MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I : Lý luận chung về công tác tìm kiếm & mở rộng thị trường lao động ngoài nước trong hoạt động XKLĐ 3
I.Một số khái niệm liên quan 3
1. Khái niệm và đặc điểm thị trường lao động ngoài nước 3
2.Vài nét về hoạt động xuất khẩu lao động 5
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của XKLĐ 7
II.Nội dung và sự cần thiết của công tác tìm kiếm & mở rộng thị trường lao động ngoài nước. 11
1.Nội dung của công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước. 11
2. Sự cần thiết của công tác tìm kiếm và mở rộng TTLĐ ngoài nước 20
Phần II: Đánh giá thực trạng hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động
ngoài nước trong công tác XKLĐ 26
I.Đánh giá công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước của Việt Nam trong thời gian qua 26
1. Quy mô và thị phần các thị trường lao động ngoài nước của Việt Nam 26
2. Hiệu quả từ hoạt động mở rộng thị trường lao động ngoài nước 33
II. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước 38
1. Những thuận lợi của Việt Nam trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước 38
2. Những hạn chế và thách thức trong việc xúc tiến mở rộng thị trường lao động ngoài nước 42
2. Phòng thị trường lao động- Cục Quản lý lao động ngoài nước- Bộ LĐTB&XH. 42
III.Phân tích và đánh giá một số thị trường lao động tiềm năng 52
1. Khu vực Đông Bắc á: Đây là thị trường trọng điểm của Việt Nam, trong tương lai vẫn còn có tiềm năng phát triển manh mẽ, bao gồm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Hện ta có hơn 100.000 lao động đang làm việc tại các nước trên. 52
1.1 Nhật Bản: 53
1.2 Hàn Quốc: 57
1.3 Đài Loan: 58
2. Khu vực Đông Nam á và Thái Bình Dương: 62
3. Thị trường lao động trên biển 62
4. Các nước khu vực Vùng Vịnh (Trung Đông) 63
5. Thị trường các nước thuộc khối EU 65
6. Thị trường Hoa Kỳ 66
6.1 Một số điều cần biết về thị trường lao động Mỹ 66
Phần III : Giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp cận và khai thác các thị trường lao động tiềm năng 70
I. Các phương hướng đề ra 70
II. Các giải pháp để tiếp cận và khai thác các thị trường tiềm năng 71
1. Đối với khu vực Đông Bắc á 72
2. Đối với Thị trường khu vực Đông Nam á- Thái Bình Dương 75
3. Đối với thị trường lao động trên biển 76
4.Đối với các nước khu vực Vùng Vịnh (Trung Đông) 76
5.Thị trường các nước thuộc khối EU 78
6.Thị trường Hoa Kỳ và một số khu vực khác 79
III. Các kiến nghị 79
1.Trách nhiệm của Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan 79
2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động 81
3. Đối với người lao động 82
4. Các cơ quan thông tin-tuyền truyền 82
Kết luận 83
Danh mục tài liệu tham khảo 86
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong cả nước trong việc thực hiện xuất khẩu lao động. Hệ thống chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động cũng như các văn bản hướng dẫn hoạt động xuất khẩu lao động thường xuyên được điều chỉnh, hoàn thiện và ban hành nhằm đáp ứng những thay đổi của điều kiện thị trường. Nhà nước đã thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ và chế độ khen thưởng đối với những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thành tích trong công tác mở rộng thị trường lao động ngoài nước (ngày 13/09/2004); thành lập hiệp hội XKLĐ Việt Nam (ngày 7/4/2004), đưa ra cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp XKLĐ, đánh thuế GTGT là 0%… Việc kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động, nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình thí điểm, các mô hình có hiệu quả được tổng kết, áp dụng thực hiện trên quy mô rộng.
