MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tổ chức quản lý và ý nghĩa của nó đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội 5
I. Những yêu cầu đặt ra trong quá trình tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm 5
1. Đặc điểm của việc tổ chức hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm 5
2. Đặc điểm của quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm 6
3. Mục tiêu kinh tế và phục vụ nhiệm vụ chính trị 13
II. Ý nghĩa và nội dung của tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm đối với Công ty Sáchvà Thiết Bị trường học Hà Nội 16
1. Ý nghĩa của tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội 16
2. Những nội dung cơ bản khi tiến hành tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội 19
Chương 2: Thực trạng tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 22
I. Giới thiệu chung về Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội 22
1. Quá trình tổ chức và quản lý của Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý 22
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 25
II. Thực trạng công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 26
1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội 26
2. Những phương thức hoạt động chủ yếu của Công ty 29
3. Tình hình tổ chức và quản lý lao động trong Công ty 37
4. Hoạt động kinh doanh của Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà nội trong hai năm 1997-1998 39
Chương 3: Nhận xét chung và một số ý kiến đề xuất qua nghiên cứu công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 46
I. Nhận xét chung 46
1. Những ưu điểm và thuận lợi 47
2. Khó khăn và những tồn tại 48
II. Những đề xuất cho công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm mà Công ty đã và đang áp dụng 49
1. Quy hoạch lại hệ thống các đại lý của Công ty trên toàn bộ địa bàn Thủ đô Hà Nội 50
2. Đổi mới quản lý Nhà nước đối với Công ty 56
3. Đổi mới công tác kế hoạch hóa trong quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty 57
4. Đổi mới công tác cán bộ 59
5. Đổi mới về chế độ, chính sách xuất bản - In - Phát hành Sách giáo khoa và thiết bị trường học 61
Kết luận chung 66
Danh mục tài liệu tham khảo 68
Mục lục 69
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu về công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm mà Công ty đã và đang áp dụng không chỉ vận hành theo phương thức cũ mà phải có sự thay đổi phù hợp. Do giới hạn của đề tài sẽ không đề cập đến phương thức hoạt động nghiệp vụ mà chỉ đề cập đến phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh của Công ty xuất phát từ những lý do sau đây:
+ Chuyển sang cơ chế mới, những lợi thế trong hoạt động ở cơ chế cũ không còn nữa. Vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm... không hoàn toàn còn được bao cấp như trước, Công ty phải chủ động tìm cách tháo gỡ.
+ Phương thức xây dựng kế hoạch, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch đã thay đổi. Cơ chế mới đòi hỏi Công ty phải chủ động và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của mình.
+ Sản xuất kinh doanh đã trở thành một nhiệm vụ cơ bản của Công ty. Phương thức hoạt động không kinh doanh không còn phù hợp nữa.
Với những lý do trên, buộc Công ty phải suy nghĩ, tìm tòi phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Những năm qua, cụ thể là trong hai năm 1997-1998 phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có đổi mới tuân theo một số nguyên tắc sau đây:
a) Phương thức khai thác Sách giáo khoa
Trong cơ chế cũ, các khâu của quy trình sản xuất xuất bản phẩm không có sự liên kết chặt chẽ mà có sự tách rời tương đối với nhau. Biên tập viên chỉ chuyên lo khâu đề tài và biên tập bản thảo, người sửa bài chuyên sửa bài, cán bộ chạy in chuyên lo in, phát hành chuyên lo giao dịch với tổng công ty... Thực tế đó dẫn đến giữa bộ phận biên tập với bộ phận sản xuất trong một Nhà xuất bản thường có mâu thuẫn, không thống nhất với nhau. Việc chuyên môn hoá quá sâu dẫn đến tình trạng: Người đề xuất đề tài, tổ chức làm bản thảo không trực tiếp nắm được nhu cầu xã hội, người nắm được nhu cầu lại không được trực tiếp đề xuất. Cách làm này không tránh khỏi tình trạng ế sách. Thực tế cho thấy, biên tập viên phải có trách nhiệm và hiệu quả kinh tế của những đầu sách do mình đề xuất và tổ chức. Để gắn được trách nhiệm của họ với hiệu quả kinh tế cuối cùng, phương thức khoán gọn từ A đến Z là hợp lý và đang được chính Nhà xuất bản Giáo dục áp dụng rất có hiệu quả. Tuy nhiên, phương thức này cũng có một số mặt tiêu cực, hạn chế nếu như không có được sự quản lý chặt chẽ. Việc tư nhân lũng đoạn hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục cũng có nguyên nhân từ phương thức khoán này.
