Theo báo cáo bước đầu ứng dụng công nghệ EM ở Thái Bình của Sở Khoa học công nghệ và môi trường Thái Bình (ngày 16/10/1997). Hòa EM thứ cấp vào thức ăn, nước bổ sung cho lợn, gà, trâu bò, cho thấy bệnh đường ruột giảm, đặc biệt là bệnh ỉa chảy và bệnh lợn con phân trắng giảm hẳn. Sức ăn của gia súc tăng rõ rệt. Dùng EM thứ cấp pha loãng 100 lần phun vào chuồng trại thì thấy mùi hôi giảm hẳn. Dùng EM phun trộn vào phân gia súc, vào bể rãnh nước thải, chăn nuôi sau 1 tuần thấy mất mùi H2S, NH3 (Báo cáo sở Khoa học công nghệ môi trường - Thái Bình 16/10/1997) [2].
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu đến sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và sự biến đổi số lượng, số loại của một số vi khuẩn đường ruột chủ yếu trong phân trâu khi dùng chế phầm EM để phòng, hội chứng tiêu chảy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước thịt canh trùng có màu đục, bầy nhầy, Klebsiella lên men sinh hơi các loại đường: Glucoza, Lactoza, Galactoza, ít nên men Saccaroza
Klebsiella không làm tan chảy Gelatin
Trong tự nhiên Klebsiella có hai typ chính Klebsiella pneumoniae và Klebsiella acrogenes chúng sống rải rác ở khắp nơi hoặc ký sinh ở đường hô hấp trên của người và động vật là nguyên nhân gây bôi nhiễm ở đường hô hấp. Klebsiella acroges có thể sống ở đường ruột người và động vật nhưng không gây bệnh.
*Vi Khuẩn Shigella.
Shigella là những Enter bacteriace không có khả năng di động, là trực khuẩn bắt màu gram ( - ) nó có tác nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột, cư trú ở ruột già.
* Trong môi trường nước thịt:
Sau 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn phát triển làm môi trường đục đều, để lâu có nắng cặn.
* Trong môi trường thạch thường:
Vi khuẩn hình thành khuẩn lac nhỏ, tròn, trong đều khuẩn lạc dạng S.
Shigella lên men đường Glucoza và không lên men đường Lactoza.
*Vi Khuẩn Proteus.
Là những vi khuẩn đa hình thái, sống ký sinh ở ruột không gây bệnh,chỉ có cơ hội thì gây bệnh và tổn thương đặc biệt ở nơi cư trú. Vi khuẩn thay đổi hình thái trên các môi trường nuôi cấy khác nhau. Vi khuẩn mọc rất mạnh, có gợn sóng, lan phủ trên mặt thạch, môi trường nuôi cấy có mùi thối đặc biệt.
2.3.2. Nhóm vi khuẩn vãng lai.
* Vi khuẩn Staphylococcus.
Cầu khuẩn nhỏ, hình tròn, đường kính khoảng 0,7 - 1m thường đứng tụ lại thành từng đám, hình chùm nho, ở môi trường lỏng, các vi khuẩn thường đứng riêng lẻ thành những nhóm nhỏ hoặc thành chuỗi ngắn, không di động, không có khả năng hình thành nha bào, không sinh giáp mô ở trong cơ thể, bắt màu gram (+) Staphylococcus gồm 3 loại: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus.
- Đặc tính nuôi cấy:
Tụ cầu khuẩn sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp là 32-37oC , pH thích hợp từ 7,2 - 7,6.
* Môi trường nước thịt:
Sau khi cấy từ 5 - 6 giờ, vi khuẩn làm đục môi trường, sau 24 giờ môi trường đục rõ hơn lắng cặn nhiều không có màng.
* Môi trường thạch thường:
Sau 24 giờ vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tương đối to dạng S, có màu trắng, vàng thẫm hoặc vàng chanh.
* Môi trường thạch máu:
Vi khuẩn mọc rất tốt, sau khi cấy 24 giờ vi khuẩn hình thành khuẩn lạc to dạng S.
* Môi trường thạch Sapman:
+ Nếu tụ cầu gây bệnh lên men đường Manit môi trường Sapman trở nên vàng.
+ Nếu là tụ cầu không gây bệnh không lên men đường Manit môi trường Sapman đổi thành màu đỏ.
