MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.2.1 Phạm vi không gian: Xã Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội 2
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian: tháng 3/2010 đến 10/2010 2
1.3.2.3 Phạm vi về nội dung 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Các khái niệm 3
2.1.1.1 Chăn nuôi 3
2.1.1.2 Chăn nuôi xa khu dân cư và trong khu dân cư 4
2.1.1.3 Mô hình là gì - là biểu hiện toán học của lý thuyết 5
2.1.2 Vai trò của chăn nuôi gà 5
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà xa khu dân cư 6
2.1.3.1 Các yếu tố vi mô 6
2.1.3.2 Các yếu tố vĩ mô 7
2.2 Cơ sở thực tiễn 8
2.2.1 Mô hình chăn nuôi ở một số nước trên thế giới 8
2.2.1.1 Thái Lan 8
2.2.1.2 Nhật Bản 9
2.2.1.3 Trung Quốc 9
2.2.2 Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam 10
2.2.2.1 Phương thức chăn nuôi 10
2.2.2.2 Giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm 11
2.2.2.3 Công tác phòng chống dịch bệnh ở gia cầm 11
2.2.2.4 Xu hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ở việt nam 11
2.2.3 Một số mô hình chăn nuôi xa khu dân cư ở Việt Nam 12
2.2.3.1 Chăn nuôi tập trung ở xã Thanh Bình - Hiệu quả từ mô hình tự phát 12
2.2.3.2 Tân Ước (Hà Nội) với mô hình chăn nuôi tập trung 12
2.2.3.3 Thống Nhất - Đồng Nai phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng tập trung 14
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 15
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 15
3.1.1.1 Vị trí địa lý 15
3.1.1.2 Địa hình 15
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu 15
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 16
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai 16
3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 18
3.1.2.3 Tình hình dân số, lao động 19
3.1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã 19
3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội đối với chăn nuôi gà trên địa bàn xã Uy Nỗ 21
3.1.3.1 Thuận lợi 21
3.1.3.2 Khó khăn 21
3.2 Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra 22
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 22
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 22
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 22
3.2.3 Phương pháp phân tích 23
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu 23
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Thực trạng chăn nuôi gà huyện Đông Anh – Hà Nội 25
4.1.1 Tình hình chăn nuôi gà của huyện Đông Anh 25
4.1.2 Thực trạng đưa chăn nuôi gà xa khu dân cư của Đông Anh 27
4.2 Thực trạng chăn nuôi gà của xã Uy Nỗ 29
4.2.1 Thực trạng chung về chăn nuôi gà của xã Uy Nỗ 29
4.2.1.1 Kết quả chăn nuôi gà của xã 29
4.2.1.2 Tình hình chăn nuôi gà tách khỏi khu dân cư của xã Uy Nỗ 31
4.2.1.3 Tình hình môi trường của xã Uy Nỗ 33
4.2.2 Chính sách đưa chăn nuôi gà xa khu dân cư thực hiện tại xã 34
4.2.3 Thực trạng mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở các nhóm hộ điều tra 36
4.2.3.1 Tình hình chung về các nhóm hộ điều tra 36
4.2.3.2 Thực trạng chăn nuôi của các nhóm hộ 37
4.2.3.2.1 Quy mô chăn nuôi 37
4.2.3.2.2 Thị trường 38
4.2.3.2.2.1 Thị trường đầu vào 38
4.2.3.2.2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các nhóm hộ điều tra 41
4.2.3.3 Hiệu quả từ chăn nuôi gà của các nhóm hộ điều tra 42
4.2.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư 46
4.2.3.4.1 Hướng chăn nuôi của các hộ điều tra 46
4.2.3.4.2 Quy mô diện tích đất đai của các hộ 48
4.2.3.4.3 Vốn cho sản xuất kinh doanh 49
4.2.3.4.4 Cơ sở vật chất chăn nuôi gà 51
4.2.3.4.5 Chính sách của Đảng và Nhà nước về chăn nuôi gia cầm 54
4.2.3.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng khác 55
4.2.3.5 Thuận lợi, khó khăn chăn nuôi gà xa khu dân cư 56
4.2.3.5.1 Thuận lợi 56
4.2.3.5.2 Khó khăn 57
4.3 Khả năng nhân rộng mô hình chăn nuôi xa khu dân cư 58
4.3.1 Điều kiện áp dụng mô hình 58
4.3.1.1 Quy mô chăn nuôi 58
4.3.1.2 Quỹ đất cho chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại 59
