Luận văn Tìm hiểu phân tích cấu trúc cú pháp ca dao Việt Nam dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng

2.6. Các tác tử chuyên dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết trong câu tiếng Việt

Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, có ba tác tử cú pháp chuyên dùng để phân giới và đánh dấu phần đề, phần thuyết trong câu tiếng Việt: “thì”, “mà”, “là”.

2.6.1. Tác tử “thì”

Thì là một tác tử cú pháp chủ yếu chuyên dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết bậc câu, cú, tiểu cú. Khi “thì” xuất hiện trong câu với chức năng là tác tử cú pháp để phân giới đề - thuyết, thì ngữ đoạn trước “thì” là phần đề, ngữ đoạn sau “thì” là phần thuyết. [6]

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu phân tích cấu trúc cú pháp ca dao Việt Nam dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày”. [12; tr.8] Trên đây, người viết đã đưa ra một số quan điểm nghiên cứu và kiến giải về ca dao Việt Nam của những nhà nghiên cứu tiêu biểu. Trên tinh thần đó, các nhà nghiên cứu đã trình bày quan điểm của mình trên góc độ ngôn ngữ học. Do đứng trên những lập trường nhìn nhận khác nhau và trên những góc độ nhìn nhận khác nhau nên những kiến giải có khi còn chưa nhất quán. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã có những đóng góp đáng kể cho sự bảo tồn và phát huy nét đẹp của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng trên nhiều phương diện, ngôn ngữ cũng như văn học. Cũng như thành ngữ, tục ngữ thường được thể hiện trong khuôn khổ một dòng trên văn bản viết. Còn ca dao được thể hiện bằng nhiều dòng và hình thức thể hiện của nó đa phần là những câu lục bát (câu 6 chữ và câu 8 chữ). Những câu tục ngữ sau đây được thể hiện trên khuôn khổ một dòng thì ít khi bị nhầm lẫn với ca dao: (11) Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa. (12) Có công mài sắt, có ngày nên kim. Như vậy , các sản phẩm ngôn từ dân gian được thể hiện ngắn gọn trên một dòng, có nội dung đúc kết kinh nghiệm đời sống chính là tục ngữ. Những trường hợp này rất dễ nhận diện. Bên cạnh đó là những trường hợp ca dao và tục ngữ giao thoa, xâm nhập lẫn nhau, gây khó khăn cho việc nhận diện, phân biệt hai thể loại. Điều này cũng đã được một số nhà nghiên cứu lưu ý: “Nhưng thực ra, giữa hai thể loại tục ngữ và ca dao không phải là không có những trường hợp xâm nhập lẫn nhau. Trong ca dao cũng có xen tục ngữ và cũng có những câu ca dao chỉ có hình thức ca dao còn nội dung là tục ngữ”. [12; tr.9] Đặc biệt là khi những sản phẩm ngôn từ dân gian có yếu tố cảm xúc và được thể hiện bằng một cặp lục bát thì việc xác định nó là ca dao hay tục ngữ trở nên rất phức tạp. Điển hình như trong những trường hợp sau đây: (13) Chim khôn chưa bắt đã bay, Người khôn ít nói, ít hay trả lời. (14) Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. (15) Ai ơi! chẳng chóng thì chầy, Có công mài sắt, có ngày nên kim. Bên cạnh đó, lại có những bài ca dao nêu lên những nhận định về con người, xã hội, nên chúng mang dáng dấp tục ngữ. Mã Giang Lân cũng đã đề cập đến hiện tượng này: “Do nội dung cô đọng, hàm súc, nhiều câu ca dao, chủ yếu là những câu ca dao nhận định về con người và việc đời thì ca dao lại được dùng như tục ngữ” [12; tr.9]: (16) Tranh quyền cướp nước gì đây, Coi nhau như bát nước đầy