Giọng thơXuân Quỳnh bao giờcũng ấm áp tình người. Thơchịít trực tiếp
nói vềnỗi lòng của riêng mình, ít khơi gợi cảm giác. Chịviết nhiều vềthiên
nhiên, vềcon thuyền, vềsóng, vềbiển, Nhưng người đọc vẫn phát hiện được
đâu đó nhân vật trữtình, đó là một con người khát khao và quyết giữchặt hạnh
phúc của mình, cho dù hạnh phúc ấy có nguy cơbịquay cuồng giữa giông bão
dữdội của cuộc đời. Tình yêu giúp chịtrởnên cao cảphi thường hơn, đứng vững
hơn giữa cuộc đời đầy bão táp. Vì tình yêu là một cái gì đó rất thiêng liêng, nó có
thể đem đến nhiều điều kì diệu cho con người
Dẫu vui buồn biển vẫn mênh mông
Vẫn là nơi gặp gỡtriệu dòng sông. (26 - Xuân Quỳnh)
258 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5442 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (thể hiện qua Ca dao trữ tình, Thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trải tâm tư dưới trời trăng
sáng; Đem lòng vui tôi dệt tấm đời chung; Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh
viện. Đặc điểm này tạo nên “một Xuân Quỳnh rất riêng”.
Phải nói rằng những ẩn dụ trong thơ của Xuân Quỳnh là tiếng hát của trái tim.
Tiếng hát thanh tao, dạt dào tình cảm, tiếng hát không bao giờ tắt.
Có một điều đáng lưu ý là cũng giống như trong Thơ tình Xuân Diệu, trong
Xuân Quỳnh thơ tình cũng có những ẩn dụ phức hợp.
Chương 3
SO SÁNH CƠ CHẾ LIÊN TƯỞNG ẨN DỤ TỪ CA DAO TRỮ TÌNH
ĐẾN THƠ TÌNH XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH THƠ TÌNH
3.1. So sánh giữa Ca dao trữ tình và Thơ tình Xuân Diệu
3.1.1. Từ ngữ, hình ảnh dùng làm cơ sở cho sự liên tưởng ẩn dụ
a. Cứ liệu thống kê cho thấy từ ngữ dùng làm cơ sở liên tưởng ẩn dụ trong Ca
dao trữ tình nhiều hơn trong Thơ tình Xuân Diệu. Ở Ca dao trữ tình có 81 từ
ngữ, còn trong Thơ tình Xuân Diệu chỉ có 50 từ ngữ.
Các từ ngữ mang nghĩa ẩn dụ trong ca dao thể hiện các hiện tượng khách
quan quanh đời sống con người như: các hiện tượng tự nhiên, các vật dùng hàng
ngày, các động vật, các loại thực vật, các công trình kiến trúc…
Các tên gọi động vật, thuộc cả thế giới hữu hình và vô hình trong ca dao rất
phong phú. Trái lại, ở thơ Xuân Diệu rất hạn chế, chỉ có những tên gọi động vật
quen thuộc như: chim, bướm, ong.
Hai từ trầu, cau được ca dao dùng nhiều nhất, nhưng ở thơ Xuân Diệu không
hề có. Tương tự, từ sông trong ca dao xuất hiện ít hơn trầu - cau 6 lần. Ở Thơ
tình Xuân Diệu cũng không có nó. Trong thơ Xuân Diệu cũng không có các từ
chỉ kiến trúc: đình, chùa, giếng, chợ…; ngược lại ở Ca dao trữ tình có không ít.
Trong Ca dao trữ tình, ở không ít bài, có nhiều từ ngữ thường đi sóng đôi
nhau, tạo thành một cặp mang nghĩa ẩn dụ khác với khi nó được dùng riêng lẻ,
như: trăng - hoa, vàng - bạc, nước trong - nước đục, thuyền - bến, rồng - mây,
tằm - dâu, trăng - gió, trăng - sao. Hiện tượng này trong thơ Xuân Diệu rất ít
xuất hiện, ta chỉ bắt gặp một vài trường hợp như: gió - trăng, gió - hoa, hoa cạnh
- hoa bên, tháng - ngày, đào - sen, thuyền - bến.
