Luận văn Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay

Một công trình nghiên cứu đềcập trực tiếp và chuyên sâu kỹnăng vận dụng tục ngữtrên báo

chí là bài viết “Vận dụng tục ngữ, thành ngữvà danh ngôn trên báo chí”(2004) của Nguyễn Đức

Dân. Theo tác giả, thành ngữ, tục ngữcó thểxuất hiện dưới nhiều dạng thức cho phù hợp với nội

dung bài báo và có thểvận dụng chúng vào báo chí với một sốcách thức: vận dụng nguyên dạng (bí

mật quân sựcủa NATO : cha chung không ai khóc?,.), thay yếu tốdựa trên nghĩa bóng và quá

trình hình thành nghĩa bóng của thành ngữ, tục ngữ(đất lành, doanh nghiệp.đậu,.), chuyển đổi từ

câu khẳng định sang câu chất vấn (nước xa có cứu đượclửa gần ?.), thay một hai từlàm thay đổi

quan hệcũ, tạo ra một quan hệmới (cái khó ló cái đầu tiên,.) và sửdụng các yếu tốcủa thành ngữ,

tục ngữchỉcòn là những thành phần riêng rẽtrong câu nhưng vẫn mang nghĩa biểu trưng nhưthành

ngữ, tục ngữgốc (sau một thời gian dài “lên voi”hắn không thểnghĩlà có lúc mình phải “xuống

chó”,.). Vềtục ngữ, ông cho rằng sựvận dụng tục ngữ được xem là khéo léo khi người viết giữ

được nhịp điệu, tiết tấu hài hòa của câu gốc và câu tục ngữsửdụng được cho cảnghĩa đen lẫn nghĩa

bóng. Việc vận dụng khéo léo nhưvậy sẽlàm cho bài báo thêm chuẩn xác và hấp dẫn. Có thểnói,

bài viết của Nguyễn Đức Dân đã trình bày khá cụthểcách thức sửdụng thành ngữ, tục ngữvào diễn

đạt báo chí và xem đây là một trong những kỹnăng quan trọng.

