MỤC LỤC
# "
Phần mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài . 1
2.Nội dung nghiên cứu . 2
3.Phương pháp nghiên cứu. 2
4.Phạm vi nghiên cứu. 3
Phần nội dung
Chương I:Cơ sở lý luận . 4
1. Công ty CP . 4
1.1. Cty CP là gì? . 4
1.2. Ưu nhược điểm của Cty CP . 4
1.3. Sơ đồ quản lý kiểm soát của Cty CP . 6
1.4 Cổ phiếu là gì? . 7
1.5 Điều kiện để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. 10
2. Cổ phần hoá ?. 10
2.1. Cổ phần hoá là gì?. 10
2.2. Cổ phần hoá không phải là tư nhân hoá . 11
2.3. Hình thức tiến hành . 11
2.4. Qui trình thực hiện CPH theo nghị định 64 . 12
2.5. Một số tiêu chí đánh giá việc CPH. 15
3. Sơ lượcvề một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về CPH và những nhận xét chung về tiến độ CPH ở nước ta . 16
3.1. Sơ lược về một số chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta
về CPH . 16
3.2. Việc thực hiện CPH ở Việt Nam. 18
Chương II: Giới thiệu về Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ . 21
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển . 21
2. Tư cách pháp nhân . 22
3. Chức năng nghĩa vụ và quyền hạn . 22
3.1 Chức năng . 22
3.2 Nghĩa vụ . 23
3.3 Quyền hạn . 24
4. Bộ máy quản lý của Cty . 26
4.1 Nguyên tắc tổ chức và quản trị điều hành . 26
4.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Cty . 27
5. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2000_2001_2002 . 30
6. Thuận lợi và khó khăm của Cty . 30
Chương III: Phân tích tiến trình thực hiện CPH tại Cty CP Xáng, XD Cần Thơ . 33
1. Mục tiêu thực hiện CPH. 33
2. Điều kiện để tiến hành CPH. 33
3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2000_2001_2001 . 33
3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Cty . 35
3. Tiến trình thực hiện CPH tại Cty . 38
Bước 1: Chuẩn bị . 39
Bước 2: Xây dựng phương án CPH . 41
Bước 3: Duyệt và triển khai phương án CPH . 52
Bước 4: ĐKKD và ra mắt Cty CP. 54
5. Kết quả hoạt động sau CPH . 54
Chương VI: Nhận xét & kiến nghị . 63
Phần kết luận . 68
86 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu qui trình CPH DNNN tại công ty cổ phần xáng xây dựng Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược 573DN, chỉ đạt được 60% kế hoạch đề ra. Nếu cứ tiếp tục với tốc độ như thế này, chúng ta sẽ không đổi mới kịp, doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam sẽ phải thua ngay trên “sân nhà”, khi vào năm 2005 tới đây chúng ta sẽ phải hội nhập WTO.
Bên cạnh đó, việc tiến hành cổ phần hóa không đồng đều giữa các ngành và
địa phương. Theo số liệu thống kê cuối năm 2002 cả nước vẫn còn 5/13 bộ, 4/17
Tổng Cty 91 và 6/61 tỉnh chưa tiến hành cổ phần hóa.
Ngoài ra, mục tiêu huy động vốn của toàn xã hội vào đầu tư phát triển: chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư. Trong số doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa trước năm 1998 có khoảng 40% số doanh nghiệp không có cổ đông là người ngoài doanh nghiệp, sau năm 1999 là 26%. Thực tế, chủ yếu chỉ cổ phần hóa bằng cách bán tài sản Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, tức là chuyển đổi sở hữu tài sản chứ chưa làm tăng tài sản doanh nghiệp. Mặc khác, hơn 90% số doanh nghiệp đã cổ phần hóa có quy mô nhỏ với vốn dưới 10 tỷ đồng, trong đó trên 2/3 với vốn dưới 5 tỷ đồng. Việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế.