Trong lúc đó các từ ngữ chỉ thế giới nội tâm trong thơ Xuân Diệu lại nhiều
hơn ở ca dao. Xuân Diệu cũng dùng nhiều từ ngữ chỉ thời gian như: chiều, ngày,
đêm, tháng, năm, thời gian,…; nhưng ca dao hầu như không dùng chúng.
b. Có khi ta thấy cùng một nghĩa biểu trưng nhưng tác giả ca dao dùng từ ngữ
này để thực hiện liên tưởng, đến Xuân Diệu được thay bằng từ ngữ khác. Ví dụ,
người xe duyên trong ca dao là ông tơ - bà nguyệt :
Sáu mươi vác cuốc ra đồng
Hỏi ông Tơ bà Nguyệt lấy chồng được chưa? (457 - Ca dao)
đối với Xuân Diệu lại là bình minh:
Nghìn buổi sáng bình minh xe chỉ thắm
Đem lòng tôi ràng rịt với xuân tươi. (72 - Xuân Diệu)
c. Có những từ ngữ ẩn dụ mang nghĩa biểu trưng giống nhau giữa Ca dao trữ
tình và Thơ tình Xuân Diệu. Cụ thể:
Trời người ban điều tốt lành, hạnh phúc:
- Xin trời cho ngược gió đông
Thuyền quay mũi lái thiếp trông thấy chàng. (514 - Ca dao)
- Một trời mơ đang cầu nguyện trong tôi
Chờ một tiếng để bừng lên hạnh phúc. (34 - Xuân Diệu )
Gió Tình yêu của người con trai:
- Gió vào ve vuốt má đào,
Má đào quyến gió lối nào gió ra?35 (322 - Ca dao)
- Chàng gió lạ đi khuya ngoài khuất nẻo
Nghe tiếng thơm liều liệu đến tìm hương. (76 - Xuân Diệu)
Xuân tình yêu: - Chưa chi anh đã vội về
Hay là xuân giục vội về với xuân. (119 - Ca dao)
- Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi; (17 - Xuân Diệu)
Đàn tâm trạng người đang yêu:
- Đương khi cuộc rượu say nồng,
Đàn kia đang gảy sao chùng mất dây?
Hết điệu thì em cho vay,
Can gì phải nghỉ nửa ngày, anh ơi! (183 - Ca dao)
- Đàn của hồn ta ai vặn thế
Gặp nhau khi ấy bỗng hoà tơ36. (130 - Xuân Diệu)
Trăng - gió tình yêu lứa đôi: - Ước gì cho gạo bén sàng,
Cho trăng bén gió cho nàng bén anh. (494 - Ca dao)
- Trăng còn đợi gió chưa lên
Hay là trăng đã tròn trên mái rồi? (83 - Xuân Diệu )
Chỉ tình yêu, hôn nhân: - Chỉ điều đố gỡ cho ra,
Keo sơn cố kết một nhà cho vui. (96 - Ca dao)
- Nghìn buổi sáng bình minh xe chỉ thắm
Đem lòng tôi ràng rịt với xuân tươi. (72 - Xuân Diệu )
d. Tuy nhiên cũng có trường hợp cùng một hình ảnh nhưng ở hai tác phẩm lại
mang hai nét nghĩa biểu trưng khác nhau.
- Gương biểu trưng cho tình yêu lứa đôi (80 - Ca dao) / tình yêu tan vỡ (151 -
Xuân Diệu)
- Hoa nhài biểu trưng cho người con gái với vẻ đẹp kín đáo, lâu bền (453 - Ca
dao) / sự kết hợp lứa đôi (75 - Xuân Diệu )
3.1.2. Cơ sở của sự lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh
a. Ca dao là tiếng nói, là món ăn tinh thần của người bình dân, của người lao
động vất vả, khổ cực. Họ tìm đến ca dao, bởi xem đó là phương tiện giải trí tối
ưu. Giữa đồng ruộng mênh mông, trên trời, dưới đất, đủ thứ cỏ cây, chim
muông… tất cả đều dễ gợi nhiều cảm xúc bất ngờ và họ cũng dễ dàng tìm chỗ
dừng chân để cất lời ca tiếng hát. Đó là tiếng hát của những con người yêu sự
sống, yêu lao động. Vì vậy việc họ đưa hình ảnh cây cỏ, chim thú… thiên nhiên
nói chung vào tiếng hát của mình là điều dễ hiểu .
