Trong định hướng phát triển tổng thể kinh tế, xã hội đến năm 2010, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX xác định, với mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Chính vì vậy, Quảng Nam tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện công bằng xã hội và tập trung vào những định hướng cơ bản sau đây [6, tr.42- 69].
- Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trên thị trường huy động vốn để đề xuất Ngân hàng cấp trên cho phép áp dụng các mức lãi suất huy động phù hợp. Đồng thời luôn đề ra những thể lệ huy động vốn mới để thu hút khách hàng, bên cạnh đó thường xuyên quan tâm đến các chính sách khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, luôn tạo mọi tiện ích cho khách hàng. Từ đó qua các năm hoạt động, công tác huy động vốn đạt được những kết quả khả quan. Bình quân hằng năm, nguồn vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước trên 70%. Số liệu cụ thể tại biểu 2.3 và 2.4.
Biểu 2.3: Kết quả huy động vốn nội tệ từ năm 2003 đến năm 2005
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Thực hiện
2003
2004
2005
Số dư đến 31/12
T.lệ tăng so 2002
Tỷ trọng
Số dư đến 31/12
T.lệ tăng so 2003
Tỷ trọng
Số dư đến 31/12
T.lệ tăng so 2004
Tỷ trọng
1
Tiền gửi khách hàng
10.146
-
82
22.731
224%
95
44.083
193
88
- Tiền gửi thanh toán
2.678
-
21
9.533
335%
40
13.747
144
27
- Tiền gửi tiết kiệm
7.468
-
60
13.198
176%
55
27.963
211
34
Trong đó:
* Tiết kiệm có kỳ hạn
-
-
-
6.938
-
29
16.015
230
32
* Tiết kiệm bậc thang
7.320
-
59
6.247
26
11.887
190
23
2
Phát hành chứng từ có giá
2.200
-
18
997
-54%
0,04
5.483
549
11
- Chứng từ có giá ngắn hạn (<12 tháng)
1.519
-
12
460
-
0,01
9
-
-
- Chứng từ có giá dài hạn (>12 tháng)
681
-
0,05
537
-
0,02
5.139
956
10
Tr.đó: Trái phiếu
335
-
0,02
335
-
0,01
335
-
-
Tổng nguồn vốn huy động
12.346
174%
100
23.728
192%
100
49.556
208
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai từ 2003đến 2005)
Biểu 2.4: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn huy động
2003
2004
2005
Số dư cuối năm
Tỷ trọng
(%)
Số dư cuối năm
Tỷ trọng
(%)
Số dư cuối năm
Tỷ trọng
(%)
1. Tiền gửi không kỳ hạn
2.826
23
9.501
40
16.516
33,3
2. Tiền gửi có kỳ hạn
9.520
77
14.227
60
33.050
66,7
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
8.839
6.707
11.896
- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng
681
7.520
21.154
66
Tổng cộng
12.346
100
23.728
100
49.566
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai từ 2003 đến 2005),
Từ khi thành lập đến nay, nguồn vốn huy động tăng với tốc độ nhanh, năm 2003 tăng 174%, năm 2004 tăng 192%, năm 2005 tăng 208%. Đây là biểu hiện cho thấy tốc độ phát triển tại KKTM Chu Lai khá ổn định. Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá tăng nhanh, đây là thể thức huy động có lãi suất cao do vậy đã kích thích được khách hàng gởi tiền vào Ngân hàng.
Các loại tiết kiệm bặc thang và tiết kiệm có kỳ hạn tăng, giảm tương ứng, không làm ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn huy động.
Đặc biệt các khoản tiền gởi thanh toán, tiền gởi không kỳ hạn của khách hàng tăng ổn định và tốc độ tăng cao là kết quả tổng hợp từ hoạt động Ngân hàng như tín dung, thanh toán, và các dịch vụ khác đã tạo nhiều tiện ích để khách hàng gởi tiền vào để thanh toán mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Nhìn chung trong công tác huy động vốn đã đạt được kết quả khá tốt, từ đó chi nhánh bước đầu chủ động một phần nguồn vốn để đầu tư cho vay.