Tóm lại, cả phương diện lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm đều khẳng định
chủ
trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nuớc ta là
hoàn toàn đúng đắn, hợp quy luật, có lập trường quan điểm rõ ràng, hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Cổ phần hóa doanh nghịêp Nhà nước là một trong những giải pháp tích cực nhằm nâng cao tính năng động và hiệu quả không chỉ của các doanh nghiệp Nhà nước mà còn của cả hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chương II: Giới thiệu về Cty Cổ Phần
Xáng Xây Dựng Cần Thơ
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển:
- Công ty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ ban đầu là Cty Xây dựng cơ bản
Thủy lợi Hậu Giang (cũ), đến năm 1986, theo quyết định của UBND Tỉnh số
73/QĐ.UBT.78 ngày 29/8/1978. Thành lập thêm Cty Xáng Hậu Giang.
- Đến năm 1986, theo sự chỉ đạo của UBND Tỉnh sáp nhập 3 đơn vị: Cty Xáng Hậu Giang, Cty Xây dựng Cơ bản và Trạm Vật tư_ Vận tải Thủy lợi Hậu Giang thành Xí nghiệp Xây dựng Thủy lợi Hậu Giang theo quyết định số
25/QĐ.UBT.86 ngày 16/7/86 Trực thuộc Sở Thủy lợi Hậu Giang. Xí nghiệp chủ
yếu thực hiện các công trình thủy lợi do Tỉnh giao.
- Năm 1992, được sự cho phép của UBND Tỉnh Cần Thơ cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên thành Xí nghiệp Xây dựng Thủy lợi Cần Thơ theo quyết định số 1665/QĐ.UBT.92 ngày 31/12/1992. Trong thời điểm này, đất nước đang chuyển mình từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, do đó, các công trình trước đây thường được giao thầu nay chuyển sang cơ chế đấu thầu. Nhằm bắt kịp được nhịp độ phát triển chung của cả nước cũng như nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đủ điều kiện tham gia đấu thầu các công trình, xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào đổi mới máy móc trang thiết bị cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Tháng 5 năm 1995 UBND Tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 867/QĐ.UBT
đổi tên thành Cty Xáng, Xây dựng và Phát triển nông thôn Cần Thơ.
- Đến tháng 6 năm 2003 theo quyết định số 2039/QĐ_CT.UB của Chủ tịch UBND Tỉnh Cần Thơ chuyển Cty Xáng Xây dựng và Phát triển nông thôn Cần Thơ thành Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ.
Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ
Tên giao dịch đối ngoại là: Cantho dredgring, construction joint stock company (CDC)
Trụ sở chính đặt tại: 178 Nguyễn thị Minh Khai, P. Xuân Khánh, Q. Ninh
Kiều, Tp. Cần Thơ.
2. Tư cách pháp nhân:
Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ:
- Có tư cách pháp nhân đầy đủ theo qui định của pháp luật Việt Nam.
- Có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật
- Có điều lệ tổ chức hoạt động của Cty.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn về kết quả sản xuất kinh doanh, được hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính.
- Có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo qui định của
Luật Doanh Nghiệp và Nghị quyết của Đại Hội Cổ Đông.
3. Chức năng nghĩa vụ và quyền hạn
3.1 Chức năng:
Sản xuất kinh doanh
+ Xây dựng các công trình thủy lợi : kè, cống, đê, đập, trạm bơm, đào bới, nạo vét kinh mương.
+ Xây dựng giao thông, xây dựng dân dụng
+ Khai thác cát sông, san lấp mặt bằng.
+ Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành thủy lợi.
+ Sửa chữa, đóng mới xà lan, xáng cạp, xáng thổi, xe máy
+ Sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký kinh doanh và phù hợp với qui định của pháp luật.
3.2 Nghĩa vụ:
- Nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh của Cty.
+ Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do Cty thực hiện.
+ Xây dựng chiến lược phát trỉên, kế hoạch kinh doanh của Cty và nhu cầu thị trường.
+ Đăng ký và tổ chức thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao độngtheo qui định của Bộ luật lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Cty bằng thỏa ước lao động tập thể và các quy chế khác .
+ Thực hiện các qui định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, an ninh quốc gia và phòng cháy chữa cháy.
+ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo qui định, và báo cáo bất thường theo yêu cầu của ĐHCĐ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo.
+ Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước theo qui định của pháp luật. Tuân thủ các qui định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Nghĩa vụ quản lý tài chính của Cty:
+ Thực hiện đúng chế độ và các qui định về quản lý vốn, tài sản, các quĩ, hạch toán, kế toán _ thống kê, chế độ khác do pháp luật qui định, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo tài chính của Cty.
+ Bảo toàn và phát triển vốn.
+ Thực hiện các khoản phải thu và các khoản phải trả ghi trong bảng cân đối kế toán của Cty tại thời điểm thành lập
+ Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm,
đánh giá đúng đắn khách quan về hoạt động của Cty
+ Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật.
+ Cty chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng trong phạm vi nguồn vốn điều lệ của Cty.
3.4 Quyền hạn:
- Quyền tự chủ trong quản lý sản xuất kinh doanh:
+ Cty có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Cty để
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
+ Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị kinh doanh phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của Cty. Phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc trong Cty nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
+ Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh.
+ Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Cty ở trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật
+ Kinh doanh những ngành nghề được nhà nước cho phép, kinh doanh những ngành nghề khác được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép bổ sung.
+ Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước.
+ Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ chủ yếu, trừ những sản phẩm dịch vụ do Nhà nước qui định giá.
+ Đầu tư, liên doanh, liên kết vốn CP, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo qui định của pháp luật với mục đích phát triển kinh doanh.
+ Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương theo trên cơ sở cống hiến và hiệu quả hoạt động kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo đúng qui dịnh của Nhà nước.
+ Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ nhân viên Cty đi công tác nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hợp tác của Cty và các qui định của Nhà nước.
- Quyền quản lý tài chính trong Cty:
+ Sử dụng vốn và các quỹ của Cty để phục vụ các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lãi.
+ Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất.
+ Phát hành, chuyển nhượng, bán các CP, trái phiếu theo qui dinh của pháp luật, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Cty tại các ngân hàng Việt Nam dể quay vòng vốn kinh doanh.
+ Quyết định sử dụng và phân phối phần lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập và sử dụng các quỹ theo qui định của Nhà nước và nghị quyết của ĐHCĐ.
+ Được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi về thuế khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Cty CP.
4. Bộ máy quản lý tại Cty:
4.1 Nguyên tắc tổ chức và quản trị điều hành:
- Cty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật.
- Cơ quan quyết định cao nhất của Cty là Đại Hội Cổ Đông; ĐHCĐ bầu ra HĐQT dể quản trị Cty giữa 2 kỳ Đại Hội, bầu Ban kiểm soát để kiểm sóat mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Cty.
- Quản lý, điều hành hoạt động hằng ngày của Cty là Giám đốc, do
HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm.
4.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Đại hội cổ đông
Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm Soát
Ban Giám Đốc
Phòng
SXKD
Phòng kế toán
Phòng TCHC LĐTL
Xưởng sửa chửa
9 Tổ Xáng 1 Tổ Máy 3 Tổ Tàu
Sơ đồ 3: Bộ máy tổ chức Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ.
- Đại hội cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Cty gồm: Đại hội cổ đông thành lập, Đại hội cổ đông thường niên và Đại hội cổ đông bất thường. Đại hội cổ đông của Cty có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; thông qua phương hướng hoạt động kinh doanh của
công ty; quyết định các vấn đề khác như: việc phân chia cổ tức, phân chia các quỹ, trả lương cho hội đồng quản trị,....Tổng số cổ đông trong Cty là: 59 cổ đông. Tổng số cổ phần theo vốn điều lệ là : 23.780 cổ phần. Nghị quyết cùa Đại hội cổ đông chỉ có giá trị khi được các cổ đông và đại diện nắm giữ trên 51% tổng số cổ phần của Cty
- Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản trị cao nhất của Cty giữa 2 kỳ Đại hội cổ đông. HĐQT của Cty có 3 thành viên, do Đại hội Cổ đông bầu hoăc miễn nhiệm. Thành viên của Hội đồng quản trị được trúng cử với đa số phiếu bầu bằng thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Cty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Cty phù hợp với luật pháp, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của của Đại hội cổ đông. HĐQT chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông.
- Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của Cty. Ban kiểm soát gồm 3 người do Đại hội cổ đông bầu và bãi nhiệm với đa số phiếu bầu bằng thể thức bỏ phiếu kín. Kiểm soát viên trưởng do các kiểm soát viên tự đề cử.
- Ban giám đốc (BGĐ): bao gồm giám đốc và phó giám đốc.
+ Giám đốc là người đại diện pháp nhân cho Cty trong mọi giao dịch điều hành hoạt động của Cty. Giám đốc do Hội đồng quản trị bầu và Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đông quản trị và Đại hội cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành Cty .
+ Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc. Thừa lệnh của giám đốc, thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng.
- Các phòng ban:
Chịu sự quản lý trực tiếp từ ban giám đốc.
+ Phòng sản xuất kinh doanh:
lý xe máy.
Bao gồm 3 nhân viên: Trưởng phòng, cán bộ kỷ thuật và quản
Chức năng chính là tham khảo, tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường. Quan hệ với các ban quản lý dự án, làm hồ sơ thủ tục tham gia đấu thầu, nhận thầu. Cùng với, Ban giám đốc, phòng Kế toán tài chính xây dựng giá đấu thầu. Cử cán bộ giám sát thi công các hạng mục công trình, tổ chức nghiệm thu lên phiếu giá thanh toán, chịu trách nhiệm quản lý thi công, tiến độ, thời gian, báo cáo trước Ban giám đốc, tham mưu cho Ban giám đốc.
+ Phòng tài chính kế toán:
Bao gồm 3 nhân viên: Kế toán trưởng, kế toán viên và thủ quỹ
Tham mưu cho BGĐ trong lĩnh vực chế độ quản lý tài chính, công tác kiểm tra, giám sát sử dụng tài chính trong các đơn vị thi công. Quản lý và kinh doanh nguồn vốn cho vay của Cty, đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm hoạch toán các dự án thi công dự kiến tham gia đấu thầu lựa chọn phương án có lợi và có lãi để thực hiện. Thực hiện các chế độ hạch toán, báo cáo tài chính, báo cáo lưu trữ thống kê, theo dõi và kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thu chi, nhập xuất, trích nộp các khoản qui định của Nhà nước, theo dõi công nợ, các hợp đồng kinh tế.
+ Phòng tổ chức hành chánh:
Bao gồm : 1 trưởng phòng,1 cán bộ lao động tiền lương,1 văn thư đánh máy, 1 bảo vệ, 1 lái xe
Tham mưu cho BGĐ về quản lý nhân sự, đề bạt khen thưởng, kỷ luật, nâng hạ bật lương, tiếp nhận cán bộ nhân viên mới, bên cạnh đó, cũng tham mưu cho BGĐ trong công tác quản lý lao động, sắp xếp và sử dụng nhân sự hợp lý nhằm tăng năng suất lao động cho Cty. Đề xuất phương hướng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên phù với yêu cầu, nhiệm vụ, phát triển chung của Cty, đồng thời soạn thảo và thông báo các quyết định của giám
đốc đến công nhân viên toàn Cty được thực hiện một cách kịp thời . Điều hành công tác hành chính, bảo vệ, quản lý xe, phục vụ công vụ trong Cty.
+ Xưởng sửa chữa:
thời vụ.
Bao gồm : xưởng trưởng, 2 công nhân và một số công nhân thuê
Sửa chữa những hư hỏng các máy móc thiết bị ở công trình, đại tu máy móc bảo quản tài sản cho công ty kiểm tra thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn lao động.
Tổ chức sản xuất đóng mới xà lan, sửa chữa xà lan cần cẩu cho bên trong và bên ngoài công ty
+ Các đội xáng, tàu gọi chung là các tổ thi công
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công, có nhiệm vụ hoàn thành các công trình mà công ty giao. Quản lý và bảo quản tài sản máy móc thiết bị của công ty sử dụng có hiệu quả năng lực của máy móc thiết bị, nghiên cứu cải tiến phương pháp, cách thức thi công nhằm thực hiện thi công các công trình đạt năng suất chất lượng hiệu quả và an toàn.
