Luận văn Tìm hiểu phép biện chứng của Ăngghen thể hiện trong hai tác phẩm “Chống Đuyrinh” và “Biện chứng tự nhiên”

9MỤC LỤC

Mục lục 0

Phần mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu 2

3. Mục đích và nhiệm vụ 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Bố cục 4

Phần nội dung 4

Chương 1. Khái quát lịch sử phép biện chứngvà sự đối lập giữa phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp tư duy siêu hình trong tác phẩm “Chống Đuy rinh” “Biện chứng tự nhiên” của Ăngghen 4

1.1. Hoàn cảnh ra đời và kêt cấu của hai tác phẩm''ChốngĐuy rinh" và 'Biện chứng tự nhiên"

1.2. Lịch sử phép biện chứng qua hai tác phẩm “Chống ĐuyRinh” và “Biện chứng tự nhiên” 11

1.3. Sự đối lập phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp tư duy siêu hình qua hai tác phẩm 18

 

Chương 2.Nội dung quy luật của

phép biện chứng qua hai tác phẩm “Chống Đuyrinh” và “Biện chứng tự nhiên” 25

 2.1 Một số vấn đề chung về quy luật của phép biện chứng qua hai tác phẩm

2.1.1 Tính khách quan và tính lịch sử của quy luật 26

2.1.2. Mối quan hệ giữa quy luật của hiện thực và quy luật của tư duy 30

2.1.3. Đặc điểm của quy luật biện chứng 33

 2.2 Nội dung các quy luật cơ bản của phép biện chứng 37

2.2.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập 37

2.2.2. Quy luật lượng đổi chất đổi 42

2.23. Quy luật phủ định của phủ định 47

 

 

2.3. ý nghĩa của việc nghiên cứu phép biện chứng trong hai tác phẩm đối với việc học tập triết học trong giai đoạn hiện nay ở nước ta và giải pháp 53