+ Huy động vốn ngoại tệ:
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cho phép Chi nhánh huy động ngoại tệ và kinh doanh ngoại hối từ khi thành lập đến nay.
Đây là nghiệp vụ mới với một chi nhánh mới được thành lập, nhưng 3 năm qua NHNo&PTNTKKTM Chu Lai đã thực hiện được khá t tốt, kết quả cụ thể qua các năm như sau:
* Huy động tiền gởi ngoại tệ. (Số dư đến cuối năm)
Năm 2003: 44.350 USD
Năm 2004: 142.333 USD
Năm 2005: 242.405 USD
* Kết quả về kinh doanh ngoại hối:
Doanh số mua vào qua các năm: 2003: 20.880USD; 2004: 156.719USD; 2005: 146.674USD.
Doanh số bán ra qua các năm 2003: 6.516USD; Năm 2004: 151.317USD; Năm 2005: 140.858USD.
Hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ, kinh doanh ngoại hối đã đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và đã góp phần tăng thêm doanh thu nghiệp vụ cho chi nhánh. Khi KKTM Chu Lai đi vào hoạt động mạnh thì đây là nghiệp vụ có vị trí rất quan trọng cho các hoạt động của Ngân hàng tại KKTM.
- Hoạt động cho vay:
+ Đối tượng và các hình thức cho vay.
Khách hàng vay vốn của NHNo&PTNTKKTM Chu Lai bao gồm các pháp nhân và cá nhân Việt Nam như: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự; Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp doanh và các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
NHNo&PTNT Chu Lai sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư, tiêu dùng, phục vụ đời sống, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động,… trừ các đối tượng mà pháp luật cấm.
Ngân hàng No&PTNT KKTM Chu Lai cho vay dưới nhiều hình thức đa dạng như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo dự án, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng.
+ Thị phần tín dụng của Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai:
Hiện nay tại KKTM Chu Lai đã có rất nhiều Ngân hàng cùng hoạt động như Ngân hàng ngoại thương Quảng Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng No&PTNT huyện Núi Thành. Mỗi Ngân hàng có một lợi thế riêng cụ thể như: thời gian ra đời hoạt động của chi nhánh, khách hàng truyền thống, mức độ đáp ứng các dịch vụ Ngân hàng, mức phân cấp của Ngân hàng cấp trên cho từng Chi nhánh của mình tại KKTM Chu Lai, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho yêu càu kinh doanh, mạng lưới chi nhánh cấp dưới, trình độ, năng lực của viên chức Ngân hàng...Đối với Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai tuy là một chi nhánh mới được thành lập được 3 năm nhưng trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh Ngân hàng cấp III để nâng cấp lên thành chi nhánh cấp II do vậy đã có tiền đề thuận lợi về nhiều mặt.
Từ khi được thành lập NHNo&PTNTKKTM Chu Lai, chi nhánh đã từng bước đẩy mạnh được các hoạt động kinh doanh có hiệu quả và chiếm được thị phần tín dung tương đối lớn tại KKTM Chu Lai và được hầu hết khách hàng tín nhiệm.
Biểu 2.5: Thị phần tín dụng các Ngân hàng tại KKTM Chu Lai
Đơn vi: tỷ đồng
Ngân hàng
Dư nợ cho vay
Tỷ trọng
(%)
Ghi chú
1/ NHNo&PTNTKKTM Chu Lai
88
29
2/Ngân hàng ngoại thương
122
40
3/ Ngân hàng Công thương
28
9
4/Ngân hàng đầu tư và Phát triển
24
8
5/NHNo&PTNT huyện Núi thành
42
14
Tổng cộng
304
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2005 các Ngân hàng thương mại tại KKTM Chu Lai).