* Môi trường Gelatin:
Cấy vi khuẩn theo đường trích sâu nuôi ở nhiệt độ 20oC sau 2 - 3 ngày, Gelatin bị tan chảy ra trông giống hình phễu.
- Đặc tính sinh hoá:
+ Lên men đường Glucoza, Lactoza, Levuloza, Mantoza
+ Không lên men đường Galactoza
+ Phản ứng Catalaz dương tính
- Sức đề kháng:
Do vi khuẩn không có nha bào nên sức đề kháng kém với các tác nhân lý, hoá. Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 37oC trong 1h. ở nhiệt độ 80oC trong 10 - 30 phút và 100oC trong vài phút.
* Vi khuẩn Streptococcus:
Streptococcus có ở khắp nơi trong tự nhiên (đất, nước, không khí...) trong cơ thể người, động vật Streptococcus có trên da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, phần lớn không gây bệnh. Chỉ một số ít có khả năng gây bệnh.
- Đặc điểm hình thái:
Streptococcus là liên cầu khuẩn có hình câu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1m, đôi khi có vỏ, không di động, bắt màu gram (+).
- Đặc tính nuôi cấy:
Là những vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện. Thích hợp ở nhiệt độ 37oC.
* Môi trường nước thịt: Hình thành cụm, không làm đục môi trường, rồi lắng cặn.
* Môi trường thạch thường: Khuẩn lạc màu trắng nhạt
* Môi trường thạch máu: Hình thành khuẩn lạc nhỏ, đường kính khoảng 1mm, một vài khuẩn lạc có thể dung huyết.
* Môi trường Gelatin: Khuẩn lạc mọc hình lá cây dương xỉ.
- Đặc tính sinh hoá:
+ Lên men đường Glucoza, Lactoza, Saccaroza, Salixintrelaloza.
+ Không lên men: Manit, Inlulin, Dunxit, Glyxerin.
+ Phản ứng Indol(-).
+Phản ứng H2S (-).
+ Phản ứng Catalaz(-).
- Sức đề kháng:
Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 70oC trong 30 phút, 100oC trong 1 phút, các hoá chất thông thường diệt vi khuẩn dễ dàng.
* Vi khuẩn Bacillus Subtilis
Trực khuẩn to, hai đầu tròn, thường xếp thành hàng hoặc đứng riêng lẻ, bắt màu gram (+), kích thước 1 - 5m x 0,6 - 0,7m. Chúng có thể phát triển tốt trong các môi trường đơn giản, nhiệt độ thích hợp 30 - 38oC, pH từ 7,0 - 7,5.
* Môi trường nước thịt: Tạo thành một lớp váng trắng phủ kín trên bề mặt, lắc khó tan, môi trường trong suốt.
* Môi trường thạch thường: Hình thành khuẩn lạc dạng R, khuẩn lạc to rìa hình răng cưa màu trắng.
Bacillus Subtilis là trực khuẩn sống ngoại sinh trong đường tiêu hoá và không gây bệnh.
2.4. Những hiểu biết về hội chứng viêm ruột ỉa chảy
2.4.1. Nguyên nhân gây ỉa chảy
ỉa chảy, theo định nghĩa của Vũ Triệu An - 1978, Blackwell T.E 1989 (nguyên lý học nội khoa - 1993, mục 36, trang 313).
Là đi ỉa nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn phân tiết hấp thu và tăng lưu động của đường ruột tuỳ theo mức độ viêm mà có các dạng khác nhau. Viêm ruột đầu tiên xảy ra trên lớp biểu mô của vách làm ảnh hưởng tới nhu động và hấp thu của ruột.
Trong ruột chứa nhiều dịch nhầy, tế bào biểu mô ở vách ruột long ra, bạch cầu xâm nhiễm, những thức ăn chưa được tiêu hoá cùng với các sản phẩm phân giải kích thích vào vách ruột làm tăng lưu động sinh ra ỉa chảy.
Nguyên nhân chính của bệnh này là do thức ăn chất lượng kém, thức ăn thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng tới tiêu hoá của con vật. Ngoại nguyên nhân thức ăn bệnh có thể xảy ra do gia súc bị lạnh đột ngột, cơ thể bị ngộ độc bởi các hoá chất độc hoặc thuốc trừ sâu. Bệnh kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng như dịch tả, tụ huyết trùng, sán lá gan, giun đũa. Cho dù bất kỳ nguyên nhân nào gây ỉa chảy người ta đều thấy có hiện tượng bộ nhiễm vi khuẩn Ecoli và Salmonella trong đường ruột của gia súc.
