M.Bachin cho rằng: “ Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức lễ tế và trò diễn là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu như nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên tôn giáo của các phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả.”
Có thể khẳng định lễ hội hiện đại là một trong những hoạt động cộng đồng mang tính xã hội cao. Ta có thể làm phép so sánh với lễ hội truyền thống để tìm ra nét khác biệt từ đó tìm ra những đặc trưng của lễ hội hiện đại.
Theo GS.Kuahayashi (Nhật Bản): “Xét về tính chất xã hội, lễ hội là quảng trường của tâm hồn. Xét về tính chất văn hoá, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật như: mỹ thuật, nghệ thuật, giả trí, kịch văn học và với ý nghĩa đó lễ hội tồn tại và có liên quan mật thiết với sự phát triển của văn hoá.”
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15303 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu lễ hội truyền thống và lễ hội hiên đại Việt Nam qua Báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nổi tiếng đã đi vào trí nhớ của người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ. Lễ hội ở Việt Nam gắn với danh lam thắng cảnh, truyền thống, sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, gắn với truyền thống yêu nước, yêu thương con người, yêu thiên nhiên của người dân Việt Nam.” Để nhấn mạnh vai trò quan trọng của lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, tác giả viết: “ Đến nay có thể xác định một số loại hình lễ hội văn hoá sau: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử; lễ hội tôn giáo; lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam …Nói tóm lại, lễ hội là một nét văn hoá không thể thiếu được của người Việt Nam”.
Hình ảnh về lễ hội được truyền tải tới công chúng với những chùm ảnh đầy màu sắc rực rỡ của những lễ hội truyền thống mang lại cho công chúng không khí rộn ràng của lễ hội. Các chùm ảnh sống động trên báo điện tử Vietnamnet như : Lễ hội Đánh Phết, Hội Lim, Trảy hội chùa Hương..
(Chùm ảnh Hội Lim trước ngày khai hội / ảnh Lê Anh Dũng /VietNamNet)
Việc sử dụng loại hình nhiếp ảnh trong việc phản ánh lễ hội thực chất đã là “chép sử bằng ảnh”, tự thân nó đã chứa đựng trọng trách quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, phản ánh gìn giữ và phát huy những nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội chính là để tài để nhiếp ảnh hướng ống kính thể hiện. Lễ hội truyền thống Việt Nam là lễ hội đa sắc màu cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Những sắc màu tươi vui sống động của hàng trăm cờ xí, những tấm áo mớ năm mớ bảy của liền chị quan họ, những sắc màu của “áo quần như nêm” trong dòng người trẩy hội và cả sắc màu của đất trời vào độ đẹp nhất trong năm của hai mùa hội “xuân- thu nhị kì”
3.2 Những yếu tố tiêu cực tồn tại ở các lễ hội truyền thống:
Thương mại hoá lễ hội- vấn đề làm đau đầu những người có tâm huyết với truyền thống dân tộc.
Nhiều năm trở lại đây, đáp ứng tâm lý “trở về cội nguồn”, lễ hội đã phát triển thành phong trào trên khắp cả nước, lễ hội có thể nói “nhiều như nấm sau mưa”, có làng chẳng có đền thiêng chùa lớn cũng cố tạo ra thần nọ, phả kia rồi dựng cờ, dựng rạp làm lễ. Còn những lễ hội có tiếng từ xưa có nơi nay đã thay màu biến sắc, thành nơi nhốn nháo làm ăn kiếm chác bằng mọi mánh lới. Đi lễ hội ở những nơi này về tâm không sáng thêm lòng không thanh tịnh mà bực bội mệt mỏi vì bị hành hạ, bị lừa…thì còn đâu niềm vui lễ hội. Hiện tượng thương mại hoá lễ hội đang diễn ra hầu khắp các lễ hội trong cả nước.