Trong tổng dư nợ tín dụng đầu tư tại KKTM Chu Lai, Ngân hàng ngoại thương Quảng Nam có tỷ trọng chiếm 40% là do nguyên nhân Ngân hàng này chỉ đầu tư vào hai doanh nghiệp, nhưng là hai doanh nghiệp có dư nợ vay lớn. Đây là hai đơn vị có yêu cầu thanh toán quốc tế và mua ngoại tệ lớn và được các doanh nghiệp nước ngoài tín nhiệm trong thanh toán quốc tế tại các đại lý ở nước sở tại, do vậy các doanh nghiệp này yêu cầu phải thanh toán qua Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, từ đó hai doanh nghiệp này có quan hệ tín dụng với hệ thống Ngân hàng ngoại thương.
Riêng Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai là một Ngân hàng đã được hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại KKTM đến giao dịch và vay vốn, nhưng do tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp hiện nay là đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nên nhu câù vốn tín dụng chưa cao, đến giai đoạn hoàn thành đi vào hoạt động thì nhu cầu vốn tín dụng rất lớn và Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai sẽ là đơn vị có thị phần tín dụng tương đối lớn tại KKTM Chu Lai
+ Kết qủa cho vay tại KKTM Chu Lai qua các năm (2003 - 2005):
Biểu 2.6: Kết quả cho vay từ năm 2003 đến năm 2005
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tổng cộng
Trong đó
Tổng cộng
Trong đó
Tổng cộng
Trong đó
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
1. Doanh số cho vay
41.223
38.273
2.950
65.246
57.200
8.046
116.440
101.734
14.706
2. Doanh số thu nợ
28.714
27.945
769
45.896
44.335
1.561
80.838
75.489
5.349
3. Dư nợ cho vay đến cuối năm
33.028
29.866
3.162
52.378
42.731
9.647
87.980
68.976
19.004
- Trong đó nợ quá hạn
0
0
0
17
17
0
3
0
0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai các năm 2003 - 2004 -2005).
Biểu 2.7: Dư nợ cho vay phân theo theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn vốn huy động
2003
2004
2005
Số dư cuối năm
Tỷ trọng
(%)
Số dư cuối năm
Tỷ trọng
(%)
Số dư cuối năm
Tỷ trọng
(%)
1. Dư nợ ngắn hạn (dưới 12 tháng)
29.866
90
42.731
82
68.976
78
2. Dư nợ trung dài hạn (trên 12 tháng)
3.162
10
9.647
18
19.004
22
- Trong đó dư nợ, ADB và RDF2
1.616
1.631
-
3.335
-
Tổng cộng
33.028
100
52.378
100
87.980
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai các năm 2003 - 2004 -2005).
Biểu 2.8: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hợp tác xã, hộ SX
Tổng dư nợ
Số dư nợ cuối năm
Tỷ trọng
(%)
Số dư nợ cuối năm
Tỷ trọng
(%)
Số dư nợ cuối năm
Tỷ trọng
(%)
2003
0
3.059
9
29.969
91
33.028
2004
3.005
5
8.725
17
40.648
78
52.378
2005
8.600
10
25.833
29
53.547
61
87.980
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai các năm 2003 - 2004 -2005).
Tín dụng NHNo&PTNT KKTM Chu Lai bước đầu đã được sử dụng như là một đòn bẩy để phát triển kinh tế, nó có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung, đối với KKTM Chu Lai nói riêng. Vai trò đó được thể hiện:
Tín dụng của Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai đã có đóng góp tích cực vào việc tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động từ nông nghiệp chuyển vào làm việc tại KKTM Chu Lai, có thu nhập cao hơn thu nhập trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xoá đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống.
Qua thu hút lao động từ nông thôn ra các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh Quảng nam.