Sở dĩ người viết đề cập đến phương thức khoán mà Nhà xuất bản Giáo dục đang áp dụng là vì Nhà xuất bản Giáo dục là đơn vị duy nhất cung cấp Sách giáo khoa cho Công ty. Nơi đây là nguồn cung ứng Sách giáo khoa và Sách giáo khoa được cung ứng trên phạm vi toàn miền Bắc chỉ tập trung tại Nhà xuất bản Giáo dục (cơ sở 1). Sách giáo khoa là mặt hàng độc quyền do Nhà nước quản lý từ khâu xuất bản đến phát hành với hệ thống mạng lưới xuất bản và phát hành thống nhất trên toàn quốc, Nhà xuất bản Giáo dục ở trung ương và các Công ty Sách và Thiết Bị trường học ở địa phương. Nhà xuất bản Giáo dục là một đơn vị được phép độc quyền xuất bản Sách giáo khoa. Như vậy, mọi thông tin từ phía nguồn cung ứng đều xuất phát từ Hà Nội. Thời gian, địa điểm, số lượng và mặt hàng là những dữ kiện mà Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội luôn luôn quan tâm, theo dõi chặt chẽ. Với đặc điểm vốn có của Nhà xuất bản Giáo dục nằm ngay trên địa bàn Hà Nội cho nên việc thu thập thông tin và xử lý đối phó với những biến chuyển của nguồn hàng (ở đây là Sách giáo khoa) là những yếu tố bắt buộc phải làm đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội. Bởi trên thực tế, nhiều khi các tư nhân có tham gia kinh doanh mặt hàng Sách giáo khoa lại là lực lượng nắm bắt các thông tin một cách rất nhanh nhạy và có biện pháp ứng phó kịp thời với các biến chuyển của loại hình sách này. Vì vậy, có thể nói, trên thị trường Sách giáo khoa Hà Nội, mọi đối tượng kinh doanh đều có những thế mạnh hoạt động riêng, điều đó đặt ra cho Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội phải có phương hướng kinh doanh phù hợp, dựa trên những ưu điểm vốn có của mình.
Nguồn cung ứng truyền thống đối với Sách giáo khoa (một mảng sách chiếm tỷ trọng đến 80% doanh thu của Công ty) vẫn là Nhà xuất bản Giáo dục. Đây vừa là bạn hàng, vừa là cơ quan mang tính chất chỉ đạo nghiệp vụ của Công ty. Đặc thù của nguồn cung ứng mặt hàng Sách giáo khoa đối với hoạt động của Công ty là một sự thống nhất tuyệt đối, bởi một điều đơn giản rằng Sách giáo khoa được xuất bản độc quyền tại Nhà xuất bản Giáo dục.Vì vậy, khác với mảng sách thuộc Bộ Văn hóa, hoạt động khai thác với mảng sách này phải có một hướng đi riêng và thích hợp. Đối với quá trình đặt mua Sách giáo khoa, bên cạnh những điều khoản thỏa ước cụ thể trong hợp đồng đặt mua hàng năm, Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội phải căn cứ vào những khe hở và những điểm chung nới lỏng trong hợp đồng kinh doanh và đầu ra cuả mình. Với phí phát hành (hay còn gọi là mức chiết khấu) thấp nhất trong cả nước 19% (trong những năm trước) và 20% (kể từ năm 1997) là một khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động đầu vào và giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Có một thực tế Công ty phải chấp nhận là Công ty không thể tự do đòi hỏi tăng mức chiết khấu cho mình bởi Nhà xuất bản Giáo dục độc quyền cân đối và chỉ đạo trong việc phân bổ phí phát hành. Với khó khăn này, Công ty chỉ còn cách duy nhất là đẩy mạnh vòng quay của sách (bán được càng nhiều sách càng tốt) bằng cách tăng chiết khấu cho khách hàng, tích cực bán lẻ, mở rộng các hình thức bán và cân đối thật chính xác nhu cầu thực tế và kế hoạch đặt mua. Đẩy mạnh hoạt động liên kết xuất bản Sách giáo khoa “phần mềm” (sẽ đề cập cụ thể ở dưới đây) để làm phong phú chủng loại mặt hàng kinh doanh và tăng doanh thu.
