Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Không có gia đình hay cá nhân
nào sống độc lập hay tách biệt ra khỏi môi trường. Họ sống trong cộng đồng vì thế
mà họ sống nhờ, sống với cộng đồng.
Về phía chính quyền địa phương đối với các đối tượng, theo kết quả nghiên
cứu thì ghi nhận được thái độ của chính quyền địa phương và những người xung
quanh dành cho họ thường có hai thái độ sau:
Theo dõi thường xuyên thăm hỏi, khích lệ, mời tham gia các hoạt động xã hội
lành mạnh, như tham gia chiến dịch mùa hè xanh, những hoạt động bên nhà văn
hoá, đội dân phòng, phong trào phòng chống ma túy .
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu việc từ bỏ ma tuý qua một vài trường hợp điển cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm và phát huy sáng kiến trong việc điều
trị cho các đối tượng.
Ghi nhận trên, chỉ là những kỷ niệm đẹp mà đối tượng có được với các trung
tâm, nhưng cho đến hiện nay, hầu hết các đối tượng không nhận được một hỗ trợ
nào từ phía các trung tâm sau khi hồi gia. Do tình cảm quý mến với các nhân viên,
cán bộ điều trị tại trung tâm nên các đối tượng tự ý liên lạc, thăm hỏi, trao đổi nếp
sống, tình hình sinh hoạt hiện tại của mình với các cán bộ nhân viên điều trị tại các
trung tâm.
Điều này phù hợp với lời trăn trở của Anh Danh, Quý. Giám Đốc Trung Tâm
Nhị Xuân.
“Biết là giai đoạn hậu cai vô cùng cần thiết và quan trọng, nhưng để
quản lý và điều trị số đối tượng có mặt tại trung tâm thì đã đuối lắm rồi!.... Anh
vẫn có nhiều ưu tư về việc này, nhưng đôi tay của các nhân viên chưa đủ dài để
thực hiện được điều ấy…. Anh chờ, mong đợi, sự tiếp sức của tụi em sau khi ra
trường”.
Học đường.
Trong mẫu nghiên cứu này, với 15 đối tượng, thì có 2 đối tượng bị đuổi khỏi
trường, khi bị phát hiện là nghiện ma tuý. Lý do đẩy hai đối tượng này đến với ma
tuý: một đối tượng là do kém may mắn trong thi cử, mặc dầu em rất ham học và học
giỏi; một đối tượng gặp phải khủng hoảng gia đình.
Gút mắc của vấn đề là ở đó, các đối tượng không được hỗ trợ để giải quyết
vấn đề, nhưng nhà trường đã vì “bệnh thành tích”, gởi giấy báo trả hai đối tượng về
nhà, để tránh “tai tiếng” là trường có học sinh nghiện ngập. Vì thế mà nhanh chóng
cắt đứt con đường học tập của các em.
Cách xử lý không phù hợp, thiếu quan tâm cân nhắc, đã bóp nghẹt sự phát
triển của đối tượng trước khi ma túy kịp thời tấn công.
Khát vọng vươn lên trong cuộc sống để tự khẳng định mình, khi nó suôn sẻ
sẽ tạo ra sự hưng phấn, nhưng một khi cá nhân gặp hụt hẫng, thất bại. Họ dễ dàng
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002
47
sợ hãi, thất vọng với thực tại phải đương đầu, họ sẽ đi tìm một lối thoát, lối đi này
dẫn đến nghiện ngập chỉ là khoảng cách ngắn.
Tác động của hoạt động tôn giáo tại Cộng Đồng
Các đối tượng có niềm tin tôn giáo (1 Tin lành, 4 Phật giáo, 6 công giáo)
thường nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía những người cùng tín ngưỡng với họ.
Hầu hết các bậc cha mẹ của các đối tượng này tỏ ra an tâm hơn khi thấy con cái
mình tham gia vào các đoàn thể, hội đoàn, phong trào được giáo xứ hay nhà chùa tổ
chức. Như tham gia vào ca đoàn, hội đoàn giới trẻ, lớp giáo lý chia sẻ Lời Chúa,
phong trào thiện nguyện của Phật tử….