Đầu tư tín dụng đã góp phần tăng doanh thu cho các doanh nghiệp đồng thời tăng nguồn thu ngân sách tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá để tiêu dùng và xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Tín dụng Ngân hàngNo&PTNT Quảng Nam đối với KKTM Chu Lai đã góp phần mở rộng qui mô đầu tư vào sản xuất của các doanh nghiệp, từ đó có điều kiện thực hiện việc chuyển giao công nghệ mới cho sản xuất. Vì việc tăng cường nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đồng thời góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, chính từ việc đầu tư tín dụng này góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của những cơ sở đã được đầu tư:
Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai đã đầu tư vốn vào hầu hết các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất - kinh doanh tại KKTM Chu Lai, trong đó cụ thể như: Công ty thép Trường Thành, Công ty TNHH Thanh Hùng, Công ty cổ phần Trùng Dương, Công ty cổ phần du lịch Việt Ngữ, Công ty thức ăn Hoa Chen, Công ty đầu tư và phát triển Giao thông vận tải Tracodi, Công ty du lịch và đầu tư Quảng Nam, Công ty TNHH sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải....Hầu hết các doanh nghiệp được đầu tư vốn đang đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tổ chức sản xuất thử cho nên hiệu quả kinh tế hiện chưa có đánh giá cụ thể.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàngNo&PTNTKKTM Chu Lai:
Biểu 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
- Tổng thu
2.407
4.607
8.429
+ Thu về hoạt đông tín dụng
2.462
4.922
7.765
- Tổng chi phí
2.251
3.405
6.962
+ Quỹ thu nhập còn lại
156
1.201
1.332
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai các năm 2003 - 2004 -2005).
Qua ba năm hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNTKKTM Chu Lai đã có kết quả tài chính đảm bảo để hoạt động. Sau khi trừ đi chi phí, quỹ thu nhập còn lại được tính theo đơn gia tiền lương của Ngân hàng cấp trên giao đã đủ quỹ thu nhập để chi lương theo chế độ cho tất cả cán bộ viên chức trong đơn vị theo mức được nhận khoán.
2.2. Những hạn chế, và nguyên nhân của những hạn chế, trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam và Chi nhánh tại khu kinh tế mở Chu Lai
2.2.1. Những hạn chế, trong huy động vốn
Thứ nhất: Tuy Ngân hàng đã đề ra chiến lược huy động vốn nhưng thực sự chưa có hiệu quả, vì chưa có bộ phận chuyên trách về công tác huy động vốn, chưa tiến hành thường xuyên việc điều tra, nghiên cứu thị trường vốn ở địa phương, chưa nắm được những nguồn vốn hiện có trên địa bàn; do đó hoạt động tiếp thị về huy động vốn chưa tốt; Mạng lưới cán bộ làm công tác huy động vốn chưa thực sự sát dân.
Thứ hai: Ngân hàng là đơn vị kinh doanh nhưng thời gian giao dịch trong tuần chỉ có năm ngày hành chính, trong khi đó, hai ngày thứ bảy và chủ nhật nhu cầu về thanh toán, chi tiêu, mua sắm rất lớn nhưng không thể giao dịch được, trong khi đó các phương tiện thanh toán tự động như máy rút tiền ATM, thanh toán qua mạng, chưa được triển khai rộng rãi., từ đó một bộ phận tiền quay vòng ngoài Ngân hàng, rất lãng phí cho nền kinh tế.
Thứ ba: Loại tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn huy động, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn đến 13 tháng, loại tiền gởi có kỳ hạn trên 12 tháng chưa huy động được nhiều, cụ thể là đến cuối năm 2005 loại tiền gởi này chỉ chiếm tỷ trọng 42% trong tổng nguồn vốn huy động tai Chi nhánh NHNo&PTNTKKTM Chu Lai. Vì vậy nguồn vốn huy động để cho vay trung, dài hạn vẫn còn hạn chế, không đủ đáp ứng để cho vay.
Thứ tư: Các loại sản phẩm tiền gửi chưa được đa dạng, chưa tạo nhiều tiện ích cho khách hàng, chưa triển khai hình thức huy động vốn có kỳ hạn theo ngày với các mức lãi suất hợp lý, chưa có các loại tiền gởi bằng vàng trong khi đó hiện nay nhân dân ta vẫn còn một bộ phận rất lớn có tâm lý muốn sử dụng vàng để cất trữ và thanh toán với nhau.