Đối với mặt hàng Sách giáo khoa, Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội khai thác bằng con đường truyền thống tức là, Sách giáo khoa sẽ được chuyển về từ Nhà xuất bản Giáo dục đến Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội và từ Công ty đến các cửa hàng, đại lý, các Phòng Giáo dục, trường học, sau đó sẽ đến tay các em học sinh. Để có thể hình dung cụ thể ta hãy tham khảo mô hình sau:
Mô hình lưu thông Sách giáo khoa ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội
Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội
Nhà xuất bản Giáo Dục
Học sinh
Phòng Giáo dục
Đại lý
Trường học
Cửa hàng
Trên đây là mô hình truyền thống đã được duy trì từ lâu và giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với phương thức khai thác Sách giáo khoa mà Công ty đã và đang áp dụng trong những năm qua.
Việc Nhà xuất bản Giáo dục áp dụng thành công phương thức khoán đã khiến cho Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội dễ ổn định đầu sách, lượng sách và các thiết bị, ấn phẩm kèm theo nó. Từ cách làm đã nêu trên thì hàng năm, Công ty đặt hàng với Nhà xuất bản Giáo dục theo một hợp đồng thỏa ước được xây dựng trên các điều khoản. Từ đó Công ty sẽ dễ dàng căn cứ vào số sách giáo khoa đã nhập cộng với số sách tồn kho có từ những năm trước để điều chỉnh số Sách giáo khoa và thiết bị sẽ tung ra thị trường đảm bảo được mối quan hệ giữa kinh doanh và phục vụ.
b) Phương thức liên doanh liên kết xuất bản Sách
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp đều có những thế mạnh và những điểm yếu khác nhau. Biết thế mạnh của người khác thay vào những hạn chế của mình trên cơ sở “đôi bên cùng có lợi” là một trong những phương thức kinh doanh đem lại hiệu quả rất cao. Đó cũng là nội dung của Hội đồng liên doanh, liên kết xuất bản Sách giáo khoa mà Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội đã áp dụng và thu được những giá trị rất lớn ngay từ khi thử nghiệm.
Đặt mua Sách giáo khoa là một quá trình dàn trải và đầy khó khăn bởi đầu vào (nguồn cung ứng) là một đơn vị chỉ đạo nghiệp vụ và độc quyền. Chính vì vậy doanh thu từ doanh số kinh doanh rất hạn hẹp, mặc dù doanh số bán ra lớn (phí phát hành thấp). Nếu không có sự hoạt động hiệu quả của các cửa hàng bán lẻ thì thực sự đây là một hình thức kinh doanh đầy khó khăn.
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, ngay từ năm 1986 Công ty đã tiến hành thí điểm áp dụng mô hình liên doanh, liên kết để xuất bản Sách giáo khoa “phần mềm” (sách bồi dưỡng nâng cao) được biết với tên sách đầu tiên “Toán bồi dưỡng học sinh lớp 7”. Hiệu quả kinh tế từ những bản Sách giáo khoa đầu tiên này có thể chưa cao, nhưng điều quan trọng hơn cả, Công ty thực sự đã tìm ra một hướng đi mới, một hình thức khai thác nguồn hàng phong phú, đầy sáng tạo. Kết hợp với hình thức đặt mua, tạo nguồn hàng kinh doanh đa dạng cho Công ty, góp phần làm doanh số kinh doanh và lợi nhuận mà Công ty thu được ngày càng cao hơn.