Báo Lao Động số 47 /2005, mục Sự kiện và bình luận bài “Văn hoá lễ hội” của Tô Phán có viết: “…Thế nhưng đáng lo ngại là ngày nay lễ hội đang bị thương mại hoá. Không ít người lợi dụng lễ hội để kiếm lợi nhuận cao bằng cách kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn nghỉ với giá cắt cổ, bán các sản phẩm mê tín dị đoan, thậm chí có nơi còn phục hồi thủ tục trái với thuần phong mỹ tục dân tộc, làm mất trật tự trị an. Người đi dự hội trở thành đối tượng để họ móc túi dưới nhiều hình thức…Và chỉ vì có chỗ bán hàng và được quyền kinh doanh, tổ chức hoạt động nào đó mà nảy sinh ra những chuyện đau lòng, hàng xóm đánh nhau, thôn làng kiện nhau các cơ quan đưa nhau ra toà…Thương mại hoá lễ hội là một cuộc xâm lấn đầy nguy cơ, lúc thầm lặng, lúc công khai dữ dội. Điều nguy hiểm là những người tổ chức cũng như những người đi dự hội đã dần dần quen với cuộc xâm lấn đó và coi thương mại hoá lễ hội là chuyện bình thường.”
Trang nhất Báo Lao động số 45 ra ngày 15/2/2005 có bài đinh, ảnh đinh:” Cảm hứng miền quê dấu Phật”- lễ hội chùa Hương 2005 của tác giả Việt Văn. Tác giả đưa thông tin về những hoạt động đã chuẩn bị của ban tổ chức lễ hội như việc nạo vét suối Yến, xây dựng và cải tạo đường vào chùa…bên cạnh đó là những điều còn tồn tại chưa được giải quyết như: Chưa xây dựng được cáp treo phục vụ đành lỗi hẹn với du khách, hay nạn tắc đường, xe đò lậu vé, các loại hình dịch vụ phục vụ du khách như ăn uống không đảm bảo vệ sinh; dân chụp ảnh quấy nhiễu du khách…
Mục Sự kiện và Bình Luận trên báo Lao Động số 80 ra ngày 22/02/2005 có bài: “Chuyện Buồn ở chùa Hương” phản ánh tình trạng rác ở chùa Hương quá nhiều mà không hề được can thiệp. Đồ ăn uống, hàng hoá bày bán tràn lan, nhà trọ bẩn thỉu, nạn tắc đường…Đó là những hiện tượng không phải là mới mà đã tồn tại quá lâu ở các lễ hội nói chung. Chuyện cũ nhưng không thể không nói.
Báo Lao động số 52 ra ngày 22/2/2005 có bài đinh và ảnh đinh: “Hội Lim 2005: Còn duyên kẻ đón người đưa”với tít dẫn “Còn nhiều chuyện đáng buồn nhiều địa phương tổ chức lễ hội theo cách cho tư nhân đấu thầu khiến Bộ VH- TT rất không đồng tình”.
Tiếp theo tác giả trình bày: “Năm nào hội cũng đông. Và năm sau còn đông hơn năm trước. Đứng từ đồi Lim nhìn xuống dòng người đầy màu sắc cuồn cuộn đổ về đúng ngày chính hội, mới thấy Hội Lim còn duyên lắm. Nhưng đắm mình vào không gian lễ hội, lại có cảm giác Hội Lim như tấm áo đã phai nhạt màu, hay đúng hơn là sắc màu qua năm tháng đã không còn giữ được tinh khôi như thuở ban đầu”
Phần tiếp theo tác giả viết với tít phụ ‘Vẫn muốn hoài niệm”. Tại đây tác giả đã miêu tả lại những hoạt động lễ hội đặc trưng của Hội Lim trước đây mà giờ theo tác giả đã “phai nhạt”: “Hội Lim làm to…nhiều trò vui hơn do tỉnh tổ chức. Lễ tế từ mùng 10 đến hết 13 tháng Giêng tại các đình, đền chùa trong cùng Lim …Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh biểu diễn và các tối…múa rối nước, múa kỳ lân, múa trống…của đoàn Nhà hát Tuổi Trẻ từ thủ đô về biểu diễn…Các môn thể thao mới như: Bóng chuyền được tổ chức…Giao lưu thơ, thi dệt vải, tổ tôm điếm…Văn hoá ẩm thực với Bún cá, nem làng Bùi, rượu làng Vân không lôi kéo được mấy khách. Ngược lại, mực nướng, cá chỉ vàng, dứa, táo xanh…những đồ ăn mất vệ sinh được bầy bán ở đồi Lim thì lại rất đông khách. Sản phẩm địa phương như tranh dân gian Đông Hồ được xếp cạnh các loại kính mắt, tượng thần tài, đĩa hài “Thẩy Dởm” in lậu. Các trò xiếc môtô bay, các trò chơi có thưởng nhan nhản với tiếng loa nhức đầu…Quan họ vẫn là đặc sản nhưng trên đồi Lim khó nghe được do ồn quá, không có giọng hát suất sắc. Dưới thuyền làng Lộ Bao, quan họ không hát hết mình, các “liền anh liền chị” hát vì tiền… Quan họ “chất” muốn được nghe thì phải đến nhà nghệ nhân nhưng không phải ai cũng biết và đủ thời gian để tìm lại phần ký ức đẹp đó.”