Thứ năm: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chưa được xã hội hóa cũng như hệ thống hạ tầng phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh chưa tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng, chưa có dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tự động thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng, thực hiện huy động qua tài khoản ATM, thực hiện gửi một nơi, rút nhiều nơi... nhằm hấp dẫn khách hàng để có thể khai thác nguồn vốn trong dân cư một cách tối đa, từ đó một bộ phận rất lớn tiền nhàn rỗi trong xã hội chưa huy động được để phục vụ cho nền kinh tế.
Thứ sáu: Sự cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất huy động trên địa bàn đã có nhiều ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, trong khi đó chi nhánh chưa đưa ra được các mức lãi suất hấp dẫn và các biện pháp hỗ trợ đủ sức hấp dẫn người gửi tiền.
Thứ bảy: Quảng Nam là một tỉnh thuần nông, còn rất nghèo so với cả nước, thu nhập bình quân đầu người rất thấp, thu nhập của nhân dân chỉ đủ trang trãi cho các chi phí sinh hoạt hằng ngày, chưa có tích luỹ nhiều,vì vậy trong nhân dân không có tiền nhàn rỗi nhiều để gởi vào Ngân hàng.
2.2.2. Những hạn chế trong cho vay
Hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Quảng Nam và tại Chi nhánh KKTM Chu Lai trong những năm qua đạt được những kết quả nhất định, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất: Các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ cho yêu cầu sản xuất - kinh doanh các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế như giải toả mặt bằng chậm, điện, nước, cảng biển, sân bay, các phương tiện sinh hoạt khác tuy có đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng đủ điều kiện để cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả. Trong khi đó các hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có đủ điều kiện phục vụ cho các doanh nghiệp.
Thứ hai: Công tác thẩm định các dự án vay vốn còn nhiều bất cập.
Việc tiếp cận, thu thập thông tin và thẩm định dự án đầu tư, phương án vay vốn của nhân viên Ngân hàng còn hạn chế, nhất là trong kỹ năng thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, do vậy việc đánh giá được một dự án có hiệu quả để đầu tư rất khó, nếu làm không tốt dễ dẫn đến rủi ro trong cho vay. Tại Chi nhánh KKTM Chu Lai đa số cán bộ tín dụng có tuổi nghề trên hai mươi năm, vì vậy mặt được là có kinh nghiệm nhưng các kiến thức về tin học, ngoại ngữ, thẩm định dự án vay vốn chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Khả năng tư vấn và thẩm định các khoản cho vay trung, dài hạn và cho vay theo dự án còn hạn chế. Việc xác định thời hạn cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn. Cán bộ tín dụng còn gò ép thời hạn cho vay vốn, do đó khi đến hạn trả nợ người vay chưa kịp tiêu thụ sản phẩm hoặc ngược lại định thời hạn trả nợ dài thì người vay có xu hướng sử dụng vốn sai mục đích, do đó vốn tín dụng kém hiệu quả và là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.
Thứ ba: Những quy định khắt khe và phức tạp về điều kiện, thủ tục vay vốn của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam làm cho khách hàng khó tiếp cận các nguồn tín dụng của chi nhánh. Bên cạnh đó các văn bản, qui định về cho vay thay đổi liên tục, có những văn bản mới vừa ban hành chưa thực hiện đã có văn bản khác phủ định, gây cho khách hàng nhiều khó khăn trong việc nắm bắt, hiểu biết về nghiệp vụ Ngân hàng.
Hiện nay cả nước đang thực hiện cải cách hành chính, giao dịch một cửa nhưng vẫn còn rất nhiều nhiêu khê trong việc cấp các thủ tục kinh doanh, thủ tục thuê đất, sở hữu tài sản,...cho doanh nghiệp và nhân dân do vậy nhiều giao dịch với Ngân hàng bị kéo dài, gây nhiều thiệt hại cho Ngân hàng cũng như khách hàng.
Hình thức đảm bảo tiền vay hiện nay chủ yếu là thế chấp tài sản nhưng thủ tục đăng ký thế chấp còn nhiều rườm rà, đối với tài sản là bất động sản phải đăng ký cho từng lần vay do vậy khách hàng phải làm đị làm lại rất nhiều lần gây tốn kém cả thời gian và chi phí không cần thiết.
