Luận văn Tìm hiểu và ứng dụng XML Web Service trong công nghệ thông tin

 

MỞ ĐẦU 1

LỜI CẢM ƠN 2

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

MỤC LỤC 4

CHƯƠNG 1 6

GIỚI THIỆU 6

CHƯƠNG 2 7

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ 7

2.1 KHỐI XÂY DỰNG WEB SERVICE 7

2.2 MÔ HÌNH THIẾT KẾ CỦA XML WEB SERVICE 8

2.2.1 GIAO THỨC CHUYỂN TẢI 8

2.2.2 KIỂU MÃ HÓA 10

2.2.3 QUI ƯỚC ĐỊNH DẠNG 11

2.2.4 CƠ CHẾ MÔ TẢ 12

2.2.5 CƠ CHẾ PHÁT HIỆN 13

2.3 CÁC CHUẨN CẤU THÀNH CỦA XML WEB SERVICE 13

2.3.1 SOAP 13

2.3.2 NGÔN NGỮ MÔ TẢ WEB SERVICE _ WSDL 24

2.3.3 CƠ CHẾ PHÁT HIỆN WEB SERVICE 27

2.4 CÔNG NGHỆ XML WEB SERVICE 31

2.4.1 VAI TRÒ CỦA IIS 34

2.4.2 CÁC KIỂU DỮ LIỆU ĐƯỢC HỖ TRỢ TRONG XML WEB SERVICE 34

2.4.3 XML WEB SERVICE TRONG MICROSOFT.NET 35

2.5 WEB SERVICE VÀ CÔNG NGHỆ B2Bi 37

2.5.1 KHÁI NIỆM SỰ TÍCH HỢP B2B 37

2.5.2 ĐIỂM ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA GIẢI PHÁP B2Bi 39