Sự biến chất, biến dạng của lễ hội truyền thống do có sự mô phỏng hay du nhập, đan xen văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước. Lễ hội bị thương mại hoá gây ra lãng phí, tốn kém làm mất trật tự trị an và tinh thần xã hội gây nguy hiểm cho xã hội và nguy hại đến cá nhân con người. Không ít người trước nguồn lợi thu được từ lễ hội đã không ngần ngại biến hoạt động tinh thần này trở thành một dịch vụ kinh doanh kiếm lời béo bở. Hàng loạt nhà hàng, khách sạn, quán ăn vây quanh lễ hội, thậm chí lấn át cả lễ hội làm ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan lễ hội và tâm lý của người trảy hội.
Báo Lao Động ra ngày 22/02/2005 có bài: “Du xuân mùa lễ hội còn nhiều chuyện đáng buồn”. Tác giả liệt kê một số hiện tượng với các dịch vụ đổi tiền ở Kiếp Bạc bắt chẹt du khách hay chuyện “Tiền công đức đi đâu ở Yên Tử”. Đền Trình không được tu sửa trong khi có hàng triệu du khách hàng năm…Chuyện du khách mua phải thuốc Nam giả, cây cảnh giả tại cá chùa. Đền Cửa Ông có rất nhiều ăn xin…rồi cả những người quét chùa cũng ngả nón xin tiền. Tại Cao Bằng tác giả đặt câu hỏi : “ Hội Xuân hay chợ phiên?” phản ánh tình trạng những lễ hội truyền thống tại đây tổ chức một cách lộn xộn trên những triền đất đầy rác rưởi.
Báo Lao Động số 38 ra ngày 08/02/2006 có bài: “ Hội Vật làng Sình bị Thương mại hoá” tác giả H.V.Minh – Q.Tiến : “ Hội Vật làng Sình diễn ra vào ngày 10 -1 Âm lịch tại đình làng Sình (Lại Ân) xã Phú Mậu- Phú Vang- Thừa Thiên Huế. Là một lễ hội giàu truyền thống thượng võ của người bản địa với lịch sử hơn 200 năm, ông cha ta mở hội để giải trí đơn thuần chứ không phải với mục đích tuyển dụng tráng sĩ.” Trong bài báo, tác giả dùng từ “Mùi tiền”, “Mùi kinh tế” để nói về hiện tượng “thương mại hoá” tại đây. Tác giả miêu tả: “giá trông xe ở đây là 5000đồng/ 1 xe máy, 2000đồng/ 1 xe đạp, 8000 đồng/ 1 người/ một vé xem hội”. Hội vật làng Sình vốn dĩ do nhân dân tổ chức để giải trí, nay người dân phải trả tiền cho chính sản phẩm văn hoá mình sáng tạo ra?? Người dân nơi đây không có tiền để vào xem, đành đứng ngoài vọng vào. Hơn thế nữa, những chiếu bạc với mức sát phạt lên tới 200.000 đồng/1 ván đã lôi kéo bao người tham gia. Các đô vật lên sới với mục đích kiếm tiền. Nhiều đô vật tham gia chỉ với mục đích chịu thua để có một khoản kinh phí tham dự mấy trò đỏ đen ngay bên lề sới.”
(Đỏ đen công khai tại Chùa Thầy-Hà Tây)
Lễ hội biến thành nơi ăn chơi, trưng diện, tiêu tiền một cách lãng phí trở nên phổ biến. Điều này thể hiện sự kém hiểu biết và truyền thống lịch sử, cội nguồn, bản sắc dân tộc của lễ hội làm biến dạng màu sắc lễ hội.