Các đối tượng thấy mình được bình đẳng với mọi người hơn bao giờ hết, trong
những giờ sinh hoạt “phụng tự” chung của tôn giáo. Trong những giờ cử hành nghi
thức phụng tự, giờ hành lễ, giờ cúng tế, tính cộng đồng trong tôn giáo rất cao. Bởi vì
trong một tập thể những người cùng tín ngưỡng với nhau, họ thường có những giờ
kinh chung, họ cùng đọc chung một bài đọc, hát chung một bài Thánh ca, có cùng
chung một ước nguyện, 1 lời cầu xin cho hết mọi người, họ còn có những bài kinh
ngắn thuộc lòng, để mọi tín đồ đều có thể đọc chung lặp đi lặp lại cách đều đặn. Vì
thế mà khi tham dự những giờ sinh hoạt phụng tự chung họ thấy mình “giống” như
mọi người, không bị phân biệt đối xử, họ được tự do, được trân trọng, họ muốn ngồi
chỗ nào tuỳ ý họ chọn lựa, họ có quyền lấy sách để hát Thánh ca chung với mọi
người, họ có quyền dâng lên Đấng Linh Thiêng một lời kinh, mà mọi người sẽ lắng
tai nghe, họ có quyền cầm hương lên đến chân bàn thờ Phật, để dâng lên ước
nguyện tâm thành… mà không bị một quấy rầy hay một xua đuổi nào. Trong giờ
hành lễ họ thấy mình được trân trọng hơn, vì mọi người đều niệm chúc bình an cho
nhau, cùng chào nhau bằng câu niệm “A di đà”, họ được đón nhận lời chào của
người khác, đồng thời người khác cũng đón nhận lời chào của chính họ.
Mặt khác, các vị chức sắc trong nhà thờ hay nhà chùa đều là những người có
uy tín trong dân, vì thế mà cách sống, những lời giáo huấn của các vị này luôn được
trân trọng. Các bậc cha mẹ vẫn thường nhắc lại để giáo dục con cái mình. Phần lớn
các đối tượng khi tham dự những sinh hoạt này họ được tiếp cận với những sinh hoạt
an lành, thiêng liêng trong sự thân thiện, chia sớt, cảm thông đầy tình người thay cho
những sinh hoạt trước đây của họ thường là sự đối phó, lo sợ, với nhiều thủ đoạn,
lường gạt… khác nhau. Những sinh hoạt trong tôn giáo đến với họ như mưa dầm
thấm đất, như người nông dân gieo hạt giống trên ruộng của mình, thì dẫu cho ông
ta thứv hay ngủ hạt giống ấy cũng âm thầm nẩy mầm và đơm hoa kết trái….Cũng
bằng cách thế ấy mà họ đã dần được cải hóa cho dẫu các đối tượng này cũng nhận
thức được rằng, khi đến nhà thờ hay nhà chùa, họ đã đi bằng những bước chân vô
định, họ chỉ muốn tìm một cảm giác lạ, hay chỉ muốn giải sầu, chứ chưa hẳn là vì
đức tin. Nhưng chính trong khoảng linh thiêng ấy, con người thường được đón nhận
những điều mà họ không ngờ đến hay không dám nghĩ đến đểâ ước ao.
3. Yếu tố nâng cao năng lực bản thân.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002
48
3.1 Việc làm
Làm việc là bí quyết mang lại hạnh phúc.
Người càng làm việc nhiều họ càng cảm thấy khỏe mạnh. Và cũng nhờ họ
khỏe mạnh nên họ làm được rất nhiều việc. Do đó ta có thể nói rằng, một trong
những lý do làm con người khỏe mạnh là khi họ làm việc và yêu việc họ làm. Làm
việc lâu giờ quá, có thể có hại cho sức khỏe . Chỉ cần tránh cái thái quá này. Xét về
mặt thể xác, việc nặng làm cho ta vận động nhiều, ăn ngon ngủ khỏe , có thêm sức
mạnh. Ngoài sức khỏe thể xác, người yêu việc còn được an tĩnh tâm hồn, thấy đời
tươi sáng, tâm hồn bình an. Chính tinh thần khỏe mạnh ấy đã làm cho xác khỏe, trí
khôn hướng thượng, chỉ nghĩ đến những điều tốt lành, mang lại cho tâm hồn sự lạc
quan, thanh thoát. Lao động thật là điều đáng yêu thích, là cơ hội giúp phục hồi sức
khỏe và mang lại cho người lao động đời sống hạnh phúc.
