Theo thông tư 31-TT của Bộ giáo dục, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp
được tiến hành một buổi trong một tháng trong giờ lao động để giới thiệu, tuyên
truyền, giải thích ngành nghề. Khi giới thiệu cần tập trung vào một số điểm cơ bản
như : vị trí, vai trò, triển vọng, những hoạt động cơ bản củanghề; những phẩm
chất, năng lực lao động cần có, những môn học cần thiết đối với nghề . Nhà
trường tự sưu tầm, sử dụng tài liệu, sách báo, tranh, ảnh, phim, vô tuyến truyền
hình, dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh học sinh, cán bộ kỹ thuật của địa
phương để giới thiệu nghề cho học sinh.
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật ...), tham
quan sản xuất, tọa đàm nghề nghiệp, hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngành nghề,
phòng hướng nghiệp. Mỗi hình thức được tổ chức tốt có tác dụng giới thiệu nghề,
phát triển hứng thú nghề nghiệp, hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngành nghề, làm
quen với các dạng lao động khác nhau. Trong các hình thức trên, xây dựng và sử
dụng phòng hướng nghiệp có tác dụng định hướng tích cực, phòng hướng nghiệp
được coi là cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hướng nghiệp trên cơ sở giới thiệu
hình ảnh nghề, sản phẩm lao động. Phòng hướng nghiệp trong nhà trường phổ
thông có nhiệm vụ giáo dục thái độ đúng đắn với lao động, đối với nghề nghiệp;
cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết và tối thiểu của một số ngành,
nghề của địa phương, nghề truyền thống của địa phương; phát triển hứng thú nghề
nghiệp và tổ chức cho học sinh làm quen với sản xuất, hướng dẫn các em đi vào
các hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.
Các hình thức hướng nghiệp trên tiến hành trong mối kết hợp chặt chẽ với
nhau sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, định hướng phần lớn số
học sinh ra trường vào khu vực sản xuất tập thể và gia đình, chuẩn bị tích cực cho
việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Kinh tế nước ta chưa phát triển mạnh, mạng
lưới ngành, nghề chưa mở rộng, cơ cấu ngành, nghề chưa ổn định, giữa nông thôn
và thành thị còn có sự cách biệt, tư tưởng phổ biến của thanh niên muốn thoát li
nông thôn, ra thành thị, tạo ra sự thừa lao động ở khu vực này, thiếu lao động ở nơi
khác. Thực tế đó đặt ra vấn đề là giải quyết cấp bách mối quan hệ giữa hướng
nghiệp và sử dụng học sinh ra trường. Nếu không quan tâm đúng mức vấn đề này
sẽ làm cho mọi hình thức hướng nghiệp trở nên vô nghĩa. Vì vậy, mở rộng ngành,
nghề, có kế hoạch sử dụng đội ngũ người lao động là rất cần thiết. Đồng thời,
chính quyền các cấp, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất, các lực lượng xã
hội, cha mẹ học sinh giúp đỡ nhà trường giải quyết những khó khăn trong xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà
trường phổ thông.[8;118]
• Trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt
công tác hướng nghiệp cho học sinh:
¾ Nhiệm vụ của hiệu trưởng :
- Lập kế hoạch công tác hướng nghiệp trong cả năm, từng học kỳ, từng
tháng.
- Chủ động phối hợp với chính quyền, các cơ sở sản xuất, các trường dạy
nghề đóng tại địa phương trong việc xây dựng kế hoạch giúp trường phổ thông cơ
sở vật chất, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ để dạy lao động kỹ thuật, hướng nghiệp và
tổ chức lao động sản xuất cho học sinh.
- Tổ chức thông báo cho giáo viên về tình hình phát triển kinh tế của địa
phương và nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ.
- Chỉ đạo và kiểm tra công tác hướng nghiệp của các giáo viên, phối hợp
các hình thức hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường.
- Kết hợp với địa phương trong việc sử dụng hợp lý cho học sinh ra trường.
¾ Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn :
- Giới thiệu cho học sinh những ngành nghề có liên hệ trực tiếp tới môn
học.
