Luận văn Tìm hiểu thực trạng kinh doanh cà phê ở Việt Nam và khả năng ứng dụng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam

Hiện na y  n gười nông dân  chọn  hình  thức ký gửi  cà phê  cho  các  đại  lý   cà ph ê 

ở  xã,  hu y ện  các  tỉnh  Tâ y   Ngu yên .  Đây   là  hình   thức  mua  bán  xuất  hiện  cách  na y 

chục  năm  và  được  xem  là  phương  th ức  mua  bán  ha y   h ơn  hẳn  so  với  phươn g  thứ c 

tru y ền  thống  “tiền   trao   cháo  múc”.  Ký  gửi  được  xem  là  “h iện   đại”  hơn  cách  mua 

b án  cũ  vì  các  đại  lý  kinh  doanh   cà ph ê  xây   dựn g được  kho   chứa,   có  vốn   lớn  để  khi 

cần  thì  mua một lú c cà phê của nhiều hộ nôn g d ân.  Còn nôn g d ân , tha y   vì th u ho ạch 

và  bán  ngay  cho   đ ại  lý   như  trước  với  b ất  kỳ  mức  giá  n ào   của  ngà y   hôm  đó,  thì 

phươn g  thức  n ày   cho  phép  nông  dân  đưa  cà  ph ê  tới  kho  của  đại  lý  như  hình  thức 

tạm  trữ ,  đồng  thời  được  tạm  ứn g một  khoản  tiền đ ể n gười  nông  d ân  tran g  trải được 

n ợ  nần.  Nông  dân  theo   dõ i  diễn  biến  giá  cả  trên   thị  trường,   bất  kể  lúc  nào  thấ y   giá 

b án  có lợi,  thì họ sẽ đến gặp  thư ơng lái chốt giá bán, và lấ y   tiền

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3405 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu thực trạng kinh doanh cà phê ở Việt Nam và khả năng ứng dụng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến chỉ nắm giữ khoảng 0,4% thị phần cà phê  chế biến thế giới nên trong phần này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào tìm hiểu quá trình  giao dịch cà phê nhân từ khi thu hoạch cho đến khi xuất đi thị trường nước ngoài để  thấy được những tồn tại của nó làm cơ sở tìm ra những giải pháp thích hợp để giảm  bớt ảnh hưởng của sự biến động giá cả đối với ngành này. 31  Sơ đồ 2.1: Quy trình kinh doanh cà phê ở Việt Nam hiện nay  Quy trình từ sản xuất đến xuất khẩu cà phê có 3 chủ thể chính tham gia:  Nông dân sản xuất nhỏ  (chiếm 80% diện tích  trồng cà phê)  Cà phê nhân xô  Sơ chế tại đại lý  (làm sạch, phân loại  cho xuất khẩu)  Sơ chế lại tại các doanh  nghiệp xuất khẩu  Doanh nghiệp chế biến cà phê  rang xay  (5% tổng sản lượng sản xuất)  Thị trường nội địa  Thị trường quốc tế  Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê  nhân  (95% tổng sản lượng sản xuất)  Đại lý thu mua,  ký gửi cà phê  Cà phê nhân xô  Nông dân  trồng cà phê  Thương lái,  đại lý, thu  mua cà phê  Doanh nghiệp  xuất khẩu  cà phê  Nông trường và trang trại  (chiếm 20% diện tích  gieo trồng) 32  v  Người nông dânà thương lái, đại lý thu mua cà phê  §  Về sản phẩm:  Có một nghịch lý: cà phê robusta Việt Nam chất lượng vào loại cao trên thế  giới, kể cả so với Indonesia nhưng lại thường phải bán giá thấp hơn cà phê cùng loại  của nước này. Sở dĩ như vậy vì người nông dân còn nhiều thiếu sót trong khâu thu  hái, sơ chế, phân loại và bảo quản.  