4.3.1.3 Khoảng cách các trang trại chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư 59
4.3.2 Đánh giá của người dân về việc đưa chăn nuôi ra khu dân cư 60
4.4 Giải pháp và định hướng phát triển mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư 63
4.4.1 Định hướng phát triển mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư 63
4.4.2 Giải pháp 64
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2 Đề xuất 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
84 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2776 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NÔI
------- ((( -------
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
“Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội”
Giáo viên hướng dẫn
:
ThS. Nguyễn Minh Đức
KS. Nguyễn Thị Thiêm
Nhóm sinh viên thực hiện
:
Nhóm sinh viên lớp KTA – K52
HÀ NỘI - 2010
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi xa khu dân cư đang là hướng đi mới, phù hợp và mang lại hiệu quả cao tại nhiều địa phương. Việc quy hoạch khu vực chăn nuôi tách khỏi khu dân cư đang là hướng đi cần thiết, bởi khi đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư các gia trại, trang trại có điều kiện tạo ra sự liên kết và hỗ trợ chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi, từ đó tạo ra sự phát triển hài hòa cho kinh tế trang trại ở nông thôn.
Từ năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã xây dựng đề án chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư và triển khai làm điểm tại 4 huyện ngoại thành trong đó Đông Anh là huyện tiêu biểu với tỷ trọng kinh tế từ chăn nuôi đạt 30%. Thực hiện chủ trương của thành phố, UBND huyện đã thẩm định và phê duyệt 56 trang trại chăn nuôi cách xa khu dân cư, với diện tích 101,6 ha; vốn đầu tư 51,7 tỷ đồng.
Năm 2006, doanh thu từ các trang trại theo mô hình mới này đã đạt hơn 20 tỷ đồng. Thu hút và giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động.
Uy Nỗ là địa phương có khoảng 30% số hộ có nguồn thu chính từ chăn nuôi gà (Nguồn: Ban thống kê xã Uy Nỗ). Câu hỏi đặt ra một là, mô hình nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ - Đông Anh – Hà Nội hiện đang hoạt động thế nào? Nó mang lại lợi ích gì cho người dân và địa phương? Hai là, những nhân tố nào ảnh hưởng đến mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư? Ba là, các điều kiện áp dụng mô hình là gì? Bốn là, những thuận lợi và khó khăn gì gặp phải khi triển khai mô hình này? Năm là, mô hình này có khả năng nhân rộng hay không? Giải quyết những câu hỏi trên chúng tôi mong đưa ra những đề xuất nhằm phát triển và nhân rộng mô hình. Xuất phát từ lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư trên địa bàn xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh - Hà Nội, từ đó đưa ra những khuyến nghị góp phần thúc đẩy, nhân rộng mô hình nuôi gà xa khu dân cư.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư.
- Tìm hiểu thực trạng mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư trên địa bàn xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội.
- Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nhân rộng mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư của các hộ nông dân chăn nuôi gà. Để có được sự so sánh và làm rõ thực trạng của mô hình chăn nuôi gà xa khu vực dân cư, đề tài tiến hành tiếp cận 2 nhóm hộ nông dân nuôi gà đó là: nhóm hộ nuôi gà xa khu dân cư và nhóm hộ nuôi gà trong khu dân cư.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian: Xã Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian: tháng 3/2010 đến 10/2010
1.3.2.3 Phạm vi về nội dung
Tìm hiểu thực trạng mô hình nuôi gà xa khu dân cư của các hộ điều tra, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Chăn nuôi
Chăn nuôi bao gồm chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Trong chăn nuôi gia cầm bao gồm chăn nuôi gà, chăn nuôi vịt, chăn nuôi ngan, ngỗng, các loại chim cảnh… Như vậy, chăn nuôi gà là ngành nhỏ, một huớng trong chăn nuôi nói chung.