2.5.3 VAI TRÒ CỦA XML(Extensible Markup Language) TRONG B2Bi 40

2.5.4 ĐẶC TÍNH CHỦ YẾU CỦA CÁC ỨNG DỤNG B2B VÀ WEB SERVICE 40

CHƯƠNG 3 44

NÊU CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHỌN LỰA GIẢI PHÁP 44

CHƯƠNG 4 48

THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 48

4.1 ĐẶC TẢ USE CASE 52

4.1.1 CHỨC NĂNG CHUNG 52

4.1.2 CHỨC NĂNG PHẦN QUẢN TRỊ 54

4.1.3 CHỨC NĂNG PHẦN KHÁCH HÀNG 67

4.1.4 ĐẶC TẢ DỮ LIỆU 73

4.2 CÁC BIỂU ĐỒ MÔ TẢ CHỨC NĂNG HỆ THỐNG 81

4.2.1 BIỂU ĐỒ LỚP 81

4.2.2 BIỂU ĐỒ TUẦN TỰ 89

4.2.3 BIỂU ĐỒ TRIỂN KHAI 95

4.3 THIẾT KẾ WEBSITE 97

4.3.1 PHẦN KHÁCH HÀNG 97

4.3.2 PHẦN QUẢN TRỊ 98

4.3.2 XML WEBSERVICE 100

CHƯƠNG 5 104

ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 104

5.1 ĐÁNH GIÁ 104

5.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 106

XỬ LÝ THẺ TÍN DỤNG BẰNG MẠNG AUTHORIZENET 106

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu và ứng dụng XML Web Service trong công nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương thức truyền thông được dùng để gởi yêu cầu và kết quả phản hồi của XML Web service thông qua Internet. SOAP (Simple Object Access Protocol) Là định dạng dực trên XML được dùng để mã hóa thông tin trong các thông điệp XML Web service. SOAP là cách thức của sự đa dạng phong phú và giải pháp đa hạ tầng cho việc trình bày các kiểu dữ liệu phổ biến (như kiểu số nguyên, kiểu chuỗi, kiểu mảng). UDDI (Universal Description, Discovery, and Integration) UDDI là kho giao dịch của các liên kết XML Web service được thiết kế để cho phép một business tìm được một business dựa trên loại dịch vụ, tên của business, DISCO (Discovery) DISCO được phát triển bởi Microsoft theo cách thức đơn giản nhằm tạo ra danh sách các liên kết đến XML Web service. Điều này cho phép máy khách tìm ra XML Web service được cung cấp theo cách tổ chức riêng biệt. DISCO cũng được đưa ra cho việc thay thế bởi chuẩn khác tương tự WS-Inspection_được phát triển bởi IBM. Vậy làm thế nào các chuẩn này có thể kết hợp với nhau? Chúng ta sẽ bắt đầu với phần xử lý việc tạo ra XML Web service tóm tắt theo ba bước: Tạo ra thư mục ảo chuyên biệt để host XML Web service trên Web Server dùng IIS. Xây dựng lớp XML Web service dùng thuộc tính để đánh dấu mổi phương thức đó có thể gọi từ xa. Để đơn giản nhất, lớp XML Web service là một tập hợp của các phương thức không trạng thái (stateless method). .NET quản lý các kết nối các bộ phận của hệ thống để client có thể tìm và gọi những phương thức này. Triển khai các tập tin XML Web service đến thư mục ảo. Bước hai là để máy khách tìm và dùng XML Web service: Máy khách có thể tìm thấyXML Web service thông qua địa chỉ URL hoặc dùng tài liệu tìm hoặc đăng ký UDDI. Máy khách yêu cầu tài liệu WSDL mô tả XML Web service. .NET tạo tài liệu này một cách nhanh chóng và tự động bằng cách kiểm tra XML Web service. Máy khách tự động tạo ra lớp proxy dựa trên tài liệu WSDL. Nếu client được viết dùng .NET, bước này sẽ được thực hịên tự động. Máy khách dùng nhiều lớp proxy vì nó sẽ dùng một lớp XML Web service đã khởi được tạo trong xử lý cục bộ. Đằng sau những chuỗi hoạt động này, proxy sẽ gửi thông điệp SOAP đến XML Web service và nhận lại thông điệp kết quả SOAP. Lớp proxy điều khiển kết nối mạng và định dạng SOAP một cách tự động. Việc xử lý này tương tự với .NET Remoting ở vài khía cạnh. Đầu tiên là client dùng lớp proxy để truyền thông. Lớp proxy bắt chước XML Web service và điều khiển tất cả các chi tiết ở mức thấp.Nhiều nền_platform lập trình bao gồm cả .NET cung cấp các công cụ để tạo proxy này một cách tự động. Chìa khóa của sự khác biệt là ở chỗ làm thế nào mà lớp proxy được tạo ra. Với .NET Remoting, đối tượng proxy được tạo ra một cách tự động. Ngay khi .NET client đưa ra đối