Cuối cùng, Việt Nam là một quốc gia có kinh nghiệm trong việc tiến hành các hoạt động hợp tác về lao động ở cấp Nhà nước (hoạt động xuất khẩu lao động của ta đã được tiến hành từ những năm 80, thông qua các Hiệp định Chính Phủ ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu). Điều này là một thuận lợi cho chúng ta khi trong bối cảnh hiện nay, việc hợp tác về lao động lại có xu hướng chuyển sang hướng do Nhà nước trực tiếp đứng ra thực hiện (Hàn Quốc đã thực hiện việc thi hành Luật lao động mới trên cơ sở ký kết các Thoả thuận với Chính phủ các nước phái cử và việc phái cử - tiếp nhận lao động do các cơ quan Nhà nước/các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện; Đài Loan cũng bắt đầu có đề nghị Việt Nam nghiên cứu cơ chế hoạt động đưa lao động sang Đài Loan do Nhà nước trực tiếp đứng ra thực hiện).
1.2 Các thuận lợi cụ thể
Yếu tố thứ nhất, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù, thông minh sáng tạo.
Với quy mô dân số lớn, vào giữa năm 2004 lực lượng lao động của Việt Nam là 43,2 triệu người, chiếm 52,7% tổng dân số, bình quan hàng năm dân số bước vào độ tuổi lao động khoảng 1,2 triệu người/năm. Số lao động trẻ từ 15-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động, năm 2004 tỷ lệ này là 46,8%, đó là nguồn cung ứng lớn cho thị trường lao động trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh số lao động trẻ đang bước vào độ tuổi lao động, hàng năm còn có khoảng 600.000 lao động ở thành thị đang thất nghiệp, hàng trăm ngàn lao động mất việc do sắp xếp lại doanh nghiệp, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp…Trong khi đó, tình trạng thiếu việc làm trong nước hoặc việc làm có thu nhập quá thấp nên rất nhiều người có nhu cầu đi XKLĐ để có thêm thu nhập và tích luỹ vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho người thân trong gia đình và thoát khỏi đói nghèo. Khi đó nguồn cung lao động xuất khẩu là rất dồi dào, trẻ khoẻ.
Lao động Việt Nam có ưu điểm là cần cù, thông minh, sáng tạo, năng động và có khả năng tiếp thu nhanh cấc công việc khác nhau (điều này rất lợi thế trong việc xúc tiến, đa dạng hoá thị trường- theo ngành nghề). Đặc biệt, khi có động lực về kinh tế thì họ có thể lao động bất kể ngày đêm và có thể hoàn thành công việc với năng suất cao…Vì vậy, không ít lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động nước ngoài đánh giá cao, bước đầu tạo uy tín trên thị trường lao động quốc tế, được nhiều nước chấp nhận. Đây sẽ là một lợi thế to lớn trong khi Việt Nam đàm phán, tìm kiếm hợp đồng.
Yếu tố thứ hai, Thị trường lao động quốc tế đang có nhu cầu lớn về sử dụng lao động nước ngoài với những ngành nghề phù hợp khả năng của lao động Việt Nam.
Tại rất nhiều quốc gia hiên nay, xu thế già hoá dân số đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động trầm trọng, họ đang có nhu cầu khá lớn về sử dụng lao động nước ngoài. Đa số nhu cầu về ngành, nghề, việc làm thường tập trung vào những lĩnh vực yêu cầu về trình độ lao động không quá cao, phù hợp với khả năng và trình độ của lao động nông thôn Việt Nam như: lắp ráp điện tử, dệt, da, may mặc, lao động dịch vụ, giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, trồng và khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp…hoặc những ngành nghề thuộc lĩnh vực 3D (độc hại, nguy hiểm, khó khăn) mà lao động bản địa ít quan tâm. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, nhu cầu ngành nghề kỹ thuật cao hơn như cơ khí, xây dựng, phần mềm tin học, lao động trên biển, đánh bắt hải sản…vẫn còn rất cao, chúng ta cũng có cơ hội tiếp cận nhưng nhìn chung thị trường cung ứng lao động của ta chưa thực sự đáp ứng được.