pdf163 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7777 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trúc sóng đôi, tạo vần, ngắt nhịp kiểu tục ngữ (ví dụ: “Vai ngàn cân, chân vạn dặm”, “Tìm khó mà học, tìm nhọc mà rèn”…). Có thể nói, đây là công trình giới thiệu, miêu tả hệ thống, chi tiết về vấn đề tục ngữ mới trong thời đại ngày nay. 4.3.2Nhận xét: Qua khảo sát 13 công trình nghiên cứu sự vận dụng tục ngữ trong văn học viết, chúng tôi nhận thấy các công trình không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau, đã lý giải được hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa những văn bản thuộc các phong cách khác nhau mà nó có khả năng tham gia. Bên cạnh đó, các tác giả cũng tìm hiểu, so sánh hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa các nhà văn, nhà thơ, thấy được dấu ấn cá nhân đậm nét trong phong cách sáng tác của từng người. Các công trình nghiên cứu sự vận dụng tục ngữ qua báo chí đã phản ánh một thực tế hiện nay là trên báo chí tục ngữ được sử dụng khá thường xuyên, linh hoạt, dưới nhiều dạng thức, trong mọi thành tố của tác phẩm và đã tạo nên hiệu quả cho những bài báo. Tục ngữ được nhân dân sáng tạo ra để sử dụng trong giao tiếp, vì vậy khảo sát sự vận dụng tục ngữ không thể không khảo sát sự vận dụng của chúng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thực tế, chưa có công trình nào nghiên cứu việc sử dụng tục ngữ trong lời thoại hàng ngày ở một địa phương cụ thể nhằm tìm ra những nét độc đáo trong lời ăn tiếng nói, mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền. Đây là một công việc có ý nghĩa nhưng rất khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian, phương tiện và cả điều kiện để ghi nhận những trường hợp nói năng cụ thể. Muốn thực hiện được phải là một công trình tập thể, khảo sát nhiều giới, nhiều lứa tuổi, nhiều địa bàn và cần có sự kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật để đảm bảo tính khách quan khoa học, tránh việc sáng tác tình huống của chính người nghiên cứu. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có một số công trình nghiên cứu tục ngữ cải biên (6 công trình), nhưng chưa có công trình nào tìm hiểu sự khác nhau giữa tục ngữ cải biên và dị bản tục ngữ. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa vì nó góp phần làm sáng tỏ đặc trưng của thể loại này. Vì vậy, cần phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. 4.4 Vấn đề mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác:. 4.4.1Tìm hiểu nội dung các công trình: Tục ngữ là sản phẩm tinh thần chung của nhân dân lao động. Những kinh nghiệm sống, đấu tranh, lối suy nghĩ dân tộc và những quan điểm tư tưởng đạo đức trong tục ngữ cũng thể hiện cả trong các sáng tác dân gian khác. Tục ngữ còn là những lời nói súc tích, giàu hình tượng, mang nhiều đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc. Vì thế giữa tục ngữ và các sáng tác dân gian khác có mối liên quan rất chặt chẽ. Phổ biến nhất là mối quan hệ rất mật thiết giữa tục ngữ với thơ ca trữ tình dân gian. Lý giải vấn đề này, trong quyển “Tục ngữ với một số thể loại văn học” năm 1995), Trần Đức Các đã trình bày sự tồn tại và chuyển hóa của tục ngữ trong ca dao dân ca. Theo tác giả, tục ngữ tham gia vào câu thơ lục bát trong ca dao dân ca với một số lượng lớn và rất đa dạng, linh hoạt, đặc biệt nhất là loại tục ngữ bốn chữ. Để minh họa cho vấn đề này, ông khảo sát các trường hợp tục ngữ 4 chữ có khả năng tách ra lập thành những tập hợp từ để tham gia vào câu thơ lục bát một cách thoải mái, không bị ràng buộc, gò bó. Tác giả còn tìm hiểu sự hình thành của tục ngữ bốn chữ trong ca dao, dân ca. Chúng được hình thành từ quy luật lắp ghép