Phân loại: có nhiều tiêu chí để phân loại
Phân theo hình thức chăn nuôi: gồm có chăn nuôi tập trung và chăn nuôi phân tán (Lê Hồng Mận, Nguyễn Thanh Sơn kỹ thuật nuôi gà ri và Ripha.2001)
- Chăn nuôi tập trung là việc đàn gia cầm của một hộ, một nhóm hộ, một trang trại được nuôi tập trung trong một diện tích nhất định, như chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi trong chuồng kín…
- Chăn nuôi phân tán là việc chăn nuôi gia cầm trên diện tích rộng, không cố định: như chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi vịt thả đồng.
- Nếu nhìn tổng thể trong một vùng thì chăn nuôi tập trung còn được hiểu là hình thức chăn nuôi gồm nhiều trang trại chăn nuôi tập trung một khu nhất định, được quy hoạch tổng thể và có sự quản lý chung, còn chăn nuôi phân tán được hiểu là các hộ, các trang trại chăn nuôi rải rác tại nhiều nơi khác nhau hoặc còn có thể chăn nuôi trong hộ gia đình riêng lẻ.
Phân theo quy mô chăn nuôi
Quy mô chăn nuôi được hiểu là số lượng gia súc, gia cầm được nuôi thường xuyên hoặc chăn nuôi theo các lứa, các đợt trong năm, để sản xuất ra khối lượng nhất định các sản phẩm (có thể là thịt, trứng, con giống...) ở một cơ sở chăn nuôi (xí nghiệp, trang trại, nông hộ).
Quy mô chăn nuôi gia cầm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Nếu gia cầm được chăn nuôi theo phương thức cổ truyền, thì quy mô thường nhỏ lẻ. Chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, bán công nghiệp, thường có nhiều loại hình, nhiều quy mô khác nhau, trong đó có chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại là chăn nuôi theo quy mô lớn, cho khối lượng sản phẩm cao.
Phân theo khu vực chăn nuôi: Có chăn nuôi trong khu dân cư và chăn nuôi xa khu dân cư.
Phân theo hướng kinh doanh: Chăn nuôi gà lấy thịt, chăn nuôi gà lấy trứng và chăn nuôi hỗn hợp (vừa lấy thịt vừa lấy trứng).
2.1.1.2 Chăn nuôi xa khu dân cư và trong khu dân cư
Dựa vào khoảng cách giữa khu vực chăn nuôi và khu ở của dân cư, chăn nuôi gia cầm được phân thành chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư và chăn nuôi ngoài khu dân cư.
Chăn nuôi trong khu dân cư là việc chăn nuôi gà ngay trong khu vực dân cư sinh sống hoặc rất gần khu dân cư.
Chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư nói chung, chăn nuôi gà nói riêng là việc chăn nuôi xa khu vực dân cư sinh sống. Việc chăn nuôi rất ít ảnh hưởng tới môi trường sống của khu dân cư.
Chăn nuôi trong khu dân cư sẽ làm ô nhiễm môi trường sống của con người. Theo kết quả khảo sát của Viện Y Học lao động và vệ sinh môi trường tại các chuồng nuôi gia cầm ở huyện Đông Anh về mức độ ô nhiễm trong không khí ở các khu vực chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư.
+ Vi khuẩn hiếm khí: 65963,2 vi khuẩn/m3 không khí.
+ Vi khuẩn Ecoli: 520,3 vi khuẩn/m3 không khí.
+ Khí NH3: 1,119 mg/m3 không khí.
+ Khí H2S: 4,194 mg/m3 không khí.
Đó là những chỉ số vượt quá mức cho phép, trong khi đó ở nông thôn, các hộ gia đình nào cũng chăn nuôi trong không gian hẹp, môi trường bị ô nhiễm nặng nền làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gia súc, gia cầm.
