Luận văn Tìm hiểu nền văn hóa phong kiến Nhật Bản (Từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIX)

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHẬT BẢN - ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI 7

1.1. Đất nước Nhật Bản 7

1.2. Con người Nhật Bản 8

Chương 2: VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ CẢI CÁCH TAIKA ĐẾN TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CHẾ ĐỘ MẠC PHỦ (TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XII) 11

2.1. Bối cảnh lịch sử của Nhật Bản trong giai đoạn từ cải cách Taika đến trước khi thành lập chế độ Mạc Phủ 11

2.2. Văn hóa Nhật Bản từ cải cách Taika đến trước khi thành lập chế độ Mạc Phủ 15

Chương 3: VĂN HÓA NHẬT BẢN THỜI KỲ ĐẦU CỦA CHẾ ĐỘ MẠC PHỦ (TỪ CUỐI THẾ KỶ XII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVI) 60

3.1. Bối cảnh lịch sử Nhật bản thời kỳ đầu của chế độ Mạc Phủ 60

3.2. Văn hóa Nhật Bản thời kỳ đầu của chế độ Mạc Phủ 64

Chương 4: VĂN HÓA NHẬT BẢN THỜI KỲ CUỐI CHẾ ĐỘ MẠC PHỦ (TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX) 90

4.1 Bối cảnh lịch sử trong thời kỳ cuối của chế độ Mạc Phủ 90

4.2 Văn hóa Nhật Bản thời kỳ cuối của chế độ Mạc Phủ 92

Chương 5: MỘT SỐ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG KHÁC 108

5.1 Trà đạo (nghi thức uống trà) 108

5.2. Ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản 114

5.3. Nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) ở Nhật Bản 117

5.4. Uống rượu sakê ngắm tuyết rơi 121

5.5. Tục lệ tặng quà của người Nhật 123

5.6. Tết Trung thu ở Nhật Bản 125

KẾT LUẬN 127

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

 