tượng từ xa, thời gian thực thi chia bên trong hành động, tạo ra proxy dựa theo thông tin mô tả lớp từ xa trong assembly. Với XML Web service, lớp proxy được tạo bằng thông tin tìm thấy trong tài liệu WSDL. Điều này tương tự như loại thông tin được chứa trong assembly metadata nhưng nó được chứa đựng trong cross-platform theo định dạng XML. Sự khác biệt rõ ràng khác nữa là lớp proxy XML Web service được tạo ra trong suốt chu trình phát triển. Nếu XML Web service thay đổi, lớp proxy phải được tạo lại. Tài liệu WSDL cũng chứa đựng đầy đủ thông tin cho non-.NET client để tự truyền thông với XML Web service mà không cần công cụ riêng. 2.4.1 VAI TRÒ CỦA IIS Với XML Web service, ta không cần phải lo lắng về việc tạo ra chương trình server để lắng nghe yêu cầu và tạo ra ra đối tượng phản hồi.Thay vào đó, ASP.NET và IIS cùng làm việc để thực thi dịch vụ (service) này. IIS là phần mềm cho phép máy tính trở thành Web server và cho phép client từ xa tải các trang HTML hoặc thực thi các trang ASP.NET. IIS bao gồm Microsoft Windows 2000, Windows XP và Windows .NET Server nhưng không cần thiết phải cài đặt mặc định.Chức năng của IIS là: IIS cung cấp việc truy cập Web server thông qua thư mục ảo. Thư mục ảo không có đặc tính cho phép giống như thư mục thường. Mặc định, client từ xa không cho duyệt qua thư mục ảo, thực thi, tạo tập tin hoặc tải các kiểu tập tin bị giới hạn. IIS quản lý trình duyệt Internet của máy tính.Tuy nhiên, IIS không thực thi các trang ASP, ASP.NET hay XML Web service. Thay vào đó, IIS lưu trữ danh sách phần mở rộng tập tin dược đăng ký. Ví dụ, trang ASP.NET (tập tin .aspx), XML Web service (tập tin .asmx) được đăng ký đến phần xử lý ASP.NET. Nếu IIS nhận được yêu cầu này cho một trong các kiểu tập tin trên, nó sẽ kiểm soát việc đưa đến cho phần xử lý ASP.NET. 2.4.2 CÁC KIỂU DỮ LIỆU ĐƯỢC HỖ TRỢ TRONG XML WEB SERVICE Các kiểu dữ liệu cơ bản: Các kiểu dữ liệu chuẩn như: kiểu số nguyên, kiểu số thực, biến Boolean, kiểu dates and times và kiểu chuỗi. Kiểu enumeration: Kiểu enumeration được định nghĩa bởi từ khóa Enum Đối tượng Custom: Ta có thể truyền bất cứ đối tượng nào được tạo dựa trên lớp custom hoặc cấu trúc custom. Hạn chế duy nhất là chỉ có thành viên dữ liệu mới có thể truyền đi. Nếu ta dùng lớp có định nghĩa phương thức thì bản sao của đối tựợng đó chỉ có thuộc tính và biến mà thôi. Đối tượng DataSet: Đối tượng DataSet vốn đã được hỗ trợ. Chúng trả về một cấu trúc đơn giản mà .NET client có thể tự động chuyển đổi thành đối tượng DataSet đầy đủ. Tuy nhiên đối tượng DataTable và DataRow không được hỗ trợ. Đối tượng XmlNode: Đối tượng dựa trên System.Xml.XmlNode được biết đến như một phần của tài liệu XML. Tất cả dữ liệu Web service được truyền theo định dạng XML. Lớp này cho phép hỗ trợ trực tiếp phần thông tin XML_phần có cấu trúc có thể thay đổi. Array và Collection: Ta có thể dùng mảng (array) hoặc tập hợp (collection ) đơn giản của bất kỳ kiểu được hỗ trợ nào, bao gồm cả đối tượng DataSet, đối tượng XmlNode và đối tượng custom. 2.4.3 XML WEB SERVICE TRONG MICROSOFT.NET XML Web service là một trong những đặc tính nổi bật của Microsoft .NET. Chúng cho phép truyền thông kiểu đối tượng_ là sự khác biệt đáng kể so với .NET Remoting: XML Web service được thiết kế cùng với Internet và sự kết hợp từ nhiều platform, ngôn ngữ và hệ điều hành. Vì thế hoàn toàn dễ dàng để gọi XML Web service từ non-.NET platform. XML Web service được thiết kế cùng với sự tương tác bên trong ứng dụng và tổ chức. Hay nói cách khác, ta có thể dùng thành phần thông qua .NET Remoting để hỗ trợ cho ứng dụng của riêng mình nhưng XML Web service thì giống việc cung cấp các chức năng cho business khác để gắn vào (plug-in) phần mềm của họ. Theo đó, XML Web service hỗ trợ tài liệu và