Một số nước châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaisia, Lào là những thị trường mà ta đã đưa đi xuất khẩu sang một lượng lao động khá lớn mà vẫn đang có khả năng tiếp nhận thêm nhiều lao động Việt Nam. Đây cũng là những nơi có điều kiện làm việc, phong tục tập quán khá phù hợp với lao động Việt Nam, quan hệ hợp tác giữa nước ta với khu vực này đang phát triển tốt đẹp. Lao động Việt Nam ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có thu nhập cao, lao động ở Malaisia, Lào thu nhập ổn định, tuy thấp hơn các thị trường trên nhưng so với trong nước cũng cao hơn nhiều lần.
Thị trường Trung Đông và Châu Phi cũng có nhu cầu về lao động nước ngoài thông qua các dự án xây dựng, một số nước Vùng Vịnh cũng đã bắt đầu nhận lao lao động Việt Nam. Với các thị trường này, tuy xa, điều kiện khí hậu, môi trường khắc nghiệt nhưng Việt Nam có thể cung ứng lao động cho các công ty nước ngoài nhận nhận thầu công trình tại khu vực này.
Ngoài cấc thị trường trên, nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ cũng đang trong tình trạng thiếu hụt lao động nên có nhu cầu khá lớn về lao động ngoài nước. Các nước trong khối UE chủ trương sử dụng lao động chất lượng cao nên khả năng tiếp cận những thị trường này còn hạn chế, mặc dù thu nhập của lao động làm việc tại đây rất hấp dẫn. Hiện nay chúng ta đang nghiên cứu, tìm hiểu để ký kết hiệp định hợp tác quốc tế về lao động đối với những thị trường này. Chắc chắn với sự nỗ lực của chúng ta, trong tương lai không xa, lao động của chúng ta sẽ sang làm việc tại các thị trường này với số lượng đông đảo.
Để có cái nhìn cụ thể hơn về thuận lợi trong hoạt động xúc tiến tìm kiếm thị trường lao động mới của Việt Nam, cũng như tiềm năng của các thị trường lao động ngoài nước nói trên chúng ta sẽ phân tích trong phần sau (III. Phân tích và đánh giá một số thị trường lao động tiềm năng)
2. Những hạn chế và thách thức trong việc xúc tiến mở rộng thị trường lao động ngoài nước
2.1 Hạn chế và thách thức
Chúng ta vẫn có “độ ỳ” nhất định không chỉ trong hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường mà còn cả trong nhiều vấn đề khác, dường như đó là một thuộc tính đã ăn khá sâu vào chúng ta mà chắc phải mất thời gian chúng ta mới có thể cải thiện được, tất nhiên điều đó phải bắt đầu từ việc tự đổi mới và tự thấy được sự cần thiết của đổi mới trong tư duy của chúng ta, nếu so với sự năng động và nhạy bén về thị trường của các nước có hoạt động XKLĐ hiệu quả như Philippin, Thái Lan, Trung Quốc…thì chúng ta còn kém xa. Dưới đây là số liệu về XKLĐ của Thái Lan sang các thị trường nước ngoài giai đoạn 1996- 6/2001
Bảng 10: Lao động Thái Lan xuất khẩu sang các nước (1995- 6/2001)
Đơn vị : người
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Số lượng
220.296
185.436
183.671
191.735
202.416
193.039
104.795
191.735
Nguồn: 1. Tạp chí Kinh tế Châu á - TBD, số 5(34), tháng 10-2001.
2. Phòng thị trường lao động- Cục Quản lý lao động ngoài nước- Bộ LĐTB&XH.
Có thể thấy, so với Thái Lan cũng như các nước nói trên thì số lượng LĐXK của Việt Nam còn quá nhỏ bé, tính cả giai đoạn 1995 – 2001 thì Việt Nam mới đưa được 140.334 lao động sang các nước khác, con số này không bằng một năm xuất khẩu bình quân của Thái Lan tính cùng kỳ (từ năm 1995-2002, Thái Lan xuất khẩu 1.473.123 lao động, trung bình 184.140 lao động/năm).