Bên cạnh đó, cũng theo kết quả khảo sát trên: ước tính mỗi con gà một ngày đêm ăn vào khoảng 100 – 150 gam thức ăn. Mỗi ngày thải ra 70 – 80 gam phân. Với số lượng một nghìn con mỗi tháng thải ra khoảng 500 kg phân. Nếu nuôi một lứa 3 tháng sẽ thải ra khoảng 7.500 kg phân. Sẽ có số lượng lớn khí ôi thối H2S cùng khí độc khác như cacbonic, khí amoniac… Có thể gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
Về khoảng cách xa khu dân cư với trang trại chăn nuôi gia cầm và các trang trại lớn không có tài liệu nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, để tham khảo có thể căn cứ vào quy định của một số quốc gia có dịch cúm gia cầm vừa qua giữ cho dịch không lây lan có hiệu quả.
Các khoảng cách cấm vận chuyển không lưu thông gia cầm từ ổ dịch
Hàn quốc : 3 km Trung Quốc : 3 – 8 km
Nhật Bản : 30 km Lào : 10 Km
Đài Loan : 5 km Thái Lan : 10 Km
Inđônêxia : 1 km Việt Nam : 5 km
Về quy mô phải di chuyển ra khỏi khu dân cư: qua tìm hiểu chăn nuôi gà ở các gia đình nông thôn của các nước có nền chăn nuôi gà tiên tiến vẫn tồn tại đến ngày nay. Các gia đình này không làm ô nhiễm môi trường tới mức vượt các chỉ tiêu cho phép của luật bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, một số trang trại chăn nuôi gà có quy mô vừa (khoảng 50 – 1000 con) ở Thái Lan, Indonesia… vẫn còn tồn tại gần khu dân cư. Không có nước nào quy định cụ thể chỉ tiêu được nuôi bao nhiêu con gia cầm trong khu dân cư, chính điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường: lượng khí độc CO2, NH3, H2S… lượng bụi thải ra không khí xung quanh và lượng nước thải ra của trang trại đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, các trang trại cùng nuôi quy mô như nhau nhưng có trang trại gây ô nhiễm nhiều hơn trang trại khác do có phương tiện biện pháp bảo vệ môi trường. Việc di chuyển các trang trại chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư ở Việt Nam là vấn đề mới có tính đặc thù sinh ra nhiều vấn đề phải khảo sát thực tế.
2.1.1.3 Mô hình là gì - là biểu hiện toán học của lý thuyết
Mô hình của một nền kinh tế có thể miêu tả đơn giản dựa trên ba tập hợp lớn, đó là: (1) Tập hợp sản xuất bao gồm các hoạt động về nông nghiệp, săn bắt thủy sản, hầm mỏ, xây dựng, chế biến và chế tạo. (2) Tập hợp dịch vụ bao gồm các hoạt động về vận tải, thương mại, thông tin. (3) Tập hợp cầu cuối cùng bao gồm hộ gia đình, chính phủ và nước ngoài (Trần Hữu Cường, 2008)
2.1.2 Vai trò của chăn nuôi gà
Nó cung cấp cho con người thức ăn giàu đạm, giàu năng lượng.
Tạo điều kiện để các ngành liên quan khác phát triển như ngành trồng trọt, công nghiệp chế biến.
Là điều kiện để ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, ngành cung cấp giống phát triển.
Ở Việt Nam chăn nuôi gà là một nghề truyền thống, có tốc độ phát triển nhanh, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân. Có mức đầu tư ít, tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thấp, quay vòng vốn nhanh (gà giống chuyên thịt nuôi 40- 60 ngày/lứa, gà nội 90 – 120 ngày/lứa) phát triển được khắp mọi miền của đất nước, sản phẩm dễ tiêu thụ, được coi là món ăn bổ dưỡng và chưa có sản phẩm động vật nào thay thế được.