Với  giá  nhân  công  tăng  lên  trong  những  năm  gần  đây,  người  nông  dân  thường lựa chọn phương pháp tuốt hơn là hái từng quả, vì thế chất lượng quả cà phê  bị ảnh hưởng, đồng thời thu hoạch luôn cả quả xanh để đỡ bị mất trộm, giảm được  công hái (vì chỉ hái một  lần là xong), phơi sấy một  lúc,  tiết kiệm được chi phí và  điều quan trọng nhất là vẫn bán được, vẫn có người mua, tuy giá có thấp hơn nhưng  lại được lợi ở nhiều khâu khác…  Bên cạnh đó, để không bán sản phẩm ngay sau vụ thu hoạch lại có thể bảo  quản được chất  lượng  thì  cần phải có  sân xi măng để phơi, kho bãi để chứa, máy  móc phân loại v.v… những thứ này hầu hết nằm ngoài tầm với của nông dân nên họ  để lẫn lộn cả cà phê chín và xanh khi bán, ủ cà phê trên đất dễ bị hút ẩm gây mốc và  lẫn sạn, cát… dẫn đến giá bán thấp. Đây là kiểu sản xuất mà cà phê tốt cũng chỉ bán  được với giá chẳng khác gì cà phê xấu. Chính vì việc hái cà phê khi còn xanh nên  đã làm giảm chất  lượng quả vì hương sẽ không thơm, vị sẽ nhạt, nhân không đẹp,  không mẩy bóng mà teo tóp và làm giảm từ 10 – 15% sản lượng, khi xuất khẩu sẽ bị  khách hàng chê, bị trừ lùi cao (1 tấn từ 100 – 120USD).  Trong  vụ  cà phê  2005­2006, Tổ  chức Cà  phê  quốc  tế  đã  phân  loại  cà  phê  nhập tại 10 cảng khác nhau ở châu Âu và trong số 1.485.750 bao cà phê bị loại của  17 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu, có đến hơn 72% là cà phê xuất xứ từ VN. Cho  nên tính ra mỗi năm ngành cà phê Việt Nam bị thiệt hại tới hàng trăm triệu USD.  §  Về phương thức mua bán:  Trước đây người nông dân sau khi thu hoạch cà phê thì lập tức bán ngay cho  đại  lý thu mua theo kiểu “tiền  trao cháo múc”. Nguyên nhân là do phần  lớn nông  dân trồng cà phê thiếu vốn, trong quá trình trồng cà phê thường nhận tạm ứng trước 33  của đại lý để mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bơm tưới… nên hầu hết sau vụ  thu  hoạch  là  bị đại  lý  ép  phải bán  ngay để  trang  trải  nào nợ  nần,  cho  dù  lúc  thu  hoạch giá cả cao hay  thấp, nông dân đều phải bán. Kiểu mua bán này  luôn khiến  người nông dân ở thế yếu khi thu hoạch và bán cà phê vì giá nào cũng phải bán và  thường bị thương lái ép giá.  Hiện nay người nông dân chọn hình thức ký gửi cà phê cho các đại lý cà phê  ở  xã,  huyện  các  tỉnh Tây Nguyên. Đây  là  hình  thức mua bán  xuất hiện  cách nay  chục năm và được xem là phương thức mua bán hay hơn hẳn so với phương thức  truyền  thống “tiền  trao cháo múc”. Ký gửi được xem  là “hiện đại” hơn cách mua  bán cũ vì các đại lý kinh doanh cà phê xây dựng được kho chứa, có vốn lớn để khi  cần thì mua một lúc cà phê của nhiều hộ nông dân. Còn nông dân, thay vì thu hoạch  và  bán  ngay  cho đại  lý như  trước  với bất  kỳ mức  giá nào  của  ngày  hôm đó,  thì  phương  thức này cho phép nông dân đưa cà phê  tới kho của đại  lý như hình  thức  tạm trữ, đồng thời được tạm ứng một khoản tiền để người nông dân trang trải được  nợ nần. Nông dân theo dõi diễn biến giá cả trên thị trường, bất kể lúc nào thấy giá  bán có lợi, thì họ sẽ đến gặp thương lái chốt giá bán, và lấy tiền.  Tuy nhiên hình thức này không phải là không có rủi ro và những tổn thất do  những rủi ro này đem lại đối với người nông dân là vô cùng lớn: mất toàn bộ tiền  bán hàng khi đại lý vỡ nợ. Lý do rất đơn giản, các đại lý này cũng phải kinh doanh  lại bằng hai cách: ký gửi  lại cho đại lý lớn hơn hoặc bán trước cà phê ký gửi của  nông dân lấy tiền đầu tư vào thương vụ khác để có lãi trả cho nông dân khi giá lên.  Điển hình năm 2008, hàng chục đại  lý kinh doanh cà phê ở Đak Lak vỡ nợ đã bỏ  trốn do giá cà phê dù vẫn đang ở mức cao, trên 30.000 đồng/kg song lên xuống thất  thường khiến các đại lý đã bán trước cà phê của nông dân ký gửi với giá thấp cho  nhà xuất khẩu,  tới khi giá  lên, nông dân chốt giá bán bị lỗ nặng, gây thiệt hại cho  nông dân hàng chục tỉ đồng.  v  Thương lái, đại lý thu mua cà phê à Doanh nghiệp xuất khẩu:  Các thương lái và đại lý thu mua cà phê thực chất chỉ là những người trung  gian giữa người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. 