tiếng đôi của ngôn ngữ Việt Nam. Sự hình thành tục ngữ bốn chữ từ quy luật ghép tiếng đôi với tính cân xứng về âm thanh nhịp điệu, tính cô đọng về ý đã làm cho tục ngữ bốn chữ dễ đi vào câu thơ lục bát trong ca dao dân ca và làm cho thơ ca dân gian có lối diễn tả độc đáo. - Tục ngữ 4 chữ tham gia vào câu lục: làm thành 4 chữ đầu của câu lục (“Kiến bò miệng chén xoay vần”…); làm thành 4 chữ sau của câu lục (“Mặc ai một dạ hai lòng”…); câu tục ngữ tách đôi từng cặp làm thành hai chữ đầu và hai chữ cuối của câu lục (“Ở hiền thì lại gặp lành”…); tách đôi từng cặp làm thành hai chữ đầu, chữ thứ tư và chữ thứ năm của câu lục (“Mặc ai một dạ một lòng”…); tách đôi từng cặp làm thành hai chữ đầu, chữ thứ 4 và chữ thứ 5 của câu lục (“Liệu cơm mà gắp mắm ra”…); tách ba làm thành hai chữ đầu, chữ thứ 4 và chữ thứ sáu của câu lục (“Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon”…). -Tục ngữ bốn chữ tham gia vào câu bát. Có các kiểu sau: làm thành 4 chữ đầu của câu bát (“Rán sành ra mỡ em cho làm chồng”…); làm thành 4 chữ sau của câu bát (“Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng”…); làm thành 4 chữ giữa của câu bát (“Bây giờ bẻ khóa trao chìa cho ai”…); tách đôi từng cặp làm thành hai chữ đầu, chữ thứ 5,6 của câu bát (“Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay”…); tách đôi từng cặp làm thành chữ thứ ba, thứ tư và hai chữ cuối câu bát (“mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”…). Bên cạnh tục ngữ 4 chữ, Trần Đức Các còn nghiên cứu tục ngữ 5 chữ, 6 chữ tham gia vào câu thơ lục bát với nhiều dạng khác nhau. Sau khi khảo sát các trường hợp trên, tác giả lý giải nguyên nhân có sự tham gia của tục ngữ trong ca dao dân ca và ghi nhận tác dụng của chúng: “Tục ngữ hoạt động trong thơ ca dân gian, nó hài hòa giữa triết lý dân gian với tính trữ tình dân gian. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của thơ ca về mặt nội dung cũng như hình thức diễn đạt. Chính tục ngữ trong quá trình vận động tự thân của nó đã góp phần tạo nên sự hình thành câu thơ truyền thống của dân tộc- thể thơ lục bát”.[10, 91]. Tác giả còn nghiên cứu tục ngữ với truyền thuyết dân gian nhằm góp phần làm sáng tỏ sự tồn tại và chuyển hóa lẫn nhau giữa bản thân câu tục ngữ với truyền thuyết trong đời sống nhân dân. Ông cho rằng tục ngữ có khi liên quan trực tiếp, có khi liên quan gián tiếp đến truyền thuyết anh hùng. Sự liên quan đó rất đa dạng, thể hiện trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Để minh chứng cho nhận định trên, người viết tìm hiểu một số câu tục ngữ, cụ thể câu “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” gắn với truyền thuyết Lê Lai liều mình cứu chúa, câu “Đít Lý Râu, đầu Án Cộng” gắn với truyền thuyết ông Lý Chắm giúp dân thoát nạn cống sâm cầm, câu “Lệnh ông, cồng bà” gắn liền với truyền thuyết về bà Triệu, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam anh hùng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm…Theo tác giả: “Tục ngữ đã khái quát được truyện cổ dân gian ở dạng cô đúc nhất, nó nắm bắt được “cái thần” của nội dung câu chuyện hoặc là cái cốt lõi, cái cơ bản của truyện dân gian. Tục ngữ là hướng gợi mở, dọi đường cho chúng ta lần ngược dòng thời gian để nghiên cứu các truyện cổ dân gian nói chung, truyền thuyết dân gian nói riêng vì ở truyền thuyết câu chuyện ít nhiều gắn liền với các sự kiện lịch sử và thể hiện rõ nhất trong truyền thuyết anh hùng”[10, 92,93]. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu tục ngữ trong mối quan hệ với các thể loại văn học dân gian một cách khá toàn diện và sâu sắc. Trong luận án tiến sĩ “Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ Nghệ Tĩnh (trong quan hệ với văn hóa địa phương)” (2004), Nguyễn Trí Sơn đã tập trung tìm hiểu sự phong phú và đa dạng của thành ngữ tục ngữ Nghệ Tĩnh trong quan hệ với truyện cổ dân gian, vè, hát phường vải, thơ ca của các thi nhân Nghệ Tĩnh. Ông đã lý giải, khảo sát mối quan hệ giữa thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh và các thể loại dân gian khác. Mối quan hệ này phản ánh bức tranh muôn hương nghìn sắc của cuộc sống. Hơn nữa, người viết còn nhận thấy thành ngữ, tục ngữ trong thơ dân gian Nghệ Tĩnh có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện rõ giá trị nội dung và nghệ thuật mà nó tạo ra cho tác phẩm. Theo một hướng khác, trong công trình “Khảo luận về tục ngữ người Việt” (2006), Triều Nguyên cũng nghiên cứu quan hệ giữa tục ngữ với một số thể loại văn học dân gian khác như câu đố, ngụ ngôn, truyền thuyết nhưng chỉ điểm qua sự tương tự giữa nội dung và hình thức của tục ngữ và câu đố, sự giống nhau giữa nội dung tục ngữ và truyện ngụ ngôn. Riêng đối với thể loại truyền thuyết, tác giả đã chứng minh 8 câu tục ngữ thể hiện dạng ký hiệu hay tiêu đề đặc biệt để gợi lại, gọi tên truyền thuyết liên quan. Chẳng hạn: câu tục ngữ “Chỉ núi núi tan, chỉ ngàn ngàn cháy” liên quan đến một mảng truyền thuyết về Tản Viên sơn thánh; câu tục ngữ “Ông làng La, bà làng Chảy” ghi nhận truyền thuyết về một đôi vợ chồng ở tỉnh Hà Nam, người vợ tên là Nương Nguyệt… Ngoài ra, có tác giả tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ ở trong cấu trúc của những lời ca dao như một minh chứng cho sự giao thoa của ba thể loại này, đó là Nguyễn Phương Châm trong công trình “Thành ngữ, tục ngữ trong ca dao (tiếp cận từ góc độ cấu trúc)” in trong tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 năm 1999; Nguyễn Xuân Kinh trong công trình “Kho tàng tục ngữ người Việt” (2002), (phần khải luận về tục ngữ) cũng giới thiệu khái quát mối liên hệ giữa tục ngữ với truyện và thơ ca dân gian. 4.4.2Nhận xét: Số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ giữa tục ngữ với một số thể loại dân gian khác chưa nhiều (5 công trình). Tuy nhiên, các tác giả đã lý giải được mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác, về ranh giới và giao thoa thể loại trong văn học dân gian nói chung. Qua đó, mọi người có thể nhận thức đúng đắn hơn về tục ngữ và các thể loại có liên quan. Có tác giả nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa tục ngữ với tất cả các thể loại văn học dân gian (Trần Đức Các), có những công trình chỉ đi vào lý giải khái quát mối quan hệ giữa tục ngữ với một thể loại văn học dân gian, cũng có tác giả tìm hiểu sâu mối quan hệ giữa tục ngữ và các thể loại dân gian ở một địa phương cụ thể (luận án tiến sĩ của Nguyễn Trí Sơn). Có thể nói, mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể loại văn học dân gian đã được từng bước khai phá, tìm tòi và đạt được những thành tựu nhất định. 4.5Vấn đề khai thác tục ngữ phục vụ cho hôm nay: 4.5.1 Tìm hiểu nội dung các công trình: Kho tàng tục ngữ vốn là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc ta. Tài sản đó cần được phát huy và gìn giữ. Tuy nhiên trong thực tế mọi người đã sử dụng tục ngữ thế nào? Trong bài viết “Thử bàn về việc phát huy vốn tục ngữ giàu đẹp của dân tộc” in trong tạp chí Văn hóa dân gian, số 6, năm 1977, Vũ Dung đã phê phán tình hình sử dụng thành ngữ, tục ngữ của một số thanh niên ở thành thị và một lớp học bổ túc văn hóa. Sau khi phân tích thực trạng trên, tác giả đã gợi ý một số điểm đối với các nhà làm công tác văn hóa, giáo dục để nhằm góp phần thay đổi tình hình. Đó là các vấn đề sưu tập tục ngữ, giải thích tục ngữ và học tập tục ngữ. Một vấn đề đặt ra cho thể loại tục ngữ cũng đã làm trăn trở