thì hơn. (17) Gánh cực mà đổ lên non, Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo. Trên đây là những trường hợp gây khó khăn cho việc phân biệt ca dao và tục ngữ. Tuy nhiên, những trường hợp tương tự như thế không xuất hiện nhiều. Nhưng sự có mặt của chúng cũng gây nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc phân định ranh giới của chúng. Nhìn chung, người ta phân biệt sự khác nhau của ca dao và tục ngữ ở chỗ: “Tục ngữ thiên về lý trí, tục ngữ cung cấp cho người nghe những triết lý dân gian, tri thức dân gian, ca dao thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian”. [13; tr.50] Trên phương diện môi trường giao tiếp, Nguyễn Xuân Kính còn đưa ra tiêu chí phân biệt: “Trong hoạt động sinh hoạt văn hoá, ca dao là những lời thơ dân gian được dùng để hát, để ngâm. Tục ngữ được dùng trong khi nói. Trong hoạt động nói năng, mỗi câu tục ngữ là một câu nói đặc biệt được dùng xen vào giữa những câu nói bình thường khác”. [13; tr.50] Chương 2 CẤU TRÚC CÂU TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG . Khái niệm về cấu trúc đề - thuyết Theo quan điểm chức năng, cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt được chia thành hai thành phần trực tiếp: phần đề và phần thuyết. Cao Xuân Hạo đã định nghĩa đề và thuyết như sau: “Đề là thành tố trực tiếp của câu nêu rõ phạm vi ứng dụng của điều được nói bằng thành tố trực tiếp thứ hai: phần thuyết” [5; tr.41]. Ở đây, chúng tôi tiếp thu định nghĩa: “Đề là thành phần trực tiếp thứ nhất của câu nêu lên phạm vi hiệu lực của nội dung được triển khai trong thành phần trực tiếp thứ hai: phần thuyết”.[6] Ta xét các ví dụ sau: (18) Cụ bà cắn môi nghĩ ngợi. (Vũ Trọng Phụng) ĐT T Đèn ghi đã ra kia rồi. (Thạch Lam) ĐT T Cả đình đổ xô trông ra. (Ngô Tất Tố) ĐT T Ở ví dụ (18), “Cụ già” là phần đề nêu lên một đối tượng mang tính chất cá nhân, ngữ đoạn “cắn môi nghĩ ngợi” là phần thuyết. Phần thuyết triển khai nội dung nhận định về phần đề đã nêu ra. Trong ví dụ (19), “Đèn ghi” là phần đề nêu lên một đối tượng mang tính chất sự vật - cá thể; ngữ đoạn “đã ra kia rồi” là phần thuyết. Phần thuyết này triển khai nội dung nhận định về phần đề đã nêu ra. Và ví dụ (20) có phần đề là “Cả đình”. Phần đề này nêu lên một đối tượng có tính chất cá thể. Phần ngữ đoạn còn lại là thuyết. Phần thuyết này triển khai nội dung được nói ở phần đề. . Phân loại đề Trong quyển Ngữ pháp chức năng quyển 1, Câu trong tiếng Việt: Cấu trúc − ngữ nghĩa − công dụng, Cao Xuân hạo đã chia đề thành nội đề và ngoại đề, trong đó, ngoại đề không thuộc cấu trúc cú pháp cơ bản của câu còn nội đề là thành phần cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt. Ví dụ: (21) Tôi nghĩ thầm trong bụng như thế. Còn lão Hạc, lão / nghĩ gì? (Nam Cao) Ngoại đề nội đề Nội đề được chia thành chủ đề và khung đề. Hai loại đề này được định nghĩa như sau: Chủ đề: là thành phần câu nêu cái được nói đến trong phần thuyết của câu. Nó thu hẹp phạm vi ứng dụng của phần thuyết vào một đối tượng. Đối tượng đó có thể là một cá nhân, một tập hợp hay một sự tình [5; tr.42]. Khung đề: là thành phần câu nêu rõ những điều kiện làm thành cái khung về tình huống, thời gian, không gian. Trong đó, điều kiện được nói ở phần thuyết có hiệu lực [5; tr.42]. Trong hai loại đề mà Cao Xuân Hạo đã nêu, chúng tôi băn khoăn về khái niệm “chủ đề”. Khái niệm “chủ đề” theo cách dùng của Cao Xuân Hạo dễ gây chồng chéo với khái niệm “chủ đề” trong lĩnh vực văn học. Vì vậy, chúng tôi tiếp thu quan niệm chia phần đề thành hai loại: đề tài và đề khung (đổi vị trí của khung đề thành đề khung để có sự đối xứng nghĩa với đề tài). . Đề tài Đề tài là loại đề nêu lên đối tượng mang tính chất cá nhân, cá thể, hay mang tập hợp, chủng loại mà phần thuyết sẽ triển khai.