34  Với mạng lưới khắp các tỉnh Tây Nguyên cùng hệ thống kho bãi, các đại lý  hơn hẳn các doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận ký gửi cà phê của nông dân đồng thời  cho phép chốt giá vào bất kỳ thời điểm nào. Với phương thức kinh doanh như vậy,  thương lái và địa lý cũng đang đối mặt với những rủi ro biến động bất lợi của giá cả  khi họ có thể phải thu mua với giá cao và bán ra với mức giá thấp không được dự  tính trước. Do đó thời gian vừa qua đã dẫn đến vỡ nợ hàng loạt của các đại lý bởi lý  do khi người nông dân chốt giá bán thì hàng ký gửi đã được thương lái xuất bán với  giá  thấp  từ  trước đó  cho doanh nghiệp xuất khẩu để  lấy  tiền  làm  thương vụ khác.  Rốt cuộc người nông dân vừa mất tiền vừa không thu hồi được hàng.  v  Doanh nghiệp xuất khẩuà nhà nhập khẩu nước ngoài:  §  Về sản phẩm:  Bên cạnh đó tuy là thành viên của Tổ chức Cà phê quốc tế, song Việt Nam  vẫn chưa áp dụng cách  thức phân  loại  cà phê  theo  tiêu chuẩn  thế giới đã được  tổ  chức  này  ban  hành mặc  dù đã  có 25 nước  tuân  thủ. Việt Nam đã  chấp nhận  tiêu  chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 và soạn thảo thành TCVN 4193­2005 nhưng tất cả  những tiêu chuẩn đó đều không được thực hiện, cho tới nay cà phê vẫn là loại hàng  hóa chưa bị bắt buộc kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.  Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay chỉ là nhà thương mại  đơn thuần, tìm khách hàng nhập khẩu, ký hợp đồng và đưa xe container tới đại lý cà  phê “đóng hàng’; có nghĩa là các đại lý đảm nhận luôn cả khâu sơ chế, phân loại cà  phê theo từng tiêu chuẩn riêng của nhà xuất khẩu. Do việc áp dụng tiêu chuẩn là tự  nguyện, nên rốt cuộc cho đến nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì phân hạng cà  phê theo 3 tiêu chí: thủy phần %, đen vỡ %, tạp chất %. Trong khi đó, các hợp đồng  mua bán  cà  phê  robusta  tại  thị  trường  LIFFE  đều  xếp  hạng  cà  phê  dựa  trên  các  thông số chất lượng đo bằng phần trăm khối lượng, không phải bằng tỉ lệ phần trăm  số  lỗi. Như vậy,  cách  xếp hạng  theo phần  trăm  số  lỗi mà  ta đang áp dụng không  được quốc tế công nhận. Thế nhưng rất đông doanh nghiệp Việt Nam không muốn  áp dụng TCVN 4193­2005; các doanh nghiệp nước ngoài mua cà phê của Việt Nam  cũng không muốn áp dụng tiêu chuẩn này, vì không muốn phải trả giá cao hơn. 35  Như vậy, chúng ta xuất khẩu lẫn cả một lượng cà phê chất lượng xấu mà lẽ  ra phải được thải loại từ trước, vì thế cà phê tốt và xấu bị đánh đồng giá trong khi  người mua (nhà nhập khẩu cà phê VN) lại chọn lọc cà phê tốt để bán với giá cao,  còn cà phê xấu thì xuất trả. Đơn cử một con số: tỉ lệ lượng cà phê tuân thủ kỹ thuật  mà Tổ  chức Cà  phê  quốc  tế  nhận  được niên  vụ  2003­2004  là  31,6% đã  tăng  lên  73,1% niên vụ 2005­2006 (xét toàn thế giới), Việt Nam nằm trong số 26,9% còn lại.  Chính vì vậy cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn bị phàn nàn về chất lượng  xấu, có lúc bị thải loại đến 60%, giá bị giảm 100­200 USD/tấn, có lúc lên đến 600  USD/tấn  tại  London.  