nhiều nhà nghiên cứu đó là có nên đưa tục ngữ ra khỏi chương trình văn học dân gian của các trường trung học phổ thông vì nó khô khan, thiếu tươi mát, không có chất văn học? Theo Hoàng Tiến Tựu trong công trình “Mấy vấn đề phương pháp nghiên cứu văn học dân gian” thi mỗi thể loại văn học có cái hay riêng, sức mạnh riêng đồng thời cũng có những hạn chế và nhược điểm riêng của nó. Vì vậy, vấn đề giảng dạy tục ngữ cũng phần nhiều phức tạp. Hiện tại những người giảng dạy tục ngữ đang đứng trước nhiều khó khăn nhưng khó khăn chủ yếu nhất, cơ bản nhất theo tác giả chính là “sự thiếu phương pháp và phương tiện để nhận thức và phản ánh nhận thức về tục ngữ”[258, 78]. Từ đó, tác giả giới thiệu mấy vấn đề cấp thiết đối với người nghiên cứu cũng như giảng dạy tục ngữ. Tuy chỉ là giới thiệu sơ nét nhưng nó cũng góp phần không nhỏ cho giới nghiên cứu và giảng dạy tục ngữ như giáo viên hiện nay. Trong công trình “Thêm một ý kiến về việc đưa câu đố, tục ngữ vào sách ngữ văn cho trẻ em” năm 1992, Vũ Thái Hòa đã nhận định sách giáo khoa ngữ văn (chưa cải cách) đã chọn những câu tục ngữ chưa phải là điển hình, xét về nhiều phương diện. Với những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã thêm một ý kiến rất có giá trị góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học tục ngữ trong nhà trường. Tục ngữ là những tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức mà ông cha ta chắt lọc trong nhiều năm để truyền lại cho các thế hệ mai sau. Gia tài vô giá đó hiện nay vẫn chưa được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh tiểu học một cách hệ thống. Nguyên nhân do đâu? Theo Nguyễn Đức Dương trong bài viết “Sao không dạy tục ngữ cho học sinh tiểu học” trên tạp chí Ngôn ngữ, số 4 năm 2008 là những trở ngại về từ ngữ, ngữ pháp và văn hóa. Tuy chỉ giới hạn trong một bài báo nhưng các ý kiến trên đã góp thêm một tiếng nói vào lĩnh vực giáo dục hiện nay của nước nhà. Tục ngữ không chỉ được đưa vào giảng dạy cho học sinh Việt Nam mà còn được nghiên cứu trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong công trình “Tiếng Việt như một ngoại ngữ và vốn ca dao, thành ngữ, tục ngữ” của Bùi Khánh Thế. Đây cũng là những gợi ý quý báu trong nghiên cứu tục ngữ. 4.5.2Nhận xét: Giữ gìn, phát huy tục ngữ cổ truyền và khai thác chúng phục vụ cho hôm nay là một hướng đi đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình chỉ là những gợi ý, chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Việc đưa tục ngữ vào giảng dạy cho người nước ngoài như một ngoại ngữ là một vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, giới nghiên cứu cần phải đầu tư nhiều hơn. Về số lượng: các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn ít (chỉ có 5 công trình). Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu đã gợi mở khá nhiều điều cho những ai có hứng thú đối với thể loại tục ngữ. 4.6 Vấn đề cội nguồn tục ngữ: 4.6.1 Tìm hiểu nội dung các công trình: Theo Chu Xuân Diên trong công trình “Tục ngữ Việt Nam” thì “vốn tục ngữ của mỗi dân tộc bao giờ cũng được hình thành từ một nguồn chính: đó là những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội của bản thân nhân dân, dân tộc ấy”[37, 59]. Bên cạnh đó, ông còn nhận thấy tục ngữ người Việt cũng được hình thành từ nguồn vay mượn. Theo tác giả, nguồn vay mượn này có thể chia thành hai dòng: một dòng là những tư tưởng của nền văn hóa chính thống đã được dân gian hóa. Ví dụ những câu: “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, “Ngày vui ngắn chẳng tầy gang”…là những câu trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Dòng thứ hai là những câu vốn là tục ngữ của các dân tộc khác đã được Việt hóa. Chẳng