Đôi khi có những thị trường chúng ta đã chiếm lĩnh được nhưng lại để tuột mất trong thời gian sau đó vì nhiều nguyên nhân, điều đó ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trong hoạt động XKLĐ, gây cản trở không nhỏ cho công tác xúc tiến, mở rộng các thị trường mới tiếp theo (thị trường Anh, Malaisia, Đài Loan…). Kể cả những thị trường mới có được thì cũng còn nhỏ bé, chúng ta chưa tiếp cận được với các thị trường thực sự lớn và đầy tiềm năng.
Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam tuy đang từng bước được mở rộng song còn hạn chế về thị phần, chỉ mới tập trung vào những lĩnh vực, nghề lao động giản đơn, lương thấp, ĐKLĐ nặng nhọc, độc hại, lao động dịch vụ và giúp việc gia đình, chưa tạo được những thị trường ổn định với số lượng lớn và thu nhập cao.
Hiện nay, việc tìm kiếm và phát triển thị trường XKLĐ còn gặp nhiều khó khăn. Nhà nước chỉ ký những hiệp định khung hoặc thông báo chung thông tin về nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước, còn việc tìm và ký kết hợp đồng lao động cụ thể về số lượng, chất lượng lao động, ngành nghề làm việc, nơi làm việc, chế độ quyền lợi đối với người lao động…các doanh nghiệp XKLĐ phải tự thân vận động, quan hệ với đối tác, môi giới để thoả thuận ký hợp đồng. So với các nước có XKLĐ thì Việt Nam là nước đi sau, các hợp đồng XKLĐ của chúng ta thường nhỏ lẻ, không tập trung. Đối với những thị trường lao động lớn có thu nhập cao, doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam chưa đủ khả năng và điều kiện để tiếp cận được.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa ảnh hưởng tới tiến độ xúc tiến thị trường XKLĐ mới của các doanh nghiệp đó là phí môi giới. Bới vì phần lớn các doanh nghiệp của nước cung ứng lao động không thể và không có khả năng biết trước được doanh nghiệp, công ty nào ở nước ngoài cần bao nhiêu lao động, do đó bắt buộc phải qua môi giới và trả phí. Mặc dù cả nwocs sở tại và nước cung ứng lao động đều công khai công bố không có phí môi giới thì thực tế vẫn dễn ra và không ai làm không công cho ai cả. Việc không thừa nhận thực tế này đang gây ảnh hưởng lớn đến việc tìm và phát triển thị trường XKLĐ và diến biến xung quanh loại phí ngầm trên thì không ai kiểm soát được.
Dưới đây là những tồn tại và thách thức cụ thể với các bên liên quan trong việc tìm kiếm và mở mới thị trường XKLĐ ngoài nước:
2.1.1 Nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về lao động
Việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng về XKLĐ của các cấp ngành liên quan còn chậm chạp, nhiều nơi còn chưa hiểu đúng vấn đề. Điều đó đã làm mất nhiều cơ hội cũng như lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
Cơ chế chính sách đối với XKLĐ và quản lý Nhà nước về XKLĐ còn thiếu và chưa theo kịp với sự phát triển của tình hình XKLĐ thực tế đang diễn ra, như thiếu các chính sách về đầu tư phát triển thị trường, chính sách đào tạo cho lao động xuất khẩu, chính sách quản lý lao động làm việc ở ngoài nước, chính sách về hỗ trợ và quản lý XKLĐ sau khi hoàn thành hợp đồng về nước… đặc biệt là các chính sách khuyến khích việc phát triển, mở rộng thị trường XKLĐ ngoài nước, nếu có thì cũng rất chung chung.
Chất lượng lao động và khả năng cạnh tranh của lao động xuất khẩu
Hiện nay, phần lớn người đi lao động xuất khẩu là những người lao động chưa có việc làm ổn định hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp; đại bộ phận là thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề, chưa được sống và làm việc trong môi trường công nghiệp. Chúng ta đều biết thật là khó khăn khi chúng ta đi phát triển thị trường và tìm kiếm khách hàng trong khi sản phẩm của chúng ta định chào bán lại không thực sự có tính cạnh tranh cao. Sau đây là một số yếu kém tồn tại từ phía người lao động:
- Thứ nhất, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ lao động được đào tạo tay nghề trong tổng số lao động tham gia XKLĐ còn thấp, năm 2002 là 25%, năm 2003 là 35,5%. Năm 2004, mặc dù có 90% LĐXK được đào tạo nhưng chỉ có gần 50% trong số đó được đào tạo nghề trước khi đi, số còn lại được đào tạo tại nơi làm việc.