Lượng  cà  phê  robusta  được  cấp  chứng  nhận  chất  lượng  London ngày càng ít, khiến có lúc cà phê Việt Nam bị tồn kho tại London lên đến  400.000 tấn vào cuối năm 2007, đầu năm 2008.  §  Về phương thức mua bán:  Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam không đưa được  hàng lên các sàn cà phê của thế giới nên thường áp dụng phương thức bán hàng ký  hợp đồng giao sau, nhưng không chốt giá, mà vào thời điểm giao hàng mới chốt giá  dựa vào giá giao dịch trên thị trường và trừ lùi một mức nhất định.  Khi ký hợp đồng giao sau nhà nhập khẩu phải ứng trước cho doanh nghiệp  70% giá trị hàng hoá. Giá xuất không được chốt tại thời điểm đặt bút ký hợp đồng  mà căn cứ vào giá cà phê tại sàn London vào đúng ngày giao hàng, sau đó lấy giá  này trừ đi các chi phí chênh lệch, thuế, vận chuyển... và mức trừ lùi giá thường lên  tới 50­100 USD/tấn. Điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay là  không dự đoán được sự lên xuống của thị  trường, đồng thời không đánh giá được  sản lượng và tình hình thực tế cung, cầu trên thế giới, hầu hết đều dựa vào các kênh  thông tin chính là Reuter, Dowjohn… trong khi đây là các kênh thông tin phục vụ  người mua chứ không phải người bán. Chính vì vậy, các  doanh nghiệp Việt Nam  luôn bị các nhà nhập khẩu nước ngoài dắt mũi. Khi các đối  tác nước ngoài đã ký  được nhiều hợp đồng mua hàng với các doanh nghiệp Việt Nam, họ sẽ coi như đã  “nhốt” được các doanh nghiệp Việt Nam vào cái rọ. Đến thời điểm mà nhiều doanh  nghiệp Việt Nam phải giao hàng thì giới đầu cơ ở sàn London sẽ cấu kết với nhau 36  làm giá để đẩy  giá  bán  cà phê  tại  sàn này  xuống  thấp. Lúc đó,  các doanh nghiệp  Việt Nam buộc phải giao bán hàng cho họ với giá rẻ mạt.  Thông qua tìm hiểu quy trình giao dịch cà phê hiện nay của Việt Nam, chúng  ta có thể nhận thấy rủi ro biến động giá đang tác động lên từng khâu và ảnh hưởng  đến tất cả các đối tượng tham gia giao dịch, điều này sẽ được thể hiện rõ hơn trong  bảng bên dưới.  Bảng 2.3: Rủi  ro đối với người  sản xuất và kinh doanh cà phê VN khi  xảy ra biến động giá  Đối tượng  Những rủi ro tiềm ẩn  Nguyên nhân  Sản xuất nhưng không dự tính  được chi phí và giá bán đầu ra  Không có hợp đồng đầu  ra  trước  khi sản xuất  Chất lượng cà phê thấp => giá  bán thấp  Không có phương tiện hỗ trợ cho  việc  thu  hoạch  và  phân  loại  cà  phê  Người nông  dân  Ký  gửi  cà  phê  cho  đại  lý  =>  rủi ro mất hàng mà không thu  được tiền, bị ép giá  Không  có  kho  chứa,  không  đủ  vốn để trữ hàng  Đại lý  Nhận ký gửi nhưng chưa chốt  giá => bị thua lỗ khi giá lên  Do  đã  bán  hàng  ký  gửi  khi  giá  thấp  Giá xuất khẩu thấp hơn giá trị  thực tế, lượng hàng xuất trả do  dưới tiêu chuẩn nhiều  Chưa  phân  loại  cà  phê  theo  tiêu  chuẩn quốc tế  Doanh nghiệp  xuất khẩu  Ký  trước  hợp  đồng  đầu  ra  nhưng  chưa  chốt  giá  bán  +  nhận tạm ứng 70% giá trị hợp  đồng  =>  không  thể  hủy  HĐ  cho dù giá bán thấp  Không  đủ  vốn  để  tạm  trữ  hàng,  khi có biến động giá  sẽ giảm giá  mua trong nước 37  2.1.2.2.  Thiếu thông tin dự báo thị trường mang tính chuẩn xác  Bên cạnh quy trình sản xuất – kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, có một vấn đề  không thể không nói tới đó là người sản xuất và kinh doanh cà phê hầu như bị động  hoàn  toàn  trước diễn biến giá cả cà phê  thế giới,  sẽ  là quá muộn nếu chỉ đợi  tình  hình thế giới biến động rồi mới điều chỉnh. Với cương vị là nước xuất khẩu cà phê  đứng thứ hai thế giới, thật khó có thể tưởng tượng là ngay cả hiện nay vẫn chưa có  cơ quan nào ở VN dự báo thị trường cho ngành hàng quan trọng này.  