hạn: tục ngữ Việt có câu: “Đầu xuôi đuôi lọt”, thì tục ngữ Pháp cũng có câu: “Bắt đầu tốt thì diễn viên tốt”, “Vào việc tốt thì kết thúc tốt”…, tục ngữ Nga cũng có câu: “Phần đầu tốt thì phần sau trôi chảy”…Ông đã giải thích nguyên nhân sự trùng hợp trên giữa tục ngữ người Việt và các dân tộc khác là do sự vay mượn lẫn nhau diễn ra trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc cũng như nguồn gốc chung trong lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc đó. Ngoài ra, nó còn do “nguyên nhân về những điều kiện lịch sử, xã hội giống nhau trong đó nhân dân các dân tộc ấy đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần phản ánh những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội của dân tộc mình” [37, 59]. Theo quan niệm của Vũ Ngọc Phan trong công trình “Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam” thì tục ngữ xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết. Hoàng Tiến Tựu trong công trình “Văn học dân gian Việt Nam” và các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ trong “Văn học dân gian Việt Nam” đều cho rằng nguồn gốc của tục ngữ có thể quy vào ba nguồn chính: thứ nhất, tục ngữ được sinh ra từ cuộc sống của nhân dân và do nhân dân trực tiếp sáng tác, đây là nguồn chủ yếu đồng thời là nguồn sớm nhất và thường xuyên liên tục nhất; nguồn thứ hai gồm những câu tục ngữ được tách ra từ các sáng tác dân gian khác như ca dao, vè, truyện dân gian, chèo…Chẳng hạn, câu “Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho” vốn bắt nguồn từ truyện “Sự tích con mối hay con Thạch Sùng”; nguồn thứ ba gồm những câu có lời đẹp, ý hay trong các tác phẩm văn học viết được nhân dân lưu truyền, dân gian hóa thành tục ngữ. Chẳng hạn, câu “Chữ tài liền với chữ tai một vần” vốn bắt nguồn từ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Theo Nguyễn Văn Nở trong luận án tiến sĩ “Biểu trưng của tục ngữ Việt Nam”, tục ngữ được sinh ra dựa trên những tri thức, kinh nghiệm được hình thành và đúc kết từ những phong tục, tập quán trong nền văn hóa và xã hội. Một bộ phận tục ngữ Việt được hình thành từ sự đúc kết kinh nghiệm của cá nhân phản ánh trong các áng văn chính luận hoặc văn chương. Tục ngữ còn được hình thành qua nguồn vay mượn từ Trung Quốc hoặc Việt hóa tục ngữ của các dân tộc khác (“Họa do khẩu xuất, bệnh do khẩu nhập”…), tác giả còn cho rằng: “Hiện nay tục ngữ vẫn tiếp tục sinh thành như chính cuộc sống không bao giờ ngừng lại. Đấy là nguồn bổ sung rất lớn vào kho tàng tục ngữ” [174,24]. Trong “Tục ngữ Việt Nam”, Chu Xuân Diên cũng đã phân tích vấn đề tục ngữ mới trong chương “Di sản tục ngữ và thời đại mới”, Nguyễn Thái Hòa trong “Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp” đã cho rằng sự sáng tạo tục ngữ là mô phỏng và triển khai các khuôn hình. Tục ngữ được mô hình hóa ngày nay là cả một quá trình gia công, gọt giũa, là kết quả của tư duy, sự trải nghiệm từ cuộc sống, thói quen thẩm mỹ. 4.6.2 Nhận xét: Qua tìm hiểu 7 công trình nghiên cứu về nguồn gốc tục ngữ, chúng tôi nhận thấy, các ý kiến không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau, nhiều tác giả đã tập trung phân tích, lý giải được nguồn gốc tục ngữ. Trong số đó, có tác giả tìm hiểu cặn kẽ các vấn đề như Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu… Ngoài ra, các công trình nghiên cứu nguồn gốc tục ngữ còn có một tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao vì đã tạo điều kiện, cơ sở cho việc xác định nghĩa cũng như tiếp nhận nội dung tục ngữ một cách chính xác, đầy đủ hơn. C. PHẦN KẾT LUẬN: Tục ngữ là một thể loại đặc biệt của kho tàng folkore ở tất cả các nước trên thế giới. Tục ngữ được thể hiện trong đời sống với tư cách là