doc132 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4566 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu nền văn hóa phong kiến Nhật Bản (Từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản thời kỳ đầu của chế độ Mạc Phủ (Từ cuối thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XVI) 3.1. Bối cảnh lịch sử Nhật Bản thời kỳ đầu của chế độ Mạc Phủ Thắng lợi của gia đình Minamoto đã đánh dấu sự suy giảm thực sự quyền lực chính trị của Thiên hoàng và giai cấp quý tộc, mà một thời vinh quang của họ đã trở nên mờ nhạt trước làn sóng mới, mở ra thời đại của các tướng quân( Shogun) trị vì đất nước. Năm 1192, Yoritomo đứng đầu gia đình chiến thắng của dòng họ Minamoto được Thiên hoàng phong cho làm tướng quân (Shogun). Yoritomo lập ra chính quyền quân sự riêng và hộ phủ riêng gọi là Mạc Phủ (Bakufu) đặt tại thành phố Kamakura (Liêm Thương) ở miền Đông đảo Honshu, gần Tokyo ngày nay. Mạc Phủ (Bakufu) điều hành, bao gồm ba bộ phận: Hành chính, Tư pháp và Quân sự tối cao. Do hai dòng họ Minamoto (Nguyên Lại) và họ Hojo (Bắc Điền) nắm chính quyền Mạc Phủ trong suốt thời đại Kamakura (1192-1333) đã xây dựng nên một hệ thống bậc thang phong kiến quân sự hay hệ thống phong quân bồi thần trên đất Nhật. Tướng quân (Shogun) đứng đầu Nhà nước, là phong quân cao nhất của các quý tộc chư hầu của mình. Quý tộc chư hầu này là các lãnh chúa phong kiến lớn, về sau chuyển thành các Daimio hay Đại Danh, lại có những quý tộc nhỏ là bồi thần của mình. Bồi thần có nhiệm vụ phục vụ phong quân về mặt quân sự. Dưới quyền các quý tộc lớn nhỏ này có tầng lớp võ sĩ (Samurai) phục vụ. Tướng quân (Shogun) đã dựa vào hệ thống đẳng cấp phong kiến quân sự này để cai trị đất nước. ngoài ra, tại các địa phương, tướng quân (Shogun) còn bổ nhiệm một Shugo (chủ hộ) cho mỗi vùng để kiểm soát Samurai trong vùng mình. Và một địa đầu (Gito) cho mỗi trang viên để quản lý đất đai và trưng thu thuế má... Mạc Phủ còn công nhận ruộng đất riêng của Samurai và những người có công còn được ban thêm ruộng đất. Dưới sự bảo hộ của chính quyền Mạc Phủ, tầng lớp võ sĩ (Samurai) đã lấn dần ruộng đất của quý tộc tạo thành một tầng lớp phong kiến mới có thế lực ngày càng mạnh. Trong khi đó thế lực của tầng lớp quan lại triều đình ngày càng suy yếu. Năm 1199 Yoritomo mất, mọi quyền bính của Mạc Phủ rơi vào tay bố vợ là Hojotokimasa. Năm 1203 Tokimasa lập cháu ngoại của mình là Minamoto Yoriye làm tướng quân khi mới 17 tuổi, còn ông tự xưng là "chấp quyền" để nhiếp chính. Bốn năm sau Yoriye bị giết, chấm dứt sự thống trị của dòng họ Minamoto. Từ đó về sau, quyền lực thực sự chuyển sang gia đình Hojo. Các quan nhiếp chính của dòng họ Hojo đã thành lập một cơ quan nhỏ của Bakufu tại Kyoto và can thiệp vào việc kế vị của Thiên hoàng bằng cách mời dòng dõi họ Fujiwara và các hoàng thân quen thuộc ở kinh đô về làm tướng quân bù nhìn, còn thực chất mọi quyền lực đều nằm trong tay họ Hojo. Nhân khi chính quyền Mạc Phủ không ổn định, triều đình cũng không muốn chấp nhận quyền lực của mình đang ngày càng một suy giảm và đã có những cố gắng để phần nào cứu vãn lại quyền lực chính trị đã mất. Vào năm 1221, Thiên hoàng Godaigo đã tập trung lực lượng để chiến đấu, nhưng bị lực lượng của Hojo đánh bại. Bằng cuộc chiến tranh này, Hojo có thêm quyền lực để tịch thu thêm đất đai, trừng trị các cận thần, các thành viên dòng dõi Thiên hoàng và điều chỉnh lại xã hội. Từ đó cơ sở kinh tế của Mạc Phủ càng rộng lớn, quyền lực của Hojo chiếm ưu thế tuyệt đối ở triều đình. Những người thuộc dòng họ Hojo thực sự đã chiếm lấy quyền cai trị ở vùng đất Kamakura cho đến năm 1333. Trong suốt thời kỳ này, người Mông Cổ đã tấn công miền Bắc đảo Kyushu, vào năm 