Theo nhận định của các nhà kinh doanh cà phê chuyên nghiệp, hầu hết các  cơ quan dự báo về ngành cà phê trên thế giới là lực lượng phục vụ cho người mua  chứ không bao giờ vì người sản xuất. Chính bất công này đã khiến người nông dân  luôn  chịu cảnh điêu đứng vì  giá bán  thấp  và  ít  khi  được hưởng những  thành quả  đáng ra phải thuộc về mình. Cụ thể niên vụ 2009 ­ 2010 họ dự báo Brazin sản lượng  lên  tới 50  triệu pound  (0.454  kg/pound) nhưng  thực  tế chỉ có 39  triệu pound, còn  VN tới 22 triệu pound nhưng thực ra chỉ có 18 triệu pound. Tiếp tục sang niên vụ  2010 – 2011, họ lại dự báo “khống” Brazin sẽ đạt 56 – 58 triệu pound nhưng khả  năng chỉ đạt chưa tới 47 triệu pound, còn VN sẽ đạt trên 20 triệu pound nhưng căn  cứ tình hình hiện tại cao nhất VN cũng chỉ đạt 17,5 triệu pound mà thôi. Đầu năm  2010 tổ chức cà phê thế giới (ICO) cũng đã tuyên bố: các hãng tin tư nhân đưa tin  không chính xác, đồng thời khẳng định lượng cà phê tồn kho trên  toàn cầu đang ở  mức thấp kỷ lục, tại Châu Âu lượng cà phê tồn kho chỉ còn 10 triệu pound so với 16  triệu  pound  cùng kỳ. Tình hình này  cũng diễn  ra  tương  tự  tại Hoa Kỳ  và một  số  nước có thói quen sử dụng cà phê khác. ICO cũng khẳng định, hiện Brazil đang hạn  hán nên sẽ ảnh hưởng tới việc ra hoa và sản lượng vụ tới. Còn tại VN, sản lượng cà  phê vụ này do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài nên hạt nhỏ, tỷ lệ cây già cỗi lên đến  gần 30%. Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum bị tác động của mùa mưa bão năm ngoái và  hạn hán nặng nề năm nay nên sản lượng cà phê ở 2 tỉnh này có thể giảm tới 20%.  Như  vậy  nếu  chúng  ta  không  xây  dựng được một  cơ  quan dự  báo  chuyên  nghiệp để có được những số  liệu phân tích dành cho  riêng mình  thì ngành cà phê  cũng sẽ khó có thể chủ động được việc sản xuất và kinh doanh. 38  2.1.2.3.  Vai trò mờ nhạt của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam  Tuy chúng  ta có Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) nhưng Hiệp  hội  cũng  chưa đưa  ra  được những dự báo  tương đối  chính  xác  có  thể  hỗ  trợ  cho  ngành. Thực  tế  hiện nay Hiệp Hội chỉ chú  trọng  tới  chỉ  tiêu xuất khẩu chính phủ  giao và quan  tâm  lợi  ích của các doanh nghiệp  thành viên chứ  chưa  thực sự quan  tâm đến đội  ngũ nông dân  trực  tiếp  sản xuất. Hiệp hội mới  chỉ đóng vai  trò  điều  hành xuất  khẩu mà  chưa điều hành được  sản xuất  sao  cho  cung phù hợp với  cầu  cũng như chưa hướng dẫn hay  đề  ra  các  giải  pháp khả  thi  để  thực  sự hỗ  trợ  cho  người nông dân khi có rủi ro bất ổn giá cả sản phẩm.  Chính  sách  tạm  trữ  của Chính  phủ,  theo đề xuất của VICOFA  là  đảm bảo  nông dân  trồng cà phê có  lợi nhuận  tối  thiểu 30%  thông qua hỗ  trợ doanh nghiệp  xuất khẩu vay vốn ngân hàng No& PTNT Việt Nam từ nguồn vốn hỗ  trợ  của nhà  nước với lãi suất ưu đãi để mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê. Thế nhưng các doanh  nghiệp xuất khẩu hội viên của VICOFA có khả năng tạm trữ (một hình thức ký gửi)  lại công nhận rằng họ chỉ có khả năng tạm trữ cà phê bằng cách gom từ các đại lý  lớn của mình, chứ không thể gom cà phê trực tiếp của nông dân. Bên cạnh đó các  doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ lại mua cà phê theo giá thị trường, có nghĩa là  giá thấp thì họ mua thấp, giá cao họ mua cao, nên mục tiêu nâng đỡ  giá cho nông  dân  của  chính  sách  này  hầu  như  không  có  ý  nghĩa.  