Với số lượng học sinh vào khoảng 460.000 em, mỗi năm thị trường Hà Nội có thể tiêu thụ từ 3 đến 5 triệu bản sách giáo khoa. Sách giáo khoa là một mặt hàng mà nhu cầu sử dụng chúng rất bức thiết, Sách giáo khoa không chỉ là một nhóm các tên sách cố định, các loại sách “phần cứng” mà Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản là theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ở đây còn bao hàm cả sách tham khảo và sách nâng cao, là những loại sách có tác dụng hướng dẫn, bổ trợ cho quá trình học tập và nghiên cứu của học sinh. Trên thực tế, thông qua hệ thống phát hành mà Công ty đã thiết lập thì việc tiêu thụ được Sách giáo khoa phần cứng là tương đối thuận lợi. Bên cạnh mảng sách giáo khoa phần cứng thì còn có những cuốn Sách giáo khoa được gọi là phần mềm, đó là những cuốn sách tham khảo, sách giáo viên. Đối với các loại sách “phần mềm” này không theo một sự quản lý thống nhất về mặt xuất bản nhưng phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất về nội dung và hình thức theo định hướng và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như sự lựa chọn, sàng lọc của thị trường. Những cuốn sách này có sức tiêu thụ chậm, việc định giá và nội dung của bản sách là vấn đề luôn được đội ngũ cán bộ kế hoạch của Công ty cân nhắc bởi ở đây, giá trị kinh tế và hiệu quả Giáo dục phải được dung hoà một cách hợp lý, việc điều chỉnh giá sách tham khảo, tăng chiết khấu cho người mua, trình bày đẹp, nội dung phong phú là những yếu tố luôn luôn được đề cao. Tuy nhiên, trên thực tế thường thì Công ty vẫn có chế độ bán kèm những cuốn này vào trong bộ Sách giáo khoa hàng năm được tiêu thụ, vì vậy mà đối với những đầu sách được gọi là phần mềm này Công ty phải liên doanh, liên kết với các Nhà xuất bản khác và các đơn vị, cơ sở sản xuất khác có tham gia sản xuất và kinh doanh chúng. Việc liên doanh, liên kết này có thể là đặt hàng trực tiếp các bản thảo với các Nhà xuất bản khác này hoặc là nhờ hệ thống phát hành sách của một Nhà xuất bản nào đó bán hộ chính những cuốn sách mà Nhà xuất bản đó có liên quan về chức năng, nhiệm vụ. Những cuốn sách này nếu không bán được thì Công ty vẫn có thể dùng nó để đổi đầu sách khác Ngoài ra, trên thực tế Nhà xuất bản còn liên kết về vốn và vật tư.
Việc liên doanh, liên kết với các Nhà xuất bản và các cơ sở sản xuất được coi là một hoạt động thường xuyên, liên tục đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội. Hàng năm Công ty luôn tổ chức tiến hành liên kết xuất bản Sách giáo khoa phần mềm với số lượng lớn, hàng chục ngàn bản mỗi năm. Với việc trao đổi những đầu sách trong mảng sách tham khảo phù hợp với từng loại thị trường khác nhau giữa Công ty và các Nhà xuất bản, các Phòng Giáo dục, các cơ sở phát hành khác diễn ra tương đối thường xuyên và khá đều đặn. Quá trình này sẽ góp phần làm cho giá cả của Sách giáo khoa tham khảo ổn định hơn, do việc tự định giá của Công ty phù hợp với khả năng thanh toán và sử dụng của học sinh. Nói chung, Công ty xác định “sân” cho mình và việc tuyển chọn những đầu sách tham khảo để đưa vào phục vụ hoạt động liên kết là cần thiết hiện nay.