1274 và năm 1281. Sau cả hai lần xâm lược, hầu hết quân Mông Cổ đều chuốc lấy sự thất bại trước sự tấn công mạnh mẽ của lực lượng vũ trang Nhật Bản và bị bão biển tàn phá. Trong những năm 30 của thế kỷ XIV, trợ lực lớn nhất của Bakufu là Thiên hoàng Godaigo. Năm 1333, với sự ủng hộ của lực lượng Ashikaga Takauji và một số gia đình Samurai, Godaigo đã lật đổ Mạc Phủ, tái lập quyền lực trực tiếp của Thiên hoàng. Nhưng chỉ tồn tại được ba năm, từ năm 1333-1336. Sự phục hồi ngắn ngủi quyền trị vì của Thiên hoàng chẳng được bao lâu là do các chính sách tập trung của Godaigo đã khiến cho những người đã từng ủng hộ Godaigo trở nên xa lánh về mặt quyền lợi. Năm 1336, Godaigo buộc phải trốn khỏi Kyoto, để lại trọng trách cho Ashikaga Takauji. Ashikaga đã thiết lập một chính thể mới là Muromachi Bakufu vào năm 1338, đồng thời dựng lên một chính quyền Thiên hoàng bù nhìn. Trong hơn 32 năm, đất nước bị chia cắt bởi cuộc nội chiến giữa những người ủng hộ Godaigo, đang đóng đô ở phía Nam, với triều đình phương Bắc có sự ủng hộ của Ashikaga, lịch sử gọi đó là Nam - Bắc triều. Đến năm 1378, dưới quyền của tướng quân Yoshimitsu khu vực Muromachi của Kyoto được xây dựng làm nơi ở của Mạc Phủ. Vì thế Mạc Phủ Ashikaga được gọi là Mạc Phủ Muromachi, tồn tại hơn hai thế kỷ, từ năm 1338 đến năm 1573. Như vậy, chính quyền Muromachi bắt đầu từ khởi điểm không chắc chắn. Vì ban đầu Ashikaga không có nhiều ruộng đất và cũng không có quyền lực về quân sự. Chủ yếu dựa vào các chư hầu có vai trò quan trọng và những người đứng đầu các Daimio hay Shugo. Sau hai thế kỷ cầm quyền, chính phủ quân sự Muromachi đã vấp phải những thách thức ngày càng lớn. Sau cục diện chính trị Nam - Bắc triều kết thúc, tình trạng cát cứ vẫn tiếp tục tồn tại. Các lãnh chúa. Đại danh vẫn xưng hùng xưng bá ở các địa phương, dựa vào thế lực quân sự riêng của mình liên tục đánh nhau để mở rộng phạm vi thế lực tranh giành bá quyền. Đặc biệt là từ năm 1467 đến năm 1573.Cuộc nội chiến xảy ra khắp nơi nhằm tranh giành chức tướng quân ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, đến nỗi đã lôi kéo mọi tầng lớp trong xã hội tham gia, cả tầng lớp tăng lữ, chủ hộ, cũng tập hợp thành những đội quân kéo nhau về kinh đô, cùng tham gia chiến tranh như các lãnh chúa phong kiến, nhiều chùa chiền trở thành các pháo đài quân sự dày đặc quân lính áp đảo cả Thiên hoàng và kinh đô. các giáo phái cũng đối địch nhau kịch liệt, nhiều đền chùa bị thiêu cháy và bị phá hủy. Hơn nữa, nhân lúc các chủ hộ, Đại danh đánh nhau ở kinh đô, những lãnh chúa độc lập, bọn thổ hào ở các địa phương đã nhanh chóng phát triển kinh tế, nhiều lãnh chúa, chủ hộ... đã trở thành một tầng lớp Daimio mới đe dọa nghiêm trọng về quyền lợi của các chủ hộ, chế độ trang viện trước đây đã bị sụp đổ. Do những cuộc tranh giành và sự chia cắt đất nước kéo dài nhiều năm ác liệt, đã làm cho nông dân cực khổ và gây trở ngại lớn cho sự phát triển của xã hội, tiềm lực cạn kiệt. Trong chiến tranh, quân đội của bọn phong kiến đã phá hủy các công trình thủy lợi, chiếm đoạt ruộng đất để xây dựng pháo đài, cướp bóc nông dân các lãnh địa khác, nạn cho vay nặng lãi ngày càng tăng... Trước tình hình đó, nhiều cuộc khởi nghĩa chống phong kiến ở nông thôn cũng như thành thị đã liên tiếp nổ ra. Tuy chưa giành được thắng lợi, nhưng đã làm cho chính quyền Mạc Phủ đã suy yếu càng suy yếu hơn. Suốt gần 100 năm thời chiến quốc, Tướng quân họ Ashikaga vẫn tồn tại, nhưng không có quyền lực nữa. Đến cuối thế kỷ XVI, trong khi thực hiện việc thống nhất đất nước, sắp xếp lại trật tự dưới quyền của Odanôbunaga vào năm 1573, Hideyoshi năm 1590. Năm 1592 và 1597 Hideyoshi đã phát động hai cuộc xâm lược Triều Tiên, cả