những đơn vị lời nói song lại chính là một hiện tượng ý thức xã hội mang đặc điểm triết lý của từng cộng đồng dân cư và đặc điểm sáng tạo mang tính nghệ thuật của các cộng đồng dân cư ấy. Chính vì vậy, một câu tục ngữ thường được tồn tại với ba tư cách là đơn vị lời nói, phán đoán mang đậm chất triết lý và văn bản mang tính nghệ thuật. Tục ngữ còn chỉ ra một con đường ngắn nhất để tìm hiểu bản sắc văn hóa của cộng đồng, lại có thể thông qua nó để tìm hiểu những thành tựu văn học nghệ thuật sơ khai của một cộng đồng đó. Vì những lý do trên, tục ngữ luôn thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ và văn học dân gian. Nhìn lại quá trình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay, chúng ta có thể khẳng định tục ngữ là một thể loại văn học dân gian được khám phá muôn màu, muôn vẻ với nhiều vấn đề khác nhau. Điều đáng chú ý là công tác nghiên cứu đã đi vào nhiều khía cạnh bên trong của tục ngữ dưới nhiều cách nhìn khoa học khác nhau: triết học, lý luận văn học, ngôn ngữ học, ký hiệu học, lý thuyết văn bản, tu từ học…với nhiều phương pháp khác nhau. Cũng có những cách tiếp cận có tính cách liên ngành để đi sâu một cách tổng hợp vào thi pháp, tức phép tắc cấu tạo về nội dung và hình thức để có thể đảm bảo cho tục ngữ một bản chất thẩm mỹ văn học. Nhìn chung, tất cả các vấn đề của tục ngữ đã được khám phá, lý giải một cách nghiêm túc, sâu sắc với nhiều phát hiện mới mẻ. Đáng kể là vấn đề nội dung đã được các tác giả lưu tâm nhiều nhất, với một số lượng rất lớn (160) công trình. Trong nghiên cứu nội dung, điều đáng chú ý là vấn đề tiếp nhận ý nghĩa từng câu tục ngữ đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với các ý kiến còn bất đồng và tranh luận. Qua đó, người đọc có nhiều cơ sở để hiểu đúng, đầy đủ về nội dung tục ngữ. Có thể nói, bức tranh đời sống muôn màu, muôn vẻ qua các công trình nghiên cứu về nội dung tục ngữ đã, đang và chắc chắn sẽ còn thu hút rất nhiều đối với những nhà nghiên cứu tục ngữ tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu vấn đề thi pháp tục ngữ cũng được nhiều nhà nghiên cứu tìm tòi với nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, khám phá trên nhiều bình diện và nhiều mục đích khác nhau. Qua đó, người đọc có thể nhận thấy một bức tranh tổng thể với“toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật” của tục ngữ. Các vấn đề khác của tục ngữ cũng được khai phá, lý giải: vấn đề nhận diện tục ngữ, so sánh, vận dụng tục ngữ, mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác, khai thác tục ngữ phục vụ cho hôm nay, nguồn gốc tục ngữ…Trong đó, đáng chú ý là vấn đề phân biệt tục ngữ và thành ngữ. Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi, bất đồng ý kiến giữa các nhà nghiên cứu. Ngoài ra, các công trình khai thác tục ngữ phục vụ cho hôm nay dù chỉ là những gợi ý ban đầu, nhưng có thể nói, bên cạnh ý nghĩa thời sự nó còn có ý nghĩa rất nhiều trong việc bảo tồn và phát huy vốn tục ngữ giàu đẹp của đất nước. Về chất lượng, phần lớn các công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam có giá trị đáng kể. Có công trình được in thành sách, một số công trình là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ…với một bề dày đáng nể, được ấp ủ bao nhiêu năm, là kết quả của sự lao động miệt mài của một người hoặc của cả một tập thể, cũng có những công trình với dung lượng ngắn gọn chỉ trong phạm vi một bài báo… nhưng nhìn chung, đa số là những công trình nghiên cứu có tâm huyết. Một số lượng khá lớn công trình nghiên cứu ra đời trong khoảng thời gian 35 năm trở lại đây đã chứng tỏ tục ngữ là một ngành khoa học lý thú và hấp dẫn, có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều người. Sự