- Thứ hai, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ kém. Đây cũng là nguyên nhân gây nên bất đồng, thiếu hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ giữa lao động xuất khẩu Việt Nam và chủ sử dụng, làm giảm hiệu quả lao động, dễ nảy sinh tiêu cực, tạo tâm lý e ngại khi tuyển dụng lao động của Việt Nam.
- Thứ ba, nhận thức của người lao động còn hạn chế, ý thức tổ chức và chấp hành luật pháp nước sở tại của một bộ phận lao động xuất khẩu chưa cao. Vấn đề đỏng lo ngại nhất và làm đau đầu cỏc nhà quản lý là hiện tượng lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng. Theo bỏo cỏo, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng cao hơn nhiều so với lao động xuất khẩu của cỏc nước trong khu vực. Ở Nhật Bản, tỷ lệ bỏ hợp đồng là 30-40%, Hàn Quốc 25-30%, Đài Loan trờn 9%. Đến thỏng 7/2005, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam đó dừng cấp thị thực cho lao động Việt Nam vỡ tỷ lệ lao động Việt Nam ở Anh vi phạm quỏ cao.
Thêm vào đó, lao động của chúng ta lại thiếu khả năng tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình và trước pháp luật.
- Thứ tư, người lao động chưa có tác phong làm việc công nghiệp: tác phong làm việc chậm chạp, rề rà, thiếu dứt khoát và đặc biệt là độ bền thể lực của lao động Việt Nam là thấp; người lao động chưa chuẩn bị tốt tâm lý đi làm thuê ở nước ngoài, chưa nhận thức rõ quan hệ chủ và thợ.
- Thứ năm, lao động Việt Nam có một số đặc điểm là: nhẹ dạ, cả tin, dễ bị cám dỗ; coi trọng quá mức lợi ích cá nhân trước mắt, ít quan tâm đến lợi ích lâu dài của cộng đồng lao động Việt Nam ở nước sở tại, làm phương hại đến hình ảnh người lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
Doanh nghiệp XKLĐ và hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ
Doanh nghiệp XKLĐ của chúng ta hiện nay tuy nhiều nhưng chất lượng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực XKLĐ nói chung và công tác xúc tiến tìm kiếm thị trường mới nói riêng còn nhiều vấn đề đáng bàn:
Việc tìm kiếm và mở rộng thêm nhiều thị trường mới của các doanh nghiệp rất hạn chế, nếu có thì quy mô cũng còn khá nhỏ lẻ và chưa thực sự tiềm năng, hoạt động còn thiếu tính chuyên nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong số 141 doanh nghiệp XKLĐ, chỉ có 18 doanh nghiệp hoạt động có tính chuyên doanh, đó là doanh nghiệp có chức năng hoạt động XKLĐ là nhiệm vụ chính. Nhiều doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ (cả về nhân sự và nguồn vốn), trong số các doanh nghiệp XKLĐ nói trên có 89 doanh nghiệp bình quân hàng năm chỉ đưa được dưới 20 lao động ra nước ngoài, họ không có đủ năng lực để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, tiếp cận thị trường.
Bên cạnh nhiều doanh nghiệp mạnh và có uy tín trong hoạt động XKLĐ vẫn còn nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thậm chí còn vi phạm các quy định pháp luật. Một số DN thực hiện chưa nghiờm quy định về tuyển chọn lao động để người lao động phải qua trung gian, mụi giới làm tăng chi phớ cho người lao động. Thậm chớ, cú DN cũn bỏn chỉ tiờu, chuyển sang làm mụi giới tuyển dụng lao động cho DN khỏc, hoặc bỏn tư cỏch phỏp nhõn cho cỏc đơn vị khụng cú chức năng về xuất khẩu lao động. Những điều này gõy rối thị trường ,tạo điều kiện cho cỏc hành vi tiờu cực tồn tại, phỏt triển.