Đồng  thời  VICOFA  và  các  doanh nghiệp tham gia mua không xây dựng được giá sàn mua cà phê nên những lời  hứa đảm bảo nông dân có lãi tối thiểu 30% khi họ thuyết phục Chính phủ ban hành  chính  sách,  cũng  chỉ  là  lời  hứa. Hệ  thống Ngân hàng Nông nghiệp  và Phát  triển  nông thôn là nơi duy nhất được Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay mua tạm trữ  cà phê có hỗ  trợ  lãi  suất 6%  từ ngân sách nhà nước nhưng  theo Ngân hàng Nông  nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Dak Lak, lượng vốn đã giải ngân cho vay  mua tạm trữ cà phê trên địa bàn tỉnh chỉ hơn 400 tỉ đồng, ứng với hơn 17.000 tấn.  Lâm Đồng là địa phương có diện tích cà phê lớn thứ hai trong nước, sau Đak Lak,  việc doanh nghiệp mua tạm trữ còn èo uột hơn cả Đak Lak. Chính vì thế chính sách  cho vay mua tạm trữ cà phê đã thất bại hoàn toàn. 39  Tóm lại, tuy là một cường quốc xuất khẩu nhưng cà phê Việt Nam không có  thương hiệu, thiếu một chỗ đứng ổn định trên thị trường thế giới, không có các hợp  đồng mua bán dài hạn, nên các tổ chức kinh doanh xuất khẩu không tiên liệu được  chính  xác nhu  cầu  của  thị  trường và  chiều hướng biến động giá… dẫn  tới  không  định hướng được sản xuất. Người sản xuất chỉ biết sản xuất, không biết được khả  năng  tiêu  thụ. Người kinh doanh đến mùa vụ chỉ biết  thu mua, không biết  sẽ bán  được bao nhiêu,với giá nào… ngành cà phê Việt Nam càng phát triển thì cà phê trên  thế giới càng bị dư thừa, hậu quả là cà phê Việt Nam phải bán phá giá, dẫn đến thua  lỗ cả người kinh doanh và người sản xuất. Tình trạng bị động về tiêu thụ, may rủi về  giá là đặc điểm cơ bản của sản xuất ­ kinh doanh ngành cà phê Việt Nam.  Chính vì vậy cần thiết phải nhanh chóng ứng dụng giao dịch giao sau cà phê  nhằm bình ổn giá cả và giảm thiểu rủi ro cho người nông dân trồng và doanh nghiệp  kinh doanh cà phê.  2.2. Khả năng ứng dụng hợp đồng giao sau vào giao dịch cà phê tại Việt Nam  2.2.1.  Học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước  §  Trung Quốc ­ phát triển sàn giao dịch hàng hóa với hạt nhân là các nhà  sản xuất:  Thực tế, ở các nước trong khu vực, mỗi sàn giao dịch hàng hóa thành công  thường gắn với một mặt hàng thuộc thế mạnh quốc gia như sàn Đại Liên – Trung  Quốc với đậu nành; sàn Bursa – Malaixia với dầu cọ; sàn Sicom với cao su… Với  các sàn giao dịch trong khu vực đã thành công, ở giai đoạn ban đầu, lực lượng hạt  nhân luôn là nhà sản xuất (có nhu cầu bảo hộ giá sản phẩm). Ở Trung Quốc đã từng  xảy ra việc bùng phát các sàn giao dịch hàng hóa nhưng lại chú trọng vào các nhà  đầu tư hàng hóa nhiều hơn, điều này giúp các sàn có khách hàng nhanh, nhưng phát  triển không bền vững. Số lượng các nhà đầu cơ quá lớn có thể gây nên tình trạng  mất  cân đối  cung  cầu,  thị  trường nóng  lạnh  đột ngột.  