Luận văn Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 . 4

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ . 4

1.1 Khái quát về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử . 4

1.1.1 Sự phát triển của thương mại điện tử . 4

1.1.2 Khái niệm thương mại điện tử . 5

1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng điện tử . 7

1.1.3.1 Khái niệm . 7

1.1.3.2 Đặc điểm . 8

1.2.1 Ưu điểm . 9

1.2.2 Nhược điểm . 13

1.3 Luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng điện tử . 14

1.3.1 Luật quốc tế . 14

1.3.2 Luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam . 15

1.4 So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống . 16

1.4.1 Sự giống nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống . 16

1.4.2 Sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống . 17

CHƯƠNG 2 . 20

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH . 20

VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ . 20

2.1 Giao kết hợp đồng điện tử . 20

2.1.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử . 22

2.1.2 Trình tự giao kết . 23

2.1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng . 24

2.1.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng . 25

2.1.3 Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng . 26

2.2 Chủ thể của hợp đồng điện tử . 29

2.3 Hình thức của hợp đồng điện tử . 31

2.4 Nội dung của hợp đồng . 33

2.5 Chữ ký điện tử và giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử . 34

2.5.1 Chữ ký điện tử . 34

2.5.2 Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử . 36

2.6 Việc thực hiện hợp đồng điện tử . 38

CHƯƠNG 3 . 40

THỰC TRẠNG VỀ GIAO KẾT VÀTHỰC HIỆN . 40

HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM . 40

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ . 40

3.1 Thực trạng về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam . 40

3.1.1 Thuận lợi . 40

3.1.2 Khó khăn . 42

3.1.2.2 Khó khăn về mặt pháp lý . 43

3.1.2.3 Khó khăn, yếu kém khác . 44

3.2 Đề xuất và phương hướng hoàn thiện . 45

 Các giải pháp khác . 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự thỏa thuận về loại công nghệ được sử dụng: Khi tiến hành giao kết một hợp đồng, các bên được quyền tự do thỏa thuận sử dụng hoặc không sử dụng phương tiện điện tử cho giao dịch của mình. — Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó Khi đã thống nhất sử dung phương tiện điện tử trong giao kết, thực hiện hợp đồng thì các bên cũng được tự do thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử. — Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng, Luật giao dịch điện tử 2005 điều chỉnh tất cả các giao dịch được tiến hàng bằng phương tiện điện tử (trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại và các lĩnh vực khác). Tuy nhiên, luật chỉ điều chỉnh về hình thức điện tử của các giao dịch này, còn những vấn đề về nội dung của từng loại giao dịch vẫn do pháp luât chuyên nghành điều chỉnh. Vì vậy, khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc đặc trưng trong Luật giao dịch điện tử thì các bên cũng phải tuân thủ các nguyên tắc của luật chuyên ngành. GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 22 Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử Ngoài ra khi giao kết hợp đồng điện tử thì các bên cũng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản tại điều 35(7) Luật giao dịch điện tử cùng với các nguyên tắc sau: — Đảm bảo sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử; — Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng. Đối với cơ quan nhà nước, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc nêu trên còn phải tuân thủ các nguyên tắc được Luật giao dịch điện tử quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước. 2.1.2 Trình tự giao kết Trước khi đi đến ký kết hợp đồng điện tử các bên phải theo một trình tự giao kết nhất định như sau: Soạn thảo đề nghị giao kết hợp đồng, gửi đề nghị giao kết đó cho bên được đề nghị sau đó chờ bên được đề nghị trả lời. Nếu bên được đề nghị trả lời là không chấp nhận thì coi như chưa có việc gì xảy ra; còn nếu như bên được đề nghị trả lời chấp nhận toàn bộ các điều khoản mà bên đề nghị đưa ra thì hai bên sẽ tiến đến giao kết hợp đồng cuối cùng là ký kết hợp đồng. Về trình tự giao kết hợp đồng điện tử, các bên giao kết phải tuân theo những quy định về đề nghị giao kết hợp đồng (chào hàng) và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (chấp nhận chào hàng) như đối với việc giao kết hợp đồng truyền thống. Tuy vậy, việc gửi và nhận một chào hàng hay một chấp nhận chào hàng được thể hiện dưới hình thức một thông điệp dữ liệu. Phương thức giao kết: Theo quy định của Luật giao dịch điện tử điều 23 quy định về nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử: “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận: a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch; b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực; c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực”. Ví dụ: Khi giao kết một hợp đồng mua bán tài sản, dù hợp đồng mua bán tài sản được thể hiện dưới bắt kỳ phương thức nào – kể cả bằng giao dịch điện tử, 7( ( ) Điều 35. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử 1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng. 2. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng. 3. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó. GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 23 Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử thì các bên liên quan vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc, các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Theo tôi việc giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử cần quy định sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch nhưng không cần thiết phải chứng thực và chỉ chứng thực khi cần thiết cho hoạt động cung cấp chứng cứ giải quyết tranh chấp trong tố tụng thương mại. Thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng: Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ trong thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận. Trong trường hợp thông qua các hệ thống thông tin, một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và bên được đề nghị có thể tiếp cận được đề nghị đó thì trong khoảng thời gian hợp lý bên đưa ra đề nghị phải cung cấp cho bên được đề nghị chứng từ điện tử hoặc các chứng từ liên quan khác chứa những nội dung của hợp đồng. Các chứng từ này phải thỏa mãn điều kiện lưu trữ và sử dụng được. 2.1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng Sự phát triển của công nghệ truyền thông hàng ngày hàng giờ tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương mại trên toàn thế giới. Nhờ có những phương tiện như Fax, Internet, Telex mà trong rất nhiều trường hợp các bên không cần gặp nhau nhưng cũng có thể ký được hợp đồng một cách nhanh chóng. Đặc biệt là hiện nay nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã soạn thảo và thông qua Luật giao dịch điện tử. Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất ý chí của các bên mà chính xác là một bên đưa ra đề nghị và bên kia chấp nhận đề nghị đó. Có nhiều cách để các bên thể hiện sự thống nhất ý chí của mình. Trong nhiều trường hợp hợp đồng được ký kết giữa các bên không hề gặp mặt nhau, trong trường hợp này các bên thể hiện sự thống nhất ý chí của mình thông qua trao đổi trên thư từ, tài liệu qua mạng mà theo khoa học pháp lý chúng được gọi là trao đổi đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Hai giai đoạn này không bao giờ đan xen vào nhau. Luật giao dịch điện tử Việt Nam không có quy định cụ thể về đề nghị giao kết hợp đồng do đó chúng ta sẽ dựa vào những quy định của Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005 và Nghị định số 57/2006/NĐ-CP chính phủ ngày 09 tháng 06 năm 2006 về Thương mại điện tử để nói đến các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng. GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 24 Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử Tại điều 12 của Nghị định số 57 nói đến thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng như sau “một thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ trong thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận”. Vì thế, khi đề cập đến đề nghị giao kết hợp đồng cần phải phân tích những vấn đề pháp lý cơ bản sau: Thứ nhất thế nào là đề nghị giao kết hợp đồng, thứ hai là giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng và thứ ba là thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực. Theo quy định tại điều 390 khoản 1 Bộ luật dân sự 2005, “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”. Quy định này cho thấy hai đặc điểm cơ bản của một đề nghị giao kết hợp đồng : — Trước tiên là đề nghị đó phải được gửi cho bên xác định được. Qua đó có thể hiểu rằng bên xác định được có thể là một người hay một nhóm người xác định. Đặc điểm này nhằm giúp phân biệt được đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời hay là quảng cáo để đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. — Tiếp theo là nó thể hiện ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị. Nếu theo vấn đề này thì việc rắc rối mang tính pháp lý cũng như thực tiễn có thể đặt ra đó là dựa trên tiêu chí hay cơ sở nào để có thể xác định được ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị. Vì sự cần thiết để bảo vệ tính chính xác của các giao dịch, chủ ý này của người đề nghị phải được đánh giá theo tiêu chí khách quan. Có thể ngầm hiểu rằng ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị giao kết hợp đồng được thể hiện ở chỗ, trong lời đề nghị giao kết hợp đồng bên đề nghị có quy định những điều khoản có thể gọi là cơ bản. Trên cơ sở các điều khoản này có thể xác định những được quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tương lai trong trường hợp bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. 