Số liệu tại NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức qua các năm được thống kê cho thấy: Kết quả việc thực hiện chương trình này, một mặt, đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ hộ nghèo tại huyện từ năm 1995 là 45,64%, xuống còn 30,57% năm 2000 và còn 13% năm 2005 [32]. Mặt khác, vốn cho vay hộ nghèo với những điều kiện ưu đãi hơn đã giúp cho một bộ phận nhân dân không những thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả và tiến đến làm giàu. Chính điều đó, đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn Hiệp Đức ngày càng khởi sắc, cuộc sống nhân dân ổn định làm nền tảng vững chắc cho sự bình yên, trật tự xã hội tại địa phương.
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động, tư vấn về xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh đẻ có kế hoạch được đẩy mạnh; giảm tỷ suất sinh thô từ 1,88% xuống còn 1,58%, tỷlệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 30,8% xuống 20%, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,54% xuống còn 1,18%. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đạt kết quả tốt.
Sự nghiệp VHTT-TT, điện ảnh, truyền thanh-truyền hình được tăng cường đầu tư, và nâng cao chất lượng hoạt động. Phong trào VHVN-TDTT diễn ra sôi nổi đều khắp. 75% số xã có sân bóng đá; đa số thôn có sân bóng chuyền; 48/70 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. Mạng lưới phát thanh- truyền hình cơ bản được bố trí đều khắp các địa bàn dân cư.
Cuộc vận động đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng thôn văn hoá, đơn vị cơ sở có đời sống văn hoá tốt được đẩy mạnh đi vào chiều sâu. 90% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn đời sống văn hoá tốt, 72,5% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá 35,7% số thôn đạt tiêu chuẩn văn hoá, 57,1% số khu dân cư đạt chuẩn tiên tiến. Công tác bảo tồn bảo tàng các di tích lịch sử-văn hoá được chú trọng quản lý và tôn tạo. Riêng di tích khu căn cứ Phước Trà đang xúc tiến trùng tu theo dự án ATK.
Thực hiện chính sách xã hội, chăm sóc người có công, đã từng bước xã hội hoá. Cuộc vận động xoá nhà tạm cho đối tượng chính sách, xã hội được hưởng ứng rộng khắp và đạt kết quả tốt. Qua vận độngvà hỗ trợ từ ngân sách đầu tư hơn 2 tỷ đồng để sửa chữa, xây mới 485 nhà cho đối tượng chính sách và xã hội. Một số xã đã hoàn toàn xoá nhà tạm.
Các xã đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tập trung đầu tư. Các chương trình 134,135, trung tâm cụm xã, các chính sách về đất đai, trợ cước, trợ giá... được thực hiện tốt. Ngoài ra các phong trào đỡ đầu thôn nghèo, kết nghĩa xã nghèo được phát triển mạnh.
Thực hiện chương trình XĐGN, giải quyết việc làm với nhiều giải pháp đồng bộ, nhiều chương trình lồng ghép đạt kết quả tốt. Tỉ lệ hộ nghèo, quá nghèo từ 24,13% năm (2001) xuống còn 13% (tương đương với 42,41% theo tiêu chí mới) năm 2005.
Thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá-xã hội chưa mạnh. Các nguồn lực của xã hội, nhất là huy động nội lực trong nhân dân đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thực hành của học sinh còn bất cập. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các nơi. Nhiều trạm y tế chưa được nâng cấp, sửa chữa. Tệ nạn xã hội còn phức tạp. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá chưa mạnh. Chất lượng cuộc vận động phong trào văn hoá văn nghệ ở cơ sở thiếu vững chắc. Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao [7].
* Tác động của nhân tố này đến tín dụng NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức như sau:
Những thành quả đạt được trong lĩnh vực văn hoá xã hội của huyện trong những năm qua sẽ là tiền đề quan trọng cho sự ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Trên cơ sở ổn định đó, hoạt động tín dụng có được những điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng và đấy cũng là điều kiện quan trọng để tăng cường chất lượng tín dụng, giảm dần các khoản nợ xấu, nợ khê đọng trong thời gian đến của NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức.