[6] Ví dụ: (22) Cái xe đạp / đã hỏng. (23) Tôi / xồng xộc chạy vào. (Nam Cao) (24) Hai mươi hai cầu thủ / đang chạy trên sân bóng. (25) Rắn / là một loài bò sát, không chân. Ba ví dụ trên, ví dụ (22) có đề tài nêu lên đối tượng là một cá thể. Ví dụ (23) có đề tài nêu lên đối tượng là một cá nhân. Ví dụ (24) có đề tài nêu lên đối tượng là một tập hợp (một tập hợp gồm hai mươi hai người). Ví dụ (25) có đề tài nêu lên đối tượng là một chủng loại. 2.2.2. Đề khung Đề khung là loại đề nêu lên một giới hạn về không gian, thời gian hay điều kiện mà nội dung được triển khai ở phần thuyết có hiệu lực.[6] Ví dụ: (26) Năm nay / thì đói to đấy. (27) Trong vườn / trồng toàn cam. (28) Con này (hễ) đã lên tiếng / (thì) y như là có kẻ gian vào nhà. Ví dụ (26), “Năm nay” là một đề khung nêu lên giới hạn một phạm vi về thời gian. Ví dụ (27), “Trong vườn” là một đề khung nêu lên giới hạn một phạm vi về không gian. Ví dụ (28), “Con này hễ đã lên tiếng” là phần đề khung nêu lên một điều kiện có tính chất khẳng định. . Mở rộng cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ ngữ đoạn Câu tiếng Việt có thể được cấu tạo bằng một cấu trúc đề − thuyết. Bên cạnh đó, cấu trúc câu còn có thể mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn bằng cách thêm vào cấu trúc đề − thuyết đã có một, một vài phần đề, một, một vài phần thuyết, hay một, một vài cấu trúc đề - thuyết. Kết quả thu được của việc mở rộng cấu trúc cú pháp theo quan hệ ngữ đoạn là các hiện tượng ghép: ghép đề, ghép thuyết, ghép đề − thuyết, mà phương thức ngữ pháp được sử dụng ở đây là trật tự tuyến tính hay kết từ. [6] Khi câu có hiện tượng ghép đề − thuyết mà một vế là mỗi cấu trúc đề - thuyết thì mỗi cấu trúc đó là một cú (cú là cấu trúc đề − thuyết dưới bậc câu). (Để dễ dàng trong cách trình bày cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt bằng sơ đồ, chúng tôi quy ước về chữ viết tắt: Đề tài bậc câu, cú thì được ký hiệu là: ĐT Đề tài bậc tiểu cú thì được ký hiệu là: đt Đề khung bậc câu, cú thì được ký hiệu là: ĐK Đề khung bậc tiểu cú thì được ký hiệu là: đk Đề tình thái bậc câu, cú thì được ký hiệu là: ĐTh Đề tình thái bậc tiểu cú thì được ký hiệu là: đth Thuyết bậc câu, cú thì được ký hiệu là: T Thuyết bậc tiểu cú thì được ký hiệu là: t Thuyết tình thái bậc câu, cú thì được ký hiệu là: TTh Thuyết tình thái bậc tiểu cú thì được ký hiệu là: tth Cú được ký hiệu là: C’ Cú thứ nhất của câu được ký hiệu là: C’1 Cú thứ hai của câu được ký hiệu là: C’2 Cú thứ ba của câu được ký hiệu là: C’3 Cú thứ tư của câu được ký hiệu là: C’4). Ta xét các ví dụ sau: (29) Lý cựu, phó lý, thủ quỹ châu đầu trên lớp bát đĩa đầy nhặng xanh. (Ngô Tất Tố) ĐT1 ĐT2 ĐT3 T Ví dụ này có ba phần đề, mỗi phần đề có một chức năng ngang nhau và độc lập với nhau. Cả ba phần đề đều là 3 đề tài, mỗi đề tài nêu lên một đối tượng về một cá nhân. “Lý