Tình trạng lãng phí trong việc tổ chức cũng như tham gia lễ hội diễn ra tại nhiều lễ hội. Quần áo nghi lễ các loại rồi hương khói, vàng mã đã tiêu phí một số tiền không nhỏ. Theo thống kê hàng năm trong cả nước đã đốt cháy 350 tỷ đồng tiền vàng mã. Dường như ở nơi nào có đền chùa đều có nhiều vàng mã. Đồ vàng mã còn được làm mô phỏng theo thị hiếu và sinh hoạt của người dân thành phố như ti vi, tủ lạnh, xe máy, ôtô con…Đã đến lúc phải ngăn chặn tình trạng lãng phí xa xỉ với đầu óc mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.
Tình trạng quá tải lượng khách tham gia lễ hội cũng là một vấn đề. Báo Lao Động số 43 (13/02/2006) có bài: “ Lễ hội rằm tháng Giêng đông vui hơn nhưng không an toàn”, ở Hà Nội tất cả các đền chùa đều bị quá tải, tại chùa Hương có 2 người chết vì bị đò chở quá tải, tại thành phố Hồ Chí Minh người dân đến chùa đông hơn mọi năm. Bình Dương có nhiều dịch vụ ăn theo lễ hội chùa Bà.
Mục đích của lễ hội là thực hiện những hoạt động văn hoá nổi trội trong đời sống con người với nhiều hình thức khác nhau nhằm phục vụ lợi ích của con người. Lễ hội là dịp để tưởng nhớ tạ ơn và “đòi hỏi” của đông đảo quần chúng nhân dân đối với đối tượng họ thờ cúng. Đồng thời cũng giúp con người ta trở về, đánh thức cội nguồn, góp phần gìn giữ và bảo lưu, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương dân tộc. Lễ hội cũng góp phần cố kết nâng cao các mối quan hệ trong xã hội. Với mỗi cá nhân, lễ hội là dịp vui chơi giải trí, thu nạp năng lượng cho cuộc sống mới. Tuy nhiên, điều đáng buồn là những mụcđích tốt đẹp đó của lễ hội đã bị bóp méo, thành cơ hội cho những người lợi dụng lễ hội để kiếm lời và phá hoại các giá trị văn hoá dân tộc.
3.3 Những biến đổi tích cực của lễ hội truyền thống:
Không thể tránh khỏi có những tiêu cực, những hiện tượng xấu nảy sinh, thậm chí cả phần mê tín dị đoan trong khi tiến hành một vài lễ hội. Nhưng rồi bản thân sự vận động của sự vật trong cuộc sống theo triết học Phương Đông bao giờ cũng có cơ chế tự chỉnh và các cơ quan quản lý văn hoá đã và đang đưa những hành động ấy đi vào định hướng.
Các thông tin về quản lý của nhà nước có liên quan trên báo điện tử VietNamNet ra ngày 17 tháng 8 năm 2005 có bài: “Cấm sử dụng thời gian công sở để đi lễ hội” với nội dung như sau: “Sau nhiều lần chỉnh sửa, bộ VHTT đã lấy ý kiến lần cuối để đưa ra bản dự thảo tương đối hoàn chỉnh : “Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội” theo đó việc cưới, tang, tổ chức lễ hội không được trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không được tổ chức tham gia đánh bạc…không được sử dụng thời gian làm việc, công quỹ và phương tiện của cơ quan để đi dự lễ hội khi không có nhiệm vụ”
Những đổi thay tích cực trong hoạt động lễ hội cũng được các báo thông tin đầy đủ tới công chúng như minh chứng cho hiệu quả của các biện pháp của những nhà quản lý văn hoá và sự tích cực đấu tranh của nhân dân nhằm bảo vệ lễ hội.
Báo Tiền Phong số (24 +25) Tháng 2/2006 có bài đinh và ảnh đinh : “Khai hội đầu xuân” với những tin vui từ chùa Hương: “ Năm nay du khách có thể ngồi cáp treo để vào Hương sơn…Đường xá được nâng cấp, hạ tầng được cải thiện, sự tham dự của rất nhiều đoàn khách quốc tế, ước tính lượng khách quốc tế năm nay sẽ lên tới trên 20 vạn hơn hẳn năm ngoái(2005).