2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hiệp Đức
Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã thật sự đi vào chiều sâu một cách bài bản. Vừa năng động theo cơ chế thị trường, tín dụng ngân hàng nông nghiệp cũng vừa bám sát các chủ trương của Đảng và các Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương để tiến hành đầu tư vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong huyện. Những kết quả đạt được trong những năm qua tại NHNo&PTNT huyện là đáng khích lệ và được thể hiện trên các mặt sau đây:
2.1.2.1. Về công tác huy động vốn
Vốn là yếu tố không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế vì nó là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (lao động, vốn, tư liệu sản xuất), càng đặc biệt đối với ngân hàng khi hoạt động đặc thù là "đi vay để cho vay" thì nguồn vốn huy động là vấn đề vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng, nó có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Nhận thức rõ vai trò to lớn của việc huy động vốn đó, NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã kết hợp và liên tục thực hiện nhiều giải pháp huy động vốn như: Tập trung mở rộng địa bàn giao dịch, đổi mới tác phong thái độ giao dịch, thay đổi phương thức hoạt động, sử dụng nhiều công cụ lãi suất huy động linh hoạt theo cơ chế thị trường, sao cho phù hợp với điều kiện huy động vốn tại địa phương nhằm đảm bảo khai thác tốt nhất các nguồn tiền tạm thời nhàn rổi trong dân cư, kể cả những nguồn tiền nhỏ, lẻ nhưng hợp lại thành số lượng lớn, mang tính ổn định cao.
Bảng 2.2: Kết quả huy động nguồn vốn qua các năm 2001-2005
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng nguồn vốn huy động
26.836
29.232
32.482
29.773
30.978
1. Theo loại tiền
- Việt Nam Đồng
26.836
29.232
32.482
29.773
30.978
Tỷ trọng (%)
100
100
100
100
100
2. Theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn
21.724
22.459
25.590
22.695
21.738
Tỷ trọng (%)
80,9
76,8
78,7
76,2
70,1
- Có kỳ hạn
5.111
6.773
6.892
7.078
9.240
Tỷ trọng (%)
19,1
23,2
21,3
23,8
29,9
3. Theo đối tượng kh/hàng
- Tiền gửi của dân cư
5.113
6.775
6.901
7.080
9.243
Tỷ trọng (%)
19,1
23,2
21,2
23,8
29,8
- Tiền gửi của TCKT
3.426
2.926
8.215
6.812
8.239
Tỷ trọng (%)
12,7
10,0
25,3
22,9
26,6
- Tiền gửi kho bạcNhà nước và TCTD
18.296
19.531
17.366
15.881
13.496
Tỷ trọng (%)
68,2
67,8
53,5
55,3
43,6
*Tăng trưởng nguồn vốn %
146,2
108,9
111,1
91,7
104,1
* Tăng trưởng nguồn vốn
so với năm 1999
326,2
355,4
394,9
361,9
376,6
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của NHNo&PTNT Hiệp Đức.
Trong những năm 2000, nguồn vốn huy động và quản lý tại NHNo&PTNT Hiệp Đức liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Nếu cuối năm 1999, nguồn vốn huy động này chỉ có: 8.226 triệu đồng, với bình quân 1 cán bộ của ngân hàng là 1.028 triệu đồng. Nhưng đến năm 2001, có số dư là 29.232 triệu đồng và cuối năm 2005 là 30.978 triệu đồng tăng gấp 3,76 lần so với năm 1999, bình quân mỗi cán bộ ngân hàng lên tới 2.923 triệu đồng.
Về cơ bản, công tác huy động vốn từ năm 2000 đến 2005 đã có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả đạt được rất khả quan, số dư nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh và đạt mức khá cao, chính điều này đã tăng cường mạnh mẽ cho tiềm lực về nguồn vốn tín dụng tại chỗ để đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Hiệp Đức.
Tại biểu phân tích trên ta có thể thấy một cách cụ thể về tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện như sau: đến cuối năm 2005 số dư của tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp huyện là 30.978 triệu đồng, tăng cao so năm 2001 là 1,15 lần.