Thứ tư: Điều hành lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam chưa thông thoáng, chưa tạo điều kiện để cho cơ sở chủ động trong vận dụng mức lãi suất phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng, phù hợp với môi trường kinh doanh của từng chi nhánh. Mức lãi suất huy động và cho vay được thống nhất toàn ngành nhưng hệ thông Ngân hàng Nông nghiệp rộng khắp trên cả nước, mỗi chi nhánh hoạt động trong một môi trường khác nhau, do vậy mức lãi suất áp dụng như nhau là không hợp lý mà Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chưa có cơ chế điều hành linh hoạt hơn để hiệu quả kinh doanh được cao hơn.
Sự cạnh tranh không lành mạnh của các Ngân hàng thương mại trên điạ bàn về lãi suất, lôi kéo khách hàng lẫn nhau, đã gây ra nhiều khó khăn trong việc giữ những khách hàng truyền thống, kinh doanh có hiệu quả để hoạt động tín dụng được ổn định.
Thứ năm: Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng rất thuận lợi cho khách hàng trong vay vốn và thanh toán tiền hàng hóa lao vụ, nhưng hiện nay chưa được sử dụng phổ biến và nhiều trở ngại cho khách hàng cũng như Ngân hàng. Hiện nay phương thức cho vay chủ yếu là cho vay từng lần, do vậy rất tốn thời gian làm thủ tục vay vốn. Đây là hình thức cho vay rất thuận tiện cần phải nghiên cứu tạo mọi điều kiện thực hiện.
Nguồn vốn trung, dài hạn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, do vậy có nhiều ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu đầu tư của các doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, nhập các thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng, và đa dạng hóa sản phẩm.Trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai đến cuối năm 2005 thì dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 22%.
Thứ sáu: Do nguồn vốn huy động còn thấp, đặc biệt là ngoại tệ chưa tự cân đối để cho vay từ đó có những thời điểm Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai thẩm định được dự án có hiệu quả nhưng không có vốn để cho vay, ngược lại có những thời điểm có vốn nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp không có.
Thứ bảy: Hạn chế về rủi ro và xử lý rủi ro trong cho vay.
Từ những yếu kém trong hoạt động cho vay và yếu kém của doanh nghiệp cũng như cơ chế, chính sách làm cho chất lượng tín dụng kém, dễ dẫn đến rủi ro trong cho vay.
Các doanh nghiệp trong nước hầu hết có vốn tự có rất thấp, do vậy cơ cấu vốn vay của các Ngân hàng thương mại chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh, từ đó trong giá thành sản phẩm, lãi vay Ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao hơn những doanh nghiệp nước ngoài, đưa đến hiệu quả kinh doanh rất thấp. Đây là yếu tố làm cho đầu tư cho vay của Ngân hàng có tỷ lệ rủi ro cao. Đặc biệt khi nước ta gia nhập WTO sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Trình độ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó đặc biệt doanh nghiệp Nhà nước còn rất kém, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu qủa đã làm cho hiệu quả kinh doanh kém, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của tín dụng ngân hàng.
Tình trạng công nợ dây dưa kéo dài nhiều năm giữa các doanh nghiệp với nhau, nhất là giữa doanh nghiệp với Ngân sách nhà nước đã tạo nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và Ngân hàng.
Trong hoạt động kinh tế, các tranh chấp dân sự xãy ra liên tục, các hợp đồng tín dụng Ngân hàng khởi kiện cũng là việc xãy ra thường xuyên, nhưng các cơ quan thi hành pháp luật xử lý các tranh chấp quá chậm và đôi khi không hiệu quả làm cho các tranh chấp về hợp động tín dụng kéo dài, việc thu hồi vốn rất chậm, có trường hợp không thu hồi được vốn.