hai đều bị thất bại do sự chống trả của Triều Tiên. Công việc duy trì hòa bình và thống nhất Nhật Bản của ông đã được Tokuga Ieyasu, người sáng lập ra chính phủ Tướng quân Tokugawa củng cố. Sau cuộc nội chiến nhiều lâu dài nổi tiếng được xây dựng. 3.2. Văn hóa Nhật Bản thời kỳ đầu của chế độ Mạc Phủ 3.2.1. Võ sĩ đạo Trong lịch sử Nhật Bản, đối với tầng lớp võ sĩ có một vai trò quan trọng trong đời sống - xã hội. Phong cách tư tưởng đạo đức của võ sĩ đạo đã để lại dấu ấn không dễ gì thay đổi. Điều đó được phản ánh trong các môn nghệ thuật và trong tính cách lẫn đặc trưng của người Nhật. Quá trình đó, nó được hình thành gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử Nhật Bản. Sau cuộc cải cách Taika năm 645-646 một nhà nước trung ương tập quyền có đội quân thường trực do Thiên hoàng lãnh đạo đã hình thành, bắt đầu xuất hiện các đồn biên phòng do những thanh niên (22 tuổi) canh giữ. Những người đang thực hiện quân dịch được chia thành các đội lớn nhỏ, và sau chiến tranh quân đội giải tán, vũ khí được đưa về kho. Thời gian này, tầng lớp chiến binh chưa xuất hiện. Đến năm 792, một đạo luật bãi bỏ chế độ quân dịch đã được ban hành và thay bằng chế độ lính mộ. Do kinh phí không có, nên triều đình cho phép các địa phương tự thành lập các đội quân riêng. Nhân đó, các lãnh chúa lớn đã bắt các trang dân luyện tập quân sự, tổ chức thành lực lượng vũ trang riêng để bảo vệ trang viên và gây thế lực cho mình. Trước tình hình rối ren, bạo lực khắp nơi lại không bảo đảm về mặt an ninh từ phía chính quyền, nên những người nông dân phải tự vũ trang để tự vệ và bắt buộc họ phải gắn với chúa đất để được che chở. Những người nông dân trở thành người phục vụ cho chúa đất, điều đó dẫn đến sự hình thành trong xã hội một tầng lớp mới không sản xuất ra của cải vật chất. Đó là tầng lớp chiến binh tư nhân, sự thay đổi này không lập tức phá vỡ được xã hội đang tồn tại. Đến thế kỷ X, sự phân biệt giữa các địa phương ngày càng rõ, dẫn đến sự khác biệt về mặt chính trị cũng tăng lên. Nền kinh tế khép kín trong các lãnh địa chiếm tới 90% tổng số đất đai cả nước. Do đó, tầng lớp chiến binh ngày càng phát triển và bành trướng khắp đất nước. Theo sự gia tăng của các lãnh địa phong kiến lớn, thì các chủ đất nhỏ không có khả năng mở rộng đất đai cũng như không thể chống lại sự lạm quyền của chính quyền địa phương. Do đó, đất đai của họ bị đe dọa rơi vào tay các chủ đất lớn. Ngoài ra, họ cũng bị đe dọa từ phía nông dân. Chính vì vậy, họ phải chịu sự bảo trợ và phục vụ cho các lãnh chúa lớn trong các đội quân vũ trang. Chỉ có các lãnh chúa lớn mới có đủ điều kiện kinh tế, vật chất và tinh thần để trang bị cho đội quân của mình. Họ tăng cường cho các chiến binh rèn luyện kỹ thuật bắn cung, đấu kiếm, phát triển thành các đội chiến binh vững mạnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các chiến binh đều là võ sĩ. Vì tầng lớp võ sĩ phải là tầng lớp chiến binh chuyên nghiệp và là người cầm quyền ở các địa phương. Ngoài ra, võ sĩ còn là những người có tài đức, từng lập nhiều chiến công, giỏi võ nghệ, kỹ thuật chiến đấu... Chính sự khổ luyện của bản thân họ, về sau, từ thời Yoritomo, võ sĩ được ngang hàng với quý tộc và cao hơn chức vị gia thần. Cơ cấu tổ chức các nhóm võ sĩ là theo kiểu gia đình, họ được tập hợp từ nhiều mối quan hệ khác nhau trong cùng một làng hoặc quan hệ họ hàng, người giúp việc... Quy định họ hàng là để nhằm xác lập mối liên kết chặt chẽ nên không nhất thiết phải dựa trên cơ sở huyết thống. Người đứng đầu dòng họ tổ chức các nghi lễ tín ngưỡng với sự tham gia của các nhóm võ sĩ lúc đó thường được coi như một gia tộc. Tổ chức gia đình như thế đi cùng với yếu tố quân sự, và sự đồng lòng