Sơ đồ 2.1: Nguồn vốn huy động qua các năm 2001-2005
Cơ cấu nguồn vốn huy động ngày càng tăng dần, nhất là tỉ trọng huy động tiền gửi dân cư liên tục tăng trưởng qua các năm. Tỉ trọng này cuối năm 2005 đạt 29,8% trên tổng nguồn vốn so với năm 2000 chỉ chiếm 19,6% thì là một kết quả vô cùng phấn khởi [21].
2.1.2.2.Về cho vay, dư nợ
NHNo&PTNT Hiệp Đức là ngân hàng chủ lực kinh doanh và phục vụ vốn tiền tệ trên địa bàn huyện Hiệp Đức, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là hộ sản xuất hoạt động trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ. Nhiều năm qua, NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã luôn xác định thị trường truyền thống và chủ yếu của mình là nông nghiệp, nông thôn mà đối tượng khách hàng chính là nông dân, thật sự là người bạn đường đáng tin cậy của nông dân. Trên quan điểm đó, NHNo&PTNT Hiệp Đức cũng đã tiến hành chọn lọc đối tượng đầu tư tín dụng trên cơ sở phân loại, xếp loại khách hàng để thực hiện đầu tư tập trung, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đồng thời với phương thức tiếp cận đó, ngân hàng huyện Hiệp Đức luôn chủ động đưa ra các sản phẩm tín dụng mới, đa dạng cho các đối tượng vay: vừa mở rộng diện cho vay, tăng suất đầu tư, lại vừa mở rộng việc cho vay đời sống, cho vay xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, cho vay phát triển vùng nguyên liệu, tiếp cận với các thành phần kinh tế để đặt quan hệ và mở rộng tín dụng.
Đồng thời, thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng một cách hợp lý phù hợp với nguồn vốn huy động tại chỗ, với nguồn vốn điều hoà của Ngành, nguồn vốn uỷ thác đầu tư, để mở rộng đầu tư tăng trưởng tín dụng cho các đối tượng và thành phần kinh tế trong huyện. Dư nợ tín dụng hàng năm có tốc độ tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay ngày càng tăng dần một cách vững chắc.
Số liệu dư nợ đến cuối các năm 2000 là 4.503 triệu đồng, năm 2001 là 5.701 triệu đồng, năm 2002 là 8.130 triệu đồng, năm 2003 là 10.082 triệu đồng, năm 2004 là 12.202 triệu đồng và năm 2005 là 16.184 triệu đồng. Nếu lấy năm 2001 làm gốc so sánh, thì năm 2005 số dư nợ này đã tăng lên gấp 2,84 lần. Khối lượng tín dụng đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội tại huyện hàng năm đều đạt tốc độ tăng khá là do: NHNo&PTNT Hiệp Đức đã bám sát Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trên cơ sở đó mà từng bước thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực tín dụng. Tập trung vốn cho vay các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn như: đầu tư phát triển vùng nguyên liệu (mía, sắn, dứa), sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, đặc biệt là đầu tư mạnh vào phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn.. Nhờ vậy mà tỉ trọng đầu tư tín dụng trung, dài hạn đã tăng lên đáng kể.