- Tìm hiểu hứng thú về nghề của học sinh.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chỉ dẫn học sinh lựa chọn nghề.
- Tổ chức nhóm ngoại khóa, xây dựng phòng bộ môn, tổ chức tham quan
hướng nghiệp kết hợp với tham quan môn học.
¾ Nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy kỹ thuật:
Có trách nhiệm giảng dạy nội dung hướng nghiệp và tiến hành giáo dục
hướng nghiệp qua việc giảng dạy các môn kỹ thuật phổ thông.
¾ Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm :
Có trách nhiệm nắm tình hình, động viên học sinh lớp mình phụ trách tiếp
thu tốt nội dung giáo dục hướng nghiệp; và đối với lớp cuối bậc học cần giáo dục
tốt ý thức phục vụ nắm tình hình cụ thể mỗi học sinh để chuẩn bị tư tưởng cho các
em sau khi tốt nghiệp, ngoài việc tiếp tục học, làm nghĩa vụ quân sự, tham gia tích
cực các lớp bồi dưỡng nghề nghiệp và trực tiếp tham gia lao động sản xuất, công
tác theo yêu cầu của địa phương.
¾ Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên :
- Có kế hoạch phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt hướng
nghiệp, giúp học sinh xác định đúng động cơ, thái độ học tập, học tập tốt sẵn sàng
tham gia lao động sản xuất hoặc đi vào các ngành nghề xã hội đang cần.
- Thường xuyên bồi dưỡng hiểu biết ngành nghề và giúp học sinh có ý thức
chọn ngành nghề phù hợp với sở thích cá nhân và nhu cầu xã hội thông qua các
hoạt động hướng nghiệp ngoại khóa trong và ngoài nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên trong các nhà máy, xí nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghiệp… để các đơn vị đó giúp đỡ học sinh tìm hiểu ngành
nghề.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trình bày kết quả nghiên cứu gồm những phần dưới đây:
• Kết quả chung của thang đo
• Kết quả nghiên cứu trên học sinh
• Kết quả nghiên cứu trên giáo viên.
Dưới đây lần lượt là kết quả những phần trên :
3.1. Kết quả chung của thang đo:
¾ Trên khách thể là học sinh : 488
- Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai : 138
- Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt : 167
- Trường trung học phổ thông Trần Phú : 183
- Lớp 10 : 141 - Lớp 11 : 139 - Lớp 12 : 208
- Nam: 190 - Nữ : 298
- Học lực :
+ Giỏi: 131 + Khá : 192 + Trung bình : 165
¾ Trên khách thể là giáo viên : 212
- Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai : 61
- Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt : 66
- Trường trung học phổ thông Trần Phú : 85
Cán bộ quản lý : 9
Giáo viên bộ môn :182
Giáo viên chủ nhiệm : 99
Giáo viên dạy kỹ thuật : 11
3.2. Kết quả nghiên cứu trên học sinh:
Kết quả nghiên cứu trên học sinh được trình bày theo các mục : kết quả
nghiên cứu chung theo thang thăm dò, kết quả phân tích theo giới tính, kết quả
phân tích theo khối học (khối 10, 11, 12), kết quả phân tích theo học lực và kết
quả phân tích theo trường.
+ Kết quả nghiên cứu chung theo thang thăm dò:
Bảng 1: Cách trả lời trên thang đo thái độ.
