập tồn của nguyên vật liệu, thành phẩm trong công ty.
3.1.5. Hình thức kế toán mà công ty sử dụng
Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ để tổ chức công tác hạch toán kế toán. Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán viên sẽ lấy số liệu để vào các bảng kê, bảng phân bổ và sổ chi tiết tài khoản có liên quan. Các nghiệp vụ kế toán được ghi chép theo trình tự thời gian và sử dụng các loại sổ sách của hình thức nhật ký chứng từ.
Hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ được sử dụng trong công ty bao gồm: Sổ cái, sổ kế toán chi tiết tài khoản, nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ, bảng tính khấu hao TSCĐ,…ngoài ra còn có bảng chi tiết theo dõi công nợ, bảng chi tiết theo dõi tiêu thụ và bảng theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, kho nguyên vật liệu.
Các chứng từ gốc
Bảng kê
Sổ chi tiết các
tài khoản
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp
Sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chú ý: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
3.1.6. Tình hình cơ bản của công ty
3.1.6.1. Tình hình lao động của công ty
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp thì một yếu tố giúp cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển thì không thể thiếu yếu tố lao động. Trong nhiều năm gần đây với cơ cấu tổ chức khá phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty, tình hình lao động của công ty trong những năm qua cũng được điều chỉnh để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Và được thể hiện ở tình hình lao động cơ bản của công ty trong năm 2008.
Tình hình lao động cơ bản của công ty trong năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình lao động tại công ty năm 2008
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Cơ cấu(%)
Tổng số lao động
595
100
1. Phân theo lĩnh vực
595
100
+ Nhân viên quản lý
43
7,2
+ Nhân viên phục vụ
20
3,4
+ Công nhân trực tiếp sản xuất
532
89,4
2. Phân theo giới tính
595
100
+ Lao động nam
189
31,8
+ Lao động nữ
406
68,2
3. Phân theo trình độ
595
100
+ Đại học
31
5,2
+ Cao đẳng và THCN
11
1,8
+ Sơ cấp
1
0,2
+ Công nhân kỹ thuật
532
89,4
+ Lao động phổ thông (không bằng cấp)
20
3,4
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Từ bảng số liệu trên, cho thấy:
Tổng số lao động trong công ty là 595 người được phân chia theo từng lĩnh vực, theo giới tính và theo trình độ chuyên môn.
Với cách phân chia theo lĩnh vực, số lượng công nhân sản xuất chiếm số lượng lớn trong công ty. Đây là nguồn nhân lực tạo ra sản phẩm, nguồn hàng để công ty hoạt động và phát triển. Tổng số lao động là công nhân sản xuất chiếm 532 người, chiếm 89,4% tổng số lao động trong công ty. Số lượng lao động thuộc lĩnh vực quản lý có 43 người, chiếm 7.2% tổng số lao động trong công ty. Số lao động chiếm tỷ lệ ít nhất trong công ty là số nhân viên phục vụ. Bộ phận nhân viên phục vụ chủ yếu là nhân viên bảo vệ, bộ phận vận tải, cơ điện và nhân viên phục vụ,… trong công ty. Số lượng nhân viên phục vụ trong công ty là 20 người chiếm 3.4% tổng số lao động trong công ty.
Theo giới tính, với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dệt may nên số lượng lao động nữ trong công ty chiếm số lượng lớn và chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất (số lao động nữ là 406 người chiếm 68,2% tổng số lao động trong công ty). Số lao động nam trong công ty chiếm 31,8% tổng số lao động và bao gồm cả công nhân sản xuất, bộ phận vận tải, bộ phận cơ điện, bảo vệ (nhân viên phục vụ),…
Theo trình độ chuyên môn, tổng số lao động có trình độ đại học trong công ty là 31 người chiếm 5,2% tổng số lao đông trong công ty. Trong khi đó số lao động trình độ cao đẳng và THCN (trung cấp) chỉ có 11 người và sơ cấp chỉ có 1 người. Số lao động trên chủ yếu thuộc bộ máy quản lý trong công ty. Trong khi đó số lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động phân theo trình độ tại công ty. Tổng số công nhân kỹ thuật là 532 người chiếm 89,4% tổng số lao động trong công ty. Còn lại là lao động phổ thông không có trình độ tay nghề. Số lao đông này chủ yếu là nhân viên phục vụ trong công ty.