nhất trí xung quanh một người lãnh đạo nổi bật, dần dần trở thành một hình ảnh chủ yếu của hệ thống quyền lực kiểu mới. Đó là tầng lớp quý tộc quân sự nắm chính quyền điều hành đất nước. Điển hình là hai nhóm quân sự gia đình lớn nhất là SeiwaMinamoto và Kamutaira chiếm cứ một vùng đất rộng lớn ở phía đông và phía tây Nhật Bản. Trong thời kỳ đất nước loạn lạc (thế kỷ XI, XII), đó là chỗ dựa chủ yếu của triều đình, họ chiếm được chức vụ cao nhất trong quân đội và tạo ra uy tín vững mạnh trong xã hội. Như vậy, tầng lớp võ sĩ ở Nhật Bản được hình thành rõ nét từ cuối thế kỷ IX và đầu thế kỷ X. Họ là những nhóm người đặc biệt trong xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng nhất định bởi những cuộc chiến tranh và những mối quan hệ trong cuộc sống cộng đồng ở Nhật Bản. Khác với giai cấp quý tộc thời Nara và Heian, giai cấp võ sĩ không chú trọng đến những thú thanh tao như ngắm hoa, vịnh nguyệt, duy chỉ xem thanh kiếm và bảo vệ đất đai cho chủ là ý nghĩa của cuộc đời mình. Từ thế kỷ XII, các Võ sĩ trở thành một giai cấp quý tộc quan trọng trong cuộc tranh chấp giữa hai dòng họ Taira và Minamoto, còn giai cấp quý tộc cũ chỉ còn một vai trò lễ nghi ở triều đình Thiên hoàng. Thế kỷ XIV, đã chứng tỏ sự trưởng thành và lớn mạnh của giai cấp võ sĩ trong việc cùng các đại danh (Daimio) và các phe cánh mở cuộc chiến tranh chống kẻ tiếm quyền Ashikaga Takauji. Đến thế kỷ XVII, đất nước tương đối thái bình, võ sĩ đạo đã phát triển hoàn chỉnh nhờ nhà nho Yama Goshoko, lý luận gia đầu tiên của nó. Mặc dù, Thiên hoàng Minh Trị tuyên bố giải tán giai cấp võ sĩ. Nhưng tinh thần võ sĩ đạo vẫn tồn tại và phục vụ đắc lực cho chế độ Nhật Hoàng. Từ khi hình thành, võ sĩ đạo đã đề ra những nguyên tắc xử thế theo danh dự của "võ sĩ", về mặt nào đó có thể so với "hiệp sĩ" châu Âu thời Trung đại. Theo các nhà xã hội học cho rằng: "Võ sĩ đạo là một hệ thống cách nhìn và các nguyên tắc đạo đức của một đẳng cấp nắm chính quyền trong xã hội phong kiến Nhật Bản được gọi một cách tổng quát là Samurai" [24, tr. 298]. Đó là sự hiểu biết những cái liên quan đến thế giới, là sự tổng hợp những nguyên tắc ứng xử, những hành vi hàng ngày của Samurai. Từ đó tạo nên ý chí, đức hạnh trong cuộc sống của họ. Tư tưởng đạo đức của võ sĩ đạo là một hệ tư tưởng đặc biệt của tầng lớp võ sĩ, là một hệ thống nguyên tắc chuẩn mực và giá trị, có liên quan tới hành động của võ sĩ trong xã hội phong kiến, đó là phương pháp để giáo dục lớp võ sĩ trẻ tạo nên sự bền vững của một số phẩm chất và đạo đức nhất định như: "Trung, dũng, nghĩa và khiêm". Đó được coi như là lý thuyết ban đầu của võ sĩ đạo, là cách điều khiển hành động của võ sĩ. Tuy nhiên, không có một tổ chức nào để bắt buộc võ sĩ phải thực hiện các chuẩn mực đạo đức của nó. Nó chỉ dựa trên sức mạnh, niềm tin, sự công bằng xã hội, các tấm gương giáo dục, truyền thống và sức mạnh của một số người có uy tín về mặt đạo đức trong lịch sử. Các giá trị lý tưởng đạo đức của võ sĩ đạo được hình thành theo thời gian, đồng thời nó cũng chính là sự kết hợp các giáo lý tôn giáo khác nhau. Điểm quan trọng nhất trong giáo lý đạo phật mà võ sĩ đạo thừa hưởng đó là tư tưởng Thiền, nhằm tạo ra cho mỗi người ý thức tự chủ, nghiêm khắc trong phẩm chất đạo đức của các võ sĩ. Trong đó, tự chủ và tự kiểm tra là hai nét chính, cùng với nó là sự tự tin, lạnh lùng, đối mặt với cái chết. Còn đạo Shinto nhấn mạnh võ sĩ về tình yêu thiên nhiên, về lòng trung thành với đất nước với lãnh Chúa và nhà Vua. Cuối cùng Đạo Khổng dạy võ sĩ phải trung thành với nghĩa vụ, dũng cảm trong chiến đấu và coi thường cái chết. Dựa trên những tư tưởng này, võ sĩ có thể tự đánh giá, kiểm tra các hành vi của mình. Đó