Báo Tiền Phong số 29 (09/02/2006),“Hội Lim năm nay không còn cảnh ngả nón xin tiền”. Với tít dẫn: “Hội Lim năm nay sẽ được tổ chức theo lối cổ. Sẽ không còn những trò chơi thời hiện đại mang tính thương mại nữa, sẽ không còn đài loa inh ỏi và cảnh quan họ ngả nón xin tiền.”
Các bài báo còn đưa ra các giải pháp để gìn giữ và phát huy những giá trị lễ hội truyền thống:
Trong bài “Hội Lim 2005 Còn duyên kẻ đón người đưa”, tác giả đặt ra vấn đề: Hội Lim có nên thay áo? Làm thế nào để giữ được bản sắc riêng của Hội Lim vừa hoà nhập được với cuộc sống hiện đại?
Tác giả đưa ra ý kiến: “Mở rộng không gian hội mang màu sắc tiêu biểu của vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc, gắn với việc phát triển lễ hội với các điểm tham quan du lịch trong đó có các di tích : Chùa Phật Tích, Bách Môn, làng Quan họ, làng nghề truyền thống như dệt vải, quay tơ…Nên quy hoạch tổng thể không gian hội, dành riêng khu trung tâm cho hoạt động nghi lễ, hát quan họ cổ- quan họ hiện đại, kế đó mới là khu dành cho trò chơi dân gian. Riêng trò chơi hiện đại phải chọn lọc phù hợp và quản lý chặt chẽ, củng cố toàn bộ dịch vụ ăn uống vào khu văn hoá ẩm thực. Tạo nên nét riêng biệt cho các lễ hội chứ không thể lễ hội nào cũng nhang nhác giống nhau”
Lễ hội truyền thống giúp nâng cao nhận thức giá trị lịch sử, hướng con người về với cội nguồn dân tộc và góp phần giáo dục tinh thần yêu nước cho mỗi người. Đồng thời, lễ hội truyền thống giúp nâng cao tính nhân bản và đoàn kết cộng đồng, củng cố an ninh và tinh thần xã hội. Là một sinh hoạt tín ngưỡng – văn hoá cộng đồng, lễ hội do nhân dân tự tổ chức, chi phí do mọi người cùng đóng góp. Họ cùng nhau sáng tạo và tham gia tái hiện lại sinh hoạt cộng đồng thể hiện tinh thần dân chủ nhân bản sâu sắc. Lễ hội được tổ chức nhằm thoả mãn mong muốn giao tiếp với các thần linh các đấng siêu nhiên, giao hoà với tự nhiên và trên hết là dịp để thể hiện ý chí giao lưu hoà mình với mọi người trong cộng đồng. Không khí linh thiêng hứng khởi như một chất xúc tác tái tạo nên sự chan hoà giữa con người với xã hội, xoá nhoà ranh giới phân biệt giữa các cá nhân khác nhau trong cuộc sống. Cùng một tín ngưỡng, một tôn giáo, có quan hệ giống nhau với các đấng siêu nhiên và tự nhiên, chung một mong ước có được một cuộc sống an bình thịnh vượng. Như một lẽ tự nhiên, dù với bất cứ cương vị thành phần cao thấp khác nhau trong cuộc sống đời thường nhưng khi tham gia lễ hội thì ai cũng bình đẳng như ai về mọi hoạt động và vai trò trong lễ hội. Tính nhân bản của lễ hội còn thể hiện sâu sắc tinh thần cố kết cộng đồng nghĩa là tính cộng mệnh cộng cảm của toàn thể người dự hội. Không khí tinh thần chung của lễ hội đã phần nào thể hiện được tình hình kinh tế – chính trị – xã hội. Lễ hội vẫn được tổ chức và vẫn thu hút được đông đảo quần chúng nghĩa là tình hình chung của đất nước vẫn ổn định, lòng tin của nhân dân vẫn còn son sắt. Lễ hội đáp ứng cuộc sống tinh thần của nhân dân với các nhu cầu tâm linh, sinh hoạt văn hoá giải trí. Ngày nay, lễ hội còn là dịp để thoả mãn các nhu cầu như nhu cầu thưởng thức và thể hiện thẩm mỹ, như cầu giao lưu văn hoá và đặc biệt là như cầu du lịch gồm có nhu cầu du lịch tôn giáo, du lịch tín ngưỡng, du lịch văn hóa,du lịch thể thao, du lịch thắng cảnh…rất nhiều người đến với lễ hội như một cách đi du lịch.