Sự phát  triển  quá  nóng  rồi  nguội lạnh có thể tạo ra dư luận xã hội không tốt, khiến sau này các nhà sản xuất có  nhu cầu bảo hiểm giá sản phẩm ngần ngại tham gia 40  §  Singapore – sàn giao dịch phải gắn với vùng nguyên liệu:  Trước Sicom, trên thế giới, cà phê đã được đưa lên một số sàn giao dịch. Nổi  tiếng và thành công trong số này có sàn Liffe (London) với cà phê Robusta và sàn  Nybot  (Mỹ)  với  cà  phê Arabica. Để  cạnh  tranh,  Sicom đã nỗ  lực  tạo  ra  hấp  dẫn  riêng. Đó là tổ chức cơ chế giao dịch phù hợp với nhiều đối tượng như giờ giao dịch  buổi sáng từ 10h – 12h, buổi chiều từ 16h – 23h (phù hợp với khách hàng châu Á và  châu Âu). Sicom còn nhấn mạnh tới yếu tố khu vực: các nhà sản xuất và các NĐT  tài chính giao dịch trên sàn Sicom sẽ sử dụng chuẩn chất lượng cà phê châu Á (theo  tiêu chuẩn chất lượng tại các cường quốc về cà phê như Việt Nam hay Indonesia).  Điều này khá hấp dẫn, vì chuẩn chất  lượng cà phê Robusta trên sàn Liffe cao hơn  chuẩn Việt Nam hay Indonesia. Ngoài ra, Sicom cho sàn liên thông với Liffe.  Thế nhưng, kể từ ngày khai trương, cà phê được giao dịch khá thưa thớt, với  số  lô  giao  dịch  đếm  trên  đầu  ngón  tay.  Sicom  không  thành  công  với  cà  phê  có  nguyên nhân khá đơn giản là Sicom không có lợi thế ở trung tâm các vùng nguyên  liệu của các quốc gia sản xuất cà phê lớn như Braxin, Việt Nam, Indonesia. Để thu  hút NĐT, Sicom cho phép khách hàng ở Việt Nam giao nhận thực hiện thông qua  việc xuất hóa đơn của các kho hàng trữ cà phê tại TP. HCM hoặc Singapore. Tuy  nhiên,  thực  tế việc xuất nhập, kiểm  tra hàng mất  thời gian đến hàng  tuần sau khi  hợp đồng đến hạn. Đây là điều không mấy thuận lợi nên các nhà sản xuất ngần ngại.  Trong khi đó, đối với NĐT tài chính, họ chưa tìm thấy ở Sicom điểm hấp dẫn hơn  so với sàn giao dịch cà phê Robusta London.  Năm  2008,  Việt  Nam  đã  thành  lập  Trung  tâm  giao  dịch  cà  phê  Buôn Ma  Thuột được đặt tại Đăk Lăk, nơi sản xuất ra 50% sản lượng cà phê của ngành cà phê  Việt Nam và giao dịch loại hàng hóa duy nhất là cà phê.  2.2.2.  Hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC)  BCEC là một tổ chức dịch vụ thương mại, nơi giao dịch, mua bán các loại cà  phê hạt khô (cà phê nhân) sản xuất tại Việt Nam, hoạt động theo phương thức đấu  giá tập trung và công khai gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao dịch mua bán 41  giao sau; hoạt động  theo nguyên  tắc  thành  viên, dưới  sự quản  lý của UBND  tỉnh  Đaklak. Theo đó BCEC vừa là thị trường sơ cấp vừa là thị trường thứ cấp:  ­  Thị trường sơ cấp: Là những giao dịch mua bán lần đầu, sản phẩm của người  sản xuất lần đầu tiên được đưa vào giao dịch (sản phẩm không xuất xứ từ hợp đồng  mua trước đó tại Trung tâm Giao dịch Cà phê BMT) hình thành hợp đồng nguyên  thuỷ.  ­  Thị  trường  thứ cấp  (dành  riêng cho giao dịch kỳ hạn): Là những giao dịch  mua bán  lại quyền mua  từ hợp đồng nguyên thuỷ  (bên mua bán  lại hợp đồng cho  người khác). Nghĩa là Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột phục vụ cho cả  người sản xuất và người kinh doanh, tiêu thụ.  Cơ cấu tổ chức của BCEC hiện nay:  Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của BCEC hiện nay  Các  tổ  chức  kinh doanh  trong nước muốn  trở  thành  thành viên  của BCEC  phải có vốn tự có ít nhất là 5 tỷ đồng, và có 3 năm liên tục gần nhất có số lượng cà  phê xuất khẩu, chế biến hoặc tiêu thụ ít nhất là 5.000 tấn/niên vụ.  