Cách trả lời
Câu
Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý Khó trả lời Không trả lời
1 471 7 3 4 3
2 399 37 24 25 3
3 447 24 4 10 3
4 248 84 68 70 18
5 274 80 78 48 8
6 151 108 155 66 8
7 226 103 60 95 4
8 332 70 32 50 4
9 236 90 104 52 6
10 379 46 17 38 8
11 421 35 4 16 12
12 326 75 37 39 11
13 303 66 62 46 11
14 411 37 11 15 14
15 410 30 14 27 7
16 280 61 104 36 7
17 0 22 436 29 1
18 9 50 377 49 3
19 39 87 303 53 6
20 383 58 15 29 3
21 108 149 152 68 11
22 19 42 391 33 3
23 375 50 31 30 2
24 79 108 230 68 3
25 13 79 353 38 5
26 209 86 99 88 6
27 193 79 160 54 2
28 42 49 336 58 3
29 5 30 434 16 3
30 210 133 74 69 2
31 166 97 175 48 2
32 348 37 67 35 1
33 355 30 73 26 4
34 398 22 45 17 6
35 339 37 75 29 8
36 150 50 248 35 5
37 398 33 34 20 3
38 71 63 282 65 7
39 245 76 74 87 6
40 245 79 100 60 4
41 154 86 107 135 6
42 151 74 166 95 2
43 301 22 136 25 4
44 217 80 130 55 6
45 234 59 131 60 4
Qua bảng 1, ta nhận thấy kết quả dưới đây:
- 5 câu có trên 80 ý kiến cho là khó trả lời và kèm theo là ý kiến không trả
lời gồm các câu : 7[95, 4] ; 26[88, 6] ; 39[87, 6] ; 41[135, 6] ; 42[95,2]
- 14 câu có từ 50 đến 79 ý kiến cho là khó trả lời và kèm theo là ý kiến
không trả lời gồm các câu : 4[70, 18] ; 6[66, 8] ; 8[50, 4] ; 9[52, 6] ; 19[53,6] ;
21[68, 11] ; 24[68, 3] ; 27[54, 2] ; 28[58, 3] ; 30[69, 2]; 38[65, 7] ; 40[60,4] ; 44[55,
6] ; 45[60, 4]
- 12 câu có từ 30 đến 49 ý kiến cho là khó trả lời và kèm theo là ý kiến
không trả lời gồm các câu : 5[48,8] ; 10[38,8] ; 12[39,11] ; 13[46,11] ; 16[36,7] ;
18[49, 3] ; 22[33,3] ; 23[30,2] ; 25[38,5] ; 31[48,2] ; 32[35,1] ; 36[35,5]
- 14 câu còn lại là những câu có dưới 29 ý kiến cho là khó trả lời (khoảng
5,9 % ý kiến trong tổng số các ý kiến trả lời).
Như vậy, những câu hỏi khó trả lời là những câu hỏi về những yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn nghề của các em và về những hình thức, nội dung công tác
giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường mang tính cách chung chung.
Bảng 2: Độ phân cách (ĐPC) của câu trong thang.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
ĐPC 0,113 0,240 0,190 0,211 0,159 0,318 0,301 0,167 0,402
Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18
ĐPC 0,273 0,220 0,219 0,265 0,219 0,323 0,267 0,206 0,204
Câu 19 20 21 22 23 24 25 26 27
ĐPC 0,241 0,262 0,323 0,196 0,220 0,250 0,223 0,319 0,286
Câu 28 29 30 31 32 33 34 35 36
ĐPC 0,252 0,189 0,280 0,313 0,320 0,367 0,362 0,387 0,330
Câu 37 38 39 40 41 42 43 44 45
ĐPC 0,277 0,289 0,340 0,332 0,341 0,231 0,223 0,244 0,232
Qua kết quả của bảng 2, có thể nhận thấy:
- 1 câu có độ phân cách từ 0,400 trở lên: câu 9
- 14 câu có độ phân cách từ 0,300 đến 0,399 gồm các câu : 6 , 7, 15, 21, 26,
31, 32, 33, 34, 35, 36, 39, 40, 41.
- 24 câu có độ phân cách từ 0,200 đến 0,299 gồm các câu : 2, 4, 10, 11, 12,
13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 23, 24, 25, 27, 28, 30, 37, 38, 42, 43, 44, 45.
- 6 câu có độ phân cách nhỏ hơn 0,199 gồm các câu : 1, 3, 5, 8, 22, 29. Cụ
thể :
+ Câu 1: Lựa chọn ngành nghề tương lai là bước khởi đầu quan trọng trong
cuộc đời của một con người, nên việc chọn nghề phải thật sự nghiêm túc (ĐPC =
0,113).
+ Câu 3: Chọn được một nghề phù hợp là tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển khả năng của các em (ĐPC = 0,190).