Dư nợ trung hạn cuối năm 2001 là 1.023 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,95% trên tổng dư nợ thì đến cuối năm 2005 đã là 6.249 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38,61% trên tổng dư nợ, tăng so với năm 2001 là 5.226 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 610,85 %, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 272,54%. Tín dụng ngắn hạn cũng tăng trưởng ở mức độ cao, bình quân hàng năm trong thời kỳ 2000-2005 tăng 118,42%. Vốn tín dụng ngắn hạn tăng chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà trực tiếp là hộ sản xuất, chiếm tỷ trọng 88,88 % tổng dư nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2005. Dư nợ trong doanh nghiệp Nhà nước đến cuối 2005 là 1.000 triệu đồng, tăng 645 triệu đồng so với cuối năm 2002. Dư nợ doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng khá cuối năm 2005 đạt số dư 800 triệu đồng. Trong khi đó dư nợ kinh tế hộ gia đình, hộ sản xuất tăng trưởng bình quân hàng năm là 126,02% đã đưa dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình từ 5.701 triệu đồng năm 2001 lên 14.384 triệu đồng vào cuối năm 2005, tăng 8.683 triệu đồng so năm 2001, chiếm tỷ trọng 88,88% tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Hiệp Đức vào cuối năm 2005. Kinh tế hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, các hộ kinh tế được cá thể được khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và làm giàu cho chính bản thân gia đình họ, thì nhu cầu về vốn trong nông nghiệp, nông thôn ngày càng trở thành vấn đề cấp bách của kinh tế hộ. Đặc biệt là sau khi Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra đời thì vai trò của vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp càng trở nên vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết đối với việc phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay phát triển KT-XH qua các năm 2001-2005
ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng dư nợ
5.701
8.130
10.082
12.002
16.184
1. Dư nợ theo thời hạn
cho vay
- Dư nợ ngắn hạn
4.678
6.204
8.148
9.010
9.935
Tỷ trọng (%)
82,05
76,31
80,81
75,07
61,39
- Dư nợ trung - dài hạn
1.023
1.926
1.934
2.992
6.249
Tỷ trọng (%)
17,95
23,69
19,18
24,93
38,61
2. Dư nợ theo TP kinh tế
- Doanh nghiệp Nhà nước
0
355
260
460
1.000
Tỷ trọng (%)
-
4,37
2,57
3,83
6,18
- Doanh nghiệp ngoài QD
0
0
151
250
800
Tỷ trọng (%)
-
-
1,50
2,08
4,94
- Hộ sản xuất
5.701
7.775
9.671
11.292
14.384
Tỷ trọng (%)
100,00
95,63
95,93
94,09
88,88
- Kinh tế tập thể (HTX)
0
0
0
0
0
Tỷ trọng (%)
-
-
-
-
-
* Tăng trưởng dư nợ %
126,60
142,60
124,01
119,04
134,84
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của NHNo&PTNT Hiệp Đức
Sơ đồ 2.2: Dư nợ tại NHNo&PTNT Hiệp Đức qua các năm 2001- 2005
Bắt đầu từ năm 2000, NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã triển khai cho vay tiêu dùng, với mục tiêu hướng đến đối tượng đời sống, phục vụ trực tiếp cho một số lượng lớn cán bộ công nhân viên chức đang công tác trên địa bàn huyện. Việc triển khai cho vay mảng tín dụng này đã đạt thành công ngoài mong đợi, chương trình này được các cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn huyện ủng hộ và hưỏng ứng nhiệt liệt, chính việc thực hiện mảng tín dụng này mà đến nay đã góp phần giúp cho phần lớn cán bộ công nhân viên huyện nhà có đủ điều kiện tài chính để mua sắm tư liệu sinh hoạt (như xe máy, tivi, vi tính,...), sửa chữa nhà cửa, v.v... Dư nợ cho vay lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng nhanh, số dư ổn định qua hàng năm, từ năm 2000 đến nay NHNo&PTNT Hiệp Đức đã cho vay mua sắm: hơn 300 xe máy, 56 tivi, 16 dàn vi tính, 32 trường hợp sửa chữa nhà ở, với tổng dư nợ về đối tượng cho vay này, đến cuối 2005 là: 3.028 triệu đồng. Chiếm tỉ lệ 18,71% trong tổng dư nợ.
Ngoài ra, việc cho vay xuất khẩu lao động tại địa phương cũng đã được quan tâm, tuy bước đầu còn số dư nợ còn khiêm tốn, tính đến 31/12/2005 tổng số dư về cho vay lao động xuất khẩu chỉ có: 275 triệu đồng, với 14 trường hợp vay vốn, nhưng về ý nghĩa xã hội của việc đầu tư tín dụng cho lao động xuất khẩu của địa phương là không hề nhỏ. Nhân dân thì phấn khởi, chính quyền và cơ quan chức năng liên quan yên tâm hoạch định chính sách lao động xuất khẩu trong tương lai gần để đem ngoại tệ về đầu tư xây dựng quê hương [21].