Qua cơ cấu lao động của công ty trong tình hình hiện nay, ta thấy số lao động trong công ty phân bố tương đối hợp lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Là một công ty chuyên về sản xuất với cơ cấu tổ chức đơn giản như trên thì cơ cấu tổ chức trong công ty đảm bảo tính gọn nhẹ, linh hoạt trong tổ chứ và phân bổ lao động. Cùng với trình độ đào tạo cũng như tay nghề của nguồn nhân lực trong công ty có chất lượng đào tạo tốt và được nâng cao với những kế hoạch, chính sách của công ty nhằm nâng cao trình độ của người lao động trong công ty . Những yếu tố đó là điều kiện đảm bảo cho hoạt đông sản xuất kinh danh diễn ra liên tục, đạt hiệu quả cao và không ngừng phát triển.
3.1.6.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuôc rất nhiều vào tình hình tài sản - nguồn vốn. Tình hình tài sản nguồn vốn thể hiện qui mô của doanh nghiệp cũng như khả năng phát triển hay mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai.
Bảng 2: Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty qua hai năm 2007- 2008
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (2008/2007)
Giá trị (Trđ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Trđ)
Cơ cấu (%)
(+/-)
(%)
A - Tài sản
100.152
100
95.858
100
-4.294
95,71
I. Tài sản ngắn hạn
26.132
26,09
31.027
32,37
4.895
118,73
1.Tiền và khoản tương đương tiền
240
0,92
3.176
10,24
2.936
1323,3
2. Các khoản đầu tư tài chính NH
0
0
0
0
0
0
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
10.376
39,71
10.908
35,16
532
105,13
4. Hàng tồn kho
15.145
57,96
16.444
53
1.299
108,58
5. Tài sản ngắn hạn khác
371
1,41
499
1,6
128
134,50
II. Tài sản dài hạn
74.020
73,91
64.831
67,63
-9.189
87,59
1. Các khoản phải thu dài hạn
0
0
0
0
0
0
2. TSCĐ
73.964
99,92
64.778
99,92
-9.186
87,58
3. Bất động sản đầu tư
0
0
0
0
0
0
4. Các khoản đầu tư tài chính DH
38
0,05
41
0,06
3
107,89
5. Tài sản dài hạn khác
18
0,03
12
0,02
-6
66,67
B - Nguồn vốn
100.152
100
95.858
100
-4.294
95,71
I. Nợ phải trả
86.413
86,28
80.175
83,64
-6.238
92,78
1. Nợ ngắn hạn
29.696
34,37
33.394
41,65
3.698
112,45
2. Nợ dài hạn
56.717
65,63
46.781
58,35
-9.936
82,48
II. Vốn chủ sở hữu
13.739
13,72
15.683
16,36
1.944
114,15
1. Vốn chủ sở hữu
13.738
99,99
15.682
99,99
1.944
114,15
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1
0,01
1
0,01
0
100
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty được phòng kế toán tài vụ của công ty theo dõi và được tổng hợp vào bảng cân đối kế toán. Dựa bảng tình hình tài sản - nguồn vốn qua hai năm 2007- 2008, ta thấy:
Tổng tài sản của công ty năm 2008 là 95.858 triệu đồng (chiếm 100%). Trong đó, tổng giá trị tài sản ngắn hạn là 31.026,84 triệu đồng, chiếm 32,37% tổng số tài sản của công ty. Trong tài sản ngắn hạn, giá trị hàng tồn kho chiếm 53% tổng giá trị tài sản ngắn hạn (với giá trị hàng tồn kho là 16.443,56 triệu đồng). Giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền là 3.176 triệu đồng chiếm 10,24%. So với năm 2007 thì năm 2008 giá trị tài sản trong công ty giảm 4.294 triệu (đạt 95,71% so với năm 2007). Tuy nhiên giá trị tiền và các khoản tương đương tiền năm 2008 lại tăng lên rất nhiều so với năm 2007 (tăng 2.936 triệu so với năm 2007). Một bộ phận khác của tài sản, đó là tài sản dài hạn trong công ty. Với giá trị tài sản dài hạn là 64.831,52 triệu đồng trong năm 2008 chiếm 67,63% tổng giá trị tài sản trong khi đó giá trị tài sản năm 2007 là 74.020 triệu đồng chiếm 73,91% giá trị tài sản. Do đó so với năm 2007 giá trị tài sản dài hạn của công ty giảm 12,41% (tức 9.189 triệu). Nhìn vào bảng tình hình tài sản và nguồn vốn trên, giá trị tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu tài sản của công ty cả trong hai năm 2007 và 2008 và phần lớn là giá trị TSCĐ của công ty (năm 2008 là 64.778,3 triệu đồng, chiếm 99,92% tổng giá trị tài sản dài hạn). Có cơ cấu tài sản như vậy là do tính chất sản xuất và đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, giá trị TSCĐ và giá trị hàng tồn kho chiếm giá trị lớn do đây là những yếu tố tạo nên doanh thu chủ yếu cho công ty.
Về nguồn vốn, tổng nguồn vốn của công ty trong năm 2008 là 95.858 triệu (chiếm 100%). So với năm 2007, tổng nguồn vốn của công ty năm 2007 là 100.152 triệu. Vì thế tổng nguồn vốn năm 2008 giảm so với năm 2007 là 4.294 triệu (giảm 4,29% so với năm 2007). Nguồn vốn của công ty gồm có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó, năm 2008: tổng số nợ phải trả là 80.175,4 triệu đồng, chiếm 83,64% tổng nguồn vốn, chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn. Giá trị này giảm so với năm 2007 là 6.238 triệu tức giảm 7,22%. Năm 2008, vốn chủ sở hữu là 15.682,94 triệu, chiếm 16,36% tổng nguồn vốn trong khi năm 2007 tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 13,72% nghĩa là chỉ có 13.739 triệu đồng.Trong vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quĩ khác chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, chỉ chiếm 0,01% vốn chủ sở hữu và không thay đổi qua hai năm.
Từ đó, qua hai năm phát triển từ năm 2007 đến năm 2008 mặc dù giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty có nhiều biến động nhưng cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong từng năm tương đối ổn định.
3.1.6.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả sản xuất kinh doanh thể hiện kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như những cố gắng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thấy những kết quả của doanh nghiệp trong hiện tại và sự phát triển của doanh nghiệp trong một thời gian dài thì cần phải so sánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm. Ở đây kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng số liệu (bảng 3 - Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp trong 3 năm 2006 – 2008).
Từ bảng số liệu dưới đây, ta thấy:
Sau hơn 3 năm cổ phần hóa từ năm 2005 công ty bắt đầu cổ phần hóa thì đến nay tình hình sản xuất của công ty có nhiều chuyển biến. Nếu như năm 2006, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 117.613,8 triệu đồng thì đến năm 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp là 123.692,4 triệu đồng đạt 105,2% (tăng 5,2% tức là tăng 6.078,6 triệu đồng) và đến năm 2008, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 130.194,7 triệu đồng, đạt 105,3% tăng 6.502,3 triệu đồng(tăng 5,3% so với năm 2007), tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 105,2% (tức là tăng 5,2%). Cùng với sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần của công ty cũng tăng qua 3 năm. Năm 2006, doanh thu thuần của doanh nghiệp là 117.231,3 triệu đồng, năm 2007 doanh thu thuần của công ty là 123.610,4 triệu đồng đạt 105,4%, tăng so với năm 2006 là 5,4% (tăng 6.379,1 triệu đồng). Doanh thu thuần năm 2008 là 130.124,3 triệu đồng đạt 105,3% so với năm 2007, tăng so với năm 2007 là 6.513,4 triệu đồng (tăng 5,3% so năm 2007). Mặc dù, tốc độ tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so với 2006 ít hơn so với tốc độ tăng doanh thu của năm 2008 so với năm 2007 (tăng 5,2% so với tăng 5,3%)nhưng tốc độ tăng doanh thu thuần của năm 2007 so với năm 2006 lại lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần của năm 2008 so với năm 2007 (tăng 5,4% so với 5,3%) do năm 2006 các khoản giảm trừ lớn (382,5 triệu đồng) còn năm 2007 chỉ có 82 triệu đồng giảm 300,5 triệu ( năm 2007 đạt 21,4% so với 2006 tức là giảm 78,6%) đến năm 2008 các khoản giảm trừ của công ty năm 2008 là 70,4 triệu chỉ giảm 11,6 triệu đồng so năm 2007 (giảm 14,5% so năm 2007). Vì vậy, doanh thu thuần năm 2007 sẽ tăng lên nhiều so với doanh thu thuần năm 2006 nhưng doanh thu thuần năm 2008 lại tăng lên so với năm 2007 không nhiều bởi các khoản giảm trừ năm 2008 so với năm 2007 không chênh lệch nhiều.