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo 60

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2404 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu phép biện chứng của Ăngghen thể hiện trong hai tác phẩm “Chống Đuyrinh” và “Biện chứng tự nhiên”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một vòng khâu lớn, nó rồn nén bao chứa trong đó tất cả phương pháp tư duy trước đó. Nói như vậy để thấy không phải phương pháp tư duy biện chứng ra đời đã loại bỏ phương pháp tư duy siêu hình hay phương pháp tư duy siêu hình không còn giá trị. Ăngghen đã khẳng định rất rõ ràng rằng: “Dĩ nhiên đối với việc ứng dụng hàng ngày và đối với sự trao đổi nhỏ trong khoa học thì những phạm trù siêu hình vẫn còn tác dụng” [1.696]. Chương 2.Nội dung quy luật của phép biện chứng qua tác phẩm“Chống Đuyrinh” và “Biện chứng tự nhiên” của Ăngghen 2.1. Một số vấn đề chung về Quy luật của phép biện chứng qua hai tác phẩm “Chống Đuy rinh” và “Biện chứng tự nhiên” Phạm trù “quy luật” là vấn đề trọng tâm của phép biện chứng. Tuy vậy, tuỳ từng giai đoạn, điều kiện lịch sử hay lập trường giai cấp mà các nhà triết học có cách tiếp cận, cách quan niệm khác nhau về quy luật. Mác - Ăngghen những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác không có ý định xây dựng cuốn sách giáo khoa triết học mà xây dựng một thứ triết học mô tả phương thức hoạt động của con người hiện thực- những con người cải tạo thế giới xung quan và cải tạo chính mình. Vì vậy những khái niệm, những nguyên lý không được những nhà kinh điển trực tiếp đưa ra mà chủ yếu trong quá trình giải quyết các vấn đề cụ thể các ông làm phong phú nội hàm, đặc điểm của các khái niệm, nguyên lý đó. Khái niệm “quy luật” cũng vậy. Ăngghen qua hai tác phẩm “Chống Đuyrinh” và “Biện chứng tự nhiên” không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về quy luật mà chỉ đưa ra đặc trưng của quy luật Ăngghen nhấn mạnh tính phổ biến của quy luật ông cho rằng quy luật là cái xẩy ra ở bất cứ nơi nào lúc nào khi có những điều kiện cho phép được thực hiện. Ăngghen viết: “hình thức của tính phổ biến trong tự nhiên là quy luật” [1.724]. Nếu Hêghen mới chỉ coi quy luật là tính phổ biến của tinh thần, của ý niệm tuyệt đối thì Ăngghen quan niệm quy luật trên cơ sở duy vật, quy luật là tính phổ biến của tự nhiên là cái tất nhiên thể hiện ra thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên cái hỗn độn của vô số biến đổi. Dựa trên sự tổng kết thành tựu khoa học tự nhiên Ăngghen đã khẳng định rằng: Quy luật là cái chi phối tính ngẫu nhiên bề ngoài của sự kiện, quy luật là cái bản chất, cái tất nhiên của sự vật nhưng nó lại chi phối và được biểu hiện thông qua vô số sự biến đổi. Mặc dù không đưa ra khái niệm quy luật nhưng Ăngghen nhấn mạnh đặc trưng của quy luật: Tính phổ biến, tính tất nhiên từ đó góp phần hình thành và hoàn thiện quan niệm về quy luật mà ngày này vẫn thường dùng là: Quy luật là những liên hệ căn bản, phổ biến lặp đi lặp lại trong các sự vật hiện tượng quy định sự tồn tại và phát triển của chúng. Từ trước đến nay dường như khi tìm hiểu về quy luật trong hai tác phẩm của Ăngghen “Chống Đuy rinh” và “Biện chứng tự nhiên” chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu nội dung ba quy luật cơ bản của phép biện chứng mà không chú ý đến tính khách quan, tính lịch sử, mối quan hệ giữa quy luật của hiện thực và quy luật của tư duy, đặc điểm của quy luật biện chứng trong hai tác phẩm trên. Tuy nhiên, đây là những vẫn đề rất quan trọng và góp phần lớn vào việc làm sâu sắc hơn ba quy luật cơ bản của phép biện chứng. 