Trong thời gian qua công ty đã thường xuyên tổ chức nhiều phiên họp toàn công ty nhằm hướng dẫn cho công nhân thực hiện những kỉ thuật, những qui trình mới nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng công trình tạo ra.
Luôn có những công văn, kế hoạch chỉ đạo từ trên xuống nhằm hướng dẫn công nhân thực hiện những công đoạn sản xuất đáp ứng nhu cầu của dự án thiết kế công trình khách hàng chủ đầu tư.
Do nhu cầu của các công trình ngày một gia tăng, đa dạng về qui mô thiết kế công trình đòi hỏi kỹ thuật cao nên lưc lương lao động phải có đủ năng lực trình độ về mọi mặt do đó công ty cũng đã tiến hành đào tạo nhân viên, nâng cao tay nghề cho công nhân một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công ty trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong công ty luôn có sự phân biệt rõ
ràng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và giữa các cá nhân với nhau nhằm đảm bảo công việc chung của công ty, gắn với trách nhiệm rõ ràng và các bộ phậ luôn ăn khớp với nhau, đồng bộ trong dơn vị và trên phạm vi toàn công ty.
5. Kết quả hoạt động 3 năm 2000_2001_2002
Bảng 2 : Kết quả hoạt động 3 năm 2000_2001_2002
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Doanh thu thuần
2. Tổng lợi nhuận trước thuế
3. Thuế lợi tức phải nộp
4. Lợi nhuận sau thuế
5. Số CNV(người)
6. Lương bình quân
(người/tháng)
6.808.682
427.700
106.925
365.775
59
850.000
7.325.087
571.319
142.829
428.490
65
980.000
9.800.000
422.100
135.072
287.028
65
1.000.000
Từ bảng kết quả kinh doanh trên, ta nhận thấy coanh thu của công ty liên tục tăng, năm 2001 tăng trên 516 triệu đồng so với năm 2000, năm 2002 tăng hơn
2.447 triệu đồng so với năm 2001. Về lợi nhuận, năm 2001 tăng hơn so với năm
2000, đến năm 2002 lại giảm so với năm 2001. Tuy nhiên về thu nhập trung bình của cán bộ công nhân viên đều tăng qua các năm. Điều này đã tạo cho người lao động tin tưởng vào công ty, gắn bó với công ty trong những năm qua.
6. Thuận lợi và khó khăn của công ty.
6.1 Thuận lợi
Từ khi thành lập đến nay công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm đều vượt mức kế hoạch đề ra, các khoản
nợ vay công ty đều thanh toán đúng thời hạn, không để nợ dây dưa, quá hạn, luôn giữ được uy tín. Cùng với chủ trương của Đảng, Nhà nước, công nghiệp hóa – hiện đại hóa Nông nghiệp Nông thôn, hiện nay Nhà nước ta vẫn xác định nông nghiệp luôn là mặt trận hàng đầu. Vì vậy, hàng năm ngân sách Nhà nước cùng địa phương chi hàng chục tỉ đồng để đầu tư và nâng cấp các công trình thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, ở các tỉnh ĐBSCL. Qua thực tiễn lao động sản xuất, luôn có tinh thần thi đua quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể mỗi đơn vị trong công ty, tinh thần chủ động sáng tạo trong sản xuất, luôn luôn nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm các đơn vị bạn để đưa ra sáng kiến, cải tiến kĩ thuật trong lĩnh vực hoạt động sản xuất của mình cũng như tích lũy được nhiều bài học quí giá, là cơ sở để tăng năng suất, hiệu quả, chất lượng trong các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty từng bước trên đà phát triển đã nắm bắt được thị trường, cạnh tranh, thi công các công trình có qui mô kĩ thuật cao, giá trị lớn. Cơ sở vật chất của công ty ngày càng được củng cố, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, thay đổi nâng cấp thiết bị máy móc, có đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh để đáp ứng tình hình mới và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
6.2 Khó khăn:
Mức độ cạnh trang nhiều nên giá thành thấp, các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh, phá giá thị trường.