cũng là phương cách để tự hoàn thiện bản thân, đồng thời chứng minh cho hành động của võ sĩ về mặt danh dự của họ. Trong đó mỗi võ sĩ phải đạt được những điều luật cơ bản, tối thiểu là cần phải thờ chúa hết lòng và hy sinh về lãnh Chúa, coi trọng danh dự cá nhân... Một trong những biểu hiện về tinh thần cực đoan của "võ sĩ đạo" là "mổ bụng tự sát" được xem là cách chết cao quý nhất. "Tự sát" là một nét độc đáo của bản sắc dân tộc Nhật Bản, có cả một truyền thống lâu dài về tự sát, nó đề cao dũng khí nam nhi, nghị lực của con người, coi trọng danh dự cá nhân và ý thức cộng đồng, coi thường cái chết cá nhân. Cho đến những năm gần đây, ở Nhật Bản hiện tượng tự sát vẫn là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Năm 1985, ở Nhật có 23.589 người tự sát kể cả người lớn và trẻ em [18, tr. 66]. Thời phong kiến, mổ bụng tự sát có cả một nghi lễ. Võ sĩ tự mổ bụng để đền ơn nước, chết theo chủ, chết vì bị thua trận hoặc thất bại về chính trị. Vì thế, võ sĩ coi mổ bụng tự sát là cử chỉ tối cao của họ nhằm chấm dứt cuộc sống của họ ở trần thế. Mặc dù trông rất khủng khiếp, nhưng mổ bụng tự sát đã để lại hậu quả tích cực, xứng đáng với mọi hành động của mình. Không phải ngẫu nhiên mà Bennediet, một nhà dân tộc học nữ người Mỹ trong cuốn "Hoa cúc và thanh kiếm" xuất bản năm 1944, đã đối lập "Văn hóa hổ thẹn" của Nhật Bản với "Văn hóa tội lỗi" của phương Tây. Theo bà cho rằng, đạo đức của phương Tây dựa vào ý thức cá nhân nhận thấy mình có tội với Chúa, do đó xưng tội hay thú tội là nhẹ người. Còn đạo đức Nhật Bản và một số nền văn hóa khác, lấy động cơ là hổ thẹn, sợ xã hội chê bai là chính chứ không phải tự lương tâm cắn dứt, do đó cá nhân gắn chặt với chuẩn mực xã hội. Điều đó, nó thể hiện của sự tôn trọng, trung thành, dũng cảm và phần nào là sự tin tưởng mù quáng trong tư tưởng đạo đức của Nhật Bản. Tóm lại: ở Nhật Bản đương thời có câu: "Hoa thì có hoa Anh Đào, người thì có võ sĩ" [28, tr. 54]. Điều đó nói lên địa vị quan trọng của tầng lớp võ sĩ trong xã hội. Vai trò và phẩm chất đạo đức đã đưa tầng lớp võ sĩ phát triển và lớn mạnh lên theo dòng chảy của lịch sử, làm thay đổi cục diện chính trị xã hội, xóa bỏ sự cố định và kế thừa địa vị của quý tộc theo huyết thống. 3.2.2. Các tông phái Phật giáo mới Vào thời Kamakura (1192-1338) thời kỳ của những xáo trộn chính trị và xã hội lớn, các giáo phái mới của Đạo Phật được lưu truyền rộng rãi, thậm chí được gọi là "quần chúng hóa" hay "Đạo Phật nhân dân"... Việc lấy kinh A Di Đà làm kinh chủ yếu với sự tín ngưỡng đơn nhất, nghi thức đơn giản, giới luật khoan dung đã thu hút mạnh mẽ mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản. Sự phát triển rực rỡ ấy, Đạo Phật không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn góp phần đáng kể làm giàu cho nền nghệ thuật và kiến trúc của đất nước. Sau nhiều năm loạn lạc đói kém, con người cảm thấy thế cuộc quá nhiều vật đổi sao dời và sự vô thường của cuộc sống nên có khuynh hướng tìm cách giải thoát. Đó là bối cảnh của sự xuất hiện nhiều trường phái tân phật giáo trong thời Kamakura như: Tịnh Độ Tông (jodo) được thành lập năm 1175 do Đại sư Honen (1133-1212). Tông phái của Honen lấy Nembustu (niệm Phật) làm con đường cứu rỗi, vì nó giản dị, "có thể tiến hành bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, trên cao hay thấp, có Nembutsu là ở đấy có kỷ niệm về ông, dù đó chỉ là túp lều tranh của người đánh cá" [26, tr. 64]. Do vậy, giáo lý của Honen được ưa chuộng đối với mọi tầng lớp trong xã hội và nhất là tín đồ của giáo phái Tendai và Shingon đã cải đạo đi theo ông. Vì thế Nembutsu được truyền bá rất nhanh chóng, là một giáo phái tự do không phụ thuộc vào tu sĩ cũng như các