Tuy vậy lễ hội truyền thống vẫn còn tồn tại những hủ tục, lễ thức rườm rà, lỗi thời vì nó đã bám sâu vào đời sống nhân dân. Để loại bỏ những yếu tố này đòi hỏi phải có một cách ứng xử khéo léo và tế nhị. Điều thứ hai là sự khó phân biệt ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan, tạo nguy cơ cho các hoạt động này đang bùng phát trở lại.
CHƯƠNG 3: LỄ HỘI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
1. Giới thiệu chung về lễ hội hiện đại:
M.Bachin cho rằng: “ Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức lễ tế và trò diễn là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu như nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên tôn giáo của các phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả.”
Có thể khẳng định lễ hội hiện đại là một trong những hoạt động cộng đồng mang tính xã hội cao. Ta có thể làm phép so sánh với lễ hội truyền thống để tìm ra nét khác biệt từ đó tìm ra những đặc trưng của lễ hội hiện đại.
Theo GS.Kuahayashi (Nhật Bản): “Xét về tính chất xã hội, lễ hội là quảng trường của tâm hồn. Xét về tính chất văn hoá, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật như: mỹ thuật, nghệ thuật, giả trí, kịch văn học và với ý nghĩa đó lễ hội tồn tại và có liên quan mật thiết với sự phát triển của văn hoá.”
Beverly J.Stoeltie cho rằng: “Lễ hội là một hình thức văn hoá cổ xưa và linh hoạt, giàu biến thái về mặt tổ chức và mặt chức năng trong các xã hội trên khắp thế giới. Tuy nhiên, do tính đa dạng của chúng các lễ hội thể hiện một số đặc trưng. Chúng diễn ra theo những khoảng thời gian, lịch quy định và công khai về bản chất. Lễ hội có tính chất cùng tham gia về nội dung, lại phức tạp về cấu trúc, phong phú về cách bày tỏ, cảnh trí và mục đích”.
Có thể nói, người xưa đã tạo ra một khoảng cách sử thi đủ để thần thánh hoá những sự kiện có thật, những con người có thật gần như những nhân vật đó, những tích đó đã được mặc định trong tâm trí họ từ đời này qua đời khác. Những điều đó được thể hiện trong các nghi lễ các hoạt động lễ hội mà chúng ta đã được chứng kiến - chính là sự tái hiện lại những tích đó bằng không khí tôn nghiêm và linh thiêng.
Những sự kiện mà có sử dụng thuật ngữ “lễ hội” trong tên gọi của chúng thì nói chung là mới hình thành trong thời điểm hiện đại, có sử dụng các đặc điểm của lễ hội nhưng lại phục vụ cho mục đích như: hệ tư tưởng, chính trị, thương mại, của các nhà cầm quyền hoặc các nhà kinh doanh.