2.1.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Đa số hệ thống pháp luật không chỉ ra sự cần thiết phải tuân thủ một hình thức đặc biệt nào cho việc gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được coi là hành vi của người được đề nghị. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị và đúng thời hạn được bên đề nghị quy GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 25 Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử định hay do pháp luật quy định (điều 396, 397 Bộ luật dân sự 2005)(8). Có thể nói rằng, quy định này được tìm thấy trong pháp luật của hầu hết các nước cũng như các văn bản pháp lý về thương mại. Như vậy chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của người được đề nghị về việc đồng ý ký kết hợp đồng trên cơ sở những điều kiện quy định trong đề nghị giao kết hợp đồng. Sự chấp nhận phải rõ ràng và không thể thay đổi bất cứ một điều kiện nào của đề nghị giao kết hợp đồng. Sự trả lời được coi là sự chấp nhận nếu như nó thể hiện được sự đồng ý với đề nghị của người đề nghị. Điều này có nghĩa là người được đề nghị phải chấp nhận tất cả các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng và không được đưa ra bất kỳ một điều kiện bổ sung, thay đổi hay hạn chế nào ngay cả khi những bổ sung đó có lợi cho người đề đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Việc đưa vào chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với những điều khoản mới có nghĩa là bên được đề nghị đã khước từ đề nghị củ và đưa ra một đề nghị giao kết hợp đồng mới. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể bị hủy bỏ nếu thông báo về việc chấp nhận tới trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị. 2.1.3 Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng Luật giao dịch điện tử cũng có những điều khoản quy định về gửi nhận thông điệp dữ liệu hay chính là gửi nhận đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng. Những quy định này giúp các bên giao kết xác định rõ thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng. Thời điểm và địa điểm gửi hoặc nhận một thông điệp dữ liệu có ý nghĩa quan trọng trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn thời điểm nhận một chấp nhận chào hàng được xem là thời điểm hợp đồng được giao kết, kể từ thời điểm này các bên không có quyền rút lại cam kết của mình nữa. Kể từ thời điểm này hợp đồng mới bắt đầu phát sinh hiệu lực, thời điểm này được sử dụng làm căn cứ để xác định luật có hiệu lực để áp dụng cho hợp đồng đó và được dùng làm căn cứ bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện ra tòa khi có phát sinh tranh chấp. Đối với 8( ( ) Điều 396. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Điều 397. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng 1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. 2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời. GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 26 Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử hợp đồng có yếu tố nước ngoài địa điểm chấp nhận chào hàng được xem là địa điểm ký kết hợp đồng để từ đó xác định luật của nước nào được áp dụng đối với hợp đồng đó. Trước năm 2005 Luật hợp đồng của nước ta mới chỉ quy định thời điểm, địa điểm nhận một văn bản không áp dụng trong trường hợp gửi nhận thông điệp dữ liệu. Vì vậy, tại điều 16, 17 Luật giao dịch điện tử 2005 được thiết kế để xác định thời điểm, địa điểm gửi nhận một thông điệp dữ liệu và quy định này mang tính mặc định (vì thực tế người khởi tạo và người nhận có thể gửi, nhận thông điệp dữ liệu từ một máy tính nối mạng bất kỳ nơi đâu vào bất kỳ lúc nào). — Về thời điểm  Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.  Thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định (nếu người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu). Trường hợp người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận. — Về địa điểm  Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.  Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử cũng đưa ra những quy định về thời điểm và địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu nhằm giúp các bên ký hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại có thể xác định được thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng. Điều 11 nghị định này quy định: “1. Thời điểm gửi một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo. Trong trường hợp chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ điện tử. GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 27 Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử 2. Thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử đó tại một địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra. Thời điểm nhận một chứng từ điện tử ở địa chỉ điện tử khác của người nhận là thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử tại địa chỉ này và người nhận biết rõ chứng từ điện tử đã được gửi tới địa chỉ này. Người nhận được coi là có thể truy cập được một chứng từ điện tử khi chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử của người nhận. 3. Địa điểm kinh doanh của người khởi tạo được coi là địa điểm gửi chứng từ điện tử và địa điểm kinh doanh của người nhận được coi là địa điểm nhận chứng từ điện tử. 4. Khoản 2 điều này áp dụng trong cả trường hợp khi địa điểm của hệ thống thông tin hỗ trợ địa chỉ điện tử có thể khác với địa điểm chứng từ điện tử được coi là nhận được theo khoản 3 điều này”. Điạ điểm gửi và nhận chào hàng và chấp nhận chào hàng trong giao kết hợp đồng điện tử đối với hợp đồng điện tử là địa điểm kinh doanh của các bên. Địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh. Theo điều 4 Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử, địa điểm kinh doanh của mỗi bên là địa điểm do bên đó chỉ ra, trừ khi bên khác nêu rõ bên đó không có địa điểm kinh doanh tại địa điểm này. Trong trường hợp một bên có nhiều địa điểm kinh doanh nhưng không chỉ ra địa điểm kinh doanh nào thì địa điểm kinh doanh là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan xét tới mọi bối cảnh trước và tại thời điểm giao kết hợp đồng. Đối với cá nhân không có địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh là nơi cư trú của cá nhân đó. Một địa điểm không được coi là địa điểm kinh doanh nếu địa điểm đó chỉ là nơi đặt máy móc, thiết bị công nghệ của hệ thống thông tin do một bên sử dụng để giao kết hợp đồng, hoặc chỉ là nơi các bên khác có thể truy cập hệ thống thông tin đó. Một địa danh gắn với tên miền hay địa chỉ thư điện tử của một bên không nhất thiết liên quan tới địa điểm kinh doanh của bên đó. Khác với trường hợp gửi nhận văn bản hoặc các hình thức truyền thống khác, việc gửi nhận thông điệp dữ liệu có thể tiến hành hoàn toàn tự động (không có người khởi tạo và người nhận trực tiếp). Chính vì thế mà Luật giao dịch điện tử 2005 dành một điều (điều 20)(9) để xác định việc gửi và nhận một thông điệp dữ 9( ( ) Điều 20. Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu Trong trường hợp người khởi tạo hoặc người nhận chỉ định một hoặc nhiều hệ thống thông tin tự động gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu thì việc gửi, nhận thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định tại các điều 16, 17, 18 và 19 của Luật này GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 28 Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử liệu, địa điểm và thời điểm gửi nhận thông điệp dữ liệu trong trường hợp này bằng cách dẫn chiếu các quy định đã nói ở trên. Trong lĩnh vực thương mại, hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động và một cá nhân, hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau, không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay hợp đồng được giao kết(10). 2.2 Chủ thể của hợp đồng điện tử Khi nói đến chủ thể của hợp đồng điện tử ta nghĩ ngay đến bên giao kết và bên chấp nhận giao kết hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng chủ thể của hợp đồng phải thể hiện được bằng ý chí xác thực của mình. Nghĩa là chủ thể trong giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, không bị cưỡng ép, đe dọa hoặc lừa dối. Nhưng trong luật giao dịch không quy định rõ ai là chủ thể mà chỉ nói đến đối tượng được điều chỉnh bao gồm “cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử”. Cơ quan, tổ chức ở đây có thể là pháp nhân hay thể nhân. Chủ thể tham gia vào giao kết hợp đồng điện tử cũng giống như khi giao kết hợp đồng truyền thống bao gồm các bên – người bán và người mua hàng hóa (cung ứng dịch vụ) qua mạng. Bên cạnh đó giao kết hợp đồng điện tử có thêm một chủ thể thứ ba không kém phần quan trọng đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực hợp đồng điện tử. Để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Như thế, để chứng minh một hợp đồng điện tử thực sự có giá trị pháp lý thì làm sao để xác định được năng lực của các chủ thể khi mà họ không hề gặp nhau trực tiếp mà chỉ là qua các thông tin trao đổi qua mạng máy tính. Như thế thì cũng khó xác định được xem ý chí giao kết có phải là ý chí thực của các bên hay không. Để xác định chính xác chủ thể của thông điệp dữ liệu trong giao kết hợp đồng điện tử, điều 16 và điều 17 Luật giao dịch điện tử đã quy định về người khởi tạo thông điệp dữ liệu, đồng thời quy định trách nhiệm của người này trước pháp luật. Theo đó: — Người khởi tạo thông điệp dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo hoặc gửi một thông điệp dữ liệu trước khi thông điệp dữ liệu đó được lưu giữ nhưng không bao hàm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu (khoản 1 điều 16). — Người khởi tạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông điệp dữ liệu do mình khởi tạo (khoản 3 điều 16). 