Các loài động vật xuất hiện không ít trong ca dao. Đó là những con vật quen
thuộc hàng ngày, gần như trở thành những người bạn thân thiết của người. Nên
đứng trước loài vật con người như tìm thấy mình, xem đó là chỗ để tự nhìn ngắm
lại mình, để giải bày tâm sự, để bộc lộ những khát vọng hạnh phúc hay giải thoát
sự tù túng đang phải chịu đựng
Ước gì em biến ra ruồi
Để em đậu má cái người đi ô
Ước gì em hóa ra ong
Để em quấn quýt trong lòng cái ô. (495 - Ca dao)
Mặt khác, cuộc sống của họ gần gũi với ruộng vườn, núi sông, cây cỏ… Nên
hơn ai hết họ hiểu được các đặc điểm, tính chất, quá trình phát triển của các sự
vật, hiện tượng ấy. Họ phát hiện được nhiều nét tương đồng giữa chúng với
mình. Từ đó họ liên tưởng tới nhiều khía cạnh, nhiều bình diện của cuộc sống
con người. Qua ẩn dụ, chúng ta thấy những gì liên quan đến đời sống con người
đều thành ca dao. Những vật tầm thường chẳng mấy ai quan tâm như cành cây,
củi khô, cơm nguội… khi đi vào ca dao đều trở thành những ẩn dụ gây nhiều xúc
động: Củi than nhem nhuốc với tình Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên (142 - Ca
dao). Người bình dân đã gửi vào sự vật rất tầm thường là củi than một giá trị tinh
thần. Câu ca dao đã trở nên có ý nghĩa khái quát lớn: cái đáng quí là nghĩa là
tình, hơn là vẻ ngoài.
Ca dao không là văn chương bác học. Nó xuất hiện khi chưa có chữ viết, và
người ta đang sống dưới chế độ phong kiến độc quyền, rất nhiều luật lệ phi lý đè
nặng lên vai, kiềm chế, ngăn cấm tự do trong quan hệ nam nữ. Những giáo lý ấy
đã ăn quá sâu vào đời sống riêng tư của con người, xâm phạm nhân quyền. Để
được giải thoát, người bình dân đã tìm đến với ca dao như một người bạn tâm
tình. Do vậy, trong ca dao, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình là lĩnh vực được
chú ý nhiều. Ca dao đề cao tình cảm tự nhiên, xem đó là nhu cầu không thể thiếu
được. Phải chăng điều này có liên quan mật thiết đến việc dùng nhiều cặp từ ngữ
ẩn dụ sóng đôi của tác giả ca dao để thể hiện tình yêu như: ông tơ - bà nguyệt,
rồng - mây, phượng hoàng - ngô đồng... Chúng đã gợi lên được hình ảnh gắn bó,
quấn quýt như hình với bóng giữa vợ với chồng, giữa những cặp tình nhân. Cái
đẹp trong đời sống của người bình dân là họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn,
thử thách, mọi lời đồn đãi, thị phi để đến, và được sống với nhau trọn đời. Họ
ngay thẳng, trung thực, nên tình cảm của họ cũng rất chân thành. Hạnh phúc vợ
chồng là nghĩa, là tình, không có chỗ cho sự so đo tính toán:
Chàng lên non thiếp cũng lên non,
Chàng lên trời vượt biển thiếp cũng bồng con theo chàng. (82 - Ca
dao)
Tuy nhiên tác giả dân gian cũng thể hiện sự xứng đôi ấy rất đa dạng, sinh
động, đem đến cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc:
Đôi ta lên thác xuống ghềnh,
Em ra đứng mũi để anh chịu sào. (176 - Ca dao)
Chính việc dùng các cặp từ ngữ ẩn dụ sóng đôi thể hiện những nỗi niềm tâm
sự như vậy làm cho ý nghĩa tăng lên gấp bội, lời ít ý nhiều, có sức truyền cảm
mạnh. Lời ca tiếng hát thêm ngọt ngào, tình tứ.
Đôi khi cách dùng từ ngữ sóng đôi ấy cũng tạo nhiều hình ảnh tương phản
làm hiển lộ nhân sinh quan của người xưa:
- Tiếc nồi cơm trắng để ôi
Tiếc con người lịch mà soi gương mờ. (443 - Ca dao)
- Ai ơi! Đừng phụ bát đàn
Nâng niu bát sứ vỡ tan có ngày. (16 - Ca dao)
Nếu đạo lí phong kiến là rào cản quan hệ nam nữ thì ngược lại ca dao là nhịp
cầu nối những bờ tình yêu. Hơn thế nữa, thông qua phương tiện ẩn dụ, họ dễ
dàng bộc bạch nỗi niềm của mình bằng những lời có cánh, hết sức duyên dáng,
nhưng cũng rất chân tình. Bởi cơ sở của những liên tưởng ẩn dụ này bắt rễ từ
thực tiễn cuộc sống của họ. Song có điều cần lưu ý là tình cảm trong ca dao là
tình cảm chung của cả cộng đồng, hoặc của cả một tập thể cá nhân, chứ không
phải của riêng một cá nhân nhất định. Nói cách khác, ẩn dụ trong ca dao không
biểu hiện cái tôi cá nhân, điều này khác với ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu. Xã hội
thời ca dao xưa không có chỗ cho cái tôi cá nhân. Có những câu ca dao chứa từ
xưng hô anh, em, chàng, thiếp nhưng tình cảm thể hiện trong đó là của những ai
cùng hoàn cảnh, cùng tâm trạng:
Gió đưa bụi chuối se tàu,
Chàng Nam thiếp Bắc làm giàu ai ăn? (224 - Ca dao)
Những ai phải sống trong cảnh xa nhau thì đều thấm thía khi đọc câu ca dao
này, bởi thấy mình trong đó.