Escherichiae Coli là một loại vi khuẩn xuất hiện sớm nhất ở động vật sơ sinh khoảng 2 giờ sau khi đẻ. E.Coli thường ở ruột già, ít khi ở dạ dày và ruột non. Trong đường ruột động vật E.Coli chiếm khoảng 80% quần thể các vi khuẩn hiếu khí đồng thời là một tác nhân gây bệnh không thể phủ nhận.
Năm 1976 Nguyễn Vĩnh Phước đã trình bày về bệnh E.Coli Colibaccilosis như một bệnh truyền nhiễm cấp tính mà triệu chứng chủ yếu là ỉa chảy, vai trò của E.Coli nổi bật trong viêm ruột của gia súc.
Ngoài E.Coli chiếm tỷ lệ cao trong đường tiêu hoá của động vật, còn có một loại vi khuẩn hiếu khí cũng chiếm một tỷ lệ khá cao là Salmonella đã được nhiều tác giả nói đến. Vũ Đạt và Đoàn Thị Băng Tâm 1995 phân lập ở trâu ỉa chảy các Serotyp. Salmonella Dublin, Salmonella Entesitidis, Salmonella Typhimurium, Salmonella cho rằng vi khuẩn Salmonella đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh viêm ruột ỉa chảy.
Hồ Văn Nam và cộng sự, 1995 nghiên cứu một số vi khuẩn thường gặp trong đường ruột ở trâu, bò khoẻ mạnh và viêm ruột ỉa chảy cho thấy: thường xuyên có 6 loại vi khuẩn(E.Coli, Salmonella, Klebsialla, Straphycoccus, Streptococcus và Bacillus Subtilis). ở trong đường tiêu hoá của trâu, bò mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy xuất hiện hiện tượng loại khuẩn rõ: E.Coli và Salmonella tăng đến mức bội nhiễm, còn Bacillus Subtilis giảm. Trong phân trâu ta thường hay gặp nhất là hai loại vi khuẩn E.Coli và Salmonella, sau đó các loại vi khuẩn Klebsialla, Straphycoccus, Streptococcus và Bacillus Subtilis cũng chiếm tỷ lệ cao nhưng đáng chú ý nhất vẫn là hai loại vi khuẩn E.Coli, Salmonella thường xuyên có trong phân trâu với số lượng lớn, với Salmonella thì ở nghé tỷ lệ nhiễm 100%, và có giảm dần khi gia súc trưởng thành còn E.Coli thì ở giai đoạn trưởng thành tỷ lệ nhiễm cao nhất gấp 2 - 3 lần ở nghé và trâu già.
2.4.2. Cơ chế của bệnh
Những nhân tố gây bệnh từ bên ngoài hay bên trong cơ thể tác động vào hệ thống nội cảm thụ của ruột làm trở ngại cơ năng vận động và tiết dịch của ruột tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật đường ruột phát triển làm tăng cường quá trình lên men và thối giữa trong ruột. Loại vi khuẩn lên men chất bột đường sinh ra nhiều axit hữu cơ như: axit axetic, xeton axetic, axit butyric, axit propionic... và khí như : CH4, CO2, H2...
Loại vi khuẩn phân giải protit sinh ra Indol, Seatol, Crecol, Phenol, H2S, NH3... và các chất aminoacid.
Từ sự lên men và thối giữa đó làm thay đổi độ pH trong ruột gây trở ngại về tiêu hoá và hấp thu ở trong ruột. Trong quá trình phát bệnh những kích thích lý, hoá ở trên sẽ gây viêm niêm mạc ruột xung huyết, thoái hoá, cơ năng tiết dich tăng, đồng thời cộng với dịch thẩm xuất tiết ra trong quá trình viêm làm cho nhu động ruột tăng, con vật sinh ra ỉa chảy.
Những nghiên cứu bệnh lý, bệnh viêm ruột ỉa chảy của gia súc, các tư liệu công bố tập trung chủ yếu về biến đổi tổ chức, tình trạng mất nước và chât điện giả, trạng thái trúng độc của cơ thể bệnh.