cựu” là đề tài thứ nhất, “phó lý” là đề tài thứ hai, “thủ quỹ” là đề tài thứ ba. Đây là câu có hiện tượng ghép đề. (30) Đồng đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. (Ca dao) ĐT T1 T2 T3 Trong ví dụ này, phần thuyết được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn thành ba phần: “có phố Kỳ Lừa” là thuyết một, “có nàng Tô Thị” là thuyết hai, “có chùa Tam Thanh” là thuyết ba. Đây là hiện tượng ghép thuyết. (31) Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch. (Nam cao) ĐT T ĐT T ĐT T C’1 C’2 C’3 Ví dụ này có ba cú, có quan hệ ngữ pháp đẳng lập, được ghép với nhau bằng trật tự tuyến tính. . Phức tạp hoá cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ đối vị Cấu trúc đề − thuyết trong câu có thể được phức tạp hóa theo quan hệ đối vị mà kết quả thu được là hiện thượng phức: phức đề, phức thuyết, phức đề − thuyết. Khái miện “phức” ở đây được hiểu theo nghĩa: phần đề, thuyết hay cả cấu trúc đề thuyết được cấu tạo bằng hay bao chứa trong nó cấu trúc đề − thuyết dưới bậc, được gọi là tiểu cú. [6] Ta xét các ví dụ sau: (32) Hắn uống rượu với cái gì cũng ngon. (Nam Cao) đt t ĐT T Trong ví dụ này, phần đề “Hắn uống rượu với cái gì” được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị thành một tiểu cú, trong đó, “hắn” là đề tài, “uống rượu với cái gì” là thuyết của tiểu cú. “Cũng ngon” là thuyết của câu. Đây là hiện tượng phức tạp hóa đề bằng một tiểu cú. (33) Môn nào nó học cũng giỏi. đt t đt t ĐT T Trong ví dụ này, phần thuyết được phức tạp hoá thành một tiểu cú. Phần đề tài của tiểu cú đó lại được phức tạp hoá một bậc nữa thành một cấu trúc đề - thuyết bậc tiểu cú nhỏ hơn. Đây là hiện tượng phức thuyết. (34) (Nếu) Nguyệt đã hy sinh thật (thì) tôi sẽ ôm mối hận mãi mãi. (Nguyễn Minh Châu) đt t đt t ĐT T Trong ví dụ này, cả phần đề và phần thuyết đều được phức tạp bằng một cấu trúc đề - thuyết bậc tiểu cú. phần đề của câu là đề khung, nêu lên một điều kiện. Điều kiện này được triển khai ở phần thuyết có hiệu lực. Đây là hiện tượng phức tạp hóa cả cấu trúc đề - thuyết. . Đề tình thái và thuyết tình thái trong câu tiếng Việt . Khái niệm về nghĩa tình thái và sự thể hiện nghĩa tình thái trong câu Nghĩa của câu gồm hai thành phần: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. Nghĩa miêu tả là thành phần nghĩa phản ánh sự tình trong thế giới bên ngoài câu. Nghĩa tình thái là thành phần nghĩa phản ánh thái độ, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người nghe về sự tình được câu biểu đạt. Nội dung tình thái biểu thị sự nhìn nhận, đánh giá của người nói xoay quanh các tính chất: tính hiện thực, chân thực, khả năng; tính chân lý, hợp lý, đạo lý; tính tất yếu; tính may rủi; tính tích cực, tiêu cực. (35) Giá tôi có ở nhà thì đâu đến nỗi. (Nam Cao) (36) Thiếu chút nữa (thì) ta giết oan một người vô tội. Nội dung tình thái của câu có thể được cấu trúc hoá thành phần đề hay phần thuyết. Khi nội dung tình thái được cấu trúc hoá thành phần đề thì ta có đề tình thái. Khi nội dung tình thái được cấu trúc hoá thành phần thuyết thì ta có thuyết tình thái. 2.5.2. Đề tình thái Đề tình thái là loại đề nêu lên sự nhìn nhận, đánh giá của người nói về sự tình hay sở thuyết được nêu tiếp theo. Nội dung đánh giá xoay quanh các tính chất: tính hiện thực, chân thực, khả năng; tính chân