Công nghệ trang thiết bị một số chưa được sửa chữa đồng bộ còn chấp vá thiếu vốn để sửa chữa chua tương xứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh, do vậy chi phối ngay từ khi tham gia đấu thầu đến tiến độ thi công.
Vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh đa phần là vốn vay ngân hàng phải trả lãi từ đó giảm lợi nhuận.
Chương III: Phân tích tiến trình Cổ phần hóa tại Công Ty Cổ Phần Xáng, Xây Dựng Cần Thơ
1. Mục tiêu thực hiện CPH:
Cty thực hiện cổ phần hóa, chuyển hình thức doanh nghiệp Nhà nước sang Cty CP nhằm để huy động thêm vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh về xây dựng công trình thủy lợi, giao thông xây dựng dân dụng, khai thác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, phát huy quyền làm chủ của người lao động tăng lợi tức ngân sách Nhà nước và phát triển Cty.
2. Điều kiện để tiến hành CPH:
3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2000_2001_2002:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty chủ yếu kinh doanh các công trình thủy lợi, tầm hoạt động của công ty là trong và ngoài Tỉnh, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ
Bảng 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2000_2001_2002.
Đvt:1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch 2000/2001
Chênh lệch 2001/20002
Mức
Tỷ lệ %
Mức
Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần
2. Tổng lợi nhuận trước thuế
3. Thuế lợi tức phải nộp
4. Lợi nhuận sau thuế
5. Số CNV(người)
6. Lương bình quân
(người/tháng)
6.808.682
427.700
106.925
365.775
59
850.000
7.325.087
571.319
142.829
428.490
65
980.000
9.800.000
422.100
135.072
287.028
65
1.000.000
516.405
133.346
35.904
62.715
6
130.000
7,58
31,18
33,58
17,15
10,17
15,29
2.477.913 (197.046) (7.757) (141.462)
0
20.000
33.79 (35.12) (5.43) (33.01)
0
2.04
(Nguồn: Kết quả hoạt động của Cty trong 3 năm 2000_2001_2002)
Nhận xét;
Qua báo cáo tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của 3 năm vừa qua cho ta thấy tổng doanh thu Cty liên tục tăng.
- Năm 2001 tăng 516 triệu so với năm 2000; tương ứng 7,58%; lợi nhuận cũng tăng so với trước.
- Năm 2002 tăng 2.477 triệu so với năm 2001; tương ứng 33,7%; tuy nhiên lợi nhuận lại giảm so với năm 2001. Lợi nhuận giảm do tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt; giá thắng thầu thấp, dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm xuống. Mặt khác những năm gần đây, Cty phải đối mặt với vấn đề giá cả biến động thất thường của các loại nguyên vật liệu xây dựng, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty.
Bảng 4: Đánh giá kết quả thi công 3 năm 2000_2001_2002
Năm
Khối lượng
( m3 )
Tăng(%)
So với năm trước
So với kế hoạch
2000
2001
2002
1.652.896
1.741.108
1.970.000
37,06
5,34
13,15
18,06
5,52
9,44
( Nguồn : báo cáo kết quả thi công các năm)
Ta nhận thấy trong thời gian qua Cty đã tích cực tìm kiếm các công trình, mở rộng thị trường, tham gia đấu thầu nhiều công trình, nhằm đảm bảo công ăn việc làm cho nhân viên, ổn định đời sống cho công nhân viên, để họ an tâm công tác gắn bó với Cty.
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Cty
Các yếu tố về chính sách và đầu tư: Với chủ trương hỗ trợ cho ngành xây dựng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều qui chuẩn xây dựng, bao gồm những vấn
đề nhà ở và xây dựng, thiết kế công trình thi công, xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình chuyên ngành và thi công xây lắp. Đây là những văn kiện quan trọng cho ngành xây dựng, rất cần thiết cho Cty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng về thiết kế công trình, thiết kế qui hoạch thi công xây lắp. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước quản lý về kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng ngày càng chặc chẽ rõ ràng, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho Cty hoạt động có hiệu quả.