Chăn nuôi gà tách khỏi khu dân cư là điều kiện bảo vệ môi trường, giảm thiểu dịch bệnh cho chăn nuôi và con người; là cơ sở mở rộng quy mô chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Đồng thời đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
Hiện nay trên 80% hộ nông dân chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng từ chăn nuôi nhỏ lẻ tự cung, tự cấp đã và đang chuyển dần sang chăn nuôi tập trung hàng hoá, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân Việt Nam. Chăn nuôi gà cung cấp khối lượng thực phẩm lớn thứ 2 sau chăn nuôi lợn.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà xa khu dân cư
Sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp nói chung và cơ sở sản xuất nông nghiệp nói riêng, phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Bên cạnh những yếu tố thuộc vấn đề nội lực của hộ, hộ có thể tác động trực tiếp để hạn chế những tiêu cực của nó nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực khan hiếm của mình còn có rất nhiều yếu tố khách quan tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh mà hộ không thể nào kiểm soát được, hộ chỉ có thể thay đổi các phương án sản xuất kinh doanh để hạn chế sự ảnh hưởng đó. Vì vậy, chúng tôi chia những nhân tố ảnh hưởng tới chăn nuôi gà xa khu dân cư thành hai nhóm nhân tố cơ bản sau.
2.1.3.1 Các yếu tố vi mô
Là những yếu tố có quan hệ trực tiếp và tác động đến khả năng sản xuất, kinh doanh của hộ (giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp)
Thứ nhất, đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế. Một hộ muốn chuyển hướng, đưa chăn nuôi từ trong khu dân cư ra ngoài khu dân cư thì trước hết phải có một diện tích đất cách xa khu dân cư cần thiết và đủ để xây dựng hệ thống chuồng trại, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải…
Thứ hai, vốn: Để tiến hành sản xuất kinh doanh các hộ gia đình, các trang trại cần có vốn, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Các hộ gia đình, các trang trại sẽ dùng vốn này để mua sắm các các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Có vốn các hộ gia đình, các trang trại có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, đầu tư trang thiết bị để đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Người có vốn nhiều sẽ đầu tư một cách tổng thể hơn và nhanh chóng đạt được hiệu quả trong chăn nuôi, có khả năng đứng vững trước những biến động thị trường.
Ngoài ra, khả năng huy động vốn cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại và hộ. Việc huy động vốn phụ thuộc vào khả năng và sự hiểu biết của hộ, các chính sách hỗ trợ vay vốn của nhà nước cũng như của các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, nguồn nhân lực của hộ là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng, hiệu quả và quy mô sản xuất của hộ. Đặc biệt là tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, năng lực quản lý, trình độ của chủ hộ, quyết định đến việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, khả năng chấp nhận rủi ro, mức độ mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh. Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới việc đưa chăn nuôi ra khu dân cư hay trong khu dân cư.
2.1.3.2 Các yếu tố vĩ mô
Là những nhân tố trên bình diện xã hội rộng hơn, nó tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó tác động đến quyết định của hộ khi sử dụng nguồn lực của mình ( Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp)
Thứ nhất, chính sách của Nhà Nước và của địa phương như chính sách về đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển kinh tế xã hội, cơ chế liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến… tác động tới sự ra quyết định của các chủ hộ trong việc đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, trong việc chuyển dịch phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ, quy hoạch vùng chăn nuôi…
Thứ hai, thị trường bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị trường đầu ra đó là những nơi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi: người tiêu dùng trực tiếp, công nghiệp chế biến, xuất khẩu… Còn thị trường đầu vào là con giống, thức ăn, thuốc thú y... Hai yếu tố này là một trong những nhân tố tác động trực tiếp tới việc ra quyết định của hộ. Bởi vì khi nền nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng phát triển theo hướng hàng hóa thì phải xuất phát từ nhu cầu thị trường tức là “sản xuất những gì khách hàng cần”.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, cơ chế cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp hay hộ sản xuất kinh doanh muốn tồn tại không những chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn phải chứng tỏ “mình không phải là duy nhất nhưng mình phải là số một” tức là mình không phải là người duy nhất cung cấp sản phẩm (cùng chất lượng) này cho thị trường mà phải là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao và chiếm lĩnh thị trường tốt nhất đặc biệt về giá cả.