2.1.1. Tính khách quan và tính lịch sử của quy luật Trong lịch sử triết học đã có quan niệm cho rằng quy luật không tồn tại một cách khách quan mà chỉ tồn tại trong quan hệ với chủ thể, quy luật được ấn định một cách tiên nghiệm cho các hiện tượng. Điều này là hoàn toàn vô lý bởi lẽ quy luật tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Ăngghen khẳng định nguồn gốc khách quan của quy luật trong luận điểm "Sau cùng đối với chúng tôi không thể là đưa những quy luật biện chứng từ bên ngoài vào giới tự nhiên mà là phát hiện ra chúng trong giới tự nhiên và rút chúng ra từ giới tự nhiên" [1;25] Quy luật là những liên hệ cơ bản phổ biến và tất yếu của bản thân sự vật và tuyệt nhiên không thể có những quy luật tồn tại một cách độc lập bên ngoài các sự vật hiện tượng, bên ngoài thế giới vật chất và được đưa vào thế giới vật chất. Quan niệm cho rằng quy luật là sự phản ánh, triển khai của "ý niệm tuyệt đối" là hạn chế cơ bản của triết học Hêghen. Quan điểm này đã được Ăngghen khắc phục bằng cách giải quyết vấn đề quy luật trên cơ sở duy vật biện chứng. Cái khác nhau cơ bản giữa triết học Hêghen và triết học của Ăngghen là ở chỗ Hêghen xây dựng quan điểm triết học của mình trên cơ sở duy tâm khách quan. Chính vì vậy, dù cùng khẳng định tính khách quan của quy luật như quan điểm của Ăngghen khác về chất so với quan điểm của Hêghen. Quy luật trong triết học Hêghen mang mầu sắc thần bí, còn Ăngghen khi kế thừa quan điểm biện chứng của Hêghen về quy luật đã khẳng dịnh "Và một trong những nguyện vọng của chúng tôi là tách những quy luật đó ra khỏi cái vỏ thần bí và trình bày chúng một cách rõ ràng với tất cả tính đơn giản và tính phổ biến của chúng" [1;23]. Quy luật nằm chính trong sự vật hiện tượng, trong những mối liên hệ của chúng, quy định sự tồn tại của chúng. Điều đó đúng với cả quy luật của giới tự nhiên và quy luật xã hội, thậm chí là quy luật của tư duy cũng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Sở dĩ, vẫn có những ý đồ muốn coi quy luật là sản phẩm thuần tuý của tinh thần do quy luật là cái không dễ nhìn thấy, không dễ nắm bắt, nó thường được che đậy bởi tính ngẫu nhiên. Mọi quy luật dưới dạng thuần tuý đều là kết quả của sự khái quát về mặt lý luận những hình thức tồn tại hiện thực của quy luật, có nghĩa rằng đều là sự trừu tượng. Việc nhận thức quy luật thường trên cơ sở trừu tượng hoá những cái ngẫu nhiên. Như Ăngghen nói: "Nhưng cũng như trong mọi lĩnh vực tư duy, đến một trình độ phát triển nào đó, quy luật được rút ra bằng con đường trừu tượng hoá từ thế giới hiện thực cũng bị tách ra khỏi thế giới hiện thực, đem đối lập với thế giới hiện thực như là một cái gì độc lập, như là những quy luật từ bên ngoài mà thế giới phải thích ứng theo". [1;59] Chính vì vậy, những quan niệm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, vai trò của tinh thần dễ lợi dụng tính trừu tượng của quy luật để khoác cho nó một sức mạnh thần bí, tách nó tuyệt đối ra khỏi thế giới hiện thực rồi lại cho nó chi phối thế giới hiện thực không phải với tư cách là quy luật nội tại mà một quy luật được đưa từ ngoài vào. Trong thực tế không tồn tại những quy luật dưới dạng thuần tuý như thế, mà mỗi quy luật đều có hình thức biểu hiện nhất định trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Việc nhận thức các hình thức biểu hiện của quy luật một cách khách quan là cần thiết để vận dụng những quy luật đó. Tính khách quan của quy luật còn thể hiện ở chỗ, trong lĩnh vực xã hội mặc dù nhân tố hoạt động hoàn toàn là con người có ý thức, hoạt động có mục đích, mỗi người đều có mong muốn riêng của mình song không vì thế mà quy luật xã hội phụ thuộc vào mục đích, mong muốn của những cá nhân riêng lẻ. Ngược lại quá trình hoạt động của những cá nhân riêng lẻ với tư cách là cái ngẫu nhiên vẫn luôn bị chi phối bởi những quy luật nội tại của xã hội. Vì lẽ đó con người