Về giải phẫu bệnh, nhiều tài liệu viêm ruột ỉa chảy ở trâu thường là thể Cata chủ yếu trên niêm mạc ruột, còn những trường hợp viêm dạ dày - ruột, và viêm tầng sâu là ít. Những biến đổi về tổ chức niêm mạc ở ruột gia súc, theo Nguyễn Tài Lương 1993 cho thấy ở trâu bị viêm ruột, số lượng hồng cầu, hàm lượng Hemoglobin, tỷ khối huyết cầu thay đổi theo quá trình bệnh lý. Viêm cấp tính các chỉ tiêu đó tăng, viêm mãn tính các chỉ tiêu đó giảm.
Theo thông báo của Hồ Văn Nam và cộng sự,1993, ở trâu viêm ruột ỉa chảy số lượng bạch cầu tăng. Khi viêm ruột, do rối loạn tiêu hoá, thức ăn lên men phân giải, sinh ra các chất độc. Hệ vi sinh vật ruột sinh sôi, sinh sản ra nhiều độc tố. Các độc tố đó cùng với các sản phẩm của viêm, tổ chức bị phân huỷ tất cả ngấm vào máu, trước tiên tác động đến gan làm chức nang của gan bị rối loạn.
Hậu quả của viêm ruột ỉa chảy.
Khi tác động vào cơ thể, từng nguyên nhâ gây bệnh có quá trình sinh bệnh và gây hậu quả cụ thể. Tuy nhiên khi hiện tươnngj ỉa chảy xảy ra, cơ thể chịu một quá trình sinh bệnh và hậu quả của nó cũng có những nét đặc trưng chung, đó là sự mất nước, mất chất điện giải, rối loạn cân bàng a xit - bazơ.
2.4.3. Các biện pháp phòng và điều trị.
Theo các tài liệu trước đây và trong thực tế chúng ta thường dùng các loại kháng sinh và hoá dược để điều trị.
Theo tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở vật nuôi gồm các biện pháp nhằm loại bỏ thức ăn không được tiêu hoá đang lên men sinh độc trong đường ruột, trống nhiễm trùng, tiếp dịch trống mất nước và chất điện giải cho cơ thể. Lê văn Thao, Vũ Văn Ngữ (1982) căn cứ vào số lượng vi khuẩn E.Coli trong 1 gram phân thay đổi và cho rằng đó là quá loạn khuẩn, mất cân bằng số lượng các vi khuẩn sống trong đường ruột, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá. Các tác giả đã sử dụng các chế phẩm vi sinh vật Subcolac là hỗn hợp của ba loại vi khuẩn sống là: Bacillus subtilis, Colibacterium và Lacto bacilus đưa vào đường ruột. Chế phấm sinh học cung cấp một số men cần thiết, lập lại sự cân bằng hệ sinh vật trong đường ruột, từ đó khắc phục được rối loạn tiêu hoá trong đường ruột. Nguyễn Như Viên (1976), Lê Thị Tài và Nguyễn Thị Tầng (1988) dã sản suất thành công chế phẩm Bacillus subtilis để chữa bệnh viêm ruột của gia súc. Trần Minh Hùng (1980) đã bào chế Rodovet ứng ụng điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở trâu. Lê Thi Tài và Đinh Bích Thuỷ (1980) cộng tác với bệnh viện Bạch Mai và Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Hà Nội, bào chế tổnh hợp "F,A,B" ứng dụng điều trị viêm ruột ở trâu. Để chống nhiễm khuẩn hầu hết các địa phương hiiện nay thường sử dụng các kháng sinh và hoá dược như Cholxit, Tetracillin, Neotesal, Furazolidon. để điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở trâu.
Phạm Ngọc Thạch (1999) đẵ nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy của trâu. Dựa vào tính mẫn cảm của một số chủng Salmonella và E.Coli phân lập được ở trâu viêm ruột ỉa chảy đối với các loại kháng sinh và hoá dược và dựa vào chỉ định lâm sàng của của quá trình mất nước và chất điện giải khi trâu bị viêm ruột ỉa chảy. đã xây dựng các phác đồ điều trị khác nhau.
* Phác đồ 1: Dùng Chlotetracylin kết hợp với Furazolidol, Tanin, dung dịch Singeslactac và oresol cho kết quả điều trị cao nhất ở ngày thứ nhất và sau 3 ngày trâu khỏi 100%.
* Phác đồ 2: Dùng Chlotetracylin kết hợp với Tanin, đến ngày thứ 3 trâu giảm nhưng chưa khỏi hẳn và đến ngày thứ 4 trâu khỏi hẳn nhưng không được 100%.