+ Câu 5: Em chọn nghề vừa với sức học, chứ không chọn theo nhu cầu của
xã hội (ĐPC = 0,159).
+ Câu 8 : Em thích chọn nghề mang tính thực tiễn, có triển vọng, sống nơi
nào cũng phù hợp (ĐPC = 0,167).
+ Câu 22: Em chọn nghề theo phong trào, mang tính thực dụng, không cần
có lý tưởng (ĐPC = 0,196).
+ Câu 29: Em đăng ký dự thi vào các trường đại học nổi tiếng, không cần
quan tâm đến khả năng của mình (ĐPC = 0,189).
Như vậy, độ phân cách của các câu là phân biệt giữa những học sinh có thái
độ tích cực và những học sinh chưa tích cực trong việc nhận thức chọn lựa nghề
nghiệp trong tương lai. Như vậy trong thang có 6 câu có độ phân cách kém.
• Một số ý kiến đánh giá học sinh.
Dưới đây là một số ý kiến đánh giá của học sinh về công tác hướng nghiệp
Bảng 3: Đánh giá của học sinh về công tác hướng nghiệp.
Câu NỘI DUNG
Trung
bình
ĐLTC Thứ
bậc
1
Lựa chọn ngành nghề tương lai là bước khởi đầu
quan trọng trong cuộc đời của một con người, nên
3,924 0,454 1
việc chọn nghề phải thật sự nghiêm túc.
2
Em sẽ chọn nghề ổn định và thích hợp, thì sẽ có cuộc
sống ổn định.
3,648 0,842 6
3
Chọn được một nghề phù hợp là tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển khả năng của các em.
3,848 0,585 2
4 Theo em “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. 2,971 1,247 23
5
Em chọn nghề vừa với sức học, chứ không chọn theo
nhu cầu của xã hội.
3,156 1,114 20
6 Em chọn nghề theo nhu cầu xã hội đang cần. 2,672 1,100 32
7
Em chọn nghề kiếm được nhiều tiền, để nuôi bản
thân và gia đình.
2,926 1,198 27
8
Em thích chọn nghề mang tính thực tiễn, có triển
vọng, sống nơi nào cũng phù hợp.
3,385 1,041 14
9 Em thích chọn nghề dễ học hỏi, dễ thăng tiến. 3,020 1,112 22
10
Nghề nghiệp của em phải trong môi trường lao động
có điều kiện nâng cao tay nghề.
3,537 0,992 11
11 Em chọn nghề phải có ích cho xã hội. 3,715 0,845 3
12
Em chọn nghề phù hợp với tài chính gia đình trong
thời gian học nghề.
3,365 1,066 16
13 Em chọn nghề phải có thu nhập đủ sống. 3,238 1,129 17
14
Em chọn nghề phải phù hợp với khả năng và hoàn
cảnh của bản thân.
3,672 0,892 4
15 Em chọn nghề mong tìm được việc làm phù hợp với 3,658 0,888 5
ngành nghề đã đào tạo.
16
Em chọn nghề nào cũng tốt, nhưng nghề không vi
phạm pháp luật.
3,170 1,088 19
17 Em chọn nghề theo xu hướng, rủ rê của bạn bè. 1,982 0,336 45
18 Em chọn nghề do ảnh hưởng, thúc ép của gia đình. 2,027 0,549 44
19 Em chọn theo nghề truyền thống của gia đình. 2,205 0,784 38
20 Em chọn nghề theo sở thích của cá nhân. 3,617 0,854 8
21
Em chọn nghề theo sự hướng dẫn của chuyên gia tư
vấn.
2,564 1,051 35
22
Em chọn nghề theo phong trào, mang tính thực dụng,
không cần có lý tưởng.
2,084 0,572 41
23
Em cố gắng rèn luyện bản thân, học tập toàn diện
các môn học, để chọn được một nghề phù hợp.
3,570 0,890 10
24
Hiện nay thế giới nghề nghiệp luôn thay đổi, để
thuận lợi chọn được việc làm em cần học nhiều
ngành nghề cùng lúc.
2,393 0,938 36
25
Để dễ dàng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp,
em chỉ cần học lệch, không chú ý đến các môn học
khác ?