trong quá trình hoạt động theo mục đích của mình không nên đem ý kiến cá nhân áp đặt cho thế giới hiện thực, không được tuỳ tiện đưa ra những quy luật rồi khuôn tự nhiên theo những quy luật ấy. Vấn đề là phải phát hiện ra quy luật của tự nhiên và xã hội trong những ngẫu nhiên bề ngoài, từ đó hoạt động tuân theo tính khách quan của quy luật,. Quy luật có tính khách quan là mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến trong thế giới khách quan. Nhưng như vậy không có nghĩa là có thể đem áp dụng quy luật một cách tuỳ ý, không có nghĩa là khi đã phát hiện ra quy luật thì quy luật tồn tại vĩnh viễn bất biến. Mỗi quy luật chỉ có tác động trong một lĩnh vực nhất định, những điều kiện nhất định. Vì vậy cần đề cập tới tính lịch sử của quy luật. Tính lịch sử của quy luật biểu hiện dưới hai dạng: đó là mỗi quy luật đều tồn tại và tác động trong những điều kiện lịch sử nhất định; thứ hai là tính lịch sử của quy luật biểu hiện ở mức độ thuần khiết của điều kiện sẽ tác động đến mức độ biểu hiện của quy luật. Hình thức biểu hiện thứ hai thường thấy nhiều trong các quy luật xã hội. Trong các tác phẩm của mình Ăngghen ít đề cập đến khía cạnh này mà yếu tập trung phân tích hình thức biểu hiện thứ nhất. Ông cho rằng mỗi quy luật chỉ tác động trong những điều kiện nhất định. Quy luật tồn tại khi những điều kiện tồn tại, nó mất đi cùng với sự mất đi của những điều kiện ấy. Trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên", ông đã chỉ ra "những quy luật vĩnh viễn của tự nhiên cũng ngày càng chuyển hoá thành những quy luật của lịch sử. Nước ở thể lỏng trong khoảng từ 0 độ đến 100 độ C đó là quy luật vĩnh viễn của tự nhiên Nhưng muốn cho quy luất ấy có hiệu lực thì cần phải có 1) Nước, 2) Một nhiệt độ nhất định và 3) Một áp suất bình thường. Trên mặt trăng không có nước; trên mặt trời chỉ có nguyên tố của nước thôi, và đối với những thiên thể ấy quy luật nói trên không tồn tại". [1;730] Ăngghen, những điều kiện nước nhiệt độ nhất định, áp suát bình thường là những yếu tố đảm bảo cho quy luật "nước ở thể lỏng từ 0 độ đến 100 độ C" tồn tại. Thiếu một trong ba điều kiện ấy thì quy luật trên cũng không phát huy tác dụng. Một minh hoạ khác Ăngghen cho rằng, những quy luật của khí tượng học cũng vĩnh viễn nhưng chỉ đối với trái đất, hoặc đối với một thiên thể nào có kích thước, tỷ trọng, độ nghiêng vào nhiệt độ của trái đất và giả thiết rằng thiên thể ấy bị bao bọc bởi một khí quyển với một sự hỗn hợp của khí ôxy và nitơ như vậy và với một số lượng hơi bốc lên và ngưng tụ như vậy trên mặt trăng hoàn toàn không có khí quyển; mặt trời có khí quyển do những hơi kim loại cháy đỏ tạo nên; vì thế mặt trăng hoàn toàn không có khí tượng học, còn khí tượng học trên mặt trời thì hoàn toàn khác ở ta" [1;730] Bằng những minh họa cụ thể từ lĩnh vực khoa học tự nhiên, Ăngghen đã chứng minh tính lịch sử của quy luật tự nhiên. Tính lịch sử của quy luật cũng biểu hiện rõ trong quy luật xã hội nhưng trong tác phẩm của mình Ăngghen không đề cập đến vấn đề đó. Ta có thể tìm hiểu trong một số tác phẩm của Mác để rõ hơn điều này. Mác viêt "nếu tôi xoá bỏ lao động làm thuê thì cố nhiên tôi cũng xoá bỏ luôn cả những quy luật của nó, dù cho những quy luật ấy bằng sắt hay bằng bọt biển thì cũng thế". [2.41] Ta thấy rằng thế giới vật chất tồn tại vô số quy luật, nhưng mỗi quy luật chỉ tồn tại, tác động trong những lĩnh vực, những điều kiện nhất định. Ta không thể đem quy luật của tự nhiên áp dụng cho lĩnh vực xã hội, cũng không thể đem quy luật khí tượng học lên mặt trăng để kiểm chứng kết quả. Như vậy tính phổ biến của quy luật không đồng nhất với tính phi lịch sử của quy luật, nhưng chúng luôn liên hệ chặt chẽ với nhau. Quy luật là mối liên hệ phổ biến, bản chất, tất yếu của sự vật hiện tượng nhưng nó chỉ phổ biến trong những điều kiện mà ở đó tồn tại. Quán triệt quan điểm này khi xem xét bất cứ một quy luật tự nhiên hay xã hội để vân dụng trong hoạt động thực hiện, cần phải xem xét những điều kiện quy định sự tồn tại của quy luật đó để có thể áp dụng quy luật một cách chính xác. 2.1.2. Mối quan hệ giữa quy luật của hiện thực và quy luật của tư duy Khi xem xét mối quan hệ giữa quy luật của hiện thực với quy luật của tư duy, các nhà triết học trước Mác đã có những điểm khác nhau. Các nhà duy vật siêu hình xuất phát từ quan điểm cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại một cách cô lập, tách rời, không có sự liên hệ, nên họ không lý giải được mối quan hệ giữa quy luật của hiện thực khách quan và quy luật của tư duy. Họ không thể thấy được sự thống nhất giữa các quy luật phát triển của thế giới vật chất với những quy luật phát triển của ý thức, tư duy con người. Những nhà triết học duy vật siêu hình không thể hiểu được rằng nhận thức của con người về thế giới vật chất là sự phản ánh thế giới đó vào đầu óc người ta. Bởi vậy nhận thức ấy không thể được thực hiện theo những quy luật hoàn toàn khác so với quy luật của bản thân thế giới vật chất. Trong các nhà triết học tư sản phản động hiện đại, việc tách rời nhận thức của con người khỏi sự phát triển của thế giới khách quan vẫn luôn được thực hiện thậm chí còn mang những hình thức hết sức phản động. Họ cho rằng nhận thức của con người không phải là sự phản ánh các sự vật hiện tượng khách quan mà chỉ là sự cấu tạo chủ quan của lý trí con người. Rằng những quy luật phát triển của tồn tại không có gì chung với những quy luật phát triển của tư duy và nhận thức, rằng khi nhận thức thế giới xung quanh, chúng ta không được dựa vào những học thuyết về quy luật phát triển của thế giới vật chất khách quan, mà phải xây dựng nên một vực sâu ngăn cách giữa thế giới hiện thực với sự nhận thức thế giới ấy. Họ phủ định tất cả những mối liên hệ giữa quy luật của tư duy với quy luật của hiện thực. Chỉ đến Hêghen, mối liên hệ giữa quy luật của tư duy với quy luật của hiện thực mới được thừa nhận. Tuy nhiên, mối quan hệ đó lại được xây dựng trên cơ sở thế giới quan biện chứng duy tâm khách quan. Mối quan hệ biện chứng giữa quy luật của tư duy với quy luật của tồn tại được Hêghen giải thích theo cách quy luật của hiện thực là sự biểu hiện, sự triển khai của ý niệm tuyệt đối. Khắc phục hạn chế của Hêghen và kiên quyết chống lại quan điểm siêu hình, Ăngghen giải quyết mối quan hệ giữa quy luật của hiện thực với quy luật của tư duy trên lập trường duy vật biện chứng. Xuất phát từ việc giải quyết một cách biện chứng mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, Ăngghen cho rằng quy luật của hiện thực và quy luật của nhận thức thực chất chỉ khác nhau về hình thức biểu hiện còn đồng nhất về mặt nội dung. Quy luật của hiện thực là mối liên hệ căn bản, phổ biến của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, còn quy luật của nhận thức là sự phản ánh những mối liên hệ ấy vào bộ não con người. Ông viết: "Người ta ắt phải hết sức ngạc nhiên khi thấy ý thức và giới tự nhiên; tư duy và tồn tại, những quy luật của tư duy và những quy luật của thế giới tự nhiên lại phù hợp với nhau đến thế. Nhưng sau đó, nếu người ta đặt câu hỏi rằng tư duy và ý thức là gì, chúng từ đâu đến, thì người ta sẽ thấy rằng chúng là sản vật của bộ óc con người và bản thân con người, là sản vật của giới tự nhiên, một sản vật phát triển trong môi trường nhất định và cùng với môi trường đó. Vì vậy, lẽ tự nhiên là những sản vật của bộ óc con người - quy đến cùng, cũng là sản vật của giới tự nhiên - không mâu thuẫn mà còn phù hợp với mối liên hệ còn lại của giới tự nhiên" [1; 55]. Như vậy là cùng với việc khẳng định mối liên hệ đồng nhất tương đối giữa quy luật của tồn tại và quy luật của tư duy, Ăngghen đã chỉ rõ nguồn gốc của sự đồng nhất đó chính là thuộc tính phản ánh của vật chất. Mối liên hệ giữa hai hình thức quy luật ấy thực chất cũng là phản ánh mối liên hệ phổ biến của thế giới vật chất. Việc tách rời một cách tuyệt đối giữa quy luật của hiện thực với quy luật của tư duy sẽ hạn chế khả năng nhận thức của con người. Người ta sẽ lúng túng khi trả lời câu hỏi, thực chất quy luật của tư duy là gì, quy luật của tư duy do đâu mà có? Nếu xuất phát từ chỗ phủ nhận mối liên hệ giữa hai hình thức quy luật thì cuối cùng sẽ dẫn đến lý giải quy luật của tư duy rút ra từ chính bản thân tư duy. Như vậy vấn đề sẽ bị đảo ngược lại, quy luật không được rút ra từ giới tự nhiên mà được đưa vào giới tự nhiên như một cách tiên nghiệm, có sẵn. Quy luật không phải là kết quả của quá trình nhận thức mà là điểm xuất phát của quá trình nhận thức. Điều đó cũng có nghĩa là người ta biết bản chất của sự vật trước khi biết sự vật đó như thế nào. Cách giải quyết siêu hình về quan hệ giữa quy luật của tồn tại và quy luật của tư duy dẫn đến giải thích một cách phi lịch sử về quy luật, quy luật tồn tại như là cái bất biến. Từ việc hống lại quan điểm siêu hình, cụ thể là quan điểm của Đuy rinh, Ăngghen đã giải quyết một cách khoa học mối liên hệ giữa hai loại quy luật nói trên. Trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên" khi chỉ ra sự khô khan trong cách phân loại, phán đoán của Hêghen, Ăngghen cũng nhận xét rằng nó có cơ sở sâu sắc không chỉ trong quy luật của tư duy mà cả trong quy luật của giới tự nhiên "cái mà Hêghen gọi là sự phát triển hình thức của tư duy của phán đoán với tính cách là phán đoán thì ở đây đã thành ra sự phát triển của tri thức lý luận của chúng ta. Về bản chất của vận động nói chung, tri thức dựa trên một cơ sở kinh nghiệm. Chính cái đó chứng minh rằng những quy luật của tư duy và những quy luật của tự nhiên nhất trí với nhau một cách tất nhiên nếu như người ta hiểu chúng một cách đúng đắn” [1;712] Quy luật của thế giới bên ngoài và của tư duy về thực chất là đồng nhất. Bởi vậy nhận thức của con người càng gần với tự nhiên thì tri thức của con người về thế giới càng được nâng cao, càng gần với chân lý khách quan. Cái khác nhau giữa hai quy luật trên là ở chỗ quy luật của tự nhiên xã hội có thể tự mở cho mình đường đi giữa một loạt những ngẫu nhiên bề ngoài. Còn bộ óc của con người có thể vận dụng những quy luật đó một cách có ý thức. Luận điểm "vận dụng quy luật một cách có ý thức" của Ăngghen ở đây không có nghĩa là trong lĩnh vực tư duy quy luật hình thành tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của chủ thể, mà nó chỉ có nghĩa rằng con người có khả năng nhận thức quy luật của hiện thực, phản ánh quy luật ấy vào trong tư duy. Quá trình phản ánh quy luật và tư duy cũng luôn phải đảm bảo tính khách quan của quy luật. Tư duy của con người chỉ có thể có trên cơ sở nhận thức đúng đắn về quy luật hiện thực và chỉ đạo hoạt động thực tiễn tuân theo những quy luật ấy. Phát triển tư tưởng của Ăngghen, sau này Lênin khẳng định: "Thế giới là một sự vận động có quy luật của vật chất, và nhận thức của chúng ta - sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên - chỉ có thể phản ánh tính quy luật đó mà thôi [7;201]. Quán triệt quan điểm trên, khi nhận thức quy luật, chúng ta phải quan tâm, phát hiện ra sự liên hệ giữa quy luật của tồn tại và của tư duy. Nếu không có cái nhìn biện chứng khi xem xét mối liên hệ này thì trong khoa học sẽ rất dễ rơi vào tự biện, coi thường nguồn gốc khách quan của quy luật. ở đây một lần nữa ta thấy sức