Luận văn Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

II. Lịch sử vấn đề và nguồn sử liệu

III. Phương pháp nghiên cứu

Chương I: NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ-KINH TẾ CỦA NGOẠI

THưƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII

I. Điều kiện lịch sử - địa lý

II. Những điều kiện kinh tế- xã hội làm tiền đề cho hoạt động ngoại thương.

1. Chính sách trọng nông của các triều đại phong kiến.

2. Tầng lớp thương nhân.

3. Về sự hình thành của nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc thống nhất

Chương II : TÌNH HÌNH NGOẠI THưƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ

XI-XVIII

A. Khái niệm ngoại thương

B. Tình hình ngoại thương dưới các triều đại phong kiến dân tộc

I. Thời Lý-Trần ( Thế kỉ XI-XIV)

II. Thời Lê ( Thế kỉ XV)

III. Thời Nam-Bắc phân tranh và thời Tây Sơn (Thế kỉ XVI-XVIII)

Chương III: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THưƠNG ĐỐI VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII

I. Đánh giá vai trò của ngoại thương trong tiến trình phát triển của lịch sử dân

tộc từ thế kỉ XI-XVIII.

II. Vai trò tác dụng của ngoại thương đối với xã hội Việt Nam:

1. Đối với chính quyền phong kiến

2. Đối với nhân dân

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf152 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tiền, Tông Từ cùng với Lê Dao mỗi người chiếm lấy 100 quan. Việc phát giác đều bị tội”128. “Các quan ty vô cớ mà đi riêng ra 122 Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1968, trang 219. 123 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 58-59.( Điều 26, chương Vệ cấm). 124 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 59, (điều 27, chương Vệ cấm) . 125 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 95-96, ( Điều 125, chương Vi chế). 126 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 4), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 44-45. 127 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 277 128 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 94. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 66 những trang ngoài Vân Đồn129, các trấn cửa quan ải thì bị xử tội đồ hay lưu thưởng cho người tố cáo tước một tư”130. Và ngay chính hoạt động buôn bán ở trong nước cũng bị triều đình kiểm soát nghiêm ngặt: “Người ở trang Vân Đồn, chở hàng hóa Trung Quốc lên kinh thành mà không có giấy của An Phủ ty cấp cho, khi đến bến Triều Đông lại không đến cho Đề bạc ty kiểm soát, đã đem đi bán lén lút, cùng là khi về không có giấy của Đề bạc ty cấp cho; đến chỗ thông mậu (buôn bán trao đổi hàng hóa với người nước ngoài trường lại không đến cho An Phủ ty kiểm soát mà đã về thẳng trang, thì đều phải biếm một tư và phạt tiền 100 quan, thưởng người tố cáo một phần ba (số tiền phạt). Nếu đem hàng hóa đến các nơi làng mạc bán giấu thì xử biếm ba tư và phạt tiền 200 quan; thưởng cho người tố cáo cũng một phần ba. An phủ ty, đề bạc ty vô tình không biết đều phải biếm một tư; cố ý dung túng thì biếm một tư và bãi chức”131. Đại Việt sử kí toàn thư cũng cho biết: “…Nếu là quân dân đi buôn bán cũng phải xin giấy thông hành của quan lộ huyện. Tuần kiểm các trấn và thủ bá các nơi trên đường thủy bộ cần phải xét hỏi rõ ràng, nếu không có giấy thông hành thì lập tức ngăn lại không cho đi…”132. Mặc dù hoạt động thương nghiệp bị kiểm soát gắt gao nhưng trong điều kiện “hòa