Đối với bệnh viêm ruột ỉa chảy ngoài việc điều trị nguyên nhân (chống nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống thích hợp) cần phải bổ xung nước và chất điện giải cho cơ thể.
Theo Chu Văn Tường (1991) bệnh viêm ruột ỉa chảy gây nhiều tử vong do mất nước và chất điện giải, gây rối loạn chức năng của cơ thể. Vì vậy trong điều trị có ba vấn đề cơ bản:chế độ cho ăn uống,chống nhiễm khuẩn và đặc biệt là điều trị mất nước và chất điện giải. Điều đáng quan tâm trong ngành thú y nước ta là số liệu cơ bản để đánh giá sự mất nướcvà chất điện giải trong cơ thể gia súc khi viêm ruột ỉa chảy còn rất ít. Việc sử dụng các chất truyền trong lâm sàng thú y ở nước ta còn rất hạn chế. Do vậy việc điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy các loài gia súc nói chung, và trâu nói riêng còn trưa cao. Tốt hơn hết chúng ta nên có một chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và làm việc một cách hợp lýcho gia súc
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
- Loại bỏ thức ăn không được tiêu hoá đang lê men trong đường ruột.
- Loại bỏ các loại thức ăn len men, mốc, ôi thiu.
- Làm việc một cách hợp lý vừa phải.
- Hạn chế điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến gia súc.
2.5. Một số hiểu biết cơ bản về chế phẩm EM.
2.5.1. Khái niệm về EM.
EM là chữ viết tắt tiếng anh ( Effective Microorganisms ) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Đây là tập hợp các loại vi sinh vật có ích sống trong một môi trường, cùng hỗ trợ nhau giúp cải thiện môi trường chúng sống.
Từ những năm 1980 các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM ( Effective Microorganisms ). Trong đó Giáo sư - Tiến sĩ Teruo Higa là một trong những người đầu tiên lựa chọn, phân lập những vi sinh vật có ích trong tự nhiên để đưa vào ứng dụng trong sản xuất.
2.5.2. Thành phần của EM.
EM là một sản phẩm dịch thể chứa 80 loài (Spices) vi sinh vật thuộc 10 chi (genus) và 5 bộ khác nhau. Chúng gồm các loại : vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lên men lactic, xạ khuẩn, nấm men, nấm sản sinh men ... Đặc biệt EM gồm cả hai nhóm vi sinh vật hiếu khi ( acrobic ) và kỵ khí (anaacrobic ) sống chung. Chúng tạo ra những sản phẩm khác nhau, hỗ trợ nhau phát triển. Môi trường sống chủ yếu của các vi sinh vật trong dich thể EM là rỉ đường và các chất hữu cơ khác do các loai vi sinh vật trong đó sản sinh và cung cấp lẫn cho nhau.
2.5.3. Vai trò và sự hoạt động của các vi sinh vật trong EM.
* Vi khuẩn quang hợp:
Là loại vi sinh vật tự dưỡng: vi khuẩn quang hợp không những giúp cho sự phát trển của các vi sinh vật khác mà còn có tác dụng làm giảm mùi sạch môi trường. Cụ thể là chúng sử dụng ánh sáng mặt trời và sức nóng của đất làm năng lượng cho mình để biến các chất do dễ tiết ra, các chất hữu cơ hoặc các chất độc hại ( H2S, NH3 ...) làm thành các chất có lợi cho chúng vi sinh vật quang hợp sản xuất ra các loại axit amin, axit nucleic, các chất hoạt động sinh học và đường làm tăng độ màu mỡ của đất nên đẩy mạnh sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của các loại vi sinh vật khác.
* Vi khuẩn lactic:
Là loại vi sinh vật sản xuất ra các axit lactic từ đường, cacbonhyđrat, do nấm men, vi khuẩn quang hợp tạo nên. Axit lactic là chất khử trùng mạnh.Vì vậy nó ngăn chặn được sự phát triển của các vi sinh vật gây thối giữa và đẩy mạnh sự phân huỷ các chất hữu cơ như Xenlulo tạo ra đường, các chất Protein vi sinh vật để cơ thể hấp thu rễ dàng, đồng thời làm giảm một số bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
* Các nấm sản sinh men:
Các axit amin, đường do vi khuẩn quang hợp và rễ thực vật tạo ra trở thành nguyên liệu để các men tổng hợp nên các chất hoạt động sinh học như các enzim, hormone thúc đảy hoạt động của các tế bào rễ cây, các chất tiết của men còn là chất nền có lợi cho các vi sinh vật hữu hiệu khác.