Những năm qua mặt hàng sách liên kết do Công ty xuất bản được liên kết đều đặn với Nhà xuất bản Hà Nội, Báo Giáo dục và Thời đại. Đây là các bạn hàng có “uy tín” và hết sức phù hợp với Công ty, là bộ ba hợp tác xuất bản - In - Phát hành rất gắn bó và hiệu quả qua hơn mười hai năm cộng tác.
+ Nhà xuất bản Hà Nội với một thế mạnh là cơ quan đóng tại Thủ đô Hà Nội và quan trọng hơn cả là một Nhà xuất bản “tổng hợp”. Vì vậy thế mạnh của họ là hoàn toàn có thẻ đáp ứng tất cả các nội dung bản thảo, phù hợp với vai trò kinh doanh của Công ty khi Công ty có yêu cầu.
+ Báo Giáo dục và Thời đại là một đơn vị trong cùng ngành Giáo dục - Giống như ngành dọc của Công ty. Hơn nữa họ lại có khả năng tổ chức xuất bản và in rất tốt, họ có một điểm mạnh cức kì thuận lợi đó là vốn.
Theo thống kê thì năm 1997, sách liên kết của Công ty được tung ra thị trường xấp xỉ 120.000 bộ với ước tính 982 triệu đồng, bước sang đến năm 1998 đã là 142.000 bản và doanh thu đạt 1.065 triệu đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động liên doanh, liên kết để sản xuất và phát hành mặt hàng sách liên kết của Công ty đã phát huy tác dụng.
Liên doanh liên kết xuất bản Sách giáo khoa là một chu trình khép kín của các khâu xuất bản - In - Phát hành. Là sự kết hợp của các đơn vị bộ phận trong đó mỗi đơn vị có một thế mạnh riêng mà những đơn vị khác không có được. Có thể nói sự kết hợp giữa Nhà xuất bản Hà Nội - Báo Giáo dục và Thời đại - Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội tạo thành một mô hình kinh doanh khép kín, dùng thế mạnh của từng đơn vị tạo thành thế mạnh tổng hợp là chất lượng và giá trị của mỗi tên Sách giáo khoa đưa tới các em học sinh thân yêu.
c) Phương thức phát hành Sách giáo khoa và Thiết bị
Hiện nay Tổng công ty phát hành sách Trung ương chỉ là một trong số những bạn hàng của Công ty. Tham gia vào phát hành Sách giáo khoa và các thiết bị trong Công ty có rất nhiều các lực lượng khác nhau như:
+ Hệ thống phát hành quốc doanh của Tổng công ty phát hành sách.
+ Bản thân của Công ty tự tổ chức phát hành thông qua phòng kế hoạch - kinh doanh.
+ Dịch vụ phát hành thông qua các cơ quan đoàn thể theo hình thức uỷ thác và đại lý phát hành (hiện nay Công ty có hơn 60 đại lý trên đại bàn Hà Nội)
+ Các phòng Giáo dục quận huyện, các trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đặt hàng với Công ty.
Dựa vào các lực lượng trên, Công ty có thể giao sản phẩm của mình cho họ tiêu thụ theo phương thức sau:
+ Mua đứt bán đoạn, Công ty trừ cho tỷ lệ phát hành phí thỏa đáng.
+ Các Đại lý, các Phòng Giáo dục, trường học thanh toán theo thời gian định kỳ và được hưởng phát hành phí.
+ Ký gửi, uỷ thác bán sách, Công ty trả hoa hồng.
+ Bao mua trọn gói Sách giáo khoa (theo bộ) hay thiết bị (theo hộp), thời hạn thanh toán, tỷ lệ phát hành phí được hai bên thỏa thuận.
3. Tình hình tổ chức và quản lý lao động trong Công ty
Tổ chức là sự thiết lập các mối quan hệ trong đơn vị, là sự sắp xếp hợp lý giữa lực lượng con người vào hệ thống hoạt động của đơn vị sao cho mỗi mắt xích hoạt động của đơn vị có được từng con người có khả năng, trình độ. sức khoẻ phù hợp, thực hiện thành công mục tiêu của đơn vị đề ra.
Chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đã khiến cho đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng, triền miên. Cơ chế mới đã tạo ra luồng gió mới đem lại cho nền kinh tế nước ta một kỷ nguyên mới trên con đường hoà nhập với sự phát triển của khu vực cũng như trên thế giới. Với những bỡ ngỡ ban đầu khi chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường từ cách suy nghĩ mới, cách kinh doanh mới đã khiến cho Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội gặp nhiều khó khăn lúng túng do chưa hoà nhập kịp và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế mới, có sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt.
Để tiến hành hoạt động kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ chính trị đó là mục tiêu quan trọng nhất đối với toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Chính vì vậy, đổi mới trở thành yếu tố quyết định để thực hiện mục tiêu trên. Quá trình đổi mới diễn ra toàn diện và triệt để từ suy nghĩ đến hành động trong công tác quản lý chung cũng như từng thời kì, từng giai đoạn kinh doanh. Một trong những nội dung đổi mới có ý nghĩa có bản góp phần tạo nên những kết quả của Công ty trong hai năm qua là đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý lao động và quá trình thực hiện lao động trong kinh doanh. Cơ chế thị trường rất năng động và phức tạp muốn chiến thắng trong cạnh tranh Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội phải có chiến lược kinh doanh và những biện pháp hữu hiệu để thực hiện chiến lược đề ra. Do đó yếu tố con người giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động của quá trình kinh doanh.
ý thức được điều đó, trong những năm qua Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội đã không ngừng đổi mới xây dựng và hoàn thiện, kiện toàn tổ chức sắp xếp bộ máy gọn ổn định, năng động và có hiệu quả thông qua thỏa ước lao động tập thể mới phù hợp với Bộ Luật lao động và Luật doanh nghiệp Nhà nước, tiến hành lập sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội và sổ lương làm cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi người lao động. Tính đến nay, Tổng số lao động của Công ty có 81 người, trong đó có lao động cố định là 43 người. Tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty đều được xây dựng ý thức chủ thể doanh nghiệp, mọi thành viên trong Công ty đều chăm lo đến quyền và nghĩa vụ, đề cao kỷ luật tự giác và nếp sống phát huy quyền làm chủ của tập thể lao động. Lợi ích của từng cá nhân gắn liền với lợi ích tập thể, hưởng thụ đúng theo lao động của mình, lấy lợi ích làm đòn bẩy kinh tế không ngừng khuyến khích động viên khen thưởng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của người lao động. Song song với đổi mới tổ chức là đổi mới quan điểm trong kinh doanh: xác định rõ cho từng cán bộ, nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ của doanh nghiệp từ hạch toán trong cơ chế thị trường, thường xuyên quan tâm đến việc học tập nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích cán bộ công nhân viên trong Công ty di học đại học tại chức, quản lý kinh tế, ngoại ngữ và tin học... Tất cả những điều đó chứng tỏ tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Công ty trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng trong kinh doanh đang trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển của Công ty.