bình lập lại nhu cầu phục hồi và phát triển nông nghiệp xóm làng, xây dựng lại kinh thành, trấn lị đã thúc đẩy sự phục hồi và phát triển nhanh chóng của các nghề thủ công. Nhiều làng nghề chuyên nghiệp nổi lên như Bát Tràng, Nghĩa Đô, Huê Cầu, Hương Canh, Mao Điền, Bất Bế…Theo Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi thì Thăng Long lúc bâý giờ được chia thành 36 phường, mỗi phường chuyên một loại nghành nghề riêng: “Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đồ đài mâm, vòng, gấm trừu, dù lọng, phường Yên Thái làm giấy, phường Thụy Chương và phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ và lụa, phường Hà Tân nung đá vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều…” . Góp phần vào sự phát triển của thủ công nghiệp có các công xưởng của nhà nước với tên gọi chung là cục Bách tác (chuyên đúc tiền, tạo vũ khí, đóng thuyền, làm đồ dùng cho vua quan như mũ, áo, giày, hốt…). Nhà vua cũng có một khu vực dệt riêng do cung nữ phụ trách. Nhà nước có chính sách lựa chọn những thợ thủ công giỏi trong cả nước trong cả nước, được tuyển theo chế độ lao dịch (gọi là công trượng, về sau gọi là thợ “am hiểu”). Trên cơ sở của sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, việc lưu thông buôn bán được phục hồi và ngày càng mở rộng. Các chợ địa phương mọc lên ngày càng nhiều Theo Đại Việt sử kí toàn thư, năm 1477 Nhà nước qui định lệ lập chợ mới như sau: “ Các huyện, châu, xã ở các xứ trong nước, nhân dân ngày một nhiều, nơi nào muốn mở chợ mới để tiện việc buôn bán thì quan phủ, huyện, châu khám xét quả thực tiện lợi cho dân thì làm bản tâu lên, cho theo tiện lợi mà họp chợ…”133. Để tiện cho việc buôn bán trao đổi nhà Lê cho bỏ tiền giấy thời Hồ và cho đúc tiên mới qui định rõ: 1 quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng. Các đơn vị đo lường cũng được thống nhất. Thăng Long dưới thời Lê sơ vẫn là nơi buôn bán lớn nhất của cả nước, dân qui tụ về đây làm ăn buôn bán đông đúc đến nỗi quan cai quan phủ Phụng Thiên sợ 129 Vân Đồn là thương cảng trao đổi hàng hóa lớn của nước ta với nước ngoài. 130 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 94. 131 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 210-211 (Điều 63, chương Tạp luật). 132 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 93. 133 Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1968, trang 259. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 67 lệnh đuổi hết về nguyên quán. Năm 1481, tả trung doãn Quách Đình Bảo phải dâng sớ xin vua bãi bỏ lệnh đó134: Chỉ những kẻ tạp cư vô loại thì nên đuổi về, còn người nguyên có hàng chợ phố xá…hãy cho tạm được trú ngụ buôn bán, sinh nhai…”135. Chính sự phát triển của hoạt động trao đổi buôn bán ở trong nước đã khiến nhà nước thời Lê sơ ban hành một loạt các chính sách ưu tiên phát triển thương nghiệp như qui định lệ lập chợ mới, thống nhất tiền tệ, đo lường… và trừng phạt nghiêm khắc những ai có hành động cản trở sự lưu thông hàng hóa, buôn bán gian lận. Theo Luật Hồng Đức: “Những người coi chợ trong kinh thành sách nhiễu tiền lều chợ thì xử tội xuy, đánh 50 roi, biếm một tư, lấy thuế chợ quá nặng biếm hai tư, mất chức coi chợ, bồi thường tiền gấp đôi trả cho dân; tiền phạt thưởng cho người cáo giác theo như lệ. Nếu lấy thuế chợ không đúng luật thì xử tội đánh 80 trượng và dẫn đi rêu rao trong chợ ba ngày. Người thu thuế chợ trong các lộ, các huyện, các