mạnh của quan điểm duy vật biện chứng trong việc soi sáng vấn đề quy luật. 2.1.3. Đặc điểm cửa quy luật biện chứng Thế giới vật chất tồn tại rất nhiều quy luật, tuỳ vào phạm vi tác động của chúng mà người ta phân ra thành quy luật phổ biến, quy luật đặc thù và quy luật chung. Quy luật phổ biến hay quy luật của phép biện chứng có phạm vi tác động rộng nhất. Nó chi phối cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong thời đại của Ăngghen, việc tổng kết, khái quát quy luật của phép biện chứng duy vật là một nhiệm vụ lịch sử cấp thiết. Chúng ta thấy rằng trình độ lý luận của sự phát triển khoa học tự nhiên lúc này rất cao, đòi hỏi phải có một phương pháp tư duy đúng đắn, tức là phương pháp tư duy biện chứng duy vật phát hiện ra sự tồn tại những mối liên hệ cơ bản phổ biến, đặc trưng cho sự vận động và phát triển của hiện thực khách quan. Nói khác đi, phép biện chứng không phải là học thuyết về một lĩnh vực riêng biệt nào của hiện thực, độc lập với các lĩnh vực hiện thực khác với tư cách là đối tượng cua khoa học cụ thể. Khi nghiên cứu tự nhiên và xã hội, các khoa học cụ thể đều đụng chạm một cách có ý thức hoặc không có ý thức đến những biểu hiện của các quy luật của phép biện chứng khách quan. Cái khác nhau giữa quy luật biện chứng và các quy luật cụ thể chính là ở phạm vi tác động của nó. Ngoài ra quy luật biện chứng cũng có chung những đặc điểm như các quy luật cụ thể khác. Tính khách quan của quy luật biện chứng được Ăngghen khẳng định: "Chính từ lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội loài người mà người ta đã rút ra được những quy luật của phép biện chứng. Những quy luật không phải là cái gì khác hơn là những quy luật chung nhất của hai giai đoạn phát triển lịch sử ấy cũng như bản thân tư duy. Về thực chất các quy luật ấy quy lại thành ba quy luật sau: Quy luật về sự chuyển hoá từ số lượng thành chất lượng và ngược lại; Quy luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập; Quy luật về sự phủ định của phủ định [1;510]. Con người nhận biết được những quy luật chung nhất này là do phân tích về măt triết học những quy luật và những mối liên hệ riêng lẻ. Tuy nhiên, phép biện chứng không mang đến mệnh lệnh mà chỉ thực hiện vai trò định hướng về mặt phương pháp luận đối với nghiên cứu tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo Ăngghen, phép biện chứng là phương pháp tìm hiểu thế giới về mặt lý luận và đồng thời nó là phương pháp phổ biến hoàn toàn có triển vọng như truyền thống tư duy lâu dài đã chứng thực. Phương pháp không thể gán cho công trình nghiên cứu những kết quả có sẵn mà nó hướng việc nghiên cứu vào con đường có thể bảo đảm thu được kết quả. Trên cơ sở cho rằng các quy luật có nội dung khách quan, phản ánh bản chất của hiện thực, đồng thời chúng lại mang hình thức chủ quan khi được sản sinh ra trong đầu óc con người. Ăngghen xác định sự thống nhất giữa phép biện chứng khách quan và phép biện chứng chủ quan: "Biện chứng được gọi là khách quan thì chi phối toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng thì chỉ phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên" [1;694]. Trong "Lutvích Phơbách và sự cáo chung của triết học ổ điển Đức", Ăngghen viêt: "phép biện chứng được quy thành khoa học về các quy luật chung của sự vận động của thế giới bên ngoài cũng như tư duy của con người, - với hai loại quy luật đồng nhất về thực chất, nhưng khác nhau về biểu hiện; theo ý nghĩa là bộ óc con người có thể vận dụng các quy luật đó một cách có ý thức, còn trong tự nhiên, - và cho đến nay, phần lớn cả trong lịch sử loài người - những quy luật đó tự mở cho mình con đường đi, một cách vô ý thức, dưới hình thức tất yếu bên ngoài, giữa một loạt vô cùng tận những sự ngẫu nhiên bề ngoài. Nhưng như vậy thì bản thân biện chứng của ý niệm cũng chỉ tồn tại đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của vận động biện chứng của thế giới hiện thực" [1; 429-430]. Như vậy là, quy luật biện chứng của tư duy chỉ là sự phản ánh quy luật của thực tại. Việc Ăngghen khẳng định biện chứng của ý niệm là sự phản ánh biện chứng của hiện thực đã khắc phục quan điểm duy tâm của Hêghen. Nó là cho phép biện chứng của Hêghen từ chỗ "đứng bằng đầu" nay được đặt "đứng bằng chân". Mối quan hệ giữa biện chứng của tư duy với biện chứng của hiện thực đã được giải quyết một cách khoa học. Việc tách quy luật biện chứng của tư duy với biện chứng của hiện thực, cái này ra khỏi cái kia cùng lắm cũng chỉ thực hiện được trong ý nghĩ của con người chứ hoàn toàn không thể phân chia trong thực tế. ý đồ tách chúng một cách độc lập thì chỉ có thể thực hiện bằng phương pháp siêu hình và trước sau cũng rơi vào duy tâm. Với tư cách là các quy luật phổ biến, quy luật biện chứng có phạm vi tác động rộng hơn rất nhiều so với các quy luật của khoa học cụ thể. Những quy luật này không bị hạn chế bởi những điều kiện nhất định hoặc những nhóm sự vật đặc thù nào cả. Những quy luật của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa lớn đối với nhận thức của con người về thế giới khách quan. Cũng như quy luật của các khoa học khác, các quy luật của phép biện chứng duy vật phản ánh mối liên hệ bản chất của thế giới. Nhưng quy luật của phép biện chứng duy vật khác với các quy luật của khoa học tự nhiên và xã hội ở chỗ, quy luật của khoa học cụ thể phản ánh những loại hình riêng biệt của sự vận động vật chất, do đó chúng chỉ tác động trong những lĩnh vực, những nơi có giới hạn và được xác định. Còn quy luật của phép biện chứng duy vật lại là cơ sở của mọi sự vận động, chi phối mọi loại hình của phép biện chứng cũng là cơ sở của mọi quá trình nhận thức. Nghiên cứu bất cứ lĩnh vực nào của thực tế, bất cứ sự vật hiện tượng nào trong lĩnh vực đó, trước hết ta phải biết sự biến đổi, sự phát triển, chuyển hoá về chất lượng của nó trước đây đã được thực hiện và sau này sẽ được thực hiện theo những quy luật của phép biện chứng duy vật. Điều đó cho phép ta có khả năng vạch ra quá khứ của những hiện thực đó, tìm ra mối liên hệ của nó với các hiện tượng khác, xác định khuynh hướng phát triển sau này của nó và cuối cùng điều này giúp ta hiểu một cách sâu sắc của bản chất của hiện tượng. Nhận thức, nắm bắt được các quy luật của phép biện chứng duy vật sẽ trang bị cho ta phương pháp luận, giúp tìm được cách giải quyết triệt để các vấn đề của hiện thực cũng như của tư duy. Đồng thời nó còn là cơ sở phương pháp luận cho việc phát hiện ra quy luật của các khoa học cụ thể. Như trên đã nói, quy luật biện chứng phổ biến đối với cả tự nhiên, xã hội và tư duy song trong các tác phẩm của mình, do yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, quan điểm về quy luật biện chứng của Ăngghen chủ yếu được nêu ra trong những trình bày về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Đặc biệt trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên", Ăngghen khẳng định "ở đây chúng tôi không có ý định viết một cuốn sách phổ thông về phép biện chứng mà chúng tôi chỉ muốn chứng minh rằng những quy luật biệưn chứng là những quy luật thật sự của sự phát triển của giới tự nhiên, tức là những quy luật đó có giá trị đối với khoa học tự nhiên lý thuyết. Vì thế cho nên chúng tôi không thể xem xét một cách chi tiết mối liên hệ bên trong giữa những quy luật ấy với nhau" [1; 511]. Tuy tự đánh giá về các công trình của mình một cách khiêm tốn như vậy nhưng trên thực tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14184.DOC
Tài liệu liên quan