Đối với các tổ chức môi giới phải có giấy phép hoạt động môi giới tài chính,  thương mại và có vốn điều lệ tối thiểu là 3 tỷ đồng, còn đối với các tổ chức môi giới 42  nước ngoài là 2 triệu USD. Các tổ chức, đơn vị không hội đủ các điều kiện để trở  thành thành viên nhưng muốn tham gia giao dịch tại Trung tâm phải được môi giới  thông qua một tổ chức thành viên.  Trung tâm có sàn giao dịch nên các tổ chức thành viên có thể giao dịch trực  tiếp tại sàn hoặc giao dịch qua mạng Internet. Thời gian giao dịch tại trung tâm là 5  phiên/tuần bắt đầu từ 19h30 đến 21h00 theo giờ giao dịch của thị trường Luân Đôn.  Sản phẩm cà phê đăng ký tham gia giao dịch tại trung tâm gồm 2 loại cà phê  chính là cà phê Arabica ký hiệu trong giao dịch là A và cà phê Robusta ký hiệu là  R. Mỗi loại cà phê được phân thành 6 thứ hạng từ hạng đặc biệt đến hạng 5 và loại  cà phê nhân xô (hỗn hợp).  BCEC có ba tổ chức ủy thác:  ­  Ngân hàng ủy thác thanh toán là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương  (TECHCOMBANK), thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho các hoạt động  giao dịch tại Trung tâm.  ­  Tổ chức uỷ thác kiểm định chất lượng sản phẩm là Chi nhánh Công ty Giám  định  hàng  hóa  nông  sản  xuất  khẩu  thuộc  Bộ  NN&PTNT  tại  Đaklak  (CafeControl) thực hiện việc kiểm định chất lượng, phẩm cấp, chủng loại cà  phê.  ­  Công ty An Giang ủy thác quản lý, kinh doanh kho với hệ thống kho bãi do  công ty Thái Hòa (công ty mẹ) đầu tư.  Để  làm  tốt  các  chức năng,  nhiệm vụ  trên  và nhằm  tạo  điều  kiện  thuận  lợi  nhất cho các các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê,  nhất  là đối với người  trực  tiếp  sản xuất cà phê, BCEC cùng với Techcombank và  doanh nghiệp quản lý kho triển khai hoạt động ký gửi hàng hóa, cung cấp dịch vụ  tín dụng, các dịch vụ kho bãi, các dịch vụ khác về kiểm định, gia công, chế biến,  giao nhận hàng hóa khi  khách hàng  có nhu  cầu,  với  hệ  thống gồm 04 kho và  01  xưởng chế biến ngay tại Trung tâm.  Khi  xây  dựng dự  thảo quy  chế giao  dịch, BCEC dự định  triển  khai cả hai  cách  thức giao dịch  là mua bán giao ngay và mua bán kỳ hạn. Tuy nhiên,  sau đó 43  BCEC chỉ chọn mua bán giao hàng thật để bảo đảm từng bước đi phù hợp với trình  độ mua bán cà phê của phần đông nông dân và doanh nghiệp hiện nay.  Với phương  thức mua bán này khiến BCEC giống một đại  lý  thu mua chứ  chưa hẳn đã trở thành một sàn giao dịch khi chưa có mua bán kỳ hạn, mà chỉ là mua  bán giao ngay. Khi giao dịch tại sàn người nông dân được hưởng khá nhiều lợi ích,  cụ thể như:  ­  Người nông dân có thể yên tâm khi gửi kho của sàn, không sợ vỡ nợ, rủi ro  như ký gửi cà phê ở đại lý như bao lâu nay.  ­  Người nông dân được hướng dẫn phân loại cà phê xô theo ba tiêu chuẩn dựa  trên kích cỡ hạt (có sàng đo kích cỡ để phân loại), đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhờ đó  bán thành phẩm được giá cao hơn nhiều so với bán xô tại đại lý.  ­  Cà phê ký gửi được kiểm định chất  lượng bởi công ty Cafecontrol, chỉ cần  30 phút sau khi nhập kho là có thể cho người gửi biết kết quả lô hàng nhập là bao  nhiêu phần trăm sàng 18 (cỡ hạt), sàng 16, sàng 13, độ ẩm, tỷ lệ hạt đen vỡ, tỷ lệ tạp  chất… đồng thời được cấp giấy chứng thư đã ký gửi  trong đó có chứng nhận tiêu  chuẩn cà phê của Cafecontrol. Người nông dân có thể dùng nó để bán, cầm cố vay  tiền n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_thi_truong_giao_sau_nham_phong_ngua_rui_ro_bien_dong_gia_ca_phe_tai_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan