Luận văn Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AFA

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .i

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ . viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

3. Đối tượng nghiên cứu . 2

4. Phạm vi nghiên cứu . 2

5. Các phương pháp nghiên cứu . 3

5.1. Phương pháp thu thập số liệu . 3

5.2. Phương pháp xử lý số liệu . 3

5.3. Hệ thống phương pháp kế toán . 3

6. Kết cấu đề tài . 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KIỂM

TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

CHÍNH . 5

1.1. Nội dung cơ bản về thuế GTGT . 5

1.1.1. Khái niệm thuế GTGT và đối tượng chịu, nộp thuế . 5

1.1.2. Căn cứ tính thuế . 6

1.1.3. Phương pháp tính thuế GTGT . 9

1.1.3.1. Phương pháp khấu trừ thuế. 9

1.1.3.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. 9

1.1.4. Đăng kí, kê khai, nộp thuế, quyết toán và hoàn thuế GTGT . 10

1.1.5. Phương pháp hạch toán thuế GTGT . 11

1.1.5.1. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp . 13

1.1.5.2. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 14

pdf112 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AFA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y thu hẹp thị trường và môi trường cạnh tranh, thay đổi nhà cung cấp hay hình thức bán hàng (2) Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ - Căn cứ vào kết quả phân tích soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính. - Các chính sách kế toán đang áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó. - Các thông tin, các quy định và chế độ phải tuân thủ. - Các sự kiện, các giao dịch và các nghiệp vụ có ảnh hưởng quan trọng đến Báo cáo tài chính cũng như các ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán. - Đội ngũ nhân viên kế toán. - Yêu cầu về Báo cáo cùng các số dư tài khoản quan trọng. - Kết luận và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả ở các mức độ: cao, trung bình hay thấp. (3) Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu  Ước tính mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC (PM) PM là thước đo số lượng về trọng yếu trên phương diện toàn bộ BCTC và nó sẽ được sử dụng trong việc thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm đảm bảo rằng rủi ro của các sai phạm trọng yếu không được phát hiện đã được giảm đến mức thấp có thể chấp nhận được. Xác lập mức trọng yếu có ý nghĩa rất lớn, xác lập mức trọng yếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát hiện các rủi ro kiểm toán cũng như chi phí để thực hiện cuộc kiểm toán. Do vậy, để thận trọng, AFA đã xây dựng chính sách thích hợp để xác lập SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 39 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn mức trọng yếu bao gồm các chỉ tiêu được quy định làm số gốc và khung tỷ lệ tương ứng với từng chỉ tiêu đó. Trong các cuộc kiểm toán KTV sẽ dựa vào chính sách đó cũng như kinh nghiệm của mình để xác định chỉ tiêu và tỉ lệ thích hợp. Chính sách xác lập mức trọng yếu ở AFA được xác định giống với hướng dẫn của VACPA: Bảng 2.1 - Tỉ lệ xác định mức trọng yếu tương ứng với các chỉ tiêu Tên các chỉ tiêu Tỉ lệ (%) Tổng tài sản hoặc VCSH 2 Tổng doanh thu 0,5 – 3 Lợi nhuận trước thuế 5 - 10 (Nguồn: Tài liệu phòng kiểm toán BCTC của công ty AFA) Một vài hướng dẫn cho việc xác định cơ sở PM đối với từng loại khách thể kiểm toán được AFA đưa ra như sau: Bảng 2.2 - Bảng hướng dẫn xác định cơ sở trọng yếu của AFA Loại hình khách thể Cơ sở Giải thích Đơn vị phi lợi nhuận Tài sản/ Doanh thu LNTT không phản ánh quy mô của đơn vị Đơn vị mới đi vào hoạt động kinh doanh, có khả năng bị phá sản Tài sản, VCSH Đơn vị mới đi vào hoạt động, LNTT, doanh thu chưa có Doanh nghiệp do chủ sở hữu tự quản lý LNTT nhưng cần có sự điều chỉnh phù hợp Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán LNTT Đây là chỉ tiêu được đông đảo mọi người quan tâm, đặc biệt là cổ đông của công ty Công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán VCSH, Tổng doanh thu LNTT không phản ánh được qui mô của công ty Chi nhánh của công ty xuyên quốc gia Mức trọng yếu được xác định trên cơ sở doanh thu và ở mức cao hơn 2% so với các công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán ngang bậc (Nguồn: Tài liệu tại phòng kiểm toán BCTC công ty AFA) SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 40 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Mặc dù đã có sự hướng dẫn cụ thể nhưng việc ước lượng PM mang tính chủ quan rất lớn của KTV. Đồng thời, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV không thể dự đoán trược được tất cả các trường hợp mà có thể có ảnh hưởng đến sự đánh giá của KTV về mức trọng yếu thông qua các công việc trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán. Do vậy, PM có thể thay đổi trong suốt giai đoạn thực hiện kiểm toán và nó phải được xem xét lại khi kết thúc kiểm toán. Việc xem xét lại mức trọng yếu trên sẽ làm cơ sở cho KTV trong việc lựa chọn chỉ tiêu cũng như tỉ lệ xác định mức trọng yếu trong các cuộc kiểm toán tiếp theo.  Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC Hiện nay, AFA không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC. Theo đó, sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể (PM), KTV xác định mức trọng yếu thực hiện MP=(50%-75%)*PM. Đây là mức trọng yếu được sử dụng cho toàn bộ BCTC để đảm bảo nguyên tắc thận trọng rằng tất cả các sai sót được KTV phát hiện và các sai sót không được KTV phát hiện không vượt quá mức trọng yếu tổng thể (PM) đã xác định. 2.2.2.2. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình chủ động thực hiện các kế hoạch và chương trình kiểm toán kết hợp với khả năng của KTV để có được những kết luận xác đáng về mức độ trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính. Nhìn chung thì quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại công ty AFA dựa vào chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. Cụ thể chương trình kiểm toán mẫu đối với khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là: Bảng 2.3 - Quy trình kiểm toán khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước do VACPA ban hành STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Thủ tục chung 1 Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. E340 SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn 2 Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). E310 II. Thủ tục phân tích 1 So sánh các TK thuế năm nay với năm trước để phân tích, đánh giá tính hợp lý của những biến động. E310 III. Kiểm tra chi tiết 1 Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). E340 2 Xem xét Biên bản quyết toán/thanh tra thuế trong năm/kỳ (nếu có) (1): E347 - Đối chiếu số dư các khoản thuế phải nộp theo Biên bản với số liệu sổ kế toán. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có). - Xác định các loại thuế bị tính sai, tính thiếu đã được khắc phục trong năm/kỳ này hay chưa. 3 Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (1): E348 - Xem xét tờ khai quyết toán thuế, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế phải nộp năm/kỳ trước để xác nhận số dư đầu năm/kỳ. - Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính/kỳ kế toán để chứng minh cho số dư đầu năm/kỳ. 5 Thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5.1 Thu thập các tờ khai thuế GTGT trong năm/kỳ: - Lập Bảng tổng hợp thuế GTGT đã kê khai trong năm/kỳ. Đối chiếu số liệu trên Bảng tổng hợp với số liệu sổ kế toán, BCTC (tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tổng số thuế GTGT đầu ra phát sinh, tổng doanh thu kê khai tính thuế). Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có). E342 SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 42 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn - Kiểm tra, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế để đảm bảo rằng thuế suất thuế GTGT được DN áp dụng phù hợp với quy định. E341 5.2 Dựa trên số liệu doanh thu, thu nhập khác chịu thuế GTGT và thuế suất tương ứng, lập ước tính độc lập về thuế GTGT đầu ra và so sánh với số liệu hạch toán và kê khai thuế GTGT. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có). E343 5.3 Kiểm tra chứng từ nộp thuế và chứng từ hoàn thuế GTGT trong kỳ. E344 5.4 Kiểm tra tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: E345 - Đọc lướt sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào để phát hiện thuế GTGT của các khoản thanh toán không qua ngân hàng từ 20 triệu đồng trở lên nhưng vẫn kê khai được khấu trừ; - Kiểm tra chọn mẫu chứng từ thuế GTGT đầu vào để đánh giá tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm. 5.5 Kiểm tra Sổ Cái và tờ khai thuế của các tháng sau ngày kết thúc kỳ kế toán để đảm bảo thuế GTGT đầu ra, đầu vào đã được hạch toán đầy đủ, đúng kỳ. E345 6 Thuế GTGT hàng nhập khẩu: - Đối chiếu số thuế phải nộp theo sổ kế toán với các tờ khai thuế trong năm và chứng từ liên quan, đảm bảo các khoản thuế này đã được hạch toán chính xác, đầy đủ. Giải thích những chênh lệch lớn (nếu có) - Kiểm tra chi tiết chứng từ nộp thuế GTGT nhập khẩu đã nộp trong năm 11 Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản thuế trên BCTC IV. Các thủ tục kiểm toán khác (Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán mẫu của VACPA) SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 43 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Chương trình kiểm toán này phân ra các bước công việc cần thực hiện nhưng trong thực tế các bước này được thực hiện lồng vào nhau. Đặc biệt là trong bước chọn mẫu để tiến hành kiểm tra bản chất, nội dung của nghiệp vụ ta đồng thời kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của hóa đơn, chứng từ.  Thủ tục chung (1) Kiểm tra chính sách kế toán năm nay so với năm trước xem các chính sách kế toán có được áp dụng một cách nhất quán hay không? Tìm hiểu ảnh hưởng của việc áp dụng không thống nhất chính sách kế toán tại đơn vị. (2) Lập Bảng số liệu tổng hợp số dư cuối kỳ các tài khoản thuế, đối chiếu số dư các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh, Số Cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc của KTV năm trước (nếu có). Khi lập bảng này ta chỉ mới có cột số liệu trước kiểm toán và số dư năm trước để so sánh, phân tích biến động. Trong quá trình kiểm toán nếu có phát hiện bút toán điều chỉnh nào thì ta ghi vào cột điều chỉnh để sau khi kết thúc quá trình kiểm toán ta có được số liệu sau kiểm toán rồi tiến hành phân tích chênh lệch và giải thích biến động.  Thủ tục phân tích Tiến hành so sánh sự biến động của các tài khoản thuế năm nay so với năm trước xem có những biến động nào lớn không? Nếu có thì xem những biến động đó có hợp lý với tình hình chung hay không?  Kiểm tra chi tiết Ta tiến hành các bước công việc sau: (1) Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện nghiệp vụ bất thường KTV tiến hành sao lưu Sổ Cái, sổ chi tiết tài khoản 133, 3331 vào file excel rồi dùng công cụ lọc các khoản đối ứng bất thường, kiểm tra nội dung của nghiệp vụ phát sinh đó. (2) Xem xét Biên bản quyết toán/thanh tra thuế trong năm/kỳ (nếu có) kết hợp thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ Đối chiếu số dư đầu kỳ trên BCTC năm nay (nếu có) với số liệu trên BCTC năm trước (đã được kiểm toán hoặc phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền) với biên bản quyết toán thuế. SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 44 Đạ i h ọc K in ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Lưu ý: Nếu có chênh lệch phải kiểm tra các bút toán điều chỉnh trong kỳ ở phần kiểm tra chi tiết. Bút toán điều chỉnh trong trường hợp công ty bị truy thu thuế GTGT: Nợ TK 811: Có TK 3331: số thuế bị truy thu Khi nộp tiền ghi: Nợ TK 3331: Có TK 111, 112,: số tiền nộp phạt Thu thập tờ khai quyết toán thuế, chứng từ tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải nộp của năm/kỳ trước để xác nhận số dư đầu kỳ. Thu thập các hóa đơn phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính để xem những nghiệp vụ này có phát sinh đúng kỳ hay không? Có ảnh hưởng đến số dư đầu kỳ của các tài khoản thuế hay không? (3) Kiểm tra sự khớp đúng giữa tờ khai thuế và số liệu trong sổ sách phát sinh trong kỳ kiểm toán; kiểm tra thuế suất thuế GTGT có được DN áp dụng phù hợp với quy định. Lập Bảng tổng hợp thuế GTGT đã kê khai trong bảng kê khai thuế GTGT hàng kỳ đối chiếu với tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tổng số thuế GTGT đầu ra phát sinh. Nếu có chênh lệch thì tìm hiểu nguyên nhân. Cách kiểm tra tờ khai thuế với số sách kế toán:  TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Mục đích của bước này là xem xét sự thống nhất giữa số liệu trên sổ kế toán với Báo cáo tài chính của đơn vị và với số liệu của cơ quan thuế. - Đối chiếu số dư cuối kỳ trên BCĐKT (nếu có) với Báo cáo kết quả kinh doanh, sổ cái TK, sổ chi tiết và các Báo cáo thuế. - Thu thập, xem xét các biên bản quyết toán thuế, đối chiếu các chỉ tiêu do cơ quan thuế xác nhận với sổ kế toán và BCTC trong kỳ. - Thu thập các tờ khai thuế, xác nhận của cơ quan thuế, đối chiếu với phần hạch toán trên sổ kế toán và Báo cáo kế toán. SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn + Đối chiếu số thuế đầu vào phát sinh trong kỳ trên Báo cáo kế toán với sổ kế toán, trên sổ kế toán với tổng hợp các tờ khai thuế. + Đối chiếu số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế của tháng 1. Nếu có chênh lệch cần đối chiếu chi tiết từng tháng để tìm ra nguyên nhân chênh lệch và đề xuất ý kiến xử lý. - Xem xét các bản kê khai thuế: đảm bảo rằng các bản kê khai thuế đã lập đầy đủ và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định. Lưu ý: Tài khoản này không dư Có và phải kết chuyển hàng tháng. KTV cần đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT, sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra: • Nếu công ty kê khai thuế GTGT đầu vào đúng theo tháng phát sinh thì số thuế chuyển kỳ sau ở chỉ tiêu 43 và dư Nợ TK 133 bằng nhau. • Nếu công ty kê khai thuế đầu vào không đúng theo tháng phát sinh thì số thuế trên chỉ tiêu 43 sẽ khác với số dư Nợ TK 133.  TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp Ngân sách Nhà nước” - Thu thập các tờ khai thuế, thông báo nộp thuế, chứng từ nộp thuế trong kỳ, đối chiếu với phần hạch toán trên sổ kế toán và Báo cáo kế toán. + Đối chiếu số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế của tháng 1. + Đối chiếu số thuế phải nộp trong kỳ với tổng hợp các thông báo nộp thuế, tờ khai thuế. - Xem xét các bảng kê khai thuế: đảm bảo rằng các bảng kê khai thuế đã lập đầy đủ và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định. Lưu ý: Thuế GTGT nếu dư Có, sẽ có trường hợp xảy ra như sau: • Trường hợp chỉ phát sinh thuế GTGT của tháng 12 phải nộp thì bên Có của TK 3331 bằng với chỉ tiêu 40 trên tờ khai 01/GTGT. • Thuế GTGT của những kỳ trước tháng 12 chưa nộp thì bên Có của TK 3331 bằng với số thuế doanh nghiệp còn nộp thiếu. Kiểm tra, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế để đảm bảo rằng thuế suất thuế GTGT được DN áp dụng phù hợp với quy định. (4) Ước tính độc lập về thuế GTGT đầu ra SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn Dựa trên số liệu về doanh thu, thu nhập khác chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT tương ứng ta ước tính số thuế GTGT đầu ra phải nộp rồi so sánh với số liệu trong sổ sách kế toán. Nếu thấy chênh lệch lớn thì phải xem xét kỹ khoản mục doanh thu xem có những doanh thu nào mà chưa thực hiện kê khai thuế GTGT để đảm bảo cơ sở dẫn liệu “đầy đủ” của tài khoản này. (5) Kiểm tra chứng từ nộp thuế và hoàn thuế GTGT trong kỳ Kiểm tra việc nộp thuế và hoàn thuế trong kỳ. (6) Kiểm tra tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Để đảm bảo tính hợp lệ ta cần kiểm tra trên hóa đơn phải ghi đầy đủ các nội dung, chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tim_hieu_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_thue_gtgt_tr.pdf
Tài liệu liên quan