phần thể hiện cơ bản. Ta có thể dùng UDDI để xuất các thông tin về XML Web service trên Internet và làm chúng có hiệu lực với các business khác. XML Web service được thiết kế đơn giản. XML Web service dễ lập trình và không yêu cầu nhiều sự đầu tư phát triểntrong kế họach và cấu hình chùng họat động như thế nào. Sự đơn giản náy cũng có nghĩa là XML Web service có them hạn chế. Chẳng hạn, chúng sẽ phù hợp với các giải pháp không trạng thái và không hỗ trợ việc khai báo client hoặc dùng singleton. XML Web service luôn dùng thông điệp SOAP để trao đổi thông tin. Điều này có nghĩa là nó không bao giờ truyền thông một cách hiệu quả như khi đối tượng dùng .NET Remoting và kênh nhị phân. Và nó cũng có nghĩa là chúng có thể được sử dụng bởi các client ở các platform khác. Hình dưới đây minh họa cho cách dùng XML Web service từ xa. Chú ý theo nguyên tắc cho thấy rằng đối tượng XML Web service chỉ dùng đơn lẻ(single-use). Chúng được tạo ra với mỗi lời gọi của client và bị hủy khi kết thúc lời gọi. Đối tượng .NET Remoting cũng có thể hoạt động theo cách trên nhưng không giống XML Web service, chúng không cần phải được tạo ra với mỗi lời gọi của client và bị hủy khi kết thúc lời gọi. 2.5 WEB SERVICE VÀ CÔNG NGHỆ B2Bi Nội dung dưới đây đề cập đến nền tảng cơ bản của công nghệ B2Bi, nhu cầu tích hợp hệ thống của các công ty, thử thách của công nghệ B2Bi, ưu điểm cũng như hạn chế của Web Service hiện tại đối với B2Bi. B2B là đề cập đến việc sử dụng các hệ thống tin học hóa ( như Web server, dịch vụ mạng, cơ sở dữ liệu,) cho việc kinh doanh ( trao đổi dữ liệu, buôn bán sản phẩm,) giữa các công ty và đối tác. 2.5.1 KHÁI NIỆM SỰ TÍCH HỢP B2B Sự tích hợp B2B hoặc B2Bi về cơ bản là tổ chức bảo mật thông tin giữa các nghiệp vụ_business và thông tin hệ thống. Nó hứa hẹn một khả năng biến đổi đột ngột cách thức nghiệp vụ được quản lý giữa các thành viên, người cung cấp, khách hàng hoặc người mua. Tất cả các công ty đều có thể có kinh nghiệm tăng mức độ tăng trưởng và thành công thông qua sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành viên. Các công ty thuộc các ngành công nghiệp đều theo hướng B2Bi và thấy rõ ưu điểm cạnh tranh mà nó cung cấp qua việc giao dịch nhanh chóng, giảm chu trình thời gian và tăng dịch vụ khách hàng. Thông qua việc tích hợp nghiệp vụ và việc xử lý kỹ thuật, các công ty có thể củng cố các mối quan hệ vững mạnh giữa các thành viên và khách hàng, đạt đến sự tích hợp hoàn chỉnh bên trong cũng như bên ngoài hoạt động kinh doanh, có thể xem tài khoản khách hàng trong thời gian thực, tăng chức năng hoạt động hiệu quả và giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên sự tích hợp B2B là một thử thách lớn, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh đa quốc gia bao gồm từ hàng trăm đến hàng ngàn thành viên giao dịch. Đó thật sự là một nổ lực khó khăn nhằm quản lý sự tích hợp quá nhiều nghiệp vụ làm phát sinh các nhiệm vụ phức tạp tốn kém về chi phí và thời gian. Cùng với việc tiếp cận công nghệ mới thì khả năng tăng tính không tương ứng tiềm ẩn càng cao và làm cho việc trao đổi thông tin thương mại điện tử trở nên phức tạp. 2.5.2 ĐIỂM ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA GIẢI PHÁP B2Bi Nếu không có sự lựa chọn đúng đắn cho giải pháp B2B nhằm kết hợp nghiệp vụ và các yêu cầu kỹ thuật thì bất kỳ sự thực thi tích hợp nào cũng cũng bị thất bại. Trước khi, công ty lựa chọn bất kỳ giải pháp B2Bi nào thì cần cân nhắc các điểm sau: Liệu giải pháp này có làm phát triển công ty, công việc kinh doanh hay công nghiệp công nghệ thông tin? Nó có cung cấp các chức năng linh hoạt, mềm dẻo để hỗ trợ hỗ trợ cho phần mềm của người bán không? Nó có thể hoạt động trong môi trường ngày càng tăng trưởng để hỗ trợ khách hàng và hệ thống giao