Toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng của nhà máy được thiết kế bởi nhà thầu thiết kế có tên tuổi lớn là Tập đoàn FLSMIDTH (Đan Mạch). Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà với sự góp vốn của công ty Cổ phần dầu khí PETROLIMEX. Tổng thầu lắp đặt tất cả thiết bị dây chuyền nhà máy là Công ty cổ phần Cơ khí Lắp máy Sông Đà. Công trình được tư vấn và giám sát bởi Công ty Tư vấn Giám sát JURONG (Singapore) kết hợp Công ty Tư vấn và Xây dựng Bách Khoa Việt Nam lấy tên gọi: Jurong – Bách Khoa.
Các thiết bị máy móc của nhà máy phần lớn được nhập khẩu từ các nước như: Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, EU Phần còn lại được các nhà máy, xí nghiệp trong nước gia công chế tạo như: Xí nghiệp liên hợp Z751, xí nghiệp Hải quân X51, công ty Cổ phần Cơ khí Lắp máy Sông Đà, xưởng kết cấu thép Phượng Hoàng
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xi măng, thiết kế và lắp đặt máy nghiền bi UMS 5.4x15.5 kiểu thùng dài, năng suất Q = 200 Tf/h tại công ty cổ phần xi măng Hạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TRẠM NGHIỀN XI MĂNG.
I. GIỚI THIỆU TRẠM NGHIỀN XI MĂNG PHÍA NAM:
Đất nước ta đang đi vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách mạnh mẽ, nhiều công trình xây dựng cơ bản, xây dựng dân dụng và công nghiệp,xây dựng cầu đường, nhiều nhà máy xí nghiệp liên tục được xây dựng, hình thành và phát triển không ngừng. Trước xu thế hội nhập và phát triển đó, cần phải có nhiều nguyên vật liệu với số lượng rất lớn đặc biệt là xi măng, mới có thể đáp ứng kịp với nhu cầu thị trường xây dựng đang nóng đó, nhất là khu vực phía Nam nước ta.
Nắm bắt được nhu cầu rất lớn của thị trường xây dựng trong hiện tại và tương lai, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long tại Quảng Ninh có nhà máy chính đặt ở đó đã quyết định xây dựng một trạm nghiền hiện đại đặt tại phía Nam nhằm cung cấp xi măng cho thị trường xây dựng đang thiếu nơi đây.
Trạm nghiền xi măng phía Nam của nhà máy xi măng Hạ Long tọa lạc tại số 25, lô C, khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí địa lý: Nhà máy cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20Km về phía Bắc. Nhà máy giáp sông Sài Gòn ở khu vực có độ sâu lớn, thuận lợi để vận chuyển nguyên vật liệu nhập bằng đường thủy và xuất xi măng cũng bằng đường thủy, chỉ có một phần nhỏ là vận chuyển bằng đường bộ.
Nhà máy có diện tích mặt bằng hơn 10ha, với mức đầu tư 2400 tỉ VND (150 triệu USD) công suất nhà máy ước tính đạt 1,25 triệu T/năm hiện nay đối với dây chuyền 1 (line 1). Sau khi dây chuyền 1 đưa vào hoạt động trong một thời gian thì nhà máy tiến hành xây dựng dây chuyền 2 (line 2).
Toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng của nhà máy được thiết kế bởi nhà thầu thiết kế có tên tuổi lớn là Tập đoàn FLSMIDTH (Đan Mạch). Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà với sự góp vốn của công ty Cổ phần dầu khí PETROLIMEX. Tổng thầu lắp đặt tất cả thiết bị dây chuyền nhà máy là Công ty cổ phần Cơ khí Lắp máy Sông Đà. Công trình được tư vấn và giám sát bởi Công ty Tư vấn Giám sát JURONG (Singapore) kết hợp Công ty Tư vấn và Xây dựng Bách Khoa Việt Nam lấy tên gọi: Jurong – Bách Khoa.
Các thiết bị máy móc của nhà máy phần lớn được nhập khẩu từ các nước như: Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, EU… Phần còn lại được các nhà máy, xí nghiệp trong nước gia công chế tạo như: Xí nghiệp liên hợp Z751, xí nghiệp Hải quân X51, công ty Cổ phần Cơ khí Lắp máy Sông Đà, xưởng kết cấu thép Phượng Hoàng…
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí Trạm nghiền ximăng phía Nam.
Hình 1.2: Quang cảnh công trường Trạm nghiền ximăng phía Nam của
công ty cổ phần ximăng Hạ Long.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÀ MÁY:
Sơ đồ tổ chức nhà máy:
Giám đốc
Tổ điện
Tổ cung cấp thiết bị
Tổ xe máy
Tổ schữa, bảo dưỡng
Tổ
Vận hành
Phòng nghiệp vụ
Phòng KTCN
Phòng kế hoạch
Phógiámđốc
kĩ thuật
Phó giám đốc
sản xuất
Eá
1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
a) Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ tình hình tài chính, sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp.
Phó giám đốc sản xuất kinh doanh phụ trách và chịu trách nhiệm giải quyết các công tác kỹ thuật, sản xuất và sửa chữa.
Phó giám đốc hành chính phụ trách về công tác Đoàn thể và các phòng nghiệp vụ.
b) Phòng sản xuất chịu trách nhiệm lập kế hạch sản xuất cho từng tháng, quý, năm và có trách nhiệm tiếp thị nguồn hàng.
c) Phòng kinh tế cơ điện: giải quyết kịp thời các công việc về kinh tế, đảm bảo tiến độ sản xuất. Có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng tiết bị theo định kì. Tổ chức nghiên cứu các định mức kỹ thuật.
d) Phòng nghiệp vụ: là cơ quan tham mưu cho giám đốc xí nghiệp, chịu trách nhiệm về quá trình hoạch toán, theo dõi, ghi chép, và phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp, cung ứng thông tin kịp thời và đề xuất hướng giải quyết giúp giám đốc ra quyết định.
2. Mối quan hệ giữa các bộ phận:
Tất cả các phòng ban trong bộ máy quản lí của xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ và tác động tương hỗ lẫn nhau.
Phòng sản xuất trên cơ sở lấy số liệu hàng quý, hàng năm của phòng nghiệp vụ từ đó có kế hoạch dự trữ, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kì kế hoạch trên cơ sở lập kế hoạch của phòng sản xuất. Kỹ thuật cơ điện sẽ đề ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do phòng sản xuất cung cấp, phòng nghiệp vụ và sửa chữa xây dựng định mức vốn lưu động, nhu cầu tài chính, bảng cân đối thu chi tài chính, tổ chức phân tích hạch toán và tính doanh thu và thu nhập.