Có được cơ cấu tổ chức quản lý lao động cũng là nhờ tình hình thực hiện lao động. Việc sử dụng lao động về số lượng, thời gian làm việc và năng suất lao động của cán bộ công nhân viên trong Công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Căn cứ vào tình hình thực tế, ta có bảng phân tích tình hình thực hiện tổ chức lao động trong Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 như sau:
Biểu 1: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu về tổ chức lao động trong Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
%
Năm
1997
1998
1997
1998
1997
1998
Doanh số SGK
21.432.906.231
26.634.734.895
25.301.900.670
27.731.089.000
69%
70%
Thiết bị
4.345.895.023
5.912.023.176
5.047.735.030
6.723.957.723
73%
76%
Lao động sử dụng
43 người
43 người
43 người
43 người
100
100
Ngày làm việc bình quân/năm
293
296
295
299
102
100
NSLĐ bình quân/năm
63.238.943
62.841.945
63.723.054
63.723.914
103
105
NSLĐ bình quân/ngày
190.000
183.000
180.000
183.000
90
100
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tổ chức hoạt động kinh doanh hai năm 1997-1998 ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội
Qua số liệu trên ta thấy đa số Công ty đã sử dụng tối đa số lao động và thường đạt 100%. Khả năng sử dụng lao động giữa đầu kì và cuối kì đạt tỷ lệ 1:1. Năng suất lao động bình quân năm tăng nhanh hơn năng suất lao động bình quân ngày (năm 1997 là: 103% so với 90 và năm 1998 là: 105% so với 100 %) cho thấy số ngày làm việc bình quân /năm của 1 lao động cao hơn kế hoạch 2 ngày đối với năm 1997 và 3 ngày đối với năm 1998.
4. Hoạt động kinh doanh của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998
Để tiến hành hoạt động kinh doanh thì điều kiện tiên quyết là phải có vốn, nó sẽ quyết định đến mọi khâu của quá trình kinh doanh. Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc tổ chức đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là cần thiết. Tổ chức quản lý vốn tốt sẽ giúp tổ chức quản lý quá trình kinh doanh đảm bảo có lãi. Từ đó tổ chức quản lý hàng hóa ở Công ty và xúc tiến mua bán hàng hóa xuất bản phẩm chỉ còn là vấn đề thời gian.
Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội bước vào hoạt động kinh doanh từ 1993 theo cơ chế mới đã có những bước phát triển rất tốt. Được giao vốn, chuyển đổi cơ chế quản lý, chuyển toàn bộ nhân viên công ty từ biên chế sang ký kết hợp đồng lao động, xây dựng thỏa ước lao động tập thể chặt chẽ và hợp lý, trong khoán lương, khoán việc, khuyến khích thỏa đáng lợi ích của người lao động. Song song với các biện pháp về nghiệp vụ là đổi mới quan điểm trong tổ chức quản lý kinh doanh: Xác định cho từng cán bộ nhân viên trong Công ty hiểu rõ kinh doanh từ hạch toán trong cơ chế thị trường với tất cả những khó khăn phức tạp của nó, phải chấp nhận cạnh tranh để giữ vững thị trường, để tồn tại và phát triển.
Tính tới đầu năm 1999, tổng số vốn cố định của Công ty là:
417.000.000 đ
Trong đó:
- Tổng diện tích nhà phục vụ sản xuất kinh doanh: 1.200 m2
- Vốn lưu động :1.642.000.000 đ
Biểu 3: Kết quả kinh doanh của Công ty trong hai năm 1997-1998
Đơn vị: Đồng
TT
Chỉ tiêu
1997
1998
Chênh lệch
1
Tổng Doanh số
24.349.635.706
27.593.902.475
108%
2
Trong doanh thu
22.435.690.872
23.785.596.198
69%
3
Lãi gộp
1.854.325.427
2.064.076.967
71%
4
Phí bán hàng cho khách
1.045.734.529
1.301.867.999
56%
5
Chi phí quản lý
521.463.765
510.562.815
58%
6
Lợi tức trước thuế
512.428.759
528.406.448
43%
7
Thu ngân sách
346.874.952
374.583.592
69%
8
Thuế doanh thu
53.762.982
59.506.850
70%
9
Thuế lợi tức
210.742.910
237.782.902
74%
10
Thuế vốn
31.693.106
32.056.000
47%
11
Thu khác
789.050
850.000
69%
12
Bảo hiểm xã hội, ytế
43.865.092
44.387.840
71%
13
Tài sản cố định
394.718.732
424.122.312
84%
14
Vốn sở hữu
1.423.317.769
1.884.395.426
86%
15
Tài sản lưu động
3.126.845.109
3.741.802.599
74%
16
Tiền
2.064.934.289
2.104.809.806
85%
17
Hàng tồn
1.274.739.043
1.636.992.793
45%
18
Quỹ đầu tư phát triển
194.328.075
182.847.331
76%
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh hai năm 1997-1998
Cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp với hệ thống nội quy, quy chế, quy phạm chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả cộng với sự đoàn kết cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đồng thời có sự chỉ đạo chặt chẽ, sự cổ vũ khích lệ của Sở Giáo dục và đào tạo, của các Bộ các Ngành Trung ương, của các Phòng Giáo dục, các trường học và của chính khách hàng đã khiến cho Công ty không chỉ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho ngân sách mà thu nhập của cán bộ công nhân nhân viên cũng ngày một nâng cao, đời sống được cải thiện, tổng lượng vốn kinh doanh cũng ngày một lớn. Tính đến tháng 3/1999 Công ty đã bảo đảm được việc làm, thu nhập thường xuyên cho lực lượng lao động chuyên môn, có định biên cố định (43 người). Với mức tổng thu nhập bình quân từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra Công ty còn huy động lực lượng lao động mùa vụ, phục vụ, chủ yếu vào giai đoạn cao trào cao điểm kinh doanh của Công ty từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.