Khalil Gibran cho rằng: “Lao động khiến cho con người trưởng thành”.
Người nghiện bấy lâu nay vẫn thường đánh giá thấp về mình, họ mất dần vị trí
trong xã hội, trong gia đình. Vì vậy khi họ có quyết tâm cai nghiện, từ bỏ hẳn ma
túy, thì tất cả các đối tượng đều mong muốn mình có việc làm. Theo các đối tượng
cho biết thì qua lao động sẽ làm cho họ nhận thức được vai trò của chính mình trong
cộng đồng xã hội, họ biết được mình đang ở vị trí nào trong bậc thang xã hội. Một
khi nhận thức được rõ ràng mình là thành viên có ích cho xã hội, thì nguy cơ dính líu
đến hành vi sai trái giảm đi rất nhiều.
Đa số các đối tượng đều nói lên được tầm quan trọng của công việc, nhờ có
công việc làm mà họ bớt đi thời gian rãnh rỗi, có giờ giấc sinh hoạt cụ thể, ổn định,
dễ dàng quên quá khứ, để khỏi gặp lại bạn nghiện cũ, cách ly được với môi trường
có ma tuý. Việc làm củng cố lòng tự tin cho đối tượng giúp họ bớt mặc cảm, dày vò
chính mình, việc làm cũng tạo được niềm tin của người chung quanh dành cho các
đối tượng. Nhờ có việc làm họ tăng lên kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống, hiểu được giá trị của lao động, mang lại cho họ sự lạc quan vui thích với công
việc hơn.
Việc làm đã thật sự mang đến cho họ nhiều điều tốt lành.
“Bớt đi thời gian rãnh rỗi, quên đi quá khứ!”
“Gia đình tin tưởng hơn”
“Làm mình bớt mặc cảm”
“Làm cho con bớt cô đơn, có đồng nghiệp mà!
“Để khỏi gặp bạn bè cũ.
“Có tiền xài, không phải… làm điều xấu.
“Học được giá trị của lao động
Biết làm ra đồng tiền cự c khổ thế nào, thấy thương Ba Mẹ quá!”.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002
49
Qua tìm hiểu được biết, công việc làm của các đối tượng là do gia đình tìm
cho, có một trường hợp (1/15) do bạn giới thiệu, những nguồn hỗ trợ việc làm từ
phía chính quyền, ban ngành đoàn thể chưa được ghi nhận.
“Gia đình tìm việc làm cho con, hết việc này đến việc khác. Cũng tại con,
cứ như “bắt cóc bỏ dĩa”.
“Mình tự động đi xin. Tha thiết muốn làm mà còn bị người ta xua đuổi, nói
gì có ai quan tâm mà tìm việc cho mình.”
“Việc làm mà nhờ chính quyền và người xung quanh hả? Xa vời! Chưa
bao giờ thấy chính quyền gần gũi tạo việc làm cho mình”.
Điều này thiết tưởng cũng cần phải thông cảm với ban ngành các cấp. Trong
xã hội với nền kinh tế thị trường hiện nay, tính cạnh tranh rất cao, thị trường lao
động thường xuyên đề ra những tiêu chuẩn nhất định cho công việc, vì thế mà luôn
đòi hỏi, các đối tượng tham gia lao động phải hội đủ các điều kiện đó. Với định chế
xã hội, còn xét thêm về mặt lý lịch gia đình, lý lịch bản thân. Cộng hưởng bao nhiêu
điều đó, người nghiện vốn là kẻ được “gán nhãn” là đã từng vào trường ra trại, lại
thêm những hệ luỵ kéo theo trong quá khứ (trộm cắp, đâm chém, cướp giật, lường
gạt…), thêm vào đó là trình độ học vấn thấp, tay nghề chẳng ra chi…. Trong khi đó,
số người thất nghiệp hiện nay của cả nước nói chung và của thành phố nói riêng,
không làm sao giải quyết nổi, không đủ công việc để cung cấp cho lực lượng lao
động dư thừa ấy, thì làm sao các đối tượng có đủ (điều kiện) cơ hội để tham gia thị
trường lao động. Các cấp, chính quyền địa phương có cố gắng lắm cũng chỉ ở mức
động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho họ tham gia các hoạt động công ích mang
tính thiện nguyện thôi, chứ không đủ sức tạo được việc làm cho họ.