Hoạt động tín dụng thời kỳ (2001 đến 2005), có bước chuyển biến tích cực, tín dụng ngày càng đa dạng hoá, phục vụ nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Tư duy trong hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng đã được đổi mới, tư tưởng kinh doanh đơn thuần vì lợi ích trước mắt được xoá bỏ dần, thay vào đó là nhận thức lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu kinh doanh, vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp đã từng bước chuyển hướng mạnh đầu tư vào các lĩnh vực như: cho vay phát triển các loại hình kinh tế: trang trại, cải tạo vườn tạp, trồng rừng kinh tế, phát triển vùng nguyên liệu... và cho vay phục vụ trực tiếp các nhu cầu sinh hoạt như cho vay đời sống, cho vay tiêu dùng...
Với chức năng đặc biệt của mình và với sự năng động đổi mới trong cơ chế thị trường, tín dụng ngân hàng nông nghiệp tại Hiệp Đức trong giai đoạn này đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Lượng đầu tư tín dụng ngân hàng tăng trưởng cao ở giai đoạn này đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện nhà theo Nghị quyết đại hội huyện đảng bộ lần thứ V đã đề ra.
2.1.2.3. Chất lượng hoạt động tín dụng
Hoạt động của NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức chủ yếu là đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế ở lĩnh vực nông nghiệp, trên thị trường khu vực nông thôn miền núi, đối tượng đầu tư chủ yếu là cơ thể sống thường xuyên chịu tác động của môi trường tự nhiên như: thời tiết, khí hậu... và chính đặc thù này đã làm cho hoạt động của tín dụng ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro bất thường. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan về cơ chế chính sách còn có nhiều vấn đề bất cập ở từng thời kỳ đã tác động bất lợi tới sản xuất kinh doanh, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của tín dụng NHNo&PTNT huyện.
Bảng 2.4: Nợ quá hạn qua các năm 2001-2005
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1.Tổng dư nợ quá hạn
231
230
254
236
241
-Tr đó: NQH khó đòi
228
227
226
224
110
2. Tỷ lệ nợ quá hạn
- So với tổng dư nợ
4,05
2,82
2,52
1,97
1,49
- NQH khó đòi chiếm trong tổng dư nợ QH
98,70
98,69
88,97
94,91
45,64
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của NHNo&PTNT Hiệp Đức.
Kể từ năm 2001 đến nay, bằng nhiều giải pháp tích cực nợ xấu phát sinh tại NHNo&PTNT Hiệp Đức đã được khống chế tốt, song vấn đề nợ quá hạn chưa phải đã yên tâm, bên trong vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn hiện tượng trồi sụt về tỉ lệ quá hạn nói lên xu hướng tiềm ẩn những rủi ro khó lường, số liệu thống kê về nợ quá hạn sau đây sẽ cho thấy được điều đó:
Nhằm mục đích để hoạt động của tín dụng ngân hàng ngày càng hiệu quả với mục tiêu vừa tăng trưởng nhanh, vững chắc về khối lượng tín dụng, vừa củng cố, nâng cao chất lượng phục vụ vốn đầu tư. Trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng như: sắp xếp phân loại khách hàng vay vốn, thẩm định kỷ càng dự án trước khi đầu tư, tăng cường khâu thực hiện kiểm tra trong và sau khi cho vay... Nhờ vậy mà đến cuối 31/12/2005 chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Hiệp Đức đã được cải thiện và từng bước nâng lên [21].
2.1.2.4. Về thực hiện cho vay vốn theo các chương trình uỷ thác của Chính phủ
Cho đến nay, tín dụng ngân hàng nông nghiệp vẫn là công cụ vô cùng đắc lực và hết sức hữu hiệu để Đảng và Nhà nước ta thực hiện các chính sách về hỗ trợ và giúp đỡ nông dân, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng chính sách trong chiến lược chung về phát triển nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn.