* Xạ khuẩn:
Là nhóm vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và nấm. Nó tham gia vào quá trình phân giải mạnh các hợp chất hữu cơ kể cả các chất phức tạp như cellulose, kitin, karetin, pectin . . . Trong đất. Do đó làm tăng độ phì nhiêu của đất và góp phần làm cân bằng các thành phần vật chất trong tự nhiên. Hầu hết các xạ khuẩn thuộc giống Actinomyces có khả năng tạo kháng sinh, các kháng sinh diệt côn trùng, tuyến trùng. Ngoài ra một số xạ khuẩn còn có khả năng sinh tổng hợp mạnh các chất sinh học như Vitamin nhóm B, một số axit hữu cơ hay các enzyme như Proteaza, amylaza.
* Nấm:
các loại nấm lên men như Pencillium, aspegillum . . . có tác dụng làm phân huỷ nhanh các chất hữu cơ để tạo ra các este, rượu và các chất kháng khuẩn chúng giúp khử độc, khử mùi và bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của sâu bọ, ruồi nhặng ngăn chăn các vi trùng coc hại phá hoại.
Tóm Lại: trong chế phẩm EM chứa các vi sinh vật hữu hiệu có tác dụng rất tích cực lên vật nuôi, cây trồng. Các vi sinh vật hữu hiệu có khả năng làm tăng sự hấp thu các chất dinh dưỡng cho vạt nuôi, tạo ra chất kháng khuẩn, hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật và côn trùng có hại. Đồng thời chúng làm giàu thêmhệ vi sinh vật hữu hiệu trong tự nhiên, cải tạo được môi trường . . . mỗi loại vi sinh vật đều có vai trò quan trọng riêng của nó. Song trong sự hoạt động của EM thì vi khuẩn quang hợp vẫn đóng vai trò then chốt. Vi khuẩn quang hợp làm tăng cướngự hoạt động của các vi khuẩn khác. Nhưng mặt khác nó cũng sử dụng các chất tiết của các vi khuẩn khác để tạo ra chất dinh dưỡng cho mình. Do đó sự tác động tương hỗ giữa các vi sinh vật trong Em gọi là hiện tượng "cùng chung sống, cùng phát triển". Chính sự tác ddoongj tương hỗ giữa các vi sinh vật đã làm cho tính năng của EM thêm đa dạng.
2.5.4.Các chế phẩm EM:
Tuỳ mục đích, đối tượng sử dụng mà từ EM gốc chúng ta có thể pha chế thành nhiều thứ chế phẩm khác. nguyên liệu dùng để pha chế các thứ chế phẩm EM rất đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm. Chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cám gạo, bột cá, vỏ trấu, mùn cưa, cỏ tươi . . .
* EM1: Là EM gốc chưa pha chế, chứa vi sinh vật ở dạng tiềm sinh.
- Đặc tính: Là dung dịch lỏng, màu vàng nâu,có vị chua ngọt, PH 4,0 tức là dung dich EM đã hỏng.
- Cách sử dụng: phun lên tường, nền chuồng, thậm trì phun lên cả cơ thể gia súc để khử mùi, phun lên lá cây, pha vào nước uống cho gia súc, gia cầm với tỷ lệ 0,1%.
- Bảo quản: nơi thoáng mát, khô ráo,tránh ánh sáng mặt trời, không để trong tủ lạnh.
Thời gian sử dụng: 6 tháng, nếu đã pha loãng thì chỉ dùng trong 3 ngày.
* EM thứ cấp: Được pha chế từ EM1:
Thành phần: EM1 5% + 5 - 10% rỉ mật đường + 90% nước lã đêm trộn đều, đậy kín, để nơi dâm mát từ 3 - 5 ngày ( mùa hè ) và 5 - 7 ngày ( mùa đông ) là sử dụng được. Khi sử dụng pha loãng 100 - 1000 lần tuỳ mục đích và đối tượng sử dụng.