“Cô coi, sinh viên ra trường, đạt loại giỏi, loại khá kiếm việc còn trần ai,
tui làm sao được với số người đó bây giờ.”
(Lời anh chủ tịch P. 6. Q. 10)
“Cha mẹ thì cứ xót con, chứ lao động ở các vùng xa thì thiếu gì, nhưng cứ
sợ con mình cực. Người ta đưa đi lao động mà cứ coi như đi cải tạo, đi tù.”
(Lời nhân viên – TB. LĐ. XH).
Tính thích hợp của công việc
Tuy tạo được công ăn việc làm cho đối tượng nhưng cũng cần xét đến tính
thích hợp của công việc. Nếu không phù hợp với ý thích, với khả năng, sẽ không
gây được hứng khởi cho đối tượng.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002
50
“Những công việc mà gia đình kêu đi làm không phù hợp với khả năng
thành ra dễ chán. Đầu óc mình chơi xì ke nên mau quên lắm. Kêu mình đi sửa
xe, học điện tử. Trời ơi, nhớ không nổi! Vâng lời ba mẹ thì đi vậy chứ không
thích đâu.”
Việc làm đôi khi đặt đối tượng trong một vị trí, vai trò mới, phát huy được sở
trường của đối tượng, giúp họ tin tưởng lạc quan yêu đời hơn. Việc làm có được, đôi
khi nằm trong môi trường có nhiều cám dỗ, sẽ là thử thách lớn cho đối tượng.
“Gia đình mở quán cafe-karaoke giao cho con quản lý, khách hàng vô
chơi, con ở ngoài này biết hết trơn, nhưng cố gắng chống hay bỏ đi, những lần
đó con phải cầu nguyện thật nhiều…. Đương đầu với nó nhiều lần rồi, con hiểu
được mình không thắng nổi nó đâu.”
Với những đối tượng chưa có việc làm ổn định, vẫn hy vọng sẽ có được cho
mình việc làm phù hợp với khả năng.
“Muốn kiếm được việc thích hợp với khả năng”
“Con muốn có được một việc làm phù hợp với khả năng, việc gì mà không
phải suy nghĩ nhiều.”
“Cảm thấy phụ gia đình được thì phụ, đi sinh hoạt ở nhà thờ. Gặp được
bạn tốt thì làm với bạn.”
Với đối tượng có việc làm ổn định và có tay nghề, thì cần tiếp tục công việc
làm và được tin tưởng như trước. Các đối tượng này thường có cái nhìn tích cực trong
công việc, có xu hướng coi trọng công việc mà họ đang làm và vị trí của họ trong
công việc.
“Con muốn làm thợ máy, được gia đình tin tưởng như xưa.
“Bây giờ thì gia đình tin tưởng rồi, cho con phụ bán hàng, nhớ lúc mới cai
về, má không cho làm gì cả, ăn không ngồi rồi chán lắm.”
Bác sĩ Raymonde. A. Moody trong tác phẩm “Life after life” đã khẳng định
rằng: “Sau cuộc hồi sinh là cuộc đổi đời toàn diện”. Thật vậy, sau bao nhiêu năm
lăn mình trong đam mê của nghiện ngập, các đối tượng dường như đã chết dần chết
mòn, họ không còn sức sống, không nghị lực, không ý chí, không hy vọng, không
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002
51
tương lai…. Họ đã chết trong chính suy nghĩ của mình và họ chết trong cái nhìn của
người xung quanh dành cho họ.
“Nhìn thấy nó như chết mà chưa chôn!”