dịch thành viên không? Nó có hỗ trợ các chuẩn mở không? Vậy chía khóa chủ yếu mà công ty cần xem xét trước khi đầu tư vào bất kỳ giải pháp phần mềm B2Bi nào là gì? Đầu tiên, giải pháp tích hợp cần chop phép xử lý bất kỳ giao tác nào, vào mọi lúc giữa khách hàng và thành viên. Đồng thời, nó phải có đặc tính tự động xử lý trao đổi dữ liệu thời gian thực giữa các ứng dụng khác nhau. Kế đó, giải pháp này phải quản lý tất cả các giao tác một cách bảo mật đồng thời cũng cần hỗ trợ nhiều định dạng tập tin, các giao thức và các chuẩn bảo mật. Giải pháp B2Bi phải dựa trên các chuẩn mở để công ty và các đối tác có thể gửi các giao tác bằng cách dùng bất kỳ sự kết hợp ứng dụng nào, bất kỳ định dạng tập tin nào, bất kỳ đường dẫn truyền thông nào, bất kỳ giao thức kết nối cũng như giao thức B2B nào và chuẩn XML như RosettaNet, ebXML, OAG, Biztalk, OBI,Đồng thời cũng cung cấp việc hỗ trợ Web Service. Ngoài ra nó phải cung cấp đặc tính nạp cân bằng_load balancing bền vững, đưa đến thành công của các ứng dụng lớn. Một số giải pháp B2Bi dẫn đầu bao gồm: IBM MQSeries Integrator; Extricity; BEA eLink; webMethods B2B Enterprise; NEON eBusiness Integration Servers; Vitria BusinessWare; và Microsoft Biztalk Server. 2.5.3 VAI TRÒ CỦA XML(Extensible Markup Language) TRONG B2Bi XML trở thành ngôn ngữ chung cuộc cách mạng thương mại điện tử B2B. Nó đã tạo ra cơ chế công bố, chia sẻ và trao đổi dữ liệu dùng các chuẩn mở thông qua Internet. Và không nghi ngờ gì nữa, trong tương lai XML sẽ được dùng trong mỗi ứng dụng B2B. Tuy nhiên, bản thân XML không phải là giải pháp tích hợp, nó chỉ là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. Nhưng nếu không có chuẩn XML thì các nghiệp vụ trong suốt giữa các công ty không thể truyền đi trên toàn cầu. Để thông điệp XML được thông dịch bởi tất cả các công ty tham gia B2Bi thì cần một chuẩn B2B dựa XML mở nhằm định nghĩa định dạng tài liệu, các thông tin hợp lệ và các mô tả xử lý. Nhu cầu mở rộng chuẩn công nghệ kinh doanh thương mại điện tử B2B rõ rang và đang tăng dần lên đỉnh điểm. Một vài tổ chức đã đưa ra định nghĩa cho phần thương mại chỉ định này. Một số nhóm và tổ chức như RosettaNet, CIDX, và OASIS đã đưa vào sử dụng công nghệ này để các công ty có thể chia sẻ thông tin với nhau mà không cần phải xây dựng lại hoàn toàn cấu trúc ứng dụng bên trong. Những chuẩn này sẽ tự động truyền luồng thông tin qua tất cả các công ty theo công nghệ sẵn có, độc lập với phần mềm bên dưới và cấu trúc phần cứng được hỗ trợ liên quan đến các giao tác này. 2.5.4 ĐẶC TÍNH CHỦ YẾU CỦA CÁC ỨNG DỤNG B2B VÀ WEB SERVICE Web Service phù hợp với một số ứng dụng B2B têu biểu như thế nào? 2.5.4.1 Quản lý giao tác phân tán Web Service quản lý các điều khiển giao tác phân tán rất chặt chẽ ngay cả đối với các hệ thống và ứng dụng riêng rẽ trong hệ thống kinh doanh. Giao tác B2B có thể được truyền khắp các hệ thống và ứng dụng riêng rẽ qua các hệ thống kinh doanh khác nhau nên đôi khi làm chúng trở nên khó khăn hơn cho việc quản lý và kiểm soát. Trong trạng thái hiện hành, Web Service không là giao tác mặc nhiên và nó cung cấp chức năng”yêu cầu/trả lời”_request/reponse cơ bản . 2.5.4.2 Vấn đề bảo mật B2Bi yêu cầu hai mức độ bảo mật. Đầu tiên, B2Bi cần mở ra bức tường lửa _firewall để truyền thông giữa các hệ thống kinh doanh. Vì vậy, cho dù bất kỳ chế độ tích hợp nào được dùng thì các công ty phải bảo mật an toàn hệ thống mạng bên trong của họ nhằm tránh các cuộc tấn công phá hoại thông qua các cổng mở này. Bên cạnh đó, dữ liệu truyền đi thông qua đường truyền thuê chuyên dụng, như EDI, Internet, hoặc bất kỳ chế đệ nào cũng phải được bảo mật. Dữ liệu có thể chứa nhiều loại thông tin như thông tin tổ chức, thông tin giao tác nghiệp vụ do đó phải luôn được bảo mật. Trong