Lễ hội là một hoạt động kỷ niệm định kỳ biểu thị tương quan của một nền văn hoá hoặc một nhóm xã hội thông qua hành lễ, diễn xướng, nghi lễ và trò chơi truyền thống. Là một hoạt động hết sức phổ biến, lễ hội có thể là sự kiện có tính tượng trưng, tính xã hội phức tạp nhất và tồn tại lâu đời trong truyền thống. Từ nguyên của thuật ngữ này bắt nguồn từ một từ Latinh festum mà ban đầu có nghĩa là “sự vui chơi, ăn mừng, hân hoan” của công chúng, được sử dụng chủ yếu ở dạng số nhiều để nói lên rằng một tập hợp các hoạt động và kỷ niệm là nét đặc trưng của lễ hội thời cổ xưa. Từ Latinh festa là nguồn gốc của các từ festa (số ít) trong tiếng Italia, fiesta trong tiếng Tây Ban Nha, fête trong tiếng Pháp, festa trong tiếng Bồ Đào Nha. Trước khi trở thành danh từ để chỉ bản thân các hoạt động như trên, từ festival nguyên gốc trong tiếng Anh (và tiếng Pháp) là một tính từ biểu thị đặc tính của những sự kiện nhất định. Nghĩa thứ hai của thuật ngữ đó trong các ngôn ngữ khác nhau biểu thị các cấu trúc riêng biệt của từng lễ hội và các dạng thức khác nhau của nó. Trong tiếng Latinh, festa là những lễ vật thiêng liêng, trong tiếng Anh feast là một bữa tiệc vui vẻ, trong tiếng Tây Ban Nha fiesta là một trận đấu trước công chúng để biểu thị và phô bày năng lực và lòng dũng cảm. Festa trong tiếng Rumani là một trò đùa ác tâm, khôi hài. Fête trong tiếng Pháp là lễ kỷ niệm sinh nhật hoặc đơn thuần là một bữa tiệc tương đối thịnh soạn.
Theo cách sử dụng hiện nay, festival có thể hiểu là một khoảng thời gian của hoạt động có tính chất thiêng liêng hoặc thế tục như: thu hoạch một vụ mùa đặc biệt; một loạt diễn xướng trong nghệ thuật hay là cuộc đình đám và sự hân hoan.
Trong các ngành khoa học xã hội thông thường festival có nghĩa là một hoạt động kỷ niệm định kỳ bao gồm vô số các hình thức và các sự kiện nghi lễ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến tất cả các thành viên của một cộng đồng và công khai hoặc ngấm ngầm biểu lộ các giá trị cơ bản, hệ tư tưởng và thế giới quan của các thành viên trong cộng đồng đó và là nền tảng bản sắc xã hội của họ.
Người ta sử dụng từ này để chỉ về những lễ hội hiện đại ở Việt Nam, nó được đặt ở vị trí đầu tên gọi lễ hội như: Festival Huế, lễ hội Festival làng nghề truyền thống 2005…Điều này cũng làm nên sự khác biệt tuyệt đối giữa lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại.
Lễ hội hiện đại ra đời từ sau 1945 ở Việt Nam mà nội dung tính chất của nó liên quan tới các sự kiện chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội nổi bật trong tiến trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Lễ hội hiện đại được tổ chức gắn với các thời điểm và sự kiện như: Gắn với thời điểm ra đời của một vùng đất: 110 năm Đà Lạt, 40 năm Quảng Ninh, 100 năm Sapa…
Các sự kiện Cách Mạng Lịch sử: Lễ hội kỉ niệm 50 chiến thắng Điện Biên Phủ…
Nét độc đáo, cảnh đẹp du lịch của một vùng đất như: Lễ hội Sắc hoa Đà lạt, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Lễ hội hành trình di sản Miền Trung…
Ngoài ra còn có các lễ hội hiện đại du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam như: Lễ hội Halloween, ngày lễ Tình nhân Valentina, lễ Noel…
Lễ hội mang bản sắc Việt Nam tổ chức tại nước ngoài như chương trình “Duyên Dáng Việt Nam” tổ chức tại Canberra 2005… nhằm giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Ngoài các tính chất kế thừa của lễ hội truyền thống, lễ hội hiện đại có thêm một số các tính chất bổ sung sau:
Thứ nhất là tính thời gian: Lễ hội hiện đại chỉ xuất hiện từ năm 1945 trở về sau. Lễ hội hiện đại thường tính thời gian theo Dương lịch. Lễ hội hiện đại có thể diễn ra theo định kì ngày tháng trong năm, theo năm chẵn hoặc năm lẻ. Lễ hội hiện đại hầu như chỉ diễn ra trong một ngày, ngoại trừ các hội chợ Xuân, các liên hoan văn hóa du lịch…
Thứ hai là tính địa điểm: Lễ hội hiện đại diễn ra ở hầu hết các địa phương, thường diễn ra tập trung ở các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hoặc là các thành phố thị xã trực thuộc trung ương.