Nghị quyết 06 của Bộ Chính Trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, tiếp tục khẳng định: “Phát triển nông nghiệp là biện pháp hàng đầu để thâm canh tăng vụ và khai thác vùng đất mới”. Tại cuộc họp Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện các Quyết định của Chính phủ về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vùng ĐBSCL ngày 16 & 17/3/1999, cố vấn Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt lưu ý các Tỉnh ĐBSCL muốn đảm bảo sản xuất, an ninh lương thực Trong 10 _ 15 năm tới phải thật sự giải quyết bằng được vấn đề “nước”. Trong đó, công tác thuỷ lợi phải chống xâm nhập mặn, tiếp và giữ ngọt, xử lý lũ để giảm nhẹ tác hại của thiên tai, quản lý và triển khai tốt chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Phương hướng mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001_2005 đã được Đảng bộ Tỉnh Cần Thơ lần thứ 10 và được thể chế bằng quyết định số 31/2001/QĐUB ngày 9/4/2001 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Cần Thơ cụ thể “trước hết tập trung cho nông nghiệp nông thôn, phát triển đô thị có định hướng trên cơ sở phát triển nông thôn bền vững”. Để phát triển nông thôn và đảm bảo sản lượng lúa theo kế hoạch 5 năm là 160.000 – 170.000 ha có điều kiện tưới tiêu chủ động, sản lượng lúa từ 2,2 _ 2,4 triệu tấn lúa/năm, thì công trình thủy lợi về tưới tiêu là hết sức cấp bách.
Do tình hình phát triển đô thị vùng nông thôn hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mươn, đê bao ngăn lũ, khắc phục hậu quả lũ lụt, các dự án vùng nguyên liệu, mía, thủy sản, dự án khai hoang phục hóa phục vụ công
tác di dân và các dự án đầu tư của nước ngoài. Như vậy, dự báo các công trình xây dựng trong tương lai sẽ có nhiều, đây là điều kiện tốt cho Cty trong việc mở rộng thị trường.
Trong những năm qua, Cty hoạt động dưới hình thức là doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác đều phải chịu sự tác động từ nền kinh tế thị trường, không chỉ là những thuận lợi mà còn mang đến cho Cty những thách thức. So với trước đây, hiện nay là do nền kinh tế là kinh tế mở đã làm xuất hiện nhiều các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tạo cho Cty nhiều đối thủ cạnh tranh, và việc cạnh tranh để tham gia và có thể trúng thầu là một điều khó khăn do hầu hết máy móc của Cty đều cũ kỷ lạc hậu, xuống cấp chưa được nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp, Cty phải tự tìm cách giải quyết để khắc phục, thời gian vừa qua Cty đã có đầu tư mới và sửa chữa một số nhưng chưa hết và còn chấp vá, dẫn đến tiến trình thi công bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.Trong khi đó, nguồn vốn của Cty còn hạn chế, vốn chủ yếu là đi vay Ngân hàng, làm cho Cty phải chịu một phần lớn chi phí về lãi vay dẫn đến làm giảm bớt lợi nhuận. Mặc khác, trong thời gian qua các tác động của môi trường kinh doanh cũng đã có những ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động của Cty như: khâu giải phóng mặt bằng thi công, giá cả bất thường của vật liệu xây dựng. Tuy vậy, để tồn tại và phát triển, Cty đã phát huy tối đa sự năng động sáng tạo, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, từng bước chuyển mình theo cơ chế thị trường, phát huy khả năng của hoạt động tài chính tự trang trải chi phí, kinh doanh có lãi. Địa bàn hoạt động đã từng bước được mở rộng từ các công trình Tỉnh, huyện và mở rộng ra các Tỉnh bạn bằng chính năng lực, chất lượng sản phẩm và uy tín của mình.
Hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty đang liên tục phát triển, những năm qua doanh thu hằng năm đều tăng và mỗi năm đều tạo ra được lợi nhuận. Vốn kinh doanh liên tục được bảo toàn và không ngừng phát triển. Nhờ
kinh doanh có hiệu quả có vốn tích lũy nên công ty đã tăng cường đầu tư sửa chữa nân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8045.doc