Như vậy, thị trường thuận lợi và mở rộng sẽ là điều kiện giúp cho các cơ sở chăn nuôi ngày càng phát triển. Ngoài ra, giá cả đầu vào đầu ra là hai biến số ảnh hưởng trực tiếp kết quả chăn nuôi của các hộ.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Mô hình chăn nuôi ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Thái Lan
Thái Lan đã, đang và sẽ thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi gia cầm để nâng cao an toàn sinh học thông qua các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm công nghiệp, khép kín tất cả các khâu từ con giống, thức ăn, giết mổ chế biến và bán sản phẩm. Hình thành hệ thống trang trại chăn nuôi áp dụng công nghệ cao để điều khiển tự động hoàn toàn các hoạt động của trang trại như điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, lượng khí độc, thức ăn, nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăng trọng, hồ sơ theo dõi... gà giò nuôi công nghiệp kiểu này đạt 2,3-2,4 kg/con sau 42 ngày tuổi, với chi phí thức ăn khoảng 1,8 kg/kg tăng trọng.
Thứ hai, chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi gà qui mô nhỏ tại nông hộ sang chăn nuôi gà theo trang trại tiêu chuẩn do Cục Phát triển chăn nuôi thẩm định và cấp phép. Ví dụ như tỉnh Sakaeo trước dịch cúm gia cầm có 300.000 trang trại gia cầm nhưng hiện nay chỉ còn 60 trang trại tiêu chuẩn.
Thứ ba, hỗ trợ chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi gà không kiểm soát sang chăn nuôi có kiểm soát tại các nông hộ. Hệ thống chăn nuôi, giết mổ, chế biến công nghệ cao phục vụ xuất khẩu các sản phẩm gia cầm của Tập đoàn CP đã chuyển hướng từ xuất khẩu sản phẩm gia cầm chưa chế biến sang các sản phẩm gia cầm đã chế biến để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường xuất khẩu. Các cơ sở giết mổ và chế biến của Tập đoàn đang áp dụng 5 loại tiêu chuẩn chất lượng như GMP, HACCP, ISO 9001-2000. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về phúc lợi động vật và khả năng truy tìm nguồn gốc của bất kỳ sản phẩm nào cũng được đáp ứng trong dây chuyền này. Nhờ đó, tập đoàn này đã đáp ứng các nhu cầu khắt khe về nhập khẩu sản phẩm gia cầm đã chế biến của EU và Nhật Bản... trong bối cảnh dịch cúm gia cầm đe doạ, đồng thời vẫn giữ vững được sản xuất và thị trường của Tập đoàn.
2.2.1.2 Nhật Bản
Cách đây hơn 40 năm, chăn nuôi gia cầm của Nhật là nghề phụ, đã có quá trình chuyển đổi phát triển, hợp tác xã trong Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong các chủ trương chính sách, biện pháp đẩy mạnh phát triển gia cầm.
Chính phủ đã lập hệ thống giống ở trung ương và các tỉnh, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp giống tốt, chất lượng cao cho nhu cầu chăn nuôi.
Sau chiến tranh, tự do hoá thương mại, được sự khuyến khích của Nhà nước, người nông dân chăn nuôi có được thức ăn giá rẻ, từ đó chuyển đổi dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô tăng dần: Sản xuất gà thịt Broiler: có 600 triệu con /năm, qui mô 200.000 con /trại. Có 100 nhà máy giết mổ, tổ chức giết mổ theo hợp đồng, thu phí 50 yên /con. Mỗi năm mỗi nhà máy giết mổ thu 10 triệu yên phí giết mổ; sản xuất gà trứng: có 135 triệu gà trứng, 3000 hộ nuôi qui mô 10.000 con, 2 triệu, 3 triệu con. Sản phẩm trứng thu gom cho 500 cơ sở phân loại đóng gói cho các trại rồi vận chuyển đến các siêu thị tiêu thụ. Tổ chức giết mổ hợp lý: qui hoạch các trại chăn nuôi gà thịt với nhà máy giết mổ để vận chuyển gà từ trại về và giết mổ xong chỉ trong 1 giờ, giết mổ xong cắt mảnh, ướp lạnh, vận chuyển đến các siêu thị tiêu thụ.