(Lời của một người cha)
Nhưng khi thoát khỏi đam mê, giải phóng chính mình khỏi quyền lực ma túy ,
họ bước vào sự sống mới, sự sống của sự lựa chọn tốt – xấu; thiện – ác; có ích hay
vô dụng…. Họ bắt đầu làm lại cuộc đời, cho dù vẫn có những giai đoạn trầy trụa,
vấp váp, té lên quỵ xuống đầu hàng vô điều kiện trước ma lực của chất nghiện,
nhưng họ cứ bắt đầu và lại bắt đầu, họ cứ chiến đấu và tin rằng sẽ chiến thắng.
Hiểu được nổ lực và cố gắng của họ, ta mới cảm nghiệm được niềm vui, niềm hạnh
phúc của họ khi thấy mình có thể đóng góp chút gì đó cho xã hội, cho gia đình, cho
cộng đồng; vì thế, thành quả lao động mà các đối tượng đạt được không phải là sản
phẩm với chất lượng cao hay thấp, sản lượng được cho ra nhiều hay ít, nhưng quan
trọng là ý chí tinh thần được gói ghém trong đó.
Chính giá trị của lao động làm tăng giá trị của bản thân. Điều này âm thầm
giúp cho đối tượng tăng thêm nội lực, lòng tự tin, khi lòng tự tin đã vững, ý chí quyết
tâm xa lánh đam mê ma tuý sẽ được kéo dài, bao lâu họ còn giữ được niềm tin vào
chính mình, niềm tin vào mọi người xung quanh.
3.2 Các hoạt động khác.
Sau khi cai về, sinh hoạt tại gia đình thường không có giờ giấc cụ thể, ổn định,
thời gian rãnh rỗi dễ làm đối tượng tăng cảm giác thèm nhớ ma túy. Các đối tượng
vượt qua sự thèm nhớ, sự quyến rũ này bằng cách lắp đầy các khoảng trống, bằng
những hoạt động xã hội tích cực như; tham gia “đội dân phòng”, tham gia “đội quân
tình nguyện” của phường, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, các hoạt động công ích,
làm đẹp, làm xanh thành phố.
“Phường kêu gọi “đội quân tình nguyện” là tui xung phong ngay.
“Chiến dịch mùa hè xanh năm đó, con tham gia để giải sầu, nhưng các
hoạt động của đoàn phường hay lắm, đã lôi cuốn con tham gia.”
Và các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh như đánh bóng chày, đánh tennis,
đánh bowlling, đi giao lưu với các nhà văn hoá bạn, tham gia đội banh….
“Giờ rãnh em thường đi đánh bóng chày, tennis, bowlling… với các bạn
đồng nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002
52
“Tham gia đội bóng của trường, mình có giờ tập luyện vừa rèn luyện thể
hình vừa có bạn mới”
Các đối tượng sẵn lòng tham gia vào mọi hình thức hoạt động hiện có trong
môi trường, với ý chí quyết tâm cao độ, dần dần đam mê ma túy được thay thế tráo
đổi bằng những thú vui, những hoạt động hữu ích khác. Họ tham gia vào các hội
đoàn của giáo xứ, như ca đoàn, lớp chia sẻ Lời Chúa, câu lạc bộ giới trẻ…. Với
những hoạt động này, giúp họ hòa nhập nhanh chóng hơn với cộng đồng.
“Giáo xứ có phong trào gì tui cũng tham gia.”
“Đi sinh hoạt ca đoàn vui lắm, tập hát mỗi tuần có hai lần thôi, nhưng em
đang rãnh, thế là tình nguyện sắp xếp lại tủ sách cho ca đoàn.”
Trong đam mê con người có nhiều sáng kiến.
Theo các đối tượng cho biết, khi “mê” ma tuý họ cũng phải có nhiều sáng
kiến, dùng hết mọi thủ đoạn có thể được để đạt mục đích là ma tuý…. Ngày ấy, họ
tưởng rằng đời mình chỉ là một mũi chích nhầy nhụa thứ bột màu trắng kích động
đầu dây thần kinh cảm giác, chỉ là thứ mua vui bằng tiền… nhưng hôm nay như
người đã tỉnh cơn mê, họ bàng hoàng chợt hiểu đời còn có nhiều niềm vui khác được
tôn tạo bởi các đam mê lành mạnh, các sân chơi hữu ích và tâm hồn hướng thượng.
Vì thế mà đam mê của họ dần dần dịch chuyển về hướng ấy, ý chí được nhân lên,
mang đến cho các đối tượng những dòng tư duy tích cực và thật nhiều sáng kiến lý
thú.