lý, hợp lý, đạo lý; tính tất yếu; tính may rủi; tính tích cực, tiêu cực. Đề tình thái có thể thuộc nhiều bậc: câu, cú, tiểu cú. [6] Ta xét các ví dụ sau: (37) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao) đt t ĐTh T Trong ví dụ này, “ông giáo ạ!” là hô ngữ gọi, nằm ngoài cấu trúc cú pháp cơ bản của câu. “Có lẽ” là đề tình thái. Phần đề tình thái này nêu ra khả năng trỏ thành hiện thực của sự tình được nêu tiếp theo. “Tôi bán con chó” là phần thuyết biểu thị một sự việc mà người nói là chủ thể. (38) May ra (thì) họ không chết đói. (Kim Lân) đt t ĐTh T Trong ví dụ này, “may ra” là đề tình thái nêu lên một nhận định của người nói về sự tình được nêu tiếp theo là kết quả trong tương lai. “Họ không chết đói” là phần thuyết (được cấu tạo bằng một tiểu cú), là sự tình có khả năng xảy ra. Giữa đề tình thái và thuyết là tác tử “thì” dùng để phân giới. (39) Thật ra (thì) lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị (là) ai. (Kim Lân) đt t đt t đk t ĐTh T Trong ví dụ, “thật ra” nêu lên nhận định: điều được nêu tiếp theo mới là chính xác, hợp lý so với một nhận định hay một sự tình nào đã được nêu trước đó. “Thì” là tác tử cú pháp dùng để phân giới đề tình thái với phần thuyết còn lại. (40) Khéo lắm (thì) ăn được độ một năm. (Nam Cao) ĐTh T Trong ví dụ này, “khéo lắm” là đề tình thái. Phần đề tình thái này nêu ra một nhận định được nêu tiếp theo là khả năng tối đa. Tác tử “thì” trong câu dùng để đánh dấu và phân giới đề tình thái và thuyết còn lại. (41) Đến lúc hết (thì) tất nhiên (là) phải khổ rồi. (Nam Cao) đth t ĐT T Trong ví dụ này, “tất nhiên” là đề tình thái của tiểu cú. Phần đề tình thái này nêu lên nhận định, rằng sở thuyết là điều tất nhiên. Thuyết tình thái Thuyết tình thái là phần thuyết biểu thị sự nhìn nhận, đánh giá của người nói về sự tình hay sở đề được nêu ở phía trước (phần đề). Nội dung đánh giá xoay quanh các tính chất: tính hiện thực, chân thực, khả năng; tính chân lý, hợp lý, đạo lý; tính tất yếu; tính may rủi; tính tích cực, tiêu cực. Thuyết tình thái có thể thuộc nhiều bậc: câu, cú, tiểu cú. [6] Ta xét các ví dụ sau: (42) Mày rớt (là) cái chắc. đt t ĐT TTh Trong ví dụ này, “là cái chắc” là phần thuyết tình thái. Thuyết tình thái này phản ánh sự khẳng định của người nói về tính hiện thực của sự tình được nêu phía trước, mặc dù khi người nói nói câu này thì nó chưa xảy. Giữa phần đề và thuyết tình thái được phân giới bởi tác tử “là” (“là” thuộc phần thuyết tình thái) (43) Cái bếp này xài được hai năm (là) cùng. đt t ĐT TTh Trong ví dụ này, “là cùng” là phần thuyết tình thái. Phần thuyết này biểu thị sự lượng định của người nói về khả năng tối đa của sự tình được nêu phía trước. “Là” là tác tử để phân giới đề và thuyết tình thái. (44) Lỡ sẩy chân một cái (thì) khốn. ĐT TTh Trong ví dụ này, người nói đưa ra một nhận định về tính chất nguy khốn của sự tình, lúc ấy chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra. Giữa đề tài và thuyết tình thái được phân giới bởi tác tử “thì”. 2.6. Các tác tử chuyên dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết trong câu tiếng Việt Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, có ba tác tử cú pháp chuyên dùng để phân giới và đánh dấu phần đề, phần thuyết trong câu tiếng Việt: “thì”, “mà”, “là”. 