Nhờ có các chủ trương chính sách khuyến khích phát triển và các biện pháp trên, gia cầm đạt năng suất cao, giá thành hạ nên giá ở các siêu thị rẻ hơn các chợ, nơi khác nên thuyết phục được người tiêu dùng, chăn nuôi gia cầm phát triển có hiệu quả. Đối với những hộ có điều kiện thì khuyến khích phát triển, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rút dần, có sự xem xét cung và cầu cân đối và có sự hỗ trợ cho vay vốn tín dụng để phát triển gia cầm.
2.2.1.3 Trung Quốc
Trung Quốc là nước sản xuất gia cầm lớn trên thế giới, sau Brazil và Mỹ. Theo báo cáo của ngân hàng Rabo và Reuters, Trung quốc gia nhập WTO có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước. Năm 2001, sản lượng thịt gia cầm là 12,7 triệu tấn, khối lượng xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 triệu tấn. Năm 2002, một năm sau khi gia nhập WTO khối lượng xuất khẩu lập tức giảm 160 nghìn tấn, kéo theo kim ngạch giảm 196 triệu đô la do vướng mắc phải rào cản về kiểm dịch động thực vật.
Trung Quốc là nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch H5N1. So với các nước có dịch khác Trung Quốc là nước chịu thiệt hại lớn nhất vì đây là nước có dân số chăn nuôi gia cầm lớn nhất cho dù giá trị tạo ra chỉ chiếm khoảng 2% GDP hàng năm, song ngành chăn nuôi gia cầm lại đóng vai trò quan trọng với xã hội Trung Quốc bởi nó tạo ra 4 triệu việc làm (bao gồm chăn nuôi và chế biến gia cầm).
Trong quá trình phát triển chăn nuôi gia cầm, Trung Quốc đã huy động các khu đất cằn, khô hạn... của các địa phương để xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một quốc gia có tình trạng chăn nuôi gia cầm manh mún trong khu dân cư, do chính sách phát triển ồ ạt chăn nuôi gia cầm trước đây. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư, song số hộ nuôi gia cầm quá lớn nên trước mắt chưa thể giải quyết tình trạng manh mún nói trên.
Như vậy, chúng ta thấy rằng thế giới đang hướng chăn nuôi theo hình thức tập trung, thành lập các trang trại theo kiểu khép kín tất cả các khâu từ con giống, thức ăn đến giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhằm bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đảm bảo sự phát triển bền vững trong chăn nuôi.
Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm trong chăn nuôi, quản lý và khoa học kỹ thuật nhằm đưa chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch đảm bảo các tiêu chuẩn GMP, GAP, HACCP. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân, đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
2.2.2 Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
2.2.2.1 Phương thức chăn nuôi
Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng hiện nay chủ yếu là tự phát, phân tán nhỏ lẻ hình thức chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại còn hạn chế chiếm 6- 7% tổng đàn gia cầm. Trước năm 1974 chăn nuôi 100% là phân tán nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp. Từ năm 1974 đến nay các hộ nông dân, các trang trại, nhà nước đã quan tâm, đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng tự động hoá, bán tự động hoá nhưng số hộ chăn nuôi theo hình thức này tăng chậm. Hiện nay, còn có tới 80% hộ nông dân chăn nuôi gia cầm theo hướng chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 75% -78% tổng số gia cầm. Chăn nuôi tập trung theo hướng tự động hoá chỉ chiếm khoảng 2% tổng đàn gia cầm và mới được thực hiện ở một số cơ sở gia cầm giống của trung ương, đàn gà sinh sản ở một số công ty lớn như CP group... Chăn nuôi tập trung theo hướng bán tự động hoá chiếm 6%. Chăn nuôi tập trung với trang thiết bị thô sơ chiếm 14 - 15% tổng đàn gia cầm.