“Bác đưa em về làm giấy với Bác, lúc thèm thuốc quá thì nói thiệt với
Bác. Xin Bác làm công việc nặng nhất, vì Bác vẫn thương cho em làm công việc
nhẹ như xếp hộp thôi”
“Sợ mình nhớ thuốc chịu không nổi, lại sa ngã, chị xin làm thêm giờ, để
được ở lại cửa hàng lâu hơn.
“Cầu nguyện giúp em quên đi nỗi nhớ ma túy .”
4. Yếu tố hỗ trợ tâm lý.
Công tác tham vấn.
Tư vấn cá nhân là một tiến trình tương tác, một cuộc đối thoại giữa người
nghiện ma tuý với nhân viên điều trị, để nhằm mục tiêu: Thấu hiểu tình trạng của
người nghiện, để đồng cảm với họ, chia sớt nỗi đau đớn dày vò mà họ đang chịu
đựng. Thấu hiểu để tìm ra gút mắc của vấn đề nào đã đẩy họ đến với ma túy; và
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002
53
cùng với đối tượng giải gỡ vấn đề. Sau cùng, là cùng đối tượng hoạch định ra kế
hoạch làm lại cuộc sống mới.
Với mục tiêu ấy thì bất kể ai có quan tâm đến người nghiện thì đều có thể làm
tham vấn.
Kết quả của mẫu nghiên cứu này cho thấy rất ít đối tượng nhận được sự hỗ trợ
từ các nhà tham vấn (1/15). Bản thân đối tượng càng ít tìm đến với những người
tham vấn, những khi họ gặp khó khăn. Phần lớn là họ tự giải quyết vấn đề hay chỉ
gặp bạn bè vì bạn bè cùng trang lứa có khi cùng cảnh ngộ để đồng cảm, dễ tâm sự,
thoải mái hơn.
Tìm hiểu nguyên nhân cho vấn đề nay, các đối tượng cho biết, khi họ đi tham
vấn, thì họ nhận thấy không có lời khuyên nào mới mẻ, đã quá nhàm tai, lại không
phù hợp với tâm lý lúc đó.
“Năm câu nói tham vấn nghe hoài mắc chán: “cố gắng, lao động, học
tập, quyết tâm, vươn lên”
Ông bà già ở nhà cũng nói hoài. Mấy đứa bạn nó tham vấn “cụ thể” hơn
nó mua sẵn rồi!”
Thật ra đây không phải là tham vấn mà chỉ là lên lớp. Đây cũng là một trong
những thói quen của người Việt Nam, thường mang đến cho người đối diện những
lời khuyên, những giáo điều mà ít để tâm lắng nghe tâm tư, cảm xúc của người đối
diện, để có thể hiểu được những điều kín ẩn đang diễn ra trong nội tâm của họ.
Trong thời gian đầu tiên của điều trị, cũng như thời gian phục hồi hậu cai, hiện
tượng rối loạn tâm sinh lý thường gặp phải nơi các đối tượng. Đây cũng chính là
những khó khăn thường gặp khi làm công tác tham vấn. Phần lớn các đối tượng bị
nỗi nhớ ma túy dày vò, lại bị giam lỏng trong nhà, bị theo dõi, bị buộc phải làm
những công việc mà họ không thích. Bên cạnh đó họ mang tâm lý khép kín, cảm
giác cô đơn, mặc cảm giữa đời thường, tình trạng nội tâm không ổn định, gây nên sự
bất an khi phải đối diện với người khác (nhất là với người lạ). Khả năng giao tiếp,
khả năng diễn đạt cảm xúc kém, họ thiếu lòng tin nơi chính mình cũng như thiếu
lòng tin nơi người chung quanh, nên họ sống trong cơ chế phòng vệ, xa lánh (trốn
tránh) người khác. Với tâm trạng này các đối tượng rất sợ phải nghe thuyết giảng.
“Nhớ ma túy thấy mẹ, mà cứ phải nghe lải nhải hoài!”