làng quá nặng bị xử tội thêm một bậc”136; “Trong các chợ tại kinh thành và thôn quê, những người mua bán không theo đúng cân, thước, thăng, đấu của nhà nước mà làm riêng của mình để mua bán thì xử tội biếm hay đồ”137. “Những người làm đồ khí dụng giả dối và vải lụa ngắn hẹp để đem bán, thì bị tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư, hàng hóa phải sung công. Quan giám đương và người đứng đầu không xem xét cố ý cho thợ làm giả dối thì bị phạt tiền hay biếm, bãi chức, tiền phạt thương cho người cáo giác; lại theo việc nặng nhẹ mà định phạt, nếu làm về việc công thì tội thêm một bậc”138. “Những người coi chợ và người lính thợ thấy trong chợ có người làm đồ vật giả dối hay phá hủy tiền đồng mà tha thứ không bắt trình quan, thì bị tội biếm hoặc phạt. Người ăn hối lộ dung túng việc đó thì tội cũng giống như chính phạm”139. “Những người từ chối không tiêu tiền đồng sứt mẻ hay là đòi giá hàng quá cao mới bán, hay là đóng cửa hàng không bán để bán dấu ở trong nhà, thì đều bị xử tội biếm; và bắt diễu đi trước công chúng ba ngày. Những hàng hóa nói trên đều bị tịch thu sung công. Những người cậy quyền thế mua hàng ức hiếp thì cũng bị xử tội như thế”140. “Những người làm việc trong ngự trù141 và người bếp các nhà quyền thế mà ra chợ ức hiếp lấy không hàng hóa hay là mua rẻ, thì người coi chợ và người trong chợ đều được phép bắt đem nộp quan, để xử phạt vào tội đồ; chủ nhà thì phải tội phạt. Nếu người coi chợ dung túng không bắt, thì xử tội trượng hay tội biếm tùy theo nặng nhẹ; nặng quá thì xử tăng thêm tội; Người ngoài bắt được thì được thưởng tùy theo việc nặng nhẹ. Lấy rau quả của nhà người ta thì bị xử tội trượng hay tội biếm”142. Sử chép: “ Năm Giáp Thìn [1484] tháng 3, ngày mồng 10, (vua) nhắc rõ lệnh cấm mua hiếp Sắc chỉ rằng: “Việc cấm mua hiếp có lệnh rất 134 Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam, Sđd, trang 329. 135 Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, 1968, trang 277. 136 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 87-88 (điều 90, chương Vi chế). 137 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 88 (điều 91, chương Vi chế). 138 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 88-89 (điều 95, chương Vi chế). 139 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 89 (điều 96, chương Vi chế). 140 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 91 (điều 102, chương Vi chế). 141 Bếp nấu ăn của vua 142 Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 202 (điều 25, chương Quân chính). Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 68 nghiêm mà những nhà quyền hào thói cũ chưa đổi, hại dân hỏng chính không gì tệ bằng. Từ nay trở đi phủ Phụng Thiên và hai ty Thừa hiến các xứ nên nhắc rõ lại lệnh cũ, cấm trấp răn bảo. Phàm các nhà sắm sửa lễ vật cưới xin, nếu có mua bán ở hang chợ dân gian, hàng hóa lớn nhỏ đều nên theo thời giá, không được như trước, quen thói gian ngoan như trước, cậy thế nhờ oai mua hiếp cướp lấy. Ai trái thì theo như lệnh trước mà trị tội”143. Về hoạt động trao đổi buôn bán với nước ngoài tuy bi kiểm soát nghiêm ngặt nhưng “thuyền bè các nước láng giềng vẫn thường xuyên qua lại trao đổi ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Càn Hải, Hội Thống (Nghệ An), một số địa điểm khác ở Lạng Sơn, Tuyên Quang”144. Ngoài ra, còn có việc trao đổi buôn bán giữa triều đình và các sứ đoàn ngoại giao. Theo Đại Việt sử kí toàn thư: “Giáp Dần, Thiệu bình năm thứ nhất [1434], tháng 11, …sứ nhà Minh là bọn Từ Vĩnh Đạt, Chương Xưởng, Quách Tề, trước sau mấy toán, ngoài những cống vật ra, triều đình có quà riêng đều nhất thiết không nhận. Nhưng họ cho người đi theo mang nhiều hàng hóa của phương Bắc, tính giá bán cao bắt ức triều đình phải mua”145; Cùng năm, “Đức Chính làm hành nhân sang nước Minh báo tang, đánh cờ vây với người Minh và cãi nhau với chánh sứ. Tư Minh bồi đai bán cho người phương Bắc, làm lầm phải giấy cũ, biên việc điểm binh, cho nên đều phải giáng bãi. Bấy giờ chánh sứ là Lê Vĩ, Nguyễn Truyền mua nhiều hàng hóa phương Bắc, đến hơn 30 gánh. Triều đình gét là buôn bán muốn làm cho xấu hổ trong lòng, mới sai người thu lấy hết đem bày bán ở điện đình rồi sau trả lại. Bèn thành lệ thường”146; “Ất Mão năm thứ hai [1435] ,tháng 12, sứ Minh là Chu Bật, Tạ Minh sang báo việc vua Minh lên ngôi và việc gia tôn thái hoàng thái hậu…Bọn Bật lại mang nhiều hàng phương Bắc sang đặt giá cao ép triều đình phải mua. Đến khi về nước, khiêng gánh đồ cống vật và hành lý các thứ, bắt nhân phu đến gần nghìn người”147; “Năm Đinh Tỵ thứ 4 [1437], tháng 11 nước Xiêm la sai sứ là bọn Trai- cương Lạt sang cống. Vua đưa cho sắc thư bảo mang về, và trừ cho phần thuế buôn giảm xuống bằng nửa phần năm trước, 20 phần thu một phần rồi thưởng cho rất hậu. Ngoài ra về phần quốc vương cho 24 tấm lụa, 30 bộ bát sứ, về phần quốc phi cho 5 tấm lụa, 2 bộ bát sứ mỗi bộ là 35 chiếc”; “Nhâm Ngọ năm thứ 3[1462], tháng 9, nước Minh sai sứ là Hàn lâm viện thị độc học sĩ Tiền Phổ, phó sứ là Lễ khoa cấp sự trung Vương Dự mang sắc sang sách phong vua làm An Nam quốc vương; sai Tư lễ giám thái giám là Sài Thăng, chỉ huy thiêm sự là Trương Tuấn, phụng ngự là Trương Vinh sang thu mua hương liệu”148. Nhìn chung, thời Lê sơ được đánh giá là thời kỳ phát triển đỉnh cao của chế độ quân chủ trung ương tập quyền với sự hoàn thiện của bộ máy tổ chức chính quyền, an ninh quốc phòng được giữ vững, sự ra đời của bộ Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) “biểu hiện rõ rệt tính giai cấp và quyền lực của nhà nước quân chủ đối với nhân dân nhưng đó cũng là bộ luật tiến bộ nhất trong lịch sử Việt Nam trung đại vì nó mang đậm nét sáng tạo và tinh thần thực tiễn của nhà nước quân chủ độc lập trong giai đoạn 143 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 282. 144 Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam,tập 1, Sđd, trang 330. 145 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 94. 146 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 95. 147 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 111. 148 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 184 Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 69 đi lên”149…Sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế trong nước. Xuất phát từ mục đích bóc lột của giai cấp thống trị, chính sách “trọng nông” đã được nhà nước quân chủ thời kỳ này tiến hành một cách triệt để. “Trong hoàn cảnh xã hội nước ta ở thế kỉ XV, những chính sách đó có tác dụng quan trọng phục hồi và phát triển nông nghiệp, thúc đẩy sức sản xuất xã hội, kích thích sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp”150. Tuy vậy, đi cùng với nó là chính sách hạn chế ngoại thương nằm trong chính sách “ức thương” nói chung. Chính sách hạn chế và kiểm soát gắt gao thuyền buôn nước ngoài không tạo điều