2.2.2.2 Giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm
Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm (năm 2003) hệ thống giết mổ, chế biến gia cầm hết sức lạc hậu và thô sơ. Hầu hết gia cầm được giết mổ thủ công, phân tán ở mọi nơi: tại gia đình, các chợ, trên vỉa hè... Từ năm 2005 đến nay, nhiều tỉnh đã quan tâm đến việc phát triển các hệ thống giết mổ gia cầm tập trung tự động, bán tự động chủ yếu là giết mổ ở các chợ có sự kiểm soát của thú y. Nhưng do tập quán tiêu dùng vẫn ưa chuộng thịt gia cầm tươi sống, mặt khác thịt gia cầm giết mổ ở những nơi giết mổ tập trung lại có giá cao hơn nơi giết mổ thô sơ. Vì thế hệ thống giết mổ tập trung chưa phát triển dẫn đến tình trạng gà, vịt được bày bán giết mổ khắp mọi nơi không kiểm soát được. Đây là mối lo ngại của người tiêu dùng và nguy cơ bùng tái dịch bệnh.
2.2.2.3 Công tác phòng chống dịch bệnh ở gia cầm
Do hình thức chăn nuôi nhỏ bé là chủ yếu và do nhận thức của người chăn nuôi còn hạn chế nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất chưa được coi trọng và chưa làm tốt công tác vệ sinh an toàn sinh học, chưa tiêm phòng vắcxin triệt để, dịch bệnh xảy ra nhiều, tỷ lệ nuôi sống thấp, chi phí thuốc thú y chiếm tỷ lệ cao, nhiều người chăn nuôi bị phá sản. Vì vậy, nhiều người lo sợ chưa dám tổ chức và đầu tư mở rộng sản xuất. Có thể nói dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm cho ngành chăn nuôi kiệt quệ và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nhiều ngành khác. Đây là một trở ngại và khó khăn nhất đối với ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà ở nước ta nói riêng.
Xu hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ở việt nam
Việt Nam gia nhập WTO, các sản phẩm gia cầm đã phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện tại, trong các hệ thống siêu thị đều ngập tràn các sản phẩm ngoại như thịt gà, thịt heo, thịt bò… Sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài đã và đang tạo áp lực rất lớn đối với ngành chăn nuôi gia cầm của chúng ta. Chăn nuôi gia súc, gia cầm nước ta hiện vẫn còn qui mô nhỏ, phân tán mang tính tận dụng chiếm tỷ lệ cao, chăn nuôi gia cầm trên 87%, chăn nuôi lợn trên 85%... Giá thành các sản phẩm chăn nuôi cao. Chính vì vậy chăn nuôi gia súc, gia cầm Việt Nam đang có hướng chuyển dịch mới theo hướng tập trung sản xuất hàng hóa.
Trong thời gian vừa qua, nhiều mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đã, đang được hình thành trên phạm vi cả nước và mang lại hiệu quả thiết thực cho khu vực nông thôn Việt Nam. Đây cũng là một hướng đi tất yếu trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn; tất yếu trong xu thế hội nhập và phát triển.
2.2.3 Một số mô hình chăn nuôi xa khu dân cư ở Việt Nam
2.2.3.1 Chăn nuôi tập trung ở xã Thanh Bình - Hiệu quả từ mô hình tự phát
Trong số 308,4 ha đất nông nghiệp, xã Thanh Bình (huyện Chương Mỹ) có hơn 20 ha được chuyển đổi thành trang trại chăn nuôi xa khu dân cư. Trong đó khu vực chính là ở 2 thôn Đồng Cốc và Đồng Lương. Toàn xã hiện có tất cả 70 trang trại quy mô lớn, trong đó có 60 trang trại chăn nuôi cho các doanh nghiệp lớn. Một bài toán khó về phát triển kinh tế nông nghiệp ở vùng bán sơn địa đã có lời giải. Những trang trại chăn nuôi lớn điển hình của xã như: Trang trại lợn của chị Nguyễn Thị Viện (khu Đồng Lương), trang trại lợn và gà của anh Nguyễn Văn Liên (khu Đìa Đầm - Thanh Lê). Riêng về nuôi gà, trang trại thiết kế lớn nhất có thể nuôi được 7000 – 8000 con, trang trại nhỏ nuôi từ 3000 – 4000 con.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.doc