Năm 2007, giá vốn hàng bán tăng so với năm 2006 là 4.316,5 triệu đồng, đạt 104% (tăng 4% so năm 2006). Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5.444,9 triệu đồng (tăng 4,8% so năm 2007). Tốc độ tăng bình quân của giá vốn hàng bán qua 3 năm đạt 104,4% tăng 4,4%. Từ đó lợi nhuận gộp năm 2006 của công ty là 7.981,5 triệu đồng, năm 2007 là 10.044,1 triệu đồng đạt 125,8%, tăng 25,8% so với năm 2006 (tăng 2.062,6 triệu đồng). Năm 2008 tăng so với năm 2007 về lợi nhuận gộp chỉ là 1.069 triệu đồng (tăng 10,6% so với năm 2007). Tốc độ bình quân qua 3 năm tăng 18%).
Trong bảng số liệu dưới có một điểm dáng chú ý đó là: Lợi nhuận thuần của công ty qua 3 năm có tốc độ tăng tương đối đều nhưng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty qua 3 năm lại có sự chênh lệch rất lớn. Nếu so lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 chỉ có 55,7 triệu đồng thì đến năm 2007 lợi nhuận thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh là 1.541 triệu (tăng 1.485,3 triệu đồng so năm 2006). Năm 2008, lợi nhuận thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh tăng so với năm 2007 là 44,% (tăng 681,4 triệu). Do đó tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm vẫn rất cao (tăng 531,6% ).
Về lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế năm 2006 chỉ có 119,2 triệu đồng do năm 2005 công ty chuyển đổi sang hình thức cổ phần hóa nên lợi nhuận trước thuế của công ty sau một năm cổ phần hóa chưa tăng cao. Nhưng đến năm 2007 lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên cao. Lợi nhuận của công ty năm 2007 đạt 1.604 triệu đồng so với năm 2006 và đến năm 2008 lợi nhuận trước thuế của công ty lại tăng lên 684,2 triệu đồng.
Về lợi nhuận sau thuế: Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006 do lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng 588,8 triệu đồng (tăng lên 42,7%). Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là 306,4%. Ở bảng số liệu dưới ta thấy lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế của năm 2006 không thay đổi mà chỉ có năm 2007 và năm 2008 là thay đổi do công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần hóa vào năm 2005 nên theo qui định về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thì năm 2006 công ty không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp còn trong hai năm 2007 và năm 2008 công ty được giảm một nửa số thuế thu nhập doanh nghiệp.
Để có được những kết quả trên là do sự đóng góp và nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty cũng như sự đầu tư, trang bị máy móc thiết bị, công nghệ trong sản xuất. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, ít bị gián đoạn và luôn được hoàn thiện để phát triển.
Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
2007/2006
2008/2007
BQ
(+/-)
(%)
(+/-)
(%)
1. Doanh thu bán hàng
117.613,8
123.692,4
130.194,7
6.078,6
105,2
6.502,3
105,3
105,2
2. Các khoản giảm trừ
382,5
82,0
70,4
-300,5
21,4
-11,6
85,5
42,8
3. Doanh thu thuần
117.231,3
123.610,4
130.124,3
6.379,1
105,4
6.513,9
105,3
105,3
4. Giá vốn hàng bán
109.249,8
113.566,3
119.011,2
4.316,5
104
5.444,9
104,8
104,4
5. Lợi nhuận gộp
7.981,5
10.044,1
11.113,1
2.062,6
125,8
1.069
110,6
118,0
6. Doanh thu hoạt động TC
27,4
115,2
204,9
87,8
420,4
89,7
177,8
273,4
7. Chi phí tài chính
4.484,4
4.453,4
4.441,4
-31,0
99,3
-12,0
99,7
99,5
8. Chi phí bán hàng
581,2
1.001,3
1.057,7
420,1
172,3
56,4
105,6
134,9
9. Chi phí quản lý
2.887,6
3.163,6
3.596,5
276,0
109,6
432,9
113,7
111,6
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
55,7
1.541,0
2.222,4
1.485,3
2.766,6
681,4
144,2
631,6
11. Thu nhập khác
86
97,7
105,4
11,7
113,6
7,7
107,9
110,7
12. Chi phí khác
22,5
34,7
39,6
12,2
154,2
4,9
114,1
132,6
13. Lợi nhuận khác
63,5
63,0
65,8
-0,5
92,2
2,8
104,4
98,1
14. Lợi nhuận kế toán trước thuế
119,2
1.604,0
2.288,2
1.484,8
1.375,8
684,2
142,7
443,1
15. Chi phí thuế TNDN
-
224,6
320,3
224,6
-
95,7
142,6
-
16. Lợi nhuận sau thuế
119,2
1.379,4
1.967,9
1.260,2
1.157,2
588,5
142,7
406,4
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
3.2. Một số vấn đề chung về thuế GTGT tại công ty
3.2.1. Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ
Công ty cổ phần Sợi Trà Lý là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng như: các loại sợi đay, bao đay, sợi cotton, sợi PE, sợi pha dùng trong dệt kim và dệt thoi.