Hậu quả của cạnh tranh khụng lành mạnh giữa cỏc doanh nghiệp đổ hết lờn đầu người lao động. Ở nước ngoài là tăng phớ mụi giới, hoa hồng, giảm tiền lương và chế độ đối với người lao động để tranh hợp đồng cung ứng lao động. Ở trong nước, tăng phớ tuyển dụng cho cỏn bộ địa phương để tuyển được lao động đưa sang cỏc thị trường lương thấp. Trước đõy, để tuyển một lao động ở huyện, xó chỉ chi khoảng 300.000-500.000 đồng hoặc khụng phải mất tiền. Nhưng hiện cỏc doanh nghiệp đẩy mức phớ từ 700.000-1.500.000 đồng để tuyển một lao động
Tất cả những điều trên gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam khi chúng ta tìm kiếm, đàm phán và mở rộng thị trường mới. Mặt khác điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm uy tín và tiếng nói của chính phủ Việt Nam trên thị lao động trường quốc tế, ngày nay vị thế của các doanh nghiệp chính là bộ mặt kinh tế của một đất nước.
Mặc dù không có số liệu cụ về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XKLĐ, tuy nhiên bảng xếp hạng dưới đây cũng là bức tranh chung mà thế giới nhìn nhận và đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của cạnh tranh của các doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới, người nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới một số quốc gia có hoạt động XKLĐ hiệu quả- những đối thủ chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ:
Bảng 11: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của một số quốc gia .
Năm
Quốc gia
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Việt Nam
53
60
65
60
77
81
Malaisia
24
30
27
29
23
Thái Lan
30
33
32
32
36
ấn Độ
49
36
48
56
Inđônêxia
44
55
67
72
44
Tổng số nước xếp hạng
59
75
80
102
104
104
Nguồn: Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam- Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 4 năm 2006.
Rõ ràng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất thấp, nếu so với các quốc gia trên thì chúng ta xếp sau tất cả, bản thân các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp XKLĐ của chúng ta còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn thực sự tồn tại và pháy triển trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt này, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang ở thế yếu như hịên nay.
2.2 Nguyên nhân
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan
a. Việc thực hiện đường lối của Đảng về XKLĐ
Một là, chậm cụ thể hoá Nghị quyết và Chỉ thị của Đảng theo mục tiêu dài hạn và ngắn hạn đối với XKLĐ trên cả hai mặt chiến lược thị trường và chiến lược tạo nguồn lao động cho xuất khẩu, sách lược thị trường và các giải pháp tạo nguồn lao động khi xuất hiện lợi thế cạnh tranh.
Hai là, Chỉ thị 41/CT-TW và nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về XKLĐ nói chung và công tác xúc tiến thị trường nói riêng còn chưa được quán triệt đầy đủ, sâu sắc đến các cấp, các ngành, nhất là cấp uỷ và chính quyền cơ sở; chưa hiểu rõ đường lối của Đảng về XKLĐ.
Thực tế cho thấy, nhiều cấp uỷ đảng nhất là cấp cơ sở chưa nắm được nội dung dung của chỉ thị 41/CT-TW và Nghị quyết Đại hội IX nói về XKLĐ; coi XKLĐ là hoạt động riền của các doanh nghiệp XKLĐ, của cơ quan quản lý Nhà nước về XKLĐ và của cá nhân người lao động, thậm chí có nơi cấp uỷ Đảng đứng ngoài cuộc mà hậu quả là người lao động bị lường gạt, lừa đảo gây hậu quả xấu tới đời sống xã hội.
b. Cơ chế chính sách đối với XKLĐ và quản lý Nhà nước về XKLĐ
Một là, chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu thị trường lao động quốc tế để dự báo quy mô, cơ cấu, xu hướng vận động của cung và cầu về lao động trong dài hạn và ngắn hạn nhằm hoạc định chính sách XKLĐ hợp lý.