Thường trong ca dao rất ít từ ngữ nhân xưng, nhiều trường hợp từ mang nghĩa
ẩn dụ đồng thời là từ nhân xưng:
- Trúc nhớ mai, trúc buồn ngao ngán,
Mai trở về mai nhớ trúc chăng? (487 - Ca dao)
Hay là cách nói trống không: - Nước trong cá chẳng ăn mồi
Đừng câu mà mệt đừng ngồi mà trưa. (361- Ca dao)
Hoặc cách nói phiếm định: - Ai làm cho bướm lìa hoa,
Cho chim xanh nọ bay qua vườn hồng? (11 - Ca dao)
Quả là nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt đã ăn sâu vào tiềm thức
người lao động. Nó như một mạch nước ngầm chi phối toàn bộ quá trình lựa
chọn, sử dụng các từ ngữ để thực hiện liên tưởng ẩn dụ khi sáng tác ca dao. Chim
trời, cá nước, sông ngòi, biển cả, cây cỏ… đều là những biểu tượng của nhân sinh
quan, thế giới quan của họ. Qua những biểu tượng này ta thấy được hồn quê, bối
cảnh văn hoá Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Nó phản ánh khí
sắc dân tộc, tâm hồn dân tộc, và là tấm gương soi đời sống thực tại. Đặc biệt các
từ ngữ ẩn dụ trong ca dao thường mang tính biểu trưng cho người phụ nữ, người
nông dân, về tình yêu lứa đôi… Điều này khẳng định người Việt Nam có nền văn
hoá trọng đạo lí, nghĩa tình, giàu tính nhân đạo.
Ẩn dụ trầu cau xuất hiện nhiều nhất trong Ca dao trữ tình. Như nhiều lần đã
nói ở trên, hình ảnh trầu cau, nhất là ở thời xa xưa, luôn gắn liền với sự trao lời
trong các cuộc giao tiếp, đặc biệt là trong giao duyên; cao hơn là trong những
nghi lễ tác hợp hôn nhân, nghi lễ cúng bái, hội hè, đình đám. Chúng đã trở thành
một nét văn hóa của dân tộc, đó là văn hóa trầu cau. Thực tế ấy đã giải thích vì
sao hình ảnh trầu cau lại xuất hiện nhiều trong ca dao trữ tình, hơn nữa lại có khả
năng gợi đến sự trao duyên, đến nghĩa tình sâu nặng:
Miếng trầu ăn một trả mười,
Ăn sao cho được một người như em.
Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn? (285 – Ca dao)
Quan niệm đạo đức, thẩm mỹ của quần chúng cần lao là chuộng sự thủy chung,
nghĩa tình, thích cái đẹp, cái duyên thầm kín hơn là những gì ồn ào, mãnh liệt,
phô trương. Phải chăng vì vậy mà các từ ngữ ẩn dụ trong ca dao không mang ý
nghĩa chỉ mức độ cực cấp, vượt khỏi khuôn phép của quan niệm thời bấy giờ.
Nếu có khao khát được yêu thì đó cũng chỉ là những ước mong thâm trầm, tế nhị;
nếu có bộc lộ thì cũng rất duyên dáng, dễ thương:
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu.
Bắc cầu anh chẳng đi cầu
Để tốn công thợ để sầu lòng em. (218 – Ca dao)
b. Ngược lại với ca dao, các ẩn dụ trong thơ tình Xuân Diệu đưa người đọc
đến một thế giới mà ở đó chỉ có những thứ tình nồng nàn, đắm say hoặc khát
khao tột độ. Có thể nói, hầu hết các trạng thái tình cảm đều ở cực đỉnh.
Các từ ngữ mang nghĩa ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu cũng vẫn là các từ ngữ
chỉ các hiện tượng tự nhiên như mây, gió, trăng, sao; chỉ các loài động thực vật:
hoa cỏ, ong bướm; nghĩa là vẫn những cái tồn tại quanh ta. Nhưng với trái tim
của một con người “sống là yêu và chết đi rồi vẫn còn yêu” thì cảnh sắc thiên
nhiên đã được nhân hoá, mang các trạng thái tình cảm của con người:
Đường rất lặng với hàng cây hay nhớ
Xa sao đành mắt đẹp của hoàng hôn! (80 – Xuân Diệu)
Nhà thơ thường mang cảm xúc trẻ trung sôi nổi của mình trải vào cảnh vật.
đem những ước mơ, khát vọng của mình phủ lên thiên nhiên. Ông bắt thiên nhiên
phải chiều ý mình, để biến những cái vốn vô tri vô giác thành những cái trĩu nặng
tâm tư hoặc tưng bừng sự sống. Chẳng hạn chỉ với một từ “gió” mà Xuân Diệu
đã tạo cho đời bao nhiêu là sắc thái: Gió thơm phơ phất bay vô ý Đem đụng cành
mai sát cành đào.(13 - Xuân Diệu); Những tiếng ân tình hoa bảo gió, Gió đào
thỏ thẻ bảo hoa xuân. (30 - Xuân Diệu); Sao họ khéo nõn nà mà bợ ngợ Những
nàng hoa chờ đợi gió phong lưu! (75 - Xuân Diệu). Khác hẳn với “gió táp mưa
sa” trong ca dao. Các ý nghĩa khác nhau ấy nhằm diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc
của thi nhân. Rõ ràng với tình yêu, thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu đều cũng
thiết tha say đắm. Ngôn ngữ mà nhà thơ dành cho thiên nhiên cũng là ngôn ngữ
của tình yêu. Chính lòng yêu đời, nhạy cảm với đời đã giúp nhà thơ cảm nhận
được những mối tương giao thầm kín, hô ứng giữa sự vật với nhau và với con
người:
Chính hôm nay gió dại tới trên đồi;
Cây không hẹn để ngày mai sẽ mát;
Trời đã thắm lẽ đâu vườn cứ nhạt?
Đắn đo gì cho lỡ mộng song đôi! (65 - Xuân Diệu)
Bao nhiêu cảnh sắc của thiên nhiên, của vũ trụ mà tác giả ca dao chỉ nhìn,
chỉ ngắm để khảo sát tìm ra chỗ giống và khác nhau với cuộc sống con người thì
đến Xuân Diệu ông kéo chúng xích lại gần mình để hưởng thụ trong cái thế giới
trần gian của riêng mình. Ông cảm nhận bằng đủ tất cả các giác quan vốn có37:
Anh một mình nghe tất cả buổi chiều (29 - Xuân Diệu); Biển đắng không nguôi
nỗi khát thèm (26 – Xuân Diệu).
Thơ Xuân Diệu thuộc dòng văn chương bác học, và ở thời mà cái tôi hiện
rõ. Thơ ông thể hiện tình yêu của một con người cuồng nhiệt, sống hết mình vì
yêu. Ông muốn hòa mình vào đời nhưng lại tự thấy mình là kẻ cô đơn, lạc loài
nên lại như người bị giam lỏng. Ước vọng không thành, không thỏa mãn với thực
tại, cho nên ông càng thêm ảo tưởng. Phải chăng vì vậy mà trong thơ ông ta ít
thấy có sự hòa hợp, xứng lứa vừa đôi; khổ đau nhiều hơn hạnh phúc. Điều này
thể hiện ở việc các từ ngữ mang nghĩa ẩn dụ biểu hiện những cung bậc tình cảm
của thi sĩ hầu hết đều ở dạng đơn lẻ. Trong thơ ông cũng có cặp từ sóng đôi như
thuyền - bến, nhưng mối quan hệ giữa thuyền và bến ở đây chỉ là tạm bợ, không
chặt chẽ, không biểu trưng cho hạnh phúc con người: Người giai nhân: bến đợi
dưới cây già Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt. (70 - Xuân Diệu). Bến
không lấy gì để ràng buộc thuyền được. Câu thơ đau đáu một nỗi niềm xót xa cho
số phận bất hạnh. Nó khác hẳn với thuyền và bến trong ca dao:
Một thuyền một bến một dây
Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay ta chịu cùng. (303 - Ca dao)
Những lúc một mình, nhà thơ đã đủ thấm thía nỗi sầu cô đơn, ấy vậy mà
ngay cả lúc sánh bước bên người tâm đầu ý hợp cũng chẳng dịu nhạt đi nỗi cô
đơn: Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều, Là truyền tin thắm gọi tình yêu, Song le
hoa đợi càng thêm tủi, Gió mặc hồn hương nhạt với chiều. (78 - Xuân Diệu). Bởi
“hoa” vẫn cứ là “hoa”, “gió” vẫn cứ là “gió”, chẳng bao giờ hoàn toàn hòa
quyện. Vì “cái tôi” của nhà thơ là “cái tôi” luôn xê dịch đâu phải “cái tôi” đứng
yên. Nên lúc nào nhà thơ cũng cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Hình ảnh “lòng” xuất
hiện nhiều trong thơ ông là một cách để nhà thơ phơi bày tình cảm, “phơi trải cái
tôi”. Nói đến “lòng” là nói đến nhiều trạng thái tình cảm khác nhau, đan xen, hòa
quyện vào nhau: yêu đời, cô đơn, buồn đau, sự thất vọng…Thi sĩ còn sáng tạo
những kết hợp mới của từ lòng: nhụy lòng, nhị lòng, hoa lòng… tạo nên những
ẩn dụ phức hợp mà ta không thấy có ở ca dao38:
Người si muôn kiếp là hoa núi,
Uổng nhụy lòng tươi tặng khách hờ. (79 - Xuân Diệu)
Một từ khác nữa cũng khá mới lạ, xưa nay ít gặp trong thơ văn, đó là hồn.
Tìm hiểu khái niệm hồn là đồng nghĩa với việc tìm hiểu thế giới tâm linh con
người, phát hiện ra cái tôi ẩn chứa trong đó. Con người cá nhân trong thơ Xuân
Diệu là con người của sự suy tư, đau đớn, cảm xúc, đào sâu vào bản ngã:
- Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm,
Ta chưa thấu, nữa là ai thấu rõ. (21 - Xuân Diệu)
- Chớ đạp hồn em!…39 (69 - Xuân Diệu)
Các ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu góp phần giải bày mọi bí mật của cõi lòng, từ
nỗi buồn, nỗi cô đơn, những khát khao phi chuẩn mực, những giây phút yếu đuối,
thất vọng chán chường có tính suy đồi, đến ghen tuông, thèm khát trần tục. Theo
nhà thơ, hình như không có gì là vĩnh cửu, tất cả đều có thể biến đổi, từ thiên
nhiên đến lòng người. Ông cũng có những hoài bão, và khát vọng cháy bỏng nhất
ở ông là mơ ước tự do, được sống đúng với bản sắc và nhân cách của mình.
Nhưng, như đã có lần nhắc tới ở trên, thực tại mà tác giả bắt gặp không phù hợp
với ước mơ; nó phũ phàng và đầy đau xót. Rồi những ước mơ mà nhà thơ khao
khát như một lẽ sống, như một cứu cánh về tinh thần cũng thật mỏng manh, mờ
mịt. Đó là nguyên nhân đưa đến nhiều liên tưởng mới của thơ ông:
- Mưa, theo ca dao, biểu trưng cho thân phận người phụ nữ, nhưng Xuân Diệu
lại liên tưởng đến tình yêu của thi sĩ:
Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai
Mưa biếc tha hồ rơi giọt ngọc
Lá xanh không ướt đến da ngoài. (54- Xuân Diệu)
- Kết hợp cây đời, nhụy đời, ở thơ ông, biểu trưng cho sự trường tồn, sự vĩnh
hằng của tình yêu: Mãi mãi môi em nhụy đời vô hạn
Và cây đời! Ôi xán lạn xanh tươi. (156 - Xuân Diệu)
- Lá - cành biểu trưng hình ảnh con người chờ đợi tình yêu:
Lá lim dim trên mấy ngọn bằng bằng
Cành lả lả chờ tay ai đón đẩy. (75 - Xuân Diệu)
3.2. So sánh giữa Ca dao trữ tình và Xuân Quỳnh thơ tình
3.2.1. Từ ngữ, hình ảnh dùng làm cơ sở cho sự liên tưởng ẩn dụ
a. Số lượng từ ngữ mang nghĩa ẩn dụ trong thơ Xuân Quỳnh không phong
phú như ca dao, chỉ có 37 từ ngữ, chỉ các hiện tượng tự nhiên, thế giới vật thể,
thực vật, động vật, và thế giới nội tâm. Ở thơ chị không có mặt những từ chỉ các
công trình kiến trúc như: đình, chùa, nhà, giếng, cầu, chợ mang nghĩa ẩn dụ.
Nhưng không phải vì tất cả những điều ấy mà thơ Xuân Quỳnh trở nên nhạt
nhẽo. Ngược lại, chỉ với một vài từ, một vài hình ảnh mới so với ca dao, Xuân
Quỳnh đã tạo nên một hồn thơ bất hủ như con tàu - sân ga, ngọn lửa…
b. Kết quả thống kê cho thấy có các từ ngữ trong thơ Xuân Quỳnh và ca dao
trùng nhau, nhưng sự liên tưởng không hoàn toàn như nhau. Ca dao và thơ Xuân
Quỳnh đều có cặp từ sóng đôi: thuyền - biển mang nghĩa ẩn dụ. Nhưng nếu ở ca
dao hai hình ảnh thuyền - biển chỉ gợi về nỗi đau xa cách một cách chung chung:
Ai làm cho biển cạn khô, Cho thuyền sang không đặng, Hán Hồ xa nhau (11), thì
ở Xuân Quỳnh thơ tình chúng biểu hiện nhiều cung bậc, trạng thái của tình yêu,
lúc dịu êm, lúc lại dữ dội - cái dữ dội dễ thương hơn là đáng sợ, cái dữ dội làm
cho đôi lứa xích lại gần nhau hơn, Thuyền và biển của Xuân Quỳnh có thể đi đến
tận cùng của sự sống, để thỏa mãn khát vọng của thuyền và cái bao la của biển.
Biển với Xuân Quỳnh đã hóa thân thành người phụ nữ nhỏ bé nhưng dám khẳng
định dứt khoát:
Suốt cuộc đời biển gọi ước mơ
Nỗi khát vọng những phương trời chưa đến
Đứng trước biển quên những điều nhỏ hẹp
Lại thấy lòng trong sạch thêm ra. (25 - Xuân Quỳnh )
Tương tự, sóng của thơ Xuân Quỳnh cũng không hoàn toàn là sóng của ca
dao. Sóng, biển trong ca dao chủ yếu gợi lên những khó khăn, thử thách, trắc trở
trong cuộc đời mà ta cần đề phòng, cố gắng để vượt qua. Còn trong thơ Xuân
Quỳnh con sóng cũng có khát vọng đến với cái vô biên để khám phá cái bản ngã:
Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể (18). Nếu ca dao ví hạt mưa sa là
thân con gái: Hạt vào đài các, hạt ra ngoài đồng (412- Ca dao), thì trong thơ
Xuân Quỳnh, Hạt mưa sa cũng trên vũng lầy nước đọng nhưng lại có tính biểu
trưng cao hơn, gợi về cả Một kiếp người nhắm mắt lệ còn rơi (5-Xuân Quỳnh ).
Cùng là hình ảnh thư, nhưng với ca dao nó là chiếc cầu nối của tình yêu nam nữ
nói chung. Với Xuân Quỳnh thì cụ thể hơn, đó là tình yêu chân thành của người
con gái. Xuân Quỳnh còn viết về tiếng gà. Nhưng đó không phải là tiếng gà gáy
vội tàn canh làm cản trở giờ tình tự của lứa đôi trong ca dao (484- Ca dao), mà
đó là tiếng gà đánh thức cả một quãng đời của con người. Chỉ một tiếng gà mà
bao nhiêu năm tháng của tuổi thơ hiện lên. Tiếng gà là hoài niệm, là niềm vui, lẽ
sống của một cô bé mồ côi mẹ Xuân Quỳnh.
Mạnh mẽ hơn, Xuân Quỳnh tự ví mình là ngọn gió nam hung dữ để khẳng
định mình trên văn đàn nữ sĩ, đầy tự tin là Vẫn đủ sức làm cuộc đời xáo động.
(260 - Xuân Quỳnh)40.
Xuân Quỳnh còn khác tác giả dân gian ở chỗ không dùng sóng đôi những cặp
từ trăng - gió, trăng - sao hay trăng - cuội mà lại dùng trăng - đêm.
c. Xuân Quỳnh thơ tình và Ca dao trữ tình có những từ mang nghĩa ẩn dụ
tương đối giống nhau:
Cò được liên tưởng tới thân phận người phụ nữ41:
- Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp (166 – Xuân Quỳnh )
- Cái cò lặn lội bờ ao
Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay. (71 - Ca dao)
Núi - đèo được liên tưởng tới không gian cách trở42:
- Mẹ lại hát ru con những bài ca đất nước:
“… Khi đã yêu mấy núi đèo cũng vượt. (22 - Xuân Quỳnh )
- Anh về em những trông theo.
Trông cho khuất núi, khuất đèo mới thôi. (438 – Ca dao)
Thác ghềnh được liên tưởng tới khó khăn, thử thách của cuộc đời43:
- Tôi đã qua bao thác ghềnh đá núi
Qua thời gian tóc thoảng sợi màu mưa (164 - Xuân Quỳnh )
- Đôi ta lên thác xuống ghềnh
Em ra đứng mũi để anh chịu sào. (176 – Ca dao)
Nón được liên tưởng tới tình cảm, tình yêu đôi lứa44:
- Trong mưa thấp thoáng hai người
Một khung nón nhỏ che đôi mái đầu. (173 – Xuân Quỳnh )
- Nón này là nón u mê
Nón này là nón đi về che chung. (353 – Ca dao)
Thuyền được liên tưởng tới người con trai:
- ...Chỉ có cát nghiêng về phía sóng
Như tấm lòng tôi ngóng những thuyền xa. (109 - Xuân Quỳnh)
- Thuyền rời nhưng bến chẳng rời... (430 - Ca dao)
Rõ ràng Xuân Quỳnh có tiếp thu những ẩn dụ của ca dao, nhưng tiếp thu một
cách sáng tạo. Một phần cũng nhờ thể loại thơ tự do đã giúp chị diễn đạt một
cách dàn trải hơn, đầy đủ những khuất chiết của tâm tư. Nhưng ngay cả khi sự
tiếp thu được thể hiện ở thể thơ lục bát như ca dao thì ta cũng thấy sự sáng tạo
tuyệt vời của nữ sĩ: Biết ơn hạt muối mặn mòi, Với gừng cay để cho người nhớ
nhau (85-Xuân Quỳnh ).
3.2.2. Cơ sở của sự lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ thời chống Mỹ. Vào cuối
thập niên 60 và nửa đầu thập niên 70, ở tiền tuyến lớn miền Nam diễn ra nhiều
cuộc chiến ác liệt. Chị đã tự nguyện dấng thân vào nơi bom rơi đạn nổ ấy. Chính
vì vậy chị hiểu rõ hơn ai hết thế nào là nỗi đau và sự mất mát do chiến tranh gây
ra. Thực tế cuộc sống đã hằn sâu vào suy nghĩ của chị. Tâm hồn chị sớm tìm sự
hòa nhập và lắng nghe tiếng nói của thời đại. Thời đại cần những con người xếp
bút nghiên theo việc đao cung, thời đại mà một khi đã ra đi thì không hẹn ngày
trở lại. Trong dòng suy nghĩ đó, ngòi bút của chị hướng về những con tàu - sân
ga, ngọn lửa, những từ ngữ mang nghĩa ẩn dụ lạ so với ca dao. Sân ga đã trở
thành nhân chứng lớn của những cuộc chia tay lịch sử: Sân ga chiều em đi Bàn
tay da diết nắm Vừa thoáng tiếng còi tàu Lòng đã Nam đã Bắc. (61)
Xuân Quỳnh thấu hiểu và cảm thông với những người phải sống trong bom
rơi lửa đạn. Nhưng cái vĩ đại của họ là trong nguy nan họ vẫn bảo tồn được vận
mệnh của tổ quốc, họ vẫn nghĩ về nhau:
Ta nào quên thời chúng ta sinh
Mọi con đường mang nỗi đau đạn lửa
Con đường đỏ bừng ngụy trang cũng đỏ
Con đường xanh màu lá ngụy trang xanh
Từ con đường này em viết cho anh. (227 - Xuân Quỳnh)
Những ai đã từng trải qua những năm tháng ấy, khi nhìn lại mới thấy hết niềm
tự hào về một quãng đường hào hùng của dân tộc. Ở thời ấy, trong mắt Xuân
Quỳnh, đến ngọn cỏ cũng biết cảm thông với những nỗi đau thương, mất mát của
con người: Trong ác liệt bỗng biết ơn màu cỏ Cỏ làm bớt hoang tàn Cỏ làm bớt
thương đau. (197-Xuân Quỳnh). Khác hẳn với hình ảnh cỏ trong ca dao, ở đây,
tuy yếu ớt là vậy nhưng cỏ biểu trưng cho sức sống trường tồn, bởi tháng ngày
xanh mãi không thôi (250).
Sự liên tưởng ấy quả khá độc đáo!
Có thể nói, cuộc đời chinh chiến đã giúp Xuân Quỳnh có nhiều liên tưởng
mới, lạ. Cũng là biển, cũng là gió, là những hiện tượng muôn đời của thiên nhiên,
nhưng trong thơ Xuân Quỳnh ít nhiều n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH005.pdf