Tại NHNo&PTNT Hiệp Đức, tính từ trước đến nay, lượng cho vay bằng vốn uỷ thác của Chính phủ thông qua các chương trình mục tiêu đã được thực hiện với khối lượng tương đối lớn so với quy mô của huyện. Hầu hết các chương trình cho vay uỷ thác của Chính phủ thông qua tín dụng ngân hàng nông nghiệp đều đem lại nhiều kết quả khả quan. Cụ thể:
* Chương trình cho vay khắc phục thiên tai:
Chương trình này thực hiện chủ yếu trong các năm 1998, 1999, 2000 và kéo dài cho đến năm 2005, mục đích cho vay của chương trình này là để hỗ trợ cho nông dân khắc phục một phần thiệt hại do thiên tai về hạn hán 1997, bão lụt 1998, bão lụt 1999 gây ra. Tổng nguồn vốn mà NHNo&PTNT Hiệp Đức được Chính phủ uỷ thác cho vay ở chương trình này là: 2.999 triệu đồng. Bằng cách thông qua sự xác nhận của UBND xã, nguồn vốn này đã được NHNo&PTNT huyện trực tiếp cho vay đến hơn 1.000 hộ nông dân, giúp họ vượt qua khó khăn do thiên tai gây ra, từ đó nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống [21].
Kết quả thực hiện của chương trình cho vay này đã giúp hàng ngàn hộ nông dân tại Hiệp Đức khắc phục được bớt một phần thiệt hại do thiên tai bão lũ xảy ra trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời giúp nhân dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, đi vào sản xuất và quan trọng nhất là có một nguồn vốn tín dụng hết sức đặc biệt (giá rẻ, thời hạn dài) để người nông dân có điều kiện về tài chính mà khôi phục lại và phát triển sản xuất.
* Chương trình cho vay hộ nghèo:
Chương trình này được NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức bắt đầu thực hiện từ năm 1994 và đến năm 2004 thì bàn giao lại cho Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Đức đảm trách.
Bảng 2.5: Kết quả cho vay hộ nghèo qua các năm 1999-2004
ĐVT: Triệu đồng, Hộ
Năm
Doanh số cho vay
Số lượt hộ nghèo được vay vốn
1999
353
137
2000
844
211
2001
1.460
324
2002
1.692
386
2003
1.886
403
2004
578
82
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của NHNo&PTNT Hiệp Đức.
Trong thời gian cho vay nguồn vốn chỉ định này, NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã giải ngân cho hàng ngàn hộ nghèo vay vốn với hàng chục tỷ đồng. Chỉ tính riêng từ năm 1999 trở lại đây, NHNo&PTNT huyện đã tiến hành giải quyết cho vay tổng số vốn hơn 6.813 triệu đồng, với hơn 1.543 lượt hộ nghèo tại huyện được vay vốn [21].
Số liệu tại NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức qua các năm được thống kê cho thấy: Kết quả việc thực hiện chương trình này, một mặt, đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ hộ nghèo tại huyện từ năm 1995 là 45,64%, xuống còn 30,57% năm 2000 và còn 13% năm 2005 [32]. Mặt khác, vốn cho vay hộ nghèo với những điều kiện ưu đãi hơn đã giúp cho một bộ phận nhân dân không những thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả và tiến đến làm giàu. Chính điều đó, đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn Hiệp Đức ngày càng khởi sắc, cuộc sống nhân dân ổn định làm nền tảng vững chắc cho sự bình yên, trật tự xã hội tại địa phương.
Từ nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, các chương trình mục tiêu được cho vay thông qua NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã khẳng định rõ vai trò của tín dụng ngân hàng nông nghiệp trên việc tác động đến sự thay đổi đời sống kinh tế-xã hội tại địa phương.