2,117 0,612 40
26
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông em sẽ thi vào
đại học, vì có bằng đại học dễ tìm việc làm và được
mọi người nể trọng ?
2,828 1,199 30
27 Em thi vào đại học, vì chỉ có đại học là con đường 2,834 1,085 29
tiến thân duy nhất của em.
28
Em thà rớt một trường đại học thi vào khó còn được
bạn bè nể hơn là học một trường trung học nghề.
2,141 0,755 39
29
Em đăng ký dự thi vào các trường đại học nổi tiếng,
không cần quan tâm đến khả năng của mình.
2,037 0,398 43
30
Nếu không đạt được nguyện vọng vào đại học, em
vào học trường trung học nghề.
2,984 1,089 26
31 Em chưa định hướng được ngành nghề mình sẽ chọn. 2,773 1,035 31
32
Em chưa được cung cấp thông tin về nhu cầu ngành
nghề của xã hội.
3,426 0,988 13
33 Em chưa biết thông tin về đặc điểm ngành nghề. 3,447 0,983 12
34
Em chưa biết thông tin về điều kiện thi tuyển của
ngành nghề.
3,617 0,883 8
35
Vì thiếu thông tin về ngành nghề, nên em lưỡng lự
trong việc chọn nghề.
3,373 1,047 15
36
Em chỉ chú ý đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương
lai khi lên học lớp 12.
2,625 1,028 33
37
Các em chưa nắm rõ về các ngành nghề đào tạo của
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp.
3,645 0,830 7
38
Em chọn nghề rất vội vàng, vì không có sự hướng
dẫn của trường.
2,258 0,915 37
39 Hiện nay trường không có nhiều hình thức hoạt động 2,957 1,216 24
phù hợp hướng các em vào nghề nghiệp tương lai.
40
Hiện nay trường chưa giáo dục hướng nghiệp cho các
em cụ thể.
3,027 1,129 21
41
Hiện nay việc hướng nghiệp cho các em ở trường về
hình thức và nội dung thật sinh động.
2,506 1,229 42
42
Ngay từ lớp 10 em đã được các thầy, cô chủ nhiệm,
quan tâm hướng dẫn chọn nghề cho tương lai.
2,568 1,132 34
43
Hiện nay trường vẫn thường xuyên dạy môn kỹ thuật
trong tuần từ 2 đến 3 tiết .
3,211 1,064 18
44
Thông qua nội dung các môn học trên lớp và những
giờ thực hành, giáo viên thường giới thiệu cho các
em về các ngành nghề có liên quan đến môn học đó.
2,916 1,126 28
45
Trường thường tổ chức nhóm ngoại khóa, tổ chức
tham quan hướng nghiệp, kết hợp tham quan môn
học.
2,941 1,146 25
Qua kết quả bảng 3, ta có thể phân làm ba nhóm thứ bậc :
- Các đánh giá có thứ bậc cao nhất (từ thứ bậc 1 đến thứ bậc 15) là những ý
kiến : Chọn nghề nghiệp tương lai là cần thiết và phải suy nghĩ chọn lựa thật sự
nghiêm túc (thứ bậc 1), chọn được một nghề phù hợp là tạo điều kiện thuận lợi
phát triển khả năng (thứ bậc 2), nghề phải có ích cho xã hội (thứ bậc 3), nghề phải
phù hợp với khả năng và hoàn cảnh bản thân (thứ bậc 4), nghề phải có việc làm
phù hợp với ngành đào tạo (thứ bậc 5), nghề ổn định và thích hợp thì có cuộc sống
ổn định (thứ bậc thứ 6), chưa nắm rõ thông tin ngành nghề đào tạo của các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp (thứ bậc 7), chọn nghề theo sở thích cá
nhân và thiếu thông tin về điều kiện thi tuyển của ngành nghề, cùng thứ bậc (thứ
bậc 8), cố gắng rèn luyện học tập đều các môn học để dễ chọn được nghề phù hợp
(thứ bậc 10), nghề phải có điều kiện nâng cao tay nghề (thứ bậc 11), thiếu thông
tin về đặc điểm ngành nghề (thứ bậc 12), thiếu thông tin về ngành nghề xã hội
đang cần (thứ bậc 13), nghề phải thực tiễn và triển vọng (thứ bậc 14), thiếu thông
tin nên lưỡng lự trong chọn nghề (thứ bậc 15).