Vai trò của lễ hội hiện đại:
Lễ hội hiện đại là kết tinh thành quả lao động sản xuất, chiến đấu của các cá nhân, tập thể trong tiến trình xây dựng và giữ nước của dân tộc ở vào giai đoạn mới. Lễ hội hiện đại là sự kế tiếp truyền thống, từng bước xác lập những truyền thống mới, góp phần khẳng định và tôn vinh những giá trị dân tộc và thời đại trong điều kiện mới
Lễ hội hiện đại còn là dịp hội tụ, kết tinh và lan toả những giá trị văn hoá được chung đúc trong quá trình phát triển đi lên của đất nước. Đồng thời lễ hội hiện đại còn là “công cụ văn hoá” đa năng nhằm biểu đạt, phổ biến và truyền trao những giá trị mới một cách rộng khắp.
Dưới góc độ nào đó, cùng với lễ hội truyền thống, lễ hội hiện đại trở thành một “ sân chơi văn hoá” mang sắc thái hiện đại. Nó phần nào xoá đi yếu tố “địa phương chủ nghĩa”, tính bản vị, cục bộ địa phương/ sắc tộc để hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ mang tính phổ quát
Đặc điểm của lễ hội hiện đại:
Chỉ ra đời từ sau năm 1945, lễ hội hiện đại thường được tổ chức gắn với việc kỷ niệm các sự kiện có liên quan đến Cách Mạng, kháng chiến hoặc các danh nhân, anh hùng dân tộc tiêu biểu.
Lễ hội hiện đại thường là những hoạt động có ý nghĩa xã hội có liên quan đến các sự kiện chính trị quân sự, văn hoá, xã hội như các hoạt động chào mừng những sự kiện lớn của đất nước, lễ khai mạc, lễ bế mạc của sự kiện quan trọng gắn với một tổ chức hay rộng hơn trên phạm vi quốc gia – dân tộc.
Lễ hội hiện đại thường diễn ra do các cơ quan chính quyền, đoàn thể tổ chức. Thường gắn với một cơ quan đoàn thể vào thời điểm nào đó có ý nghĩa với sự ra đời tồn tại và phát triển của cơ quan tổ chức đó.
Không gian của lễ hội hiện đại thường diễn ra ở các trung tâm đô thị thành phố lớn, thủ đô của đất nước.
(VietNamNet/ Liên Hoan múa Rồng& lễ hội Rồng Bay tại Hà Nội(28/09/2005)
Lễ hội hiện đại có sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các yếu tố cấu thành của đời sống hiện đại như: Nghi thức, phương tiện âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, trang phục, ngôn ngữ, biểu trưng, biểu tượng…
(VietNamNet/Rồng vàng lại bay trên bầu trời Thăng Long
ảnh chụp tại Lễ hội Rồng Bay 09/10/2005)
Lễ hội hiện đại được truyền thông, truyền hình rộng rãi và nhanh chóng, đầy đủ, chi tiết các hoạt động diễn ra bên trong và bên lề của lễ hội. Các phương tiện truyền thông như: Rađiô, Truyền hình, Báo in, báo điện tử…các phương tiện truyền thông hiện đại tường thuật trực tiếp qua làn sóng điện.
Nghi thức tiến hành có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. Phát triển hoặc mượn cớ từ những lễ hội cổ như lễ hội Bà Nà - Quảng Ngãi…
Khi tiến hành lễ hội, bên cạnh sự tham gia tự nguyện của quần chúng nhân dân còn có sự tổ chức sắp đặt của Ban tổ chức đối với cá nhân và tập thể tham gia. Hầu hết mọi hoạt động của lễ hội được sắp xếp của một đạo diễn, những người tham dự được tổ chức thành từng khối, đội hình chặt chẽ và khoa học phục vụ những mục đích khác nhau của lễ hội theo chương trình đã định sẵn.
Đội ngũ đại biểu, quan chức, quan khách tham dự lễ hội thường được bố trí ở một khu vực dành riêng như trên lễ đài, khán đài.
Trình tự và nội dung khái quát trong lễ hội hiện đại.
Lễ hội hiện đại là một sinh hoạt văn hoá đồng thời là một sinh hoạt chính trị rộng khắp chứa đựng những giá trị hiện sinh đồng thời phản ánh trìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu lễ hội truyền thống và lễ hội hiên đại Việt Nam qua Báo chí.doc