* Bokashi: ( chất hữu cơ nên men )
* Bokashi (chất hữu cơ lên men)
Có hai nhóm Bokashi là Bokashi ưa khí, Bokashi kị khí, mỗi loại đều có ưu, nhược tùy nguyên liệu sử dụng, điều kiện bảo quản cũng như phương tiện tiến hành thuận tiện mà người ta có thể tạo ra một trong hai loại Bokashi nói trên. Bokashi thực chất là sự lên men của chất hữu cơ với EM gốc. Có thể sử dụng ở ngày thứ 3-14 sau khi lên men.
Bokashi sử dụng cho cây trồng làm tăng độ tơi xốp của đất, dùng để khử mùi chuồng trại, trộn vào thức ăn cho động vạt. Trong chăn nuôi có thể tạo Bokashi theo công thức sau:
EM gốc 2% + 2% rỉ đường + 75% cám gạo + 20% bột cá + nước lã vừa đủ để hỗn hợp có độ ẩm từ 30-40%. Cho hỗn hợp vào bao dứa, nylon... đậy kín trong 3-5 ngày, khi hỗn hợp có mùi thơm thì đem chộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm ăn. Bokashi khử mùi chuồng trại thì dùng công thức:
Cám gạo : 100gr
Rỉ đường : 2-5gr
Mùn cưa : 1000gr
EM1 : 200ml
Nước lã : 200ml
Chú ý: ủ Bokashi phải đảm bảo.
- Độ ẩm : 30-40%
- Nhiệt độ : < 500C
* EM5 (Sutochu)
Thành phần: Nước : 600ml
Rỉ đường : 100ml
Dấm : 100ml
Cồn 30-50% : 100ml
EM1 : 100ml
Hỗn hợp trên được đựng trong bình nhựa kín, để nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời. Dùng để phun lên cây trồng có tác dụng xua đuổi côn trùng, chống bệnh cho cây.
* EM - F.P.E (chiết chất cây cỏ lên men)
Có tác dụng xua đuổi, tiêu diệt côn trùng.
Thành phần: EM1 : 2%
Rỉ đường : 2%
Nước : 70%
Cỏ tươi cắt đoạn nhỏ với lượng chiếm khoảng 70% thể tích ngân 4-7 ngày đem ra sử dụng.
2.5.5. Hiệu quả của EM trong nông nghiệp
- Hiệu quả của EM đối với ngành trồng trọt.
- Thúc đẩy nẩy mầm, ra hoa, đậu quả và quá trình chín của cây trồng.
- Tăng cường các yếu tố lý học, hóa học và sinh học của đất.
- Ngăn cản các loại vi sinh vật gây bệnh và sâu hại đất.
- Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng.
- Đảm bảo sự nảy mầm của hạt.
- Tăng hiệu lực của chất hữu cơ.
- Hiệu quả của EM trong chăn nuôi thú y.
- Ngăn ngừa mùi hôi thối của chuồng nuôi, kho thức ăn và vệ sinh máng ăn.
- Giảm số lượng muỗi, ve.
- Tăng sức khỏe động vật.
- Tăng chất lượng thịt.
- Giảm căng thẳng (Stress) của động vật.
- Tăng độ mắn đẻ.
2.5.6. Những kết quả nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm EM
Chế phẩm EM đã được sử dụng rộng rãi ở Nhật, các nước Đông Nam á và nhiều nước khác trên thế giới và đã có kết quả khá tốt. Ngày nay đã có hơn 50 nước tham gia vào chương trình nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM. Những công trình nghiên cứu thử nghiệm tại Nhật Bản do chính giáo sư T.Higa tiến hành tại trạm chăn nuôi lợn ở Hacbarucho Okinawa với gần 100 con lợn thịt và 25 lợn nái, cuộc thí nghiệm tiếnhành trong thời gian 2 tuần và cho kết quả rất tốt. Các hội thảo về EM liên tục được tổ chức. Vào 11/1989 hội thảo quốc tế về Kyuseinature Farming được tổ chức lần thứ nhất ở Thái Lan, tại đây "mạng lưới nông nghiệp thiên nhiên châu á- Thái Bình Dương - APNAN, được thành lập. Mục đích của tổ chức này là thành lập mạng lưới quốc tế các nhà khoa học khu vực châu á - Thái Bình Dương nhằm nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ EM.
ở Philippin tác giả Eduardo Alma cho thấy rằng: mùi hôi trong chuồng lợn giảm hẳn khi bổ sung EM vào thức ăn, nước uống và phun EM vào để dọn chuồng. Trung bình 67% hết mùi, 23% mùi ít, 10% mất vừa phải (Eduardo).