- Các đánh giá có thứ bậc thấp hơn (từ thứ bậc 16 đến thứ bậc 30) là những
ý kiến: Chọn nghề học phải phù hợp với tài chính gia đình (thứ bậc 16), nghề phải
có thu nhập đủ sống (thứ bậc 17), trường vẫn duy trì dạy các môn kỹ thuật hướng
nghiệp (thứ bậc 18), nghề không vi phạm pháp luật (thứ bậc 19), chọn nghề vừa
sức học không theo nhu cầu của xã hội (thứ bậc 20), trường chưa giáo dục hướng
nghiệp cho các em đầy đủ (thứ bậc 21), nghề dễ học, dễ thăng tiến (thứ bậc 22),
“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” (thứ bậc 23), trường không có nhiều hình thức
hoạt động hướng nghiệp (thứ bậc 24), trường tổ chức tham quan hướng nghiệp (thứ
bậc 25), thi trượt đại học thì các em sẽ vào trung học nghề (thứ bậc 26), chọn nghề
có nhiều tiền (thứ bậc 27), trường hướng nghiệp thông qua các môn học (thứ bậc
28), vào đại học vì là con đường tiến thân duy nhất (thứ bậc 29), có bằng đại học
dễ tìm việc làm và được mọi người nể trọng (thứ bậc 30).
- Các đánh giá có thứ bậc thấp nhất (từ thứ bậc 31 đến thứ bậc 45) là những
ý kiến : Chưa định hướng được nghề nghiệp trong tương lai (thứ bậc 31), chọn
nghề theo nhu cầu xã hội đang cần (thứ bậc 32), chú ý chọn nghề khi đang học lớp
12 (thứ bậc 33), ngay ở lớp 10 các em đã được các thầy cô quan tâm hướng dẫn
chọn nghề (thứ bậc 34), chọn nghề theo sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn (thứ
bậc 35), để thuận lợi trong việc chọn lựa nghề nên cần học nhiều ngành nghề cùng
lúc (thứ bậc 36), chọn nghề rất vội vàng, vì không có sự hướng dẫn của trường (thứ
bậc 37), chọn nghề theo truyền thống của gia đình (thứ bậc 38), thà rớt một trường
đại học nổi tiếng còn hơn là vào trường trung học nghề (thứ bậc 39), thuận lợi
trong việc chọn nghề chỉ cần học lệch không chú ý đến các môn học khác (thứ bậc
40), chọn nghề theo phong trào, không cần lý tưởng (thứ bậc 41), hiện nay việc
hướng nghiệp ở trường về hình thức và nội dung thật sinh động(thứ bậc 42), dự thi
vào các trường đại học nổi tiếng không cần đến khả năng (thứ bậc 43), chọn nghề
theo ảnh hưởng thúc ép của gia đình (thứ bậc 44), chọn nghề theo xu hướng, rủ rê
của bạn bè (thứ bậc 45).
Qua cách đánh giá, ta có thể nhận thấy bản thân của các em xác định được
cuộc sống trong tương lai gắn liền với một nghề nhất định, nghề đó phải phù hợp
với sở thích, hoàn cảnh bản thân và công việc phải mang lại lợi ích cho xã hội, cho
nên các em phải thật sự nghiêm túc trong việc chọn nghề. Đa số các em điều
mong ước có một công việc ổn định, phù hợp với ngành đã học. Trên đây, là
những ý kiến các em đánh giá có thứ bậc từ 1 đến 6, qua đây ta hiểu rằng: các em
có suy nghĩ đến cuộc sống tương lai, muốn cống hiến năng lực và trí tuệ của bản
thân vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng các em lo ngại về cơ cấu ngành
nghề luôn thay đổi trong bối cảnh kinh tế - xã hội luôn phát triển, nghề các em
học sẽ có thể không còn phù hợp với xã hội sau khi tốt nghiệp. Điều này có thể
xảy ra nếu công tác dự báo không thực hiện tốt.