nghi lễ hay đền chùa. Nhưng nó cũng bị các giáo phái khác lâu đời hơn ghen tị đòi cấm Nembutsu, cho rằng những giáo lý của ông mang tính chất phá vỡ đạo đức. Điều đó dẫn đến việc triều đình lưu đày ông. Sau hơn 4 năm chịu án từ năm 1207-1211, Honen mới được trở về kinh đô lúc 79 tuổi. Tại đây được dân chúng nhiệt liệt hoan nghênh, sau khi mất Honen được truy phong các danh hiệu là quốc sư và đại sư. Theo chân Honen là những nhà truyền đạo xuất sắc khác, mà tiêu biểu là Shinran (1173-1262), là đệ tử của Honen và đã từng bị lưu đày cùng năm với thầy ở miền bắc Nhật Bản. Sau khi trở về, ông tiếp tục phát triển các học thuyết của Honen theo cách riêng của mình, và lập ra giáo phái Shiushu (Tịnh Độ Chân Tông). Giáo lý của ông cho rằng: Phải dốc lòng thờ Phật A Di Đà là được cứu rỗi, bình đẳng trước Phật pháp, không phân biệt sang hèn, sống thành thực. Bản thân Shinran làm gương cho các tín đồ của mình là đã kết hôn với một ni cô tên là Eshin và tự nhận mình là "phi tăng, phi tục". Tông phái của ông cho phép các môn đồ lấy vợ, có con và sống như người bình thường. Từ đó việc tăng lữ được lấy vợ dần lan truyền sang nhiều tông phái khác và trở nên phổ biến. Trái ngược với tất cả các giáo phái khác đang phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản, là giáo phái Liên Hoa do Nichiren (1222-1282) sáng lập. Là một trong những nhân vật xuất sắc nhất trong lịch sử Nhật Bản, xuất thân từ một gia đình ngư dân, chủ trương của Nichiren lấy kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm đối tượng tín ngưỡng duy nhất chứa đựng chân lý vĩnh cửu và là con đường cứu rỗi duy nhất. Do đó, ông dạy các môn đồ tụng niệm câu: "Namô diệu pháp liên hoa kinh". Cho nên giáo phái của ông được gọi là Pháp hoa Tông. Rồi gọi theo tên hiệu của ông là Nhật Liên Tông (Nichiren). Nichiren truyền đạo với tất cả nhiệt tình, đồng thời căn cứ vào giáo lý của kinh Liên Hoa mang những hoài bão về chính trị và tư tưởng sâu sắc, phê phán xã hội thối nát, pháo đài chống chế độ phong kiến và giáo lý chiến đấu của ông đã thu phục được nhiều tín đồ trong các samurai và các ông chủ của họ. Đồng thời, ông cũng không dè xẻn những lời tố cáo kịch liệt giai cấp thống trị đang bị lung lay, cũng như các học giả của các giáo phái phật giáo trước đó. Vì thế ông thường bị đe dọa hãm hại, kể cả những lần bị lưu đày... Một trong những giáo phái mạnh nhất ở Nhật Bản là Thiền Tông, được thành lập ở Kamakura, do hai nhà sư Eisai (1141-1215) và Dogen (1200-1253) du học từ Trung Quốc về và lần lượt thành lập hai phái Thiền phát triển ngày càng mạnh mẽ. Trước thời Kamakura, các học thuyết Thiền Tông cũng đã được biết đến ở Nhật Bản, nhưng chưa có vị trí độc lập như một tông phái. Nó chỉ được bắt đầu với việc thiền sư Eisai thành lập giáo phái Rinzai (Lâm Tế, 1191). Phái Zenrinzai đã đưa người tu luyện ra khỏi tập quán suy luận bằng trí thức, để lĩnh hội bản chất sự vật trực tiếp bằng trực giác. Đó là phương thức để đạt tới chân lý của đạo phật. Thiền Tông xem nhẹ tri thức, không phụ thuộc vào kinh sách, không làm lễ, không thờ tượng tranh, không có những bài thuyết pháp dài dòng mà chỉ coi trọng việc nhận thức chân lý diễn ra như một ảo ảnh, nhờ ở sự tự xem xét nội tâm. Vì thế đối với người muốn tiếp thu nó phải tự xem xét, làm chủ bản thân và tìm thấy chỗ của mình trong thế giới tinh thần bằng nỗ lực bản thân để vượt qua những vấn đề thử thách, kiểm tra... Do vậy, Zen có thể thích hợp với đủ mọi giai tầng khác nhau. Trong đó đặc biệt với giai cấp võ sĩ, bởi lẽ Zen xem nhẹ tri thức và kinh sách, chỉ chú trọng đến trực giác, cách tập luyện giản đơn, chỉ cần có ý chí quyết tâm, phù hợp với bản chất mộc mạc, thiên về hành động của người