kiện cho quan hệ buôn bán với các nước phát triển. Người dân không được tự do buôn bán với người nước ngoài mà phải được sự cho phép của nhà nước (cấp giấy phép). Về phía nhà nước, các hoạt động thông thương đều bị nhà nước từ chối chỉ tiến hành một số ít các hoạt động trao đổi buôn bán lẻ tẻ với các sứ đoàn ngoại giao. Nhưng hoạt động giao thương này lại không mang lại hiệu quả kinh tế cao vì thường tính “với giá bán cao bắt ức triều đình phải mua” và số lượng hàng hóa chưa phải là lớn để có thể tạo nên những chuyễn biến lớn đối với sự phát triển của nền ngoại thương nước nhà. Và nói chung, tuy có bước phát triển hơn trước nhưng chính sách hạn chế ngoại thương của nhà nước thời Lê sơ đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong nước, nền kinh tế hàng hóa thời kỳ này vẫn bị nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chi phối, ràng buộc… Bảng thống kê các sự kiện ngoại thƣơng thời Lê sơ: Thời gian Sự kiện Nguồn Năm Đinh Mùi [1427] (Minh Tuyên đức năm thứ 2) Vua Lê Thái Tổ: “Hạ lệnh cho dân xiêu tán về quê quán cũ mà cày cấy. Người nào không có điền sản thì cho được buôn bán. Người nào bỏ nghề nghiệp thì xử tội nặng”. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 34. Lê Qúy Đôn toàn tập (tập 3): Đại Việt thông sử ,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1978, 59. Năm Kỷ Dậu thứ 2 Mùa thu, tháng 7, ngày mồng 5 (vua Lê Thái Tổ) xuống chiếu rằng:“Tiền là huyết mạch của nhân dân, không thể không có nước ta vốn sản xuất mỏ đồng Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 149 Theo Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb Tp.HCM, 2005, trang 195. 150 Theo Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb Tp.HCM, 2005, trang 200. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 70 [1429] nhưng tiền đồng đã bị người Hồ (nhà Hồ) tiêu hủy, trăm phần chỉ còn một phần, đến nay việc quân việc nước thường bị thiếu dùng. Muốn cho tiền được lưu thông tiêu dùng để thỏa lòng dân há chẳng khó sao? Mới rồi có người dâng thư trình bày xin lấy tiền giấy thay cho tiền thực. Trẫm sớm khuya nghĩ ngợi chưa nghĩ ra cách gì. Vì rằng tiền giấy là thứ vô dụng mà lưu hành ở trong dân hữu dụng, thực không phải là ý yêu dân dùng của. Nhưng đời xưa có người cho rằng vàng bạc, da lụa, tiền thực, tiền giấy, các vật ấy đều cân ngang nhau được, thế thì thứ gì là hơn? Truyền cho các đại thần trăm quan và những người thông đạt thì vụ ở trong ở ngoài đều bàn thể lệ dùng tiền cho thuận lòng dân, ngõ hầu có thể không lấy lòng thích riêng của một người mà bắt ép muôn nghìn người, không muốn phải theo để làm phép riêng của một đời. Nên phải bàn định sớm rồi tâu lên, trẫm sẽ tự chọn lấy mà thi hành” 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 70-71. Lê Qúy Đôn toàn tập (tập 3): Đại Việt thông sử ,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1978, 82. Giáp Dần, Thiệu bình năm thứ nhất [1434] - Chỉ huy cho các trấn, huyện, xã, thôn, sách, trang rằng: “…Nếu là nhân dân đi buôn bán cũng phải xin giấy thông hành của quan lộ huyện. Tuần kiểm các trấn và thủ bá các nơi trên đường thủy bộ cần phải xét hỏi rõ ràng, nếu không có giấy thông hành thì lập tức ngăn lại không cho đi…”. - Thuyền buôn nước Trảo Oa sang cống sản vật địa phương. - Bản triều cấm các quan và nhân dân không được mua riêng hàng hóa nước ngoài. Bấy giờ có thuyền buôn của nước Trảo Oa đến trấn Vân Đồn, bọn Tông Từ giữ việc xét ghi số hàng hóa trong thuyền, trước đã đem nguyên số cung báo rồi, sau lại gian ẩn đổi làm bản khác mà bán riêng đi hơn 900 quan tiền, Tông Từ cùng với Lê Dao mỗi người chiếm lấy 100 quan. Việc phát giác đều bị tội. -Tháng 11, …sứ nhà Minh là bọn Từ Vĩnh Đạt, Chương Xưởng, Quách Tề, trước sau mấy toán, ngoài những cống vật ra, triều đình có quà riêng đều nhất thiết không nhận. Nhưng họ cho người đi theo mang Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 93. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 94. -Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 71 nhiều hàng hóa của phương Bắc, tính giá bán cao bắt ức triều đình phải mua. - Đức Chính làm hành nhân sang nước Minh báo tang, đánh cờ vây với người Minh và cãi nhau với chánh sứ. Tư Minh bồi đai bán cho người phương Bắc làm lầm phải giấy cũ, biên việc điểm binh, cho nên đều phải giáng bãi. Bấy giờ chánh sứ là Lê Vĩ, Nguyễn Truyền mua nhiều hàng hóa phương Bắc, đến hơn 30 gánh. Triều đình gét là buôn bán muốn làm cho xấu hổ trong lòng, mới sai người thu lấy hết đem bày bán ở điện đình rồi sau trả lại. Bèn thành lệ thường. Nội, năm 1968, trang 95. - Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 96. Ất Mão năm thứ hai [1435] (Minh Tuyên đức năm thứ 10) Tháng 12, sứ Minh là Chu Bật, Tạ Minh sang báo việc vua Minh lên ngôi và việc gia tôn thái hoàng thái hậu…Bọn Bật lại mang nhiều hàng phương Bắc sang đặt giá cao ép triều đình phải mua. Đến khi về nước, khiêng gánh đồ cống vật và hành lý các thứ, bắt nhân phu đến gần nghìn người. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 111. -Năm Đinh Tỵ thứ 4 [1437] (Minh chính thống thứ 2). - Tháng 8, thuyền buôn nước Xiêm la sang cống. - Tháng 11 nước Xiêm la sai sứ là bọn Trai- cương Lạt sang cống. Vua đưa cho sắc thư bảo mang về, và trừ cho phần thuế buôn giảm xuống bằng nửa phần năm trước, 20 phần thu một phần rồi thưởng cho rất hậu. Ngoài ra về phần quốc vương cho 24 tấm lụa, 30 bộ bát sứ, về phần quốc phi cho 5 tấm lụa, 2 bộ bát sứ mỗi bộ là 35 chiếc. - Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 120. - Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 125. Nhâm Ngọ năm thứ 3[1462] (Minh Thiên thuận thứ 6) tháng 9 Tháng 9, nước Minh sai sứ là Hàn lâm viện thị độc học sĩ Tiền Phổ, phó sứ là Lễ khoa cấp sự trung Vương Dự mang sắc sang sách phong vua làm An Nam quốc vương; sai Tư lễ giám thái giám là Sài Thăng, chỉ huy thiêm sự là Trương Tuấn, phụng ngự là Trương Vinh sang thu mua hương liệu. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 72 184. Giáp Thân năm thứ 5[1464] (Minh Thiên Thuận thứ 8) Tháng 12, (vua) dụ thiêm đô ngự sử Nguyễn Thiện rằng: “Khoảng năm Thái hòa Diên-ninh, trên thì tể tướng dưới đến các quan, mưu lợi lẫn nhau, bừa bãi hối lộ, ngươi bào Nguyễn Đình Mỹ là kẻ tiểu nhân, không nên tin dùng. Trẫm lên ngôi báu đến nay 5 năm, Đình Mỹ bôn tẩu phục vụ, hết lòng hết sức, khi trước là nịnh hót về sau là lương thiện, có hại gì đâu? Thời Lệ-đức hầu yêu quý của lạ, Nguyễn Như Đỗ và Trần Phong đi sứ sang Bắc kể nghìn, khép mở trăm cách, nếu như Nguyễn Như Đỗ, Trần Phong là trung thì có ai biết? Ngươi hày nghĩ xem mà bắt chước lấy” Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 190-191. Đinh Hợi năm thứ 8 [1467], (Minh Thành hóa thứ 3) - Tháng 3, thuyền buôn nước Tô-môn-đáp-lạt151 tiến cống phẩm vật địa phương. - Tháng 12, bắt lấy những người nước Minh ở thuyền buôn của nước Tô-môn-đáp-lạt đưa trả về bản quốc. - Tháng 8, thừa tuyên sứ ty tham nghị Hóa Châu là Đặng Thiếp dâng sớ xin làm 5 điều tiện lợi: 1. Lập bảo để giữ cửa biển Tư Dung152; 2. Lấp cửa Eo153; 3. Khai liên cừ; 4. Bãi chức thuế sứ ở đầu nguồn; 5. Chiêu mộ những kẻ lưu vong đến khai khẩn ruộng hoang ở châu Bố Chính. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 206-207. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 213. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 214. 151 Tức là Xu-ma-tơ-ra thuộc nước In-đô-nê-xi-a ngày nay. 152 Nay là cửa Tư Hiền thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. 153 Tức cửa Thuận An thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 73 Thuyền buôn nước Xiêm-la đến trang Vân Đồn, dâng biểu lá vàng và dâng sản vật địa phương . Vua khước từ không nhận. - Tháng 12, quyền đô đốc Đông quân phủ Trịnh Công Lộ từ trấn Yên Bang về, dâng sớ về việc tiện nghi bốn điều: 1. Lập doanh bảo Tân Yên Vạn Ninh để chống giặc ngoài; 2. Tuyển đặt hương trưởng làm giáp thủ để trông coi lẫn nhau; 3.Chọn người có tài cán văn võ làm quan trấn thủ; 4. Lấp đường các quan ải không cho đốn chặt cây cối để mở đường đi mà làm mất thế hiểm trở. Tổng binh Lạng Sơn là Lê Luyện tâu rằng: Được tin tổng binh tỉnh Quảng Đông nước Minh điều động 13 vạn binh mã đóng tại các châu Ngô, Tẩm nói phao sửa sang các cầu đường ở ven biển và khe suối, tiến đánh bọn giặc Man ở Liêm Châu; và tri huyện Bằng Tường tỉnh Quảng Đông là Lý Quảng Ninh nói dối là còn bận phòng bị ở cửa ải Nam Giao, chưa rỗi đi đánh giặc Man. Vua sai triều thần họp bàn. Bọn thái bảo Nguyễn Lỗi đều nói: “Nên giữ kỹ quan ải, mặc cho họ làm gì thì làm có hại gì đâu!” Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 219. Đinh Dậu năm thứ 8 [1477] (Minh Thành-hóa thứ 13) Vua Lê Thánh Tôn định lệ chia mở chợ mới.Có sắc chỉ rằng: Các huyện châu xã ở các xứ trong nước, nhân dân mỗi ngày một nhiều nơi nào muốn chia mở chợ mới để tiện mua bán thì quan phủ huyện châu khám xét quả thực tiện lợi cho dân thì bản tâu lên, cho theo tiện lợi mà họp chợ, không cứ là có nghạch cũ hay không”. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 259. Canh Tý năm thứ 11 [1480] (Minh Thành-hóa thứ 16) Tháng 8, nhà Minh có sắc đưa sang rằng: “Gần đây được các quan trấn thủ tổng binh Vân Nam tâu rằng quốc vương An Nam vô cớ điều động binh mã đánh giết ở địa phương Lão- qua…”. Ngày hôm ấy, vua sai Tư lễ giám đem tờ sắc ấy cho triều thần xem. Bọn Lê Thọ Vực bàn nên tâu trả lời rằng: “Vì hiện nay có 13 người ở Đông Quan trốn sang đất biên giới nước Lão- qua nên sai đầu mục là bọn Nguyễn Bảo đến địa giới để đòi lại, chỉ bắt được xe buôn bán chở về, không can gì đến việc đánh Lão-qua…” Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 273. Tân Sửu năm thứ 12 Mùa thu tháng 7, ngày mồng 4, phó đô ngự sử kiêm Tả quân phường tả trung doãn là Quách Đình Bảo tâu Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 74 [1481] (Minh Thành-hóa thứ 17) về việc đuổi người cư trú như sau: “Thần thiết nghĩ rằng kinh đô là nơi căn bản của bốn phương, tiền của trao đổi mua bán tất phải cho lưu thông đủ dùng, không nên để túng thiếu. Trước đây dân cư ở phủ Phụng-thiên, trừ ra những người quê quán tại bản phủ, gián

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu kinh tế ngoại thương việt nam trong các thế kỉ xi-xviii.pdf
Tài liệu liên quan