Bên cạnh đó, các em cũng quan tâm đến thông tin về điều kiện, nhu cầu
ngành nghề đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề; thông tin
ngành nghề tương lai xã hội sẽ cần. Do thiếu những thông tin trên, nên các em
lưỡng lự trong việc chọn nghề (thứ bậc 15).
Các em đánh giá cao việc bản thân ra sức nỗ lực học tập đều các môn để
dễ dàng chọn được một nghề phù hợp (thứ bậc 10); Qua cách đánh giá này cho
thấy nhận thức các em về hướng nghiệp, chọn nghề còn phiến diện, không phải cứ
học giỏi mà chọn được một nghề phù hợp với sở thích các nhân. Vì vậy, các em
vẫn dưới sự chỉ dẫn của người lớn và dìu dắt, chỉ bảo của giáo viên.
Đất nước ta đang trên con đường hòa nhập với cộng đồng thế giới trên mọi
lĩnh vực, vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc được Đảng và Nhà nước quan
tâm, trong đó có các ngành nghề truyền thống cần duy trì và phát triển. Cho nên,
việc đánh giá không cao của các em về chọn theo nghề truyền thống của gia đình
(thứ bậc 38), khiến cho chúng ta phải quan tâm và suy nghĩ, bên cạnh giáo dục
hướng nghiệp các em chọn nghề phù hợp với năng lực và nhu cầu xã hội, thì
chúng ta cần phải giáo dục cho các em nhận thức được giá trị nghề nghiệp và hỗ
trợ học tập, đặc biệt các ngành nghề truyền thống.
Các em có khuynh hướng rớt một trường đại học, thì không muốn vào trung
học nghề, không đánh giá cao “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” (bậc 23, 26). Vì
vậy, cần phải định hướng nghề và giá trị nghề nghiệp cho các em ngay từ nhà
trường phổ thông.
Điều đáng mừng, là các em có nhận thức khi chọn nghề phải phù hợp với
khả năng (thứ bậc 2), có ích cho xã hội (thứ bậc 3), không chọn nghề theo sự
thúc ép của gia đình và theo xu hướng rủ rê của bạn bè, không chọn theo phong
trào, thực dụng … Qua đây, ta nhận thấy lớp thanh niên trẻ hiện nay, có ý thức lựa
chọn nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh, còn có một số ít các em còn định
hướng một cách phiến diện, do vậy các em cũng phải cần đến sự giúp đỡ của giáo
viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
Điều cần quan tâm, là vấn đề hình thức, nội dung giáo dục hướng nghiệp và
sự quan tâm của nhà trường đối với công tác giáo dục hướng nghiệp trong thời
gian vừa qua chưa thật sự chú trọng, quan tâm ngay từ đầu bậc học, chưa phối hợp
đồng bộ giữa các ban ngành, nên việc thực hiện chưa được nghiêm túc, mang tính
hình thức. Điều này được minh chứng qua sự đánh giá của các em ở thứ bậc thấp
nhất.
• So sánh một số thông số trong bảng thăm dò.
Để việc so sánh giữa các thông số được đơn giản hơn, trong nghiên cứu đã
dùng phương pháp phân tích yếu tố và kết quả được trình bày dưới đây:
. Yếu tố 1 : Thiếu thông tin và sự hướng dẫn.
Câu 31: Em chưa định hướng được ngành nghề mình sẽ chọn.
Câu 32 : Em chưa được cung cấp thông tin về nhu cầu ngành nghề của xã
hội.
Câu 33 : Em chưa biết thông tin về đặc điểm ngành nghề.
Câu 34 : Em chưa biết thông tin về điều kiện thi tuyển của ngành nghề.
Câu 35: Vì thiếu thông tin về ngành nghề, nên em lưỡng lự trong việc chọn
nghề.
Câu 37 : Các em chưa nắm rõ về các ngành nghề đào tạo của các trường
đại học, cao đẳng, trung h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVQLGD004.pdf