võ sĩ. Tuy nhiên, thời Eisai cũng chưa gây được uy thế cho dòng Thiền của mình. Đến năm 1227, với sự xuất hiện của Dogen (1200-1253) và giáo phái Tào Động (Joto), đã tiếp thêm một sinh lực mới cho phật giáo Nhật Bản. Sau khi du học Trung Quốc trở về vào năm 27 tuổi, Dogen lập chùa Eilieuji (Vĩnh Bình tự) ở vùng Echizen xa kinh đô làm trung tâm truyền pháp. Tư tưởng giáo lý của Dogen khác với nhiều tông phái thời đó, ông không lập ra một hệ thống hay một thuyết pháp nào mà đặc biệt chú trọng đến tọa thiền (ngồi thiền) để tìm lại sự minh bạch và phật tính của chính mình, có một niềm tin về vũ trụ, thấm nhuần một tinh thần duy nhất. Nhìn chung, Eisai và Dogen đã đưa đến cho Nhật Bản một nguồn mạch thích hợp, đó là Thiền Tông dần dần ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi giai tầng. Một thế giới về tinh thần, một cảm giác về sự thống nhất giữa cá nhân với toàn thể thiên nhiên, thấm đượm tư duy dân tộc và thể hiện trong nghệ thuật. Người Nhật đã tìm thấy ở Zen một nhân sinh quan không những chứng minh cho cái đẹp mà còn đem lại sự trong sáng và sức mạnh cho sự thưởng thức của họ. Có thể nói rằng, Thiền Tông đã đem lại cho họ sự soi sáng về thẩm mỹ cũng như về tinh thần, đóng góp vào kho tàng của văn hóa Phù Tang như: tranh Thủy mặc với Seshu, sân khấu bịch nô với zeami và các ngành nghệ thuật khác như văn chương (thơ ca, tùy bút...). Đặc biệt nhất là Trà đạo đã đưa tinh thần Thiền lan tỏa khắp xã hội thế tục, bởi sự khéo léo của các nghệ nhân như Noami (XIV), Juko (XV) và được hoàn thiện dưới bàn tay tinh tế của Sennorikyu (XVI)... Nói chung thì các Thiền sư là người đóng vai trò văn hóa chủ yếu trong việc tiếp thu những yếu tố của văn hóa Đại lục và phát triển văn hóa Nhật Bản, chùa chiền được xây dựng nhiều và nguy nga như Kinkaku và Ginkaku. Cùng với các "vườn chùa" có nghệ thuật độc đáo thể hiện tinh thần trầm tĩnh của đạo phật như vườn Ryoanji trên sân cát trắng rải một lớp đá sỏi đơn giản song lại tôn nghiêm. 3.2.3. Văn học Từ cuối thế kỷ XII, do có những thay đổi về kinh tế, xã hội ở Nhật Bản, đã dẫn đến sự thay đổi giai cấp thống trị, đó là tầng lớp chiến binh của các tỉnh lẻ. Từ sau chiến tranh của hai dòng họ Genji và Heike vào năm 1180-1185, đã ảnh hưởng sâu sắc tới văn học Nhật Bản. Những tiểu thuyết, văn xuôi, những chuyện tình duyên mơ mộng của các nữ sĩ, các vương tôn công tử cung đình đã được thay thế bởi những nhân vật võ sĩ, chiến binh, võ công, những thành tích về cuộc chiến tranh của giai cấp quý tộc và giới tu sĩ. Như vậy, từ cuối thế kỷ XII, văn học Nhật Bản đã bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt. Trên khắp nẻo đường đất nước rong ruổi những nghệ sĩ, những người kể chuyện lang thang... kể những sự kiện chủ yếu của thời đại. Tuy nhiên lĩnh vực này không giới hạn ở hình thức truyện kể, mà còn sản sinh ra loại văn học của thời đại dưới hình thức như Senki (Chiến ký) hoặc Gunki (Sử thi) tức là chuyện kể hay hát về đề tài chiến tranh. Những câu chuyện được ghi chép lại và biên soạn thành những cốt truyện liên kết lại với nhau, hình thành nên những bản anh hùng ca, sử thi hoàn chỉnh. Tác phẩm điển hình hơn cả là Heike Monogatari (Truyện Heike) được sáng tác vào khoảng năm 1223. Truyện kể về những cuộc tranh giành quyền bính giữa hai dòng họ Heike (Taira) và Genji (Minamoto), thuật lại việc hưng thịnh và suy vong của phe cánh nhà Taira trên quy mô lớn... Tất cả những điều đó đã được nhân dân lưu truyền thành các khúc hát về những chiến công hiển hách, vinh quang và thất bại của dòng họ Heike. "Những cảnh đầu rơi máu chảy khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVA~1.DOC
  • docBIA.DOC
  • docMUCLUC~1.DOC
Tài liệu liên quan