Hàng năm bình quân có gần 60.000 lao động được đi làm việc ở nước ngoài, nếu số lao động này được giải quyết làm việc ở trong nước thì ngân sách Nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồng (xem bảng 9) để hỗ trợ đào tạo nghề, xoá đói giảm nghèo, trong khi đó Nhà nước mới chỉ thông qua chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại để hỗ trợ hoạt động XKLĐ khoảng 2 tỷ đồng/ năm và lập quỹ hỗ trợ XKLĐ với vốn cấp ban đầu là 15 tỷ đồng nhưng cũng chưa xúc tiến hoạt động được bao nhiêu. Các doanh nghiệp XKLĐ phải tự lo và trang trải từ tìm kiếm thị trường đến tuyển chọn, đưa đi, quản lý, giải quyết hậu quả. Như vậy có thể nói rằng nguồn lực Nhà nước đầu tư cho việc ổn định và mở rộng thị trường XKLĐ chưa tương xứng với kết quả công tác XKLĐ.
Hai là, thiếu chính sách khuyến khích việc khai thông, mở cửa thị trường mới cho XKLĐ đối với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp làm XKLĐ và mọi tổ chức, cá nhân có khả năng khai thông và mở mới thị trường ngoài nước. Chẳng hạn, trong Điều 134 Bộ luật Lao động đã quy định: "Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở ngoài nước cho người lao động Việt Nam", tuy nhiên cụ thể hoá điều luật trên lại chưa có, chung ta không biết chính xác các biện pháp, hình thức khuyến khích cụ thể ra sao, mức khuyến khích như thế nào…
Ba là, thiếu chính sách và biện pháp khuyên khích sự hợp tác, hỗ trợ, liên kết giữa các doanh nghiệp làm XKLĐ nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh mang tính tổng lực của doanh nghiệp Việt Nam, tất nhiên điều này còn bắt nguồn từ chính bản thân các doanh nghiệp XKLĐ, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn cạnh tranh không lành mạnh nhằm thôn tính lẫn nhau; Nhà nước chưa xử phạt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ các doanh nghiệp XKLĐ làm mất lợi thế so sánh, làm giảm quy mô và hiệu quả XKLĐ.
Bốn là, chậm hoạch định chính cách đào tạo lao động cho xuất khẩu mang “thương hiệu Việt Nam”, đặc biệt là thiếu phân luồng trong hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia. Kết quả là thiếu nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao và ngoại ngữ tốt đáp ứng nhu cầu thị trường.
Năm là, chính sách và cơ chế quản lý lao động ở nước ngoài chưa đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng lao động vi phạm luật nước ngoài và kỷ luật nơi làm việc; đặc biệt là tình trạng lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng; lúng túng và bị động trong xử lý tình huống khi nguy cơ bị mất thị phần, mất thị trường.
Sáu là, công tác tuyên truyền về XKLĐ còn hạn chế trên cả hai mặt tuyên truyền, phổ biến pháp luật và biểu dương các điển hình tiên tiến và phê phán cái xấu. Báo chí nặng về đưa tin các hiện tượng tiêu cực cá biệt tạo nên tâm lý bất ổn đối với hoạt động XKLĐ nói chung và công tác xúc tiến tìm kiếm thị trường mới nói riêng, chưa phân tích thấu đáo hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ.
c. Phía doanh nghiệp XKLĐ : Nguyên nhân tình trạng các doanh nghiệp còn chưa phát triển mạnh được thị trường mới có rất nhiều, có thể kể tới đó là:
- Chưa có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp XKLĐ với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong việc tổ chức nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về quy mô, cơ cấu, phân đoạn, xu hướng vận động của cầu về lao động của các nước thiếu hụt lao động cũng như cung của các nước XKLĐ khác. Từ đó, dẫn đến tình trạng yếu thế trong đàm phán ký kết hợp đồng cung ứng lao động; bị động, long tong trong tổ chức tuyển chọn và cung ứng lao động. Một số doanh nghiệp thiếu them tra, tìm hiểu kỹ năng lực của đối tác trước khi ký hợp đồng cung ứng lao động dẫn đến tình trạng quyền lợi của người lao động không được bảo vệ khi tới nơi làm việc, không ít lao động đã nảy sinh tiêu cực từ những tình huống đó.