a) Tổ chức hoạt động kinh doanh Sách giáo khoa trong hai năm 1997 - 1998
Kinh doanh trong cơ chế thị trường là vô cùng khó khăn và phức tạp. Đối với các ngành kinh tế, hiệu quả kinh tế thu được sau mỗi quá trình kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu, tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh Sách giáo khoa bên cạnh hiệu quả kinh tế doanh nghiệp làm công tác phát hành còn phải đảm bảo hiệu quả xã hội, đây là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Kinh doanh tốt chính là tiêu thụ được nhiều Sách giáo khoa thu được nhiều lợi nhuận, đồng thời cũng thu được hiệu quả xã hội cao, ngược lại kinh doanh kém hiệu quả sẽ không bán được sách vì vậy không thể đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Với số lượng hơn 6 triệu bản sách (1997) và hơn 7 triệu bản (năm 1998) phát hành, Công ty đã đảm bảo ổn định được sự tăng giảm của thị trường Sách giáo khoa nói chung, không có những “cơn sốt sách”, không có tình trạng học sinh phải nháo nhác, chạy ngược chạy xuôi đi tìm và mua sách. Tất cả điều đó nói lên rằng Công ty đã chuẩn bị tốt được tất cả các quá trình kinh doanh từ nhập hàng đến tiêu thụ Sách giáo khoa.
Biểu 4: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu về phát hành Sách giáo khoa (phần cứng) trong hai năm 1997-1998
Đơn vị: Cuốn
Các Cấp học
1997
1998
Chênhlệch
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Số lượng
%
1997
1998
1997
1998
Cấp 1
1.724.000
2.918.900
2.031.000
3.843.901
1.194.900
812.901
69%
76%
Cấp 2
1.491.000
2.609.000
1.632.000
3.516.000
1.118.000
884.000
75%
79%
Cấp 3
401.000
589.200
435.000
592.000
188.200
157.000
47%
49%
Cả 3 cấp
3.215.401
6.117.100
4.098.000
7.951.901
2.501.100
1.853.901
69%
72%
Nguồn Báo cáo tình hình kinh doanh hai năm 1997-1998
b) Tổ chức hoạt động kinh doanh thiết bị
Về mặt hàng thiết bị, tuy là một mặt hàng được coi là khó bán vì không giống như Sách giáo khoa là bắt buộc phải mua, nhiều năm qua Công ty đã có quan hệ tốt với Tổng Công ty cơ sở và vật chất Bộ Giáo dục và Đào tạo và hầu hết đối với mảng thiết bị giảng dạy và học tập thì Công ty đều mua, đặt hàng trực tiếp với Tổng Công ty. Ngoài ra thí điểm đặt mặt hàng thiết bị với các cơ sở sản xuất khác trước mỗi mùa vụ và có danh mục thiết bị gửi đến từng trường, từn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVAN3.doc