phong phú về số lượng và chất lượng của các công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu tục ngữ. Nhưng không vì thế mà mọi vấn đề của tục ngữ đã được giải quyết thỏa đáng. Tục ngữ đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu, trong đó có những vấn đề chưa tìm được cách lý giải thống nhất như vấn đề tính đa nghĩa của tục ngữ, phân biệt tục ngữ và thành ngữ… Các công trình nghiên cứu tục ngữ các dân tộc ít người chủ yếu đi sâu vào nội dung và có số lượng không nhiều (27/249 công trình) so với các công trình nghiên cứu về tục ngữ người Việt, chỉ có một số dân tộc anh em được nghiên cứu về tục ngữ, trong số đó chủ yếu là dân tộc Thái, Chăm, Mường, Tày… Với một khối lượng phong phú, tục ngữ các dân tộc thiểu số xứng đáng là đối tượng của những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Cho đến nay chúng ta đã có một kho tàng tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú với hàng vạn câu và một con số các công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam thật là đáng nể (249 công trình). Các công trình nghiên cứu đã có ý nghĩa lớn lao trong việc lưu giữ, bảo tồn và khám phá vốn cổ truyền của dân tộc cho các thế hệ sau. Cuộc sống hiện đại không làm mất đi bản sắc dân tộc trong các câu tục ngữ được lưu truyền mà ngược lại, cuộc sống mới nảy sinh những vấn đề mới. Có thể nói mảnh đất tục ngữ đã được cày xới nhiều và cũng đã đem lại bao mùa vàng cho người đọc. Nhưng dòng đời như phù sa bồi đắp không ngừng nên cánh đồng tục ngữ vẫn mãi mênh mông, màu mỡ. Những hạt ngọc của tư tưởng dân gian lấp lánh trong lớp vỏ ngôn từ đã hấp dẫn các nhà nghiên cứu dấn thân tìm hiểu, lực lượng nghiên cứu tục ngữ với số lượng các công trình sẽ ngày càng nhân lên, kho tàng tục ngữ Việt Nam được khai thác và khám phá ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, tục ngữ vẫn tồn tại và phát triển. Một kho tàng tục ngữ đồ sộ cùng một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu về tục ngữ trên đã chứng tỏ sức sống trường tồn của tục ngữ Việt Nam. Có thể nói trong giai đoạn 35 năm (từ 1975 đến nay), lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam đã chứng kiến sự nở rộ của lĩnh vực nghiên cứu về thể loại tục ngữ với nhiều vấn đề vô cùng phong phú. Tục ngữ với nhiều công trình mới ra đời là điểm nóng thu hút sự quan tâm và dư luận không chỉ của giới cầm bút mà còn tác động rất lớn đến công chúng văn học. Thành tựu rực rỡ ấy không thể bỏ qua vai trò của báo chí nhất là các tờ báo chuyên ngành: tạp chí Văn hóa dân gian, Ngôn ngữ, Văn học…và các nhà xuất bản: Văn học, Khoa học xã hội, Giáo dục… Chúng tôi trân trọng ghi nhận những thành tựu và đóng góp của các tác giả đi trước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tục ngữ chưa phải kết thúc, còn nhiều vấn đề hứa hẹn mở ra cho các nhà nghiên cứu thể loại văn học dân gian này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị An (chủ biên) (2000), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb KHXH, HN. 2. Trần Thị An (2008), “Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và môtif, những khả thủ bất cập”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, HN, (số 7). 3. Hoài Anh (1978), “Cần đẩy mạnh việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian và văn học yêu nước ở các tỉnh phía Nam”, Tạp chí Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, (số 22). 4. Hoàng Anh (1999), “Thử phân loại tiêu đề các văn bản báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, HN, (số 9), tr 19-20. 5. Hoàng Anh (2005), “Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Hà Nội, (số 9), tr 24-30.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN055.pdf