- Giữa các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nhằm giành giật hợp đồng cung ứng lao động làm cho phí môi giới lao động bị đẩy lên cao; thu nhập, điều kiện làm việc và sinh hoạt của người lao động bị hạ thấp; trong khi bản thân các doanh nghiệp cũng bị giảm khả năng cạnh tranh, đặc biệt trước các dối thủ là các doanh nghiệp XKLĐ ở các nước như trung Quốc, Thái Lan, Philippin…
- Coi trọng mục tiêu số lượng là trên hết, chất lượng nguồn lao động là thứ yếu; chưa quan tâm xây dựng thương hiệu “lao động Việt Nam” trên thị trường quốc tế. Khâu đào tạo và tuyển chọn lao động xuất khẩu làm qua loa, đại khái, đối phó, chất lượng lao động xuất khẩu thấp.
- Thiếu những biện pháp quản lý lao động ở nước ngoài hữu hiệu để lao động vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm pháp luật nước sở tại, đặc biệt là lao động bỏ trốn và phá vỡ hợp đồng chiếm tỷ lệ lớn so với lao động các nước khác; nguy cơ bị mất thị trường luôn rình rập.
Cả hai điều trên, vừa coi nhẹ khâu đào tạo lao động, vừa thiếu các biện pháp ngăn chặn tiêu cực của lao động đã làm chính bản thân các doanh nghiệp phải hứng chịu. Khi hợp đồng cung ứng lao động bị phá vỡ hoặc khi lao động bị trả về do không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn đã làm doanh nghiệp hoặc phải chịu tiền đền bù với phía đối tác hoặc phải chịu trách nhiệm, tiền vé máy bay cho công nhân…Vì thế tài chính của các doanh nghiệp vốn đã eo hẹp thì nay lại càng khó khăn hơn nói chi tới việc đầu tư phát triển thị trường.
d. Phía người lao động : Một số nguyên nhân của các hạn chế từ phía người lao động phải kể tới đó là:
- Mặt bằng trình độ và tỷ lệ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt Nam còn thấp. Tính chung cả nước, tại thời điểm 01/7/2004, vẫn còn 5,05% lực lượng lao động mù chữ và 12,06% chưa tốt nghiệp tiểu học. Có 77,48% lực lượng lao động chưa qua đào tạo nghề (tức là mới chỉ có chưa tới 1/4 lực lượng lao động được qua đào tạo chung), tỷ lệ đã qua đào tạo nghề (bao gồm nghề ngắn hạn và dài hạn không phân biệt có hay không có chứng chỉ bằng nghề và tốt nghiệp sơ cấp) là 13,3%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 4,4%, tốt nghiệp cao đẳng đại học trở lên là 4,81%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các nước trong khu vực thường là từ 40% - 50%.
Hơn nữa, nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua phần lớn lại xuất thân từ nông thôn- khu vực còn gặp nhiều khó khăn về công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho lao động, nhất là những chuyên môn kỹ thuật ở các ngành công nghệ cao.
- Công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề tạo nguồn lao động xuất khẩu còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của phía nước ngoài. Nhìn tổng thể hoạt động đào tạo nghề ở Việt Nam vẫn còn yếu, có ít cơ sở đào đạo đáp ứng được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng LĐXK, đặc biệt là lao động có hàm lượng chất xám cao. Hoạt động XKLĐ của Việt Nam theo cơ chế thị trường đã tiến hành từ đầu những năm 1990 nhưng còn thiếu một hệ thống chuẩn về các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp LĐXK đê tạo nguồn cho hoạt động XKLĐ. Các giáo trình giảng dạy cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chưa được tiêu chuẩn hoá, chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu tính thực hành và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28357.doc