2.6.1. Tác tử “thì” Thì là một tác tử cú pháp chủ yếu chuyên dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết bậc câu, cú, tiểu cú. Khi “thì” xuất hiện trong câu với chức năng là tác tử cú pháp để phân giới đề - thuyết, thì ngữ đoạn trước “thì” là phần đề, ngữ đoạn sau “thì” là phần thuyết. [6] Ta xét một số ví dụ sau: (45)  Hòn đất (mà) biết nói năng (thì) thầy địa lý hàm răng chẳng còn. (Ca dao) đt t đt t đt t ĐK T Trong ví dụ này, “thì” là một tác tử cú pháp dùng để chia ranh giới đề, thuyết của câu. Ngữ đoạn phía trước “thì” là đề, ở đây phần đề nêu lên một điều kiện nên nó là đề khung của câu. Ngữ đoạn sau “thì” là thuyết. (46) Đàn ông (mà) có tài, có tâm (thì) ai cũng kính trọng. đt t1 t2 đt t ĐK T Trong câu này, thì cũng là một tác tử cú pháp dùng để đánh dấu và phân giới đề, thuyết bậc câu. Ngữ đoạn trước “thì” là đề, ngữ đoạn sau “thì” là thuyết. (47) Chuồn chuồn bay thấp (thì) mưa, (0) bay cao (thì) nắng, (0) bay vừa (thì) râm. đt t đt t đt t ĐK T ĐK T ĐK T C’1 C’2 C’3 Trong ví dụ này, câu vừa được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn thành ba cú, và mỗi cú có phần đề được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị thành tiểu cú. Tác tử “thì” trong ví dụ này đánh dấu và phân giới đề thuyết bậc cú. Tác tử “là” “Là” cũng là một tác tử cú pháp chủ yếu chuyên dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết bậc câu, cú, tiểu cú và nó thuộc phần thuyết (có chức năng thuyết hoá những ngữ đoạn phi thuyết tính). Khi “là” xuất hiện trong câu với chức năng là tác tử cú pháp để phân giới đề - thuyết thì ngữ đoạn trước “là” là phần đề, ngữ đoạn từ “là” trở về sau là thuyết. [6] Ta xét một số ví dụ sau: (48) Thế (là) vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. (Nam cao) đk t đk t ĐT T Trong ví dụ này, “là” là một tác tử chuyên dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết bậc câu. Ngữ đoạn trước “là” là đề, ngữ đoạn từ “là” trở về sau là thuyết. phần đề này là một đại từ thay thế chỉ một sự việc, làm đề tài của câu. Phần thuyết là một cấu trúc đề thuyết được phức tạp hoá thành một tiểu cú. (49) Những ngày (mà) tôi sống đây (là) những ngày đẹp nhất. đt t ĐT T Trong ví dụ này, “là” là một tác tử cú pháp chuyên dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết bậc câu. Ngữ đoạn trước “là” là đề, ngữ đoạn từ “là” trở về sau là thuyết. Phần đề là một danh ngữ. (50) Con cóc (là) cậu ông trời. (Tục ngữ) ĐT T Trong ví dụ này, “là” cũng là một tác tử cú pháp chuyên dùng dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết bậc câu. Ngữ đoạn trước “là” là đề, ngữ đoạn từ “là” trở về sau là thuyết. Phần đề trong ví dụ này nêu lên một đối tượng mang tính chất cá thể, là đề tài của câu. (51) Con hơn cha (là) nhà có phúc. đt t đt t ĐK T (52) Chỗ anh đứng, xưa kia (là) một cái hố bom. đt t ĐK T (53) Con gái (mà) đẹp người (là) một, đẹp nết (là) hai (thì) ai cũng thích. đt t đt t đt t đt t1 t2 ĐK T Trong hai ví dụ (52) và (53), “là” cũng là tác tử cú pháp dùng để phân giới và đánh dấu đề thuyết nhưng nó không phân giới đề - thuyết ở bậc câu mà ở bậc tiểu cú. “Là” bắt buộc phải dùng trong kiểu câu có phần thuyết tình thái đã được thành ngữ hoá: “là cùng”, “là hết mức”, “là ít”, “là nhiều”, “là cái chắc”… Trong một số trường hợp, tác tử “là” đứng đầu câu, khi câu đã bị tỉnh