Kết quả nghiên cứu ở Hàn Quốc trên gà Broiler chỉ cho bổ sung EM vào thức ăn, gà phát triển tốt hơn so với nuôi bình thường, chất lượng thịt gà bổ sung EM trong thức ăn cũng tốt hơn. Các tác giả còn khẳng định hiệu quả dùng EM trong thức ăn tốt hơn dùng kháng sinh và các loại thuốc hóa học (young cho, 1994) G.N.Wididanaetal (1997) thí nghiệm sử dụng EM vào trong chăn nuôi lợn đã giúp lợn lớn nhanh, giảm chi phí thức ăn nên hiệu quả kinh tế tăng 78,4% (G.N. Wididanaetal and T.Huga (1997)).
Tại Thái Lan kết quả thử nghiệm tại Chachoengsao province 1987 khi xử lý mùi chất thải của 500.000 con lợn. Trong thí nghiệm EM được chộn lẫn với nước rửa chuồng trong 3 ngày. Sau 3 ngày rửa bằng khứu giác ta cảm nhận được mùi hôi thối giảm xuống một cách rõ rệt, qua kiểm tra thì mùi hôi giảm xuống 80%. Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Bắc Kinh về EM trong việc giảm bớt mùi của động vật và phân gia cầm: EM cho vào thức ăn và kết quả cho thấy amoniac trong chuồng trại giảm hẳn. Thắc ăn của EM làm tăng sự hấp thu của ruột non, gia cầm phát triển tốt, sản lượng tăng 13%.
Theo Teruo Higa (1997) khi dùng EM để khử mùi chuồng trại đã cải thiện cơ bản được các chỉ tiêu vệ sinh sau:
Chỉ tiêu vệ sinh
Trước khi dùng EM (PPm)
Sau khi dùng EM (PPm)
Amoniac
1,4
0,16
Hydrogen sulfide
0,026
0,013
Metyl sulfide
0,001
0,002
Metyl mereaptan
0,0038
0,0004
Isovalerie acid
0,001
0,0006
N-valerie acid
0,0046
0,0021
N-Butyric acid
0,028
0,013
*Những kết quả nghiên cứu ứng dụng EM ở việt nam
Theo báo cáo bước đầu ứng dụng công nghệ EM ở Thái Bình của Sở Khoa học công nghệ và môi trường Thái Bình (ngày 16/10/1997). Hòa EM thứ cấp vào thức ăn, nước bổ sung cho lợn, gà, trâu bò, cho thấy bệnh đường ruột giảm, đặc biệt là bệnh ỉa chảy và bệnh lợn con phân trắng giảm hẳn. Sức ăn của gia súc tăng rõ rệt. Dùng EM thứ cấp pha loãng 100 lần phun vào chuồng trại thì thấy mùi hôi giảm hẳn. Dùng EM phun trộn vào phân gia súc, vào bể rãnh nước thải, chăn nuôi sau 1 tuần thấy mất mùi H2S, NH3 (Báo cáo sở Khoa học công nghệ môi trường - Thái Bình 16/10/1997) [2].
Báo cáo ảnh hưởng chế phẩm EM lên nuôi chim cút lấy trứng của Trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ - môi trường Tiền Giang, sau 24 ngày thấy chim cút đẻ tỷ lệ cao hơn từ 88% - 93% (tăng 3%) đồng thời màu vỏ trứng lên bông rất đậm (Báo cáo - Những kết quả ban đầu thí nghiệm ứng dụng EM tại khu vực phía Nam, 12/3/1998) [4].
Nghiên cứu sử dụng EM trong điều trị bệnh gia súc của PGS.PTS Phạm Khắc Hiếu - Đại học Ngoại ngữ I. Đã tiến hành nghiên cứu sử dụng các dạng EM trong phòng trị bệnh ỉa chảy của lợn rất có hiệu quả. Đặc biệt đối với bệnh lợn con phân trắng (Báo cáo "nghiên cứu thử nghiệm EM trong các lĩnh vực nông nghiệp và môi trường" 30/12/1998) [5].
Có nhiều cuộc hội thảo và tập huấn dưới sự hướng dẫn giúp đỡ trực tiếp của các chuyên gia APNAN.
Ngày 12-16/5/1997 ở Hà Nội và Thái Bình.
3/6 - 5/7/1999 ở Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh.
23 - 26/10/1997 ở Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh
4-8/8/1997 ở Sar
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVANq.doc