“Gia đình mình nhiều lúc nghĩ mình đi cai về bỏ không được, sợ mình
vướng lại nên ngày nào cũng “thuyết” cho nghe về ma túy , ngán thấu xương,
mình cứ muốn trốn ra khỏi nhà để khỏi phải nghe. Tình cảm cũng lạc, đâm ra có
nhiều chuyện buồn.”
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002
54
Người làm công tác tham vấn, thiết tưởng cần có con tim rộng và sâu, hơn là
cần có cái lưỡi dài. Có con tim rộng đủ để có sức chứa đựng những vấn đề rối ren
của từng đối tượng; và con tim sâu để thấu cảm được với tâm tư, nguyện vọng và
những trăn trở của đối tượng, với con tim đó người làm công tác tham vấn mới có đủ
sức đi vào từng ngóc ngách nội tâm của đối tượng, mới có thể đặt mình trong cảnh
ngộ của đối tượng, cách nào đó, chia sẻ được kinh nghiệm đau thương trong đời với
đối tượng. Họ cần làm việc vì lương tâm hơn vì lương tháng.
Theo các đối tượng cho biết, thì họ luôn mong đợi nhận được sự giúp đỡ của
người khác, nhất là khi đã suy sụp, đã bước tới ngưỡng cùng của tuyệt vọng, nhưng
khi nào thì đối tượng tiến đến giai đoạn suy sụp, bước đến ngưỡng cùng tuyệt vọng,
bế tắc, thì nhân viên điều trị khó lòng mà đoán trước được, vì vậy “sự giúp đỡ” cần
phải luôn sẵn sàng vào những thời điểm mang tính quyết định. Những thủ tục phức
tạp, nguyên tắc trong giờ lên lớp, thời gian quy định cho giờ tham vấn cùng với nội
dung được dọn sẵn, dễ làm bỏ sót những đối tượng cần được giúp đỡ.
Oâng đó gặp con như cái máy được mở sẵn, có gì mới đâu. Oång thử hút
một tép coi, có “phê” giống con không thì biết, nói “ngon” lắm!
Họ đâu có kinh nghiệm đâu cô ơi!
Theo Paolo Friere trong “Sư phạm của người bị áp bức” thì: “Đối thoại đòi hỏi
phải có lòng tin mãnh liệt vào con người, tin vào khả năng sáng tạo và tái tạo của
họ; niềm tin, tin rằng được làm người hoàn hảo là quyền bẩm sinh của mọi người
chứ không phải là đặc quyền của những người ưu tú. Được xây dựng trên cơ sở tình
yêu, khiêm tốn và niềm tin. Đối thoại trở thành mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau cách
bình đẳng. Tin tưởng được thiết lập qua các cuộc đối thoại. Không thể có tin tưởng
nếu lời nói của mỗi bên không phù hợp với hành động của mình. Cũng như không
thể có đối thoại nếu không có hy vọng. Hy vọng xuất phát từ tính bất toàn của con
người. Do đó mọi người luôn đi tìm kiếm sự hoàn hảo”.
Theo các đối tượng qua các cuộc phỏng vấn, thì quá trình tham vấn chưa
mang lại những kết quả như lòng họ vẫn chờ đợi “Vô tri bất mộ”. Người tham vấn
viên còn đứng bên ngoài, đôi khi chỉ để khơi gợi lại, chỉ trích những hành vi tiêu cực
đã xảy ra trong quá khứ, điều này chỉ làm rộng thêm vết thương lòng chưa kịp lành
của đối tượng.
Người nghiện thường kém kỹ năng trong giao tiếp, khó khăn trong việc diễn
đạt được vấn đề của cá nhân, nhưng lại thật nhạy cảm với tình cảm, sự quan tâm, sự
giúp đỡ của người chung quanh nên họ rất dễ dàng để xác định được tình cảm, lòng
tin mà người khác dành cho họ. Và cũng từ cảm nhận này, đối tượng lại được tự tin
hơn, đồng thời cũng đáp trả lại cách tự nhiên bằng tình cảm và lòng tin đối với
những người mà họ đón nhận được tình cảm và lòng tin yêu đó.
Luận văn tốt nghiệp ngành xã hội học khóa 1998 - 2002
55
“Sống chung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu việc từ bỏ ma tuý qua một vài trường hợp điển cứu.pdf