trạng thái hiện hành, Web service thiếu các đặc tính hỗ trợ cho bảo mật. Vì vậy, Web Service dựa trên kiến trúc B2Bi tiềm ẩn vấn đề lớn về lỗ hỏng bảo mật. 2.4.2.3 Tính năng động và linh hoạt Để các công ty tham gia các nghiệp vụ năng động thật sự với các công ty khác,thì sự tích hợp giữa các hệ thống của hai công ty phải thực thi trong thời gian thực. Hơn nữa, sự tích hợp này chỉ hiện thực được khi B2Bi được thực thi bởi các chuẩn mở thông qua Internet. Web Service cung cấp cách thức linh hoạt phục vụ cho tích hợp bằng cách đưa ra giao diện năng động. Web Service được xây dựng dựa trên chuẩn mở như UDDI, SOAP và HTTP_đây là một nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự chấp nhận rộng rãi của Web Service đối với công nghệ B2Bi. 2.4.5.4 Chế độ tích hợp Chế độ tích hợp là yếu tố quan trọng nhất của công nghệ B2Bi. Có phải B2Bi là dữ liệu hướng đối tượng, xử lý nghiệp vụ hướng đối tượng, ứng dụng hướng đối tượng, hàm chức năng hướng đối tượng ? Câu trả lời cho câu hỏi này xác định rất nhiều đáp án bao gồm cách thức và công nghệ dùng cho B2Bi. Điển hình trong công nghệ tích hợp B2B, các công ty quyết định dựa trên cơ sở công nghệ dùng được trong hãng, ngân sách và mức độ của nhu cầu đồng bộ hóa để hỗ trợ các hàm nghiệp vụ chức năng. Trong thế hệ Web Service này, nó có thể đạt được mức chức năng là tích hợp giữa các ứng dụng.Tuy nhiên, thế hệ kế tiếp của Web service sẽ được nâng cấp về chức năng và kỹ thuật nhằm cung cấp sự đóng gói giao diện người dùng và bảo mật an tòan.Và chúng có khả năng đóng gói một ứng dụng và nhúng nó vào ứng dụng khác. Ví dụ về Web Service cho công nghệ B2Bi Biểu đồ dưới đây đưa ra một minh họa cho việc dùng Web Service trong trường hợp B2Bi. Trong ví dụ này, ứng dụng dùng chung có được của tổ chức thực thi trong ứng dụng máy chủ yêu cầu đặt giá từ nhiều nhà cung cấp. Ứng dụng đang có của người mua lấy thông tin về Web Service mà các nhà cung cấp đưa ra bằng cách đăng ký UDDI và gọi những dịch vụ này thông qua Internet để nhận thông tin về giá cả cho từng mặt hàng riêng biệt. Các bước tuần tự đó như sau: Ứng dụng sẵn có của người mua thực thi bên trong ứng dụng server phải tảo ra hóa đơn mua mặt hàng chỉ định. Ứng dụng đó lấy thông tin về Web Service của các nhà cung cấp khác nhau cho mặt hàng này bằng cách tìm kiếm trong mục đăng ký UDDI. Địa chỉ và WSDL xác nhận thông tin Web Service được gửi đến ứng dụng. Ứng dụng lấy thông tin Web Service mà nhà cung cấp xuất ra để lấy thông tin giá cả cho mặt hàng đó. Sự truyền thông dựa trên thông điệp SOAP qua Internet. Ứng dụng nhận được thông tin giá cả từ các nhà cung cấp khác nhau. Sự truyền thông dựa trên thông điệp SOAP qua Internet. Sau đó, thông tin này được phân tích và điều khiển để tạo ra hóa đơn bán hàng. Tóm lại, Web Service có tiềm năng cho việc định nghĩa lại mô hình của B2B bởi tính năng động, dễ thực thi ở dạng từng phần riêng biệt và chi phí vận hành lại thấp. Tuy nhiên, ứng dụng của Web Service cho công nghệ B2Bi sẽ bị giới hạn nếu dịch vụ về xác nhận bảng quyền, mã hóa, điều khiển truy cập và tích hợp dữ liệu không hịêu lực. Web Service đóng vai trò trung gian nhằm cung cấp các dịch vụ như thông tin đang ký UDDI, dịch vụ bảo mật, chất lượng an tòan của Web Service, kiểm tra việc thực thi chiếm vị trí quan trọng trong công nghệ B2Bi. CHƯƠNG 3 NÊU CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHỌN LỰA GIẢI PHÁP Hiện nay, công nghệ phần mềm thành phần đã trở nên phổ biến. Phần lớn các ứng dụng được xây dựng ngày nay điều bao gồm sự tác động của các thành phần từ những nhà cung cấp khác nhau ở vài hình thức. Và vì các ứng dụng phát triển ngày càng phức tạp nên nhu cầu sử dụng các thành phần phân tán truy cập từ xa cũng ngày càng tăng. Một ví dụ điển hình