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng mặc dù đã hình thành khá đồng bộ và ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, hướng dẫn thi hành luật ở một số lĩnh vực còn thiếu và chưa kịp thời. Một số doanh nghiệp chưa thực sự tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, các cơ quan hành pháp trong nhiều trường hợp cũng chưa tuân thủ đúng pháp luật, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập: không những không thể hiện được tính chất vượt trội mà còn có nhiều mặt thể hiện sự tụt hậu hơn so với các quy định chung của pháp luật hiện hành và so với nhiều khu kinh tế khác trong cả nước. Cụ thể trên các lĩnh vực như:
KKTM Chu lai không còn thực hiện theo cơ chế được Chính Phủ quy định tạị quyết định 108/2003/QĐ-TTg mà thực hiện theo quy định chung của Luật ngân sách nên có nhiều khó khăn về nguồn thu cho phát triển KKTM Chu Lai.
KKTM Chu Lai vẫn còn trực thuộc tỉnh Quảng Nam về mặt kế hoạch và tài chính nên chưa chủ động trong việc lập và bố trí kế hoạch, đặc biệt trên lĩnh vực tài chính, hoạt động của KKTM Chu Lai như một đơn vị dự toán cơ sở.
Mặc dù KKTM Chu Lai được Chính phủ cho áp dụng nhiều chính sách ưu đãi nhưng trong thực tế kết quả đầu tư của nhà nước tại KKTM Chu Lai chưa được Chính phủ quan tâm đúng mức. KKTM Chu Lai chưa được là một hộ kế hoạch, một hộ Ngân sách để có đủ điều kiện hoạt đông theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Đến nay nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng còn quá ít, do vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng tuy được phê duyệt rất rất lớn nhưng thực tế hạ tầng xã hội như giao thông, điện, nước, các phương tiện khác phục vụ cho yêu cầu kinh doanh, sinh hoạt của các doanh nghiệp chưa đạt theo yêu cầu do vậy đã có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp vào khu kinh tế này, từ đó việc mở rộng dư nợ cho vay gặp nhiều khó khăn.
Ưu đãi về thuế, KKTM Chu Lai có nhiều lĩnh vực không được ưu đãi bằng các khu kinh tế khác như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẫu một số nguyên nhiên vật liệu.
Thủ tục đầu tư chưa chặt chẽ, chưa có quy định về trách nhiệm của nhà đầu tư khi được cấp phép đầu tư, nhất là trách nhiệm về tài chính nếu không thực hiện theo hợp đồng đã ký kết, từ đó tạo nhiều kẽ hở cho các nhà đầu tư đăng ký dự án nhưng không xúc tiến đầu tư.
Giải phóng mặt bằng tái định cư, ổn định việc làm cho ngườì dân còn nhiều khó khăn, phức tạp cho chủ đầu tư
Chưa coi trọng quy hoạch các khu tái định cư, và chưa đâù tư đúng mức cho việc xây dựng khu tái định cư
Chính sách ổn định việc làm cho người dân sau khi giải toả trắng chưa được thực hiện tốt.
Một số lĩnh vực trọng tâm có tính chất quyết định cho sự thành công của khu kinh tế mở như khu thương mại tự do, một số kết cấu hạ tầng thiết yếu như cảng biển, sân bay chưa thu hút được vốn đầu tư.
Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và còn nhiều yếu kém như, hạ tầng một số khu công nghiệp đang đầu tư chưa đồng bộ cả về mặt bằng, điện, nước và các yếu tố khác; hạ tầng xã hội chưa đảm bảo cho phát triển một khu kinh tế lớn, hiện tại chưa có trường đào tạo nghề có chất lượng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà đầu tư, Chưa có bệnh viện đáp ứng về quy mô và chất lượng khám và chữa bệnh phục vụ cho khu kinh tế mở.
Về cơ chế xuất nhâp khẩu chưa thật thông thoáng. KKTM Chu lai chỉ được xuất, nhập khẩu các mặt hàng mà pháp luật Việt Nam không cấm
Cơ chế về nhà ở và đất ở cho người nước ngoài tại khu kinh tế mở không có gì đặc biệt hơn so với các nơi k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan hoanchinh.doc
- bia.doc