lược phần đề dựa vào ngôn cảnh hay tình huống. (54) Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều. Là ngươi đừng đặt chân vào đây. Trong ví dụ này “Điều ta muốn” là phần đề đã được lược bỏ nhờ vào văn cảnh. “Là ngươi đừng đặt chân vào đây” là phần thuyết. Lưu ý: có nhiều trường hợp là xuất hiện trong câu nhưng nó không phải là tác tử cú pháp dùng để phân giới và đánh dấu đề - thuyết, tiêu biểu là các trường hợp sau đây: _ “Là” dẫn nhập bổ ngữ đứng sau một số vị từ biểu thị hoạt động nhận thức, cảm nghĩ, nói năng của con người và bổ ngữ được cấu tạo bằng tiểu cú mà tiêu biểu là các tổ hợp sau đây: nghĩ là, biết là, tưởng là, bảo là, mong là, cho là,… Trong những trường hợp này, “là” đánh dấu quan hệ chính phụ và có chức năng tương đương với “rằng”. (55) Cái cảnh cuối cùng (mà) anh cho là lâu tới (thì) khán giả cho là chóng quá. đt t đt t đt t ĐT T _ “Là” kết hợp với một số từ chỉ lượng hay chỉ mức độ, tiêu biểu là các tổ hợp: bao nhiêu là, vô cùng là, rất là… (56) Cái áo này rất là mắc. ĐT T _ “Là” kết hợp với danh từ hay tính từ theo mô hình: X ơi là X. (57) Cô ấy trắng ơi là trắng! ĐT T _ “Là” xuất hiện ở cuối câu trong ngôn ngữ Bắc Bộ chỉ mức độ. (58) Cô ấy xinh xinh là. ĐT T Tác từ “mà” Mà cũng là một tác tử cú pháp chủ yếu chuyên dùng để đánh dấu và phân giới đề - thuyết bậc câu, cú, tiểu cú và nó thuộc phần thuyết. Khi “mà” xuất hiện trong câu với chức năng là tác tử cú pháp để phân giới đề - thuyết thì ngữ đoạn trước “mà” là phần đề, ngữ đoạn sau “mà” là phần thuyết.[6] (59) May (mà) còn vớt vát được ít tiền. ĐTh T Trong ví dụ này, “mà” là tác tử cú pháp chuyên dùng để phân giới và đánh dấu Đề - Thuyết bậc câu. Ngữ đoạn trước “mà” là đề. Ngữ đoạn sau “mà” là thuyết. Phần đề là một nhận định của người nói về một sự may rủi làm đề tình thái của câu. (60) Có chồng (mà) chẳng có con, [12;tr.199] ĐT T Khác gì như là hoa nở trên non một mình. đt t ĐTh T Lưu ý: “Mà với chức năng là tác tử cú pháp để đánh dấu và phân giới Đề - Thuyết bậc câu, cú khi: Đề - thuyết có sự tương phản hay bất thường theo cách nhìn nhận của người nói. (61) Mới đây (mà) đã năm năm rồi. ĐT T Câu có hàm ý và hàm ý bộc lộ rõ trong câu so sánh. (62) Con ông Còn (mà) đậu đại học à? ĐT T (63) Giờ này (mà) nó vẫn còn thức. đt t ĐK T Câu có hàm nghĩa khác với hình thức diễn đạt. (64) Ai (mà) không ham quyền cao chức trọng. ĐT T (65) Cái thằng đó ai (mà) ưa. đt t ĐT T “Mà” phân giới đề - thuyết tiểu cú làm đề khung của câu. (66) Người (mà) ích kỷ quá (thì) ai cũng xa lánh. đt t ĐK T “Mà; được dùng với chức năng khác: “Mà” nối kết hai phần thuyết hay hai cú biểu thị sự tương phản. Trong trường hợp này, ta có thể thay “mà” bằng “nhưng”. (67) Không những nó săn giỏi mà giữ nhà, tìm đồ đánh mất (thì) nó cũng tài. đt t đt t ĐT1 ĐT2 T C’1 C’2 Có trường hợp, “mà” xuất hiện trong câu nhưng vị trí của nó là ở đầu câu hay cuối câu. Trong trường hợp này, “mà” cũng không là tác tử cú pháp. (68) Nhưng thị làm gì mà hắn chửi. Mà hắn có quyền gì chửi thị. (69) Em ngủ đi mà! (70) Con ăn rồi mà! Lưu ý: (a). Ba tác tử “thì”, “mà”, “là” có thể được dùng phối hợp với nhau để tạo nên các bậc đề - thuyết trong câu. Khi cả ba tác tử này cùng xuất hiện trong câu thì chúng được phân bố như sau: Câu Đề Thuyết đề thuyết đề thuyết Mà thì là (b). Khi trong câu không