của ứng dụng công nghệ thành phần là giải pháp thương mại điện tử toàn qui trình. Giải pháp thương mại điện tử trên các Web có nhu cầu xử lý hóa đơn ở chương trình của ứng dụng kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp( ERP). Trong nhiều trường hợp, ứng dụng ERP tập trung ở những phần cứng khác nhau và thực thi trên những hệ điều hành khác nhau. Mô hình đối tượng thành phần phân tán (DCOM) của Microsoft_một cấu trúc cơ sở của đối tượng phân tán cho phép ứng dụng dùng các thành phần mô hình hướng đối tượng được cài đặt ở máy chủ (server) khác mà được chuyển lên một số nền không phải Windows(non-Windows platform). Nhưng DCOM không bao giờ đạt được sự chấp nhận rộng rãi của các nền này, vì thế DCOM hiếm khi được sử dụng để truyền thông giữa các máy tính thuộc Windows và không thuộc Windows. Các nhà cung cấp phần mềm ERP thường tạo ra các thành phần cho nền Windows truyền thông với hệ thống xử lý đầu cuối thông qua giao thức riêng. Một số dịch vụ được dùng bởi ứng dụng thương mại điện tử có thể không lưu trữ ở trung tâm dữ liệu. Chẳng hạn, nếu ứng dụng thương mại điện tử chấp nhận thanh toán bằng thẻ của khách hàng khi mua sản phẩm thì nó phải gọi dịch vụ của ngân hàng thương mại để xử lý thông tin thẻ thanh toán của khách hàng. Nhằm phục vụ cho mục đích trên, DCOM và các công nghệ liên quan như cấu trúc trung gian yêu cầu đối tượng chung (CORBA), phương thức gọi hàm từ xa của Java (Java RMI) bị giới hạn bởi các ứng dụng và thành phần được cài đặt bên trong tổ chức của trung tâm dữ liệu. Hai nguyên nhân chính là do mặc định các công nghệ này tác động đến giao thức riêng và các giao thức này vốn đã kết nối hướng đối tượng. Các máy khách (client) truyền thông với máy chủ thông qua Internet đối mặt với nhiều sự ngăn cách tiềm ẩn để kết nối đến máy chủ. Các nhà quản trị về bảo mật mạng trên thế giới cài đặt những bộ định tuyến và bức tường lửa để ngăn cản hữu hiệu mọi kiểu truyền thông qua Internet. Thật may mắn nếu nhà quản trị mạng mở các cổng truyền phù hợp để hỗ trợ dịch vụ, cơ hội cho các máy khách là rất ít. Điều đó dẫn đến kết quả: Các giao thức riêng được dùng bởi DCOM, CORBA, Java RMI không dành cho Internet trong tương lai. Vấn đề khác nữa là với những công nghệ này vốn đã kết nối hướng đối tượng, hơn nữa không thể điều khiển được sự ngắt mạng. Vì Internet không điều khiển trực tiếp được nên ta không thể giả định về chất lượng và tính đáng tin cậy của việc kết nối. Nếu việc ngắt mạng xảy ra thì lời gọi kế tiếp của máy khách đến máy chủ sẽ bị không thực thi. Kết nối hướng đối tượng cũng đặt ra thử thách đối với các công nghệ này khi xây dựng cở sở cân bằng tải (load-balanced) cần thiết để đạt sự hiệu chỉnh tốt nhất. Bởi vì sự kết nối giữa máy khách và máy chủ rất khó khăn nên ta không thể định tuyến yêu cầu kế tiếp đến máy chủ khác mộ cách dễ dàng. Các nhà phát triển đã cố gắng khắc phục sự giới hạn này bằng cách dùng một mô hình gọi là mô hình lập trình không trạng thái, nhưng họ có sự thành công bị giới hạn bởi những công nghệ này thật sự khó khăn và tốn nhiều chi phí để thiết lập lại kết nối với đối tượng từ xa. Vì việc xử lý thẻ thanh toán của khách hàng được hoàn thành bởi máy chủ trên Internet nên DCOM không lý tưởng cho đặc tính truyền thông giữa máy khách thương mại điện tử và máy chủ xử lý thẻ thanh toán. Trong giải pháp ERP, thành phần ở lớp thứ ba (third-party) thường được cài đặt bên trong trung tâm dữ liệu của máy khách (trong trường hợp này là nhà cung cấp giải pháp xử lý thẻ thanh toán). Thành phần này phục vụ tốt hơn proxy truyền thông giữa phần mềm thương mại điện tử và ngân hàng thương mại thông qua giao thức riêng. Vì sự giới hạn của các công nghệ hiện tại trong việc truyền thông giữa các hệ thống máy tính nên các nhà cung cấp phần mềm thường tím phương cách để xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng họ. Điều này có nghĩa là nguồn tài nguyên được dùng để tăng các hàm chức năng cho hệ thống ERP hoặc hệ thống xử lý thẻ thanh toán thay vì dành cho việc tạo ra các giao thức mạng riêng. Trong nổ lực nhằm hỗ trợ tốt hơn cho Intrenet tương lai, Microsoft đã khởi đầu chấp nhận chiến lược thêm vào yếu tố mới cho công nghệ hiện tại bao gồm CIS cho phép thiết lập kết nối DCOM giữa máy khách và thành phần từ xa thông qua cổng 80. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, CIS đã không được chấp nhận rộng rãi. Và một cách tiếp cận mới là nhu cầu tất yếu. Vì thế, Microsoft quyết định xem xét vấn đề và đưa ra những yêu cầu cho giải pháp mới như sau: Tính tương tác giữa các phần: Dịch vụ từ xa phải được dùng bởi các máy khách trên các nền khác. Tính thân thiện của Internet: Giải pháp phải họat động hiệu quả cho việc hỗ trợ các máy khách truy cập dịch vụ từ xa từ Internet. Định kiểu giao diện tốt: Không có sự mơ hồ nào về kiểu dữ liệu gửi và nhận từ dịch vụ từ xa. Hơn nữa, các kiểu dữ liệu được định nghĩa nên sắp xếp phù hợp với kiểu dữ liệu được định nghĩa bởi hầu hết các ngôn ngữ lập trình thủ tục. Có khả năng tương tác với các chuẩn Internet hiện tại: Việc thực thi các dịch vụ từ xa tương tác được với các chuẩn Internet hiện tại nhiều như có thể và tránh thay đổi giải pháp dẫn đến vấn đề cũ vừa được giải quyết. Giải pháp dựa trên sự chấp nhận rộng rãi các chuẩn Internet có thể tương tác với tập các công cụ hỗ trợ và các sản phẩm được tạo ra cho công nghệ. Hỗ trợ mọi ngôn ngữ lập trình: Giải pháp không nên chỉ giới hạn ở một số ngôn ngữ lập trình riêng biệt. Ví dụ như Java RMI thì chỉ hỗ trợ cho ngôn ngữ Java. Thật khó mà gọi hàm chức năng trên đối tượng Java từ xa từ Visual Basic hoặc Perl. Máy khách phải có thể thực thi được dịch vụ Web mới hoặc dùng dịch vụ Web sẵn có bất chấp máy khách được viết bởi ngôn ngữ lập trình nào. Hỗ trợ mọi cấu trúc cơ sở thành phần phân tán: Giải pháp không chỉ hỗ trợ vài cấu trúc cơ sở thành phần. Trên thực tế, ta không nên mua, cài đặt, lưu trữ cấu trúc cơ sở đối tượng phân tán chỉ để xây dựng một đối tượng từ xa hoặc để thực thi một dịch vụ có sẵn. Giao thức cơ sở nên làm cho việc truyền thông giữa các cấu trúc cơ sở hướng đối tượng hiện tại trở nên dễ dàng về cơ bản như: DCOM và CORBA. Và không ngạc nhiên khi giải pháp Microsoft đưa ra là Web Service. Web Service chỉ ra một giao diện để gọi hoạt động riêng biệt với tư cách đại diện cho máy khách. Máy khách có thể truy cập Web Service qua việc sử dụng các chuẩn Internet. CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH Hệ thống Website kinh doanh sản phẩm thời trang được xây dựng để phục vụ các đối tượng người dùng sau: Người quản trị: Quản lý thông tin về khách hàng, sản phẩm, đơn đặt hàng, quản lý và báo cáo các giao tác xảy ra Nhà phân phối:Quản lý thông tin về kho hàng và báo cáo doanh thu Khách hàng: Người dùng chính của hệ thống, khách hàng có thể ghé thăm website để xem và đăng ký mua các sản phẩm quần áo thời trang. Biểu đồ use case: 4.1 ĐẶC TẢ USE CASE 4.1.1 CHỨC NĂNG CHUNG 4.1.1.1 Đăng nhập Người dùng: Người quản trị, nhà phân phối, khách hàng. Mối quan hệ giữa các use case: Extend <<Thoát Người quản trị <<Xem danh sách loai sản phẩm <<Thay đổi thông tin loại sản phẩm <<Tạo loại sản phẩm mới <<Xem danh sách sản phẩm <<Thay đổi thông tin sản phẩm <<Tạo sản phẩm mới <<Xem thông tin hoá đơn <<Tìm hóa đơn <<Xem danh sách nhà phân phối <<Thay đổi thông tin nhà phân phối <<Xem danh sách khách hàng <<Thay đổi thông tin khách hàng <<Xóa đối tượng <

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVANTOTNGHIEP.doc
  • docNhan Xet.doc
  • docNhiemVu.doc
Tài liệu liên quan