10( ( ) Điều 13 nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 29 Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử — Người nhận thông điệp dữ liệu là người được chỉ định nhận thông điệp dữ liệu từ người khởi tạo thông điệp dữ liệu nhưng không bao hàm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu đó (khoản 1 điều 18). Luật giao dịch điện tử sử dụng thuật ngữ người khởi tạo thông điệp dữ liệu cùng với thuật ngữ người nhận thông điệp mà không sử dụng thuật ngữ người gửi thông điệp dữ liệu. Bởi lẽ, trong giao dịch điện tử, thứ nhất, không phải tất cả thông điệp dữ liệu điều được một người nhất định dự thảo ra là phải được gửi đến một địa chỉ hoặc phải được chính tác giả của nó thực hiện việc gửi. Thông điệp dữ liệu này có thể không được sử dụng hoặc được sử dụng bởi một người khác. Như vậy, tác giả của thông điệp liệu và người gửi thông điệp dữ liệu là hai khái niệm khác nhau. Đặc biệt là trong điều kiện mạng thông tin toàn cầu hiện nay, việc tìm kiếm và sử dụng thông tin của các tác giả khác nhau là rất phổ biến, thậm chí chính bản thân người sử dụng thông điệp dữ liệu cũng không biết được chính xác thông điệp dữ liệu mà mình sử dụng là của tác giả nào; thứ hai, nếu dùng thuật ngữ người gửi sẽ bao hàm luôn cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc gửi, nhận hoặc lưu trữ một thông điệp dữ liệu hoặc cung cấp các dịch vụ liên quan đến thông điệp dữ liệu đó (khoản 9 điều 4). Những người này được gọi là người trung gian; họ chỉ thực hiện việc gửi theo yêu cầu, chỉ định, do đó về nguyên tắc, họ không thể biết nội dung của thông điệp dữ liệu được gửi và đương nhiên không thể chịu trách nhiệm về nội dung của thông điệp dữ liệu đó. Ví dụ, khi giao dịch các bên sử dụng yahoo, hotmai… để thực hiện việc gửi, nhận lưu trữ thông điệp dữ liệu. Vì Luật giao dịch điện tử sử dụng thuật ngữ người khởi tạo để gọi chung cho cả tác giả tạo ra thông điệp dữ liệu và người sử dụng thông điệp dữ liệu không phải do mình tạo ra để gửi và dùng phương pháp loại trừ đối với người trung gian khi định nghĩa về người khởi tạo như quy định tại khoản 1 điều 16. Về nguyên tắc khi lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử, các bên hoàn toàn có thể và có quyền thỏa thuận với nhau về việc xác định người khởi tạo, người gửi hay nhận một thông điệp dữ liệu nhất định. Tuy nhiên luật cũng đã dự liệu việc xác định những chủ thể này trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Trong trường hợp các bên giao dịch không có thỏa thuận khác thì việc xác định thì việc xác định người khởi tạo thông điệp dữ liệu được xác định như sau: — Thông điệp dữ liệu được xem là của người khởi tạo nếu thông điệp dữ liệu đó được người khởi tạo gửi hoặc được gửi bởi một hệ thống thông tin được thiết lập để hoạt động tự động do người khởi tạo chỉ định. GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 30 Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử — Người nhận có thể coi thông điệp dữ liệu là của người khởi tạo nếu đã áp dụng các phương pháp xác minh được người khởi tạo chấp thuận và cho kết quả thông điệp dữ liệu đó là của người khởi tạo. Tuy nhiên, nếu kể từ thời điểm người nhận biết có lỗi kỹ thuật trong việc truyền gửi thông điệp dữ liệu hoặc đã sử dụng các phương pháp xác minh lỗi được người khởi tạo chấp thuận thì không áp dụng quy định trên. Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì việc nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau: — Người nhận được xem là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được. — Người nhận có quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được là một thông điệp dữ liệu độc lập, trừ trường hợp thông điệp dữ liệu đó là bản sao của một thông điệp dữ liệu khác mà người nhận biết hoặc buộc phải biết thông điệp dữ liệu đó là bản sao. — Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo có yêu cầu hoặc thoả thuận với người nhận về việc người nhận phải gửi cho mình thông báo xác nhận khi nhận được thông điệp dữ liệu thì người nhận phải thực hiện đúng yêu cầu hoặc thoả thuận này. — Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo đã tuyên bố thông điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thông báo xác nhận thì thông điệp dữ liệu đó được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được thông báo của người nhận xác nhận đã nhận được thông điệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTamp204M HI7874U NH7918NG QUY 2727882NH C7910A PHamp193P LU7852T V7872 Hamp7.PDF
Tài liệu liên quan