Trong các loại sản phẩm trên thì các mặt hàng như: sợi đay và bao đay các loại là các mặt hàng mà công ty đã sản xuất và kinh doanh từ nhiều năm qua. Chỉ có từ năm 2002, khi nền kinh tế nước ta có những bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường, công ty mới bắt đầu chuyển sang sản xuất và kinh doanh các mặt hàng mới. Đó là các mặt hàng sợi cotton, sợi PE và sợi pha. Hầu hết các sản phẩm của công ty cung cấp trên thị trường được phục vụ cho ngành dệt may trong nước.
Các sản phẩm mà công ty sản xuất ra có đặc điểm là thành phẩm (TP) của công đoạn này là nguyên liệu cho công đoạn tiếp theo. Do đó mà trong công ty quá trình sản xuất được bố trí sao cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục và đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Cơ cấu sản xuất sản phẩm của công ty được bố trí thành hai phân xưởng chính: Phân xưởng dệt và phân xưởng sợi.
*Phân xưởng sợi: Có nhiệm vụ chính là chế biến các loại sợi mà nguyên liệu chính là đay. Đay tơ là nguyên liệu chủ yếu mà công ty nhập vào để sản xuất ra sản phẩm.
+ Qui trình sản xuất tại phân xưởng sợi sẽ diễn ra như sau:
Từ nguyên liệu chính ban đầu là đay tơ qua khâu chọn để phân loại thành các phẩm cấp khác nhau theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Sâu khi được chọn lọc các nguyên liệu này được đưa qua máy làm mềm (công nghệ làm mềm). Trong quá trình làm mềm phải sử dụng các vật liệu phụ như: dầu công nghiệp, xút, nước,… Tiếp đó đay sẽ được đưa vào các ngăn để ủ, thời gian ủ phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài (nếu là mùa hè thì ủ trong thời gian là 3 ngày, mùa đông thì ủ từ 4 cho đến 5 ngày). Sau thời gian ủ đay được đưa lên máy chải, chải 3 lần liên tiếp từ chải 1 đến chải 3 công suất nhỏ dần. Quá trình chải sẽ làm cho đay tơ mượt mà và song song với nhau. Sau đó đay được đưa sang máy ghép, cũng ghép 3 lần liên tục. Cuối cùng là kéo thành sợi con. Sợi con sẽ được đánh ống qua máy sợi đơn và guồng thành cuộn để vận chuyển vào kho thành phẩm của phân xưởng sợi. Ngoài ra sợi con cũng có thể được đưa vào máy se để chế biến thành sợi se.
Như vậy các loại sợi mà công ty chế biến ra ở công đoạn này đó là sợi đơn, sợi se, sợi cotton, sợi bông,…
Các sản phẩm này có thể được bán trên thị trường hoặc được chuyển vào kho để gia công và chuyển sang phân xưởng dệt. Khi các sản phẩm này được chuyển sang phân xưởng dệt thì chúng được coi là bán thành phẩm và được tập chung theo dõi ở kho gia công.
*Phân xưởng dệt: sẽ có nhiệm vụ dệt các loại bao có kích cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu kỹ thuật hoặc theo yêu cầu của thị trường. Các loại bao đay được công ty sản xuất ra chủ yếu là: Bao đay 70, bao đay 100…
+Qui trình công nghệ ở phân xưởng dệt:
Sợi từ kho gia công được chuyển sang phân xưởng dệt. Tại đây sợi được đánh qua suốt nhỏ cho vừa con thoi để dệt thành các sợi ngang. Đồng thời từ các sợi đay đánh thành các ống to để lên giàn (mắc) và đưa vào máy dệt để tạo thành các sợi dọc. Sau khi dệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bcao.doc