Có thể nói rằng những kết quả động kinh doanh nói trên của tín dụng ngân hàng nông nghiệp huyện Hiệp Đức, đã góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó thành tích đáng ghi nhận nhất là phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở một huyện miền núi, thuần nông, còn kém phát triển như Hiệp Đức và sự phát triển của chính bản thân NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức trong những năm qua. Sự thành tựu đó thể hiện trên các mặt sau đây:
Một là, hiệu quả đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Hiệp Đức.
Đồng vốn tín dụng đã thực sự là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất tận dụng mọi tiềm năng về lao động, đất đai, và vốn trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, vốn tín dụng là nguồn hỗ trợ đắc lực tạo điều kiện cho các hộ sản xuất mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong việc phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Hoạt động tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất biết kết hợp một cách hài hoà giữa các yếu tố lao động, đất đai, khai thác và sử dụng hiệu quả sức lao động nông nhàn trong nông thôn, trong lúc giáp hạt tạo thêm công ăn việc làm mới góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, kích thích sáng kiến, sáng tạo trong lao động, thúc đẩy sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao cho xã hội, từ đó tạo thêm thu nhập chính đáng cho người dân.
Với tư cách là công cụ tập trung vốn và tích luỹ, tín dụng ngân hàng góp phần tạo điều kiện cho hộ nông dân tập trung tư liệu sản xuất, mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm đưa giống mới vào sản xuất vì mục tiêu của là tăng nhanh số lượng, cải thiện chất lượng nông sản hàng hoá tại chỗ, cung ứng ra thị trường trong nước, thị trường ngoài nước. Để từ đó nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi góp phần đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.
Vốn tín dụng ngân hàng đã thực hiện tốt việc gắn kết quá trình sản xuất và chế biến, liên kết và đồng thuận “bốn nhà” để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá nông sản, tăng giá trị thu nhập cho người lao động và tăng giá trị xuất khẩu.
Hoạt động tín dụng ngân hàng không những chỉ nhằm mục đích hỗ trợ vốn mà còn tạo nên những tiền đề để phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội trong nông thôn, phát triển mạnh mẽ các ngành nghề truyền thống, xây dựng những cơ sở công nghiệp nông thôn, phá vỡ cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu tạo điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu tiền tệ giữa nước ta và các nước khác nhau trên thế giới và trong khu vực.
Hoạt động tín dụng ngân hàng còn tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế cùng bình đẳng để phát triển, góp phần vào việc hình thành, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tín dụng ngân hàng không chỉ đơn thuần phục vụ phát triển kinh tế mà còn mang lại hiệu quả xã hội đích thực, đó là: góp phần nâng cao dân trí, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện môi trường sống, và nhất là thực hiện tốt các chính sách xã hội của đảng và Nhà nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tín dụng ngân hàng nông nghiệp huyện Hiệp Đức phát huy tốt tác dụng đã góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân trong huyện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hiệp Đức theo tinh thần Nghị quyết huyện đảng bộ lần thứ V đã đề ra.
Hai là, hiệu quả đối với bản thân NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức.
Với phương châm “đi vay để cho vay” được hình thành từ tư duy đổi mới trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã hoà chung vào xu thế thích ứng với việc chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, cũng có nghĩa là nhiệm vụ của tín dụng ngân hàng phải thực hiện cho được cơ chế chênh lệch lãi suất thực dương, chính điều đó buộc NHNo&PTNT Hiệp Đức phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, phải tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư tín dụng vào các dự án, đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức từ năm 2000 đã tăng dần và kết dư lãi hàng năm.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh, ổn định, năm 2000 nguồn vốn huy động đạt 18.350 triệu đồng, thì đến 31/12/2005 đã đạt được 30.987 triệu đồng, tăng 1,68 lần đã đáp ứng 100% tổng dư nợ cho vay tại địa phương, ngoài ra còn dư có nguồn vốn để điều hoà cho các NHNo&PTNT bạn.
Đầu tư tín dụng ngày càng được tăng trưởng và mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, nâng dần tỉ trọng cho vay trung, dài hạn trong kết cấu dư nợ, để trên cơ sở đó tăng cường trang bị máy móc, đổi mới trang th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV chinh thuc.doc