có sẵn tác tử cú pháp “thì”, “mà”, “là” thì ta có thể lần lượt đưa các tác tử này vào để kiểm tra cấu trúc đề - thuyết ở các bậc. (71) Vàng (thì) gió, đỏ (thì) mưa. (Tục ngữ) ĐT T ĐT T C’1 C’2 Câu này xuất phát từ câu gốc là “Vàng gió, đỏ mưa”. Lúc đầu, câu không có tác tử cú pháp để kiểm tra ranh giới đề - thuyết, nên ta có thể đưa tác tử vào để kiểm tra. với câu này thì tác tử “thì” là phù hợp nhất và nó phân giới đề - thuyết như sơ đồ trên. (72) Nhất (là) quỷ, nhì (là) ma, thứ ba (là) học trò. (Tục ngữ) ĐT T ĐT T ĐT T C’1 C’2 C’3 Câu này xuất phát từ câu tục ngữ “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Câu không có tác tử để kiểm tra ranh giới đề - thuyết. Dựa vào tiêu chí nghĩa, ta có thể đưa tác tử “là” vào để kiểm tra thì thấy phù hợp nhất. (73) Tiếc vàng (mà) đổ lộn với thau, tiếc con chim phượng (mà) xuống bàu le le. đt t đt t ĐTh T ĐTh T C’1 C’2 (Ca dao) Câu này xuất phát từ câu ca dao: “Tiếc vàng đổ lộn với thau, tiếc con chim phượng xuống bàu le le”. Trong câu không có sẵn tác tử để phân chia ranh giới đề - thuyết. Dựa vào mặt nghĩa của câu ca dao, ta có thể đưa tác tử “mà” vào để kiểm tra thì thấy phù hợp. Các yếu tố phụ trợ đánh dấu và phân giới đề - thuyết Ngoài ba tác tử cú pháp chuyên dùng “thì”, “mà”, “là” còn một số yếu tố có chức năng đánh dấu và phân giới đề - thuyết. Các yếu tố này có thể là đề, thuyết ở các bậc hay một bộ phận của đề, thuyết. Các yếu tố này được chia thành ba nhóm: Nhóm 1: Các cặp đại từ phiếm định và xác định kết hợp sóng đôi với nhau: một phần ở đề (không xác định) và một phần ở thuyết (xác định). (74) Thầy nào (thì) trò nấy. (tục ngữ) đt t đt t ĐT T Nhóm 2: Các đại từ phiếm định kết hợp với vị từ “cũng” tạo thành một cặp hô ứng. (75) Chị nói sao (thì) tôi cũng nghe vậy. đt t đt t ĐT T Nhóm 3: Các vị từ tình thái kết hợp song đôi, hô ứng với nhau. (76) Càng ngày (thì) càng xa! ĐT T Phân loại câu tiếng Việt theo cấu trúc cú pháp cơ bản Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc hình thức, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân loại dựa vào ba khái niệm “đơn”, “ghép”, “phức”. Trong đó, đa số các nhà nghiên cứu đã đồng nhất hai khái niệm “ghép” và “phức”. Bên cạnh đó, cũng có người phân biệt “câu ghép” với “câu phức” như Diệp Quang Ban, hay đưa ra khái niệm “câu trung gian” như Hữu Quỳnh để giải quyết vấn đề bất cập này. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng, Cao Xuân Hạo trong quyển Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1 [5] cũng đề cập đến vấn đề phân loại câu. Ông cũng không phân biệt “câu ghép” và “câu phức” mà chỉ dùng khái niệm “câu ghép”. Nhưng khi miêu tả các kiểu câu theo cấu trúc cú pháp thì ông đã đề cập đến câu một bậc, câu hai bậc… Thực chất câu hai bậc trở lên chính là hiện tượng phức. Nguyên nhân sâu xa của những bất cập đã nêu trên là do các tác giả không chỉ ra được cơ sở để phân biệt hiện tượng ghép với. Hiện tượng “ghép” là kết quả của việc mở rộng cấu trúc cú pháp theo quan hệ ngữ đoạn. Hiện tượng “phức” là kết quả của việc phức tạp hoá câu theo quan hệ đối vị. Hiện tượng ghép - phức là kết quả của câu vừa được mở rộng vừa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu phân tích cấu trúc cú pháp ca dao Việt Nam dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng.doc